WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hungary: Tên đường phố ‘có yếu tố cộng sản’ sẽ bị cấm?

Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua, theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế độc tài, nhất là độc tài cộng sản.

Đáng chú ý là trong nhóm nghị sĩ nói trên, có bà Wittner Mária, từng bị kết án tử hình rồi đổi thành chung thân vì tham gia biến cố 1956, được coi là một “tượng đài” của phe cực hữu Hungary, người cho đến giờ vẫn giữ quan niệm chống Cộng hết sức quyết liệt. (*)

Dự luật cho rằng tại Hungary, cả dân chúng lẫn truyền thông ngày càng có nhu cầu và đòi hỏi cho sự thay đổi đó. Cụ thể, nhóm dân biểu muốn cấm mọi tên đường, phố có nguồn gốc từ tên những người “từng đóng vai trò lãnh đạo trong sự hình thành, kiến thiết hoặc duy trì các chính thể độc tài của thế kỷ 20”, hoặc từ tên tổ chức, khái niệm “có mối quan hệ trực tiếp với các chính thể độc tài thế kỷ 20”.

Tuy nhiên, ở phần lý giải dự luật, các nghị sĩ cho thấy, họ chủ yếu nhằm vào việc bài trừ những “tàn dư”, ký ức của những thể chế độc tài cánh tả. Đề xuất không chỉ chủ trương thay đổi tên đường, phố có “hơi hướng” cộng sản, mà rộng hơn thế nhiều, nó muốn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã hội và cơ quan ngôn luận cũng không được mang những tên “có yếu tố cộng sản”.

Chưa rõ phạm vi ảnh hưởng của dự luật cụ thể đến đâu, nhưng căn cứ một danh mục đi kèm, có thể thấy nhóm dân biểu cầm quyền muốn “bài trừ” tên tuổi các lãnh tụ cộng sản quốc tế và trong nước (Lenin, Marx, Engels, Szamuely Tibor, Kun Béla, Münnich Ferenc, Ságvári Endre…), cũng như các khái niệm liên quan tới nền độc tài cộng sản kiểu Stalinist (Sao Đỏ, Giải Phóng, Quân đội Nhân dân, Hồng Quân, Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Xô-viết, Mặt trận Nhân dân, Mùng 7 tháng 11, v.v…).

Theo dự luật trên, chính quyền tự quản địa phương cũng có thể quyết định đổi tên đường, phố – trước nay cũng đã có nhiều thử nghiệm theo hướng này, nhưng đều thất bại vì việc thay đổi địa chỉ trong giấy tờ khiến cư dân và doanh nghiệp phải trả một khoản phí đáng kể. Do đó, các dân biểu đề nghị đạo luật mới cho phép việc đổi các giấy tờ có liên quan (hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe, giấy chứng nhận kinh doanh…) sẽ được miễn phí.

Hiện tại, một số chính khách địa phương còn muốn thay đổi những đường phố mang tên các nhà văn, văn nghệ sĩ, nhân sĩ cánh tả, trong số đó có những nhân vật nổi tiếng như Lukács György (người sáng lập trường phái mỹ học mang tên ông), hay Pablo Neruda (nhà thơ cộng sản Chile, Giải Nobel Văn chương 1971), Váci Mihály (nhà thơ, dịch giả cánh tả Hungary, mất ở Hà Nội trong chuyến thăm Bắc Việt Nam năm 1970), v.v…

Trong những diễn biến có liên quan, Quốc hội Hungary cũng vừa thông qua một đạo luật cho phép cắt khoản trợ cấp hưu trí đối với những yếu nhân của thế chế cộng sản trước năm 1990, bị coi là có hoạt động đi ngược lại hệ giá trị dân chủ. Được biết, con số những người chịu ảnh hưởng trong vụ này lên tới hàng ngàn.

Ngoài ra, một đạo luật khác cũng đã được phê chuẩn, theo đó, nếu trong tương lai Hungary vẫn bị Tòa án Nhân quyền Châu Âu xử thua trong các vụ kiện liên quan tới ngôi sao đỏ (như một biểu tượng đọc tài toàn trị bị cấm ở nước này), thì Nhà nước Hung sẽ bồi thường cho nguyên đơn từ nguồn ngân sách dành cho hoạt động của các chính đảng.

(*) Bà Wittner Mária còn được biết đến như dân biểu nghèo nhất của Hungary: về hưu mất sức từ năm 1980, trong bản khai thu nhập năm 2010, bà không sở hữu nhà cửa, không có tài sản gì đáng giá và ngoài lương nghị sĩ ra, bà cũng hoàn toàn không có khoản thu nhập nào khác.

Nguồn: Trần Lê/ index.hu/ Nhịp Cầu Thế Giới

19 Phản hồi cho “Hungary: Tên đường phố ‘có yếu tố cộng sản’ sẽ bị cấm?”

  1. vân says:

    Hệ thống các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài

    1. Trung Quốc:
    - Nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13 và 13/1) đường Văn Minh, TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

    - Khách sạn Nam Dương (gần núi Ngư Phong, đối diện đại lộ Liễu Thạch) TP Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở từ tháng 12/1943 đến tháng 8/1944.

    - Khách sạn Lạc Quần ở TP Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.

    - Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây.

    - Văn phòng Bát Lộ Quân, số 96 đường Trung Sơn Bắc, TP Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. (Tại đây có phòng trưng bày một số ảnh và hiện vật của Bác).

    2. Thái Lan:

    - Nhà trưng bày Chủ tịch Hồ Chí Minh và Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Bản Mạy, huyện Mương, tỉnh Kakhonphanom.

    - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Di tích Trại Cưa) tại tỉnh Uđon Thani.

    3. Singapore:
    Bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bên bờ sông Singapore.

    4. Philippines:

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại cơ sở Los Banos của Trường Đại học Bách khoa Laguna.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên ASEAN- Thủ đô Manila.

    5. Ấn Độ:

    - Đại lộ Hồ Chí Minh ở TP Calcutta.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Calcutta.

    6. Mông Cổ:

    Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại Trường Trung học Hồ Chí Minh, số 14 Thủ đô Ulanbato.

    7. Cộng hòa Liên bang Nga:
    - Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh tại Thủ đô Moscow.

    - Biển di tích ghi dấu nơi Hồ Chí Minh đã làm việc tại số 1, đường Vozidvigiena, Thủ đô Moscow.

    - Đại lộ và Tượng đài Hồ Chí Minh tại TP Ulianốpxcơ.

    - Biển lưu niệm ghi dấu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP cảng Vlađivôxtốc.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Peterburg.

    8. Ukraine:
    Trường Phổ thông Hồ Chí Minh tại TP Kiev.

    9. Pháp:

    - Biển di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn tại địa điểm nhà số 9, ngõ Compoint, Quận 17, Thủ đô Paris.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên Montreuil.

    10. Anh:

    - Biển di tích gắn ở khách sạn Carleton, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thuê kiếm sống và hoạt động cuối năm 1913 (nay là trụ sở của Đại sứ quán New Zealand, trung tâm Thủ đô London).

    11. Madagascar:

    - Công viên Hồ Chí Minh ở Thủ đô Antananarivơ.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và một đường phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Antananarivơ.

    12. Angola:

    - Đại lộ Hồ Chí Minh ở trung tâm Thủ đô Luanda.

    - Trường Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh ở tỉnh Huambo.

    13. Cuba:

    - Tượng đài Hồ Chí Minh trong Công viên Hồ Chí Minh tại đường 26, quận Nuevo Vedado, Thủ đô La Habana.

    - “Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Hồ Chí Minh”, khu Miramar thuộc quận Plây, Thủ đô La Habana.

    14. Venezuela:

    Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Caracas.

    15. Mexico:
    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Công viên “Tự do cho các dân tộc”, Thủ đô Mexico.

    - Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại Acapulco, thành phố du lịch nổi tiếng của Mexico.

    - Giảng đường Hồ Chí Minh- Khoa Triết học, Trường Đại học Unam- Mexico.

    Bao giờ thế giới bỏ hết tượng đài HCM???

    Thiết tưởng những kẻ vô văn hóa ở đây chửi ông HCM thì cần phải biết ngượng cái mồm chứ?

  2. Thân says:

    “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí TIME :Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn 85 năm qua, đã năm lần hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tạp chí này. http://thehehochiminh.files.wordpress.com/2012/05/1_time-22-11-1954.jpg?w=113&h=150
    http://thehehochiminh.files.wordpress.com/2012/05/2_time-16-7-1965.jpg?w=113&h=150
    http://thehehochiminh.files.wordpress.com/2012/05/3_time-14-1-1966.jpg?w=113&h=150
    http://thehehochiminh.files.wordpress.com/2012/05/4_time-12-9-1969.jpg?w=113&h=150
    http://thehehochiminh.files.wordpress.com/2012/05/5_time-12-5-1975.jpg?w=113&h=150
    Lần đầu tiên chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở bìa số ra ngày 22-11-1954 với chủ đề “Hồ Chí Minh của Đông Dương”.

    Bài viết cho ảnh trang bìa nói về sự kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc VN sống dưới chế độ cách mạng của chính quyền Hồ Chí Minh. Tác giả mô tả lại quang cảnh Hà Nội ngày giải phóng, khi đoàn quân Việt Minh từ rừng núi tiến về. Tiếp đó, hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được kể lại cùng với quá trình diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Lần thứ hai chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở bìa số ra ngày 16-7-1965 với chủ đề “VN: miền Bắc không khoan nhượng”.

    Đây là một năm sau ngày Mỹ đưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc. Bài viết cho ảnh trang bìa mang đầu đề Bắc VN: nhà mác xít trong rừng sâu: “Hà Nội đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn thể. Hồ Chí Minh là thế, vị thánh râu dài của nước VN cộng sản, ở tuổi 75 ông là lãnh tụ cộng sản già nhất, từng trải nhất. Ông Hồ của Bắc VN đã đưa ra lập trường cuối cùng và kiên định nhất của mình, và cả đất nước non trẻ của ông đã sẵn sàng chiến thắng hay là chết cùng với ông. Dù cho không lực Mỹ bỏ bom ngày càng sát gần Hà Nội đông dân cư nhưng vẫn không thấy ông Hồ tỏ ra có dấu hiệu nao núng”.

    Lần thứ ba Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tờ Time là trong bức ảnh chụp chung với nhà ngoại giao Shelepin số ra ngày 14-1-1966.
    Bìa số này đăng hai bức ảnh, phía trên bức này là bức ảnh chụp tổng thống Mỹ Johnson và các cố vấn đang họp bàn tại Ranch. Chủ đề của số này là “Cuộc tấn công hòa bình của Mỹ và sự đáp trả của cộng sản”. Bài viết cho ảnh trang bìa là Nhiệm kỳ tổng thống: sự thay đổi trên sân khấu đề cập thông điệp liên bang hăng năm của tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson mà trọng tâm vẫn là vấn đề cuộc chiến VN. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trang bìa để nhấn mạnh hơn điều mà bài báo nêu lên khi bình luận bản thông điệp hăng năm của tổng thống Mỹ: “Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của ông ta sẽ phải là quyết xem nước Mỹ sẽ đi về đâu trong cuộc chiến tranh VN”.

    Lần thứ tư chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa Time là số ra ngày 12-9-1969.
    Lúc này lãnh tụ VN vừa mất nên chủ đề của số là “Kỷ nguyên mới ở Bắc VN” cùng với bài viết cho ảnh trang bìa có tên Di sản của Hồ Chí Minh: “Khi vị Chủ tịch Bắc VN qua đời vì bệnh tim tuần trước ở Hà Nội, ông đã để lại một di sản được hoàn tất rất ấn tượng. Ông đã đưa lại ý niệm quốc gia cho nước VN. Ông đã tiến tới thể hiện một hình thức “chủ nghĩa cộng sản dân tộc” vừa giúp ông tách ra khỏi quỹ đạo Xô – Trung, lại vừa thúc đẩy cả hai cường quốc đó săn đón ông.

    Với nguồn tài nguyên hạn chế của một dân tộc châu Á nghèo khổ – cộng với sự giúp đỡ từ Bắc Kinh và Matxcơva – ông đã chống lại được hỏa lực to lớn của một nước công nghiệp mạnh nhất trên Trái đất. Khi làm thế, ông đã buộc một tổng thống Mỹ phải rời khỏi nhiệm sở và làm hoen ố ký ức về một tổng thống khác. Ông đã đi sâu vào xã hội Mỹ thông qua cuộc chiến tới mức tác động đến giới trẻ phản kháng, đến những người da đen lo lắng không yên, đến những cận vệ binh của các giá trị cũ đang bị đe dọa – chính ngay hình ảnh của đất nước. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là dành để tạo ra một nước VN thống nhất, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Không một lãnh tụ dân tộc nào còn sống hiện nay ngoan cường đứng vững được lâu đến thế trước mũi súng kẻ thù. Sự qua đời của ông chắc chắn sẽ còn lan rộng ảnh hưởng ở Bắc VN, châu Á và xa hơn nữa”.

    Lần thứ năm chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa tờ Time là số ra ngày 12-5-1975, gần hai tuần sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bức ảnh mang dòng chữ “Người chiến thắng” với chủ đề là “Cái gì tiếp theo ở châu Á?”. Bài viết Lời tạm biệt nghiệt ngã cuối cùng bình luận về thắng lợi của nhân dân VN. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và nhân dân VN đã chiến thắng. Nước Mỹ từ đây sẽ phải điều chỉnh lại đường hướng của mình trên thế giới, nhưng không dễ mà “bỏ VN lại phía sau”.

    Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ – nhà báo tờ “Báo Diễn đàn”, đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn”. [81]
    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/98/Blue_plaque_Ho_Chi_Minh%2C_Haymarket%2C_London.jpg/250px-Blue_plaque_Ho_Chi_Minh%2C_Haymarket%2C_London.jpg
    Bia tưởng niệm tại khách sạn Carlton, nơi Nguyễn Tất Thành làm việc năm 1913

  3. vân says:

    Các đại bách khoa toàn thư thế giới viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Tất cả các đại bách khoa toàn thư thế giới (Grande Encyclopédie) Pháp, Mỹ, Anh… đều dành những trang viết, đánh giá phong phú, độc đáo về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đại bách khoa toàn thư Pháp – một bách khoa toàn thư được coi là chuẩn mực, đầy đủ (30 tập khổ lớn) – đã dành 2 trang rưỡi viết về Bác Hồ. Ngay mở đầu, sách đánh giá, ca ngợi: “Trong lịch sử những cuộc cách mạng thế kỷ 20, Hồ Chí Minh – người sáng lập, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VN DCCH) chiếm một vị trí đặc biệt.
    Trước hết điều đó là do Người đã tiến hành một cuộc đấu tranh dài chống lại bá quyền phương Tây và chủ nghĩa đế quốc thuộc địa… Hơn nữa, điều độc đáo của Hồ Chí Minh là vị trí của Người ở một ngã tư lịch sử, giữa những cuộc cách mạng Âu – Á, ở điểm kết nối phong trào công nhân và sự nổi dậy, lúc đầu tự phát và dần được giác ngộ chủ nghĩa Mác của nông dân”.
    Bài viết tiếp gồm các phần: 1/- Sự sáng tạo trong cách mạng. 2/- Chủ nghĩa quốc tế cách mạng và chủ nghĩa quốc gia VN.Đại bách khoa toàn thư Pháp viết: “Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Một nửa thế kỷ qua và nhất là trong 2 cuộc chiến tranh trường kỳ, ác liệt chống 2 thế lực lớn phương Tây, Người đã là hiện thân cuộc đấu tranh của các dân tộc kém phát triển chống lại bá quyền phương Tây”.

    Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedia Americana)
    Khác với ảnh chân dung kèm bài của các danh nhân khác, Đại bách khoa toàn thư Pháp đưa bức ảnh chụp Bác “lên non xem trận địa biên giới”.Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedia Americana) cũng dành gần 2 trang khổ lớn của 31 tập, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách chia ra 3 mục: 1. Thời trẻ: Về gia cảnh có nêu: Tinh thần quốc gia nhiệt thành của gia đình và truyền thống cách mạng của Nghệ An có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh. 2. Nhân viên Quốc tế cộng sản. 3. Lãnh tụ cách mạng và Chủ tịch Nước.Sách nhận định: Một con người thanh mảnh, ăn mặc giản dị, sống đạm bạc, Hồ Chí Minh được tôn sùng rộng rãi là một người yêu nước và giải phóng. Người được đánh giá là một người hành động hơn là một người lý thuyết. Thành tựu lỗi lạc là Người đã kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh thần dân tộc và ước vọng độc lập.Sách đưa một chân dung quắc thước của Bác và có cả một bài giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh.

    Bách khoa toàn thư Anh (Encyclopedia Britanica) 24 tập đã dành 3 trang lớn viết về Bác Hồ. Mở đầu: “Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng CSĐD (1930) và các Đảng kế tục, Mặt trận Việt Minh (1941), Chủ tịch Nước VN DCCH từ năm 1945 đến 1969. Là lãnh tụ phong trào dân tộc gần 3 thập kỷ, Hồ Chí Minh là một trong những người đầu tiên khuấy động phong trào chống thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Á và là một người có ảnh hưởng nhất trong những lãnh tụ cộng sản của thế kỷ 20″.

    Thưa mấy ông vô văn hóa!

    Liệu Pháp, Mỹ, Anh – họ có xóa tên HCM trong Đại Bách khoa toàn thư của họ không?

  4. Thân says:

    ***- Đài tưởng niệm Hồ Chí Minh tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách Thủ đô Budapest khoảng 220km.
    http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/06/05/050611hochiminh7.jpg

    Chưa chắc Hungari đã bỏ tượng đài HCM???

Leave a Reply to Thân