WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Văn Cao: Uống rượu say – Hát Quốc ca!

(Kỉ niệm 17 năm ngày mất của Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao (10.07.1995 – 10.7.2012), 89 năm ngày sinh (15.11.1923 – 15.11.2012)

Tấn bi kịch của giới Văn Nghệ Sĩ miền Bắc thời kì’’Nhân văn – Giai phẩm’’ thật đau xót, nhiều người tài năng gánh chịu tai họa, Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao là một trong những điển hình.

Xuân Sách vẽ bức chân dung thật rõ ràng, chân phương, chỉ đọc, ‘’xem’’ qua, người ta nhận ngay ra đó là chân dungNhạc sĩ – Thi sĩ đa tài VĂN CAO

(83):

Thiên Thai từ gĩa về dương thế

Suối Mơ ngày ấy Buồn Tàn Thu

Sân đình ngất nghểu ngôi Tiên Chỉ

Uống rượu say rồi hát Quốc Ca!

Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, Quốc Ca là tên những ca khúc âm nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ lừng danh, người được làng Văn – Nghệ miền Bắc( trước những năm 60) đặt cho biệt danh: ”Cụ Tiên Chỉ”.

(Thời phong kiến trước 1945, cụ Tiên chỉ là chức to nhất ở Làng. Khi Làng xã có việc hôi họp, tế lễ, cụ Tiên chỉ được mời ngồi chiếu trên, các ý kiến của cụ được chức sắc trong làng tôn trọng, làm theo).

Viết về Văn Cao đầy đủ nhất là từ điển Wikipedia. Ở bài này, tôi chỉ xoay quanh một vài nét đặc trưng nhất của chân dung mà Xuân Sách điểm xuyết.

Văn Cao tên thật Nguyễn Văn Cao, quê cha gốc Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, sinh tại Hải Phòng. Tác giả Tiến Quân Ca (được nhà nước lấy làm Quốc ca của chính thể Dân chủ Cộng hòa từ khi chế độ mới khai sinh (CHXHCN Việt Nam ngày nay): Học vẽ ở trường mỹ thuật Đông Dương cùng thời với những Họa sỹ bậc thầy của hội họa Việt Nam nhưng lại nổi tiếng ở lĩnh vực Âm nhạc. ”Cụ” là nhạc sỹ, tác gỉa Quốc Ca còn sống cùng với tác phẩm của mình thuộc loại lâu trên thế giới – 51 năm (1944 – 1995). Ngoài vẽ và sáng tác nhạc, Văn Cao còn nổi tiếng ở lĩnh vực văn thơ… Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị xếp vào thành phần ‘’lãnh đạo’’. Biệt danh ”Cụ Tiên Chỉ” là do giới Văn Nghệ đặt cho Văn Cao để chỉ tài năng đa dạng của ông (Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ), nhưng khi nổ ra phong trào NVGP, do từng viết bài cho 2 tờ Nhân Văn và Giai Phẩm, có một số ý kiến tán đồng, tâm đắc với bạn văn nhưng hoàn toàn không phải là người khởi xướng, lãnh đạo NVGP, biệt danh Cụ Tiên Chỉ nhân đó bị gán ghép và trở thành lời kết tội ‘’Linh hồn của nhóm NVGP’’. Tại thời điểm đó sự áp đặt này rất nguy hiểm: Bị vô hiệu hoá, treo bút (không được công bố sáng tác bằng tên thật), về làm người minh hoạ cho Báo Văn Nghệ, thiết kế Mỹ thuật cho những vở diễn và viết nhạc cho hãng phim truyện Việt Nam. Án văn chương (không có vân bản) giáng lên đầu Văn Cao kéo dài tớí ba chục năm.

Về vụ án này có 2 thuyết: Một , nói rằng, Văn Cao bị ‘’ông bạn thi sĩ Tố Hữu’’ trả thù. Xuất xứ , nguyên do: Vào hồi hai người – ông Văn Cao và Tố Hữu đi kháng chiến, sống trong rừng Việt Bắc, hai người đều làm thơ, lại cùng trang lứa (TH sinh năm 1920). Một lần, sau chuyến đi công tác vùng địch hậu trở về, bạn khoe với Văn Cao rằng, mới làm được một chùm thơ rất hay. Văn Cao đọc… hồn nhiên, (tếu), bảo bạn : ”Thơ cậu như ca dao ấy, có gì mà khoe!’.

Vô tâm, nói rồi quên ngay.

Chẳng ngờ, câu nói đó đã theo bạn mãi, và khi có quyền thế đã ‘’tính sổ’’ với người dám chê thơ, coi thường mình, bằng cách gán cho Văn Cao tội’’đầu têu’’ xúi bẩy Văn Nghệ Sĩ ‘’chống Đảng’’ rồi đầy đọa ông gần 30 năm. Người xưa đẵ từng khuyên: ‘’Nhất ngôn kí xuất, Tứ Mã nan truy’’, ‘’Uốn lưỡi bẩy làn trước khi nói’’! Phải chăng VC đã mang họa chỉ vì không chịu’’uốn…(cong) lưỡi‘’ trước khi nói, làm mếch lòng bạn nên đã gánh hậu quả?

Một số Văn Nghệ Sĩ có dịp gặp tiếp xúc với Văn Cao (lúc sinh thời) – lại nói khác về nguyên nhân ông gặp tai họa: Văn Cao từng tâm sự rằng, giữa lúc cuộc Cải Cách Ruộng Đất có sai, toàn Đảng Cộng Sản Đông Dương tiến hành sửa sai… để làm giảm sức căng và áp lực dư luận, anh chị em Văn Nghệ Sĩ của nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm bị đưa ra ‘’trám lỗ hổng’’ thành’’dê tế thần’’ nhằm lái dư luận phản đối của nhân dân – dãn ra, giảm sức căng bề mặt nhằm cứu vãn uy tín của Đản CSDD (1951 đã đổi tên thành Đảng LĐVN)…

Dù cho thuyết nào đúng, Văn Cao vẫn là người bị trù dập oan uổng. Vì vậy, thật đáng tiếc cho nền Âm nhạc, Thi ca Việt Nam ở nửa sau của thế kỷ 20. Nhạc sĩ tài ba bị treo bút là đã mất đi một tài năng đang độ viên mãn.

Mãi cho đến khi đất nước thống nhất (1975), ông sáng tác lại và công bố ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên. Ca khúc được nhân dân đón nhận nồng nhiệt, được những người yêu nhạc cả nước đánh giá cao. Trong bài hát có câu: ‘’…Từ nay người biết yêu người…’’ – đó là niềm trăn trở trong suốt nửa cuộc đời . Cũng như nhiều người, Văn Cao thành tâm nghĩ rằng từ nay – sau ngày đất nước thống nhất – những thảm cảnh mà ông, bạn bè cùng nhân dân đã gánh chịu, sẽ không còn tái diễn:’’Từ nay người biết yêu’’, thương nhau hơn !…

Vào cuối năm 1981, nhận một lần gặp Nguyễn Nghiêm Bằng – con trai thứ của Nhạc sĩ Văn Cao, cùng học ở Đại học xây dựng. Vốn ngưỡng mộ người nhạc sĩ lừng danh, tôi ngỏ ý muốn đến thăm nhà anh với mục đích được gặp tác gỉa Tiến quân ca. Bằng vui vẻ nhận lời, đưa tôi về chơi. Lên hết bậc thang, chợt thấy ông già măc quần đùi áo sơ mi cháo lòng, đi đôi ủng của thợ lò, râu ria, gầy gò, bước ra. Tôi nhận ra ngay ông là Văn Cao. Bằng giới thiệu: Con đưa anh bạn học đến chơi.

- Mời cậu vào, con tiếp anh ấy, mấy phút nữa bố trở lại!

Cửa vào căn hộ nằm lệch một bên. Căn hộ được ngăn thành nhiều buồng để ông bà cùng 3 người con trai và 1 cô con gái sinh sống. Căn phòng lớn 1 buồng của một gia đình 6 người này, không có nhà vệ sinh, không có bếp nấu. Muốn có nhu cầu đó phải nấu ăn ngay tại chỗ ngủ, đi vệ sinh phải ra ngoài trời theo cầu thang đi xuống tầng trệt! Hôm tôi đến, đêm trước mưa rất to, khu vực đặt nhà vệ sinh công cộng của gần mười hộ bị ngập.

Chủ nhân ngăn buồng lớn thành 3. Phòng ngoài cùng là nơi ngủ, tiếp các bạn Văn – Sỹ, và để tác gỉa sáng tác. Cạnh cửa sổ đặt chiếc Dương cầm trông cũ kĩ. Vách ngăn là chiếc tủ gỗ chỉ hai khoang ở phía dưới có cánh cửa dùng để đựng quần áo, chăn màn, còn bên trên để trống, làm gía sách và những thứ linh tinh. Trên tường ở 3 mặt – treo la liệt những bức vẽ của tác gỉa. Tôi nhớ rõ: Một bức vẽ hình người nhưng có hai mặt trên cùng một cái đầu, bức khác vẽ bà Nghiêm Thị Băng – bạn đời của ông lúc còn trẻ trông bà rất đẹp… Sát tủ, song song, kê chiếc giường cá nhân ghép băng gỗ tạp. Cạnh giường đặt một bàn gỗ,4 chiếc ghế. Để tiết kiệm diện tích và không gian, bàn, ghế được thửa vừa nhỏ để chủ nhân có thể ngồi ngay trên giường tiếp khách… rượu.

Lúc này, trên ghế có 2 người khách, trong đó một người là nhà văn Đỗ Chu (Bằng đã cho tôi biết, bố mẹ anh rất qúy Đỗ Chu, Bố thường cùng Đỗ Chu uống rượu). Tôi chào, bà Văn Cao ngẩng lên đáp lời rồi lại hướng vào ‘’thầy tướng’’ Đỗ Chu, nghe ‘’phán’’. Nguyễn Nghiêm Bằng kéo ghế mời tôi ngồi, nói với bố mẹ (ông VC vừa trở lại): Con đưa anh bạn tới chơi, nhân tiện nhờ anh Đỗ Chu bói cho anh ấy một quẻ.

- Ừ, ngồi cùng nghe rồi Chu sẽ xem cho.

Sau ít phút, Đỗ Chu kết thúc quẻ, quay sang tôi bỗ bã, hỏi: Ông muốn xem thế nào?

- Xin ông xem hộ tôi: Có thể xuất ngoại được đợt này không? Tôi nói ngày tháng năm sinh. Đỗ Chu cắm cúi lập bảng… Nhạc sĩ hướng vào tôi, hỏi nơi tôi công tác, gia cảnh… tôi trả lời… lúc này Bằng mới rút từ trong túi ra chai Russkaia Vodka đưa cho bố: Anh Quang biếu bố chai rựơu được cơ quan Cục chuyên gia phân phối nhân thể anh ấy sắp lên đường đi Hợp tác lao động.

Vào thời đó, đối với người thích rượu, chai Vodka Nga là món qùa qúy, ông Văn Cao cầm chai rượu ngắm nghía rồi cười vui…. Vừa đúng lúc ‘’Thầy’’ lập xong bảng, hướng vào tôi nói vắn tắt: Ông tuổi Nhâm Ngọ… sao này chắn… sao kia giaỉ… sẽ phát lộc ở nơi xa. Tuổi ông phải đi mới ổn… rồi cho tôi thêm những lời phán’’có cánh’’.

Chai rươu Vodka được khui ngay khiến không khí gặp mật đầy hào hứng sôi nổi…

Ở những năm đầu của thập niên tám mươi – khi mà chủ trương thay quốc ca đưa ra, Văn Cao thực sự rất buồn. Không buồn sao được khi mà dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Việt, niềm tự hào cao nhất của nhạc sĩ – sắp bị xoá sạch. Ông lui về ‘’cố thủ’’ trong căn phòng nhỏ bé, chật chôi, vui cùng những chai rượu cuốc lủi nấu ở làng Vân – Từ Sơn – Hà Bắc (nút lá chuối khô) nức hương mùi men – nếp. Sinh hoạt của nhạc sị thời gian này thường gói gọn trong căn hộ của mình, nhiều bạn hữu đến thăm khiến ông suốt ngày nhận qùa rượu và đãi rượu bạn…Tài uống rươu suông – uống ‘’xếch’’ (không mồi nhắm) – của ông thật ‘’kinh người’’ khiến các đệ tử Lưu Linh của đất Hà Thành phải kính nể. Ông có thể uống rượu liền tục trong ngày với bạn bè mà vẫn tỉnh táo…

Vào năm đầu thập niên tám mươi đó, không hiểu do từ ai, lí do gì lại đề xuất thay bản Quốc Ca đã dùng từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – bằng bản Quốc Ca mới. Mọi người đều rõ: Bài Tiến Quân Ca của Văn Cao – được dùng làm Quốc ca của Chính phủ cách mạng lâm thời – ra đời năm 1944, khi ông Trường Chinh làm Quyền Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương (tiền thân của Đảng CSVN ngày nay). Như vậy, chắc chắn thay Quốc Ca không phải do ông Trường Chinh chủ xướng. Có thể do ‘’cay cú’’ trước uy tín, tài năng của Văn Cao, người ta đi đến quyết định tai hại ”xóa sạch dấu vết” của ông bằng cách thay Quốc ca chăng?

Nhưng, đây là nghị quyết của Bộ chính trị, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh ! Thế là một bộ máy chỉ đạo thi sáng tác Quốc ca được thành lập… tiếp theo đó, hàng chục nhạc sĩ, hàng trăm người có lòng nhiệt huyết với bản quốc thiều của nước Việt Nam – lao vào sáng tác dự thi… Ròng rã nhiều ngày, đài Phát thanh, đài Truyền hình quốc gia, địa phương thi nhau phát các bài dự thi tuyển chọn Quốc Ca để trưng cầu dân ý, chọn lấy một chiếc ”cột cờ trong bó đũa”. Xung quanh việc tuyển chọn quốc ca mới có rất nhiều giai thoại. Một nghệ sĩ danh tiếng của đất Hà Thành kể lại:

‘‘… Một lần tôi vào quán nhậu Thanh Hoa (nằm trong sân trụ sở 5 hội chuyên ngành – 51 Trần Hưng Đạo HN). Chợt nhìn thấy sát tường rào có bàn rượu đang ồn ào, với 6 người mặt mũi đỏ gay… đột nhiên một người cất tiếng hát khe khẽ nhưng rõ tiếng:

Ai đã từng nghe qua quốc ca cu (cũ),

quốc ca cu có nhiều thiếu sót

Ai đã từng nghe quốc ca cù (cũ)

quốc ca cù, quốc quốc ca cú (cũ)

Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy

cả Tiểu đoàn ca quốc ca cù

Người chiến sỹ, ca bài quốc ca cú…

Tôi dừng lại chăm chú nhìn và nghe… rồi tai ù đi vì lời bài hát do người hát nhại theo bài Tiểu Đoàn 307, với những câu ”Quốc Ca cu… Quốc Ca cù… Quốc Ca cú”… ép vần cho phù hợp với cung bậc, giai điệu của nốt nhạc, lặp đi lặp lại, làm người nghe lúc đầu ngỡ ngàng rồi sau thì không nén chịu được phải cười hết cỡ… ‘’thợ mộc’’!

Người hát vốn là nghệ sỹ có tên tuổi. Anh hát theo kiểu ép vần của Bút Tre, nhại lại giai điệu bài hát Tiểu đoàn 307, nhạc Nguyễn Hữu Trí, lời thơ Nguyễn Bính, bài tủ của nghệ sỹ Quốc Hương. Lời đặt nhại từ đầu đến cuối, mà đoạn đầu bài hát gốc – nguyên văn :

Ai đã từng đi qua Cửu Long Giang

Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy.

Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn,

tiếng tiểu đoàn Ba trăm lẻ bẩy.

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy,

cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng,

Người chiến sỹ tiếc gì máu rơi…

Điều làm cho người được chứng kiến phải bật cười. Người hát có cặp mắt hơi trố, cứ long lên, đảo liên hồi, nhìn hết người này đến người kia, trong đó như ngầm bắn ra lời chất vấn ”Tại sao… tại sao?…”. Bài hát dứt, mọi người ngồi xung quanh được dịp đế vào… câu chuyện thay quốc ca cứ thế nổ ran…

Cũng từ ở đây, khi xã hội đang đói kém, kimh tế kiệt quệ… một vè ”Sấm Trạng” từ trong dân gian được phổ biến, lan truyền:

Thứ nhất là loạn Quốc Ca – (thi Quốc Ca)

Thứ nhì loạn gạo – (Đói, gạo tăng gía từng ngày…)

Thứ ba loạn tiền – (Đổi tiền, đồng tiền mất gía, trượt gía từng ngày…)

Tư – Loạn mua chức, bán quyền

Thứ Năm buôn lậu, chích, ghiền, xì ke (tệ nạn bắt đầu phát triển)

Thứ Sáu loạn hội, loạn bè (lúc này rất nhiều Hội ra đời)

Bẩy,Tám loạn Híp (HIV, AIDS), loạn nghề maị dâm

Thứ Chín – trộm, cắp tràn lan.

Mười Loạn tham nhũng, quan tham lộng hành.

Nước nghèo, Dân đói triền miên

Bao giờ hết loạn: Nước lên, Dân giầu!

(Giai đoạn này nhà thơ Tố Hữu đang làm Phó thủ tướng thứ nhất – Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng – theo mô hình tổ chức chính phủ của Liên Xô).

Dư luận xã hội hoàn toàn không tán thành việc thay bài Quốc ca. Theo họ: ”Tiến Quân Ca – Quốc Ca – ra đời trong không khí sục sôi vùng lên của toàn dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Bài hát đã thúc dục người người lớp lớp… ngã xuống… tiến lên ! Giờ đây, không có một lý do nào chính đáng để thay thế bài Quốc ca”.

Trên thực tế, hàng trăm bài, để chọn ra 10 bài hát, cũng không có bài nào sánh được bài Tiến Quân Ca của Văn Cao – xét thuần túy về nghệ thuật – âm nhạc. Văn Cao có viết một bài đăng trên báo Nhân Dân vẻ ‘’cam chịu’’ về chủ trương thay Quốc ca này… sau đó lặng lẽ lui về ”Uống rượu say rồi hát Quốc ca’’ – (của mình), nhớ về những kỉ niệm khi bài Tiến Quân Ca được Quốc Dân Đại Hội ở Tân Trào chọn làm Quốc Ca của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…Có thể giới quân sự ngầm không đồng tìnb, dư luận của nhân dân phản đối… cuối cùng chủ trương thay Quốc Ca bị lặng lẽ xóa bỏ. Ai là người đầu tiên khởi xướng cho một việc làm tai hại này ? Cho đến nay, câu hỏi đã không được giải đáp.

Năm 1986 – năm đất nước đổi mới, sau đó Văn Cao được phong tặng những danh hiệu, nhận các giải thưởng, các sáng tác của ông dưới thơi Tố Hữu thống lĩnh đội quân Văn hóa – Văn nghệ , đa số hầu như bị cấm phổ biến, nay dần được phục hồi bằng cách cho tổ chức các đêm nhạc, các nghệ sĩ được công khai hát tất cả những bài hát của Văn Cao. Ông còn được cấp nhà mới – thay cho căn nhà nhỏ bé, chật chội mà ông bà cùng các con sinh sống suốt mấy chục năm. Đây thực sự là một sự đãi ngộ đền bù tuy chậm nhưng còn kịp. Văn Cao chỉ được hưởng những ‘’ân xủng’’ không bao lâu rồi theo quy luật của cuộc sống ông đã về với tổ tiên mình.

Lúc sống – một thời gian dài bị trù dập, bạc đãi, giờ nằm xuống Văn Cao gần như đã được phục vị trong lòng dân Việt, làm dịu đi phần nào ý nghĩa câu ngạn ngữ đã vận vào cuộc đời ông:

”Lúc sống thì chẳng cho ăn

Khi chết bày vẽ làm văn tế ruồi’’

Chỉ tiếc rằng : Giá… nếu như… Văn Cao không bị tù dập, treo bút thì… chắc người yêu thơ, yêu nhạc sẽ được đón nhận nhiều hơn nữa những sáng tác nổi tiếng của ông!

 

Berlin 5.7.2012

© LXQ

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Văn Cao: Uống rượu say – Hát Quốc ca!”

  1. MINH says:

    Qúa thương cho nhân tài VN lại không được phát huy tài năng của mình. Cuộc sống ông lại quá khổ.Chả bù ông Phạm Duy sướng, rửng mở sanh tật sáng tác thêm tục ca, tự làm hoen ố mình.

  2. CƯỜNG says:

    Vì sống trong chế độ CS, ông phải sáng tác nhạc sắt máu theo ý họ, để giử cái mạng khỏi bị ” đập đầu trôi sông”.Phải thông cảm cho ông. Qúa tội cho 1 nhân tài đầu thai lầm chổ.

  3. DâM Tiên says:

    Văn Cao và Phạm Duy

    Hình như có khẩu nghiệp.
    Lời ca Văn Cao sắt máu quá, làm khổ thân ông
    lại không thọ bao lâu, có quà hải ngoại lì xì
    vài năm, có whiskey khề khà , rồi lên thiên thai.
    Lời Ca Phạm Duy yêu thương quá, nên sướng,
    sống giai kéo cưa hoài, cũng là trời cho ,hỉ?

    Này ơi, năm 1981, buổi tối thắp đèn dầu đọc báo
    Nhăn Răng cho cả lán nghe, được biết chúng nó
    cho bình chọn quốc ca khác để hay Tiến quân ca
    Văn Cao.

    Chúng loay hoay không tìm ra bài hay, nên vẫn
    Tiến quân ca…, nay sắp Thoái quân ca , Giật Lùi
    ca đến nơi.zồi!
    khỏi thay chio cho mệt…

  4. Lâm Vũ says:

    1.
    Thế kỷ 20, ở nước Việt Nam ta có hai “thien tai”, chính xác hơn là một “thiên tài” và một “thiên tai”. Văn Cao là “thiên tài”, còn “bác Hồ” là… “thiên tai”!

    Sự khác biệt chính giữa hai cái “thien tai”, một cái làm giàu cho văn hóa dân tộc, cái kia làm cho dân tộc khốn khổ. Chính vì sự khác biệt này, “thiên tai” bao giờ cũng thù ghét và tìm các triệt hại “thiên tài”. Do đó, nguyên do chính cho kiếp trầm luân của thiên tài Văn Cao là ở nhân vật “thiên tai” và những ruồi nhặng bu quanh, như Tố Hữu.

    2.
    Lần đầu tiên tôi, qua bài này, tôi mới được nghe giai thoại Văn Cao phê bình thơ Tố Hữu: ”Thơ cậu như ca dao ấy, có gì mà khoe!’ – không bị Tố Hữu “thù” mới là chuyện lạ – nhưng tôi đã nghe nhiều giai thoại vể các nhà thơ miền Bắc khác lúc đó chê thơ Tố Hữu, trong số có Trần Dần, viết hẳn một bài phê bình tập thơ Việt Bắc (?) của Tố Hữu. Đó là thời CSVN mới chiến thắng Pháp ở miền Bắc.

    Do đó, vụ NV – GP ngoài tính cách chính trị còn mang tính cách cá nhân nữa. Nhưng chế độ CS nào mà chả là sự trộn lẫn độc tôn trong chính trị và độc tôn cá nhân? Liên Xô có nhà độc tài Stalin, thì CS Tầu có Mao, Bắc Hàn có Kim Nhật Thành, Lỗ Ma Ní có Caucescu… thì VN phải có Hồ Chí Minh. (Ai phản đối xin giơ tay!).

    3.
    Trở về với bài viết và Văn Cao. Tác giả LXQ không làm rõ “bản án” của CSVN giáng trền đầu Văn Cao. Bản án đó, theo tôi, có thể tóm tắt ba điều khoản (không công khai viết ra, dĩ nhiên):
    - Cho phép làm nhạc nhưng không đươc đặt lời
    - Cho phép làm thơ nhưng không được viết ra và “phát tán”
    - Cho phép vẽ tranh nhưng không được dùng mầu.

    Tóm lại không cấm sáng tác, nhưng tác dụng như là cấm. Bù lại, ông được phép uống rượu thả giàn, và đặc biệt được nhà nước cũng cấp phiếu mua rượu thả dàn, thừa đủ để uống tối ngày sáng đêm.

    Tựu trung, nhà nước CSVN có cả một “chính sách” riêng cho Văn Cao, và những nhân viên nhà nước chỉ có nhiệm vụ “săn sóc” riêng cho Văn Cao, kể cả nhiệm vụ cung cấp rượu đều đặn!

    LV
    Viết thêm. Tôi có đọc khá nhiều hồi ức về Văn Cao, tất cả đều nói ông không ăn mà chỉ uống. Thực phẩm của ông chính là rượu – ngoài ít cháo lỏng mỗi ngày mà vợ ông – bà Băng – ép ông ăn! Như thế ròng rã 30 năm mà ông vẫn sống! Nhiề người kết luận nếu ông bỏ rượu thì có thể chết ngay!

    • xoathantuong says:

      Viết phân ra từng đoạn, mỗi đoạn là một ý, như kiểu của Lâm Vũ dễ cho người đọc hiểu. Hiểu rồi thì đồng ý hay không dễ nói. Còn viết kiểu gói lại một đống, như đống tơ vò, thì xin lỗi, tôi xin thua trước. Giờ đâu để đọc những ý kiến loại này.

      Có ý cò đây:

      1. “thien tai” thiện tai, LV nhận xét về thiên tài và thiên tai hay.

      2. ‘giai thoại Văn Cao phê bình thơ Tố Hữu: ”Thơ cậu như ca dao ấy, có gì mà khoe!’’

      Như ca dao thì có gì mà phải tự ái? Ca dao cũng có nhiều câu hay ra phết:

      Đêm nằm thì ngáy o o
      Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà

      hay:
      Hỡi cô tát nước bên đàng
      Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

      3. “đặc biệt được nhà nước cũng cấp phiếu mua rượu thả dàn” (LV)
      “nhiều bạn hữu đến thăm khiến ông suốt ngày nhận qùa rượu và đãi rượu bạn…” (bài chủ)

      Này đừng suy đoán lung tung, tam tứ đoạn luận chứ.

      • Lâm Vũ says:

        Cám ơn bạn XTT đã góp ý. Tôi xin thêm vài chi tiết.
        - Câu “Thơ cậu như ca dao ấy” là chê thơ Tố Hữu đứt đuôi rồi, chứ đâu phải là chê ca dao. Văn Cao còn thêm “có gì mà khoe!” cho Tố Hữu khỏi hiểu lầm mà minh khen! Thời NV-GP có người – có thể là Trần Dần – nói rõ hơn: thơ Tố Hữu cũng có một số bài hay, nhưng đó là nhũng bài bắc chước thơ Kiều hay ca dao…
        (Chưa kể, sau này nhà văn Hoàng Tiến con đưa ra chứng cớ là Tố Hữu đã “đạo thơ”).
        - Chuyện Văn Cao từ khi được phát phiếu mua rượu là một chi tiết rất nhỏ, được viết trong cuốn “Văn Cao – Cuộc đời và sự nghiệp” do nhà x/b Văn Nghệ xuất bản khoảng một năm sau ngày ông mất. Cuốn này được bà Thụy Khuê dùng nhiều trong cuốn NV-GP mới xuất bản (nhà x/b Tiếng Quê Hương).

        Đừng suy bụng ta ra bụng người!

    • Bạn Già says:

      Đúng như vậy. Ông bỏ riệu được mười ngày thì chết.

  5. ĐẠI NGÀN says:

    VĂN CAO VÀ QUỐC CA VIỆT NAM

    Văn Cao là một tài năng nghệ thuật, âm nhạc hiếm có của VN. Tài năng đó còn chứng tỏ cho tới ngày nay bản quốc ca VN do Văn Cao sáng tác chưa có sáng tác nào thay thế được. Thế nhưng trong lời của bản quốc ca do Văn Cao, một nghệ sĩ tài danh như thế, thật sự có những câu nhạc hơi thổ lậu : “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Thề phanh thây uống máu quân thù” (lời nguyên thủy), “Chí trai là đây nơi ước nguyền”. Quả thật những ca từ này còn đầy vẻ nhám nhúa, có thể do Văn Cao bất cẩn hay quá bị động hay quá hăng tiết trong sáng tác. Nói cách khác, sáng tác này của Văn Cao như tiên liệu một chiến thắng, nhưng đồng thời cũng báo hiệu quá nhiều xương máu và sự thù hận không đáng mấy đã thật sự đổ ra. Giờ thì không biết người nghệ sĩ tài hoa ngậm cười hay ngậm hờn nơi chín suối về cái lỗi sa sút bất chợt trong tâm hồn nghệ sĩ luôn cần phải mang tính cao quý, bao la và thanh thoát của mình.

    NON NGÀN
    (09/7/12)

    • nguenha says:

      Theo tôi biết Trường-Chinh chính là người viết “những câu ca dó”. Nhạc lý và lời ca nguyên thủy
      là do Văn Cao,tuy nhiên,khi kiểm duyệt những tên dầu sỏ CS dã “sửa lời ca’.Mong Bạn tìm hiểu thêm,có phải thế không??

      • Lâm Vũ says:

        Ai cũng rõ bài Tiến Quân Ca (TQC) được Văn Cao viết theo “đơn đặt hàng”, trả công bằng ngày hai bữa cơm, vào cao điểm của nạn đói Ất Dậu. Sau này, có nhiều người phân tích bản nhạc – nhạc chứ không phải lời – cho rằng Văn Cao đã lấy những âm điệu của những bài ông viết cho phong trào Hướng Đạo nhiều năm trước – còn trước cả Buồn Tàn Thu – ráp vào nhau, sửa đổi đôi chút. Kết quả dĩ nhiên không lấy gì làm huy hoàng cho lắm. Nhất là so sánh với những bản Thiên Than, Trương Chi… trước đó hay cả Tiếng Hát Sông Lô – làm hai, ba năm sau – thì TQC quả là hơi thiếu “chất lượng”. Chính Văn Cao sau này cũng tự thú, đại khái: mình có bao giờ làm nhạc quân hành đâu…!

        Một chi tiết nhỏ khác: khi bản nhạc được mang ra in – Văn Cao là người kẻ nhạc cho nhà in – thì ông đã lấy tên ông thợ in đề vào cạnh tên ông như là một đồng tác giả. Chi tiết nhỏ này, có thể coi như là một cách của Văn Cao muốn phản đối “đảng” đã sửa lời bản nhạc chăng?

      • Ngàn Khơi says:

        CHUYỆN NÀY

        Chuyện này quả thật cũng tội Văn Cao. Ưng hay oan quả thật còn rất lờ mờ. Bởi văn nghệ phải có “lãnh đạo”, nên Văn Cao làm sao mà tự tung tự tác được. Bé cái lầm là như thế. Oan Thị Màu là như vậy. Dầu sao cái chính vẫn là kết quả cuối cùng. Kết quả cuối cùng là những câu ca từ không ổn như thế, cho dù đó là do ai làm ra cũng mặc. Chiến tranh chính nghĩa nào tất yếu luôn cũng phải đường đường chính chính. Một dân tộc cho dầu hoàn cảnh ra sao cũng luôn phải tỏ ra cao cả, độ lượng. Chiến thắng là để mang lại chính nghĩa, không phải để giải quyết hận thù nhất thời. Cho nên nếu lời đó là của Văn Cao thì quả thật văn vẫn chưa cao. Còn nếu lời đó là của Trường Chinh là “xếp” của Văn Cao mà viết như thế thì mới đúng là trường chinh thật, tức cứ đánh nhau dài dài cho tới khi nào mình lên được đỉnh cao của trí tuệ cũng là đỉnh cao của danh vọng và cũng là đỉnh cao của quyền lợi bản thân. Tính cách nhân bản của những ca từ đó chính là như vậy.

        Thượng Ngàn

  6. MÁ NUÔI CŨ CHI says:

    Giá… nếu như… Văn Cao không bị tù dập, treo bút thì…” Hì hì …chắc cũng như Xuân Diệu cuồng nhiệt với :
    “Thắp đuốc cho sáng khắp đường
    Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
    Lôi cổ chúng nó ra đây
    Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi”

    như Chế Lan Viên than khóc lúc sắp chết với :
    “Có phải tôi viết đâu! Một nửa
    Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
    Giết một tiếng đau – giết một tiếng cười
    Giết một kỷ niệm – giết một ước mơ – tôi giết”

    Vì “Làm sao cuỡng đuợc với Trời ? Trời xanh (hay đỏ?) bảo sao làm vậy thôi Đúng không !”

  7. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Đây thực sự là một sự đãi ngộ đền bù tuy chậm nhưng còn kịp. ”

    - Cứ cái kiều “an ủi” nạn nhân hay (ngầm) ca tụng thủ phạm như thế này thì bảo sao cái chế độ cs lại chẳng không ngại ngần gì mà thằng tay với những kẻ “chống đảng”; và bảo sao mà những nạn nhân của Hồ Chí Minh chẳng cảm thấy cảm động đến, ứa lệ trước cái “ơn sâu” trời biển của bác và đảng – cho dù – phải chờ đợi mãi tới lúc gần chết mới được bác và đảng “đền bù” ?!

    Việc nhà cầm quyền cs giết hại dã man hàng trăm ngàn người nông dân vô tội trong CCRD, rồi sau đó “sửa sai” bằng vài giọt nước mắt cá sấu của Hồ Chí Minh; hay việc những văn Nghệ Sỹ bị ghép tội “chống đảng” và bị trù dập tàn nhẫn suốt một thời thanh xuân như Trần Dần, Văn Cao hay Hữu Loan .v.v….rồi mãi cho tới cuối đời, sắp xuống hố mới được đảng – nhân dịp đổi mới – mà “ngó lại” cho một chút…thì lại được đám bồi bút (trong đó có những kẻ đã từng hùa theo đảng để đánh hôi) viết bài (ra cái chiều) “an ủi” nạn nhân – thì ít – mà ca tụng – sự sáng suốt “tuy chậm nhưng còn kịp” của đảng – thì nhiều .

    Giá bài viết của tác giả đừng có câu : “Đây thực sự là một sự đãi ngộ đền bù tuy chậm nhưng còn kịp.” thì có lẽ hay hơn .

    Than ôi !

  8. nguenha says:

    “Thật dau xót nhiều tài năng bị tai họa” không phải chỉ có Bạn LXQ nhận ra diều dó qua Vụ Nhân văn giai
    phẩm, mà cả Dân-Tộc. Vậy ai là thủ-phạm tạo ra “Sự dau xót “dó ??có người cứ nghĩ do T&ố-Hửu,Trường-Chinh…Dó cũng chỉ là cách : dánh bùn sang ao!! Thủ phạm tạo ra Sự dau xót dó chính là HCM! Một con
    người gian ác, tạo ra triền miên “đau xót’ cho Dân-tộc!! Cho dến hôm nay,khi dương sự đã trở thành “Ma’
    rồi,mà hệ lụy dân tộc vẩn còn gánh,dó là “Học tập noi gương Bác”!!

  9. Đời Chó says:

    Đời Tố Hữu như con chó ghẻ
    Sủa suốt đêm ngày để kiếm miếng ăn
    Và tuôn ra những câu thơ của chó
    Nhảy cả lên ban thờ nhờ nước ngập quanh năm.

Leave a Reply to CƯỜNG