WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VNCH ngày xưa và nước VN dân chủ tự do trong tương lai

Từ bao lâu nay, Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền xuyên tạc chế độ dân chủ tự do của miền nam Việt Nam trước 1975 là một chính quyền ác ôn, tay sai Đế quốc, hà hiếp áp bức nhân dân. Những người chưa sống dưới chế độ dân chủ tự do của miền nam VN mắc tuyên truyền CS đã có thành kiến xâu, cho rằng Ngụy quyền Sài Gòn chỉ là một chính thể áp bức bóc lột, bán nước, mất lòng dân bị mọi người oán ghét nên đã sụp đổ vào ngày 30/4/1975.

Sự thực thì khác hẳn, Việt Nam Cộng Hòa bên dưới vĩ tuyến 17 trước đây rất hiền, tự do, hiếu khách. Vì quá dễ dãi, tự do không kiểm soát chặt chẽ nên CS mới có cơ hội trà trộn khắp nơi như tại nhà thờ, chùa chiền, trường học và ngay cả trong quân đội và các cơ quan công quyền. Chính vì quá tự do dễ dãi mà Cộng Sản đã đem được nhiều súng đạn và cán binh trà trộn vào Sài Gòn trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Trước 1975 miền nam VN là một quốc gia dân chủ tự do thực sự theo tiêu chuẩn các nước Tây phương, tổ chức theo nguyên tắc phân quyền: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Mặc dù có khuyết điểm nhưng là một nước trong tình trạng chiến tranh, miền nam VN vẫn duy trì được tinh thần tự do, dân chủ, không lợi dụng chiến tranh để trở thành độc tài như nhiều nước khác. Một bằng chứng hiển nhiên ai cũng thấy, trong khi chiến sự diễn ra khốc liệt khắp nơi, người dân vẫn được quyền biếu tình chống Nguyễn Văn thiệu, đả đảo Thiệu-Kỳ, báo chí được tự do chỉ trích công khai guồng máy cai trị không hề bị tù đầy, bắt bớ.

Tôi xin nêu những nét cơ bản của nền Dân chủ Tự do của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, nó cũng giống như các nước tân tiến hoặc như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Dưới đây là những thành quả, những khía cạnh chính mà miền nam VN đã đạt được. Nước Việt Nam tự do dân chủ trong tương lai sẽ chính là mô hình này

Các quyền Tự do căn bản.

Miền nam Việt Nam trước 1975 đã được Hoa Kỳ giúp đỡ trở thành nước dân chủ tự do để hòa hợp với cộng đồng Thế Giới Tự Do.

Tự do bầu cử và ứng cử- Người dân được tự do ứng cử vào các chức vụ chính trị về hành pháp cũng như lập pháp. Cử tri đủ 18 tuổi đều được đi bầu lựa chọn người đại diện tại Quốc hội cũng như lựa chọn người lãnh đạo. Nay trên thế giới còn nhiều nước độc tài, chính quyền không do dân bầu, đó là những chính quyền bất hợp pháp.
Tự do ngôn luận – Từ thời xa xưa tại Việt Nam Cộng Hòa, báo chí được quyền chỉ trích sai trái của chính phủ một cách công khai, sinh hoạt báo chí trước 1975 tự do bình đẳng. Tại Sài Gòn có hằng trăm tờ báo, hầu hết do tư nhân điều hành không bị mua chuộc hoặc bị áp lực theo đường lối của chính phủ. Mặc dù có bị kiểm duyệt để không bị địch xâm nhập tuyên truyền vì đang trong tình trạng chiến tranh nhưng đã được tự do thể hiện ý kiến riêng về mọi phương diện chính trị, quân sự, văn hóa xã hội. Nhiều tờ báo đã công khai chỉ trích những khuyết điểm của chính phủ mà không bị đóng cửa hoặc bị làm khó dễ.

Người dân được nói cái mình muốn nói, được biểu lộ sự phản kháng, biểu tình chống chính phủ, được thành lập đảng phái đối lập, được tự do hội họp, được quyền tự do tư tưởng, được đọc và viết điều mình muốn, sách báo không bị kiểm duyệt hoặc chỉ bị kiểm duyệt hạn chế. Người dân được đọc sách báo nhập từ ngọai quốc trái với tình trạng ngày nay, sách báo ngoài Hải ngoại gửi về bị vất vào thùng rác. Nay trong nước báo chí đều thuộc về nhà nước, chính quyền không công nhận báo chí tư nhân.
Tự do sáng tác – Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ được tự do sáng tác theo cảm hứng của mình, nghệ thuật không bị gò ép trong khuôn khổ. Nhờ tự do sáng tác nên nghệ thuật miền nam đã phong phú hơn miền Bắc. Về văn hóa, miền nam trước 1975 đã xuất bản được nhiều sách giá trị về lịch sử, văn học, khoa học, triết học. Tiếng Việt, văn Việt thời VNCH trong sáng, mạch lạc, văn vẻ nay suy thoái nhiều. Các nhà sử gia, nhà nghiên cứu được vô tư trong biên soạn nên văn hóa miền nam đã phát huy phong phú một thời, sau 30/4/1975 các sách vở in tại miền nam VN đã bị đem đốt hết, ngày nay họ cho in lại nhiều sách giá trị.

Tự do cư trú và đi lại – Người dân muốn ở đâu tùy thích, tùy theo mình lựa chọn, muốn ở tỉnh nào, miền nào cũng được không bị bắt ép như chế độ hộ khẩu của miền Bắc và trong nước hiện nay. Người dân muốn vào miền Nam ra miền Trung tùy tiện chỉ cần mua vé máy bay, xe đò không bao giờ phải xin giấy thông hành mặc dù trong tình trạng chiến tranh.

Tự do tôn giáo – Chính phủ tôn trọng và giúp đỡ các đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo.. hành đạo và mở rộng hơn lên . Nhà cầm quyền không chiếm đoạt, đụng chạm tới tài sản các tôn giáo như đất đai, nhà thờ, chùa chiền… Không xen vào việc tổ chức các tôn giáo và không buộc tôn giáo phải theo chính phủ như hiện tình trong nước hiện nay.

Trong khi đó tại miền nam VN, từ sau 1975 nhiều tài sản tôn giáo như Trung tâm Thanh niên Phật tử, nhiều nhà thờ Thiên chúa giáo bị chính quyền CS chiếm làm trường đảng, cơ quan nhà nước.

Kinh Tế Thương mại

Chính phủ chủ trương kinh tế tự do hay kinh tế tư bản trái với kinh tế chỉ huy của miền Băc hồi ấy. Người dân được tự do bỏ vốn kinh doanh, mở cửa hàng, công ty xí nghiệp. Nhờ tự do buôn bán sán xuất, nhờ giao thương với các nước trên thế giới mà miền nam trước 1975 đã có bộ mặt tiến bộ phồn thịnh. Các khu kỹ nghệ Đà nẵng, Biên Hòa, các nhà máy dệt, viện bào chế… đã sản suất được nhiều mặt hàng tiêu dùng có phẩm chất tốt như vải, lụa, thuốc tây, sà phòng, chăn mền…

Trái với chính sách bế quan tỏa cảng của miền Băc hồi ấy, nhờ giao thương rộng rãi với các nước trong khối Thế giới Tự do mà kinh tế miền nam phồn thịnh hơn trước. Các đường phố, hệ thống đường liên tỉnh được mở mang rộng lớn, giao thông tiện lợi. Sài Gòn và các thành phố lớn đã xây cất thêm nhiều nhà cao tầng, chung cư cho giới bình dân. Sài Gòn và các tỉnh đã tiến bộ mở mang nhiều trong khoảng 10 năm từ giữa thập niên 60.

Về canh nông chính sách “Người cày có ruộng” đầu thập niên 70 đã dần dần xóa bỏ bất công có từ thời Pháp thuộc, chính phủ mua lại đất của các điền chủ, địa chủ để phân chia cho nông dân, đó là cuộc cách mạng ôn hòa giải quyết tệ trạng bất công xã hội. Tình trạng chiến tranh gây thiếu hụt nên miền nam vẫn phải nhập cảng thêm gạo của Thái Lan.

Sau ngày 30/4/1975, bà Dương Thu Hương cán bộ viêt tuyên truyền Cộng Sản vào Sài Gòn đã ngồi bệt xuống đất khóc : Đây là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất, một nước văn minh bị một nước lạc hậu xâm lăng!

Giáo Dục

Nền giáo dục miền nam VN trước đây chịu ảnh hưởng của người Pháp, thi cử khó khăn, nhất là những năm đầu thập niên 60 trở về trước, số thí sinh trúng tuyển thi Tú tài tại Sài Gòn qua các Hội đồng với tỷ lệ thường là 15 %. Văn bằng Tú tài hồi ấy tương đương với Tú tài Pháp, từ những năm 1966 trở đi việc thi cử chịu chút ảnh hưởng Mỹ có phần cởi mở hơn trước nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng Pháp. Khoảng giữa thập niên 60 chính phủ Pháp đã ký với chính phủ VNCH một thỏa thuận theo đó họ công nhận văn bằng tại miền nam miền nam nhất là về khoa học gần tương đương với văn bằng Pháp, về bằng bác sĩ y khoa họ công nhận tới năm thứ 6, bằng dược sĩ tới năm thứ 5, có nghĩa là được công nhận khoảng 90%. Thập niên 60, 70 chính phủ VNCH đã đưa nhiều sinh viên đi du học tại ngoại quốc nhất là Mỹ, Pháp bằng phương tiện tự túc hoặc học bổng. Một ưu điểm của nền giáo dục miền nam VN thời ấy là thi cử rất nghiêm chỉnh, không hề có nạn làm bằng giả, thi dùm như trong nước hiện nay.

Bậc tiểu học hoàn toàn miễn phí, nhà nghèo, nhà giầu đều theo học một trường không phân biệt giai cấp. Tại bậc trung học các trường công lập tuyển học sinh qua thi tuyển công bằng, rất ít trường hợp thiên tư thiên vị. Các trường trung học tư thục phụ giúp chính phủ vì không đủ sức lo cho tất cả các con em. Bậc Đại học tại Sài Gòn đều miễn phí, sinh viên chỉ phải đóng khoản tiền ghi danh nhập học và tiền thi cuối năm. Mặc dù bậc Trung học và Đại học có nhiều trường thu tiền học nhưng cũng vừa túi tiền của người dân. Ngày nay trong nước việc học hành con em trở ngại, các em gia đình nghèo không được cắp sách đến trường vì cha mẹ không đủ tiền đóng học phí.

Năm 1982 trong một cuộc hội thảo tại bệnh viên Vũng Tầu, một bà dược sĩ gốc ngoài Bắc vào đã phát biểu.

“Chế độ Ngụy mà chúng ta đánh đổ nó nhưng nó đào tạo các chuyên viên kỹ sư bác sĩ giỏi hơn chúng ta”

Đó là một sự thật ai cũng phải công nhận vì các giáo sư đại học VNCH đại đa số tốt nghiệp bên Pháp, Mỹ…, Họ đã đào tạo được những người có đủ năng lực. Nền giáo dục miền nam trước 1975 đã đào tạo các chuyên viên khoa học kỹ thuật tương đương với các nước tân tiến, không thua kém gì các chuyên viên tại Pháp

Luật pháp.

Tổ chức xã hội miền nam VN ngày xưa theo đúng các nguyên tắc dân chủ tự do của các nước tân tiến, người dân VNCH đã được luật pháp bảo vệ tài sản tính mạng, có tòa án xét xử có luật sư bào chữa. Các cơ quan an ninh như cảnh sát chỉ được quyền bắt giam tình nghi phạm tội trong vòng 24 tiếng, nếu không có bằng cớ, tới giờ thứ 25 phải trả tự do ngay. Trường hợp phạm pháp, bị can hoặc nghi can vẫn được thuê luật sư bào chữa cho mình. Tôi có được đọc một bài báo xuân từ trong nước gửi ra, người sinh viên CS nằm vùng đã ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông thoát khỏi án tử hình do luật sư tại Sài Gòn bào chữa năm 1973, anh ta chỉ bị tù chung thân, sau 1975 được thả về từ Phú Quốc.

Nhiều người CS đã thoát chết nhờ luật pháp nhân đạo của miền nam VN trươc 1975. Mặc dù có khuyết điểm nhưng luật pháp VNCH, Công lý đã cho người dân được sống bình yên, dễ thở không bị cường hào, cường quyền áp bức như tình trạng chúng ta thấy ngày nay tại VN, chính quyền địa phương cướp đạt tài sản đất đai của người dân một cách trắng trợn, dân oan đi khiếu kiện đầy đường đầy chợ.

Tại Việt Nam sau 1975 các nhà tù mọc lên như nấm dưới danh hiệu trường, trại cải tạo, thực ra chỉ là những trại tập trung khổng lồ theo đúng khuôn mẫu của Sô viết, Trung Cộng để giam giữ con người lâu dài mà không cần xét xử, chỉ một số ít được thả về sớm do hối lộ vàng bạc cho những người có quyền. Con người có thể bị công an nhà nước bắt giam không cần lý do hoặc chỉ là tình nghi. Họ có thể bị giam giữ vô thời hạn, nhiều người bị giam giữ lâu dài, có người lên tới mười mấy năm.

Y Tế

Mặc dù y tế miền nam VN trước 1975 chưa được tân tiến như các nước Pháp, Mỹ, Nhật.. nhưng nhìn chung cũng có nhiều tiến bộ. Thập niên 70 tại Chợ Lớn đã xây dựng thêm nhiều bệnh viện tư như Sùng Chính, Tiều Châu. ..Nhà nghèo nhà giầu đều được chữa trị khác với tình trạng ngày nay trong nước chỉ những người có tiền mới được nhà thương nhận chữa. Mặc dù trước 1975 còn có bất công trong lãnh vực này, nhà giầu có phương tiện được điều trị tại các nhà thương tư chăm sóc tôt hơn, hiệu quả hơn nhưng nhà nghèo cũng được đón nhận vào các nhà thương công như bệnh viện Chợ Rẫy, Gia Định… tình trạng chung các nước là người nghèo chịu thiệt thòi hơn người giầu nhưng Bộ y tế cũng chú trọng tới sự chăm sóc sưc khỏe của đa số người dân, tại các tỉnh đều có Ty y tế và các nhà thương công.

Về phẩm chất bác sĩ, cán sự, y tá đã được đào tạo chu đáo tại các trường Đại học y khoa. Như đã nói trên bác sĩ, y tá VNCH đều dã có tay nghề chuyên môn cao và kiến thức y học vững chắc. Mặc dù còn có khuyết điểm, việc chữa trị tốn kém nhất là đối với gia đình nghèo nhưng chính phủ cũng cố gắng mở mang các nhà thương công và đào tạo thêm nhiền chuyên viên y tế.

Trước 1975 các viện bào chế tại Sài Gòn đã sản xuất được hầu hết các loại thuốc tây cần thiết để chữa trị, phẩm chất tương đương với thuốc của Pháp, đó cũng là những bước tiến bộ đáng kể trong việc tự túc tự cường.

Trong một cuốn phim truyện của VN đã cho thấy những bệnh nhân đau thận vào bệnh viện chạy điện đều phải đóng tiền trước hàng ngày, chữa bệnh theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Vào bệnh viện phải có tiền đóng trước như vậy người nghèo chắc đành chịu chết, cuốn phim cho thấy một gia đình phải bán nhà để chữa bệnh thận và thay thận cho cô con gái là sinh viên. Giữa thế kỷ 21 mà có chuyện bán nhà để chữa bệnh thật là bi thảm.

Đạo đức xã hội

Những năm đầu thập niên 60, miền nam VN là một xã hội có tổ chức nghiêm chỉnh, chịu ảnh hưởng sâu xa của giáo lý Khổng Mạnh, con người có nhân phẩm, gia đình và học đường giáo dục đạo đức luân lý cho con em để trở thành con người tốt của xã hội. Từ giữa thập niên 60 có bị sa xút do ảnh hưởng của ngoại quốc nhưng tựu chung vẫn cón nền nếp. Phim ảnh, văn nghệ đều có kiểm duyệt của bộ Thông tin để ngăn ngừa sự vi phạm thuần phong mỹ tục.

Mặc dù có một số phương diện thoái hóa như mãi dâm, xì ke, ma túy, trộm cướp… do tình trạng chiến tranh song đạo đức xã hội vẫn còn lành mạnh. So với tình trạng trong nước hiện nay, trước cảnh xã hội sa đọa, mãi dâm, băng đảng, xã hội đen.. tràn lan khiến nhiều người bi quan cho rằng nếu chế độ CS sụp đổ thì cũng phải mất ít nhất ba thế hệ mới xây dựng lại được một xã hội lành mạnh như xưa.

Tình trạng chung các nước nghèo, miền nam VN trước đây thường có tham nhũng hối lộ nhưng mức độ người dân còn chấp nhận được không quá đáng như tình trạng trong nước hiện nay. Hối lộ, đút lót tại VN hiện nay gần như công khai, những người về thăm quê hương bị làm tiền ngay khi vừa xuống phi trường. Các quan chức, đảng viên cao cấp hiện là sở hữu chủ những tài sản không lồ gồm nhà hàng, khách sạn, đất đai, xí nghiệp…, họ chuyển ngân những tài khoản lớn ra nước ngoài và cho con cái du học để chuẩn bị “Tẩu vi thượng sách” khi tình hình đòi hỏi.

Trước 1975, tại VNCH có bất công xã hội, phe đảng nhưng tương đối con người còn được hưởng công bằng nó chưa đến nỗi ghê tởm như ngày nay. Khi tài sản tập trung trong tay một thiểu số người gồm các Đảng viên gộc, tư sản đỏ, bà con nội ngoại của các viên chức chính quyền, người dân lao động với đồng lương chết đói sống lây lấy qua ngày. Hố cách biệt giầu nghèo nay ngày càng được đào sâu hơn.

Tại miền nam trước đây, con cái các ông lớn không được ưu đãi gì hơn con nhà thường dân, nay con cái Đảng viên cán bộ được nhà nước cho hưởng ưu quyền đặc lợi gần như công khai. Hố bất công xã hội ngày càng sâu rộng hơn, con quan thì lại làm quan.

Việt Nam trong tương lai

Trước thập niên 90, trên giới có 17 nước xã hội chủ nghĩa nay rút lại chỉ còn 4 nước : Tầu, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, nay phong trào lật đổ các chế độ độc tài tại khối Ả Rập, Phi châu khiến cho công cuộc dân chủ hóa toàn cầu được đẩy mạnh. Ngày 14/7/1789 dân Pháp phá ngục Bastille, đánh dấu ngày tàn của chế độ phong kiến. Nay chế độ độc tài ở nhiều nước trên thế giới đang rơi rụng dần dần, nguyên do thế kỷ 21 người ta không chấp nhận độc tài. Dưới con mắt người Tây phương, độc tài được coi như một biểu tượng của mọi rợ, một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.

Nay người dân tại khắp nơi trên thế giới, cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều đã không chấp nhận chế độ độc tài, người ta “say no” với chế độ mọi rợ này. Chính quyền tại các nước độc tài không do người dân bầu ra chỉ là những chính quyền bất hợp pháp.

Các nhà lãnh đạo CS Tầu và VN hiện còn cố bám víu vào quyền lợi riêng tư của tập đoàn thống trị, của gia đình họ nhưng không thể quay ngược bánh xe lịch sử. Việt Nam sẽ là một nước dân chủ tự do, đó là một tất yếu lịch sử, vấn đề nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự tranh đấu của người dân trong nước, hải ngoại chỉ có thể yểm trợ về mặt tinh thần. Nước Việt Nam Dân chủ Tự do trong tương lai sẽ không phải là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam , cũng sẽ không phải là Việt Nam Cộng Hòa, quốc kỳ sẽ không phải là cờ đỏ hay cờ vàng nhưng kiến trúc của nó sẽ giống hệt như cơ cấu của miền nam Việt Nam ngày xưa. Nước VNCH ngày xưa đã là một nước dân chủ tự do thực sự, cơ cấu của nó sẽ là mô hình tổ chức cho nước Việt Nam trong tương lai.
Nay nhiều người trong nước cho rằng tại hải ngoại những người tranh đấu cho công cuộc dân chủ hóa đât nước để rồi sẽ trở về chia chác hoặc lấy lại quyền hành đã mất. Sự thực không phải như vậy, những người đã di tản ra ngoại quốc lâu năm đa số đã có tài sản, sự nghiệp hoặc nghề nghiệp vững chắc, con cháu họ đều đã thành đạt, sẽ không có chuyện họ trở về sinh sống hoặc chia chác miếng đỉnh chung như nhiều người nghĩ. Sự yểm trợ của người Hải ngoại xuất phát tự lòng yêu nước, tinh thần thiết tha với quê hương dân tộc.

Nước Việt Nam trong tương lai sẽ là một nước Việt Nam tự do theo đúng như mô hình của VNCH ngày xưa vậy.
© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

 

326 Phản hồi cho “VNCH ngày xưa và nước VN dân chủ tự do trong tương lai”

  1. NVTNCS says:

    Vì đâu nên nỗi? Ai đã thắng ai?

    Sự thật của Chiến tranh Việt Nam

Leave a Reply to NVTNCS