WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Thăng Long – Nỗi sợ và Niềm tin

Tôi ra tù được 40 ngày nhưng đã gặp làm việc với các sĩ quan an ninh 5 lần. Lần thứ nhất là vài ngày sau khi về đến nhà, họ gặp để dặn dò tôi cần chấp hành các quy định quản chế.

Lần thứ hai là vài ngày sau khi tôi phát động Phong trào Con đường Việt Nam ra công chúng, một sĩ quan an ninh mời tôi uống cà phê và hỏi tôi đã nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật trước khi phát động Phong trào chưa. Tôi đã trả lời là chúng tôi đã nghiên cứu kỹ từ trước khi vào tù và khẳng định rằng việc hoạt động của Phong trào là hoàn toàn không vi phạm Pháp luật. Anh ấy nhắc tôi nhớ là tôi đang trong giai đoạn quản chế nên đừng để chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Tôi trả lời là tôi đã chấp nhận dấn thân và hiểu rõ những rủi ro mình có thể gặp phải nhưng tôi đã cương quyết đi đến cùng Con đường mình đã lựa chọn. Ngay từ giờ phút này tôi đã sẵn sàng để con và mẹ cho vợ chăm sóc và trở lại nhà tù.

Lần thứ ba là vào ngày 06/07/2012 vừa rồi, một ngày sau khi Phong trào Con đường Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, tôi bị mời lên phường làm việc với 6 người của cơ quan an ninh. Họ quay phim ghi hình và lập biên bản làm việc với thái độ rất căng thẳng. Họ in các tài liệu đã được đăng tải trên blog và web của Phong trào Con đường Việt Nam và yêu cầu tôi xác nhận là tôi đã đưa chúng lên mạng internet. Họ nói sẽ giám định các tài liệu này xem có vi phạm gì không.

Lần thứ tư là vào chiều ngày 09/07/2012, một sĩ quan an ninh, người tham vào buổi làm việc thứ ba, mời tôi đi uống cà phê và nói chuyện với thái độ hòa nhã. Anh ấy nói rằng Phong trào Con đường Việt Nam hãy làm những gì thiết thực cho người dân, đừng như nhiều tổ chức khác cực đoan, làm chính trị salon, chỉ biết hô hào và chống chính quyền. Tôi nói rằng mục tiêu, tôn chỉ Phong trào đã công khai rất rõ ràng và tôi sẽ làm hết sức mình để Phong trào đạt được mục tiêu đó để mang đến lợi ích thiết thực và lâu dài cho người dân. Phong trào sẽ không hướng đến mục tiêu gì khác.

Lần thứ năm là vào ngày hôm kia, 11/07/2012, tôi lại bị mời lên phường có năm người của cơ quan an ninh chờ sẵn. Họ cũng quay phim và ghi biên bản. Lần này họ tập trung tìm hiểu việc các tài liệu của Phong trào đã được chuẩn bị như thế nào, hỏi tôi liệu có những thế lực chống đối đứng sau lưng những người tham gia Phong trào hay không và làm sao tôi có thể tránh để các thế lực này lợi dụng Phong trào để chống chính quyền. Tôi nhắc lại nguyên tắc của Phong trào là mọi người chỉ tham gia bằng tư cách cá nhân và Phong trào không quan tâm là họ có tham gia tổ chức, đảng phái nào không. Sự hoạt động công khai của Phong trào sẽ giúp loại trừ việc ai đó muốn lợi dụng nó để thực hiện mục đích riêng của mình. Cứ để công chúng giám sát thì đâu có ai dễ làm chuyện đi ngược lại lợi ích chung được. Các sĩ quan an ninh còn hỏi tôi rằng, giả sử cơ quan an ninh thấy rằng Phong trào Con đường Việt Nam có nguy cơ đe dọa chính quyền và họ sẽ yêu cầu tôi dừng hoạt động để bảo vệ chính quyền thì tôi có thực hiện không. Tôi đã cương quyết phản đối điều này và nói rằng cá nhân nào làm sai thì người đó phải chịu trách nhiệm, Phong trào Con đường Việt Nam có mục tiêu rõ ràng công khai. Hơn nữa Phong trào này bây giờ đâu phải là của tôi mà là của mọi người. Lần làm việc này kéo dài khá lâu nhưng không căng thẳng, thái độ của họ nhã nhặn và muốn tìm hiểu. Họ còn nói rằng những gì tôi làm thể hiện sự yêu nước.

Sau lần làm việc thứ ba, nhiều người khuyên tôi nên viết lại để đăng tải cho công chúng biết. Nhưng tôi muốn làm việc này sau khi đã đánh giá được mục đích thật sự của cơ quan an ninh khi làm việc với tôi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về điều đó. Bà Aung Sang Suu Kyi đã có một bài phát biểu nổi tiếng đại ý là chính nỗi sợ hãi làm tha hóa những người cầm quyền chứ không phải là quyền lực. Bà nói rất đúng vì đó là quy luật xảy ra ở khắp mọi nơi. Đất nước chúng ta đang bị hủy hoại bởi SỰ SỢ HÃI. Người dân khiếp sợ, chính quyền thì run sợ. Nhưng chính sự sợ hãi của chính quyền là nguyên nhân gốc tạo ra nỗi sợ hãi của dân chúng. Chính quyền sợ bị lật đổ, bị phủ định, thậm chí là bị trả thù nên các cơ quan an ninh đã làm rất nhiều điều khiến nhiều người phải khiếp sợ. Từ sợ hãi dẫn đến ngờ vực, nghi kị lẫn nhau, làm tan rãNIỀM TIN. Chính sự tan rã niềm tin này đã và đang hủy hoại xã hội chúng ta khủng khiếp nhất. Diễn biến cuối cùng của nó là một sự sụp đổ không thể tránh khỏi nhưng sau đó là gì, và liệu đất nước này có thể phát triển tốt đẹp từ đó hay không là một điều chúng tôi luôn trăn trở.

Trong tù, anh Thức luôn nhắc tôi tâm niệm rằng khủng hoảng sẽ chuyển lòng người nhưng điều quan trọng cần phải quan tâm là lòng dân sẽ được định hình bởi một nhận thức tích cực hay tiêu cực. Nếu động lực từ sự hận thù và sụp đổ niềm tin lấn át thì đất nước chắc chắn sẽ lại rơi vào cái vòng lẩn quẩn lâu nay và sẽ không thể ngẩng đầu lên được. Do vậy cần ra tù sớm để phát động Phong trào Con đường Việt Nam để kịp thời tạo ra một nhận thức đúng đắn và tích cực cho xã hội hiểu rõ căn nguyên của những vấn nạn mình đang gặp phải là do thiếu TỰ TINsử dụng quyền con người của mình. Đó là động lực để giúp tôi chịu đựng và làm sao để trở về sớm nhất.

Mà muốn làm cho người dân tự tin thì đừng làm cho chính quyền sợ hãi. Đây chính là triết lý, phương châm của Con đường Việt Nam. Hãy cùng nhau gây dựng lại niềm tin, hòa hợp để cùng nhau xây dựng lại đất nước tươi đẹp. Có người cho rằng tôi ngây thơ nhưng tôi cũng không tin rằng thủ đoạn chính trị sẽ giúp thay đổi đất nước tốt đẹp. Nhân nào quả đó, cho dù hầu hết những người dùng thủ đoạn đều nghĩ mình vì điều tốt đẹp.

Nguồn: Dân Luận

60 Phản hồi cho “Lê Thăng Long – Nỗi sợ và Niềm tin”

  1. Cho dù ông Lê Thăng Long có chuẩn bị trở lại tù với mục đích gì thì chủ trương “Con Đường VN” do ông soạn ra ngay trong lúc ông vẫn còn đang bị quản chế và đã có lần ông được các bác an ninh mời cafe để trao đổi vậy thì tôi không nghĩ có thể sẽ thuyết phục được một tập hợp nhân sĩ trí thức, những người có thể đại diện cho tiếng nói chung để cùng đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do Dân Chủ. Không phải cứ vào tù là sẽ tạo được “niềm tin” để nói thay cho gần 90 triệu đồng bào đang khát khao tự do, dân chủ ở VN?!

    • Thượng Ngàn says:

      ĐÚNG THẾ

      Một con én không làm nên mùa xuân, nhưng phải nhiều con én mới làm nên mùa xuân. Thế nhưng nếu không có con én đầu tiên làm sao có những con én tiếp theo. Cho nên vấn đề cuối cùng vẫn là mùa xuân mà không phải chỉ một con én hay nhiều con én. Mùa xuân của dân tộc và đất nước trong tương lai chính là do toàn thể bầy én đó có tung trời bay lên một cách toàn diện, đẹp đẽ và ngoạn mục hay không. Hay tất cả chỉ có vài con én bay nhưng số còn lại chỉ là những đàn quạ hay các bầy gà,

      NON NGÀN
      (16/7/12)

  2. vong quốc dân says:

    cho rằng anh thật lòng yêu nứớc chăng nữa cũng đã mất lòng tin việc làm của những ai làm chính trị mà đã nhận tội trước côn đồ cs là nhục lắm

    • nguoi gop chuyen says:

      Người tranh đấu chiếm được lòng tin của những người như ông/bà vong quốc dân đây chỉ có thể là những người thất bại. Này nhé:

      Chống đối mà không bị tù tội = đấu tranh cuội
      Bị tù mà nhận tội để thả ra đấu tranh tiếp = hèn, nhục, không xứng đáng để ủng hộ nữa.
      Ở xa xa hô khẩu hiệu, kêu gọi lật đổ CS thì được hoan nghênh, nhưng CS chỉ … cười ruồi và không ai nhờ nghe lời kêu gọi xa xa này mà … lật đổ hết, nên vẫn là thất bại.

      Chống đối bị tù hay bị giết thì đạt được lòng tin của ông bà vong quốc này rồi, nhưng kết quả vẫn là … vong quốc.

      Chỉ từ thua đến thua. What’s a dilemma!

      • THƯỢNG NGÀN says:

        THẾ NÀO LÀ NHỮNG CON NGƯỜI ĐẤU TRANH LÝ TƯỞNG

        Con người đấu tranh lý tưởng là con người đấu tranh có lý tưởng thật và cũng là mẫu đấu tranh có tính cách giá trị thật, phẩm chất thật, tức mang ý nghĩa lý tưởng thật. Đối tượng đấu tranh ở đây không gì hơn là yêu cầu dân chủ, tự do của xã hội, yêu cầu nhân quyền chính đáng, thiết yếu của con người, yêu cầu của một xã hội lành mạnh, trong sáng thật sự, mục đích của nước cường, dân mạnh, mọi người được công bằng, an ninh, có đời sống hạnh phúc, hiểu biết thật sự.
        Như thế con người đấu tranh lý tưởng bất kỳ thời nào, hoàn cảnh lịch sử nào cũng chỉ nghĩ đến kết quả chung mà không phải chỉ kết quả riêng bản thân mình. Trong tính cách như thế thì không bao giờ kèn kựa, chống báng lẫn nhau, mà luôn tương thuận, nhường nhìn, thông cảm nhau hay cùng tranh luận dân chủ và cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau. Những tính cách đó không phải ngay từ khởi sự ban đầu. mà suốt cả tiến trình cũng như khi thành công đã đạt được. Trong ý nghĩa đó, cũng không bao giờ có óc tranh công hay địa vị, óc bè phái riêng hay óc công thần, thủ đoạn riêng tư hoặc mưu mô, lường gạt. Có như thế khi thành công mới không có nạn độc tài, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, tự do xảy ra.
        Cho nên chỉ nhìn vào các hiện trạng ban đầu của một cuôc cách mạng, nhìn vào các biện pháp nó đã thực hiện trong suốt tiến trình đấu tranh, rồi nhìn vào kết quả khi nó đã lên nắm quyền hành chung được, luôn đánh giá đươc tính cách của những con người khởi xướng từ đầu là như thế nào, những người hùa theo, chạy theo, hay bắt buộc phải theo là như thế nào, cuối cùng cả những người người khi đã có chính quyền và chuyền nhau trong tay một cách tùy tiện là như thế nào. Chỉ cần kinh nghiệm về một cuộc cách mạng nào đó, những người sáng suốt sẽ tránh đươc mọi vết mòn cố hữu cho mọi cuộc cách mạng chính đáng hay cần thiết khác.

        ĐẠI NGÀN
        (16/7/12)

  3. Le Binh says:

    Theo ý kiến của tôi ,việc làm quan trọng bây giờ là đòi công bằng xã hội để cứu dân Việt Nam trước đã, phải yêu cầu chánh quyền cs phải xây thêm bệnh viện cho dân, không thể để cho 4,5 bệnh nhân nằm chung giường, phải đền bù công bằng cho người dân bị mất đất,…,chính quyền cs có rất nhiều tiền từ đầu tư , viện trợ, đi vay nhưng chúng không lo cho dân mà đổ tiền vào những tập đoàn tham nhũng xí nghiệp quốc doanh…, phải tranh đấu cho những vấn đề thiết thực trước để người dân hiểu rằng họ có quyền được sống đầy đủ trên đất nước nầy, chứ không phải được sống vì bọn csvn ban thí cho.

  4. Thằng Bờm says:

    _Trích : “Chính quyền sợ bị lật đổ, bị phủ định, thậm chí là bị trả thù nên các cơ quan an ninh đã làm rất nhiều điều khiến nhiều người phải khiếp sợ”. Bài viết cho thấy cơ quan an ninh không làm gì để LTL phải khiếp sợ, suy ra CĐVN của LTL không phủ định chế độ hiện hành. Mặc dù ai đó đã nói CS không thể sửa sai nhưng nếu LTL muốn sửa sai, sao không đợi ngày ra ứng cử chức danh gì đó rồi tha hồ sửa sai. Hay là bày ra CĐVN này để kiếm phiếu của dân ? cọng tác với CS để cười sau lưng THDT, LCĐ, NTT rằng ta là kẻ thức thời ; mấy ông đừng chê ta là kẻ chết nhác.

    LTL mượn người này người kia để dạy đời, nào là sợ hãi, niềm tin, tự tin. Sao trước tòa năm nào 3 điều này LTL bù trớt, không có được nửa điều. Nếu không sợ hãi, nếu có niềm tin, tự tin thì thay vì nhận tội LTL cần dõng dạc : Tôi chấp nhận những việc làm của tôi là sai trái với luật pháp nước CHXHCNVN, nhưng nó luôn luôn đúng với lương tâm của tôi.

    Đã có bạn trên diển đàn này nêu ra vấn đề những còm bênh vực LTL là những cô cậu CAM. Cũng có lẻ đã có quá nhiều người xì xào bản chất Gia-ve của LTL nên phải viết bài này để đánh bài ngửa.

    Buồn cười nhất trong bài viết này là ý tứ nhà nước CSVN sợ hãi nhân dân VN.Nếu biết sợ mà sao xem nhân dân như cỏ rác vậy LTL ? Nếu biết sợ mà sao tác oai tác quái tham nhũng táo tợn thế LTL ?

    .

  5. Người Sài Gòn says:

    Đọc bài “Nỗi sợ và Niềm tin” trên đây, ông Lê Thăng Long có kể chuyện về việc đã 5 lần bị các sỹ quan an ninh “gặp và làm việc”, sau khi ông Long ra tù được 40 ngày. Nhưng nếu như ông Long nói cụ thể về địa chỉ của Trụ sở công an phường cũng như tên và cấp bậc của viên trưởng công an phường đó là gì? Tên của ít nhất 1 – 2 viên sỹ quan an ninh mà ông Long phải làm việc, phải đi uống cà phê chung thì sẽ tốt hơn cho độc giả suy nghĩ, đánh giá.
    Người Sài Gòn.

  6. Thuan says:

    I just can’t feel comfortable

  7. Đọc bài của Lê Thăng Long sao cảm thấy hơi khó hiểu : cs độc tài, gian ác, lưu manh, xảo quyệt, tham lam luôn muốn ngồi trên đàu trên cổ nhân dân VN, luôn muốn áp bức dân lành để tồn tại MÀ MỞ MIỆNG khen một Nhà Dân Chủ có Thành Tích vì Dân Chủ Nhân Quyền của Dân Việt là NGƯỜI YÊU NƯỚC. Chắc là Trời sắp sập rồi đấy Bác Long à! CS và Dân Chủ Nhân Quyền luôn luôn là NƯỚC với LỬA, Nhân loại đã biết mà Bác Long! Vậy nếu Bác Long không phải là cò mồi thì già này xin mạn phép nhắc Bác Long “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm”! Các bậc thức giả nghĩ sao ?!

    • Lâm Vũ says:

      Tôi chỉ xin góp một ý nhỏ: khi CA nhà nước “khen” ai là “yêu nước” là có ý nhắc nhở đừng làm gì tổn hại đến “Tổ quốc”. Mà “Tổ quốc” tức là nhà nước XHCN và đảng CSVN.

  8. Van Vu says:

    Một bài quan điểm rất hay,mong BBT cho hiển thị để mọi người nhận xét…

    Con đường Lê Thăng Long- Một kịch bản hoàn hảo

    Sự kiện ra đời “con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long không phải là một hiện tượng, hoàn toàn không có gì là “sốc” đối với cộng đồng mạng, nếu ta sâu chuỗi sự kiện về toàn bộ hoạt động của Long từ khi bị bắt, xét xử, cải tạo; đồng thời kết hợp với thủ đoạn, biện pháp trấn áp, bắt giam của an ninh công an cộng sản thời gian qua chúng ta sẽ thấy “con đường Việt Nam” hiện nguyên hình là một kịch bản được xây dựng khá công phu, một trong những chiêu trò, mánh khóe hết sức nguy hiểm, toan tính kỹ lưỡng của an ninh công an Việt Nam.

    Chúng ta thấy, một Lê Thăng Long ngay từ khi bị bắt đã sớm bị khuất phục, khi đưa ra xét xử trong năm 2010 Long đã tự bào chữa cho mình, sớm thú nhận tội lỗi, xin khoan hồng của pháp luật cho hành vi nông nổi, thiếu suy nghĩ của bản thân; chính thái độ ngoan ngoãn, biết vâng lời và bị khống chế, sai khiến của an ninh Việt Nam nên Long mới có được bản án nhẹ nhàng và tiếp tục có cơ hội kết thúc sớm việc chấp hành hình phạt cải tạo để được đoàn tụ với gia đình và nằm trong sự nuôi dưỡng, bao bọc của an ninh, nếu không thì làm sao Long có thể dễ dàng được giảm án nhiều đến vậy, rồi tung hoành hoạt động mà không thấy có bất kỳ sự kiểm soát hay các hành động trấn áp thô bạo như các nhà hoạt động dân chủ khác từng gánh chịu như Đỗ Nam Hải, Blogger Điếu Cày….

    Việc ông bố của Trần Huỳnh Duy Thức ra tay bao biện cho hành động nhận tội trước tòa của Lê Thăng Long hay Lê Công Định là được sớm về nhà để tiếp tục sự nghiệp chính nghĩa, việc nhận tội là chính đáng chứ không phải là cúi đầu khuất phục, không hiểu ông thân phụ của anh THDT có hiểu được nghĩa khí của người anh hùng không, những người đã dấn thân tham gia các hoạt động chính trị trong một nhà nước toàn trị tất nhiên đều phải hiểu rằng một khi đã tham gia đều có khả năng “dấn thân vô là chịu tù đầy, là gươm kề cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”, hoạt động của các ông LCD, THDT, LTL là để có sự thay đổi toàn diện từ thể chế, cơ chế đến nguồn lực con người, họ muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, tấm gương dũng cảm huy sinh vì nghĩa lớn, nhưng họ đã không làm được điều này, lời nhận tội và xin khoan hồng của họ như một vết đen xấu xí về nhân cách khó mà tẩy rửa hết được.

    Vậy kịch bản được an ninh công an Việt Nam xây dựng cho vai diễn của Lê Thăng Long sẽ là:

    1. Nắm bắt tâm lý đấu tranh dân chủ quá dễ dãi ở Việt Nam thời gian vừa qua, chỉ cần có người hô hào tổ chức, phong trào này nọ là ngay lập tức lôi kéo được ào ào các nhà dân chủ, các blog tham gia đăng ký, ghi danh; qua những phong trao hô hào kiểu này mà nhà cầm quyền cộng sản đã đưa vào danh sách đen khá nhiều người bị coi là thành phần nguy hiểm hoặc tiềm ẩn nguy cơ và họ sẽ nhanh chóng có biện pháp trấn áp, vô hiệu hóa nếu tình hình xã hội có diễn biến xấu; tiếp đến họ sẽ khai thác, thúc đẩy mâu thuẫn giữa các phe nhóm với nhau và qua đây mà họ nắm bắt, đánh giá được tiềm lực ủng hộ của các tổ chức, cộng đồng người Việt hải ngoại và không biết bao nhiêu trong số này lại trở thành những “chim mồi”, “tai mắt” của an ninh. Đây là những nguyên nhân đã làm thất bại rất nhiều phong trào, tổ chức đối lập trong nước và nhiều thành viên của các tổ chức bên ngoài về nước sớm bị phát hiện, vô hiệu hóa hoạt động; điển hình như Việt Khang trong “nhóm tuổi trẻ Việt Nam yêu nước”, một số blogger như Mẹ Nấm, Nguyễn Xuân Diện, Lê Hiền Đức và những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển, đảo Việt Nam luôn chịu sự chăm sóc đến nơi đến chốn của an ninh Việt Nam, sự mâu thuẫn, đối kháng triền miên giữa các nhà dân chủ trong nước như Hoàng Tiến- Nguyễn Thanh Giang- Nguyễn Thượng Long- Đỗ Nam Hải- Nguyễn Khắc Toàn…, từ nhiều năm nay mà không thể hàn gắn nổi.

    Việc Lê Thăng Long quá hấp tấp, vội vàng cho ra đời “con đường Việt Nam” chỉ sau khi ra tù vẻn vẹn sau 6 ngày tự do cho thấy âm mưu của an ninh Việt Nam là để nắm bắt dư luận, phản ứng của cộng đồng mạng, các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước, qua đó họ sẽ phân tích và đạo diễn vai đóng cho Lê Thăng Long phù hợp với thực tế; nếu càng để lâu, càng im hơi lặng tiếng thì khi hoạt động trở lại sẽ càng làm tăng thêm sự hoài nghi về sự giả dối, làm “chim mồi” của Lê Thăng Long, đến khi LCD, THDT ra tù thì bao sự thật sẽ được phơi bày và khi đó bao công lao xây dựng cò mồi sẽ mất trắng, một nước cờ có phần mạo hiểm nhưng rất cao tay của an ninh Việt Nam.

    2. So sánh vai trò, trình độ thì Lê Thăng Long chỉ là bậc đệ tử, đàn em của Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, nếu “con đường Việt Nam” là thành quả chung của cả nhóm trước đây thì tại sao Lê Thăng Long lại dám hỗn xược, nẫng tay trên trước các bậc thầy, sư phụ của mình; việc phải cho ra đời ngay “con đường Việt Nam” trong lúc này cũng là bước đi đón đầu để ngăn chặn hoạt động của LCD, THDT sau này, bởi lẽ:

    Khi Lê Thăng Long một mình một đường đua, không có đối thủ cạnh tranh thì quá dễ dãi để làm mưa làm gió, tha hồ “nổ”, khoe mẽ bản thân, xây dựng thương hiệu cho mình, lời giải thích của Long cho biết khi ở trong trại giam đã có sự bàn bạc, thảo luận thống nhất với các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức là điều không tưởng, ngay khi được tự do ngoài xã hội thì việc tụ họp với nhau đã rất khó khăn huống chi là khi đã nằm trong sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh- quản giáo, nếu có sự gặp gỡ, trao đổi thì chắc chắn do sự sắp đặt của an ninh để hoàn chỉnh màn kịch mà họ tạo ra cho Lê Thăng Long sau khi ra tù mà thôi. Đồng thời, mọi thành quả nghiên cứu của nhóm một khi được Lê Thăng Long phô diễn, xây dựng hoàn chỉnh, tạo sự đã rồi để khi LCD, THDT ra tù sẽ chẳng còn có vai trò, vị trí gì và có muốn làm gì thì cũng cần phải có thời gian để xây dựng cái mới cho riêng mình, liệu khi đó họ còn đủ sức sáng tạo, dũng khí để làm được những việc làm phi thường như trước đây không.

    Ông bà ta có câu “Giấy rách phải giữ lấy lề”, dù cho con người ta có bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình, cái “thiện” trong mỗi chúng ta, cái nhân cách làm người, không được làm mất trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không biết Lê Thăng Long có được sự dạy dỗ, bảo ban điều này từ các bậc sinh thành ra mình không. Thật đáng tiếc một con người đã từng đấu tranh cho dân chủ tự do lại trở thành con bài, “chim mồi” để hại anh em… Mong sao ý chí đấu tranh đến cùng cho dân chủ tự do của Trần Huỳnh Duy Thức và mong sao Lê Công Định cùng Nguyễn Tiến Trung đừng vấp ngã vào mưu kế hiểm độc này. Nói như nhà văn Nguyễn Trọng Tạo “Một con đường Việt Nam như thế thì ai sẽ đi và sẽ đi về đâu? Đi tù à? Thật là vô liêm sỉ”.

    Sài Gòn- ngày 02/7/2012
    © Nguyễn Giang Tùng

    Nguồn: http://vanganh.info/con-duong-le-thang-long-mot-kich-ban-hoan-hao/

    • nguoi gop chuyen says:

      Chỉ lướt qua comment của lão này. Toàn là những mưu đồ xôi thịt tự lão dựng lên, những cáo buộc vô chứng cớ. Câu chửi cuối bài đúng là xứng đáng cho dạng viết dài dai dở như lão. Sorry!

  9. ĐẠI NGÀN says:

    NIỀM TIN VÀ NỖI SỢ

    Bài viết “Lê Thăng Long – Nỗi sợ và niềm tin” đã giải mã và giải tỏa rất nhiều cho các ý kiến nghi ngờ chung quanh vấn đề “Con đường VN” do Lê Thăng Long minh định hay khởi xướng trong thời gian qua đối với mọi người.
    Thật ra, không phải Lê Công Định, Lê Thăng Long hay Trần Huỳnh Duy Thức mới thiết yếu là những người có thể đưa ra sáng kiến Con đường VN. Trái lại, ý nghĩa Con đường VN có thể bất kỳ ai nếu suy nghĩ đúng hướng cần thiết hiện nay đều có thể đưa ra hay vận động được. Bởi vì ý niệm đó, khi được đưa ra, nó vượt khỏi ngay những người nào tiên phong khởi xướng, mà thành ý nghĩa chung không phân biệt của tất cả mọi người.
    Bài viết trích nguyên văn câu nói của Lê Thăng Long : “Lần thứ tư là vào chiều ngày 09/07/2012, một sĩ quan an ninh, người tham vào buổi làm việc thứ ba, mời tôi đi uống cà phê và nói chuyện với thái độ hòa nhã. Anh ấy nói rằng Phong trào Con đường Việt Nam hãy làm những gì thiết thực cho người dân, đừng như nhiều tổ chức khác cực đoan, làm chính trị salon, chỉ biết hô hào và chống chính quyền. Tôi nói rằng mục tiêu, tôn chỉ Phong trào đã công khai rất rõ ràng và tôi sẽ làm hết sức mình để Phong trào đạt được mục tiêu đó để mang đến lợi ích thiết thực và lâu dài cho người dân. Phong trào sẽ không hướng đến mục tiêu gì khác”.
    Ở đây quả đã có mẫu số chung dưới hình thức nào đó giữa yêu cầu của công an và lời hứa của Lê Thăng Long : làm điều gì ích lợi cho toàn dân và không khiến gây e sợ cho nhà nước hay chính quyền.
    Thực chất, ý nghĩa của quân đội và công an cảnh sát không hề có vai trò quyết định trong chính trị. Bởi họ là công cụ phục vụ, không phải yếu tố chỉ huy hay lãnh đạo chính trị. Quân đội là lực lượng chủ yếu nhằm giữ vững an ninh quốc gia theo yêu cầu điều động của quyền lực nhà nước, công an cảnh sát cũng có nhiệm vụ giữ gìn trị an theo lệnh của quyền hành nhà nước, không phải họ có quyền được vận hành độc lập.
    Cho nên rút lại, thực sự chỉ có hai lực lượng quyết định tối hậu trong xã hội hay trong một đất nước : lực lượng hay sức mạnh toàn dân, và người cầm đầu, lãnh đạo guồng máy chính quyền.
    Song chính trên hai bản lề này mà cánh cửa phát triển hay an toàn của xã hội được mở hay khép.
    Do đó niềm tin giữa hai bên ở đây cũng phải là niềm tin hữu lý, có sơ sở đúng đắn, không thể là niềm tin một chiều, thụ động, mù quáng hay ép buộc.
    Ngược lại, nỗi sợ hãi cũng thế. Bởi có nỗi sợ hãi thì chắc chắn không thể có niềm tin hay chỉ là niềm tin giả dối và giả tạo. Bởi thế nếu có nỗi sợ hãi về công an, cảnh sát, chắc chắn cũng không có niềm tin vào lãnh đạo nhà nước. Đây là điều không thể lấp liếm mà cần phải giải mã tính khó khăn, bạch hóa tính hiện thực, và khắc phục hay giải quyết điều vô lý. Bởi sợ hãi thì không thể nói đến dân chủ đúng nghĩa, không có niềm tin cũng không thể nói đến tự do đúng nghĩa.
    Cho nên, lợi ích cho dân cũng chỉ có nghĩa khi mọi người thiện chí không quyền hành và những người nắm quyền hành nhà nước phải hội tụ nhau một cách tích cực, tự chủ, không phải trái ngược nhau hay chống báng nhau một cách tiêu cực, quá khích hay trong tính cách mánh lới.
    Điều này chắc chắn cả hai bên đều luôn biết rõ, bởi người thiện chí và sáng suốt trong xã hội không phải không đánh giá được mọi thực chất của giới cầm quyền, lãnh đạo. Ngược lại, giới cầm quyền, lãnh đạo cũng không phải không nhận định được mọi tính chất của các ý nghĩa của mọi sự vận động trong nhân dân hay xã hội.
    Nói như thế để thấy rằng mọi sự tuyên truyền một chiều, kẻ cả, mọi sự áp đặt về ý thức chủ quan lên dân, đó là lỗi của giới lãnh đạo, cầm quyền đất nước, không phải là trách nhiệm tuân phục của người dân hay mọi sự vận động tự do, bộc phát trong xã hội.
    Thế nên điều cần thiết đáng nói chính là sự tự do, dân chủ đúng nghĩa và tích cực mà không là gì khác. Chính điều này bảo đảm khách quan nhất cho niềm tin và thiện cảm của dân đối với chính quyền, và đồng thời cũng bảo đảm việc không thể có nỗi e sợ của chính quyền đối với dân. Con đường Việt Nam đúng nghĩa chính là con đường như thế.
    Có nghĩa mọi vấn đề về ý thức hệ, về mô thức chính trị, về đối ngoại chống xâm lăng, về độc đảng hay đa đảng, nhà nước hay giới lãnh đạo, cầm quyền chính trị hiện hữu cần phải thông qua ý chí của toàn dân, không được chủ quan, không được áp đặt, không được một chiều, không được mãnh lới, không được trịch thượng, không được khôn lõi, không được kiểu cha chú, tức không thể theo cách toàn trị hoặc độc tài. Có nghĩa đó phải là con đường hợp nhất với toàn dân, không phải con đường đi riêng, đứng riêng hay con đường khống chế một cách đơn phương và một chiều đối với toàn dân.
    Trên đây chính là cách lý giải một cách hữu lý về Con đường VN hiện tại và mai sau, nhằm đánh tan mọi sự thấu cáy, mọi sự nghi ngại không cần thiết hay chỉ mang tính tiêu cực đối với điều gì hiện tại đang phải cần mang tính tích cực, đa phương, toàn diện, trung thực, bao quát, đầy đủ, khách quan, hiệu quả và thiết yếu nhất. Nên nói chung lại, niềm tin và nỗi sợ nếu chỉ có một bên làm ra, không thể có tác dụng đối với bên kia như đã nói. Đó chỉ là nỗi sợ một chiều và niềm tin theo cách một chiều. Trái lại nếu chỉ có niềm tin do hai bên cùng làm ra, sẽ không có nỗi sợ nào hiện hữu. Còn nếu cả hai bên cùng tạo ra nỗi sợ hãi lẫn nhau, sợ hãi chỉ nhân thêm sợ hãi, đó là xã hội không chân chính, xã hội phản nhân văn. Ngay như việc an ninh của nhà nước cũng không phải là điều gì tối hậu hay tuyệt đối. Bởi điều chính yếu là ý nghĩa, là mục đích, là giá trị của sự an ninh, không phải thuần túy chỉ an ninh là vì cần hay muốn an ninh. Toàn bộ các ý nghĩa đó là do chính bản thân nhà nước phải tự quyết định, không phải do toàn dân quyết định.

    Võ Hưng Thanh
    (14/7/12)

  10. Người San Jose says:

    Mới rời khõi nhà tù 40 ngày.
    Còn đang bị quãn-chế 03 năm.
    Thế mà sỷ-quan an-ninh của Việt Cộng đã hai lần đến nhà mời đi uống cà-phê.
    Giõi thật! Giõi thật!
    Bọn VC trỡ thành cừu non từ khi nào vậy.

    Người San Jose

Leave a Reply to Dân Việt San Jose