Trung Quốc sẽ chinh phục các nước bằng những giá trị gì?
Suốt một thời gian dài, song song với nỗ lực phát triển vượt bực về kinh tế, Trung Quốc ra sức xây dựng niềm tin với các nước láng giềng và thế giới bằng những thông điệp về sự trỗi dậy hòa bình-rằng sự phát triển của một đất nước TQ khổng lồ sẽ không có hại cho ai mà chỉ có lợi cho khu vực và thế giới.
Thế giới đã tin tưởng TQ cho đến những năm gần đây, khi sự tự tin có phần quá đáng vào sức mạnh kinh tế cộng thêm tham vọng trở thành một siêu cường có vị trí quan trọng trên toàn cầu và cơn khát dầu, khát năng lượng đã khiến nhà cầm quyền TQ trở nên chủ quan.
Tự cho là đã qua thời kỳ giấu mình chờ thời, đã đến lúc chứng tỏ cho các nước trong khu vực và thế giới thấy được sức mạnh của TQ, nhà cầm quyền TQ đã thi hành hàng loạt chính sách ngoại giao hung hăng, gây hấn.
Từ những sự căng thẳng, xung đột khá thường xuyên giữa TQ với các nước láng giềng đang có tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển Đông, qua đó bộc lộ cách hành xử ngang ngược cộng với ngôn từ sặc mùi hiếu chiến trên mặt trận ngoại giao, mặt trận truyền thông của TQ khiến cái nhìn của thế giới về TQ buộc phải thay đổi. Hình ảnh một đất nước TQ hòa bình, thân thiện mà các thế hệ lãnh đạo nhà nước này cố công xây dựng trong mấy thập niên vừa qua đã bị sứt mẻ đi nhiều.
Không những thế, bản chất bá quyền, tham vọng bành trướng từ thời Đại Hán xa xưa, cùng với các thủ đoạn dắt mũi dư luận, gây nhiễu thông tin, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, sự xảo trá “nói một đằng làm một nẻo”… mà các nhà nước độc tài nói chung và cộng sản nói riêng rất giỏi, khiến mối họa TQ trở nên nguy hiểm hơn với các nước trong khu vực.
Thật ra, nước lớn nào thì cũng muốn đóng một vai trò quan trọng trên bàn cờ kinh tế chính trị thế giới, thậm chí là vai trò lãnh đạo. Nước lớn nào thì cũng hay hành xử theo kiểu nước lớn, tìm những cách khác nhau để ảnh hưởng, lôi kéo, ràng buộc các nước nhỏ hơn. Nhẹ nhàng, kín đáo thì bằng “quyền lực mềm”-sử dụng con đường kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa… Lộ liễu hơn thì bằng “quyền lực cứng”-sử dụng con đường quân sự, gây chiến tranh, đô hộ, xâm chiếm lâu dài…
Là một nước lớn, TQ, tất nhiên, cũng không là ngoại lệ.
Nhưng vì nóng vội, chủ quan, nhà cầm quyền TQ đã có phần đánh giá sai về nước mình và nước khác. Mà không chỉ nhà cầm quyền, ngay người dân TQ, nhiều người mà tôi có cơ hội tiếp xúc cũng rất tự tin về sức mạnh kinh tế, quân sự của nước mình. Cộng với việc bị “tẩy não” bởi hệ thống giáo dục và truyền thông luôn cố tình kích động tinh thần dân tộc và những tư tưởng sai lệch về sự xuống dốc của Mỹ, sức mạnh đang lên của TQ và TQ sẽ vượt qua Mỹ nay mai, hay việc TQ đang bị Mỹ và thế giới bủa vây, cô lập…khiến người dân có cái nhìn không chính xác về TQ và về thế giới.
Nếu nhà cầm quyền TQ trong thời gian qua có những bước đi sai lầm trong chính sách đối ngoại, nôn nóng muốn chứng tỏ tư cách nước lớn, bắt nạt, o ép các nước khác nhỏ yếu hơn trong những vấn đề có liên quan đến chủ quyền và lợi ích trên biển Đông, thì một bộ phận người dân TQ do bị hướng dẫn dư luận nên cũng đồng tình với chính sách ngoại giao hung hăng, xấc xược, chả coi ai ra gì này. Và khi bị các nước láng giềng nhỏ bé hơn phản ứng, các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn độ…cũng chả ai tỏ ra tán thành, TQ cư xử như thể họ không hiểu tại sao lại như thế. Tại sao thế giới lại oán ghét TQ, tại sao TQ không có bạn, không có đồng minh v.v…
Bởi đơn giản, là nước lớn, đâu chỉ lớn về diện tích, dân số, túi tiền, thậm chí kể cả sức mạnh quân sự-điều mà hiện nay TQ vẫn còn thua xa vài nước khác, nhất là Mỹ.
Là nước lớn, và nếu muốn các nước nhỏ yếu hơn phải “tâm phục khẩu phục” chấp nhận vai trò siêu cường, đàn anh của mình, TQ còn phải chứng minh nhiều giá trị khác.
Về mặt ngoại giao, đó là giá trị của những chính sách ngoại giao thân thiện, cùng chung sống hòa bình với nhau, hai bên cùng có lợi, và trong tư cách một nước lớn càng phải hành xử cho ra nước lớn, có trách nhiệm hơn với những vấn đề chung của thế giới…
Chứ không phải đường lối chính sách ngoại giao “diều hâu” với tham vọng lâu dài là bành trướng bá quyền trên biển Đông, biến cái của người làm của mình, bất chấp mọi cơ sở về lịch sử và pháp lý. Không phải chính sách ngoại giao nói một đằng làm một nẻo, với các nước láng giềng lúc nào cũng tuyên bố phát triển hòa bình, tình hữu nghị anh em…nhưng hở một chút thì lại dở sức mạnh ra đe dọa, lựa thời cơ lại cướp đất cướp đảo của nước khác, lấn ép từng chút một lãnh thổ lãnh hải trong những hiệp định, hiệp nghị song phương…
Với thế giới, lại càng không phải chính sách ngoại giao vô trách nhiệm, không quan tâm đến những vấn đề chung, những quy ước, nguyên tắc chung, sẵn sàng bắt tay, thậm chí che chở, dung dưỡng cho các chế độ độc tài tệ hại nhất miễn là có lợi v.v…
Về kinh tế, đó là giá trị của chữ Tín trong quan hệ làm ăn thương mại với các nước khác, giá trị của những thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tên tuổi và sức mạnh tầm cỡ quốc tế của các tập đoàn kinh doanh lớn, điều mà những nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, thậm chí Hàn Quốc đã xây dựng được.
Trong khi đó nhắc tới TQ người ta chỉ nhớ tới khả năng làm thuê, làm hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng kém, thậm chí độc hại… Không có nước nào lại bị mang tai tiếng nhiều như TQ về chất lượng sản phẩm, thực phẩm, lối làm ăn bất chấp mọi quy ước về đạo đức kinh doanh, quyền sở hữu về trí tuệ/sáng tạo hay hậu quả độc hại cho con người và môi trường…Chưa kể, trong quan hệ làm ăn với các nước thì chỉ biết vơ vét, thu lợi về cho mình, mặc cho nước khác bị thiệt thòi.
Về mô hình thể chế chính trị, cách thức điều hành quản lý quốc gia cho đến những giá trị đạo đức xã hội, TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi TQ vẫn là một nước đang phát triển, dù nhiều tiền nhưng thu nhập đầu người vẫn thuộc loại thấp, một nước độc đảng độc tài đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề nội tại, những nguy cơ bất ổn thường xuyên?
TQ sẽ thuyết phục được các nước khác bởi những giá trị gì khi trong mọi bảng xếp hạng từ chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, thành tựu về nhân quyền, an sinh xã hội, sự an toàn cho người dân, môi trường sống…TQ đều đứng ở những thứ bậc thấp, thua xa các nước tự do dân chủ và phát triển khác? Khi các giá trị nhân văn, đạo đức trong xã hội đã bị cái chế độ độc tài trong bao nhiêu năm bào mòn, hủy hoại?
TQ sẽ thuyết phục được các nước khác như thế nào khi hệ thống mô hình chính trị xã hội của TQ còn chưa chinh phục được chính người Hongkong, người Đài Loan cùng một dòng máu với người Trung Hoa đại lục? Hay người dân Tây Tạng, Tân Cương mà quốc gia của họ đã thuộc về TQ, “là một phần của TQ” theo quan điểm của nhà cầm quyền TQ từ bao nhiêu năm nay?
Ngay cả “quyền lực mềm” đến từ những ảnh hưởng văn hóa từ sách, phim, nhạc…cho đến lối sống, TQ cũng chưa làm được. VN, một nước có số lượng sách tiếng Trung được dịch rất nhiều, có tỷ lệ phim truyền hình TQ chiếm đa số trên các đài trung ương và địa phương, nhưng với đa số người dân bình thường, nhất là giới trẻ, tỷ lệ thích/mê phim Mỹ hoặc phim Hàn, nhạc Mỹ hay nhạc Hàn Quốc…vẫn nhiều hơn, chẳng hạn.
Như vậy TQ sẽ thuyết phục các nước láng giềng, chứ chưa nói đến thế giới, bằng những giá trị nào? Mà khi chưa chinh phục được các nước trong khu vực thì sao đã nghĩ đến chuyện đóng vai trò quan trọng trên thế giới, thậm chí vượt qua Mỹ để lãnh đạo toàn cầu?
Với những lợi thế từ sức mạnh của một nước lớn, dân số đông, có bề dày văn hóa lịch sử phong phú hàng ngàn năm, là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại, sức mạnh ấy của TQ sẽ được khai phóng và nhân lên gấp bội nếu quốc gia này có một mô hình thể chế chính trị tự do dân chủ cho phép mọi giá trị của đất nước, của dân tộc được phát triển mạnh mẽ. Và khi ấy, cộng thêm đường lối chính sách ngoại giao hòa bình, từ bỏ mọi tham vọng về lãnh thổ lãnh hải, một cách tự nhiên, TQ sẽ chinh phục được thế giới mà không cần phải “hùng hổ”, không cần đến sức mạnh quân sự hay túi tiền như hiện nay.
Blog Song Chi (RFA)
THỬ PHÁT HỌA MỘT CÁI NHÌN GIẢN ĐƠN VỀ TRUNG QUỐC
Trung Quốc là nước rộng, dân đông thuộc loại có hạng trên thế giới từ trước đến nay. Thế nhưng ý nghĩa TQ trước mắt nhìn người khác như thế nào cũng là điều đáng nói.
Trước hết học thuyết Khổng tử, Mạnh tử là học thuyết đạo đức chính trị xã hội, một học thuyết hoàn toàn về đối nhân xử thế, mặc dầu rất tốt về mặt đời sống thực tế, nhưng thực chất cũng chỉ có thể đến mức như vậy.
Học thuyết Lão, Trang, là học thuyết xuất thế, mang màu sắc triết học siêu thoát nhiều hơn, song cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh văn chương, chữ nghĩa, khía cạnh tâm hồn, chưa đến mức phân tích sâu xa về ý nghĩa ý thức, tinh thần con người nhiều lắm. Ý nghĩa của Lão Trang cũng chỉ ở chừng mực chiều cao về nhận thức cuộc đời, xã hội thế thôi.
Các mặt phong phú khác như chư tử, pháp gia, cũng chung quy về mặt đời người và xã hội, có nhiều giá trị và ý nghĩa thực tế đấy, song cũng chưa có gì thật bao quát hoặc vi tế hơn.
Về ý nghĩa đạo Phật, tinh thần tiếp thu của TQ rất mạnh mẽ, nhưng tiếp thu là chính, vận dụng là chính, mọi ý nghĩa sáng tạo hay đi xa hơn đều không nổi nét lắm.
Từ thời Đông Châu liệt quốc, đến thời Chiến quốc, rồi thời Tam Quốc, nói chung cũng vẫn là xã hội tranh bá đồ vương, không mang ý nghĩa gì to rộng, cao quý, hay hoàn toàn đặc sắc, cá biệt hoặc nổi nét.
Một dân tộc đông đảo như TQ, nhưng lại bị các nước ngoại tộc bên ngoài nhỏ hơn đánh bại và cai trị dễ dàng cũng như lâu dài, như các triều đại Kim, Mông, Mãn, cho mãi đến khi triều đình nhà Thanh sụp đổ mới chấm dứt.
Tôn Văn là nhà anh hùng tiêu biểu đúng nghĩa của TQ cận đại, song cuối cùng sự nghiệp chính trị to rộng của ông cũng không được tồn tại dài lâu mà phải thất thế và hầu đi đến mai một sau thời kỳ Mao Trạch Đông mang nhiều chất tạp nhạp lên cầm quyền thống trị.
Nếu đất nước Trung Hoa từ trước đến nay không luôn luôn hay thật sự có nhiều những nhà chính trị mang tầm vóc vĩ đại đúng nghĩa của bình diện nhân loại, thì tới Mao Trạch Đông, đó là thứ tư tưởng bát nháo, vừa vay mượn, du nhập ngoại lai không phù hợp, vừa giả tạo và tạp nhạp theo kiểu ma mánh về chính trị nhiều hơn là một đầu óc thật sự khoa học, bao quát, sâu sắc, chính danh, chính nghĩa, hoặc hoàn toàn hay tuyệt đối chính đáng.
Kể từ sau đó, khi Đặng Tiểu Bình xuất hiện, cả đối nội và đối ngoại, thực chất cũng chưa phải đã làm cho TQ thoát ra khỏi vết mòn của họ Mao hay đích thực nở măt, nở mày trên thế giới. Người ta vẫn coi TQ chỉ như một quốc gia bề nổi, xu hướng chính trị giả tạo, vay mượn. Đời sống chính trị nặng phần trình diễn của giới cai trị mà không phải đó là bầu khí chính trị hoàn toàn thực chất, hoàn toàn sáng suốt của toàn dân.
Các chính sách của Đặng Tiểu Bình, thực chất cũng chỉ là những chính sách chữa cháy, vẫn bám vào cái đuôi đã có là chủ thuyết Mao ít một phần mà không là gì khác. Khía cạnh chính trị đối nội và đối ngoại cũng không ra ngoài một bài bản đã có sẳn như thế. Nói chung lại Đặng Tiểu Bình cũng không ra ngoài một di sản nặng nề đã có sẳn, chưa làm gì cho một nước TQ thật sự xứng danh và đúng nghĩa như yêu cầu đích thực cần phải có. Có nghĩa nền kinh tế của TQ từ khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền tuy có phát triển thật sự, nhưng sự phát triển đó vẫn không thoát khỏi sự vá víu, loay hoay, không hoàn toàn nổi nét hay không hoàn toàn ngoạn mục như một đất nước và dân tộc có tầm vóc về quy mô cần đòi hỏi. Chẳng hạn có những mặt nào đó, TQ không thể vượt qua Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc chẳng hạn, không nói gì các nước phương Tây nói chung. Mặt khác, chính sách chính trị của TQ ở đây vẫn luôn là chính sách hỏa mù, hỏa mù với dân và hỏa mù với thế giới. Tính cách hỏa mù đó như thể để bù đắp lai ý nghĩa kinh tế vẫn luôn phải loay hoay, thích ứng mà hoàn toàn chưa thật tính có nguyên lý lối ra đầy hào quang hay ngoạn mục.
Trong ý nghĩa trọn gói đó, rõ ràng tính chất đối ngoại về chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội nói chung của TQ cũng hoàn toàn kéo theo như thế. Cụ thể, các giọng lưỡi sặc mùi non nớt, hiếu chiến, cạn hẹp của các thế hệ mới của TQ cho thấy một kết quả giáo dục xã hội và chính trị quả thật hoàn toàn yếu thấp, xoàng xỉnh, lạc điệu và hết sức tầm thường. Điều đó cũng thể hiện trước đó trong sự xâm chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam bởi TQ, rồi nay là quan điểm đường lưỡi bò được đưa ra hoàn toàn ngông cuồng, giả tạo, cũng những những hành vi mới nhất về biển Đông, sự củng cố căn cứ quân sự ở Hải Nam, việc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa v.v… đều chỉ cho thấy tham vọng thường tình và thấp kém của giới chính quyền TQ. Đó cũng là điều dễ thấy nhất trước kia trong việc TQ hâu thuẫn Khmer đỏ tiến hành chiến tranh biên giới ở Tây Nam và tại biên giới phía Bắc VN nhắm vào VN.
Nên nói đúng ra, cho tới ngày nay, tuy đã từ lâu đứng lên và thoát ra được khỏi sự xâu xé của liệt cường phương Tây vào cuối thế kỷ 19, song TQ vẫn cứ còn cung cách của một anh nhà quê, chưa thật sự hoàn toàn cởi lốt để tham gia vào được đời sống văn minh, hiện đại của toàn nhân loại. Chính sách và cung cách của TQ vẫn chỉ là chính sách và cung cách của một anh nông dân vừa bị áp chế vừa chuyên đoán trong đối nội, về phương diện toàn dân và giới cầm quyền, lãnh đạo, lại vừa tỏ ra tham vọng không chính đáng hay bất chính về mặt đối ngoại đối với thế giới và những nước láng giềng chung quanh.
Nên nói tóm, TQ từ trước tới nay vẫn chưa bao giờ thể hiện như một dân tộc, một đất nước đáng được nễ mặt về nhiều phương diện giá trị đối với thế giới nói chung và đối với các nước lân bang nói riêng. Cái nhược điểm bao quát nhất của Trung Quốc chính là như thế. Và điều này quả thật đáng tiếc hơn là đáng mừng khi công tâm nhìn về Trung Quốc.
ĐẠI NGÀN
(19/7/12)
“Gà lôi sớm mượn oai tố hộ,
Ắt có ngày rớt lốt hổ han.”
TẬP NẾT CỦ.
1.
Tập nết củ bạo Tần in dấu,
Thói tóm thâu Lục Quốc gom vào.
Bạo cường hung hãn xiết bao,
Long trời lỡ đất sóng trào Biển Đông.
Bóng NGHIỆT LONG hô phong hoán võ,
Trương vẫy vi khua mõ mép môi.
Hoàng Sa đỏ máu than ôi,
Trường Sa đứng xác chuyện tồi còn kia.
2.
Tập nết củ trau tria liềm buá,
Thói mác lê ngập nguạ máu đào.
Non dời biển lấn lạ sao,
Rợp cờ hải khấu lao xao thụt thò.
Cướp đảo người khoan hò lấp liếm,
Thò Lưỡi Bò quyết chiếm Biển Đông.
Ó bay xoè cánh thấy lông,
Cá kia lên vọi bày trông vi kỳ.
3.
Tập nết củ ra uy đe doạ,
Xua hải thuyền cướp cá màn đầu.
Thụt đuôi Cá Nóc biển sâu,
Tàu bay hoạ tiễn bắt cầu tiến sang.
Đường hàng hải khó an toàn vẹn,
Sẽ diễn trò chận chẹn tranh ngăn.
Khát dầu tất phải hung hăng,
Chiếu manh giành giựt tơ giăng khắp trời.
4.
Tập nết củ chiều mơi sẽ thấy,
Móng sói hùm giương vẫy bày vi.
Toàn cầu thế giới nạn nguy,
Chim trời cá nước ầm ì động binh.
Tạng Mông Mãn chờ rình cơ hội,
Đảng Quốc Dân ngựa nổi sang sông.
Nghiệp xưa ắt phải trả xong,
Long trời lỡ đất khó mong tự tồn.
5.
Tập nết củ mồ chôn Lê Mác,
Đảng buá liềm xơ xác rã tan.
Cuốn cờ theo gió qui hàng,
Toàn cầu dân chủ vọng vang nhân quyền.
Sao ác lai lời khuyên ác báo,
Đảng gieo sầu màu máu tránh xa.
Bao thời lộng quỷ khiển ma,
Hồ tinh biến hoá đổi tà thành chơn.
6.
Tập nết củ gieo hờn gây oán,
Nợ tình lang dứt đoạn từ đây.
Xưa sao thắm thiết trọn đầy,
Nay sao trở mặt sao mầy vờn sao.
Nét cẩm y hồ màu phai nhạt,
Dáng đào nương tan tác xác hoa.
Sao còn chi nưã tình ta,
Tà tinh lộ mặt xót xa phận đào.
7.
Tập nết củ hồng mao lồ lộ,
Nết gà lôi tố hộ phùng xoè.
Thi Lang going ruổi bày khoe,
Nhe răng Cá Nóc răn đe sẵn hờm.
Biển ngư dân thuyền đơm đánh tiếng,
Độn Tàu Bay hoạ tiễn kỳ binh,
Sao kia chỉ biết có mình,
Hoạ sao tan xác thình lình không hay.
8.
Tập nết củ giỏi tài môi mép,
Thói Tào Man đưa tép bắt tôm.
Lưỡi Bò Chín Đoạn sẵn hờm,
Bá quyền bành trướng to mồn nhặt khoan.
Khắp thế giới họp đoàn lên án,
Cả hoàn cầu thắp sáng ngọn cờ:
DÂN QUYỀN chuyển hoá kết tơ,
Mác Lê liềm buá đến giờ cáo chung.
Sao kia đảng nọ đường cùng !!!
Ước mơ thế giới hoà bình thì lúc nào cũng là một ước mơ nóng bỏng cuả con người lương thiện, nhưng ước mơ đó vẫn luôn là một mơ ước ngoài tầm tay cuả nhơn loại trên thế giới nầy. Sự tranh đấu giửa con người và con người, giưả nước nầy với các nước khác không bao giờ có điểm dừng lại vì sự tồn tại cuả chính nó.
Chinh phục để tồn tại là tính mệnh cuả một Trung Hoa, điều đó vốn đã là một nguyên lý không bao giờ có thể nào khác hơn được. Thường thì sự chinh phục đối tác bằng vào cái cơ bắp nhiều hơn là bằng trí tuệ và tình thương yêu chơn thật. Thế nên, dối trá và bạo ác luôn là một mưu sách chính yếu để chinh phục. Chu trình biến hoá từ chinh phục sẽ đi đến sự tan rã, đó là điều tất yếu không thể nào tránh khỏi qua sự tự huỷ chính nó.
Với tham vọng Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc ở Biển Đông Á, theo thời gian thế nào Trung Quốc cũng sẽ là kẻ bị toàn thế giới nhơn loại lên án, bộ mặt thật bá quyền bành trướng sẽ bị phơi bày trắng trợn trước mắt nhơn loại. Con đường tự cô lập chính mình sẽ dẫn Trung Hoa vào bước đường tự huỷ, hay nói khác đi là tự tan rã ra từng mảnh nhỏ, như lịch sử Trung Quốc đã từng diễn ra sẽ được lập lại mà chẳng thể nào có thể tránh khỏi. Nhất là trong thế kỷ mới cuả nhơn loại, thế kỷ DÂN CHỦ HOÁ TOÀN CẦU. Cho dù nhà cầm quyền CSBK có tự diễn biến chuyển hoá, hay bị chuyển hoá từ dân chúng Trung Quốc đang khao khát dân chủ; e rằng Tạng Hồi Mông Mãn và cả Đài Loan, cũng đã và sẽ đang chực sẵn để tranh giành quyền lợi rất chính đáng cuả họ.
Những động thái phô trương sức mạnh liên tục leo thang cuả nhà CQCSBK hiện nay, vưà đe doạ các nước nhỏ trong khu vực, mà cũng vưà che bớt sự tranh chấp quyền lực và những bất ổn khó tránh được ở bên trong. Khoả lấp bớt đi những lổ hỏng quyền lực, khi có sự chuyển giao mà lúc nào cũng để lộ ra nhiều kẻ hở; những kẻ hở phải có, mà bất kỳ một chính thể độc đảng CS toàn trị nào cũng đều khó tránh khỏi được.
Trong khi đó, áp lực không ngừng cuả Tạng Hồi Mông Mãn lúc nào cũng là một nguồn lực đáng quan ngại nhất cho chính quyền CSBK hiện nay. Xã hội và kinh tế Trung Quốc chẳng khác nào như một hình tam giác mà cái đỉnh đầu chúi xuống đất, còn cái nền tảng thì lại bị chỏng lên trời, bởi vì sự phát triển kinh tế chóng mặt cuả Trung Quốc gần như phải phụ thuộc khá nhiều vào tư bản nước ngoài, từ khâu sản xuất cho đến cả khâu tiêu thụ sản phẩm để tích trữ ngoại tệ cấp yếu không thể thiếu được. Chính vì thế mà Trung Quốc bắt buộc phải mua công trái phiếu cuả Hoa Kỳ, để mong có sự buộc chặt lại với Hoa Kỳ nhiều hơn về kinh tế, áp lực để Hoa Kỳ có thể nhân nhượng phần nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Á. Xét ra cho kỹ, thì Trung Quốc lại phải bị luôn ở thế hạ phong trong cái thế kinh tế liên hoàn nầy, bởi vì đồng đô la thì lúc nào cũng là cái cán cuả nền KINH TẾ THẾ GIỚI.
Thế nên, hung hãn gây hấn liên tục leo thang ở Biển Đông Á, dưới con mắt các nhà nhận định tình hình chính trị trên thế giới; chẳng qua đó là một sự cố vùng vẫy cuả một con ngựa hoang, khi mà cái thòng lọng đã tròng đúng tròng vào chiếc cổ hung hăng bướng bỉnh cuả nó.
Xin trân trọng.