WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng thư ký Việt Weekly nói về “trường hợp báo Người Việt”

Nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên. Ảnh Người Việt

Theo anh, lý do vì sao báo Người Việt đã sa thải một nhà báo kỳ cựu có tiếng như ông Vũ Quý Hạo Nhiên – phụ tá chủ bút của tờ báo này?

Nhà báo Etcetera Nguyễn – Tổng thư ký báo Việt Weekly: Đây không phải là lần đầu nhật báo Người Việt sa thải nhân viên do áp lực của các hội đoàn “chống Cộng”. Vào năm 2008, Hạo Nhiên từng chọn và giới thiệu một bài báo liên quan đến thông tin đối thoại đa chiều, dẫn tới việc báo Người Việt bị biểu tình, chống đối liên tục, kéo dài từ tháng 1-2008 cho tới nay vẫn chưa chấm dứt. Nhà báo Hạo Nhiên lúc đó là Tổng thư ký của báo Người Việt, trước sự cuồng nộ của người chống đối, ông đã bị đuổi việc cùng với Chủ bút của tờ báo. Mãi đến sau này, khi bộ máy lãnh đạo mới về tiếp quản tờ báo, họ đã mời Vũ Quý Hạo Nhiên trở lại, với vai trò Phụ tá chủ bút. Trên cương vị mới, Hạo Nhiên tiếp tục thể hiện quan điểm tự do, chủ trương diễn đàn đa chiều. Tính cách này tiếp tục khiến Hạo Nhiên gặp bất lợi, cụ thể là qua việc đưa ý kiến của một độc giả (bút danh Sơn Hà lên trang “Thư độc giả” để phản biện lại một ý kiến khác trên trang diễn đàn. Ý kiến này có khuynh hướng đối thoại, kêu gọi hòa giải dân tộc và ngay sau khi đăng, tờ báo Người Việt đã bị phản ứng quyết liệt. Sau đó, báo Người Việt đã nhanh chóng đưa ra quyết định sa thải nhà báo Hạo Nhiên lần thứ hai.

Theo tôi, lý do chủ yếu dẫn tới báo Người Việt phải sa thải nhân sự quan trọng một cách chóng vánh là nhằm xoa dịu những người “chống Cộng”, có thể trở thành một nguy cơ lớn, gây thiệt hại về mặt uy tín của báo. Ngoài ra, còn một số lý do nội bộ khác nữa, mà nói chung là để bảo vệ “nồi cơm” của chính báo Người Việt.

Anh có nhấn mạnh tới xu hướng báo chí “đối thoại” trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và cho rằng bất cứ một tờ báo nào cực đoan đều sẽ tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Anh có thể nói rõ hơn về xu hướng này không?

Đối lập lại với khuynh hướng làm báo “bảo vệ nồi cơm” của Người Việt và nhiều tờ báo khác ở hải ngoại, một khuynh hướng tự do ngôn luận, thông tin trung thực khách quan, mở diễn đàn đa chiều,… đã được một số tờ báo, như: Việt Weekly, Phố Bolsa TV, KBCHN, Việt Media Agency,… chủ xướng từ gần 10 năm qua. Xu thế phải đối thoại thẳng thắn, trình bày vấn đề minh bạch trong tinh thần dân chủ, văn minh, ôn hòa do Việt Weekly chủ trương đã thổi một làn gió mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và ở vùng Nam California nói riêng. Tuy nhiên, để theo đuổi tiêu chí này, các tờ báo đã phải trải qua nhiều khó khăn vì bị cô lập, chụp mũ, biểu tình, phá hoại,…

Do xu hướng báo chí đối thoại bắt đầu hình thành, dần dần thuyết phục được cộng đồng kiều bào ở hải ngoại mà những tờ báo theo khuynh hướng cực đoan ngày càng bị thu hẹp thị phần và đánh mất niềm tin nơi bạn đọc

Từ sự việc xảy ra tại báo Người Việt, anh có quan điểm như thế nào về chủ trương “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực thực hiện?

Chủ trương “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay theo tôi là một xu hướng cần thiết. Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm và những khuynh hướng cực đoan không thể mãi tự ép mình vào khuôn khổ thù hằn, cố chấp. Nhà nước Việt Nam cũng đã và đang mở rộng cửa đón kiều bào về nước đầu tư và sinh sống, điều đó cho thấy thiện chí rất đáng trân trọng.

Theo đánh giá chủ quan của anh thì những vấn đề nào ở trong nước hiện nay đang thu hút sự quan tâm nhiều nhất của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nói chung và ở Nam California nói riêng?

Kể từ năm 1995, khi Hoa Kỳ tuyên bố xóa bỏ cấm vận Việt Nam đến nay, chính sách của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi đối với Việt Nam và hiện nay hai nước đang tiến tới những chương trình hợp tác rất quan trọng. Cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ, tuy có những ký ức, quá khứ đau thương khi rời bỏ đất nước ra đi từ năm 1975, nhưng với nhu cầu mới hiện nay, đại đa số người Việt ra đi đã có đời sống ổn định ở hải ngoại. Phần lớn người Việt ở hải ngoại đã có được sự bình tĩnh để đánh giá vấn đề hơn trước. Họ vẫn chưa quên được những nỗi đau, sự mất mát, nhưng với tình hình thực tế là chính sách mở cửa, mời đón kiều bào trở lại thăm quê hương, làm ăn, dựng vợ gả chồng,… sự thông thương qua lại giữa người Việt trong và ngoài nước đã tạo nên một xu hướng hòa hợp, hòa giải dân tộc rất lớn. Về mặt đời sống, người Việt ở hải ngoại rất muốn biết các thông tin ở Việt Nam ra sao? Làm ăn thế nào để thành công, hoặc để tránh thất bại? Mang hàng hóa gì từ Việt Nam qua Hoa Kỳ bán có lời?,… Một số khác, vì nhiều lý do chưa thể về Việt Nam chỉ dựa vào những thông tin từ các tờ báo “chống Cộng”, báo hội đoàn chính trị. Những thông tin từ các nguồn như thế thường bị bóp méo, trình bày tiêu cực, do đó vẫn còn tạo nên những tình huống, sự việc bị kích động.

Tuy nhiên, hiện một số kênh báo chí chủ trương mở rộng đối thoại đa chiều đã dần dần thiết lập các kênh thông tin khách quan phục vụ hàng triệu bà con kiều bào ở hải ngoại. Do đó, có thể nói rằng, suy nghĩ, tâm lý của kiều bào ở hải ngoại hướng về đất nước đang là xu hướng chính, và xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp diễn trong những thập kỷ tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn anh!

Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết) thực hiện

87 Phản hồi cho “Tổng thư ký Việt Weekly nói về “trường hợp báo Người Việt””

  1. minh says:

    Hứa Trung Quân là hạ sĩ trong quân lực VNCH, anh của ông ta là sĩ quan Hứa Trung Lập vẫn chống CSVN.
    Hứa Trung Quân chẳng bao giờ học về nghiệp vụ báo chí, đi làm hãng, bây giờ về hưu , tự dưng đi chơi với đám VW được phong chức nhà báo, cũng sướng chứ nhỉ , lại còn được “thao tác nghiệp vụ” chụp ảnh với các ngài tai to mặt lớn của VC, chứ làm gì hạ sĩ quan bao giờ được như thế?

  2. Haiha says:

    Các nhà báo của vietweekly đều xuất từ chế độ SG cũ, đã từng phục vụ cho VNCH như Hứa Trung Quân, Mạc Chánh Hoà… Nhưng họ nhìn ra sự thật, họ nhìn ra sự đúng sai, họ nói, viết chụp ảnh và vẽ những gì mà họ cảm nhận từ cuộc sống, không bị uốn cong ngòi bút và họ biết đứng lên khi những người khác miệt thị, triệt hạ. Cám ơn VW!

  3. Havu says:

    Những người chống đối nhà nước VN ở Hải ngoại dù sao họ cũng chỉ là thiểu số trong chính cộng đồng mà họ đang sinh sống, điều đó thì quá rõ: các cuộc bầu cử cộng đồng cờ vàng cũng chỉ dưới 10% người đi bầu, trong 10% đó cũng chỉ có vài bác xăng xái di làm cái việc tung hô cờ vàng mà thôi, mà trong số đó, có bác ra mặt để mà kiếm ăn, có bác thì lấy việc sinh hoạt cộng đồng làm niềm vui. Cho nên, cả một cộng đồng, nếu thiếu một hai bác VACOVA chuyên nghiệp là rã đám luôn.

  4. Tu Do says:

    Nhận thức của con người là một quá trình và sự điều chỉnh quan điểm trong quá trình trưởng thành là điều tất nhiên và lành mạnh. Nền văn hóa Việt Nam chúng ta có nhiều điều cực đoan, mà Cuồng tín. Những khuyết tật tâm lý này cản trở sự tiến bộ xã hội và không thể chối bỏ vai trò của chúng trong lịch sử đau đớn của thời cận đại nồi da nấu thịt vừa qua.
    Trừ khi người Việt chúng ta biết tự trọng và tôn trọng để nhìn về nhau, ngồi cùng nhau với sự độ lượng, để tìm cái chung cốt lõi, để chung sống trong sự khác biệt về chủng tộc, niềm tin tôn giáo, tư tưởng chính trị thì xã hội mới thực sự dân chủ, dân tộc mới thực sự vững mạnh sánh vai được với các cường quốc dân chủ. Đạt được như thế thì dân tộc ta đâu còn phải sợ hiểm họa bành trướng phương Bắc!

  5. @BichVan.HaiHa&đồng loại says:

    Tự hát tự khen kiểu Trần dân Tiên.
    Những chữ “anh hùng, dũng cảm…” chỉ dành cho những người vì dân vì nước …, còn những kẻ khom lưng cúi đầu không xương sống đi bằng đầu gối phải gọi là “mặt dầy chịu đấm ăn… phân”. Có ai gọi kẻ mặt dầy mặt mo là anh hùng dũng cảm bao giờ đâu. Thúi quá.

  6. Bichvan says:

    Xem mấy clip phản biểu tình của vietweekly, thấy các anh đầy bản lĩnh, các anh như đứng đầu sóng chống trả sự hung hãn giãy chết của đám cờ vàng lưu vong, có ai làm khổ họ vậy đâu, chính họ làm khổ họ và còn phá hoại đất nước, làm nhục cả dân VN khi tiếp xúc với người bản xứ!

  7. Haiha says:

    Etcetera thật dũng cảm, cám ơn Anh!

  8. minh says:

    Nay nhìn tấm hình đã gây ra cuộc biểu tình chống báo Người Việt cách đây không lâu nhân vụ báo Người Việt đăng bài của Sơn Hào trong những ngày gần đây , phản bác quan điểm của Nguyễn Gia Kiểng vào năm 1999 (sau 13 năm dài suy ngẫm?) , tôi mới thấy làm lạ. Ông Đỗ Ngọc Yến ngồi đầu bàn, dành cho người chủ tọa cuộc họp, 2 bên sau lưng ông là hình Hồ Chí Minh và lá cở đỏ. Nguyễn Tấn Dũng lúc ấy đã là phó Thủ Tướng chỉ ngồi bên hông bàn, tức vài trò lép vế nhiều hơn Đỗ Ngọc Yến trong buổi họp đó .
    Đỗ Ngọc Yến ngồi ở ghế chủ tọa, không thể là người được mời đến trong buổi họp mặt với các quan chức cao cấp của CS?
    Đỗ Ngọc Yến là nhân viên CIA ? Thật không? Nhưng sau lưng ông ta không phải là lá cờ Mỹ hay hình TT Washington mà là lá cờ đỏ và hình HCM?
    Ngô Kỷ còn nói ông ta có bằng chứng mới sẽ cung cấp cho cộng đồng. Đợi hoài chưa thấy ông NK đưa ra?
    Ai là người đã cung cấp những tấm hình Đỗ Ngọc Yến họp mặt với lãnh tụ CS năm xưa, và những bằng chứng sau này cho NK?

  9. Le Thai says:

    Xem ra 37 năm sống trên xứ sở tự do…. những người cầm bút Việt vẫn chưa học hỏi được nhiều về hai chử tự do.
    Thử hỏi Mĩ có tự do báo chí không ?. Tương đối thôi, báo chí tự do trước pháp luật nhưng không hoàn toàn tự do trước ông chủ của họ. Một bài báo thiên tả không thể đăng trên một tờ báo thiên hữu và ngược lại. Người đọc phải đọc cả hai khuynh hướng ấy mới chiêm nghiệm được sự thật. Tuy nhiên dù thiên về đâu thì cũng phải đặt quyền lợi đất nước lên trên hết và tôn trọng cảm xúc của dân chúng. Chúng ta từng thấy khi gặp những đau thương lớn (điển hình như 9/11) báo chí họ biết kềm chế không khai thác những chi tiết có thể gây thêm thương tổn cho công luận, cho thân nhân của nạn nhân, dù những chi tiết đó có lợi cho thương vụ của họ. Đó không phải là vùng “nhạy cảm” như CSVN thường đặt ra để ngăn chận báo giới, mà đó là lương tri của người cầm bút, lương tri tối thiểu của một con người có ý thức trước nỗi đau của đồng loại: không giày xéo lên nỗi đau đó
    37 năm qua, có những tờ báo nhân danh tự do báo chí nhưng lờ tịt trách nhiện khi hành xử quyền tự do đó, người ta viết báo bất chấp cảm xúc của cọng đồng, bất chấp đau thương oan trái của đồng bào quốc nội, bất chấp tủi nhục của đất nước và người ta gọi đó là quyền tự do báo chí. Người ta triệt để khai thác kẻ hở: báo việt ngữ thì nói gì, nói đến đâu cũng không gây hại đến an ninh quốc gia (Mĩ), mà cọng đồng nói tiếng Việt thì không có quyền chế tài họ. Trước dư luận và luật pháp Mĩ họ đóng vai nhà báo bị ức hiếp, nhưng thật sự thì họ tấn công chà đạp cọng đồng không thương tiếc. Đây là điều ma mãnh mà người Mĩ bản địa khó có thể thấu đáo được
    Là nhà báo không thể nói họ không biết những gì đang xãy ra trên đất nước VN, là nhà báo họ dứt khoát phải có thói quen nhìn mặt trái của mọi sự phù phiếm, hoành tráng trong xã hội, là nhà báo họ dứt khoát phải biết dựa trên cơ sở nào để đánh giá chính xác sự phát triển của xã hội… Tóm lại đã là nhà báo thì họ không thể ù ù cạc cạc bảo sao nghe vậy được. Cái thời “bức màn sắt” đã cáo chung lâu rồi, họ không thể giả lú để không biết những oan khiên, ngang trái bất công xãy ra từng ngày, từng giờ ở VN mà hình ảnh thương tâm, tủi nhục đang tràn lan trên xa lộ thông tin mà đến người điếc cũng nghe , người mù cũng thấy…
    Khi anh viết “… xoa diụ cọng đồng chống cọng…” là anh đã mặc nhiên công nhận nỗi đau của những nạn nhân cọng sản là có thật, hơn thế nữa nỗi đau dân oan là có thật, nỗi đau lao nô, dục nô là có thật, nỗi đau mất đất mất biển là có thật, nỗi đau ngư dân bị giết, dân vùng núi bị ngoại nhân đánh đập là có thật… tất cả sự thật đó đến ngay cả nghị viên quốc hội cũng phải nhìn nhận, thế mà trước những nỗi đau đó các anh vẫn trân tráo những điều láo khoét thì đừng nói đến lương tri người cầm bút, đến một chút tự trọng tối thiểu nơi mỗi con người anh cũng không có
    Ca tụng tội ác là tội ác, giày xéo nỗi đau của các nạn nhân cũng là tội ác, truyền bá những ngoa ngôn xạo ngữ của kẻ ác là đồng loã với tội ác, tiếp tay với kẻ ác để quyến dụ những người nhẹ dạ đi theo kẻ ác là đang thủ ác. Những tội ác của CSVN không do người hải ngoại chế ra, mà do những trí thức trong nước lên tiếng, những hành xử tàn nhẫn, vô luân là do dân nghèo trong nước kêu cứu, những tệ nạn tham nhũng, cửa quyền lại do báo chí trong nước “vô tình” loan tải, kinh tế gian dối và ngu dốt là do chuyên gia đánh giá… Báo chí hải ngoại không bóp méo những thông tin ấy vì nó vốn quá méo rồi, mà chính các anh- những con người bị mua- đang cố vo tròn những điều tệ hại mà CSVN không thể bưng bít.
    Sai lầm mà biết nhận sai và sửa lỗi (như Người Việt) là can đảm và thành tâm. Lợi dụng sai lầm của người khác để dậu đổ bìm leo, để đánh bóng mình là việc làm tởm lợm mà đến kẻ thất phu cũng không muốn làm. Đừng đòi hỏi những nạn nhân CS phải cư xử văn minh với các anh khi mà các anh cứ thọc dao vào lưng của họ

  10. Khách says:

    Tự do dân chủ không có nghĩa là phục vụ luận điệu của chê´độ cộng sản là một chê´độ vi phạm nhân quyền.

    Đảng cộng sản Pháp, Mỹ không đàn áp và gây tội ác vơí nhân dân, thì khác . Còn đảng cộng sản Đưc´ thì có gây tội ác vơí nhân dân. Cho nên ngày nay ở Đưc´ cũng không châp´ nhận tuyên giáo cho chê´độ cộng sản SED .

    Mâý ngươì Việt thân cộng hay lạm dụng sự hiểu sai về dân chủ .

    Dân chủ không có nghĩa là anh tha hô` rãi tràn lan propaganda sai trái cho chê´độ cộng sản đã vi phạm nhân quyền và gây nhiêù tội ác vơí nhân dân anh.

    • Timsuthat says:

      Đồng ý. Ở dân chủ thực sự như Mỹ và Pháp, đảng CS chỉ là một đảng chính trị như tất cả các đảng khác, KHÔNG CÓ VÕ TRANG, không dùng bạo lực để thủ tiêu người không cùng chính kiến hoặc buộc họ theo mình.

      Tại sao những người tị nạn CS phải chấp nhận những chính kiến từ thành phần đã gây ra lý do khiến họ phải bỏ VN ra đi trên những báo chí này, khi những báo chí này claim là phục vụ cộng đồng VN trước đây (mà đại đa số là tị nạn CS)? Một kiểu treo đầu heo bán thịt chó?!

      Các báo chí này có quyền thay đổi chính kiến, và người tị nạn có quyền phản đối và tốt nhất là tẩy chay.

      Nếu những chủ báo này có tính trung thực, thì hãy tuyên bố chính kiến rõ ràng minh bạch để người mua, người đọc biết và tự quyết định. Đừng mập mờ như thứ nằm vùng trước đây và gây một thứ “hành hạ tinh thần” khiến họ phản ứng khắc nghiệt. Theo kinh nghiệm người tị nạn với ĐCSVN, “trung thực” chưa bao giờ là phương cách họ làm việc!

Leave a Reply to Khách