WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chân dung và chân tướng

- Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

Huỳnh Nhật Hải

-Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

Huỳnh Nhật Tấn

 

Cách đây chưa lâu, hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã cho xuất bản cuốn Phác Hoạ Chân Dung Một Thế Hệ. Theo báo chí nhà nước đây là “một hồi ký đậm chất  văn chương của hai con người đã từng sống, từng viết và từng tranh đấu trong các đô thị miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” và tác phẩm đã “đưa giấc mơ đẹp của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

“Giấc mơ đẹp” này của hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật (chả may) lại là ác mộng của một người làm thơ khác, cùng thời:

“tôi sống yên ổn với những việc làm hàng ngày của mình
không định được ngày mai
có một đồng để mua cho con nửa cái bánh tráng hay hai
cái kẹo gừng
có hai đồng cất dưới chân đèn trên bàn thờ
lỡ khi hết dầu thắp tới bữa thiếu ruốc hết bột ngọt
mả cha cuộc đời quá vô hậu
cơm không có mà ăn
ngó lui ngó tới không biết thù ai
những thằng có thịt ăn thì chẳng bao giờ ỉa vất”

lâu ngày tôi thấy quen đi
như quen thân thể của mình
tiếng ho gà nửa đêm của những đứa bé chưa đầy hai tuổi
buổi chiều không có cơm ăn
những con ruồi ăn nước mũi khô trên má
những đứa đau quan sát những con chuột
chết lòi ruột ở bến xe đò
những tiếng cha mẹ vợ chồng anh em
con cái chưởi bới la hét trong bữa ăn
người điên ở trần đứng làm thinh
giữa trời mưa ngoài chợ
những ngày hết gạo hết tiền hết củi
muối sống không còn một hột của tôi
những trách canh rau khoai tháng năm không có bột ngọt
hai mắt tôi mở to
đầu tôi cúi thấp
miệng tôi há ra
những lá khoai nhám và rít mắc vài hột cơm
dồn cứng chật cuống họng

(Trần Vàng Sao – Người Đàn Ông 43 Tuổi Nói Về Mình)

 

Toàn bản bài thơ thượng dẫn vừa được đăng lại trên trang Quà Tặng Xứ Mưa, vào hôm 11 tháng 6 năm 2012, với đôi lời giới thiệu (rất buồn) về tác giả:

Nhà thơ Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính) ở Đường Tuy Lý Vương, Phường Vỹ Dạ, Huế là nhà thơ nổi tiếng với bài thơ ‘Bài thơ người yêu nước mình’. Giữa lúc phong trào ‘xuống đường’ ở Huế những năm 1965-1968 đang rầm rộ mà dám lấy bút danh ‘Trần Vàng Sao’ là rất ghê gớm. Thế mà ,năm 1988, ông có bài thơ ‘ Người đàn ông 43 tuổi nói về mình’ in ở Tạp chí Sông Hương đã gây nên cuộc cãi vã náo loạn ở Huế. Cán bộ chính trị, các ‘nhà văn đỏ’ đua nhau suy diễn chính trị , phán xét. Đài phát thanh, báo đảng địa phương đăng nhiều bài viết chửi rửa nhà thơ, họ ‘phỏng vấn’ cả các bà tiểu thương chợ Đông Ba để tố cáo nhà thơ . Trên diễn đàn họ gọi Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ ( Tổng biên tập TC Sông Hương) là ‘bọn tay sai của địch…

Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia cho biết chi tiết hơn:

“Trần Vàng Sao sinh ở Thừa Thiên – Huế, năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về về cái gọi là ‘hậu phương xã hội chủ nghĩa’ đó và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác ông không còn được coi là con người mà đã thành ‘một con vật, một con chó, theo như Hồi ký ‘Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)’ sau này của ông.”

 

Nguyễn Đính Trần Vàng Sao, ảnh chụp 3-2012. Nguồn ảnh:ngominh.vnweblogs.com


Tập hồi ký này có thể đọc được ở diễn đàn talawas. Xin trích dẫn lại vài đoạn ngắn:

Thứ Ba, ngày 31.10.1978
Mong có một bữa cơm không, ăn với cá, cá vụn, với muối và một chút ớt.

Thứ Hai, 22.07.1979
Nhà cứ không có gạo hoài. Có nửa lon, một lon dành cho Bồ Câu. Phải bới sắn non, nhưng chỉ vài ba bữa, còn thì quá non. Hay chưa có được gạo. Giấy trả về làm việc từ 1.6. Chúng mày không có gạo thì chúng mày đói chứ tao có đói đâu.
Gạo.
Bây giờ ai cũng chỉ mong, không phải bữa nào cũng cơm mà sắn cũng được, mỳ hột cũng được. Miễn là dộng vào cho đầy cái dạ dày. Ước mơ của thiên hạ thì cũng đơn giản thôi: làm sao bữa nào nồi cũng đầy cơm, đầy tràn ra, đến nỗi hôi khói. Có cơm ăn với chi cũng được, với muối, nước mắm thì tuyệt rồi. Người ta không ao ước gì hơn nữa. Không có mơ ước, không có hy vọng.
Và không ai dám nói ra những suy nghĩ của mình về chế độ, thậm chí những suy nghĩ của mình về một người thứ ba cho một người thứ hai nghe. Người ta phải nói láo hoặc nói nhỏ. Kinh khủng thật. Thành ra có một không khí chính trị giả dối trong dân chúng. Nhưng mà chưa ai chết ngay cho. Có người nói: không chết tươi ngay mà chỉ chết mòn, chết dần

Phần đời (“vô hậu”) này của Nguyễn Đính gần giống như hoàn cảnh sống cơ cực của Nguyễn Hữu Đang, sau 15 năm tù, qua cảm nhận của Phùng Cung:

Gót nhọc men về thung cũ

Qùi dưới chân quê

Trăm sự cúi đầu

Xin quê rộng lượng

Chút thổ phần bò xéo cuối thôn

Phùng Quán cho biết thêm là Nguyễn Hữu Đang phải sống nhờ vào… rắn rít và cóc nhái! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (“Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Nhớ Phùng Quán. Ngô Minh và nhiều tác giả. Việt Nam: Trẻ 2003, tr. 474).

Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) như thế? Một trong những nguyên do – có thể nhìn thấy được – là vì ông đã không chịu chấp nhận sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN:

“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”

“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…” (Nhân văn số 4, phát hành ngày 5.11.1956).

Sáu năm sau, vào năm 1961, “người ta đã trắng trợn vu cáo” Nguyễn Hữu Đang là gián điệp. Mười hai năm sau nữa thì đến lượt Nguyễn Đính bị vu cáo là CIA:

 “Khi ra Bắc, ai giao nhiệm vụ cho anh? Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ gì? Anh đã gặp ai, ở đâu, bao giờ? Anh đã tổ chức họ như thế nào? Công việc của anh hiện nay đã tiến hành đến đâu? Anh phải nói thật, nói hết, không được giấu giếm. Sinh mạng của anh là do nơi sự thành khẩn của anh quyết định đó...
“Chúng tôi biết hết những việc anh làm, nhưng chúng tôi muốn tự anh nói ra hết. Vì chỉ có như thế, anh mới hưởng được lượng khoan hồng của Đảng.
..

“CIA giỏi thật, cài anh ta vào sâu đến như thế”.

Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đính đều đã trải qua nhiều năm tháng não nề, ê chề, và cay đắng. Họ bị chôn sống nhưng nhất định không chịu chết. Hai ông, nói nào ngay, chỉ là hai nạn nhân tiêu biểu – của hai thế hệ kế tiếp nhau – đã dấn thân vào cuộc cách mạng vô sản (và vô hậu) ở Việt Nam.

Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Trần Dần, Trần Duy, Phan Khôi, Dương Bích Liên, Hữu Loan, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu… đều không còn nữa nhưng tâm cảm trân trọng  và qúi mến của mọi người dành cho họ chắc chắn sẽ còn lâu. Thế hệ của Nguyễn Đính (e) khó có nhận tình cảm tương tự. Sự nông nổi, ồn ào và lố bịch của nhiều người trong bọn họ khiến cho tiên hạ cảm thấy khó gần!

Dù vở kịch cách mạng đã hạ màn từ lâu, họ vẫn làm bộ như không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra, vẫn cứ xưng xưng coi đó như Một Thời Để Nhớ, vẫn kịch cỡm viết sách tự phác hoạ Chân Dung của thế hệ mình và mô tả là tác phẩm đã “đưa giấc mơ đẹp của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

Họ cố tình quên rằng chính hiến pháp của hai chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy non trẻ và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ cho họ được sống như những con người, với những quyền tự do tối thiểu, để có được “những hình ảnh khí phách” và “những tháng ngày sục sôi” – thay vì bị đạp vào mặt chỉ vì đi tuần hành biểu lộ lòng yêu nước, như hiện cảnh.

Không ít kẻ thuộc thế hệ Nguyễn Đính đã được choàng vào người những vòng hoa (giả) và họ cứ thế mà đeo mãi cho đến cuốn đời. Tội!

© Tưởng Năng Tiến

8 Phản hồi cho “Chân dung và chân tướng”

  1. Xin chỉ điểm:Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật là hai anh em ruột.THDV tên khai đi học tại ĐH SP Huế là Nguyễn Văn Bổn.Còn NĐN quên rồi.Đông Nhật : Ôi là mặt trời phương đông.

  2. NTBuông says:

    Huỳnh Nhật Hải

    “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam ”

    Cám ơn ông . Nếu những người trong cùng hoàn cảnh , cùng cất được tiếng nói như ông , chắc có lẽ ngày vui dân tộc sẽ không xa .

    Tôi không mong họ xuống đường tranh đấu , như họ đã làm đã góp phần dập tắt ngọn lửa dân chủ với tình người vừa nhen nhúm ở miền Nam . Chỉ mong họ biết nói lên tiếng nói của lương tâm , hơn là mỗi năm tập hợp hùa nhau tưởng nhớ một thời mà miền Nam đã để yên cho họ tung hoành

    Nếu tôi gọi họ là một lũ hèn , chắc không có gì là quá đáng .

  3. TT las vegas says:

    Những kẻ khác của thế hệ Nguyễn Đính nếu không tự biến mình trở
    thành những con trừu ,con vẹt thì số phận họ cũng chẳng khác nào
    Nguyễn Đính.Có lẽ Nguyễn Đính Trần vàng Sao thiếu sự chuẩn bị cho
    mình để trở thành một người cộng sản.

  4. NON NGÀN says:

    TỘI THAY CHO NHỮNG CON NGƯỜI

    Những con thú trên ngàn
    không bao giờ bị cột chặt vào nhau
    Trừ phi chúng bị con người đánh bắt
    Xỏ xâu, cột chùm, để mang về giết thịt

    Bởi đời sống của loài thú là tự do
    Bởi đời sống của loài thú là độc lập
    Con chim bay trên trời
    Con cá bơi dưới nước
    Loài thú hoang lẩn khuất trong rừng sâu
    Chúng luôn được tự do, độc lập
    Bởi trời đất vốn đã ban cho chúng
    Một thân phận thật tuyệt vời như vậy mà thôi

    Nhưng đó không phải là thế giới của loài người
    Vì thế giới của loài người luôn luôn có tổ chức
    Càng tổ chức cao lên con người lại càng độc đoán hơn lên
    Mà càng độc đoán nhiều, con người lại càng dã man
    Hơn cả đời sống vốn vẫn tự do của loài muôn thú

    Dã man không phải như kiểu bắt giết thú rừng
    Mà dã man do cột chùm con người lại với nhau bằng quyền lực
    Mọi người ai cũng phải sống theo kiểu ngủ dòm
    Giả đò ngủ nhưng tâm hồn thì vẫn luôn cứ thức

    Ngủ chỉ bởi lẽ không hề lên tiếng
    Còn thức tức là không thể nhắm mắt cốt để canh chừng
    Canh chừng từng người bên cạnh của mình
    Bởi không khéo có nói hớ ra điều gì là hoàn toàn nguy hiểm

    Mọi cá nhân cần sống an toàn
    Thảy xã hội cần sống an toàn
    An toàn để chỉ nhằm được tồn tại
    Đó cũng là lý do để trong xã hội mọi người đều phải hoàn toàn sợ hãi lẫn nhau
    Một xã hội như thế quả thật chỉ hoàn toàn vô nhân và nô lệ

    Nhưng đâu phải mọi người chỉ có bó buộc phải ngủ dòm
    Ngược lại vẫn có những người luôn luôn thức
    Những con người tỉnh táo đó vẫn luôn luôn cùng thức với nhau
    Thức chỉ vì họ vẫn say mê khẩu hiệu và say mê một lý tưởng của cuộc đời

    Những khẩu hiệu hoàn toàn không phải do họ tự tạo ra
    Mà thật tình như chỉ do từ đâu trên trời dội xuống
    Cũng có khi thật sự chỉ từ một lý tưởng mù mờ nào đó
    Hay từ một nhu cầu quả nhiên không có thật trong cuộc đời
    Nhưng nhưng người vẫn không thể nào biết ra
    Hay cũng không thể có quyền muốn nhận được ra

    Song chính từ những khẩu hiệu đó mà họ buộc phải hăng say chiến đấu
    Cùng hăng say thúc đẩy vai kề vai chiến đầu với nhau
    Đến nổi nhiều lúc phải hi sinh ở mọi chỗ, mọi nơi mà không hề lùi bước
    Vì àm thế nào lùi bước khi sau lưng bị khống chế
    Làm thế nào lùi bước khi trước mắt cứ toàn là lấp lánh hào quang

    Đấy từng lớp lớp người tất phải chịu hi sinh
    Từng lớp lớp tất phải cứ dồn cục vào nhau
    Thúc đẩy cùng hi sinh không tiếc gì mọi thứ
    Con đường chỉ có một chiều để tiến lên chính là như thế
    Đấy là con đường họ không thể chuyển ngược hay lội ngược dòng

    Nhưng cuối cùng rồi mọi điều tất cũng phải qua đi
    Bởi trong thế gian nào có điều gì là hoàn toàn vĩnh cửu
    Và mọi vật đều cũng sẽ phải khởi đầu trở lại
    Chỉ có quá khứ ngày xưa là mãi mãi phải qua luôn

    Tất cả những gì rồi cũng chẳng ai nhớ mãi cả ngàn năm
    Bởi có những lớp người mới luôn luôn tới thay vào bất tận
    Xã hội rồi ra cũng có khác gì như một cái chồi mầm lớn lên chầm chậm
    Nhưng khi đã lớn lên rồi thì mọi cái khác đều cũng đã qua đi

    Nên thật uổng phí thay cho những con người
    Đãc mấy thuở mấy khi trong cuộc đời mình
    Họ đã biết được những gì họ cần phải biết
    Bởi họ sống mà đã không còn là chính họ
    Nhưng chỉ như những chiếc máy đã được cài dây
    Hay những máy xoay đã được vặn cốt đủ cả rồi
    Và cứ vậy xoay hoài cũng như cứ cắm đầu lao về phía trước
    Để tới lúc tất cả đều chỉ tan thành mây khói
    Họ cũng có còn sống đâu để biết là làn khói của cuộc đời

    Đời là vậy và phần lớn người đời thường cũng chỉ vậy thôi
    Thật quả đáng thương biết bao nhiêu cho thân phận con người là như thế đó
    Sống lừa dối nhau lẫn nhau mà có lẽ cũng chẳng bao giờ hối tiếc
    Bởi vì khi hối ra thì họ cũng đã chết mất cả rồi

    Quả thật tệ hơn cả những loài thú ở trên rừng
    Những loài thú tuy hoang nhưng lại được độc lập, tự do giữa nơi hoang dã
    Song con người là thế và tại sao cuộc đời lại là như thế
    Khi chỉ đối trị nhau bằng toàn các khẩu hiệu tuyên truyền theo kiểu vật vờ
    Các quyền lợi nhỏ hẹp, riêng tư, cùng khập khễnh lẫn nhau
    Hay cả đến việc nại ra, hoặc chỉ nhân danh những lý tưởng vu vơ hoàn toàn hoang tưởng

    NGÀN KHƠI
    (23/7/12)

    • Cú Nhầy says:

      Excès de zèle…

      Chà, Ngàn Khơi tu…ngàn kiếp, từ con khỉ đột nên người,

      nên nhớ về rừng ghê ghê ta. Lấy thú so với Ngàn Khói ?

      Thơ…cú dài ngoằng ngoẵng, xin mời lực sĩ marathon đọc
      giùm…đứt hơi…hắt hơi…ra vè he he.

      • NGÀN KHƠI says:

        LÀM THƠ

        Ta làm thơ như thể chạy đương dài
        Muốn ngừng nghỉ lúc nào mà chẳng được
        Khi ngừng nghỉ chẳng phải là mệt nhọc
        Mà có nhiều nẽo khác để rong chơi
        Ta làm thơ là cốt để khuây đời
        Chẳng phải để khoe thơ mình cũng khá
        Thơ chỉ là thú chơi riêng có gì đâu mà lạ
        Đâu phải kiểu nhà thơ khoe mẻ chuyện làm thơ
        Ta sống giữa trần gian vẫn ưu ái với đời
        Bởi lẽ đó mà thơ ta thường cũng vậy
        Thơ nói về đời chỉ như rút đồ ra trong túi
        Mỗi khi vui lại ngồi đó rút hoài
        Đâu phải như kiểu người rặn mãi mới ra thơ
        Thơ ta khác chi như mây trời gió núi

        NON NGÀN
        (26/7/12)

    • Em VN says:

      Em thích nàm thơ con. . .c. .Cóc

      Non Ngàn quá đúng thì là
      Bác Triết đã nói canh. . .dùm Cu Ba
      Cu Mẹ thì ngũ gật gà
      Cu Ba thức dậy. . .Má liền thấy Phê!
      Ngày xưa hoang dã hết rồi
      Thế kỷ hai mốt Triết đà Văng Manh
      Trời cao biển rộng bao la
      Canh chừng, dòm ngó, chỉ là Việt Nam
      Bà con thiên hạ chu choa !
      Ngó, dòm như thế tui nàm thao Phê!
      Thơ Em thuộc loại gà mờ
      Ý thì hết sạch lời thì. . .bí luôn
      Giời ơi! Ơi hởi trời ơi!
      Non Ngàn hãy giúp hay là hiếp ( help ) Em ! ?

  5. Con cháu Họ phải đòi nợ, phải cố đòi nợ, phải kiên trì đòi nợ, phải biết cách đòi nợ, phải trực diện đòi nợ, phải tìm cách đòi nợ, phải có kế hoạch đòi nợ, phải đổ máu ra mà đòi nợ, phải truyền đời mà đòi nợ … “Nợ máu phải trả bằng máu” đó là lẽ công bình của loài người in the world, phải không thưa các “đồng chí”?!!!

Phản hồi