WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về Quan hệ nhân quả

4. Nhất thiết kết liên nhau giữa nguyên nhân và kết quả. Ðiều này được hàm ý trong ngôn ngữ bình thường của chúng ta khi nói rằng có kết quả thì phải có nguyên nhân. Dường như mối kết liên này được chứng minh bằng thực tiễn khoa học vốn lấy sự nhất thiết đó làm căn bản dự báo của nó. Khi tôi nói rằng các ý tưởng trong tâm trí của tôi chỉ tới sự hiện hữu của các đối tượng ngoại tại, tôi thật ra có ý nói rằng ý tưởng ấy như một kết quả phải có một nguyên nhân và rằng nguyên nhân ấy là cái gì đó khác với ý tưởng ấy.

Tóm lại ta thấy ý tưởng quan hệ nhân quả được Hume chiết ra thành các ý tưởng có tính thành tố: – (1) gần kề nhau; – (2) nối tiếp nhau; – (3) truyền lực cho nhau; – và (4) nhất thiết kết liên nhau.

Lấy kinh nghiệm làm cơ sở

Nếu một ý tưởng phức tạp có giá trị thì các ý tưởng hiệp thành nó đều có giá trị một cách riêng rẽ. Chúng ta đã thấy rằng không ý tưởng riêng biệt nào được chấp nhận là có giá trị nếu nó không đặt cơ sở trên kinh nghiệm; nó phải cho thấy cái ấn-tượng-giác-quan (sense-impression) gây nên ý tưởng đó.

Trên cơ sở ấy, có thể lập thành các ý tưởng (1) gần kề nhau và (2) nối tiếp nhau vì chúng ta có thể quan sát nguyên nhân và hậu quả trong sự tiếp xúc cụ thể của chúng, thí dụ trường hợp cục đá với cửa kính, viên đạn với lồng ngực, và có thể thấy chúng nối tiếp nhau trong sự chuyển động của hai trái bi-da. Bằng một cuộc kiểm tra thực nghiệm, cảù hai thành tố (1) và (2) trong tình huống quan hệ nhân quả ấy đều có giá trị và có thể được chấp nhận là chính xác.

Cuộc kiểm tra thực nghiệm ấy sẽ không hữu hiệu đối với hai thành tố còn lại, đó là (3) truyền lực cho nhau và (4) nhất thiết kết liên nhau. Chưa ai có khả năng thấy sự truyền lực từ nguyên nhân sang kết quả, cũng như chưa ai thấy chúng nhất thiết kết liên nhau.

Chúng ta có thể bác bỏ ý tưởng truyền lực vì nó chỉ có tính suy ra, dựa trên các hoạt động của con người khi chúng ta, bằng hành động của ý chí, dường như đã sản sinh các hành động như thế, thí dụ nhấc cánh tay của mình lên hoặc dời vật chướng ngại ra khỏi lối mình đi.

Hume phản bác rằng hoạt động ấy cũng là hoạt động, và nó cho thấy nó không thể là cái đúng với vẻ ngoài của nó; nhưng tạm thời lúc này, khía cạnh đó của vấn đề nằm ngoài tâm điểm của cái đang được chúng ta quan tâm.

Hume lập luận rằng phân tích ý tưởng về thành tố (4) nhất thiết kết liên nhau cho thấy nó quả thật không thể nào liên quan tới quan hệ nhân quả vì cách riêng, ý tưởng quan hệ nhân quả chỉ đòi hỏi hai thành tố (1) gần kề nhau và (2) nối tiếp nhau. Khi chúng ta nhìn hai biến cố xảy ra nối tiếp nhau mộc cách có qui củ và tiếp xúc nhau, chúng ta có cái được gọi là sự liên tục mang tính quan hệ nhân quả. Khi chúng ta có nhiều dịp trải nghiệm như thế mà không có ngoại lệ nào, lúc ấy, tiếp theo sự xuất hiện của nguyên nhân, chúng ta trông đợi kết quả.

Chỉ do tâm trí thấy trước

Và đó chỉ là phóng chiếu vào tương lai sự kết liên đã được chúng ta trải nghiệm trong quá khứ. Chừng nào các biến cố còn liên quan tới trải nghiệm thì chừng đó chúng không nhất thiết kết liên nhau. Theo Hume, ý tưởng “nhất thiết kết liên nhau” chỉ phát sinh từ hoạt động của tâm trí vốn biết trước sự kết liên do bởi các kinh nghiệm của nó trong quá khứ. Do đó, ý tưởng về thành tố (4) không phát sinh từ sự kết liên thật sự nào giữa các đối tượng mà từ hoạt động của một tâm trí biết trước sự liên tục, và sự biết ấy gợi cho thấy sẽ xảy ra theo như thông lệ.

Ý tưởng “nhất thiết kết liên nhau” là một ý tưởng có giá trị vì nó bắt nguồn từ ấn tượng (impression), nghĩa là sự thấy trước của tâm trí, nhưng nó không dính líu tới tương quan nào giữa các đối tượng. Nó là mối quan hệ giữa việc nhìn thấy biến cố này và việc thấy trước một biến cố nhất định khác. Chừng nào còn dính líu tới kinh nghiệm thì chừng đó còn dính líu tới khoa học, thế nên ý tưởng quan hệ nhân quả chỉ liên quan tới thành tố (1) “gần kề nhau” và thành tố (2) “nối tiếp nhau” của nguyên nhân và kết quảû; và như thế, Hume kết luận rằng không “nhất thiết kết liên nhau”.

5. Hume, nhà phê bình khoa học

Khoa học triết học quở nhau

Trong các luận cứ của Hume, chỉ dùng được một cái! Nó được chọn vì tính chất răn đe mà nó nhắm tới. Các khoa học gia thường quở trách các triết gia là đắm mình trong những suy tưởng lập dị thay vì tiếp tục bám rất chặt các sự kiện kinh nghiệm.

Hume chấp nhận khuyến cáo ấy của các nhà khoa học nhưng ông xoay ngược các nguyên tắc của chính họ, chĩa mũi về hướng chống lại họ, bằng cách chứng minh rằng bản thân họ cũng chấp nhận những giả định căn bản không được rút tĩa từ kinh nghiệm và không thể nào ăn khớp với kinh nghiệm. Nhà khoa học tuyên bố mình vốn đa nghi và cứng đầu, kẻ đặt các trường hợp nghiên cứu của y trên những nền tảng vững chắc của thực tế. Hume cho rằng nếu quả đúng như thế, ta phải loại bỏ nhiều cái được gọi là tri thức khoa học.

Dự báo chắc chắn của khoa học

Cái quan trọng nhất bị Hume bác bỏ là lời quả quyết của khoa học rằng nó đưa ra những dự báo chắc chắn. Những tuyên bố ấy chỉ có giá trị nếu quan hệ nhân quả có liên quan tới thành tố 4 “nhất thiết kết liên nhau”, vì chúng ta chỉ có thể chắc chắn B sẽ tiếp theo A nếu có khả năng chứng minh rằng nó phải nối tiếp nhau.

Không thể chứng minh điều đó vì không thể quan sát sự “nhất thiết kết liên nhau” của chúng. Tất cả những gì nhà khoa học có thể làm là vạch ra rằng trong quá khứ, B luôn luôn tiếp theo A, và giả định rằng nó cũng sẽ làm đúng như thế trong tương lai. Trong những lời tuyên bố kiểu đó không thể có sự chắc chắn mà chỉ có những cấp độ khả thi khác nhau (different degrees of probability). Có thể dùng một thí dụ minh họa cho tình huống ấy là sự sai lầm của một chú gà tơ.

Nhất thiết của chú gà tơ

Chú gà tơ ấy đang nằm thoải mái trong chuồng gà, bất cần thế giới bên ngoài. Bỗng nhiên chú giật bắn cả lông cả cánh vì sự xuất hiện của một người; chú te cò chạy. Khi chú quay lại chỗ cũ, người ấy đã đi, nhưng trên mặt đất còn để lại một hạt bắp. Vì có trình độ hiếu kỳ khoa học, chú gà tơ bắt đầu quan sát.

Chẳng bao lâu chú ghi nhận rằng hễ người ấy xuất hiện thì hạt bắp ấy xuất hiện. Không muốn vội vã ràng buộc mình vào lý thuyết nào, chú gà tơ liên tục quan sát 999 lần. Chú nhận thấy không có ngoại lệ nào đối với qui luật rằng sự xuất hiện của người ấy có nghĩa là thực phẩm; vì thế chú gà tơ nuốt cục hoài nghi của mình xuống và quyết định rằng chắc chắn có sự “nhất thiết kết liên nhau” giữa người ấy và hạt bắp. Nói theo ngôn ngữ quan hệ nhân quả, điều ấy có nghĩa hễ khi nào người ấy xuất hiện, hạt bắp phải xuất hiện.

Trên cơ sở kết luận ấy, chú gà tơ ra khỏi chuồng để tới gặp người ấy trong lần xuất hiện thứ một ngàn của y để cám ơn lòng tử tế của y. Và bị y vặn cổ.

Chỉ gần như chắc chắn

Tính cảnh giác của câu chuyện ấy thật rõ rệt. Không bao giờ chắc chắn rằng trong tương lai sẽ có sự nhất thiết kết liên nhau giữa hai biến cố như nó đã xảy ra trong quá khứ. Và trong chừng mực này, mỗi lời dự báo khoa học đều phần nào có khả năng sai lầm.

Công tác của nhà khoa học là quyết định các mối kết liên cao nhất có thể được. Trong một số trường hợp, tính khả thi ấy có thể rất lớn tới độ nó gần như chắc chắn. Và chẳng bao giờ có thể loại trừ hai tiếng “gần như”.

6. Phản ứng hiện đại đối với Hume

Khoa học lẫn lộn siêu hình học

Dường như kết luận của Hume tấn công uy tín của khoa học, và rõ ràng nó được nhiều nhà khoa học xem xét. Nó liên quan tới toàn bộ cơ sở của phép qui nạp khoa học (scientific induction) và sự ứng dụng thực tiễn của khoa học vốn dựa trên giả định rằng hễ biết rõ nguyên nhân thì có thể kiểm soát kết quả vì kết quả nhất thiết phải đi theo nguyên nhân trước đó.

Tình trạng cứ kéo dài như thế mãi cho tới thế kỷ 19, các nhà khoa học mới nhận ra rằng trong lời phát biểu của Hume có điều gì đó quan trọng, và rằng khoa học đang lẫn lộn công việc của nó với siêu hình học, cái bị nó nhất quyết không thừa nhận.

Ðể giải thích trải nghiệm của mình, nhà khoa học giả định rằng phải có những đối tượng ngoại tại (the external objects) hiện hữu độc lập với y, và rằng các đối tượng ấy được nối kết bằng những cách thế rõ ràng, có thể phát hiện và xem xét để trình bày qui luật tất yếu. Các giả định ấy không nhất thiết là công việc của nhà khoa học. Tất cả những gì nhà khoa học cần làm là khám phá tương quan giữa các ý tưởng trong ý thức của y và tường trình chúng một cách trung thực.

Vào cuối thế kỷ 19, các triết gia khoa học ngoại hạng đã có quan điểm tối thiểu như thế. Thí dụ trong cuốn The Grammar of Science (Ngữ pháp của khoa học, 1892), nhà toán học thống kê người Anh *Karl Pearson (1857-1936) đã viết:

“Sự nối tiếp nhất định đã xảy ra trong quá khứ như là một thực tế của kinh nghiệm đối với cái được chúng ta biểu lộ trong khái niệm quan hệ nhân quả; việc nó sẽ tiếp tục xảy ra lần nữa là vấn đề của niềm tin được chúng ta biểu lộ trong khái niệm về tính khả thi. Khoa học không cách gì có thể chứng minh có tính chất thiết yếu cố hữu nào trong sự nối tiếp, nó cũng không thể chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn rằng sự kiện ấy phải được lặp lai”.

Hệ quả nối tiếp hợp lý

Trong thời đại ngày nay, có những nhà duy thực chứng luận lý chủ nghĩa (the logical positivism) không công nhận hết thảy các suy tưởng trong khoa học lẫn triết học. Họ cho rằng không thể nào đưa ra lời quả quyết về sự “nhất thiết kết liên nhau” giữa các đối tượng đang thật sự hiện hữu ngoại tại.

Họ giảm thiểu quan hệ nhân quả thành hệ quả nối tiếp nhau có tính luận lý (logical entailment), như đã minh họa trong mối tương quan thiết yếu giữa kết luận và bằng chứng mà từ đó nó được rút tỉa một cách hợp lệ.

Còn nữa, các nhà khoa học, thí dụ giáo sư Martin Christopher Johnson trong cuốn Science and the Meanings of Truth (Khoa học và các ý nghĩa của chân lý, 1946, t.14), viết rằng: “Trong tương lai chúng ta có thể nhắm tới việc sắp xếp các sự kiện thực nghiệm như một khuôn mẫu (pattern) chính thức bằng các ký hiệu chúng ta biết hoặc không cần biết tới ý nghĩa máy móc của chúng”. Nói như thế cũng giống như nói rằng cơ học (mechanics) bị giảm thiểu thành hình học và rằng các nỗ lực của khoa học và triết học nhằm ứng xử với những sức mạnh sản sinh là sai lầm.

Quan hệ như hàm số

Có một thông giải thông dụng hơn, như chúng ta đã nêu, là ứng xử với quan hệ nhân quả như một hàm số, thí dụ với hai biến số đã cho. Bất cứ biến đổi nào của cái này cũng kèm theo biến đổi tương ứng của cái kia.

Như thế, đó chỉ là tái phát biểu kết luận của Hume, có thêm một chút, rằng khoa học chỉ có thể ứng xử với hai thành tố “gần kề nhau” và “nối tiếp nhau” bằng lời dự báo dựa trên tập quán hoặc sự quan sát được lặp lại, vì bất cứ sự dự báo nào thuộc loại như thế cũng chỉ đặt cơ sở trên kinh nghiệm.

Bóng ma Hume

Sự nhấn mạnh của thời hiện đại vào khoa học thống kê (statistics) đã mở rộng phạm vi của tính khả thi trong tri thức khoa học. Và không một nhà khoa học hiện đại nào cảm thấy bị xúc phạm nếu có ai đó nhắc nhở y rằng dự báo của y không chắc chắn mà chỉ có tính khả thi.

Tâm trạng mới mẻ này đã và đang được triển khai bằng chính sự tiến bộ của khoa học, nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng lời phê phán của Hume là nỗi châm chọc triền miên khi cổ động cho quan điểm hiện đại.

7. Kant và quan hệ nhân quả

Hume giảm hạ khoa học

Công trình của Hume và sự tán thành của khoa học đã ném vấn đề quan hệ nhân quả vào lòng các triết gia. Ðối với nhiều người, sự giảm thiểu quan hệ nhân quả xuống còn hai thành tố “gần kề nhau” và “nối tiếp nhau”, cũng như sự giảm thiểu “nhất thiết kết liên nhau” thành sự thấy trước của tâm trí dường như đã đi quá xa.

Nếu lập trường ấy đúng, khoa học bị giảm thiểu thành rất nhỏ; nó chỉ còn là sự mô tả các nối kết (conjunctions) của những biến cố xảy ra trong quá khứ. Sự thu nhỏ ấy đẩy khoa học xuống khỏi đài cao đáng hãnh diện của nó, và tạo khó khăn cho việc am hiểu cách khoa học đã và đang tiến hành rất hữu hiệu cùng lý do khiến cho những tiên đoán của nó rất đáng tin cậy.

Nhân quả là nguyên lý trật tự

Ðối với Kant, dường như khoa học mang bản sắc Newton đã quá thành công trong những tiên đoán của nó và trong cách tổ chức tổng quát kinh nghiệm thành những bản báo cáo về các nối kết đã thành thông lệ, trong khi đó khoa học có thể làm hơn thế nữa! Phải có sự “nhất thiết kết liên nhau” của các biến cố, bằng không, không thể hiểu được các kết quả của khoa học.

Vì thế, Kant lập luận rằng quan hệ nhân quả không là tương quan của tự thân các đối tượng mà là nguyên lý về trật tự (the principle of order) do tâm trí đặt ra; nếu không có nguyên lý ấy thì không thể có kinh nghiệm như chúng ta đang biết. Nó là một nguyên lý mang tính chủ quan, giống như thời gian và không gian vậy.

Có thể hiểu dễ dàng lập trường của Kant hơn nếu ta tiếp cận vấn đề ấy bằng một luận cứ khác, đã được Kant sử dụng. Chúng ta hãy giả định theo Locke, rằng tri thức có nghĩa là cái chắc chắn. Hiểu như thế thì về mặt luận lý, không thể nào có mâu thuẫn trong bất cứ lời phát biểu nào được gọi là tri thức.

Phán đoán phân tích hay tổng hợp

Khi phát biểu rằng 2 cộng 2 bằng 4, tôi đang đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn vì nó không có khả năng hàm chứa sự mâu thuẫn của nó. Hume phân biệt chân lý thiết yếu (necessary truth) với chân lý tùy thuộc (contingent truth), hoặc phán đoán phân tích (analytic judgment) và phán đoán tổng hợp (synthetic judgment).

Một phán đoán mang tính phân tích khi thuộc từ lặp lại cái đã được đưa ra trong chủ từ. Người ta có thể thấy 2 + 2 = 4 là chắc chắn, vì cả hai vế của phương trình ấy đều phát biểu một điều giống y nhau. Các phán đoán kiểu ấy được gọi là sự lập thừa (lặp lại không cần thiết, tautology); nó chắc chắn nhưng chẳng cộng thêm cái gì vào tri thức của chúng ta, vì chúng chỉ lặp lại trong thuộc từ cái đã được cung cấp trong chủ từ.

Khi thuộc từ phát biểu một cái nhiều hơn cái được chứa đựng trong chủ từ thì phán đoán âáy được gọi là phán đoán tổng hợp. “Lê Văn Tám nói tiếng Ðức” là một phán đoán mang tính tổng hợp vì tôi không thể kể ra bằng cách phân tích ý nghĩa của “Lê Văn Tám” rằng thuộc từ “tiếng Ðức” được qui cách riêng cho anh ta. Các phán đoán kiểu ấy chỉ có thể đặt trên cơ sở kinh nghiệm.

Nếu quan hệ nhân quả biểu hiện sự “nhất thiết kết liên nhau” thì theo Hume, nó phải mang dạng phán đoán phân tích, và ta hẳn có thể quyết định, từ sự khảo sát một nguyên nhân, rằng cái gì sẽ được nhận thấy trong kết quả.

Viện dẫn kinh nghiệm

Lời phán đoán “Chìm dưới nước suốt 60 phút thì ai cũng phải chết”, là một thí dụ cho cái được nhiều người xem là lời phát biểu đúng, dựa trên sự nhất thiết kết liên nhau. Chúng ta chẳng chút ngại ngần khi đưa ra những lời phát biểu kiểu ấy vì chúng đã được chứng minh bằng kinh nghiệm của chúng ta.

Hãy giả định một câu chuyện về A-đam và E-va, hai con người đầu tiên trong Kinh thánh. Lần thứ nhất cả hai tới bên bờ hồ trong vườn địa đàng mà chẳng biết chút nào về đặc tính của nước. Nhìn xuống mặt nước hồ trong vắt, sâu thẳm và lóng lánh như pha lê, E-va thấy bóng hình mình ở dưới nước, chung với tôm, cá, cua, v.v. nhưng không được nhởn nhơ bơi lội như chúng. Và nàng nói với A-đam rằng nàng muốn được hiệp đàn với chúng để cùng chúng tung tăng bơi lội. Lúc đó, liệu A-đam có thể tiên đoán rằng sự chìm xuống nước của E-va trong một thời gian đủ dài, sẽ khiến cho vợ mình chết?

Chừng nào A-đam còn chưa hề nhìn thấy người nào bị chết dưới nước và chưa nghe nói tới việc chết đuối, chừng đó ông vẫn không thể đưa ra lời tiên đoán ấy, vì không có sự “thiết yếu kết liên nhau” giữa ý tưởng nước và ý tưởng cái chết. Sau khi thấy ai đó chết đuối, A-đam mới có thể đưa ra lời tiên đoán kiểu ấy, nhưng đó là một tiên đoán đặt cơ sở trên sự quan sát. Ông vẫn không thể đưa ra lời tuyên bố ấy một cách chắc chắn vì trong chừng mực hiểu biết của ông, người kế đó nhảy xuống nước chưa hẳn đã chết, y có thể tiếp tục sống.

Hậu nghiệm và tiên nghiệm

Phán đoán nào cộng thêm vào tri thức của chúng ta nhưng tùy thuộc vào kinh nghiệm hay quan sát, được gọi là phán đoán tổng hợp hậu nghiệm (a posteriori synthetic judgment), nó không thể là cơ sở chính xác và tiên đoán chắc chắn. Theo Hume, hết thảy các phán đoán khoa học đều mang tính tổng hợp hậu nghiệm. Các tiên đoán khoa học không thể hàm chứa sự chắc chắn.

Chừng nào các phán đoán còn đặt cơ sở trên kinh nghiệm, chừng đó chúng vẫn còn bị gọi là hậu nghiệm (a posteriori), ngược lại các phán đoán có thể lập thành mà không viện dẫn kinh nghiệm được gọi là tiên nghiệm (a priori). Có thể rút gọn những phát biểu ấy của Hume thành lời quả quyết rằng chỉ có thể có hai loại phán đoán:

a. Phán đoán tổng hợp hậu nghiệm (a posteriori synthetic judgment);

b. Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm (a priori synthetic judgment).

Mọi phán đoán khoa học đều có tính tổng hợp hậu nghiệm vì chúng không cộng thêm vào tri thức của chúng ta mà chỉ đặt cơ sở trên kinh nghiệm.

Ðể dự báo chắc chắn

Kant tin rằng khoa học cộng thêm vào tri thức của chúng ta và vì thế, có thể lập thành những dự báo chắc chắn. Ðể chứng minh sự tin tưởng ấy, Kant phải cho thấy một cách thiết yếu rằng có thể có phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, thí dụ tri thức có thể được gia tăng mà không cần phải hoàn toàn tùy thuộc vào kinh nghiệm.

Ông tìm ra câu trả lời bằng cách phân biệt những đóng góp của giác quan và những đóng góp của tâm trí vào trong cái biết. Giác quan cung cấp cho chúng ta nội dung của kinh nghiệm, còn lý trí cung cấp cho chúng ta các dạng thức để tổ chức nội dung ấy. Không thể có kinh nghiệm như chúng ta đang biết nếu không có cả nội dung lẫn dạng thức ấy.

Tiên nghiệm không gian và thời gian

Không gian và thời gian là hai dạng thức của cảm quan (forms of sensibility) được áp đặt trên các dữ liệu trong hành động tiếp nhận chúng. Lời phát biểu này không đặt cơ sở trên sự quan sát; nó là tiên nghiệm (a priori). Theo Kant, các ý tưởng của chúng ta về không gian và thời gian không thể rút tỉa từ kinh nghiệm. Chúng là những điều kiện mà nếu không có chúng thì không có kinh nghiệm.

Các phát biểu đưa ra về không gian và thời gian, được đánh giá trong tự thân chúng là áp dụng được, một cách thiết yếu, ở bất cứ nơi nào tìm thấy không gian và thời gian. Do đó, kiến thức có tổ chức của toán học (the science of mathematics) – vốn liên quan tới không gian và thời gian – có thể lập thành những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm.

Quan hệ nhân quả là trật tự

Thế giới như chúng ta biết, là một thế giới có trật tự, và một dạng thức của trật tự đó như chúng ta biết, là quan hệ nhân quả. Thiên nhiên hoặc kinh nghiệm của chúng ta rất được tổ chức tới độ mỗi biến cố phải được sản sinh từ một biến cố tự nhiên đi trước nó theo một cung cách thiết yếu. Ðiều ấy không do bởi sự tương hợp tự nhiên nào trong tự thân các đối tượng mà do bởi nguyên lý quan hệ nhân quả có tính tiên nghiệm (a priori principle of causality) qua đó chúng được sắp xếp thành trật tự trong kinh nghiệm của chúng ta.

Do đó, đối với Kant, quan hệ nhân quả không thuộc về bản thân các đối tượng; nó là một nguyên lý chủ quan, một điều kiện thiết yếu và tuyệt đối để có kinh nghiệm. Chừng nào khoa học còn ứng xử với loại trật tự này, chừng đó khoa học còn hoàn toàn được biện minh và có thể lập thành những tiên đoán về dòng chảy của các biến cố.

Chỉ biết vẻ ngoài của thế giới

Lý thuyết này của Kant có ý định biện hộ cho thực hành khoa học, chống lại *chủ nghĩa hoài nghi (scepticism) của Hume và đồng thời giải quyết vấn đề tự do của con người trong một thế giới bị khống chế rõ rệt bởi quan hệ nhân quả.

Tuy nhiên, nó cũng hàm ý rằng chúng ta không thể có tri thức về thế giới vì quả thật thế giới hiện hữu độc lập với người nhận thức. Chúng ta chỉ có thể biết thế giới trong chừng mực nó lộ ra cho chúng ta.

Pages: 1 2 3 4

3 Phản hồi cho “Bàn về Quan hệ nhân quả”

  1. Ngàn Khơi says:

    PHIẾM LUẬN NGẮN VỀ NHÂN QUẢ

    Quan hệ nhân quả đã được tôn lên thành luật, tức quy luật khách quan, phổ biến, thống nhất, có nền tảng chung nhất. Điều này, nhân loại đã biết tới rất nhiều từ nhiều ngàn năm qua, trong đó đặc biệt nhất, có tư tưởng đạo Phật. Quan hệ nhân quả, quả vậy, có hai vế tạo thành là nhân và quả. Từ nhân đưa đến quả, và từ quả lại thành ra nhân mới, cứ thế mà tiếp diễn mãi. Đó là một chuỗi vô hạn, ai cũng có thể thấy rõ được. Nhưng còn cái quan trọng hơn thế, là không phải chỉ có hai vế đó, mà chính cái gì mới tạo nên bản thân của mối quan hệ giữa hai vế đó. Đây mới là ý nghĩa quyết định nhất, mà không phải chỉ thuần đơn giản là nguyên nhân và kết quả, như điều mọi người đểu biết. Có nghĩa, trong thực tại cuộc đời, có vô số các loại dạng nguyên nhân và kết quả khác nhau, từ cụ thể đến vô hình, từ vật chất đến xã hội, từ vật lý đến hóa học, đến sinh học, đến ý thức, đến nhận thức v.v… Cá nhân con người, tập thể con người, xã hội con người, và lịch sử của sự sống hay sinh vật nói chung, cũng đều như thế. Cho nên, mọi người đều cảm nhận được các phương diện bên ngoài của mối quan hệ hay quy luật nhân quả này. Nhưng mối quan hệ từ bản chất bên trong của nó, thật sự còn bao quát hơn, trừu tượng hơn, quyết định hơn, thì quả thật rất nhiều người từ xưa đến nay hãy còn chưa nghĩ tới. Điều này, có lẽ chỉ riêng bản thân ông Phật Thích ca mới tự biết, còn những người theo ông ta, vẫn đều chưa chắc đã tự biết như ông ta được. Sự khác nhau giữa niềm tin, sự cảm nhận, và bản thân của tinh thần, ý thức con người, cũng như của tư duy triết học đích thực nó là như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (20/8/11)

  2. Le Thien y says:

    “Tro*`ng da*u duo*c da*u “. Trie’t hoc Pha*t Gia’o tha*m thu’y vo* cu`ng khi lua*n ve*` Nha*n Qua` .

    Trie’t ly’ so*’ng theo NHANQUA` la`m con nguo*`i vi -tha , cong-b@`ng, dao-du*’c ho*n ; go’p pha*`n

    du*a nha*n loai so*’ng hoa` nha*p, ye*u thuo*ng du`m boc nhau ho*n .

  3. Trung Hoàng says:

    “Luật nhân quả thật là cao viễn,
    Suốt cổ kim chẳng lọt một ai.”

Phản hồi