WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về Quan hệ nhân quả

IV. Các thông giải thời hiện đại

1. Ðặt vấn đề

Vấn đề quan hệ nhân quả xoay quanh (1) tính khả thi của sự dự báo (2) ý nghĩa thích đáng của nguyên nhân và (3) ý tưởng “nhất thiết kết liên nhau”. Chúng ta sẽ xem xét các thông giải thời hiện đại dưới ánh sáng của các vấn đề ấy.

Có lẽ cả ba cái đó là những vấn đề không thật sự riêng rẽ nhưng quyện vào nhau một cách chặt chẽ. Tuy thế, để có thể trình bày rõ ràng hơn, chúng ta sẽ ứng xử với từng vấn đề một. Bằng cách đó, chúng ta sẽ có thể am hiểu cơ sở của sự dự báo khoa học và chuẩn bị cho việc khảo sát vấn đề tự do của con người.

2. Nguyên nhân là toàn bộ hoàn cảnh

Toàn bộ hoàn cảnh

Có sự thừa nhận tổng quát rằng một phần luận cứ của Hume không có giá trị vì giả định của ông về nguyên nhân vừa mang tính hạt nhân vừa riêng rẽ. Theo hệ thống của Hume, có một nguyên nhân đơn lẻ, bằng cách này hoặc cách nọ, nối kết với một kết quả đơn lẻ. Ðối với Hume, vì sự “thiết yếu kết liên nhau” tuyệt đối chắc chắn không là đặc điểm hoặc phẩm tính của đối tượng nào và ta không thể trải nghiệm nó như một tương quan nên nó phải có tính chủ quan và đơn thuần là một hành động thấy trước của tâm trí.

Trong chương bàn về bản thể, chúng ta đã thấy các nhà tư tưởng hiện đại buông bỏ ý tưởng về các cá thể có tính hạt nhân và riêng rẽ, và thay vào đó bằng khái niệm quan hệ hữu cơ hoặc tương liên. Do đó, theo quan điểm hiện đại, phải thông giải quan hệ nhân quả bằng toàn bộ hoàn cảnh tự nó phô diễn trong một biến cố cá thể. Cái toàn bộ ấy chứa đựng hệ thống toàn bộâ mà nếu không có nó thì chẳng am hiểu được gì – dù chúng ta có thể dùng nó cho mục đích cô lập hoặc chiết ra các thành tố thích đáng nhất hoặc được quan tâm nhất.

Chuyện cái bạt tai

Hôm ấy, nhà doanh nghiệp Dương Văn Bảnh trải qua một ngày tệ hại trong công ti của mình. Cô thư ký giỏi nhất bỗng nghỉ việc vì bị cúm. Khách hàng không ký kết một số hợp đồng như đã dự trù. Thông báo của sở thuế vụ báo cho biết sắp tăng thuế một số mặt hàng nhập khẩu. Từ văn phòng, ông trở về nhà với đầu óc nặng nề, căng thẳng.

Trong khi ngồi chờ ăn tối, Dương Văn Bảnh bực mình vì tiếng con chó cứ chỏ mõm sang hàng xóm mà sủa và tiếng mèo cào lung tung mặt ghế xa-lông. Cậu con trai cả của ông ở trên lầu nghe nhạc giật gân, mở máy lớn hết cỡ, tiếng trống dộng xuống thình thịch. Cô con gái thứ hai khóc ỉ i vì bị mẹ cấm không cho đi “múa đôi” với bạn bè tối nay. Ông cố gắng che giấu tình trạng khó chịu của mình bằng cách tự pha một tách cà phê rồi chúi mũi vô tờ báo.

Thình lình, cậu con út của Dương Văn Bảnh chạy ào vô phòng, nhảy thót lên bụng bố, làm tách cà phê ông đang uống bị vuột tay đổ đầy chiếc áo sơ-mi ông mới được biếu. Tiếp liền đó, vợ ông đi vào. Và không một chút rào đón, bà bảo ông đưa tiền ngay cho kịp đi mua chiếc áo đầm kiểu mới nhất, để cuối tuần diện đi dự dạ hội cựu nữ sinh trường Trưng Vương; xe nhà đang nổ máy chờ sẵn ở ngoài sân. Không nói không rằng, Dương Văn Bảnh vung tay bạt tai vợ một cái. Bà nổi điên, bốc điện thoại gọi cảnh sát! Thế thì theo bạn, cái gì là nguyên nhân của cái bạt tai ấy?

Biến đổi mang tính chuyển tiếp

Ở đây, rõ ràng không có một thành tố đơn lẻ và cô lập nào có thể “thiết yếu kết liên nhau” để đưa tới kết quả riêng rẽ là bà vợ của Dương Văn Bảnh bị ăn một bạt tai. Toàn bộ hoàn cảnh đều liên quan tới hành động ấy. Nếu có nhiều người cùng quan sát hoạt cảnh gia đình đó và rồi được yêu cầu giải thích hành động của nhà doanh nghiệp Dương Văn Bảnh, họ có thể chọn ra các thành tố khác nhau như là những thành tố thích đáng.

Rõ ràng không một thành tố đơn lẻ nào đủù khả năng làm thành cái bạt tai ấy. Muốn thông giải thỏa đáng, ta phải bao gồm toàn bộ hoàn cảnh được mô tả ở đây, cộng thêm các yếu tố có thể phát hiện qua một cuộc điều tra. Thật phi lý khi tìm kiếm nguyên nhân đơn lẻ hầu giải thích một biến cố hoặc một kết quả đơn lẻ.

Nếu nguyên nhân thật sự là toàn bộ hoàn cảnh, rõ ràng phải khảo sát vấn đề phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả. Lúc này chúng ta đang ứng xử với một hệ thống các biến cố mà cái này tác động lên cái kia, phát sinh hoặc hòa trộn thành một biến cố có thể phân biệt. Không có chỗ cách quãng giữa nguyên nhân và kết quả, đúng hơn, có một loại biến đổi mang tính chuyển tiếp mà ta hẳn kỳ vọng trong một vũ trụ năng động và có hệ thống.

2. Thiết yếu kết liên nhau

Phải có sự thiết yếu

Thế thì “gần kề nhau” và “nối tiếp nhau” là những ý tưởng hợp qui cách trong bất cứ thông giải nào về quan hệ nhân quả dù chúng phải được tái thông giải bằng một hệ thống hữu cơ (an organic system). Còn “thiết yếu kết liên nhau” thì sao? Whitehead lập luận rằng Hume sai khi ông phủ nhận thành tố “thiết yếu kết liên nhau”, và vấn đề quan trọng là phảùi thông giải nó thêm lần nữa.

Trong một vũ trụ năng động nơi sự biến đổi (vô thường, change) có tầm quan trọng và có ý nghĩa cực kỳ, phải xảy ra cái gì đó; mỗi hoàn cảnh phải tự nó thao tác thành biến cố nào đó. Theo ý nghĩa đó thì có sự thiết yếu, hiểu như thành tố “thiết yếu kết liên nhau”.

Thêm nữa, một biến cố được triển khai sẽ là một loại biến cố chỉ có thể phát khởi từ một loại hoàn cảnh. Sự tạo dựng từ hư không chỉ là vô nghĩa. “Nihil ex nihilo: không có gì đến từ hư không”. Có sự thiết yếu kết liên nhau theo ý nghĩa rằng phải có cái gì đó xảy ra và cái đó sẽ được quyết định, bằng một cách nào đó, bởi một hoàn cảnh mà từ đó nó xuất hiện. Thiên nhiên không cho phép có sự cách quãng hoặc thất thường nào.

Phải thiết yếu kết liên nhau

Nếu khảo sát hết mọi khía cạnh của một biến cố, chúng ta có thể nhận ra sự thiết yếu kết liên nhau giữa nó và các điều kiện của nó. Không có các điều kiện ấy, biến cố ấy không thể là loại biến cố xảy ra đúng như nó phải xảy ra. Có phải như thế có nghĩa rằng tri thức đầy đủ về hoàn cảnh hiện tại có thể khiến cho ta có khả năng dự báo chính xác cái sẽ xảy ra vào khoảnh khắc sắp tới?

Ngang đây, ta phải cảnh giác trước khả năng có thể hiểu sai vấn đề. Thành tố “thiết yếu kết liên nhau” có thể bị đọc ngược trở lại, theo ý nghĩa rằng với một kết quả đã định, ta có thể cho thấy sự tùy thuộc của nó vào các điều kiện của nó. Không thể nào dự báo một cách chắc chắn dòng chảy của tương lai.

Nguyên lý sáng tạo

Ngày nay, có sự đồng thuận tổng quát và tương đối về việc không thể tiên đoán các hoàn cảnh tương lai ngoại trừ ở những nơi mà các thành tố liên hệ đều rất đơn giản. Theo khái niệm của thuyết tiến hóa hiển lộ (the emergent evolution), người ta giả định rằng trong vũ trụ có một nguyên lý sáng tạo (a principle of creativity) giải thích sự xuất hiện của các kết quả mà về mặt phẩm tính, được phân biệt rõ ràng với các điều kiện của chúng. Chừng nào chúng còn được phân biệt rõ ràng về mặt phẩm tính, chừng đó vẫn không thể dự báo chúng một cách trọn vẹn.

Có một ý nghĩa thật sự, theo đó, một nhà tâm lý học nắm vững hoàn toàn những cái ưa và không ưa của con người, có thể tiên đoán một loại phản ứng mà tôi sẽ có trong các hoàn cảnh tương lai. Sự dự báo của y có khả năng chính xác vì cái tôi đang là, vào khoảnh khắc đi vào tương lai đó, là một thành tố quan trọng cho việc trở thành cái tôi của tôi sẽ là. Tuy thế, chừng nào tôi còn thưởng thức các kinh nghiệm mới và thấm nhuần các ý tưởng mới, chừng đó triển vọng của tôi vẫn có thể hoàn toàn khác, và vì có khả năng “biến tấu” như thế nên các dự báo đều “hơi bị sai”!

3. Lực theo quan điểm hiện đại

Không có sự truyền lực

Nếu những phân tích ấy về quan hệ nhân quả là chính xác thì chỉ có một thành tố bị loại khỏi sự phân tích của Hume, đó là “truyền lực cho nhau”. Trong tư tưởng hiện đại, sự giao truyền ấy hoàn toàn không có ý nghĩa. Nó không phải là vấn đề hoàn cảnh sản sinh kết quả bởi một quyền năng lạ lùng nào đó được gọi là lực hay sức mạnh (force), mà là vấn đề hoàn cảnh biến đổi qua thời gian.

Như giáo sư Clifford Barrett đã viết trong cuốn Philosophy: an Introduction Study of Fundamental Problems & Attitudes (Triết học: nghiên cứu dẫn nhập về các vấn đề nền tảng và các thái độ, 1946) rằng: “Ý niệm về lực có tính nhân quả… phải bị bác bỏ vì hoàn toàn không hợp thời và không có một nền tảng hoặc một cơ sở nào biện minh cho nó… Ngày nay, quan hệ nhân quả không có nghĩa là một sức mạnh mà là một trật tự của các biến cố”.

Khoa học hiện đại tự nó không còn quan tâm tới việc truy tầm những lực như thế. Những biến đổi được ghi lại trong vật lý học và hóa học có thể được trình bày dưới dạng cấu trúc mà không cần viện dẫn bất cứ ảnh hưởng bí nhiệm nào.

Bằng cớ và kết luận

Có lẽ toàn bộ lý thuyết ấy có thể được minh họa tốt nhất bằng cái sẽ xảy ra khi từ chứng cớ, ta rút tỉa ra được một kết luận. Rõ ràng kết luận thì khác với chứng cớ cũng như kết quả thì khác với nguyên nhân, tuy nhất thiết chúng phải ràng buộc với nhau nếu kết luận ấy có giá trị.

Hẳn phi lý khi giả dụ rằng bằng cớ sản sinh kết luận; cũng thật thích đáng khi nói rằng kết luận được hàm ý trong bằng cớ theo nghĩa bằng cớ được cung cấp đó mang một dạng thức mà bằng cách hệ thống hóa chúng, chúng ta tìm thấy trong kết luận.

4. Quan hệ nhân quả và khoa học

Thông giải vừa kể là hệ quả của sự nhấn mạnh một cách khái quát hệ thống hoặc tiến trình trong tư tưởng hiện đại và sự bác bỏ quan điểm mang tính hạt nhân (the atomic point of view).

Các nội hàm triết học của cái nhìn duyệt xét quan hệ nhân quả ấy có tầm quan trọng sống còn, vì toàn bộ lập trường của thuyết máy móc chủ nghĩa (mechanism) phủ định tự do và dựa vào quan điểm xưa cũ về quan hệ nhân quả như một loại nguyên lý kiểm soát cùng dồn ép mọi sự vào một chủ nghĩa tất định khắc nghiệt.

Cấp độ của dự báo khoa học

Chừøng nào khoa học còn xem tính chất chắc chắn trong các dự báo khoa học như là thành phần cốt tủy của công tác khoa học, chừng đó quan điểm xưa cũ ấy vẫn rất tương hợp với lợi ích và quan tâm khoa học. Nhưng may thay, khoa học ngày nay bằng lòng với sự thành tựu tính khả thi ở một cấp độ cao.

Dù gì đi nữa, lối giải thích này có vẻ như cách biệt với sự thực hành thật sự của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm. Khi nhà khoa học ghi nhận các điều kiện cùng các kết quả của một cuộc thí nghiệm, và tin rằng bất cứ người nào khác được cung cấp các điều kiện giống như thế cũng sẽ đạt các kết quả giống như thế, y đang áp dụng nguyên lý quan hệ nhân quả cho một hoàn cảnh hữu hạn và cô lập. Kết quả của phương pháp ấy dường như chứng minh cho trình tự ấy.

Cần phải ghi nhận rằng đây là một thí dụ khác nữa về sự trừu tượng hóa rất thiết yếu cho khoa học, và không thể chấp nhận nó như là bằng cớ cho bản tính tổng quát của vũ trụ. Bằng cách cô lập một vùng nhất định của thế giới không-thời-gian (the space-time world) hoặc bằng cách tập trung vào các thành tố trong một hoàn cảnh thích đáng cho vấn đề ấy, có thể sở đắc các kết quả chứng minh cho thực tiễn ấy.

Dễ bị lầm lạc

Khi chúng ta thử triển khai các phương pháp hữu hạn trong phòng thí nghiệm tới các vấn đề rộng lớn hơn của bản tính vũ trụ, thì chính sự thành công của chúng có thể làm chúng ta lầm lạc. Thậm chí kết quả của các ngành khoa học tự nhiên với giả định này còn có thể làm lầm lạc các nhà khoa học trong các ngành khác vốn xem các ngành khoa học tự nhiên như những thí dụ lý tưởng của phương pháp khoa học.

Từng có thời các ngành khoa học xã hội xem vật lý học và hóa học là hai ngành khoa học cơ bản; họ hi vọng có thể xử lý thỏa đáng các vấn đề xã hội và con người nếu họ chỉ sử dụng các phương pháp của vật lý học và hóa học. Thế rồi càng lúc càng rõ ra rằng cách thế đó chẳng dẫn tới cơ may thành công nào cả.

Tập trung vào hoàn cảnh

Ngày nay, nhất thiết phải buông bỏ sự tìm kiếm các nguyên nhân riêng rẽ của động thái con người liên quan tới các kết quả riêng rẽ và phải tập trung nhiều hơn vào hoàn cảnh tổng quát, với sự nhấn mạnh các thành tố mà về mặt thống kê, có thể cho thấy có tương quan với kết quả.

Người ta không còn xa lạ với khả năng sai lầm của các dụng cụ thống kê. Thật thế, sự thông giải các sự kiện còn tùy thuộc vào kỹ năng hợp tác và phê phán của các nhà khoa học có đào tạo. Phải vứt bỏ bất cứ niềm hy vọng nào vào sự hoàn toàn kiểm soát các thành tố xã hội hoặc tiên đoán tuyệt đối và các khuôn mẫu tương lai, vì các phương pháp rất thận trọng đều đặt cơ sở trên cấp độ khả thi của chúng.

V. Tóm lược

Tụ thành và sản sinh

Chúng ta có thể tóm lược chương này bằng cách vạch rõ rằng các luận cứ của Hume đều có giá trị chống lại bất cứ quan điểm nào về quan hệ nhân quả dựa trên sự trừu tượng hóa hẹp hòi. Không thể ứng dụng chúng ở nơi mà quan hệ nhân quả được xem như một tiến trình qua đó một hoàn cảnh phát triển theo thời gian, và trong khi tự nó tụ thành một biến cố mới, sản sanh một loại biến cố mới.

Theo ý nghĩa ấy, có sự “thiết yếu kết liên nhau” giữa hoàn cảnh và sự biểu lộ của nó, nhưng sự thiết yếu kết liên nhau ấy giữa hoàn cảnh và kết quả không nhất thiết biến một biến cố trong tương lai thành có thể tiên đoán được, thí dụ không thể nào đoán trước chính xác định hướng của sự tụ thành ấy cho tới khi nó thật sự xảy ra. Và sự việc ấy có thể biến hóa tùy theo loại hoàn cảnh.

Dự báo và biến hóa

Nếu chúng ta quan sát việc xây cất một ngôi nhà và biết ít nhiều về kỷ năng của toán thợ, thị hiếu của chủ nhân sắp tới và đọc bản thiết kế, chúng ta có thể hình thành một hình ảnh thích đáng và hợp lý về ngôi nhà tương lai ấy. Chúng ta tương đối an toàn khi bác bỏ tính khả thi của các thiên tai như động đất hoặc bão tố có thể gây trở ngại cho việc hoàn tất ngôi nhà. Trong trường hợp như thế, có khả năng rất cao rằng kết quả sẽ diễn ra đúng như trông đợi.

Khi chúng ta cố gắng dự báo sự bùng nổ chiến tranh, chúng ta có thể sai lầm về thời gian, nơi chốn, các chiến binh và bản tính tổng quát của cuộc chiến tranh ấy. Ở nơi các thành tố liên hệ biến hóa cực kỳ và vô lượng hoặc tùy thuộc vào quyết định của con người, bất cứ dự báo nào cũng là đối tượng của sự sai lầm đáng kể.

Có thể đặt dòng chảy tương lai của xã hội và lịch sử vào trong bản hạng mục (category) này. Tiếp đến, không thể chấp nhận bất cứ học thuyết khắc nghiệt nào trong khuôn khổ tất định chủ nghĩa. Và điều ấy có nghĩa là buông bỏ hoặc nghiêm chỉnh duyệt xét lập trường triết học của thuyết duy máy móc chủ nghĩa vốn được kết hợp với sự thông giải tiền-Hume về quan hệ nhân quả.

© Nguyễn Ước

Pages: 1 2 3 4

3 Phản hồi cho “Bàn về Quan hệ nhân quả”

  1. Ngàn Khơi says:

    PHIẾM LUẬN NGẮN VỀ NHÂN QUẢ

    Quan hệ nhân quả đã được tôn lên thành luật, tức quy luật khách quan, phổ biến, thống nhất, có nền tảng chung nhất. Điều này, nhân loại đã biết tới rất nhiều từ nhiều ngàn năm qua, trong đó đặc biệt nhất, có tư tưởng đạo Phật. Quan hệ nhân quả, quả vậy, có hai vế tạo thành là nhân và quả. Từ nhân đưa đến quả, và từ quả lại thành ra nhân mới, cứ thế mà tiếp diễn mãi. Đó là một chuỗi vô hạn, ai cũng có thể thấy rõ được. Nhưng còn cái quan trọng hơn thế, là không phải chỉ có hai vế đó, mà chính cái gì mới tạo nên bản thân của mối quan hệ giữa hai vế đó. Đây mới là ý nghĩa quyết định nhất, mà không phải chỉ thuần đơn giản là nguyên nhân và kết quả, như điều mọi người đểu biết. Có nghĩa, trong thực tại cuộc đời, có vô số các loại dạng nguyên nhân và kết quả khác nhau, từ cụ thể đến vô hình, từ vật chất đến xã hội, từ vật lý đến hóa học, đến sinh học, đến ý thức, đến nhận thức v.v… Cá nhân con người, tập thể con người, xã hội con người, và lịch sử của sự sống hay sinh vật nói chung, cũng đều như thế. Cho nên, mọi người đều cảm nhận được các phương diện bên ngoài của mối quan hệ hay quy luật nhân quả này. Nhưng mối quan hệ từ bản chất bên trong của nó, thật sự còn bao quát hơn, trừu tượng hơn, quyết định hơn, thì quả thật rất nhiều người từ xưa đến nay hãy còn chưa nghĩ tới. Điều này, có lẽ chỉ riêng bản thân ông Phật Thích ca mới tự biết, còn những người theo ông ta, vẫn đều chưa chắc đã tự biết như ông ta được. Sự khác nhau giữa niềm tin, sự cảm nhận, và bản thân của tinh thần, ý thức con người, cũng như của tư duy triết học đích thực nó là như thế.

    Võ Hưng Thanh
    (20/8/11)

  2. Le Thien y says:

    “Tro*`ng da*u duo*c da*u “. Trie’t hoc Pha*t Gia’o tha*m thu’y vo* cu`ng khi lua*n ve*` Nha*n Qua` .

    Trie’t ly’ so*’ng theo NHANQUA` la`m con nguo*`i vi -tha , cong-b@`ng, dao-du*’c ho*n ; go’p pha*`n

    du*a nha*n loai so*’ng hoa` nha*p, ye*u thuo*ng du`m boc nhau ho*n .

  3. Trung Hoàng says:

    “Luật nhân quả thật là cao viễn,
    Suốt cổ kim chẳng lọt một ai.”

Phản hồi