WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ ở Việt Nam

Báo chí Nga đưa tin Nga muốn mở lại căn cứ ở Việt Nam nhân dịp tổng thống Putin gặp chủ tịch Trương Tấn Sang tại Sotchi (Reuters)

Bộ Quốc phòng Nga tối hôm qua 27/07/2102 đã bác bỏ thông tin của báo chí Nga cho rằng Matxcơva đang thương lượng về việc mở lại các căn cứ quân sự ở Cuba và Việt Nam. Vào năm 2001, Nga đã quyết định rời khỏi căn cứ hải quân Cam Ranh, mà Nga đã thuê của Việt Nam theo hiệp định ký kết vào năm 1979.

Hôm qua 27/07/2012, hãng thông tấn Nga Ria-Novosti đã trích lời tư lệnh hải quân Nga, phó đô đốc Viktor Tchirkov, khẳng định rằng Nga đang nghiên cứu vấn đề thiết lập các căn cứ hỗ trợ thiết bị và kỹ thuật ở Cuba, Seychelles và Việt Nam cho lực lượng hải quân Nga.

Thông tin nói trên được đưa ra trước cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Sotchi, bên bờ Hắc Hải. Trong bản tuyên bố chung công bố sau cuộc gặp gỡ này, hai lãnh đạo Nga Việt không hề nhắc đến khả năng mở lại căn cứ hải quân Nga ở Việt Nam.

Trong bản thông cáo tối qua, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định là « phó đô đốc Tchirkov không hề có tuyên bố chính thức nào về vấn đề này ». Hơn nữa, theo bản thông cáo nói trên, các vấn đề về quan hệ giữa hai Nhà nước « không thuộc thẩm quyền của bộ tư lệnh hải quân Nga và như vậy không thể được thông tin cho báo chí dưới bất kỳ hình thức nào ».

Vào năm 2001, ông Vladimir Putin, lúc đó đã giữ chức tổng thống Nga, đã loan báo việc rời khỏi căn cứ hải quân Cam Ranh, mà Matxcơva thuê của Việt Nam chiếu theo hiệp định ký kết vào năm 1979 giữa Hà Nội với Liên Xô.

Nga cũng thông báo rút khỏi Cuba, nơi có một trạm nghe trộm điện thoại đặt ở Lourdes từ thời Liên Xô. Vào lúc đó, Matxcơva giải thích các quyết định nói trên là do bàn cờ chính trị thế giới thay đổi, và do cần phải tập trung các nỗ lực đối phó với mối đe dọa khủng bố.

Thanh Phương (RFI)

 

5 Phản hồi cho “Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ ở Việt Nam”

  1. bútnưasắc says:

    Bốn Sang qua viếng nước Nga
    Bán Sôn* hải cảng cuả ta Cam Rành
    Vốn xưa Nga cũng đàn anh
    Xuống Hố Cả Nút nhờ canh Tàu phù
    Dũng dom*,Trọng lú,Sang mù
    Bợ Tàu,nịnh Mỹ Mútcu* Putin
    Cũng từ giòng giống Lenin
    Không Mao,cũng Mác mẹ mìn Claymore.

    *Dũng dom:Dũng condom
    *Mútcu:Moscow

  2. DâM Tiên says:

    Trông dáng điệu ông Sang khi gặp Putin, có vẻ tự tin, tí.

    Trông điệu ông Sang khi gặp viên chức Mỹ, có vẻ khờ.

    Ông Sang ! Diễn tuồng Phùng Hà với ông Dũng kheo khéo
    nhá. Cùng cánh dân miền Nam mềnh, cùng VNCH xưa !

  3. Trung Hoàng says:

    NGOẠI GIAO ĐA CỰC.

    Đường lối ngoại giao đa cực, để có một đường hướng thích ứng trong từng giai đoạn, mà đối với mỗi đối tác sẽ phải có một đường lối ngoại giao ứng hợp, sao cho đất nước và dân tộc Việt Nam đạt được đều toàn vẹn tốt đẹp nhất. Một đối sách linh hoạt trước những hành động hung hăng khiêu khích ngày một leo thang cuả CSBK, khi mà Trung Quốc đang nôn nóng mong tìm một lý do nào đó, để có thể lấn chiếm cũng như cướp lấy biển đảo cuả Việt Nam thêm nưã. Chiếm lấy chớp nhoáng và bất ngờ, để làm cho Việt Nam sẽ không kịp phản ứng, nhất là khu biển đảo có tiềm năng trữ lượng kinh tế, cũng như các cứ điểm quân sự quan trọng cuả Việt Nam.

    Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có cuộc thăm viếng Liên Bang Nga, cũng như đã ký kết 6 bản ghi nhớ được công bố, đó chỉ là một mặt nổi cuả ngoại giao hai nước. Trong 6 bản ghi nhớ đó, mục ở phần thứ ba như sau:
    “ Kế hoạch hành động chung trong đấu tranh với các vi phạm hải quan giữa Tổng cục Hải quan CHXHCN Việt Nam và Cơ quan Hải quan Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2013.”.

    Qua phần bản ghi nhớ nầy, trên văn tự thì chỉ có cụm từ: “Kế hoạch hành động chung trong đấu tranh” là có phần nào đáng chú ý, nhất là về mặt quân sự quốc phòng, một mặt rất trọng yếu mà Việt Nam hiện đang cần có sự hổ trợ cuả các cường quốc trên thế giới về mặt nầy. Nhưng phần cuối cuả đoạn văn nầy, lại là một điểm khá lý thú là chỉ có tính giai đoạn từ 2012-2013 mà thôi, tính giai đoạn nầy có thể được khởi nêu lên chắc hẳn là từ phiá các nhà lảnh đạo Việt Nam, chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ là người biểu đạt nó với Liên Bang Nga.

    Tạm cho đó là đường lối ngoại giao đa cực, bởi vì trong khu vực thân cận với Việt Nam, một số nước trong vùng như Nhật, Ấn, Úc, Hàn, Nam Dương là những đối trọng kinh tế và chính trị rất cần thiết trong giai đoạn nầy. Đối với một số nước có sức mạnh quân sự và cả kinh tế quốc phòng trên thế giới nói chung, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc, cũng như Khối chung Âu Châu, tất cả có thể nói là các trung tâm quyền lực trên thế giới nầy đối với Việt Nam hiện nay.

    Đối với một số nước trong vùng như Nhật, Ấn, Úc, Hàn, Nam Dương; không ít thì nhiều các nước nầy đều có sự xung đột trên mặt biển đối với Trung Quốc, cho dù có dính líu đến kinh tế với Trung Quốc, nhưng chắc chắn sẽ không có sự mà Trung Quốc có thể dùng tiền để mua chuộc được, giống như Trung Quốc đã mua chuộc Cam Bốt vưà qua tại cuộc hội ASEAN, bởi vì ai cũng có thể thấy các nước nầy khá giàu mạnh về kinh tế xã hội và cả chính trị.

    Cái thế Tứ Trụ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Khu Vực Âu Châu, có thể là thế ĐỘNG LỰC CHUYỂN ĐỔI liên hoàn mà ở giưả đó là Việt Nam. Âu Châu có thể là một sự ổn định trong mọi thời kỳ, nhưng Hoa Kỳ, Liên Bang Nga và Trung Quốc đối với Việt Nam, luôn sẽ phải có sự thay đổi theo từng giai đoạn như đã và sẽ được thấy.

    Việc Cam Ranh là một cảng cung cấp Dịch Vụ Quốc Tế, cũng chính là một hình tượng tiêu biểu nhất cho đường lối ngoại giao đa cực nầy. Bởi vì khi cần thiết, sự đồng tình hay không đồng tình cuả Việt Nam, các tàu kinh tế hay quân sự cuả các nước muốn ra vào, tất nhiên phải có sự đồng thuận cuả chính quyền Việt Nam. Mà qua đó, quyền tự chủ cuả đất nước và dân tộc Việt Nam, cũng được khẳng định trước thế giới trong vị thế danh chánh ngôn thuận.

    Cho dù chính quyền Việt Nam hiện nay có được một hướng ngoại giao khá đúng đắn, nhưng chắc chắn chưa tập trung được sức mạnh cuả toàn dân Việt. Bởi vì một chính quyền có cùng một thể chế đảng chung với CSBK; không ít thì nhiều, Việt Nam rồi cũng sẽ bị rất nhiều bất lợi trước Trung Quốc, khi mà toàn dân Việt yêu nước trong ngoài đã từng thấy rõ, cũng như đã từng chứng kiến sự thống thuộc cuả ĐCSVN trước CSTQ trong suốt gần một thế kỷ qua. Một sự thống thuộc mà đã đem lại cho dân Việt ta, không biết bao nhiêu là đau thương tang tóc xuyên suốt thời gian qua.

    Một đường lối ngoại giao đa cực ứng hợp đúng đắn muốn có hiệu quả thù thắng tối ưu, Việt Nam phải chọn con đường DÂN CHỦ HOÁ XÃ HỘI, để trung hoà cho đường hướng ứng hợp phải được có trong tương lai. Ý thức XÃ HỘI để thắng bớt DÂN CHỦ quá trớn làm mất đi quyền lợi giai cấp thấp kém trong xã hội đứng về mặt kinh tế, đó là tầng lớp đông đảo người dân hiện nay bên trong Việt Nam. Ý thức DÂN CHỦ là nền tảng cho mọi chính thể tự do, thúc đẩy sự sáng tạo cho XÃ HỘI để đồng cùng nhau tiến bộ, ngỏ hầu theo kịp đà phát triển cuả nhơn loại trên toàn thế giới trong tương lai, mà đều đó cũng là một bước chuyển hoá thăng tiến nền dân trí cho Việt Nam.

    Nếu độc đảng toàn trị như hiện nay, cho dù có đường lối ngoại giao đa cực đúng đắn đi chăng nưã, e rằng chỉ là một đáp ứng tạm thời, về lâu về dài sẽ không bao giờ Việt Nam giử được bền vững, trước làn sóng Bá Quyền Bành Trướng rất mạnh mẻ và cực kỳ hung hăng đến từ phương Bắc nước ta.

    Xin trân trọng.

  4. Dân Ngu says:

    Con điếm mang “của quý” đi rao bán khắp mọi nơi. Tiếc thay, không ai muốn dính vào “cái của nợ” đó, vì không ai muốn mang bệnh AIDS. Dại gì mà “chơi” sau thằng Tàu, vì thằng này đã “chơi” mấy chục năm nay rồi.

  5. Vô Tư says:

    Theo Nga mà vẫn giữ nguyên cái thể chế XHCN y như Trung Quốc thì hơi tréo cẳng ngỗng?!.

Leave a Reply to bútnưasắc