Những bước đi lùi
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
-Tạ Phong Tần (Thành Viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do)
Lâu rồi, có bữa, tôi nghe nhà văn Vũ Thư Hiên (bùi ngùi) nhắc lại một kỷ niệm buồn ở Bất Bạt – Sơn Tây:
“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội… Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới.”
“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt... Ngoài kia vẫn là đêm tối, chưa có gì hứa hẹn bình minh. Mà bây giờ đã là mùa hè năm 1969.”
(Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
Khoảng thời gian mà Vũ Thư Hiên vồ vập và đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân (rồi “thất vọng” và than rằng ““Thời gian không đứng về phía chúng tôi”) thì một công dân Việt Nam khác vừa mở mắt chào đời. Bà sinh ngày 15 tháng 9 năm 1968. Bốn mươi năm sau, với tư cách là một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, blogger Tạ Phong Tần đã dõng dạc tuyên bố:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.”
Quan niệm đúng đắn và tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Vốn đa nghi, và trí trá, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang âm mưu “diễn biến hoà bình” – cần phải được theo dõi và kiểm soát, nếu được.
Tất nhiên là không thể được. Tầu còn bó tay thì nói chi ta. Chuyện quản lý internet ở nước bạn (“bốn tốt”) láng giềng, được giáo sư giáo sư Cao Huy Thuần tóm gọn, như sau: “80 muơi triệu con chuột thì mèo đâu ra mà bắt cho hết.”
Nhà nước Trung Hoa vĩ đại đã từng thành công mỹ mãn trong việc huy động dân chúng tiêu diệt vài tỉ con chim (sẻ) mà nay đang loay hoay không biết đối phó ra sao với mấy chục triệu con chuột (điện). Quyết tâm của họ, xem chừng, hơi thấp. Quyết tâm của ta, xem ra, cũng… không cao gì cho lắm!
Báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 5 tháng 10 năm 2007, đã mô tả blog như là một thứ “hệ lụy” và “quản lý blog” là chuyện … buộc cẳng chim trời:
“Theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 3 triệu blog tại Việt Nam. Và mỗi ngày có hàng chục ngàn blog mới được khai sinh và việc một người sử dụng nhiều blog với những mục đích khác nhau là hoàn toàn có thể. Đã có những phát sinh và hệ lụy từ blog…”
“Tuy nhiên, liệu có quản lý được không? Quản lý một blog mà danh tính của nó có thể thay đổi trong chớp mắt và những thông tin hiển thị không thực sự chính xác thì đó là cách buộc cẳng chim trời. Hầu hết các blog đều là dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, vì vậy việc quản lý sẽ càng trở nên nan giải hơn…”
“Trong bộn bề của những ngày bắt đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, trong rất nhiều những vấn đề cần giải quyết và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, đưa ra việc quản lý blog với những quy chế hướng dẫn cụ thể là điều chưa khả thi.”
Ủa, nói vậy thì chừng nào chuyện “quản lý blog” mới “khả thi” đây – mấy cha?
Câu trả lời tìm được vào gần một năm sau, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị Định 97/2008/NĐ-CP – về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet – vào ngày 28 tháng 8 năm 2008. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hơn năm năm đã trôi qua, với thời gian số chuột ở nước ta – xem ra – có vẻ mỗi lúc một tăng gia, chứ không hề giảm. Ta không có tới tám mươi triệu con chuột (như Tầu) nhưng tính rẻ cũng cỡ đâu chừng… bốn triệu! Mèo đâu ra mà bắt cho hết, hả Trời?
CAM (công an mạng) lại không thể đào tạo dễ dàng như mấy ông bạn đồng nghiệp, bên ngành giao thông. Loại sau, khỏi cần huấn luyện, cứ quăng ra đường là tụi nó xông xáo đi ghi giấy phạt để… kiếm (them) chút cháo. Chớ còn rình bắt chuột (điện) thì đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ khá cao mà lại chả được ăn cái… giải (rút) gì, ngoài số tiền lương… chết đói.
Bắt không hết thì đành dọa xuông thôi, kiểu như nông dân đặt mấy thằng bù nhìn trên những cánh đồng để hù đám chim trời vậy mà. Thử nghe lời ông Tom Cat – một vị quần chúng tự phát, trong thế giới internet – vừa đe những blogger ở Việt Nam, trên trang Dân Luận:
Anh Bùi Thanh Hiếu thân mến, có lẽ tôi không phải trình bày dài dòng với anh như với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, bởi vì những hoạt dộng của anh không vang tới Bộ Chính Trị như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng ở mức độ thấp hơn, anh có 3 hoạt động khiến những người làm an nình và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu: đó là cổ vũ cho các hoạt đống chống đối ở Thái Hà, tham gia tích cực biểu tình, viết tập truyện ‘Đại Vệ Chí Dị’. Tôi xin mạn phép cảnh báo anh Hiếu là đã có quyết định chính thức của cơ quan chức năng để vô hiệu hóa anh. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này, và thật sự tôi hy vọng với những dòng cảnh báo này anh sẽ chấm dứt hoàn toàn 3 hoạt dộng chống đối trên, như vậy thì cơ quan Công An có thể sẽ tha cho anh, tôi thật sự không muốn anh vào tù và bé Tí Hớn của anh thiếu vắng sự dạy bảo của người cha, rất mong anh suy nghĩ.
Trân trọng
Tom Cat
P/S: Tom Cat xin cảnh báo 2 người nữa cũng đang có nguy cơ rất cao bị ‘vô hiệu hóa’ đó là ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Xuân Diện, xin hai ông biết rằng chính quyền đã hết kiên nhẫn với hai ông khi sự kiện tàu Bình Minh 02 đã trôi qua 7 tháng mà các ông vẫn muốn ‘restart’ các cuộc biểu tình nhằm mục đích gây rối. Nếu chỉ cần kích động thêm 1 lần biểu tình nữa thì hai ông sẽ bị vô hiệu hóa triệt để. Xin thật lòng cảnh báo.”
Mà “vô hiệu hoá” và “vô hiệu hoá triệt để” khác nhau làm sao vậy cà? Một đằng là vô tù; còn đằng khác (chắc) là vô nghĩa địa, sau khi (cho) xe đụng chết luôn hay sao? Đằng nào thì nghe cũng ghê thấy mẹ luôn. Tuy thế, qúi ông Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh (dường như) đều bị nặng tai nên mọi lời đe doạ của quần chúng tự phát –Tom Cat – kể như nước đổ lá khoai!
Thế là Nhà Nước lại phải có biện pháp mạnh (hơn) theo như tin nghe được từ RFI, vào hôm 06 tháng 4 năm 2012:
“ Tại buổi hội thảo hôm thứ Sáu vừa qua, thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã tuyên bố rằng, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài’, nhằm tạo hành lang pháp lý cho ‘sự phát triển bền vững của Internet’ ở Việt Nam. Nói cách khác, dự thảo nghị định mới đi xa hơn trong việc kiểm soát thông tin trên Internet ở Việt Nam.”
Nghe mà thấy thương quá sức, muốn ứa nước mắt luôn:”các văn bản pháp luật trong lĩnh vực Internet không còn phù hợp nữa, cho nên cần phải ‘bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế tài.”
Thời gian, rõ ràng, đã đứng về phía khác – phía của ông Vũ Thư Hiên và mọi người dân Việt, trong cũng như ngoài nước. Buộc cẳng chim trời hay buộc chỉ chân voi đều là những chuyện (rất) khó thành công.
– Ủa, không thành công thì thành nhân chớ có mất mát gì đâu mà sợ?
– Sợ chớ, theo luật tiến hoá thì đi tới mới có hy vọng thành nhân. Còn cố kìm giữ cả một dân tộc trong tăm tối, dốt nát và nghèo đói… là bước lùi. Bước lui thì chỉ có thể thành dã nhân thôi! Thì tui cũng tiện mịêng mà nói chơi cho vui vậy, chớ đừng có lo chuyện những người đang cầm quyền ở VN có thể biến cả dân tộc này thành … vượn. Khoảng cách mà họ có thể tiếp tục bước lùi cũng chả còn được bao xa và bao lâu nữa đâu. Chắc chắn là không thể lâu như bản án hàng chục năm tù mà họ sắp áp đặt lên cuộc đời của những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, trong đó có Tạ Phong Tần (*). Gió đã chuyển rồi!
© Tưởng Năng Tiến
—————————————–
(*) Xin đón đọc Tuyển Tập Tạ Phong Tần, do tuần báo Trẻ Dallas, Texas xuất bản. Độc giả có thể đặt mua ngay từ bây giờ qua địa chỉ sau:
Toà soạn báo Trẻ
3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.
ĐT: 972-675-4383/ Email: tusachtreusa@gmail.com
GÓP THÊM SỰ NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT THỨ TÂM LÝ XẤU CỦA NGƯỜI VN
Ngôn ngữ dầu trong trường hợp nào cũng thể hiện được trình độ văn hóa, nhận thức, tâm ý, thậm chí cả bản chất tâm lý của người phát ra ngôn ngữ đó. Điều này có lẽ đúng cho loài người nói chung, không cứ cho người VN nói riêng.
Cho nên đọc các bài trên báo, nhất là trên báo mạng, kể cả những lời bình mọi loại, tất nhiên cũng cho thấy điều đó. Qua tất cả các kinh nghiệm như trên, chắc phần đông mọi người có thể thấy tâm lý thường có của người VN ta là tính cách cá nhân, tị hiềm, chia rẽ, chưa thật sự chỉ hết lòng vì mục đích chung. Đây chính là một sự tệ hại, thậm chí là một thất bại và kém hiệu quả về các mặt của người VN. Có nghĩa sự ý thức về mục đích chung của người Việt dường như vẫn yếu, cho nên các khía cạnh tiêu cực khác như nói trên thường vẫn đi kèm theo hay biểu hiện ra không khó mấy để nhận thấy được.
Chẳng hạn, đọc một bài chủ đề nào trên mạng, các ý kiến phản hồi hay bình phẩm cũng hoàn toàn khác nhau, có khi đối ngược nhau. Điều đó cho thấy thị hiếu phần lớn của những người phản hồi hình như nhằm thỏa mãn cá nhân, tâm lý riêng của mình, hơn là cùng nhìn chung về một hướng.
Tâm lý đó có thể gọi được là tâm lý ích kỷ, chia rẽ, thị hiếu, cảm tính, nông cạn, nông nỗi, mà ít chiều sâu của ý thức, của nhận thức, của mục đích cộng đồng, khách quan, cần thiết hay thiết yếu.
Đọc qua mọi lời bình hay phản hồi cũng thế. Phần lớn những lời phản hồi chững chạc, thiện chí, đóng góp, phê phán đúng đắn vẫn không nhiều so với những những lời bình bạt mạng, đầy chất cảm tính, đầy sự giận ghét chủ quan, nói chung là thị hiếu hơn là tính trầm tĩnh, thiện chí, ý chí cùng đi đến giải quyết vấn đề chung hay mục đích chung. Tính cách đó cũng biểu hiện tính bè phái, vị kỷ, vụ lợi phần nào nói chung của người VN. Tức là tinh thần cục bộ, phe ta, tinh thần đả kích bạt mạng nhiều hơn là sự thẳng thắn, xây dựng có lý có tình. Dĩ nhiên, vỏ quít dày móng tay nhọn. Mạt cưa gặp mướp đắng là lẽ tự nhiên. Song nguyên nhân đầu tiên gây ra hậu quả cuối cùng, thật cũng khó trách được duy hậu quả mà còn phải trách đến cả nguyên nhân. Nhưng nếu trách cứ theo cả hệ thống như thế, có nghĩa là trách đến bản chất của con người nói chung, người Việt nói riêng trong cách cư xử không sòng phẳng, đàng hoàng lẫn nhau một cách cần thiết hay bó buộc ngay từ đầu. Đó là ý nghĩa xã hội mà không chỉ ý nghĩa cá nhân nếu nói một cách nghiêm túc và chính xác thật sự, cho dầu tính cách cá nhân là không thể chối cãi.
Cho nên tính cách hay yêu cầu khắc phục, là mọi người cần làm sao rèn luyện được ý nghĩa thiện chí và tinh thần vô cầu. Có nghĩa dù trong tình huống nào chăng nữa, khi tiếp cận công khai với xã hội, chỉ đặt nguyên lý cộng đồng, nguyên lý xã hội, nguyên lý khách quan, nguyên lý lợi ích chung và mục đích chung trước nhât, không nên quá nặng về tính cách cá nhân, cục bộ, coi bản thân mình là trung tâm của ý nghĩa, coi công chúng như là chỗ để múa gậy hay để thủ lợi cho các mục tiêu nào đó của riêng mình.
Nói chung lại, tính cách như trên chỉ là một khía cạnh nhỏ, một ý nghĩa nhỏ, nhưng thật sự nó vô cùng quan trọng. Bởi trên cơ sở đó, cũng cho thấy phần lớn người VN hay sống theo cảm tính, theo tình cảm riêng tư, ít sống theo lý tính, theo quan điểm xã hội công cộng thật sự theo như kiểu người phương Tây. Điều đó cũng có nghĩa óc lô-gích, óc lý luận của người VN phần lớn không được lưu tâm lắm. Đó là một nhược điểm. Vì tâm lý đó rất dễ bị tuyên truyền lệch lạc mà không nhận thức ra được. Đó chính là những bài học về lịch sử nói chung mà tất cả mọi người đều biết.
Cho nên nói gút lại, chỉ có lòng công chính, ý thức tự chủ, tự giác, tinh thần thiện chí, ý nghĩa vì lợi ích chung, cao nhất, tối hậu nhất, thì mới có thể tránh được mọi sự chia rẽ, ganh tị, tị hiềm, đố kỵ nhau, tránh được mọi hình thức ích kỷ tầm thường, để hướng chung về các kết quả, các giá trị cao nhất hầu mới có thể mang lại sự hiệu lực đích thực cho mọi ý nghĩa và mọi vấn đề về con người cũng như lịch sử và xã hội. Dĩ nhiên nói như vậy chỉ là nói nguyên lý chung nhất. Song cơ bản vấn đề vẫn tùy thuộc vào năng lực học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Đó là lý do tại sao không thể làm cho con ếch có thể to như con bò. Tuy thế xã hội khôn ngoan là xã hội nuôi bò hơn là nuôi ếch, tức đào tạo ra người có tri thức, có óc phán xét, có tư duy độc lập, không phải đào tạo ra loại chấp hành, cá mè một lứa, chỉ biết tin tưởng mà không hề có ý thức sáng suốt và tự chủ. Đó chính là sự khác nhau giữa ý nghĩa của nền giáo dục nhân bản, khai mở, và nền giáo dục ngu dân, đầu độc.
Cho nên, tâm lý cùng góp phần mà không phải tâm lý rút rỉa, trục lợi riêng tư, đó mới thật sự là ý thức chính đáng của mọi người đàng hoàng, đứng đắn. Tức chỉ muốn làm một con én trong bầy én mà không phải làm một con én duy nhất để mang tới mùa xuân cho mình hay cho mọi người là như thế. Bởi vậy, trên diễn đàng mạng công cộng, không phải viết bài chủ mới là danh giá, có giá trị, hay mới thật tốt. Thật sự bất cứ lời phản hồi nào có ý nghĩa, có mục đích đóng góp tốt cho mọi người, cho xã hội đều là tốt cả, thậm chí nhiều khi còn quan trọng hơn cả bài chủ. Bởi bài chủ nhiều khi chỉ là sự gợi ý, vật xúc tác, cơ sở để có những lời phản hồi, lời nhận đinh, phê bình mà ý nghĩa và tác dụng còn tích cực hơn nhiều.
Cũng trong ý nghĩa đó, nếu một số người nào đó nói dân trí VN ngày nay còn thấp quá, không thể có tự do dân chủ đúng nghĩa được, cần phải chờ. Đó là sự tiêu cực, sự ngụy biện, sự đầu hàng. Bởi vì tại sao không chọn phương án vừa chạy vừa xếp hàng, lại ngồi đó chờ sung rụng, chỉ có mút mùa lệ thủy mới thật sự đạt được. Cho nên từng giọt nước nhỏ mới có thể làm đẩy bể và thậm chí tràn bể. Đó là cái khôn ngoan của người thiện chí mà không phải sự dại khờ của người kém thiện chí. Cũng có người bảo VN ngày nay trong tình trạng độc tài, tham nhũng, kinh tế lạc hậu, chỉ có thể chịu trận mà không thể có lối ra. Nói như vậy là bế tắt. Bởi vì không xoi được lổ nhỏ cũng không thể nào phá được lối ra đột phá. Chính sự khác nhau giữa tâm lý thụ động, tiêu cực, nhỏ hẹp, và tâm lý thiện chí, tích cực, có tầm nhìn chung chính là như thế.
Một giọt nước phản ảnh được cả ao hồ, sông ngòi hay đại dương. Bởi vậy chỉ cần theo dõi những trang mạng toàn cầu, bài chủ cũng như những phản hồi, cũng có thể thấy được mọi khuynh hướng trì trệ hay phát triển của tâm lý người Việt ngày nay và mọi tình trạng xã hội VN ngày nay nói chung qua chính thời gian lịch sử cũng như những triển vọng lịch sử trong tương lai.
ĐẠI NGÀN
(03/8/12)
Không cần biết tác giả cái còm men này là ai, đực hay cái. Không cần biết tác giả đang ở đâu, ở vn hay ở cái xứ nào trên trái đất này.
Chưa bao giờ, kể từ ngày biết lang thang “báo mạng”, tui được (hay bị) đọc một cái còm men mà gai ốc cả người như thế này. Hay hay là dở, đúng hay là sai thì còn tùy nhận thức của từng cá nhân.
Ở đây cái tinh tuý nằm ở chổ có lý luận có chứng minh và có cả những cái lô gíc lạnh ngắt.
Có thể bạn đọc sẽ không đồng ý với quan điểm của còm sỉ tên Toàn này. Nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chổ cái còm men như lưởi dao, nhọn hoắt, bén ngọt…chọc vào giửa ngay tim đen bạn mà bạn hoặc gục chết vì mặc cảm xấu hổ hoặc cảm thấy phấn chấn và khoẻ khoắn như sau cuộc giải phẩu một cục u trong người vì trong chúng ta vẫn còn có người suy nghĩ được như thế này.
Xin bà con hãy đọc vì đáng để đọc. Bản thân tui cũng rất chán những cái còm men dài thoòng những ngôn từ mà ngắn ngủn về chiều sâu của suy tư trằn trọc hay thiếu những lý luận. Nhưng tui không thấy tốn thời gian vì đã đọc cái còm men này…
Xin mời bà con đọc….và hãy cổ vủ cho còm sỉ này.
Làm sao mà thế giới để cho VN được vào tổ chức Nhân Quyền của LHQ . Một chế độ chà đạp thô bạo lên quyền làm người của ngay Dân tộc mình . Hiến pháp do một dúm người tạo ra và có nhiều điều còn hiển thị ngay trong bản HP mà CS còn chưa cho người Dân được hưởng . Thế mà còn định đăng ký là ứng viên vào một tổ chức Nhân Quyền gồm rất nhiều nước tôn trọng quyền của người Dân . Thật Là trò cười cho thế giới .
Xin chào bạn Trinhngoctoan.
Tôi chào bạn là bạn vì tôi nghĩ bạn cũng tầm tuổi tôi (40t), nếu bạn nhiều hơn thì cho tôi xin lỗi.
Phải nói là tôi thường đọc các bài trên dcv nhưng với bài này của bạn thì thấy sướng vô cùng.
Cảm ơn bạn vì có 1 bài hay tuyệt như thế.
VƯỢN THÀNH NGƯỜI HAY NGƯỜI THÀNH VƯỢN ?
Các Mác và Ăngghen là hai ông tổ thành lập nên học thuyết mác xít cộng sản. Một trong những điều sính nổi bật nhất của hai ông này là quan điểm vượn biến thành người. Ăngghen nêu lên quan điểm nổi tiếng là loài khi nhờ hai bàn tay lao động, cuối cùng đứng được trên hai chân, nên đã thành người. Điều này được cả Mác và Ăngghen vẫn coi là cái đinh trong học thuyết của mình. Cái đinh này kết hợp với khái niệm biện chứng luận của Hegel, kết hợp với khái niệm bóc lột trong kinh tế tư sản, kết hợp với quan điểm đấu tranh giai cấp mà làm nên tổng thể của học thuyết sau này được gọi là học thuyết Mác Lênin.
Thật ra quan điểm thuyết tiến hóa này Ăngghen lấy từ học thuyết tiến hóa luận của nhà tiến hóa luận nổi tiếng Darwin mà không là gì khác. Thế nhưng Darwin không hề trích đoạn, không chỉ dừng ở khúc giữa của chuỗi tiến hóa vô hạn, mà ông tiến lên cả khúc đầu về mọi loài sinh vật. Kết quả, cuối cùng Darwin vẫn không hề là nhà vô thần, mà khi Mác tới cầu làm quen với ông ta, ông ta đã không tiếp mà còn coi thường Mác khi Mác đem tới biếu cho Darwin cuốn Tư bản luận mà Mác vừa cho chào đời.
Cũng vậy, nhà vật lý học Einstein danh tiếng, đã đưa ra lý thuyết tương đối hẹp và rộng, nhưng kết cục Einstein vẫn không hề là người duy vật, vô thần.
Ngày nay mọi người đều biết thuyết tiến hóa của Darwin ngày xưa đã làm cơ sở cho các lý thuyết tiến hóa sinh học phân tử, hay tiến hóa ở bình diện vi mô, đã phát triển được tiến hóa gene di truyền hay bản đồ gene mà mọi người đều rõ. Có nghĩa lý thuyết tiến hóa vũ trụ và tiến hóa cấp phân tử ngày nay đã trở nên thống nhất, và cái trích đoạn tổ tiên loài người là loài khỉ đã trở thành một khâu hạn chế trong chuỗi tiến hóa chung tổng thể với nhiều điều bí mật siêu hình còn ẩn giấu, chẳng phải chỉ kiểu lý lịch trích đoạn như Mác và Ăngghen từng hí hững. Vả chăng các chủng loài là có cả hàng tỉ, khỉ cũng có cả hàng trăm loài, vượn cũng có cả vài ba chục loài, còn linh trưởng thì vô số kể. Thế nên con nào hay loại nào là tổ tiên của loài người, quả thật Ăngghen chỉ trích đoạn đoán mò trong chính tri thức khoa học thời đại nói chung của nghiên cứu sinh học thời đó và trước đó mà thôi.
Đấy cái kiến thức củn cỡn về quan điếm sinh học của Mác và Ănghen thời đó nó là như vậy. Và từ cái nền tảng này cũng suy đoán ra mọi nền tảng khác tương ứng trong mọi lập luận của Mác là như thế nào. Chẳng qua Mác là người khoái duy vật, khoái vô thần, khoái biện chứng luận của Hegel nên tất cả mọi sự hiểu biết, mọi lập luận, mọi nhận định đều quy vào đó. Ý chang như anh thợ đo ni gò giầy, hay thậm chí gọt chân nhân loại cho vừa đôi giầy thị hiếu của mình chính là như thế. Mác và Ăngghen quá ấu trĩ và ngây thơ giống như thời cổ đại Hy lạp người ta vẫn cho trái đất là trung tâm của thái dương hệ, hay mặt trời là trung tâm của cả bầu trời. Ý nghĩa đó thật là lố bịch, khi ngày nay trong quan điểm đại vũ trụ, hệ mặt trời chỉ là một hạt bụi trong toàn thể vũ trụ.
Cũng chính vì thế mà từ ý niệm cho rằng vượn biến thành người, đến Stalin và Mao Trạch Đông mọi con người lại đều biến ngược lại thành vượn. Rồi đến Pôn Pốt bầy vượn đó muốn tổ chức thành chế độ ang ca, tức con nào không chịu sẽ bị con khác lấy búa đập đầu một cách vô cùng tàn nhẫn. Tức muốn tất cả đều thành tập thể, đều phải vào tập thể, đều hành vi theo kiểu tập thể, đều nghe theo, hót theo, nhảy nhót theo con đầu đàn. Con đầu đàn đi đâu mọi con trong bầy đều đi theo đó. Bởi con đầu đàn là lãnh tụ vĩ đại mà không gì khác nữa. Bày vượn sống bằng khẩu hiệu, ảo tưởng từ khẩu hiệu, bầy vượn không còn sợ con cọp bởi vì lãnh tụ từng bảo cọp chỉ là cọp giấy, cho dù con cọp giấy có răng nanh nguyên tử.
Ngày nay bầy vượn TQ lại lăm lăm tràn ngập cả biển Đông, đã có chiến lược về đường lưỡi bò, đã xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN, đã lập nên thành phố Tam Sa của chúng trên lãnh thổ VN.
Đúng là bầy vượn trong thời hiện đại. Bầy vượn này cũng có những học giả, những nhà báo cùng nêu lên những luận điệu hiếu chiến, kiểu quan điểm bầy đàn bá quyền và đế quốc thực dân mới mà ai cũng đã rõ. Trong tình thế đó, liệu những con rồng VN có đối phó lại với cả bầy vượn TQ từ đây và kể cả lâu dài hay mãi mãi về sau, chẳng biết có ai biết được hay chỉ có Trời mới có thể biết. Đấy câu chuyện tiếu lâm về tổ tiên của loài người và tương lai của bầy vượn hiện đại hóa, trang bị vũ khí đến tận răng, khẩu hiệu đến tận háng, tham vọng bá quyền đang muốn trùm khắp thế giới ở TQ ngày nay, nó là như vậy đó.
ĐẠI NGÀN
(01/8/12)
Người việt nam hèn hạ
Posted on July 31, 2012 by danlamthan
người việt nam hèn hạ
Hanwonders
Theo blog Hanwonders
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “Người Trung Quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay / dở / đúng / sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,..
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!
… còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?
Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
- Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
- Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
- Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?
Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.
Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Đà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,.. để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
oOo
Thỉnh nguyện thư ngăn chận Việt Cộng gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Chế độ cộng sản Việt Nam là một trong những chế độ vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất thế giới. Nếu đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền này, họ sẽ lợi dụng danh nghĩa thành viên làm xóa mờ hình ảnh chà đạp nhân quyền của họ, đánh bóng chế độ, lừa dối công luận, để tiếp tục trù dập, thống trị và đàn áp nhân dân Việt Nam.
https://www.change.org/petitions/u-n-secretary-general-and-world-leaders-please-prevent-vietnamese-communist-government-from-joining-un-human-rights-council
oOo
Nguon:http://danlamthan.wordpress.com/2012/07/31/nguoi-viet-nam-hen-ha/
Kết quả “100 năm trồng người” của tên gián điệp Tàu cộng HCM đó bác trinhngoctoan. Theo thiển nghĩ của Nhà Quê tôi thì không phải là không cứu vãn được: chỉ cần đập đầu một vài con trong 14 con cá tra (BCT = bọn cá tra) là sẽ có biến chuyển lớn trong xã hội.
Bài của bác trinhngoctoan cần được phổ biến rộng khắp trên mạng cho nhiều người đọc
ĐỪNG NÊN CHỤP MŨ VÀ CŨNG ĐỪNG NÊN NẢN LÒNG
Bài viết “Người việt nam hèn hạ” của tác giả Trịnh Ngọc Toàn vừa qua đã được một số đông người hưởng ứng, khen tặng và chuyền nhau trên mạng coi như một điều rất đã. Điều này quả có thật hợp lý và hoàn toàn chính xác không ?
Thiện chí và ẩn ý của tác giả là nhằm giải phẫu mọi khía cạnh tệ hại nhất nơi bản chất hay hiện tượng của người VN ngày nay để tìm cách chữa trị, như kiểu giội một gáo nước lạnh để làm cho thức tỉnh, dĩ độc trị độc, để mong chi đánh động mối hiểm nguy và nhằm cứu vãn … Nhưng ý như thế là hoàn toàn tích cực. Tuy nhiên, cũng nên xem xét lại một vài góc cạnh và thực tế sau.
Thật vậy, dân tộc nào cũng gồm những con người cá nhân cụ thể. Chính những cá nhân cụ thể hợp thành dân tộc mà không gì khác. Cho nên chất lượng cũng như tỉ lệ đa số từ các cá nhân thế nào cũng tạo thành ý nghĩa, bản thân của xã hội tại thời điểm là như thế đó.
Dành ra một dân tộc luôn không thoát ly lịch sử quá khứ hay truyền thống của mình. Đó là cái bản chất sâu xa nhất, quyết định nhất, trường cửu và thường xuyên nhất. Nhưng cũng không thể phủ nhận mọi tương tác, ảnh hưởng thực tế của môi trường, của hoàn cảnh trong điều kiện hiện có mà xã hội hay cá nhân đó đang sống.
Dân tộc VN chỉ là dân tộc nhỏ, đất nước VN chỉ là đất nước nhỏ, không lấy gì làm đặc biệt nhất về mặt địa lý, mặt lịch sử, mặt văn hóa hơn các dân tộc khác. Thế nhưng qua nhiều ngàn năm vẫn tồn tại cạnh một nước Trung Hoa lớn gấp cả trăm lần, từ dân số đến diện tích đất đai, điều đó không thể đánh giá thấp người Việt, đất nước Việt được. Nhất là dù thế nào, văn hóa VN đã không bị đồng hóa với văn hóa Trung Hoa qua cả ngàn năm kề cận, đó chính là sắc thái hoàn toàn mạnh mẽ, đặc biệt riêng của dân tộc Việt. Còn một khía cạnh khác, trong khi quân Mông Cổ chinh phục khắp thế giới, chinh phục cả nước Trung Hoa, nhưng khi tràn tới VN lại đã bị đánh bại không phải chỉ một lần mà đến cả ba lần. Điều đó không thể không nói được là tinh thần yêu nước và thượng võ của VN không phải không cao.
Cho nên chuyện con sâu làm rầu nồi canh chỉ là chuyện bình thường, nơi nào cũng có, nước nào cũng có, thời nào cũng có. Nếu Việt Nam có hai bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung … thì VN cũng từng có Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung, Hồ Quý Ly, Lê Chiêu Thống … cũng là điều hoàn toàn không ngoại lệ.
Cho nên nhìn cá nhân cũng phải nhìn xã hội, nhìn chính trị cũng phải nhìn lịch sử, nhìn văn hóa cũng phải nhìn kinh tế, nhìn hiện tượng cũng phải nhìn bản chất, nhìn đương đại cũng phải nhìn truyền thống v.v…
Trong bài viết “Người việt nam hèn hạ” của Trịnh Ngọc Toàn đã liệt kê hay nêu lên rất nhiều những hiện trạng đê tiện, suy thoái, sa đọa, thấp kém của nhiều cá nhân người VN hiện nay, nhiều trường hợp có thể nói là nhục nhã, cay đắng, hạ cấp, phi văn hóa, phản văn minh, nói không thể hết, nhưng nếu căn cứ vào đó để quy chụp chung thành chủ đề hay tên gọi người VN hèn hạ, thật sự là điều rất quá đáng. Thậm chí tác giả còn nhấn mạnh không thèm viết hoa cả chữ VN. Điều này cũng có thể tha thứ hay thông cảm được với tác giả vì quá bức xúc, tức tối, như bị sỉ nhục thế thôi.
Thế nên vấn đề chính yếu là không nên chụp mũ chung nhất, cũng không nền nản lòng quá mức, mà nên suy xét về các nguyên nhân và khía cạnh tạo thành của nó trong thực tế cuộc sống hiện tại mà thôi.
Quả vậy, xã hội VN thời nay là xã hội sau chiến tranh, dầu chiến tranh đó đã lùi xã đến 37 năm rồi. Tuy chiến tranh lùi xa, như quy mô và gốc rễ của chiến tranh đó quá tai hại, quá lớn lao về mọi mặt, cho nên suốt 37 năm vẫn như chưa thể tách ly nổi với quá khứ cuộc chiến chính là như thế. Có nghĩa hậu quả của chiến tranh đó ngay khi đang xảy ra, thậm chí sau khi nó đã kết thúc, là thật nhiêu khê phức tạp, không hay chưa thể khắc phục hết được chính là như vậy.
Còn sau chiến tranh đó là gì ? Đó là sự tan rã và sụp đổ của nền kinh tế một cách có chủ ý, cũng như một nền giáo dục học đường và xã hội một cách què quặt có chủ ý, đó chính là những động lực và nguyên do chính yếu để con người và xã hội vận hành sái quỹ đạo, trở nên lợm cợm nhiều bề chính là hệ lụy chính yếu.
Sau chiến tranh người ta chỉ lo đánh tư sản, cải tạo công thường nghiệp theo hướng nhằm vô sản hóa xã hội theo hướng niềm tin về học thuyết và ý thức hệ mác xít cộng sản, đó là sự phá hoại kinh tế ngay từ buổi đầu hòa bình lập lại trên cả nước thống nhất. Đó là tình trạng đáng tiếc khách quan mà không ai không biết. Đó là dọc dài của trên hai chục năm bao cấp nghèo đói để nhằm thực hiện cho được lý tưởng xã hội CS như Mác đã nói, như kiểu TBT Lê Duẩn đã hô hào tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH mà mọi người hẳn luôn luôn còn nhớ. Kết quả là sau thời kỳ ăn sắn lát và bo bo, toàn thể xã hội lại phải quay lại nền kinh tế thị trường, dứt bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập thể theo kiểu dốt nát, lạc hậu, phi khoa học, và phải hội nhập toàn cầu khi khối Liên Xô XHCN cũ sụp đổ và tan rã. Người xưa nói có thực mới vực được đạo, còn nghèo đói thì sinh đạo tặc, chính là như thế. Đó là cái chân kinh tế đã bị đập què ngay lúc đầu, nên sau có chữa lại phần nào thì xã hội vẫn cứ còn phải đi nạn cho đến nay là như vậy.
Còn cái chân kia thì thế nào ? Đó là cái chân văn hóa. Ai cũng biết sau 1975, toàn xã hội bị bắt buộc phải úp vào trong ý thức hệ văn hóa mác lê nin. Bao nhiêu tốn kém ngân sách để in ra không biết bao cơ man là sách mác xít cho toàn thể xã hội, mọi người thấm nhập. Nhưng kết quả có thấm nhập được hay không lại là chuyện khác. Sự phung phí về tài chánh, về thời gian, về ngân sách của xã hội nói chung chính là như vậy. Có nghĩa cái gì choáng chỗ mà không tác dụng, không hiệu quả, sẽ đẩy ra mọi cái ích lợi, cần thiết khác. Chính lổ hổng chung của văn hóa là như thế. Nhưng xã hội bị hụt hẫng văn hóa chung, thì hậu quả mọi mặt trong đời sống, sinh hoạt, văn mình văn hóa của con người và cộng đồng bị thiệt hại, tác hại như thế nào thì ai cũng biết. Nói cụ thể, lực lượng trí thức là sinh viên học sinh, từ trong trường học tới khi ra trường, chỉ có được nhồi luyện tư tưởng mác lênin mà không là gì khác. Đó là điều mà ông Lê Duẩn đã chủ trương trong hiến pháp thì ai mà cãi lại được. Đó, nguyên do và hệ lụy chung của xã hội trong thực tế là vậy. Bởi vì cách dạy, cách học, chương trình nói chung đó đã vô hiệu hóa hết cả văn hóa truyền thống, đạo đức truyền thống ngàn xưa của dân tộc, để thay vào đó thị hiếu của kiểu lý luận hình thức, bề ngoài, không thực tế, xa lạ với các suy nghĩ thường ngày cụ thể của mỗi người, thế thì tác hại và hậu quả của nó nói chung không phải là nhỏ. Đây có thể là sự nhầm lẫn về lý tưởng, hay sự sai lầm trong tính toán, hoặc cả sự mờ tối hoặc ích kỷ riêng tư, sự bị động khách quan nào đó, mà làm đánh mất truyền thống vững chắc, làm gián đoạn với giá trị quá khứ, khiến tạo nên những sự èo uột, sự phá rào, sự xé lẻ, sự suy biến của đạo đức nói chung toàn xã hội. Đó là cái què của chân thứ hai, nhưng cái què này cho đến nay vẫn chưa sửa chữa, nên vẫn cứ đi cà nhắc, lếch thếch cả hai chân, là điều thật sự khách quan và cũng hoàn toàn dễ hiểu.
Một yếu tố thứ ba cũng là điều đáng nói. Tất nhiên không có chân thứ ba, nhưng lại có bộ phận thứ ba, đó là cái gậy chống cho khỏi ngã. Cái gậy đó không khác chi là sự chuyên đoán trong chính trị. Đó là quan điểm chuyên chính vô sản của học thuyết Các Mác để lại. Người ta tin tưởng có chuyên chính mới làm đúng ý nghĩa lịch sử của giai cấp, tức mới thực hiện được kết quả của nguyên lý đấu tranh giai cấp, mơi ổn định và phát triển được xã hội. Nhưng người ta hoàn toàn không suy xét, không đặt vấn đề quan điểm đó của Mác tự nó có khách quan không, có chân lý không, có khoa học và thực tế không. Nói chung chỉ là niềm tin theo lối bó buộc một chiều, theo lối quán tính từ quá khứ chuyển qua, không hề được soi sáng trên tư duy khoa học, độc lập, tự chủ của cá nhân, tập thể, con người hay toàn xã hội. Thế nhưng thực chất, chế độ toàn trị thì mọi ý nghĩa quyết định không phải do toàn dân mà chỉ do những người trong bộ chính trị, tức chỉ là một tập thể nhỏ nhưng cầm quyền chung của đảng và đảng thì cầm quyền chung của nhân dân và nhà nước. Đấy cái nguyên lý về số lượng và chất lượng nó là như thế. Cũng từ đó mà quyết định ra chung mọi ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa mà kết quả thực tế ngày nay thì ai cũng thấy.
Một xã hội hành chánh quan liêu dĩ nhiên làm trì trệ mọi mặt quản lý xã hội. Một xã hội tham nhũng thì làm nhụt chí, chán nãn, thất vọng tất cả mọi người. Mọi người không còn hăng hái phấn đấu, tin tưởng nữa, thì hệ quả chung phải yếu đi, phải bị vô hiệu quá chính là như thế. Vả chăng tham nhũng cũng làm trì trệ cả bộ máy quản lý kinh tế. Tài nguyên và ngân sách rất phần nào không nhỏ lọt vào túi riêng của một số có quyền chức, tất yếu làm cho năng suất kinh tế thấp, kết quả xã hội thấp mọi mặt, tinh thần cũng như vật chất và đời sống nói chung. Và từ các tiêu cực chung đẻ ra mọi tiêu cực riêng. Từ tiêu cực cá nhân đẻ ra tiêu cực toàn xã hội về mọi mặt. Đó chính là nguyên lý dây chuyền tất yếu, không thể nào khác. Mọi hệ lụy, sa ngã, phạm pháp mọi loại của cá nhân, mọi sự thấp kém, sa đọa của con người, đó chỉ là hệ quả của những cái trì trệ, tiêu cực lớn hơn, mà chính văn hóa lẫn kinh tế chính là các nguyên nhân xã hội bao quát, thống nhất và bản chất nhất. Đó là chưa nói đến báo chí và tư pháp cũng sa ngã trong chức năng của nó. Tiêu cực về tòa án không phải không có mà là điều nhiều người vốn biết. Cả báo chí trước kia chỉ nói theo và làm theo, ngày nay có đỡ hơn nhiều, nhưng vẫn không đi ra ngoài những sự hạn chế hay cấm cản tự nhiên nào đó. Những điều này tuy có gián tiếp hơn, nhưng không phải không có các mặt tác dụng nhất định nào đó về mọi hiện tượng xã hội mà các mặt tiêu cực và suy thoái vẫn tiếp tục tồn tại, gia tăng thêm, không ngăn chặn hay không khắc phục được.
Nên nói chung lại, ý thức kém trách nhiệm của cá nhân về mọi trường hợp gây nên ý thức kém trách nhiệm trong toàn xã hội về mọi mặt, đồng thời lại phản dội ngược lại, đó chính là cái mà người ta gọi là quy luật tương tác, dây chuyền, hay biện chứng của toàn xã hội. Một thứ biện chứng thụt lùi mà không phải là biện chứng tiến tới. Điều này cũng chứng tỏ ngày nay TQ đã mạnh lên, họ đã coi thường VN, đã có tham vọng chinh phục hay xâm lăng VN nằng mọi mặt có thể được, và điều đó đã không còn là bóng ma mà đã hoàn toàn thực tế và còn nhiều tiến tới hơn nữa. Đấy nhìn chung cả mặt vi mô lẫn mặt vĩ mô của xã hội và đất nước trên tất cả mọi phương diện ngày nay của VN chính là như thế.
Cho nên bài viết “Người vn hèn hạ” của Trịnh Ngọc Toàn thật sự chỉ mới nhìn một khía cạnh tiêu cực trong vô số các khía cạnh tiêu cực. Tuy rằng nhìn tiêu cực để tìm ra hướng tích cực, đó là thâm ý và thiện chí của tác giả, song nó không phải không gây ra những cái sốc mạnh mẽ cho nhiều người, vì bị chạm tự ái cũng có, vì xót xa, thất vọng, thấy bế tắt cũng có, nhưng mặt khác cũng làm một số người nào đó thích thú vì được dịp đã hơi, khi họ chỉ nhìn và phê phán mọi sự trong mục đích thiển cận và phần lớn phiến diện cũng như hẹp hòi.
Nên tóm lại, bài viết này, cốt chỉ nhằm chỉnh lại tinh thần và ý thức cho việc không nên chụp mũ, không nên nãn lòng về bản chất dân tộc và bản thân đất nước chúng ta, mà chính bài viết của Trịnh Ngọc Toàn đã biểu hiện, vốn là như thế. Vì mọi người đều luôn cần phải có cái nhìn bao quát, căn cơ, lâu dài và bền vững hơn, cũng như cần phải hướng tới một niềm lạc quan sâu xa vốn có, mà chính các thế hệ cha ông của chúng ta từ ngàn xưa, tuy trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử trong nhất thời, bao giờ cũng luôn luôn tự tin và luôn luôn quyết chí phấn đấu nhằm khắc phục, loại bỏ mọi cái xấu, mọi cái cản ngại, mọi cái tiêu cực, để có thể có điều kiện thuận lợi hơn mà luôn tiến được lên mãi mãi trong niềm tin tưởng và lạc quan sâu xa về bản chất và tiềm lực bao quát nhất nơi con người cùng đất nước của mình.
THƯỢNG NGÀN
(03/8/12)