WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh?

Vừa qua, 9 ngàn tàu cá của Trung Quốc lại tràn xuống biển Đông vào ngày lệnh hoãn đánh cá của Bắc Kinh chấm dứt. Việt Nam lại gánh thêm một đòn nữa của nước láng giềng”16 chữ vàng”, sau một loạt hành động của Trung Quốc trắng trợn và ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.

Bắc Kinh đã thiết lập hệ thống hành chánh, quân sự và tư pháp cho thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Hạm đội Nam hải rục rịch tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa. Hôm thứ ba phát ngôn viên bộ quốc phòng, đại tá Cảnh Nhạn Sanh, tuyên bố hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thông thường đã được thiết lập tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc không quên nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông, và phản đối bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào vùng này.

Một chuỗi liên hoàn

Cần nhắc lại thêm là trước đó, hôm 23 tháng 6, Trung Quốc đã gọi thầu 9 lô dầu khí ước đoán, nằm hẳn trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 12 tháng 7, 30 tàu cá Trung Quốc gồm cả tàu tiếp vận đã đến tận Đá Chữ Thập ở Trường Sa để đánh cá. Trung Quốc làm rầm rộ cho việc thiết lập các cơ sở của Tam Sa ở đảo Phú Lâm cùng lúc với lời loan báo chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, và 26 tháng 7 thì tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm…

Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.

Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam? Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.

Thách thức Mỹ

Chẳng những thế, Bắc Kinh còn có mục đích không kém quan trọng là phản ứng đáp trả những hành động của Hoa Kỳ về Việt Nam.

Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.

Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu, rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam

Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng mạnh về mặt ngoại giao, người dân cũng sôi sục tinh thần chống Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình và những lời phát biểu trên hệ thống truyền thông giao tế xã hội, gọi là lề trái.

Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số 128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc Nga có thể trở lại Cam Ranh.

Sợ mất nước hay sợ mất quyền?

Tuy nhiên những sự kiện vừa nói lại cho thấy thái độ khá lạ lùng của chính quyền Việt Nam, mà nói là lưng chừng cũng chưa đủ nghĩa.

Hà Nội đã cho biểu tình một cách đầy miễn cưỡng, trong khi Sài Gòn chỉ được một lần ngắn ngủi rồi sau đó dứt hằn. những người bị giam tù và bị hành hạ vì chống Trung Quốc cũng vẫn bị giam nhốt không nương tay, trong khi những người bất đồng chính kiến tiếp tục ra toà lãnh án nặng nề.

Ách đàn áp vẫn ám ảnh khủng khiếp khiến xảy ra vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ phong Tần. Rõ ràng là ngoài mặt, trên bình diện ngoại giao, thì tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ, nhưng bên trong vẫn nể sợ sự giận dữ của Bắc Kinh và đề phòng nghiêm ngặt đói với cái gọi là “diễn biến hoà bình”.

Người ta không hiểu được cách hành xử đó của Hà Nội. Trong khi đang cần một lòng đoàn kết, ít nhất Việt Nam cũng cần chứng tỏ toàn dân mình sôi sục chống Trung Quốc xâm lược dưới mọi hình thức và sẵn sàng hy sinh như giới truyền thông yêu nước “lề trái” ở trong nước vẫn thường đòi hỏi.

Nếu trước đây nói là phải trấn áp công luận để vuốt ve Trung Quốc và giải quyết ngoại giao hoà bình, thì người dân nghe đã khó lọt tai nhưng còn miễn cưỡng tìm hiểu; nay đã ở vào thế không thể lùi bước nhưng Hà Nội vẫn khống chế người dân thì để làm gì?

Khó lòng giải thích được gì hơn rằng đó là sự bối rối mất phương hướng về chiến lược, vì dùng dằng giữa lợi ích chủ quyền lãnh thổ của quốc gia và lợi ích thống trị của đảng cầm quyền.

Nước ngoài còn lưỡng lự

Trong khi đó trên bình diện quốc tế, MátX-Cơ-Va đã cải chính lập tức những điều mà tướng Tư lệnh hải quân Nga Vikttor Chirkov nói vào hôm Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đến thủ đô Nga ngày 26 tháng 7. Tướng Chirkov nói là “Nga đang tìm cách để hải quân Nga đồn trú ở những căn cứ tại nước ngoài trong đó có Việt Nam, Cuba và Seychelles”.

Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.

Giới quan sát ước đoán là tướng Viktor Chirkov hẳn là đã có nói một điều nào đó về các căn cứ nước ngoài, nhưng tiết lộ kế hoạch như vậy có thể khiến Trung Quốc và nước khác có đối sách ngăn chặn, bất lợi cho Nga về ngoại giao và chính trị, cho nên bộ quốc phòng buộc lòng phải cải chính.

Dù sao chăng nữa việc Nga có thể trở lại Cam Ranh cũng là một việc có xác suất xảy ra rất thấp.

Về phía Hoa Kỳ, Washington tuy mong muốn đối tác chiến lược nhưng lại có vẻ chưa quyết định kết hợp liên minh vững chắc với Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng còn phân vân lưỡng lự.

Chiến hạm có hoả tiễn điểu khiển đầu tiên của Việt Nam, Nga giao hàng hồi tháng ba- Screen capture

Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường trị” trên dải đất Việt Nam.

Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân xuống trên biên giới phía bắc. Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh.

Vận dụng đồng minh, thu phục nhân tâm

Trong tình cảnh này Việt Nam phải vận động mọi sự trợ giúp của nước ngoài, từ Hoa Kỳ, từ Ấn Độ, từ Nhật Bản, từ Liên Bang Nga. Những nước đó đều có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay quyền lợi thiết thực ở nơi đó, như Ấn Độ, Liên Bang Nga. Ngoài ra còn có Australia rất quan tâm đến Thái Bình Dương.
Khi thế trận sẵn sàng thì có hy vọng mong manh là Trung Quốc sẽ chùn tay. Nhưng môt khi Bắc Kinh nhất quyết tiến tới chiến tranh, thì điều khẩn thiết và quan trọng nhất là chính quyền phải thu phục được nhân tâm, để vận dụng toàn lực quốc gia bảo vệ đất nước.

Lịch sử nhiều lần chứng minh rằng khi toàn dân một lòng và quốc gia có đủ lực lượng vũ trang hùng hậu để đương đầu thì Việt Nam thường chiến thắng,

Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng từng cho thấy nhà Hồ đã làm mất nước váo tay quân Tàu khi lòng dân không quy phục, trăm họ không muốn liều thân bảo vệ ngai vàng cho những quân vương gian xảo bất chính, dù cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng đều là những nhân vật tài ba xuất chúng, cơ trí hơn người.

Nguồn: Việt Long/ RFA

6 Phản hồi cho “Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh?”

  1. Lê Nin mũi lõ đít đỏ. says:

    Bài học xưa kia cho thấy trước khi bất ngờ đánh chiếm Ba Lan và Pháp, Hitler luôn làm cho lãnh đạo các nước này tin là sẽ không hề có chiến tranh nổ ra. Liệu Hà Nội đã bị mắc mưu này của Trung Quốc qua chiêu bài 16 chữ vàng 4 tốt vớ vẫn lâu nay!

  2. diệu đế says:

    Hồ quý Ly là nhà cải cách tài ba thời đó. VN mình phải bả Khổng Khâu
    nên không có”chính danh ” thì không được ” quyền” làm nước mạnh dân giàu.
    Thà mất nước còn hơn là phục vụ nhà vua bất tài. Đây là vấn đề rất nên tranh luận .
    Xin mời các vị ưu thời mẫn thế cho nghe lời vàng ngọc.
    dieu đe

  3. Ngụy Quân Tử - Hồ Bác Cụ says:

    Ngày nào đảng cướp côn đồ lưu manh mafia CSVN còn “cô đơn” không có ai chống lưng cung cấp vũ khí cho chúng như ngày xưa, thì sẽ không có chiến tranh với Tàu, bảo đảm điều đó 100%. Sau khi “soán ngôi đoạt vị” của cụ Trân Trọng Kim, Hồ chí minh ngày xưa đã phải chạy đôn đáo quỵ lụy hết OSS của Mỹ, không được lại nhào qua Tàu qua Nga, chỉ mong sao gặp được bậc minh chúa mà thờ, chứ không có chuyện dám làm bất cứ chuyện gì mà không có một nước lớn khác chống lưng!!!! Trong cuộc chiến tranh VN cũng thế, miền Bắc nghèo đói đến lòi khu, nhưng vẫn kiên trì chiến đấu chỉ vì có nguồn cung cấp vũ khí dồi dào từ Nga, Tàu để chống lưng. Ngày nay, chúng tự đưa mình vào thế kẹt: Tàu chỉ muốn chơi cha chứ không chống lưng cho CSVN nữa; Nga và Mỹ còn đang lưỡng lự, khối ASEAN thì mất đoàn kết; trong nước thì mặt nạ “yêu nước thuơng dân” của chúng bị toàn dân “ngày nay đã tỏ tường rồi”…..bọn CSVN “đang bị cô lập thảm hại”. Chỉ còn Mỹ là lối thoát duy nhất cho vấn đề biển Đông, nhưng bọn CSVN lại sợ mất quyền “tham nhũng vơ vét”. Do đó, ai cũng có thể thấy trước là bọn CSVN sẽ sẵn sàng quỵ lụy khom lưng cúi đầu trước Bắc Kinh, thỏa mãn mọi yêu sách của chúng, để ôm mãi quyền “muôn năm độc quyền cai trị đất nước VN”, và làm đếch gì có nguy cơ “chiến tranh biển Đông” mà phải lo!!!! Nhậu đi!!! Dzô, dzô, các đồng chóe!!!!

  4. Dân Việt says:

    Làm gì có chiến tranh . Kể cả khi TQ đưa quân vào tận Ba Đình thì lãnh đạo VN lại mời vào uống cà phê luôn . TQ không muốn đánh VN . TQ chỉ mượn tạm khu vực đường lưỡi bò để khai thác một ít khoáng sản thôi . VN để TQ khai thác thì TQ sẽ không đánh VN . TQ còn viện trợ nhiều cho VN .

  5. Cu Tý says:

    THẾ ĐÀN ANH.
    1.
    Thế đàn anh đè đầu sao lạ,
    Mác thọt lê buá sả đập liềm.
    Sao kia đau đớn buốt tim,
    Đào nương ơi hởi áo xiêm rã rời.
    Đâu Bốn Tốt tả tơi hồ phấn,
    O Chữ Vàng vấy bẩn sao phai.
    Tình lang thay mặt đổi mày,
    Ngậm cay nuốt đắng chia tay đôi đường.

    2.
    Thế đàn anh phô trương làm bướng,
    Sao lạ kià bành trướng bá quyền.
    Phận hèn Câu Tiễn thảm thương,
    Cúi lòn thủ phận tìm đường phục hưng.
    Đảng đè đảng bừng bừng hung khí,
    Sao đè sao cho khỉ dòm nhà.
    Tập tành thói củ ranh ma,
    Biển người tràn lấn hò la trộm vào.

    3.
    Thế đàn anh trời cao thay mặt,
    Phán truyền ban râm rấp tuân hành.
    Lưỡi Bò Chín Đoạn sao anh,
    Tự biên tự diễn tự hành tự tung.
    Biển ngư thuyền chập chùng ngang dọc,
    Quyết thụt đuôi Cá Nóc đáy sâu,
    Năm châu bốn biển dám đâu,
    Quyền nghi Thiên Tử cả bầu Trời Cao.

    4.
    Thế đàn anh ngảnh ngao thâu tóm,
    Dẩu kỳ tài khóm nóm tung hô.
    Thân em khép nép tưạ hồ,
    Bóng tùng che chở bưng bô phận hèn.
    Khắp Biển Đông trống kèn hồ hởi,
    Cả hoàn cầu chới với hải kinh.
    Giao thông biển cả thình lình,
    Ngăn đường chận lối một mình một ao.

    Đến THỜI KỲ MỎ dầu trào !!!

  6. NGÀN KHƠI says:

    MỖI NGƯỜI VN CẦN CÓ MỘT CÁI NHÌN CHIẾN LƯỢC NGÀY NAY VỀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐẤT NƯỚC HIỆN TẠI.

    Ý nghĩa của cái nhìn, cách nhìn, hay tầm nhìn chiến lược này là phải nhìn vào chiều sâu, nhìn bao quát, không chỉ dừng lại ở một số hiện tượng rời rạc hoặc bên ngoài nào đó.
    Chẳng hạn, việc TQ đang tiến hành lâu dài, liên tục xâm lăng VN là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, cho dầu VN có phản ứng thế nào trước mắt. Như vậy mọi động thái của VN không thể không tự vệ hoặc chống TQ. Song mức độ triển khai tới đâu đó còn là nhu cầu chiến lược, chiến thuật của VN. Có nghĩa những chuyện dương đông kích tây, những chuyện nghi binh là điều chẳng cần gì phải nghi ngờ hay bàn tán. Vấn đề là ý nghĩa và kết quả sau cùng, VN có nhượng bộ thái quá hay đầu hàng TQ hay không mà thôi. Có nghĩa chỉ có cái kết quả hay mục đích sau cùng mới là cái đáng nói nhất. Chính cái này mới cần thông tin chính xác hoặc đoán non đoán già tùy ý. Không chỉ dừng lại ở mọi cái hiện tượng bề ngoài hoặc tạm thời, những cái đó đều không chắc, cả phía TQ lẫn phía VN đều vậy cả.

    NON NGÀN

Leave a Reply to NGÀN KHƠI