WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy cám ơn Trung Quốc

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ.

Trong mấy năm vừa qua, một trong những quốc gia được thế giới chú ý nhiều nhất chắc chắn là Trung Quốc. Ở Trung Quốc, có hai vấn đề được chú ý nhất: sự phát triển và âm mưu bành trướng.

Sự phát triển của Trung Quốc bao gồm hai khía cạnh chính: tích cực và tiêu cực.

Tích cực: đó là tốc độ phát triển cao và khá ổn định trong suốt cả hai chục năm khiến Trung Quốc, từ một nước nghèo và lạc hậu đã trở thành quốc gia có tổng lượng sản xuất thuộc loại cao nhất thế giới, hơn nữa, còn có triển vọng vượt Mỹ để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới trong một hai thập niên sắp tới.

Tiêu cực: để có sự phát triển ấy, Trung Quốc phải trả nhiều giá rất đắt: một, nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi; hai, khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt giữa thành thị và nong thôn, giữa cán bộ đảng viên và thường dân càng ngày càng lớn; ba, nạn ô nhiễm môi trường đến mức khủng khiếp không những là nguy cơ cho sức khỏe của dân chúng mà còn là một hiểm họa có tính toàn cầu; bốn, sự suy thoái trầm trọng về đạo đức, trong đó nổi bật nhất là nạn vô cảm: sống, người ta chỉ biết chạy theo tiền, bất chấp mọi thủ đoạn và những đau khổ gây ra cho người khác; năm, nạn làm hàng giả, hàng nhái, hàng chứa đầy những độc tố giết người, và nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ của người khác đến mức không còn kiểm soát được nữa; và sáu, quan trọng nhất, khác với hầu hết các nước phát triển khác, Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng và độc tài.

Gần đây, khía cạnh thứ hai được chú ý nhiều nhất, thường chiếm trang đầu của những tờ báo lớn: âm mưu bành trướng của Trung Quốc.

Trước, trong giai đoạn đầu để phát triển, Trung Quốc chủ trương che giấu hết nanh vuốt, chỉ tập trung vào chuyện làm ăn buôn bán. Bây giờ, có vẻ như đã tự tin, Trung Quốc bắt đầu muốn chứng tỏ với cả thế giới mình là một siêu cường số một nếu không phải của cả thế giới thì ít nhất cũng ở châu Á. Có vẻ như họ đã quyết định chuyển sang giai đoạn thứ hai: vừa phát triển vừa bành trướng.

Bành trướng trên cả ba phương diện:

Thứ nhất, về văn hóa, họ thành lập hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới, giúp đỡ các trung tâm văn hóa và giáo dục khắp nơi trong việc dạy tiếng Hoa, tổ chức vô số các cuộc triển lãm và trình diễn nghệ thuật để quảng bá hình ảnh một nước Trung Quốc có truyền thống văn hóa rực rỡ và hiếu hòa lâu đời. Họ cũng mua nhiều cơ sở truyền thông lớn hoặc mua chuộc nhiều ký giả Tây phương để giúp họ trong việc chinh phục tình cảm của dân chúng thế giới.

Thứ hai, về chính trị, họ tung tiền bạc ra viện trợ cho rất nhiều quốc gia nghèo, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ấy trong ván cờ chính trị toàn cầu trong tương lai.

Cuối cùng, thứ ba, về lãnh thổ và lãnh hải, họ ra sức giành và lấn đất cũng như biển của các nước láng giềng. Với Nhật Bản, họ đưa tàu bè đến khiêu khích ở vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư. Với Philippines, họ gây hấn ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đến mức có thể làm bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang. Với Hàn Quốc, họ giành chủ quyền trên đảo đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu (cách đảo Marado của Hàn Quốc 149 cây số, trong khi nó cách hòn đảo gần nhất thuộc Trung Quốc, đảo Đồng Đảo, đến 247 cây số.) Với Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và hăm he giành cả quần đảo Trường Sa vốn được cả Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền. Nhưng nổi bật nhất là chính sách con đường chín đoạn (hay đường lưỡi bò, đường chữ U – Trung Quốc gọi là “cửu đoạn tuyến”) bao phủ toàn bộ bốn nhóm quần đảo và các bãi đá ngầm trên Biển Đông (Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và bãi Macclesfield) chiếm khoảng 75% diện tích mặt biển (25% còn lại chia cho năm nước liên hệ: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam!)

Trong mấy năm vừa qua, Trung Quốc từng bước hiện thực hóa chính sách xâm chiếm biển và đảo trong khu vực ấy: Năm 2007, họ thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi đá ngầm Macclesfield. Năm 2010, họ thành lập các cơ quan chính quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Mới đây, họ tiến thêm một bước nữa, tổ chức linh đình buổi ra mắt tân thị trưởng thị xã Tam Sa trên hòn đảo Phú Lâm (Woody) vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và bị họ đánh chiếm vào năm 1974. Trong suốt thời gian này, Trung Quốc không ngừng uy hiếp và sách nhiễu các quốc gia trong vùng bằng cách cấm ngư dân các nước ấy đánh bắt cá. Không ít ngư dân Việt Nam bị họ tịch thu cá, đánh chìm tàu, bắt bớ và đòi tiền chuộc; thậm chí, có người còn bị giết chết một cách man rợ trên biển cả.

Lâu nay, chúng ta xem những hành động bành trướng biển và đảo của Trung Quốc là một đe dọa lớn tiềm tàng khả năng làm bùng nổ chiến tranh trong khu vực. Nhưng, nhìn từ một khía cạnh khác, những hành động ngang ngược và hung hãn của họ lại có lợi không ít.

Thứ nhất, nó bộc lộ rõ ràng bản chất đế quốc của Trung Quốc, điều mà lâu nay, họ cố giấu giếm. Khi bản chất ấy bị lộ tẩy, những âm mưu bành trướng về văn hóa và chính trị cũng bị mất hoặc ít nhất, giảm tác dụng: Những quốc gia được Trung Quốc o bế, cung cấp viện trợ một cách hào phóng, trở thành dè dặt trước nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng. Chính vì vậy, Kishore Mahbubani, một học giả Singapore, đã xem với các hoạt động gây hấn gần đây, Trung Quốc đang tự hủy hoại uy tín của họ và tự phá vỡ kịch bản ngoại giao do họ thiết kế và theo đuổi trong suốt mấy chục năm qua, đặc biệt với các nước Đông Nam Á.

Thứ hai, nó cũng quốc tế hóa những căng thẳng trong khu vực: Con đường lưỡi bò không những xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á mà còn là một uy hiếp nghiêm trọng đối với thế giới. Đó không phải chỉ là vùng biển hay đảo hoang vu mà còn nơi có trữ lượng dầu khí và nhiên liệu hóa thạch rất lớn (ước tính khoảng 23-30 triệu tấn dầu và khoảng 50 ngàn tỉ mét khối khí tự nhiên); hơn nữa, đó cũng là một trong những con đường hàng hải quan trọng, chiếm đến 1/3 khối lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển trên thế giới (riêng nước Úc có khoảng 54% lượng thương mại được chuyển chở ngang qua vùng biển này).

Hậu quả là thế giới không thể khoanh tay đứng ngó. Không phải ngẫu nhiên mà những tranh chấp chung quanh con đường lưỡi bò ấy đã thu hút sự chú ý của rất nhiều quốc gia: mỗi nước cảm thấy mình bị đe dọa một cách khác nhau.

Thứ ba, trong chiều hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nổi bật nhất là sự tham dự của Mỹ. Nếu sự phát triển và bành trướng nói chung của Trung Quốc khiến Mỹ e ngại, chính những tham vọng điên cuồng của họ trên Biển Đông là yếu tố trung tâm dẫn đến quyết định trở lại châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ một hai năm gần đây. (Trị giá số lượng hàng hóa của Mỹ được chuyển chở ngang qua Biển Đông mỗi năm là 1200 tỉ đô la!)

Có thể nói, không phải do Mỹ tự ý và cũng không phải do bất cứ nước nào khuyến khích, chính Trung Quốc mới là nước mời gọi Mỹ trở lại với châu Á. Và trở lại một cách gấp gáp, đầy quyết liệt.

Thứ tư, trước sự đe dọa của Trung Quốc, một số lớn các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương đều quyết định ngả hẳn sang Mỹ. Trước, trong chiến tranh lạnh, và đặc biệt, sau sự sụp đổ của Liên xô, không ít nước hờ hững với Mỹ. Bây giờ, hầu như nước nào cũng thấy chỉ có Mỹ mới bảo vệ được họ. Quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và Mỹ bỗng dưng trở thành đầm ấm hẳn lên. Hết hiệp ước này đến hiệp ước khác được ký kết. Có thể nói, không kể khoảng thời gian ngắn ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chưa bao giờ Mỹ được chào đón một cách nồng nhiệt như vậy tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngay chính Việt Nam, dưới sức ép của Trung Quốc, từng đưa ra chủ trương “Ba không” (Không cho nước nào khác lập căn cứ quân sự ở Việt Nam; không liên minh quân sự với nước nào khác; và không dùng nước này để chống lại nước kia), cũng đã bắt đầu ve vãn Mỹ (dù một sự hợp tác thực sự giữa hai nước, do nhiều nguyên nhân, từ quá khứ cũng như trong hiện tại, vẫn còn lắm gập ghềnh).

Riêng với Việt Nam, những hành động bành trướng ngang ngược của Trung Quốc cũng mang lại nhiều cái lợi:

Thứ nhất, nó cho người ta thấy: đối với một quốc gia, quyền lợi quan trọng hơn ý thức hệ. Thật ra, đó là điều mọi người trên thế giới đã thấy từ lâu, và đáng lẽ người Việt cũng đã thấy rõ ít nhất từ năm 1978 và 1979, lúc cả Camphuchia và Trung Quốc đều tấn công Việt Nam: Cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội, đều đề cao tinh thần quốc tế, như Việt Nam. Điều này đã được Benedict Anderson phân tích rất rõ ngay trong những trang mở đầu cuốn chuyên luận nổi tiếng, Imagined Communities, xuất bản lần đầu năm 1983. Thế nhưng, sau này, ít nhất trong guồng máy tuyên truyền của đảng và nhà nước, giới lãnh đạo lại xem, hoặc muốn dân chúng xem, sự tương đồng trong ý thức hệ sẽ là yếu tố quan trọng nhất nối kết Việt Nam và Trung Quốc lại với nhau, từ đó, xem Trung Quốc như người bạn chiến lược quan trọng và đáng tin cậy nhất của Việt Nam.

Thứ hai, nó cũng buộc chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam phải có một thái độ và hướng chiến lược rõ ràng. Trước, họ cứ im lặng hoặc né tránh. Gần đây, khi thái độ và hành động xâm lấn của Trung Quốc càng ngày càng trắng trợn, họ bị buộc phải lên tiếng. Sự lên tiếng ấy còn khá rụt rè và còn thiếu nhất quán. Nhưng chắc chắn nó sẽ thay đổi khi cường độ xâm lấn của Trung Quốc càng tăng.

Thứ ba, nó trở thành một tiêu chí chính để dân chúng đánh giá chính quyền. Thường, ở các nước dân chủ, cả chính quyền và dân chúng đều đồng thuận với nhau về một số tiêu chí định giá trong một giai đoạn nhất định nào đó, nhiều nhất là về phương diện kinh tế, chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh chính như chỉ số lạm phát, chỉ số tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội (GDP) và chỉ số thất nghiệp. Các nước độc tài, ngược lại, thường làm nhòa đi các tiêu chí để chỉ đề cập đến những lý tưởng chung chung với những thành tựu chung chung, những tiến bộ chung chung, những đánh giá chung chung so với quá khứ, có khi là quá khứ xa xôi thời tiền-“cách mạng”. Bây giờ, sự gây hấn và uy hiếp trắng trợn của Trung Quốc, dù muốn hay không, cũng trở thành một tiêu chí để dân chúng đánh giá chính quyền. Người ta so sánh chính quyền hiện nay với chính quyền miền Nam trước đây trong việc đối phó với cuộc xâm lăng của Trung Quốc ở Hoàng Sa vào năm 1974. Người ta so sánh chính quyền Việt Nam với chính quyền các nước khác trong khu vực cũng hiện đương đầu với Trung Quốc (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và đặc biệt, Philippines). Rõ ràng sự đe dọa từ Trung Quốc đang là một cuộc trắc nghiệm của chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam trước mắt người dân: Họ có yêu nước hay không, có dũng cảm và sáng suốt trong cuộc đương đầu với Trung Quốc hay không sẽ được bộc lộ rõ ràng.

Trước cuộc trắc nghiệm ấy, các sáo ngữ mòn rỗng đều trở thành vô nghĩa.

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

26 Phản hồi cho “Hãy cám ơn Trung Quốc”

  1. Trúc Bạch says:

    Ha ha ha ….

    Nước ta, kể tứ ngày có Hồ Chủ Tịch đến nay, lúc nào mà chả “Cám Ơn TQ” !?

    - Bác Hồ từng nói :Nhân Dân VN đời đời nhớ ơn Mao Chủ Tịch và đảng CSTQ ! là gì ?

    - Đại tướng bộ trưởng Phùng Quang Thanh mới nói Quân đội VN mãi mãi nhớ ơn TQ ! nhân dịp tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập QDGPNDTQ và ngày thành lập bộ chỉ huy quân sự Tam Sa…là gì ?

  2. 3 Sún says:

    Lời cảm ơn này nghe cũng chát đắng như khi nghe nhiều người Việt Nam ở hải ngoại nói nhờ có đảng CS cưỡng chiếm miền nam mà họ mới được sinh sống ngoại quốc, hay như người HO già nói nhờ Cộng Sản bỏ tù cả chục năm mà giờ đây mới được sống ở Mỹ.

  3. Trần Hữu Cách says:

    Tôi chịu câu này quá: “Trước cuộc trắc nghiệm ấy, các sáo ngữ mòn rỗng đều trở thành vô nghĩa.”

    Vì không còn sáo ngữ nào xài được, cho nên Bộ Chính Trị hiện nay quả thật đã câm như hến! Ngay cái tay trẻ trẻ Vua Nguyen hôm nào ở đảo về chửi bới người biểu tình là “lợi dụng lòng yêu nước” để gây rối bởi vì “biển đảo ta vẫn an toàn”, bây giờ cũng lặn đâu mất tiêu.

    Đúng vậy! Ý thức hệ cộng sản không còn là cái khiên chống đỡ cho nền độc lập nước nhà nữa rồi. Tại sao nhiều người Việt vẫn còn tin Đảng Cộng Sản sẽ có khả năng chống các phương pháp ngoại xâm mới hiện nay?

    Điều đang dần dần trở thành sự thật trong ý thức của mọi người: Dân chủ sẽ là cái khiên chống đỡ cho nền độc lập nước nhà! Và dân chủ cũng sẽ là liều thuốc chủng ngừa vĩnh viễn cho nạn chính quyền đi đêm với giặc.

    • Builan says:

      Chào anh Trần Hữu Cách

      Đồng tình với anh, tôi cũng rất thích câu mà anh thích “Trước cuộc trắc nghiệm ấy, các sáo ngữ mòn rỗng đều trở thành vô nghĩa.”

      Vậy thì thưa anh, bằng cách nào _ chúng ta mỗi người một câu một chữ_ một cái “nạo đưà” một lưỡi dao con_ Rạch cái đầu U MÊ cuả BB đâm thuê viết muớn liều lĩnh,bung xung … tiếp tục nhai đi nhai lại caí thứ SAÓ NGỮ MÒN RỖNG do HCM bày dạy cho chúng ?! NẠO, GỌT.. lôi hết ra, tẩy uế… TRẮC NGHIỆM thay vào đó những CÂU, CHỮ.. của những người có tâm, tầm.. nặng lòng với quê hương.. mà trăn trở trước nỗi đau chung của dân tộc !!
      Làm sao cứu vớt những tâm hồn mê muội, những thân phận tôi đòi làm thân NÔ LỆ mà maĩ mê ngâm câu “SAÓ NGỮ RỖNG MÒN”
      “lợi dụng lòng yêu nước” để gây rối bởi vì “biển đảo ta vẫn an toàn”,..
      _ bây giờ cũng lặn đâu mất tiêu.!
      Chúng biết mắc cỡ , chúng LẶNG , nhưng chúng lại sai bon thaỏ khâú, lâu la, tôi tớ – công cụ tung hứng, muá rối… ! Lại còn giả dang mạo danh ..
      - Thiệt tình BA TRƠN-
      Con chaú già HỒ- TỘI ĐỒ
      Hết thuốc chữa !!!!

      Cảm ơn anh Cách- cảm hứng qua comments cuả anh !

  4. quandannambo says:

    cám ơn trung quốc đả đô hộ tồ tiên tôi suốt 1050 năm
    cám ơn trung quốc đả chiếm hoàng sa một phần trường sa ải nam quan thác bản giốc vịnh bắc bộ
    cám ơn trung quốc trong nhửng ngày tới sẻ đô hộ dân tộc tôi một lần nửa
    cám ơn cám ơn cám ơn

    • Đời đời nhớ ơn Trung Quốc. says:

      Bác Hồ (Cẩm Đào) sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.

  5. Đại Nghĩa says:

    Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả là “cảm ơn Trung cộng” ra “độc thủ” buộc đảng CSVN phải lộ bài tẩy là “bán nước hay giúp nước?”, “đi với Tàu hay đi với dân?”. Từ lâu rồi thấy CSVN mua tàu ngầm, máy bay hiện đại nhưng không biết còn sử đụng được hay như đồ “trùm mền” của Vinashin, Vinaline mua chỉ cốt lấy phân lót tay!
    Tên đồng chí 4 tốt đã ngang nhiên đưa tàu chiến, đưa quân chiếm biển đảo của Tổ quốc ta bằng hành động, bằng võ lực, ấy thế mà đảng CSVN chỉ có công hàm miệng và mấy tấm bảng đồ thì làm sao chống lại tàu lớn súng to? Vua quan ta ngày xưa biết dựa vào dân, thống thống Philippines ngày nay biết dựa vào dân để chống giặc bảo vệ Tổ quốc, còn vua quan CSVN chỉ biết “Còn Trung cộng là còn đảng”

  6. Võ Hưng Thanh says:

    NÓI VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THAM VỌNG BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC NGÀY NAY

    Trung Quốc từ một nước nghèo đói thời kỳ Mao Trạch Đông chuyển sang được một đất nước có nhiều kết quả phát triển nhanh chóng từ thời Đặng Tiểu Bình chủ yếu là nhờ TQ đã chuyển từ nền kinh tế tập thể bao cấp kiểu mác xít chính thống, giáo điều sang nền kinh tế thị trường tư nhân một phần có sự cạnh tranh tự do nhất định. Đó là một bước tiến, một thay đổi về mặt kinh tế của TQ.
    Song về mặt giáo dục, phúc lợi xã hội, mặt chính trị, mặt xã hội, mặt quân sự quốc phòng thì như thế nào ? Nói chung đều có sự tiếp tục hi sinh và lạm dụng nhất định. Tức vẫn là một nước chỉ do đảng CSTQ cai trị với toàn quyền, chỉ phục tùng, ca ngợi, làm theo lệnh lạc của giai tầng cầm quyền, lãnh đạo mà không là gì khác. Cũng có nhiều sự thật khách quan của lịch sử và xã hội luôn bị bưng bít, giả tạo, xuyên tạc, mà mắt dân chúng. Nói chung toàn đân vẫn không được hưởng một nền dân chủ khách quan, chính đáng đích thực. Có nghĩa vẫn tiếp tục là một sự vong thân toàn diện của xã hội, của toàn dân. Tức con người chỉ sống bằng vật chất, bằng kinh tế, bằng sự cai trị của người khác, không phải sống hoàn toàn tự chủ, độc lập, tự do, có nhận thức và có ý thức trong sáng, lành mạnh, tỉnh táo, có trí thức tầm cao của chính mình. Đó vừa là sản phẩm của cơ chế toàn trị, võ đoán, khắc nghiệt, chuyên quyền, vừa là trạng thái kinh tế xã hội kiểu tư bản sơ khai, cạnh tranh, làm giàu bất chính, hủy hoại môi trường, hủy hoại ý thức đạo đức lành mạnh và nhân văn của con người. Có nghĩa toàn dân TQ vẫn phải khuôn theo quyền lực của giới lãnh đạo cầm quyền TQ, giống như cả ngàn năm trước đây họ phải khuôn theo các tập đoàn thống trị trong các thời đại phong kiến, quân chủ xa xưa, kể cả những lúc thuộc các thế lực ngoại tộc cai trị họ. Quyền dân chủ tự do đích thực không có, quyền tự quyết của toàn dân không có, quyền tự do ngôn luận và tư tưởng không có. Họ chỉ được dạy tư tưởng mác xít và tư tưởng Mao Trạch Đông, chỉ dạy kỹ luật tuân theo lãnh đạo, tuân theo Đảng, thế thôi. Để bù lại, đó là một xã hội được ổn định theo cách thụ động, được phát triển kinh tế vật chất bằng mọi giá, kể cả mưu đồ bành trướng và đe dọa hay xâm lược các nước khác không chính đáng, trong đó có một số đất đai, hải đảo của VN. Tất cả những điều đó thực chất không phải của toàn thể nhân dân TQ mà thật sự chỉ do nhóm thiểu số tập đoàn cầm quyền, lãnh đạo hiện nay của họ. Bởi vì quyền của dân, ý chí của dân chỉ thể hiện khi nào có dân chủ, tự do thật sự. Bằng không đó chỉ là quyền, tham vọng và hành vi của một thiểu số cầm quyền mà không là gì khác.
    Thế thì việc cho thành lập hàng trăm Viện Khổng tử là như thế nào ? Đó chỉ là chiêu bài lợi dụng Nho giáo, lợi dụng Khổng tử một cách nhất thời, sai trái của nhóm lãnh đạo hiện thời của TQ. Bởi ai cũng biết hệ tư tưởng của Khổng Mạnh hoàn toàn trái ngược với hệ tư tưởng mác xít. Bởi đạo Nho là đạo nhân văn, đạo tinh thần, đạo văn hóa, thậm chí không phải là ý hướng độc tài, chuyên đoán. Người nào có nghiên cứu sâu xa tinh thần Khổng Mạnh đều thấy mầm mống hay ý nghĩa tự do, dân chủ trong đó. Khổng Mạnh cũng đều là những người duy tâm, tin tưởng vào ý nghĩa siêu hình, siêu lý nào đó, tức tin tưởng vào Trời Đất như là ý nghĩa ẩn tàng tối thượng. Ý nghĩa nhân trị của Khổng giáo do vậy cũng hoàn toàn khác với ý nghĩa pháp trị hay hình pháp trị của phái Pháp gia ngày xưa của TQ. Trong khi đó ý thức hệ mác xít hoàn toàn là ý nghĩa duy vật, vô thần, xây dựng trên nền tảng bạo lực và đấu tranh giai cấp. Xã hội mà Mác chủ trương xây dựng là kiểu xã hội tập thể, hình thức, hay vô sản, tức công thức bề ngoài, giả tạo, cưỡng chế, mà xã hội đó lại hoàn toàn không có chiều sâu tâm thức bên trong như kiểu xã hội mang tính nhân văn, tư hữu, nhưng có ý thức công bằng, khách quan, tự nhiên của quan điểm Khổng Mạnh.
    Đó là lý do tại sao thời cao điểm của tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng Khổng tử bị hạ bệ, bị bêu rếu trong thời gian dài. Khổng Mạnh bị kết án giả dối như là thống trị, là phong kiến, là lạc hậu, là phản động, là địa chủ, tư sản v.v… Cho nên nếu bây giờ TQ lại dựng lên hình ảnh Khổng tử, đó hoàn toàn không thể thực tâm, thực chất, vì hai ý thức hệ đó hoàn toàn đối kháng như nước với lửa. Nên hoặc đó chỉ là yêu cầu chữa cháy, yêu cầu đánh lừa nhằm để cứu vãn các suy thoái xã hội quá trầm trọng mà trong hàng ngàn năm hệ tư tưởng Khổng Mạnh đã xây dựng được cho nền móng văn minh của TQ. Hoặc như vậy có nghĩa TQ ngày nay đã hoàn toàn ngán ngẩm, thất vọng thật sự với ý hệ mác xít ngoại lai đang cai trị đất nước họ, và họ muốn quay về với truyền thống văn hóa khổng Mạnh xưa kia của họ.
    Nhưng cũng có thể thực chất đó chỉ là quan điểm lợi dụng Khổng tử theo kiểu nhảm nhí, tức là quan điểm Tống Nho đã từng xuyên tạc, nhiễu loạn tư tưởng Khổng tử thật sự. Bởi quan niệm của Khổng tử là quan niệm chính danh, đó là giá trị cao nhất về mặt chính trị của Khổng tử. Thế nhưng tư tưởng của họ Mao chủ yếu chỉ là kiểu chính trị bạo lực, ma đầu, tuyên truyền dối trá, lừa gạt dân chúng, thế thì làm sao mà chấp nhận hay tôn trọng, đề cao thuyết chính danh của Khổng tử được. Có nghĩa họ lợi dụng Khổng tử vì đồng hóa đạo Nho thực chất với thứ Tống Nho giả hiệu. Vì Khổng Mạnh luôn chống lại tinh thần, ý thức mù quáng mọi loại. Trong khi đó Tống Nho lại đề cao, ca ngợi phong kiến, quân chủ, mà nhất là ý thức kiểu tôn quân, mê muội, ngu ngốc. Quan điểm “trung quân ái quốc”, hay kiểu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, đó là quan điểm thấp kém của Tống Nho không phải của Nho gia truyền thống, chính thống thật sự. Có lẽ TQ ngày nay muốn lợi dụng ý nghĩa Tồng Nho đó nhằm tiếp tục nô lệ tinh thần của nhân dân TQ theo ý thức hệ riêng tư của nhà cầm quyền nên mới dùng chiêu bài như vậy. Chiêu bài này cũng là chiêu bài độc trị, chiêu bài nhằm phục vụ cho bá quyền và bánh trướng Đại Hán của họ. Bởi quan điểm Thiên tử, Đế quốc và chư hầu ngày xưa của phong kiến Tàu, đó là của phong kiến, quân chủ Trung hoa cổ, không phải quan điểm nhân văn, xã hội, không phải quan điểm đạo Nhân sâu sắc, cao cả, mở rộng của Khổng Mạnh hay Nho giáo.
    Bởi vậy có một vài người VN ngày nay nhầm lẫn ý đồ của nhà cầm quyền TQ hiện tại, tưởng rằng tư tưởng đạo Nho là thích hợp với tư tưởng và tham vọng bá quyền thấp kém, tầm thường, nên cũng đề nghị triệt tiêu tinh thần Nho giáo của VN để có sức đề kháng chống với TQ. Nói như thế là nhầm. Đó chẳng khác gì phá nền nhà để lấy gạch đá chống với quân cướp sắp vào nhà. Đây chỉ là sự nông nỗi và ngây thơ, giống như thời kỳ trước đây miền Bắc đã từng triệt phá các văn thánh, Khổng miếu địa phương để dùng chỗ nuôi gia súc hay để chứa các nông sản thu được của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu kinh tế tập thể Liên Xô, Trung Quốc du nhập vào.
    Trên đây là vài ý kiến nếu cần tranh luận và trao đổi với mọi người nào cần quan tâm nhằm tìm ra các ý nghĩa hay sự thật khách quan nào đó nếu thấy cần thiết.

    ĐẠI NGÀN
    (08/8/12)

  7. Tuổi Trẻ VN says:

    “Hãy cám ơn Trung Quốc” vì “Rõ ràng sự đe dọa từ Trung Quốc đang là một cuộc trắc nghiệm của chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam trước mắt người dân: Họ có yêu nước hay không, có dũng cảm và sáng suốt trong cuộc đương đầu với Trung Quốc hay không sẽ được bộc lộ rõ ràng.” Giáo sư NHQ nói rất đúng. Khi nào tiếng súng nổ ra ở biển Đông thì người dân sẽ thấy rõ.

    Nên nhớ rằng bản chất của cuộc chiến biên giới với TQ năm 1979 và cuộc chiến biển Đông (nếu xảy ra) rất khác nhau. Cuộc chiến 1979 là hậu quả tất yếu của sự mâu thuẫn trầm trọng giữa đảng CSTQ và đảng CSVN. Nhưng hiện nay đảng CSTQ và đảng CSVN không có mâu thuẫn gì hết. Chẳng những không có mâu thuẫn mà họ còn liên kết với nhau để sống còn với 4 tốt, 16 chữ vàng.

    Những việc làm của nhà cầm quyền CSVN hiện nay đã cho người dân một nghi ngờ rất lớn về cán cân quyền lợi mà đảng CSVN đang đặt ra: quyền lợi của đảng và quyền lợi của quốc gia.

  8. freeman96 says:

    Rất trân trọng bài viết của tác giả đã vạch rõ những tiêu cực và tích cực của bọn người ăn thịt đồng loại,miễn sao đạt mộng bá quyền.Nhìn ảnh tên thái thú Nguyễn Phú Trọng,thủ lãnh của ĐCSVN nhe răng cười nhũn mặt đầy sự biết ơn qua cách chào thăm hỏi bố nuôi Hồ Cẩm Đào của hắn bằng cả hai tay, sao thấy đầy sự hèn hạ & lộ liễu ngoài sức người của hạng “lãnh tụ” bất tài thiếu đức.Dị ứng và buồn nôn với những hình ảnh gặp gỡ,thăm viếng,ôm hôn nhau giữa các nhà lãnh đạo vô sản thế giới ,đặc biệt là VN-TQ ( không do dân bầu lên).Hy vọng sự bùng phát bá quyền của TQ trong lợi ích lâu dài dầu khí biển đông… Mỹ sẽ bán được rất nhiều “đồ chơi” thuộc hàng nóng để vực dậy nền KT vẫn chưa thấy điểm sáng nào.Đây chính là điều HK đã và đang mong mỏi từng ngày.

  9. iBi says:

    Ông này chuyên viết lượm lặt rồi tổng kết ý kiến ở các nơi thành bài viết của mình. Chẳng bao giờ có ý kiến gì mới mẻ hoặc là của riêng mình.

    Còn cái này “…Thứ tư, trước sự đe dọa của Trung Quốc, một số lớn các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương đều quyết định ngả hẳn sang Mỹ…” – chắc phải hỏi lại Cambodia coi có phải đúng như vậy hay không ? Sao kỳ họp ở Hiệp Hội Các Nước Asians vừa rồi không thấy họ hành động như nhận xét trên.

    • Người Việt Trong Nước says:

      Các nước phát triển và đang phát triển đều đang cần thanh toán Tàu cộng, để ổn định trật tự Thế giới trong đó người Tàu không thể vênh váo nhờ những trò tiểu xảo, để người Tây tạng, người Hồi hột và cả người Mông cổ lấy lại được lãnh thổ của họ, để chủ nghĩa cộng sản dứt khoát không còn có thể gây tai ương cho loài người, và để chia lại tài nguyên Thế giới (chính Việt cộng tuyên truyền điều này rất nhiều trong hai thập niên 70 và 80).
      Nước Tàu cộng sản phải bị thanh toán. Nước Tây phương nào chậm chân trong cuộc chiến này sẽ phải hối tiếc.
      Đúng, người Việt không nên hy vọng vào người Mỹ nhiều quá! Nhưng, trước mắt, dân tộc mình không có nhiều chọn lựa, phải nương theo thời thế mà hành xử. Chơi với Mỹ, mua súng đạn, máy bay, tàu ngầm, ra-đa và phương tiện kỹ thuật của Mỹ, nhưng không được coi Mỹ là đồng minh số một.
      Căm-bốt sẽ mất thêm lãnh thổ cho VN vì sự phản phúc không tha thứ được của họ. Nếu Tàu cộng bị vây hãm, nếu Quốc tế không quan tâm, dù là VNCH hay Việt cộng, đều chỉ cần hai ngày để lấy trọn nước họ. Vấn đề phải giải quyết nằm ở Bắc kinh, ở Washington DC, chứ đâu phải ở Phnom-pênh.
      Và, Việt cộng cần phải sẵn sàng cho tình huống phải rút vào bóng tối, để bảo toàn sinh mệnh cho bản thân và gia đình. Ngày đó, đang đến trong lặng lẽ nhưng vô cùng quyết liệt. Tiền của các anh chị cướp được sẽ là gánh nặng không thể mang sau này, nếu anh chị không chứng minh được mình dùng nó để lo việc bảo vệ đất nước. Dù sao, anh chị vẫn là người Việt, không phải người Tàu hay người Miên.

  10. lão làng says:

    Các cấp lãnh đạo ĐCSVN từ ông Hồ cho tới NPT ngày nay cám ơn TQ là đúng nhờ TQ viện trợ người cũng như của để đánh bại 2 đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ.Ngày xưa “khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng…”nhờ Liên sô – TQ và cả khối CS chống lưng,ngày nay khẩu hiệu trên các cấp lãnh đạo ngày nay cho vào quên lãng.Một nước như 1 người có tiền (lãnh thổ +lãnh hải..) cho người nay (văn bản do Phạm văn Đồng gởi cho TQ năm 1958 ,hội nghị Thành đô..) đòi lại sao được do đó TQ luôn nhai nhai lại rằng VN quên ơn bội nghĩa và không thực hiện những gì ngày trước cam kết….VN bây giờ cô đơn hơn bao giờ hết ,trong nước nhân dân ly tán ,3 triệu đảng viên không thể vực dậy một chính quyền tham nhũng ,bóp nghẹt tư do ,dân chủ.

    • Sáu C + cc says:

      Xin thưa….chỉ cần 300 ông bà cô chú thím dì là : người dân VN te-tua….!! . Và nói nào ” ngay ” Bác và nhửng …? được nuôi trồng một lòng nhất trí…nhờ Đại SIÊU CƯỜNG ( TC )
      quản lý dùm ba cái lẻ tẽ lảnh hãi rừng rú bauxite v…v là chuyện nhỏ đừng để ý tới….!,chuyện to lớn là : điều luật… “” 88 “” phải nghiêm minh áp dụng triệt tiêu mầm móng của dân ngu ! bị bọn xấu xúi dục .

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh