WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại

Mitt Romney và Paul Ryan

Hôm Thứ Bảy 11 tháng 8, vào lúc dân chúng Hoa Kỳ đang theo dõi và thưởng thức thành quả khích lệ của đoàn vận động viên của Hoa Kỳ tại Thế Vận Hội mùa hè ở Luân Đôn, càng lúc càng dẫn đầu xa Trung quốc, thì ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa làm cho cơn sốt truyền thông lên cao thêm một cung bậc. Ông tuyên bố chọn Dân biểu Paul Ryan (bang Winconsin) đứng phó tổng thống trong một buổi xuất hiện chung trước công chúng tại Norfolk, Virginia.

Ông Paul Ryan đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ nghị viện sau khi đảng Cộng hòa nắm lại đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010. Paul Ryan là một dân biểu trẻ tuổi có tài. Ông nổi tiếng trong cuộc tranh luận với tổng thống Obama về ngân sách. Phương pháp của Paul Ryan cực kỳ đơn gỉản: cắt các chương trình chi tiêu của chính phủ, giảm chi phí các chương trình an sinh xã hội và giảm thêm thuế cho thành phần dư dã để khuyến khích đầu tư.

Xuất hiện bên cạnh ông Mitt Romney, Dân biểu Paul Ryan rạng rỡ hứa sẽ cùng với Mitt Romney lãnh đạo đưa Hoa Kỳ ra khỏi cơn khó khăn kinh tế và ngân sách hiện tại. Sự chọn lựa ông Paul Ryan đã bơm một chất xúc tác vào cuộc tranh cử tổng thống bắt đầu khó khăn của ông Romney.

Vào mùa Xuân năm nay cuộc tranh cử khởi đầu với nhiều lợi điểm cho phía Cộng hòa vì kinh tế khó khăn, thất nghiệp, giá dầu xăng tăng, và yếu tố tâm lý làm dân chúng Hoa Kỳ dường như muốn đổi ngựa . Mặt khác ông Mitt Romney xuất hiện như một khuôn mặt Cộng hòa trung dung, nhiều kinh nghiệm kinh doanh và với tên tuổi quen thuộc qua cuộc tranh cử năm 2004 gìanh sự đề cử của Cộng hòa với Thượng nghị sĩ John McCain. Cuộc chạy đua vào Bạch Ốc của Thượng nghị sĩ McCain bất thành làm cho dân chúng Hoa Kỳ dường như luyến tiếc đã chọn nhầm ứng cử viên cho đảng Cộng hòa, và lần này dành nhiều cảm tình cho ông Mitt Romney ngay từ bước đầu.

Khi còn là thống đốc bang Massachusetts (2003-2007) Mitt Romney ký ban hành luật bảo hiểm sức khỏe bảo đảm mọi người sống trong tiểu bang đều được bảo hiểm sức khỏe trong đó có khoản buộc một số công dân Mỹ sống tại bang Massachusetts phải mua bảo hiểm dưới một hình thức nào đó, hoặc tự liệu hoặc do chính phủ tiểu bang giúp đỡ. Luật này đã có ảnh hưởng đến nỗ lực của tổng thống Obama khi vừa đắc cử vận động quốc hội thông qua luật Affordable Care Act (hay còn gọi là Obamacare) tháng 3 năm 2010.

Thành phần phía hữu chống luật Affordable Care Act buộc một thành phần công dân phải mua bảo hiểm là vi hiến, và sự tranh luận đã phân cực xã hội Hoa Kỳ, một bên là hữu, một bên là tả, không dành một chỗ đứng nào cho thành phần ở giữa. Kết quả cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2010 đảng Tea Party của bà Sarah Palin xuất hiện và gíup đảng Cộng hòa chiếm lại đa số tại Hạ nghị viện.

Do sự phân cực không khí chính trị Hoa Kỳ, trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay (2012) nhiều thành phần cực hữu đã xuất hiện, như Newt Ginrich, Ron Paul, Rick Santorum, Rick Perry, Michelle Bachmann tranh với ông Mitt Romney, một khuôn mặt ôn hòa. Do nhu cầu giành sự đề cử của đảng ông Mitt Romney đã tạm thời từ bỏ lập trường trung dung của ông trong các lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe, quyền di trú (immigration), quyền của những người đồng tính … Khi được chất vấn quan điểm của ông về bảo hiểm sức khỏe, ông nói luật đó cần cho bang Massachusetts, nhưng không cần cho cả nước. Ai cũng hiểu đó là một cách nói cho qua chuyện, nhưng sự thích ứng với nhu cầu tranh cử trong nội bộ đảng Cộng hòa cuối cùng đã làm cho ông Mitt Romney được sự chấp nhận của đảng Cộng hòa.

Nhưng phóng lao phải theo lao, ứng cử viên Mitt Romney nhận ra rằng ông chỉ có một con đường để thắng ông Obama là tận dụng khuynh hướng cực hữu. Điều này được thấy qua thái độ của ông ngày 28/6 vừa qua khi Tối cao Pháp viện phán quyết duy trì Affordable Care Act. Ông long trọng cho dựng một bệ gỗ với khẩu hiệu “Repeal & Replace Obamacare” (Hủy bỏ và thay thế Luật Bảo hiểm Sức khỏe của Obama) và dõng dạc tuyên bố: “Nhiệm vụ của chúng ta rất rõ ràng. Nếu chúng ta muốn hủy bỏ Obamacare, chúng ta phải thay thế tổng thống Obama. Sứ mạng của tôi là thực hiện điều đó.” (Nguyên văn: Our mission is clear. If we want to get rid of Obamacare, we are going to have to replace President Obama. My mission is to make sure we do exactly that).

Lời tuyên bố của ông Mitt Romney cho thấy ông là một nhà chính trị có thể làm bất cứ gì để được phíếu, bất chấp thực tế, bất chấp quan điểm vốn có của mình.
Ký gỉa Michael Tomasky trong một bài báo viết cho tờ tuần báo Newsweek số ngày 6 tháng 8 không ngần ngại dùng danh từ “wimp” để miêu tả ông Mitt Romney. Wimp có nghĩa là nhát gan, người không có xương sống, một người không có lập trường. Dẫn chứng hoạt động chính trị của ông Romney nhất là kinh qua hai cuộc tranh cử tổng thống ông Tomasky nhận định rằng ông Mitt Romney không có một lập trường rõ ràng về bất cứ một vấn đề gì. Về quyền phá thai? Ông bà Romney từng viết chi phiếu ủng hộ tổ chức “Kế hoạch hóa Gia đình” (Planned Prenthood) thì nay chương trình “kế hoạch hóa” đang ở trong danh mục cần đánh phá. Về lập trường đánh thuế? Ông Romney đã không ký vào “bản cam kết không tăng thuế” (Taxpayer Protection Pledge) do nhà chủ trương cải tổ thuế khóa Grover Norquist đưa ra khi đang tranh cử thống đốc bang Massachusetts, nhưng năm 2007 lại hăm hở ký. Về di dân và quốc tịch ông Romney từng chủ trương tạo cơ hội cho người định cư bất hợp pháp trở thành công dân Hoa Kỳ thì bây giờ là người chống đối nó mạnh mẽ nhất. Lập trường về quyền mang súng? Ông từng ủng hộ “Luật Brady” giới hạn quyền mang súng thì bây giờ ông chống mọi giới hạn.

Ông Michael Tomasky viết rằng ngưỡi Mỹ rất thông cảm sự thay đổi lập trường vì nhu cầu tranh cử của các chính trị gia trong một chừng mực nào đó nhưng rất kiêng kỵ các ứng cử viên không có xương sống. Ông Tomasky nói rằng có 3 lý do làm cho một chính trị gia thay đổi lập trường. Thứ nhất là được tiền, thứ hai là can đảm khi thấy lập trường mình sai, thứ ba là hèn nhát sợ đám đông mình đang ve vuốt. Theo ông Tomasky ông Mitt Romney không cần tiền, cũng chẳng phải thấy lập trường mình sai mà chỉ vì nhát gan không dám đối diện với áp lực.

Việc ông Romney chọn ông Paul Ryan đứng phó thể hiện chân dung của ông. Ông chọn một xã hội phân cực và cực hữu để đắc cử. Ông quên quá khứ, bất chấp các cử tri ở giữa, bất cần phiếu của người thiểu số, bất chấp thành phần yếu kém trong xã hội.
Sự chọn lựa của ông Mitt Romney không khác quyết định của Thượng nghị sĩ John McCain khi chọn bà Sarah Palin đứng phó. Chỉ khác ở chỗ trước khi được chọn không ai biết bà Palin là ai. Dân biểu Paul Ryan trái lại đã nổi danh bởi những quan điểm cực hữu của ông về thuế (dứt khoát không tăng thuế thành phần có lợi tức cao), về thâm thủng ngân sách (giảm chi phí công), về an sinh xã hội (cắt giảm các chương trình Medicare, Medicaid …). Sự đáp ứng của truyền thông dành cho ông Paul Ryan có thể khích lệ hơn khi được ông McCain chọn bà Palin. Nhưng tác dụng sau cùng cũng sẽ không khác nhau.

Nếu năm 2008 ông Barack Obama đã thắng nhờ sự tính toán sai lầm của Thượng nghị sĩ John McCain chọn bà Sarah Palin và cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra một tháng trước ngày bầu cử. Thì lần này ông Obama lại thắng nhờ lập trường chao đảo của ứng cử viên Mitt Romney và việc chọn ông Paul Ryan đứng phó làm cho cử tri đứng giữa và thành phần thiểu số không có một sự lựa chọn nào khác.

Aug. 12, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại”

  1. lêphê says:

    Hảy bỏ phiếu cho Ông OBAMA ,dân chủ,làm chủ TBO thêmmột nhiệm kỳ nửa, Nhửng việc làm của TT Obama trong 4 năm quatuy chưa gọi là thành cônggì nhiều,ngoại trừ loại bỏ tên trùm khủng bố Binlađin,triển khai quân sự đối đầu với TC ở Biền Đông và lo dành lại thị trường ChâuPhi với thằng TC xảo quyệt,hoà hoản và tôn trọng các nước bạn và thành quả lơn nhất là cải tổ y tế cho mọi người dân ,nhiều nhất là dân nghèo và trung lưu.(vìObama xuất thân từ giới trung lưu mà lại lá da màu nên phải phấn đấu rất lớn và thông cảm được với tất cả dân trung lưu/ngoài ra củng là truyền thống của đảng dân chủ).Không thể vì 4 năm (thời gian quá ngắn với nhìều sự ciệc xảy ra trong tât cả các quôc gia (có quốc gia khai phá sản) và bị ảnh hưởng dây chuyến ,không riêng gì Mỷ…Vấn đề lớn trong đại của quốc gia dân tộc không thể nói 4 năm hay 8 năm hay nhiều hơn nửa mà giải quyết được liến,Không có phép lạ xảy ra.Vậy tại sao không để Obama làm cho hết 2 nhiệm kỳ như hiến pháp qui định (4×2)? Vì cái gì củng cần thời gian.ví dụ như knh tế Mỷ bây giờ dà dần dần khá lên .Các hảng xưởng ở TC đang kéo về Mỷ vì không còn nhân cộng giá rẻ mạt cho các nhà tư bản bóc lột nủa…Hơn nưảTC đang khơi lại ngọn lửa thù địch ,muốn caitrị cà vúng ĐNÁ ,biến VN thành quận huyện của chúngnhư Tây Tạng và phá rối các nước chung quanh gây bất ổn định.Nga củng đang vùng lên…Tất cả đếu nằm trng thế đối đầu với Mỷ,một cường quốc trong kối tự do dân chủ …
    Và với Ông Romney (hay đảng CH háo chiến) sẻ có thề làm bùng lên cuôc chiến ở Dothái/Iran mà Ông Romney (dù chỉ là ucv TT,muốn làm đẹp lòng cử tri DoThái ở Mỷ đả xúi Do Thái đánh Iran.,Một UCV TT đả qua ANH chê nước chủ nhà (như vậy khi làm TTcòn cao ngạotới mức nào ? Ông ta sẻ đối đầu với TC ra sao ? Còn với Nga. ?
    VN? và các nướ ĐNA ?)
    Ông ta còn là tên tài phiệt trốn thuế, là đòi lấy lại “cải tổ ytế’ cho dân nghèo nếu đắc cử và rất nhiều v/đ mà báo chí truyền hình Mỷ đều nói tới. Ông ta củng không có chiếc đủa thần ,úm-ba-la kinh tế Mỷ lên ào ào. Ông ta hơn Ông Obama ở màu trăng da,hơnObama ở tài luồn lách,khai man thu nhập để đóng thuế ít hơn .Ông ta công bằng hơn Obama là nhà giàu ,đai gia vá người nghèo đều cùng đóng thuế như nhau ,gióng nhau…(Ong đaị gia tỷ phú Facebook trốn thuế,sợ truy thâu nên trốn cả 2 cợ chống qua Singapore ở).Môtbên là TT đương nhiệm và nhửng viếc làm ít nhiều gì củng đả có thành quả chứng thực ,còn bên kia chỉ có hứa và hưá. Nhưng có nhiều việc cùng không thể hưá suông mà ậm ừ (cho qua tang lề) Một cưdân Mỷ góc Nhật không “thấy Obama làm gì nhiều sau 4 năm nhưng ông Romney thì củng chẳng khá hon gì? Tại sao thả mồi bbát bóng ?.
    nê chẳng thà chọn Obama như đả biết hơn là chọn một vi mới lênlàm TT thí nghiệm lời hưá thêm 4 năm nửa… ai dám đảm bảo là với vị TT CH khôngcó thể dân dắt nước Mỷ vào cuôc chiến tranh mới như các vị tiền nhiệm của họ. Dân Mỷ lại nghèo khó tang thương hơn?
    Cho nên dù gì củng nên bầu lại Ong Obama thêm 01 nhiêm kỳ nửa.?

  2. Vân Nam says:

    Hoan hô độc giả!
    Khá lâu mới có được sự “nhất trí” như ri! cũng nên nhận đạo, đừng mần quá, kẻo ổng mất job thì tôi nghiệp! hehehe!

  3. lequan says:

    Bầu cử tại Mỹ chỉ là trò chơi dân chủ khôi hài giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa . Mỗi đảng làm 2 nhiệm kỳ , ngoại trừ trương hợp đặc biệt . Người dân không được bầu trực tiếp mà qua phiếu cử tri đoàn ( để dễ sắp xếp cuộc chơi ) Cá nhân thuộc đảng phái khác hay không đảng phái vẫn đươc ghi danh tranh cử nhưng không được tranh luân trên tivi với ứng cử viên của 2 đảng Dân chủ và Công hòa
    Đảng Dân chủ kỳ này chắc chắn sẽ thăng theo luật chơi vì thế Công hòa phải để gà chết ra tranh cử nhưng dù Dân chủ hay Cộng hoa thi họ cũng chỉ là con cờ của đám tài phiệt và phục vụ cho quyền lợi của tài phiệt . Thế người dân Hoa kỳ được gì . Người dân Mỹ dược quyền nói những điều muốn nói và được quyền không bị bỏ đói . Cũng không tệ phải không thưa quí vị

  4. Nguyễn Đức says:

    Xin mời ông Trần Bình Nam qua châu phi sống nhé.Ở đây là một đất nước văn minh nói gì thì phải có chứng có cớ chứ đừng phát biểu theo cảm tính.Làm sao mà ông đoan chắc đó là một sự lựa chọn của thất bại?hãy theo dỏi để biết rằng cuộc đua hiện tại đang nghiêng ngữa và cứ theo đà này thì Obama của ông sẽ trở thành con vịt què sau ngày 6/11/12.
    cám ơn ông.

    • Hồ Thể Y says:

      @Nguyễn Đức: Lúc đầu tôi định hỏi Ông NĐ đang sống ở đâu, chẳng lẽ ở xứ sương mù “Cả Nước Xuống Hố” hay là bọn Cam?!. Anh Cả America, không còn một mình một ngựa, một súng miền “viễn Tây” trong một thế giới nhiều “hỗn loạn trong trật tự”, cuộc chiến giữa Obama (CNXH thực dụng- American of Way) và Rommay và Ryan (Sozialdarwinismus…) cũng như khủng hoảng khối EU từ năm 2008: cuộc đấu tranh giữa khối Đức,Pháp Hòa Lan, Bắc Âu (CNXH thực dụng…) và khối Ý,Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp… (khối Sozialdarwinismus) và một TQ đang trên đường thay đỗi quyền lực lãnh đạo và hạn chế khoãng cách giàu nghèo. Nực cười cho NĐ và đám 14 tên vừa “tự phê” và “tự sướng cho mình vô tội”! Tôi xin 2 chử bình an khi nói về xứ sương mù (rất dễ bị lên cơn “máu nhồi cơ tim”)

  5. thai le says:

    -Lần trước, biết chắc Obama sẽ thắng đậm nên tôi bỏ phiếu trắng vì đảng CH sau 8 năm của Bush con vì chiến tranh mà muốn bán cả nước Mỹ,sau gần 4 năm của Obama,dân Mỹ tuy chưa chắc chắn sẽ chọn ai ở lần này mặc dù đã sáng mắt Obama chỉ giỏi cái miệng hùng biện và Biden không hơn còn gà què bị bầy gà mái hồi xuân bao vây,tháng 11/2008, bất kỳ ai được đảng dân chủ đề cử cũng sẽ là tổng thống vì đảng Cộng Hòa quá xem thường cử tri,dân Mỹ không còn cơ hội lựa chọn chứ ông Obama khó đánh bại đảng CH như tháng 11/2012.
    -Ông Trần Bình Nam nổi tiếng về bình luận,không hiểu tại sao viết 1 bài quá chắc,hơi sớm để kết luận lần này Obama sẽ đắc cử,tôi chỉ thăm dò chung quanh khu vực rất nhỏ nơi đang sinh sống thì cử tri đã ủng hộ Obama, nhất là giới trẻ,lần này sẽ quay lưng với vị TT da màu đầu tiên , có ủng hộ Rommey hay không họ vẫn còn suy nghĩ !nhưng cử tri thuộc đảng CH lần rồi quá bất mãn,ở nhà luôn thì hăm hở trông đến tháng 11 này để cương quyết loại Obama.
    -Đảng CH không bao giờ xem thường Obama,bằng chứng sau gần 4 năm,họ vẫn chưa tìm được người sẽ khiến đảng Dân Chủ ăn ngủ không yên và Obama xem ra còn trẻ như 4 năm về trước,cử tri bất mãn vì miệng lưỡi Obama chưa chắc sẽ bầu cho Rommey, thời gian không còn xa và không nên nghĩ đảng CH đã sai lầm khi chọn ông Ryan,3 tháng còn lại hãy chờ xem chiến dịch vận động của lưỡng đảng,nhất là của ông Ryan……..
    -Nước Mỹ trong vòng 20 năm nếu được 1 vị như cố TT Ronald Reagan xem thế giới ai dám xem thường,đừng để như vịt què Donald Rumsfeld ngốn tiền thuế dân,phiêu lưu vào chiến tranh không định hướng, không lối thoát,thất bại trầm trọng vẫn còn bám lấy địa vị,đến khi bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhóm chính trị gia đảng CH bị dân Mỹ cho rụng như sung mới hồn vía từ chức,mong thay bi thảm này đừng lập lại trên đầu cổ dân Mỹ vốn hiền hòa, nhân từ.

  6. Minh says:

    Ông Nam ơi, cứ ngỡ ông là một chính trị gia tầm cở Khổng Minh Gia Cát Lượng, thì ra ông cũng chỉ đọc tin tức từ ba tờ báo liberal Mỹ, tóm tắt tổng hợp tin tức, thế mà lại đặt một cái tít thật giật gân “Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại”, tại sao không là “Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa đúng hay sai?”. Cả một bộ tham mưu cùa Romney, chuyên đi ăn thiên hạ, mà không nghĩ ra được cái điều suy nghĩ của ông, liệu bộ tham mưu này có vấn đề hay chính ông có vấn đề.

    Sống ở xứ này lâu rồi, tôi nghĩ ông phải hiểu chẳng có gì là cực tả hay cực hữu, nó chỉ là chữ nghĩa, dân chủ hay cộng hòa, làm không hay thì 4 năm, hay thì được thêm 4 năm, theo tôi nghĩ chính trường Mỹ là một nơi thay đổi liên tục chính sách và mục tiêu để phát triển và thịnh vượng, tùy thời điểm và hoàn cảnh, một anh dân chủ hay cộng hòa sẽ được làm tổng thống, anh này lên đươc là do bọn tinh hoa (tư bản) của nước Mỹ, nắm được truyền thông và báo chí, thì đại đa số quần chúng Mỹ đã được dìu dắt định huớng mặc dù trên nguyên tắc, dân chúng đã tự do bầu cử.

    Khi triều đại Bush sắp kết thúc, kinh tế Mỹ lâm vào thời kỳ khủng hỏang, hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, McCain không thể chấm dứt hai cuộc chiến này nếu là tổng thống vì thế mà phải là Obama, thì dù McCain có mời ai làm phó, cũng sẽ khó thắng, chuyện mời bà Palin làm phó chỉ là một sự hy vọng chiếm được lá phiếu của phụ nữ.

    Chiến tranh chấm dứt, Obama làm được việc này, nhưng về kinh tế không khá, không làm ra tiền mà cứ chi tiêu thì có làm cho kinh tế khá hơn không? Romney sẽ làm được việc này với chính sách giảm chi, giảm thuế tạo cho các công ty làm ăn và sẽ tạo công ăn việc làm cho dân chúng .

    Paul Ryan là một chọn lựa rất thuyết phục, bọn tinh hoa Mỹ đã và đang định huớng này.

  7. Buá Tạ says:

    “Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại”
    Ông không phaỉ là Thánh: Làm sao ông biết chắc (100%) được sự việc chưa xảy ra ?

  8. Thiến Heo says:

    Mitt Romney mời Paul Ryan đứng phó: Một chọn lựa của thất bại (TBN)

    Ông này nói như… để. Dù sao ông bình lựn dza cũng được 50 điểm đúng…thủ cẳng.

    Tôi chọn cho mình một ứng cử viên, nhưng không mấy lưu tâm ai sẽ là người đắc cử. Chiện nhỏ. Ai đắc cử thì mình cũng … dzậy… Ha ha!

    Của đáng tội, Paul Ryan cũng được báo giới Hoa Kỳ khen ngợi. Có người còn gọi ông ta là “budget guru” tức là lời khen ngợi như là nhà hoạch định tài chánh tài năng ngoại hạng. Như bài viết dưới đây của William Bennett cựu Bộ Trưởng Giáo Dục thời TT Reagan:

    “All the cards are now on the table. Two competing visions of America’s future — one a nation governed by a large, intrusive caretaker and the other a nation of small government and individual autonomy — are at stake this November.
    As has been well said about our founding, we are a nation of choice and reflection.

    If the American people listen to Romney and Ryan and their serious proposals to restore American prosperity, Romney and Ryan have a chance at winning. If the American people listen to political pandering and ad hominem attacks, they will probably lose.
    Romney and Ryan will now make the case; the American people will decide.”

    http://www.cnn.com/2012/08/13/opinion/bennett-paul-ryan/index.html?hpt=hp_t1

  9. Nguyen Phan says:

    Hi, ông Nam nói cứ như ông Phó Biden. Theo tôi, Mit chọn Ryan là đúng. Vì: lôi kéo cử tri Catholics & Christian vốn không ưa chính sách vô luân lý của Obama; kéo theo phiếu của phụ nữ và giới trẻ vì Ryan trẻ đẹp trai như JFK và có tài.

  10. Bui Nga says:

    Bài nhận định có xu hướng muốn đưa nền kinh tế Mỹ tới Greece, khó nhìn thấy cảnh một vài thành phố ngay xứ này đã và đang khai phá sản. Dẫu sao thì ngày nay cũng nhiều báo, nhiều ngôn ngữ, khó ứng xử tùy tiện theo nhận định cá nhân. Bao nhiêu phần trăm thất nghiệp nhỉ, bao nhiêu trillions nợ nần, là sao trả, ai trả. Bà Palin khi được TNS McCain chọn, sai như thế nào đó là xu hướng TRÁI PHẢI, còn tác dụng thì thắng bại là lẽ thường tình, tuy nhiên phải nói bà Palin là một ứng cử viên đầu tiên đánh vào thành trì giả dối, hiện nay đang khau triển và it nhất Tea party cũng như Tea partiers đang đem lại xu hướng bảo thủ theo chiều hướng mới. Không ai có thể phủ nhận với 2 năm đàu hành pháp + 2 viện lập pháp nhưng kinh tế Mỹ từ xụn tới lún sâu, tỷ lệ thất nghiệp từ nhỏ tới phình to. Phải chăng lá phiếu của người bầu phải dựa vào quyền lợi chính họ, không thể dựa vào cách nói nhiều mà chẳng làm bao nhiêu. Dân biểu Ryan it ra cũng là người đã tiếp cận ngân sách nhiều năm, nói tới ngân sách chắc hẳn không xa rời kinh tế. Ông Romney ứng viên TT, chắc chắn là phải bị vạch lá tìm sâu, Bain.. nhưng không tác dụng, khai thuế ..hẳn nhiên sai lầm thì cả chục năm sở thuế làm sao bỏ qua vì thuế không thể SEAL được.. Là người tỵ nạn hiểu qúa lối nói một chiều. Tuy nhiên nói gì cũng chỉ là tư duy nông cạn. Lỗi lầm xin bỏ qua.

Phản hồi