Chính Trường VN trở nên sôi động vào lúc kinh tế dao động
Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam: Political Battles Heat Up As Economy Falters
Agence France-Presse (26-08-2012)
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải
Theo nhận định của các chuyên gia, việc bắt giữ một trong những ông trùm ngân hàng của Việt Nam phản ảnh sự tranh dành quyền hành giữa những nhà cai trị Cộng Sản về vấn đề làm sao giải quyết những khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng.
Triệu phú phô trương Nguyễn Đức Kiên, một người có cổ phần trong một vài định chế tài chánh lớn nhất ở Việt Nam và một sáng lập viên của Asia Commercial Bank (ACB) đã bị tống giam vào ngày thứ Hai. Cựu tổng giám đốc của ACB cũng bị bắt ba ngày sau.
Những việc bắt giữ vì tội ác kinh tế không nói rõ ràng đã làm cho công chúng hoảng sợ, rút hàng trăm triệu Mỹ kim ra khỏi ACB và thị trường chứng khoán của Việt Nam sụt giá $5 tỉ Mỹ kim. Nhưng theo một bài tường thuật của nhóm nghiên cứu tình báo Stratfor, mối lo ngại lớn hơn là tiềm năng bất ổn chính trị… Việc bắt giam ông Kiên báo hiệu sự bất hòa giữa những chính trị gia cao cấp và những phe cánh.”
Ông Kiên, một người đam mê túc cầu, một nhà tài chánh, 48 tuổi, rất dễ nhận biết với mớ tóc bù xù bạc trắng, được nhiều người biết là có những liên hệ mật thiết với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và người con gái của ông ta, một chuyên gia về ngân hàng, tốt nghiệp tại Thụy Sĩ.
Kể từ thập niên 1990, khi Việt Nam mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển từ đảng cộng sản qua nhà nước – và qua Ông Dũng kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ này vào 2006, ông được nói là vị thủ tướng mạnh nhất từ trước đến giờ.
Ông Dũng, người được chọn làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai 5 năm vào 2011, đã dùng quyền lực này để thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế có mức phát triển cao và chủ trương việc phát triển theo kiểu Chaebol của Nam Hàn, dựa vào những công ty quốc doanh lớn.
Lúc đầu, Việt Nam đạt được mức phát triển hàng năm trên 7 % và nhanh chóng trở thành một quốc gia được các nhà đầu tư ngoại quốc ưa chuộng kể cả định chế ngân hàng quốc tế lớn Standard Chartered, sở hữu 15% cổ phần của ACB.
Nhưng với mức tăng trưởng hiện nay tính trên căn bản hàng năm 4.4% trong nửa năm đầu của 2012, đầu tư ngoại quốc giảm 30% trong cùng một thời gian và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng yếu ớt ở mức báo động theo ngân hàng trung ương, sự chỉ trích lớn tiếng chống lại ông Dũng ngày càng gia tăng.
Một cựu đại biểu quốc hội nói với AFP rằng “Chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều xáo trộn mạnh mẽ như thế. Những xáo trộn này làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng và đe dọa sự sống còn của toàn thể hệ thống chính trị.”
Với điều kiện ẩn danh, vị đại biểu này nói thêm rằng “Một vài lãnh tụ trong đảng đã mất kiên nhẫn, và cảm thấy là đã đến lúc phải loại trừ những đe dọa tiềm năng này và lấy lại sự tín cậy của công chúng.”
Trong một bài góp ý trên báo vào thứ Năm vừa qua, Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang – một trong những đối thủ chính của ông Dũng – nói rằng “Việt Nam hiện nay phải chịu một sức ép đáng kể vì sự đổ vỡ của những doanh nghiệp nhà nước.”
Ông Sang chỉ trích “Sự thoái hóa của tư tưởng chính trị và đạo đức, và nếp sống” của các viên chức – một đòn đánh mạnh vào những ông trùm như ông Kiên một người có chiếc xe Rolls Royce. Ông kêu gọi thực hiện cải tổ kinh tế và phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng mới.
GS Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam, nói rằng một đợt tranh chấp mới giữa các phe phái đã bắt đầu và “trận địa chính là cải tổ kinh tế bao gồm khu vực quốc doanh và ngân hàng và tiêu diệt những vụ tham nhũng lớn ăn sâu vào trong các guồng máy.”
Ông Thayer nói tiếp “Ông Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bây giờ lại nhắc lại điệp khúc cũ nhưng đúng sự thật là tham nhũng là một trong những đe dọa chính đối với sự chính thống của hệ thống độc đảng ở Việt Nam.
Quần chúng bất mãn về tham nhũng trong chính quyền đã sôi sục thành những cuộc biểu tình dữ dội nhiều lần trong năm nay. Trường hợp một nông dân sử dụng chất nổ tự chế tạo để chống lại sự cưỡng chế đất đai bởi những viên chức địa phương tham nhũng đã xuất hiện đầy trên trang nhất của các tờ báo vào tháng 1 vừa qua.
Ông Thayer trình bầy rõ mức quan trọng của một quyết định vào đầu tháng này. Theo đó quyền kiểm soát ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng được chuyển từ thủ tướng trở về lại đảng.
Ông Dũng trước đây đã chịu nhiều áp lực vì những vụ tham nhũng tại những công ty quốc doanh ông đã khuyến khích. Vào năm 2010 ông đã bị bắt buộc phải nhận trách nhiệm cá nhân trong trường hợp đại công ty đóng tầu Vinashin gần sụp đổ.
Các quan sát viên tiên đoán rằng người ta không trông đợi những biện pháp chống lại ô. Kiên sẽ buộc ông Dũng phải rời bỏ chức vụ thủ tướng, nhưng một số những vây cánh của ông Dũng sẽ trở thành mục tiêu.
Ông Kiên “có thể là một người nổi bật nhất và giầu nhất” cho đến nay, nhưng ông đã không phải là người đầu tiên cũng sẽ không phải là người sau cùng. Đây là nhận xét của ô. Thayer, một giáo sư về hưu tại University of New South Wales, Úc châu.
Chính ông Dũng đã ca ngợi những cố gắng của công an về việc điều tra tham nhũng trong việc cải tổ ngân hàng và đã kêu gọi trừng trị những thủ phạm, “bất cứ họ là ai.” Những chuyên viên cho rằng ông Dũng hành động như vậy để tự bảo vệ chính ông.
© Đàn Chim Việt
Ở Việt Nam, dù ở chế độ nào thì quá nghèo hoặc quá giàu đều có tội như nhau, !
Vụ “bầu Kiên” có thể gọi là hồi chuông báo tử cho chế độ của nhà đương cục VC hiện nay!
Không tin ư? Bạn nào rành lịch sử VNCH, ắt chưa quên vụ sập tiệm của Tín Nghĩa Ngân Hàng và tỉ phú Nguyễn Tấn Đời vào năm 1971? Ba năm sau đó, tức là năm 1974, thì đến phiên Nam Việt Ngân Hàng của tài phiệt Phạm Sanh phá sản.
Hai vụ phá sản đã làm kiệt quệ nền tài chính và thuơng mại của VNCH. Cả hai đều nặng mùi tranh giành quyền lợi phe cánh với nhau. Ai cũng biết là đấu đá nội bộ thật ra cũng chỉ hệ quả của những tranh chấp quyền lợi của những phe phái trong chính quyền, bất kỳ là chính quyền của chế độ nào! Một năm sau vụ Phạm Sanh thì VNCH mất vào tay bọn cướp VC!
Chỉ có khác biệt cơ bản là ở chế độ VNCH, dù các phe phái có tranh giành đấu đá nhau gay gắt đến đâu đi nữa thì người dân vẫn có đời sống tương đối bảo đảm hơn ở chế độ này. Các “phe cánh” của chính quyền VNCH không cần phải ra loại báo do “quan” làm để tố cáo và bôi bẩn nhau. Bất kỳ phóng viên nào cũng có quyền săn tìm sự thật, bất kỳ tờ báo nào cũng có quyền đăng tải tin tức. Chỉ có những công dân VNCH mới là những trọng tài để xét xử vụ việc.
Ngược lại, bọn ăn cướp của cái chế độ VC này càng đấu đá nhau thì người dân càng khốn khổ. Để có thể tố cáo và bôi bẩn đối phương một cách an toàn, VC phải dùng thế lực của cả một phe cánh để dựng nên tờ “Quan làm báo”. Người dân thì đầu tắt mặt tối lo kiếm sống. Ai có quan tâm đến thời cuộc cho lắm thì chỉ biết đứng ngó, vì không có tiếng nói.
Tuy nhiên, hệ quả của những vụ tranh giành đấu đá trên chắc chắn sẽ làm chính quyền suy yếu nghiêm trọng, nếu chưa muốn nói là có nguy cơ tan rã.
Gieo gió thì gặt bão! VC đã ăn cướp và phá hoại đất nước bằng đủ mọi thủ đoạn đê tiện và bất lương nhất. Nay chúng quay qua dùng chính những thủ đoạn ấy để ăn cướp và phá hoại lẫn nhau thì cũng chẳng ai lấy làm lạ.
Có điều là giặc đã đánh tới trong nhà, quốc sự và kỷ cương VN đang tan nát như thế thì đất nước còn lấy đâu ra sinh lực để chống giặc?
Vụ bắt ông Kiên, ông Nguyễn xuân Hải chỉ là trò chơi bắt châu chấu của đối tượng Nguyễn Tấn Dũng, để che mắt thiên hạ và tự cho mình là minh bạch trong vấn đề quản lý kinh tế. Nhưng ai cũng thấy, ông Kiên ông Hải chỉ là nạn nhân của bè lũ tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng, đang lủng đoạn nền kinh tế VN. Bọn này mang dã tâm ăn cướp ruộng nương của người ngèo, nay hết đường ăn cướp, quay sang ăn cướp người giàu. Cho nên hai giới giàu nghèo là nạn nhân vô cùng thảm khốc của đối tượng Nguyễn Tấn Dũng. Tội nghiệp cho ông Kiên một thời làm giàu cho đối tượng Nguyễn Tấn Dũng, nay bị vì bọn VC chơi trò đánh đấm nội bộ, nên ông bị Dũng làm con mồi tế thần để minh bạch hóa gia tài khếch sù của y.
Rồi có những tin đồn khác như hai đại gia, Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Eximbank, Ông Nguyễn Đăng Quang đang ở Mỹ, lên tiếng bác bỏ tin đồn bị bắt, sẽ bị bắt trong nay mai, kẻ trước người sau sẽ bị gông cùm xiềng xích, VC sẽ không bao giờ tha kẻ giàu sang. Hai ông này là chuyên viên kinh tế ngân hàng, chưa thấu hiểu nỗi khổ tâm của các đại gia trong một xã hội theo tư bản, mang bản sắc định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nhớ giàu trong xã hội chũ nghĩa là có tội với nhân dân và tổ quốc, một ngày nào đó sẽ vào tù như anh Doàn Văn Vươn, người hùng Tiên Lãng. Anh Vươn làm giàu bằng xương máu, mồ hội nước mắt, còn bị bọn tay sai Dũng đem công an và quân đội đến dẹp, huống hồ giàu có như ông Quang, ông lê Hùng Dũng, sẽ có ngày vô tù như ông Kiên.
Khi ông Kiên bị bắt, BBC có cuộc phỏng vấn ngắn với Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Hoàng Anh Gia Lai, nhưng ông này sợ sệt không giám phát biểu ủng hộ mạnh mẻ ông Kiên và cho đó là vấn đề nhạy cảm, nhưng sau đó vì đồng hội đồng thuyền, cắn rứt lương tâm nên hé mở vài cảm tình nho nhỏ với ông Kiên như : ông Kiên ‘là người tâm huyết số một cho bóng đá Việt Nam, còn ông Lê Hùng Dũng thì đổ tội lỗi lên đầu Trung Quốc, ông còn tuyên bố là ông sống trong một nước tự do, thứ tự do của những đại gia đang tưởng tượng, đang trên đà sụp đổ vì tiền bạc VN đã trở thành tiền giấy, ông Lê Hùng Dũng còn nêu tính liêm khiết của ngân hàng. Nên nhớ rằng giàu trong xã hội VN mà không chịu lươn lẹo thì không bao giờ giàu. VC đặt quy luật ấy cho những đại gia VN, nếu không chơi trò bì thơ thì sẽ bị vào tù. Muốn biết thêm chi tiết nên hỏi anh Trịnh Vĩnh Bình, thầy Nhất Hạnh, anh Trần Trường.
Khi người dân bị mất đất thì họ đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và công lý, khi anh Kiên bị bắt thì những đại gia không dám lên tiếng bênh vực cho anh, sống như thế thì đừng nên sống, không lo liên kết thì có ngày vô tù cả đám.
Nguyện cầu anh Kiên vững chí, tiếp tục đóng góp cho xã hội VN và đẩy lùi nạn tham nhũng của bọn VC mà anh đang hứng chịu.
Cái ông Ngyễn Tấn Dũng, trong con mắt quần chúng nhân dân, ông Dũng là một ” thủ tướng bất tài nhất ” trong các đời thủ tướng tại Việt nam, là một ” thủ tướng tham nhũng nhất ” trong các đời thủ tướng tại Việt nam.
Mọi người đã biết, và những người chưa biết, hãy nhìn vào bè phái của ông ta, bè phái con ông ta, nhìn vào anh em ông ta, vào gia đình ông ta, nhà cửa dòng họ ông ta. Thì tất cả sẽ rỏ ngay, đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho sự tham nhũng, và chia chác lợi ích nhóm trong liên mimh ma quỷ của ông ta. Tất cả họ, từ hai bàn chân dép quai đi lên giàu có bằng quyền lực tham nhũng.
Tất cả bè phái, gia đình của ông Dũng đã làm cho nhân dân trong nước điêu đứng, lầm than. Người dân đang thừa hưởng ” di sản tài năng ” của thủ tướng Võ Văn kiệt mà thôi. Hoàn toàn không phải của ông Dũng.
Dưới thời của ông Nguyễn Tấn Dũng, quần chúng dễ dàng nhận thấy rằng, tất cả các doanh nhân làm ăn giàu lên một cách nhanh chóng, bất thường, bắt buộc đều có mối quan hệ mật thiết, đều có được sự nầng đỡ của hệ thống quyền lực chính phủ dưới quyền ông ta.
Hôm nay, bè phái, gia đình, dòng họ ông Dũng và bản thân ông đã đạt được nhiều thứ. Ông thủ tướng Dũng sẵn sàng quay lưng diệt trừ miếng mồi đã không còn giá trị. Đồng thời hô to rằng ông ta rất ” minh bạch “.
Một mủi tên trúng hai mục tiêu.