WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tưởng niệm 50 năm ngày mất của Nhất Linh

Nhất Linh

Nhất Linh

Trùng với ngày giỗ 50 năm ngày Nhất Linh tự hủy mình cho tự do và dân chủ, do gia đình Nguyễn Tường tổ chức tại Nam California, là lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn (7/1933) trong đó Tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ và một nhóm văn nghệ sĩ tại Nam California, Hoa Kỳ sẽ tổ chức hai ngày triển lãm và hội thảo về hai tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay và về Tự Lực Văn Đoàn. (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168158&zoneid=3#.UdJ7t8HTnIV)

Chương trình lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn sẽ diễn ra trong hai ngày, 6 và 7 Tháng Bảy năm 2013, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster CA 92683. Trong hai phần triển lãm và thuyết trình có khá nhiều nội dung chưa từng được phát hiện. Trong phần triển lãm có khá nhiều tư liệu lý thú và quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, văn học và xã hội Việt Nam từ thập niên 1930 tới nay như:  1-Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam của Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Thẩm Oánh,… đã được đăng trên báo Ngày Nay vào cuối thập niên 1930; 2. Chân dung các thành viên của TLVÐ (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu) và các cộng tác viên nổi tiếng của PH và NN (Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Vi Huyền Ðắc, Nguyễn Gia Trí, Trọng Lang, Nguyễn Cát Tường, Phạm Cao Cũng, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Bùi Hiển, Huy Cận, Thanh Tịnh v.v…). 3. Họa phẩm của các họa sĩ từng làm việc với hai tuần báo PH và NN và TLVÐ: Nhất Linh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Bình Lộc, v.v… Các thủ bút, hình ảnh và tài liệu liên quan đến nhóm TLVÐ và PH và NN. 4- Y phục phụ nữ cải cách trên hai tuần báo PH và NN do họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu. 5- Các mẫu nhà Ánh Sáng mà nhóm PH và NN đề xướng để cải thiện cuộc sống của dân nghèo.

Trong phần thuyết trình các đề tài lý thú cũng được các học giả và văn nghệ sĩ có thẩm quyền trình bày như về âm nhạc: nhạc sĩ Lê Văn Khoa sẽ trình bày có minh họa bởi các ca sĩ đề tài “Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam trên báo Ngày Nay”; về y  phục phụ nữ có nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiền, thứ nam của họa sĩ Le Mur, với minh họa bằng slide show sẽ trình bày đề tài “Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và vấn đề cải cách Y phục Phụ nữ “; Về kịch có nhà văn Phạm Thảo Nguyên, dâu của nhà văn Thế Lữ, với minh họa bằng một đoạn kịch ngắn sẽ trình bày đề tài “Sự hình thành của phong trào kịch mới Việt Nam, những đóng góp của TLVÐ và từng thành viên”; ngoài ra bà cũng trình bày đề tài độc giả chưa ai biết là “Câu chuyện về TLVÐ và những điều chưa nói.”; đề tài “Sự sáng tạo mỹ thuật trong việc trình bày, vẽ bìa, hí họa, minh họa của báo PH NN” sẽ được trình bày bởi họa sĩ Ann Phong (có slide show minh họa hình ảnh); đề tài “Phong trào Nhà Ánh Sáng, một hoạt động xã hội của PH và NN” sẽ được trình bày bởi Giáo sư Đại học kiêm nhà báo Ðỗ Quý Toàn. Trong số các nhà văn trình bày về phần đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn,  có hai diễn giả đặc biệt là Giáo sư Kawaguchi Kenichi, người Nhật chính gốc, giáo sư Danh dự Ðại Học Ngoại Ngữ Tokyo, Nhật Bản sẽ trình bày đề tài ” Tự Lực Văn Ðoàn và Văn Học Cận Ðại Việt Nam”; và Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Ðại Học Victoria, Melbourne, Australia với đề tài “Ðánh giá lại Tự Lực Văn Ðoàn”.

Nhất Linh, qua những đóng góp lớn lao cho đất nước của một văn đoàn mà ông là chủ soái, Tự Lực Văn Đoàn, như chương trình kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn ở trên vừa mô tả,  được nhiều người nhìn nhận ông là một nhà văn, một nghệ sĩ, một con người lãng mạn và đồng thời là một con người cách mạng. Với bản chất lãng mạn và cách mạng, nhiều người nhận định Nhất Linh không phải và không thể là một con người chính trị. Nhưng cách nay 50 năm, ông đã dùng cái chết của ông cho một mục tiêu chính trị cao đẹp: Tự do và dân chủ.

Ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963, cương quyết phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã uống thuốc độc quyên sinh tại Sài gòn. Ông đã để lại chúc thư nổi tiếng được các hãng thông tấn ngoại quốc truyền đi khắp thế giới sau đây:

Nhat_Linh_4_0

Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” Dưới đây là thủ bút của văn hào Nhất Linh ghi lại trong hai bản di chúc đề phòng mật vụ của chính quyền nếu tịch thu được một bản thì vẫn còn bản thứ hai.

Dưới đây là những lời ai điếu và hình chụp đám tang văn hào Nhất Linh. Mặc dù chế độ Miền Nam lúc đó bị cho là độc tài nhưng qua hình ảnh hàng ngàn quần chúng được tham dự đông đảo đám tang của nhà đối lập hàng đầu, Nhất Linh, người đọc sẽ thấy chế độ miền Nam lúc đó còn tự do gấp vạn lần chế độ Cộng Sản ngày nay.

 

Đám tang Nhất Linh

Đám tang Nhất Linh

Bản di chúc chính trị của văn hào Nhất Linh đã dự báo đúng sự cưỡng đoạt miền Nam của cộng sản 12 năm sau đó. Và ngày nay bản di chúc chính trị đó cũng là dự báo tình hình có thể sẽ bị mất nước nếu nhà cầm quyền tiếp tục trấn áp và bắt giữ những người yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Quốc.

Đám tang văn hào Nhất Linh diễn ra tại Sài gòn vào sáng Thứ Bẩy, ngày 13 /7/1963 và lễ truy điệu ông diễn ra bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, tại sân vận động Tao Đàn Sài gòn.

nhatlinh2

Những bức ảnh trong bài này được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Mạnh Đan và cũng là những bức ảnh trải qua những năm tháng trôi nổi như cuộc đời của văn hào Nhất Linh. Sau 30/4/75, để thoát khỏi chính sách của cộng sản truy lùng tiêu hủy toàn bộ sách báo của người Miền Nam, người con dâu của ông Nhất Linh đã phải chôn dấu bộ ảnh dưới làng quê Thủ Đức của bà. Sau đó bà đã cẩn thận lén photocopy làm nhiều bản để trao cho nhiều thân nhân, bạn bè cùng cất giữ.

Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái, ngẩng đầu lên sấm sét vẫn chưa nguôi; việc văn chương một tấc để ngàn thu, ngoảnh mặt lại đá vàng sao khỏi thẹn.  (Trích bài truy điệu Nhất Linh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương) (1)

Mặc dù có sự ngăn cản mạnh mẽ của công an, mật vụ, đám tang của Nhất Linh cũng vẫn có cả ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức cùng đồng bào tham dự.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm, người bạn thân và cũng là bác sĩ riêng của Nhất Linh đã thuật, “Ở đây tôi cũng cần nói là trong suốt thời gian linh cữu của anh Nhất Linh quàn tại nhà xác, có ít ra hàng chục công an, mật vụ ngày đêm túc trực để theo dõi từng người tới viếng. Có khi họ còn hỏi thẻ kiểm tra, tra khảo lý lịch, đe doạ dẫn vào bót nữa, nhất là đối với các thanh niên, học sinh, sinh viên. Giới này được chính quyền để ý nhiều hơn hết hôm thứ bảy 13-7-1963, ngày đưa đám Nhất Linh.

Trên các ngả đường đưa tới bệnh viện Grall đều có rất nhiều cảnh binh, công an canh gác, chặn đường không cho vào bệnh viện, hoặc xua đuổi những ai lảng vảng gần đây.

Gia đình anh xin phép đưa vào buổi sáng chủ nhật, nhưng chính quyền một mực từ chối, cái đó dễ hiểu, vì họ sợ đưa đám ngày nghỉ, thiên hạ sẽ đi dự rất đông.

Xin phép đưa chiều thứ bảy, họ cũng từ chối nốt, vì chiều thứ bảy, cũng là ngày nghỉ của các công sở. Họ chỉ ưng thuận, hoặc sáng thứ bảy, đúng 8 giờ rưỡi, hoặc sáng thứ hai. Đành phải bằng lòng sáng thứ bảy vậy.

Đám tang thật là đơn giản, nhưng vô cùng ảm đạm, trang nghiêm. Khi khởi hành từ bệnh viện Grall, số người tham dự còn thưa thớt, nhưng dần dần mỗi lúc một đông. Phần nhiều là thanh niên, học sinh, sinh viên, giới trí thức. Có rất đông phóng viên, ký giả ngoại quốc, nam có, nữ có, có mặt trong đám táng để chụp ảnh hoặc để quay phim. Họ chịu khó biên chép tất cả những câu viết trên các đối trướng rồi nhờ người dịch sang tiếng Anh. Họ lại còn ghi âm tất cả những lời khóc than kể lể của chị Nhất Linh.

Như vậy đủ rõ cái chết của văn hào Nhất Linh đã gây một tiếng vang lớn, không riêng gì ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới nữa.” (2)

Gia quyến đang cùng đồng bào đi sau linh cửu nhà văn Nhất Linh. Người đàn ông đứng thứ nhất đội khăn tang là con trai ông Nhất Linh. Người thanh niên trẻ, gầy, đứng kế đó, đầu đội khăn tang , là người viết. Thiếu nữ đội khăn tang, đứng sau lưng người viết,cách một người đàn ông, là ca sĩ Từ Dung, vợ cũ của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Cạnh Từ Dung là một thiếu nữ khác cũng đội khăn tang, nhưng cạnh thiếu nữ đội khăn tang đó là một bà đầu quấn khăn tang lẫn với lọn tóc (chứ không đội khăn) là bà quả phụ nhà văn Hoàng Đạo.

Đám tang đang di chuyển trên con đường sau lưng bệnh viện Grall. Trên mui xe là băng kính viếng của các đồng chí cách mạng chống Pháp, chống Cộng của ông có nội dung: “Thương thay đối lập Quốc Gia, Mất cả tự do trong mấy lúc. Đối với thiêu thân Quảng Đức, Noi gương cảnh cáo giữa nghìn thu.” Người đàn ông mặc áo tang đi ngay sau xe tang là nhà văn Duy Lam, cháu gọi Nhất Linh bằng cậu ruột.

Vượt mọi sự ngăn cấm và dọa nạt của công an, mật vụ, đoàn người tham dự tự động tìm kiếm và chia nhau những băng tang. Nhiều giọt nước mắt đã nhỏ xuống thương tiếc cho một văn hào đã có  nhiều công lao đóng góp cho văn hoá dân tộc. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm tường thuật, “Tại chùa Xá Lợi, ngoài một số đông đồng bào đã túc trực từ sáng sớm – trong đó dĩ nhiên có cả công an, mật vụ của Nhu – Diệm – còn có khoảng 200 tăng ni có mặt để cầu siêu cho Nhất Linh.

Giữa cảnh khói hương nghi ngút, chùa Xá Lợi cất lên ba hồi chuông trống, rồi thì những tiếng tụng niệm vang lên. Trong khi ấy, ở trước cửa chùa có nhiều thanh niên, sinh viên phát băng tang cho mọi người, kể cả người của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Lễ cầu siêu cử hành không đầy 15 phút như đã ấn định từ trước, rồi đoàn xe tang từ từ chuyển bánh” (3)

Không báo chí, đài phát thanh nào được loan báo lộ trình đám tang, nhưng dân chúng vẫn tìm hiểu biết trước và đứng chờ đông đảo trước chùa Xá Lợi. Ở phía xa là xe tang đang chạy tới. Ngay trước ngôi bảo tháp của chùa Xá Lợi, đứng dưới đường trước đám đông, quay lưng lại, là một nhân viên cảnh sát đang canh chừng địa điểm làm lễ tang.

Các phóng viên quốc tế chen lẫn trong đám đông đưa tiễn Nhất Linh. Trước giờ hạ huyệt, nhà văn Nhật Tiến, thuộc thành phần văn nghệ sĩ trí thức trẻ, Linh Mục Thanh Lãng, đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và Bác Sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, đại diện chính giới đã đọc những bài điếu văn tiễn biệt văn hào Nhất Linh với những lời lẽ bi ai, thống thiết, đầy thương cảm, nhưng cũng thật hào hùng.

Bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, các đoàn thể và nhân dân đã tự động làm lễ truy điệu văn hào Nhất Linh tại sân vận động Tao Đàn (lúc đó chưa có sân vận động Thống Nhất).

Sau lưng vị cao tăng là biểu ngữ của học sinh hai trường trung học dậy theo chương trình Pháp nổi tiếng tại Sài gòn: trường  nam sinh Jean Jacques Rousseau (nay là trường Lê Quí Đôn) và trường nữ Marie Curie.

Linh Mục Thanh Lãng đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đọc diễn văn. Sau lưng linh mục là biểu ngữ của Việt Nam Quốc Dân Đảng Đệ Nhị Khu.

Nhiều hình ảnh   cho thấy lòng thương mến Nhất Linh của hàng ngàn học sinh các trường trung học Saigon, Chợ Lớn, Gia Định tham dự lễ truy điệu dương cao các biểu ngữ ca ngợi ông như: “Nguyễn Tường Tam Bất Diệt”; “Thương Nhớ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”…

Những nữ sinh thơ ngây đang dõi mắt sầu xa vắng như thương nhớ một hình bóng thân thuộc vừa mới ra đi: Nhất Linh!

Những cặp mắt đăm chiêu, những gương mặt u sầu-Nhất Linh không còn nữa- nhưng dường như ông còn sống mãi trong lòng dân tộc.

“Phải nhiều đời mới có một Nhất Linh thành lập nổi một văn đoàn Tự lực, nuôi sống – về tinh thần – được hai tờ Phong hoá, Ngày nay”. (Nguyễn Mạnh Côn, tác giả cuốn “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”.(4)

———————————————– 

Tham khảo:

(1)   Văn. số 156, ngày 15 tháng 6 năm 1970-talawas 9-6-2008
(2); (3); (4): Chân dung Nhất Linh. Tập hồi ký của Bùi Khánh Đản, Nguyễn Hữu Phiếm, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tường Thiết, Thế Uyên, Tường Hùng và Tuyết Hương. Do tập san Văn xuất bản xuất bản ngày 25-6-1966- talawas 5-6-2008

 

 

77 Phản hồi cho “Tưởng niệm 50 năm ngày mất của Nhất Linh”

  1. haley t says:

    Tương niệm 50 năm ngày mất của Nhât linh thì nên nên chú trọng về sự nghiêp vân chương cúa Ong như tựa đề.hơn là neu thanh tích CM của Ong.hầu như thất bại…
    Còn nếu lấy sự tưj tữ của Ong làm thành tich LỚN trong sự nghiệp CM cuối đời của Ong để vinh danh Ong thì không ổn.
    Lịch sữ CM sẻ cho Ong cai tên ngang hàng vơi những nhà CM chống Pháp (thât bai dù co hi sinh) nhưng sẽ cho Ong một Onor ĐỨNG trang trong nền Vân Học nước nhà.
    Ngay nay ,kẽ thù Ong là bọn CS cung đã VINH DANH Ong trong nền Vân Hoc của VN. Như vạy Ong là tài sản qui gia
    vân học VN nói chung ,không còn QG/CS nữa.
    (H)

  2. Cù Nhầy says:

    Ông Diệm có xấu hay tốt, nhưng ông đang lãnh đạo cuộc kháng chiến
    chống Cs xâm lăng.

    Vậy mấy cái chết của Thích quảng Đức hay Nhứt linh nhằm đánh phá
    ông Diệm, đã nói lên điều gì ?

    Năm 1954, khi ông Diệm mói về chấp chánh, mở nến Cộng hòa, Cái
    đảng thuộc phe ông Nhứt Linh vội vã lập chiến khu chống ông Diệm, là
    nhằm mục đích gì ?

  3. NON NGÀN says:

    SÁNG SUỐT

    Quảng Nam xưa, có hai người sáng suốt
    Phan Chu Trinh, rồi kế đến Nhất Linh
    Phan Chu Trinh, lòng vì nước vì dân
    Nguyễn Tường Tam, hậu sinh mà nối gót
    Sinh thời loạn, cả hai cùng giòng máu
    Chống xâm lăng, để khôi phục nước non
    Tuy là hai, cùng chí hướng giống nhau
    Song hoàn cảnh tạo mỗi người mỗi khác
    Nhưng dầu vậy, lại chung điều cốt lõi
    Cần ưu tiên, không thể được bỏ ngoài
    Bởi con người, nhất thiết phải tâm can
    Nên dân khí, buộc trước tiên chấn chỉnh
    Bởi cương nghị, dân mới mong đứng dậy
    Đầu đội trời, chân đạp đất ở đời
    Dân khí cùn, thì nô lệ mà thôi
    Ôi quả thật Phan Chu Trinh sáng suốt !
    Nguyễn Tường Tam, cũng một lòng chống Pháp
    Thấy dân ngu, thì thử hỏi làm sao
    Phải làm cho dân ý được nâng lên
    Làm dân trí, quả điều này chẳng khác !
    Cần trước nhất, phải xoáy vào nghệ thuật
    Là lý do của “Tự Lực Văn Đoàn”
    Để tạo thành vững chắc, một niềm tin
    Tin nhờ chính việc Tự cường Văn hóa
    Văn hóa tốt, tất vững vàng chính trị
    Ách Thực dân liền tự khắc lật nhào
    Quả Nhất Linh nào có khác Tây Hồ
    Vẫn sau trước đều hai nhà ái quốc !
    Ái quốc đấy, mà luôn lòng sáng suốt
    Chỉ vì dân, không một chút vì mình
    Suốt cuộc đời, chỉ có biết hi sinh
    Không hề tính mảy may điều danh vọng
    Không mị dân, không tự tôn lãnh tụ
    Chỉ hòa lòng vào vận nước nguy nan
    Chí tự cường, không hề bám ngoại bang
    Không “học thuyết” kiểu vẩn vơ, ngụy tạo
    Nhưng sáng suốt, vẫn không qua thời vận
    Thời vận chung, của nước, lẫn riêng mình
    Công chưa thành, vẫn thật sự quang vinh
    Quang vinh, bởi chí tự cường Tổ quốc
    Nay kỷ niệm năm mươi năm ngày mất
    Nguyễn Tường Tam, nên phải có đôi dòng
    Dẫu là thơ chỉ thật sự nôm na
    Nhưng cốt yếu, vinh danh lòng sáng suốt !
    Đấy ý nghĩa, những gì là “Văn Hóa
    Ngày Nay” luôn phải ghi nhớ Nhất Linh
    Đất Quảng xưa từng thật sự xứng danh
    Tây Hồ ấy và Nhất Linh mãi mãi
    Lòng xứ Quảng đã chung vào non nước
    Bởi Việt Nam phải mãi mãi Tiên Rồng
    Danh xưng này, không nhằm chỉ nói suông
    Mà để thấy đâu mới là Dân tộc !

    ĐẠI NGÀN
    (06/7/13)

  4. NTTâm,
    Mình biết Tâm có đi tù CS và muốn hỏi có bao giờ Tâm muốn tự tử trong tù không ? Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự tử trong tù dù cho mục đích gì đi nửa cũng là 1 ngưới quá yếu đuối thiếu bản lãnh thiếu phấn đấu nên khi ông ta làm bộ trưởng ngoại giao bọn Việt Minh cũng chẳng xem ông ra gì. Nên xem NTTam là 1 nhà văn đừng gài thêm chính trị vào bài viết dù viết cách nào cũng bị phản bác nhất là sẽ có nhiều người hiểu lầm NTTâm đang tìm chổ đứng không đúng. phải không ?

    • Thanh Sơn says:

      Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đâu muốn đi tù, chẳng thà uống thuốc độc quyên sinh khi bị giam lỏng vì tội âm mưu lật đổ chính quyền rồi để lại bút thư ““Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. …” mà ông cháu là tác giả bài viết, Nguyễn Tường Tâm cho là “chúc thư nổi tiếng được các hãng thông tấn ngoại quốc truyền đi khắp thế giới” ?

      Làm loạn rồi quyên sinh “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả” mà nổi tiếng thì tôi xin bó hai tay thôi các cụ ạ!

  5. Ô già chống Vc says:

    “…Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” NL

    Chính những con tương cận, cặn bả như TQĐ, TTQ, NL…đáng được ghi vào sử sách: những con vật trung thành của VC!!

  6. noileo says:

    “các đoàn thể và nhân dân đã tự động làm lễ truy điệu văn hào Nhất Linh tại sân vận động Tao Đàn (lúc đó chưa có sân vận động Thống Nhất)”.

    Khi nói về lịch sử, khi nói về Lê Lợi, Lê Thái Tổ, người ta dùng mấy địa danh “Đại La” & “Thăng Long”, và nếu cần thì ghi chú “tức Hà nội đỏ bây giờ” cho ai không biết về Thăng Long. Khi cần thiết, phải nói rõ là “Hà nội đỏ” để phân biệt với Hà nội thanh lịch trước 1954, đã bị biến thành Hà nội đỏ xã hội chủ nghĩa, văn hóa xuống cấp, từ sau khi Hồ chí Minh đuọc Mao trạch Đông phong cho làm Lê Chiêu Thống đệ nhị, đuọc theo gót các tướng tàu tiến vào Hà nội lấy lại ngôi Vua Việt cộng, aka “chủ tịch nước”, giống như 166 năm trước đó, Lê Chiêu Thống đệ nhất đuọc Càn Long bên tàu cho theo gót tướng tàu Tôn Sĩ Nghị tiến vào thăng Long lấy lại ngôi Vua”.

    Hãy tỏ lòng kính trọng Nhất Linh, khi nói về Nhất Linh, cố gắng dùng ngôn ngữ của Nhất Linh, của thời Nhất Linh sống.

    Thời đó người ta gọi là “dân chúng”, thời đó ở VNCH không có mấy chữ “nhân dân” bịp bợm của bọn cộng sản Hồ chí Minh gian ác. Chỉ sau khi bọn cộng sản Viẹt nam Dân chủ Cộng hòa bắc kỳ vong bản ngoại lai tay sai giặc Tàu chiếm đóng VNCH, bành trướng chủ thuyết Mác lê tội ác vào VNCH, áp đặt chế độ cộng sản Việt nam Dân chủ Cộng hòa độc tài gian ác lên người dân miền nam , từ đó miền nam mới bị nhiễm độc bởi mấy chữ “nhân dân” bịp bợm dơ bẩn của bọn cộng sản bắc kỳ. Chế độ cộng sản VNDCCH độc tài đê tiện gian ác của miền bắc cộng sản vong bản ngoại lai tay sai tàu cộng do Hồ chí Minh rước giặc tàu vào VN, chiếm đoạt miền bắc của VN từ 1954, dựa vào súng đạn Tàu cộng, khủng bố người dân miền bắc, dựng nên tại miền bắc VN từ 1954 .

    Thời Nhất Linh sống, người ta dùng danh xưng “sân vận động Cộng hòa”, không có cái thứ “thống nhất” bịp bợm của bọn cộng sản Hồ chí Minh & Lê Duẩn và bọn nam kỳ phản bội Võ Văn Kiệt..

    Trước 1975, tại sân vận động Cộng Hòa, quân khủng bố cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh, thông qua bọn khủng bố của tên nam kỳ phản bội Võ văn Kiệt, đã đặt chất nổ giết hại 11 người dân VNCH, làm bị thương 40 người khác.

    • Củ Lẫn says:

      Có lẽ tác giả không rành về chuyện thể thao, không biết hay quên sân Thống Nhất trước 75 là sân Cộng Hòa, mà cũng không biết sân Cộng Hòa có từ bao giờ.. nên nói đại…

      Sân Cộng Hòa được xây cất trên vị trí của một sân vận động cũ, sân Đô Thành. Thủa nhỏ tôi mê đá banh nên khi sân đang xây bố tôi thường chở đến đó xem coi việc xây cất tiến triển đến đâu… Khánh thành khoảng 1958, từ đó tôi có mặt ở sân mỗi cuối tuần để xem đá banh – Giải Vô Địch VN – không có tiền mua vé, tôi cũng như những đứa trẻ con từ khắp nơi đều vào sân bằng cách đến thật sớm, lúc chưa có cảnh sát canh giữ, để trèo tường qua ngả Nhà Máy (Xay) Đá để vào xem. Đến khi lên trung học, “lớn” rồi, tôi không dám trèo tường nữa…

  7. Trực Ngôn says:

    Mặc dù chế độ Miền Nam lúc đó bị cho là độc tài nhưng qua hình ảnh hàng ngàn quần chúng được tham dự đông đảo đám tang của nhà đối lập hàng đầu, Nhất Linh, người đọc sẽ thấy chế độ miền Nam lúc đó còn tự do gấp vạn lần chế độ Cộng Sản ngày nay

    Thưa tác giả Nguyễn Tường Tâm, ông cho là ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã dùng cái chết cho một “mục tiêu chính trị cao đẹp: Tự do và dân chủ”, và ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963, ông Nhất Linh uống thuốc độc quyên sinh, cương quyết phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Như vậy, ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là người đã góp công rất lớn làm sụp đổ chế độ Cộng Hoà, làm cho xã hội xáo trộn một thời và đưa đến thảm cảnh CS độc tài thống trị miền Nam ngày 30/04/1975!

    Ông Tam cương quyết chống chế độ ‘độc tài’ (Ngô Đình Diệm), mà cái độc tài ấy chỉ bằng 1/10’000 (gấp vạn lần) CSVN ngày nay, vậy xin hỏi; Ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam có công hay có tội với đất nước?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Tôi cũng xin thử hỏi lại Trực Ngôn một điều, những người chống lại độc tài gia đình trị, độc tài quân phiệt là có tội, bởi góp phần làm sụp đổ nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam, tiếp tay với CS vân vân và vân vân, theo như Trực Ngôn lý luận. Nhưng nếu giờ đây Trực Ngôn và những người khác chống CSVN tích cực, khiến “nhà vô địch” CS Ta để cho địch vô nhà là CS Tàu, như thế chúng ta sẽ mang tội phản quốc, chăng !???
      Hỏi chơi cho dzui chứ thực ra dã nằm sẵn câu trả lời ở trong rồi phải ko !

      Ở đây kô thiếu kẻ ngô nghê hay giả bộ ngây ngô bảo là, hãy ưu tiên chống Tàu cộng. Trong khi đó ai ai cũng rõ Việt Cộng là kẻ cõng rắn cắn gà nhà.

      Theo tôi phải diệt Vixi trước tiên, bởi có dân chủ tự do thật sự mới có đoàn kết để chống lại ngoại xâm. Vixi là hòn đá tảng ngăn mọi tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
      Vixi kô bao giờ muốn hoà giải hòa hợp với bất cứ ai, mà chỉ muốn vơ hết vào lòng bằng cách buộc mọi người đoàn kết sau lưng chúng.

      Tương tự những bọn độc tài dưới mọi dạng thức, từ độc tài gia đình trị đến độc tài quân phiệt đều giống CS không ít thì nhiều. Đó là những BAD GUYS, chỉ khác nhau ở mức độ xấu nhiều hay xấu ít.

      Không thể ngụy biện là phải phục tòng hay liên kết với thằng ít tệ hại hơn, nhằm chống lại thằng tệ hại nhất. Xưa nay ai cũng rõ bad guys không bao giờ sống chung hòa bình với ai cả , chúng luôn luôn ưu tiên tìm cách tiêu diệt đồng bạn trước khi diệt kẻ thù chung. Bằng chứng trong quá khứ CS và những tên độc tài khác (như Hitler) giả bộ liên kết, rồi xuất kỳ bất ý tiêu diệt nhau.

      Cứ xem cuộc trăng mật giữa Kỳ và Thiệu có kéo dài được bao năm rồi Thiệu tìm cách hất kỳ ra khỏi sân chơi chính trị để độc diễn trong cuộc bàu cử nhiệm kỳ hai.
      Ông Diệm sau khi vững mạnh đã chơi trò “được chim bẻ ná, được cá quên nơm” !
      Thực ra bài học lịch sử này chỉ là chuyện lập lại, nhưng vẫn nhiều kẻ chưa thuộc bài (unlearned lesson) cho nên bad guys vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.

      Bọn CS là kẻ ý thức cao độ nhất chuyện này, cho nên ở Nga bọn Bôn-sơ-víc đã ký kết với Đức để tìm cách diệt đám Men-se-víc rồi mới quay lại chống Đức ở Đệ Nhất Thế chiến. Bọn CS Tàu cũng như Ta đã ưu tiên tìm cách diệt phe quốc gia trước khi đánh ngoại xâm …. Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Tây là thế

      • CÃI CỐI says:

        Ông Lão Ngoan Đồng ơi!
        Nghe ông hô hào ” phải diệt Vixi trước tiên” tui đây nghe cũng nức lòng lắm. Có điều ai diệt Vixi đây, và như bản thân ông cùng các ” đồng rận” già nua của ông thì lấy gì mà “diệt Vixi” khi trong tay không một tấc sắt, không một lực lượng, nhiều lắm các ông chỉ có mấy cây cờ huơ huơ thôi trên các đường phố Mỹ thì làm được gì. Bây giờ Vixi mà cho các ông về đứng giữa Sài Gòn mà kêu gọi đi nữa thì phỏng có bao nhiêu người nghe theo các ông?

        Rồi gỉa thử ông và các ” đồng rận” gầy dựng được nực nượng để chọi nhau với VC đi, nhưng nếu thằng Tàu nó chờ các ông và VC quần nhau đến ” lưỡng bại cự thương” rồi nó nhào dô, theo lối ” ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”, hoặc theo kiểu như Mao Xếnh Xáng quen dùng là ” toạ sơn quan hổ đấu”, thì lúc đó dân Mít nhà ta phải nàm thao hả, ông Lão Ngu Đồng?

        Còn nói chiệng các nhà độc tài, tui hỏi ông dzậy chớ Tưởng Giới Thạch, Lý Quang Diệu, Pak Chung Hee không độc tài sao, nhưng sao Đài Loan, Singapore và Nam Hàn lại được như ngày nay? Ông nói làm tui có cảm tưởng là ông cứ ngồi quay mặt vào vách, kiểu ” diện bích tham thiền”, hay như con đà điều vuì đầu trong cánh, nghe người ta hô ” rân chủ” ông cũng bắt chước hô theo, mà chả biết Dân Chủ là gì, nàm thao thì có DC, đâu là những điều kiện cần để có DC, v… Nghe người ta gào cũng gào theo kiểu như mèo cái đến mùa động đực không bằng…

      • says:

        NTTam nhà CM it ai biết tơi, noi tơi .Dân chúng biết Nhất Linh nhiều hơn ,Và NTT nỗi tiêng nhờ vào văn tài,và nhờ vào sụ ưu ái của lịch sữ (miền nam dươi chế độ CH,mặc dù còn sống sơ sờ,và là chủ tich của một đãng CM không thành công,nhưng vẩn được dân chúng biết đến nhiêu qua nhiều thế hệ đoc,học và thi TLV Đ.)
        Cũng như qua N.Hoat (cùng là nhà văn ,giáo sư) viêt trên báo Tự do ,mục “Nói hay Đừng” sau khi NL tụ tư chêt ,đai khái lả trong một buỗi vân nghệ lk5 (VM) một cb trẽ lên góp bài thơ nói về NTT ,BTBNGtrong chinh phủ VM ,lấy cắp công quỉ 30.000 (số tiền lớn lắm).Mản buổi vân nghệ N.Hoạt theo tên thanh niên ,hỏi anh ta có biêt NTT là ai không? Anh ta trả lời là BTBNG theo đich.Vây anh có biết Nhất linh ? Anh CB sáng mất ,khen NL hết mình,ca ngơi nhà văn thần tượng của anh ta.Khi NH cho biết NTT chính là nhà van NL thì anh ta có vẻ xâu hổ,bõ đi !
        2/Vũ Bầng ,trong một bài báo trên Phổ thông của N,Vỹ nhận xet là NL là nhà vân luôn luôn muốn thay đổi,cho nên luôn luôn bât mãn ,cho nên cho Ông bốn chữ “Đa bất mãn hoài”.
        3/Trong luc Đão Cánh NDD không xong ,nhóm đão chánh vào tù,một số khác chạy qua lánh nạn tai Cao Miên vơi Tương NCThi và T/T VVĐông (hình như có cả con rể của NTT/đâng viên Q D Đ) .NTTam đươc tại ngoại. Việc này làm thêm ray rứt voi bạn bè và đông chí của mình. Ngày 7/7,NTT được triệu tập ra tòa, vá chiếu trươc đo ong uống rươu vơi thuốc độc quyên sinh
        Cái chết đó lại thôi bùng lên ngọn lũa thứ II sau ngon lưa dàn dưng “tự thiêu” TQ Đ. Bọn PGCS và CS lợi dụng ,làm sụp đổ chế độ VNCH tự do dan chũ đầu tiên của chúng ta.
        Một ngươi trong chế độ chống giăc Cộng dù có
        độc tài ,g đ tri như tụi CS tuyên truyên “có ít xít cho nhiều” mà không tìm cách sữa đổi nó,hoan thiện nó qua dân cử ,qua QH mà tìm cách lật đổ là không đúng .Càng không đúng hơn khi sau này những “nhà CM đãng phái” năm quyền vì càng giao cho mấy ong cm này thi non nuớc vào tay cs mà thôi (chiếm nước thì dể ,trị nước mối khó)
        NL xin TNCT tai Đai Loan .cp Đai Loan ,QDĐ không chấp thuân. Đây,có người viêt báo thời đó ,cho là cú sóc lớn nữa dẫn đến sự tự tữ cũa NTT.
        Cho nên nói như môt phãn hồi trên đây,ngày giổ NTT không nên hô hào quá đáng nhất là ngày nay VC đang sơn phết màu mè cho cái chết NTT và HT TQ Đ. Hãy làm giổ trong nhà ,trong đãng như các đãng trưỡng các đãng khác…
        …”Người dân sẽ nhớ những gì đáng nhớ những ngươi góp công vơi đất nươc,như các vị anh hùng cứu nước không thành nhưng tên vãn vào sữ sách như PSNam.PBChâu.PCTrinh NTHọc.
        PHThái…và nhiều ngươi khác….(Nhơ là những người này chống pháp ,chống CS chớ không chống chinh quyền quôc gia thục sự như chính quyền nền Đệ NHất CH .(Có cần nhăc lai ĐV lập chiến khu Ba lòng chống NĐD ngay ngày chấp chánh không ?)
        (H)

      • nguenha says:

        Nhất Linh là linh hồn của tự-lự-văn -đoàn. Cái công lớn của Ông đối với nền Văn-học nước nhà,không ai có thể chối cải được. Còn về lảnh-vự chính trị thì Nhất-
        Linh đi từ thấtt bại nầy, đến thất bại khác,kết thúc bằng cái chết tự vẩn,đó là sự -đầu-hàng”không điều kiện.Có người viết về Nhất-Linh-Nguyền tường Tam,kể nhiều về “sự nghiệp chính trị” của Ông,trong lúc cái đáng nói là Cuộc cách mạng Văn-học qua Tự-lự-văn đoàn ,mà Ông là người chủ xướng.

      • Ban Mai says:

        @ Ông Cãi Cối,

        VC đang khom lưng nô lệ cho TC đã rõ ràng như ban ngày rồi khỏi cần bàn cãi! Vì vậy để cứu nước thì phải đánh VC rước voi giày mả tổ là ưu tiên. Còn thắng bại phải lệ thuộc thời gian! Chứ nập nuận kiểu “trai cò…ngư ông..” thì hehe.. là giúp VC bán nước cho nhanh hơn chăng? Cái khác nữa là VC đang độc tài bán nước hay yêu nước? Khỏi cần ní nuận ninh tinh… chỉ cần trưng cái công hàm Phạm Văn Đồng xác nhận chủ quyền Hoàng Sa ra là thừa đủ!

        Cái ní nuận chống VC chỉ làm lợi cho TC vì “trai cò.. ngư ông”, lại vơ thêm vào mấy dẫn chứng độc tài yêu nước như Sing, Hàn, Đài… thì đúng i chang nà ní nuận của VC!

    • Huong Nguyen says:

      Thưa ông Trực Ngôn,
      Mượn những câu trả lời với ông, tôi thật sự gởi đến mọi người trong diễn đàn. Trước hết tôi xin nói thẳng tôi đã không đồng ý với ông Trường Tâm trong nhiều bài viết trước, nhất là bài về văn nghệ lãng mạn cho ngày 3o tháng Tư với ca sĩ Lệ Thu…

      Nhưng việc ông Nguyễn Trường Tam tự vẫn để chống đối chế độ độc tài của cựu TT ngô Đình Diệm là tiếp tay cho sự sụp đổ của miền Nam là 1 diễn dịch không công bằng…

      Thứ nhất, chúng ta có chống 1 chế độ độc tài hay không? câu trả lời có lẽ là mọi người đều đồng ý?
      Thứ nhì: chống đối 1 chế độ độc tài để xây dựng 1 chế độ độc tài gấp vạn lần là 1 sai lầm. Tôi không dám phê phán dụng ý cuối cùng của ông Tam vì tôi không hiểu. Nhưng ở đây, ông Nguyễn Trường Tam chỉ dùng chính cái mạng của mình để gióng lên 1 tiếng chuông phản tỉnh mà vẫn bị phê phán thì tôi thật sự không hiểu người ta phải làm cái gì để sống dưới 1 chế độ độc tài?

      Độc tài là độc tài. Cái định nghĩa tự điễn đó không thể diễn dịch mà trở thành không độc tài được. Có lẽ vấn đề chính là phán xét chế độ của cựu TT Ngô đình Diêm có độc tài và gia đình trị hay không? Ở đây tôi không thảo luận tiếp về loại độc tài yêu nước, cái loại độc tài mà CSVN đang ra sức ngụy biện cho sự tồn tại của mình. Ở đây tôi cũng không tranh luận về tính độc tài cần thiết của 1 chế độ vừa thoát thai khỏi tình trạng thuộc địa và phong kiến. Ở đây tôi cũng không tranh luận về những lợi dụng của Mỹ và Việt Cộng trong phong trào chống đối của Phật Giao. Ông Diệm đã chết. Đã hơn 50 năm qua. Hãy để lại cho lịch sự phán xét. Có tiếc là tiếc cho Việt-Nam đã không có được 1 lãnh tụ tài ba và khôn ngoan để dẫn dắt ĐƯỢC đất nuớc qua cơn nguy biến …

      Vấn đề còn lại là mục tiêu của những người “gọi là chống cộng” hôm nay là gì? Tôi nhớ có 1 câu chuyện/ngụ ngôn của Pháp (?) kể rằng… ” có 1 con gấu rất thương chủ mình. 1 hôm nó ngồi canh chừng ông chủ của mình đang ngũ thì có 1 con ruồi cứ đậu trên mặt ông chủ , đuổi hoài không chịu đi… tức giận nó bèn lấy 1 hòn đá thật to đập chết con ruồi này…”

      Bài học lịch sữ là đừng đặt ước muốn cá nhân phe nhóm lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc. Quốc gia, dân tộc phải ở trên cả chính phái và tôn giáo!. Bài học lịch sữ cũng đã nói rõ: không có quốc gia dân tộc thì chính đảng không được tồn tại và tôn giáo cũng chỉ trở thành 1 loại “quốc doanh” để phục vụ chế độ mà thôi!

      • Trực Ngôn says:

        Xin thưa với Huong Nguyen

        Vâng! „Độc tài là độc tài, cái định nghĩa tự điển không thể diễn dịch mà thành không độc tài được“, thế nhưng, thế nào mới là độc tài đúng nghĩa vì ở những nước dân chủ người ta thường tố cáo chính phủ là độc tài khi đảng cầm quyền không chia quyền hành cho họ?

        Cũng thế, Thời TT Ngô Đình Diệm với bao nhiêu khó khăn chồng chất, đất nước mới bị chia đôi, chính quyền Bảo Đại ô hợp và bị Pháp lũng đoạn, một số đảng phái hay tổ chức có thực lực thì lại muốn chiếm cứ một vùng, chính phủ Ngô Đình Diệm đã hết sức cố gắng thuyết phục, có người muốn hợp tác với chính quyền, nhưng cũng có những kẻ quyết tâm chống đối, rắp tâm làm loạn, muốn làm lãnh tụ một vùng!

        Sau nhiều lần đàm phán không thành, buộc lòng chính phủ phải giải quyết bằng vũ lực để đưa quốc gia về một mối thì lại mang tiếng là „đàn áp đối lập“!

        Ông Diệm có „thực sự“ độc tài hay không thì bạn Noileo đã chia sẻ với ông LMC cũng trong bài này rồi nên tôi không nhắc lại nữa. Hơn nữa chúng ta cần phải xem lại danh sách các chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm để biết những thành phần ấy là ai, đồng thời chúng ta cũng cần nghiệm xem những kẻ bị chính quyền bắt giam giữ là những thành phần „đối lập“ hay những kẻ „đối đầu“ với âm mưu lật đổ chính quyền bằng vũ lực, trong đó có Nhất Linh Nguyễn Tường Tam!

        Ông Nguyễn Tường Tam âm mưu đảo chánh, lật đổ chính quyền mà chỉ bị giam lỏng tại gia. Hà Minh Trí là kẻ ám sát hụt TT Ngô Đình Diệm ở Ban Mê Thuột (vẫn còn sống) cũng chỉ bị giam tù như một phạm nhân đã cho chúng ta thấy điều gi?

        Những đảng phái và những „chánh khách chính trị“ quyết tâm ăn thua đủ với TT Diệm, nhưng sau khi ông Diệm bị sát hại, họ đã tỏ ra bất tài, nên miền Nam đã có một lỗ hổng chính trị một thời gian khá dài, mà lẽ ra không nên xảy ra, do vậy mà VC đã len lỏi được vào các cơ cấu và hàng ngũ quốc gia.

        Nói tóm lại, họ là những kẻ bất tài nhưng tham quyền lực, muốn cướp giật cờ trong tay người khác, nhưng khi „cờ“ để không thì họ lại không có khả năng! Họ chỉ là những kẻ thích đạp đổ chứ không có tâm xây dựng!

        Vì thế không nên coi họ là „đối lập“ hay đổ tội cho ông Diệm là độc tài được! Trao chức vụ cho những kẻ bất tài, thất đức có nên chăng? Và đó có phải là sự khôn ngoan, là người có trách nhiệm?

    • Ban Mai says:

      Xin có ý kiến với bác Trực Ngôn như ri.

      “Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản”.(Trích chúc thư)

      Chúc thư đúng là lời tiên tri: “…sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản”! Như vậy, khi tuẫn tiết đã rõ ràng là chính trị gia (ctg) Nguyễn Tường Tam chỉ lo cho vận mệnh dân tộc trước họa CS! Vì thế không thể buộc tội ông!

      Cái chết là sự hy sinh lớn nhất của một người, dùng nó để cảnh báo, nhưng rất tiếc là chế độ của Tổng Thống NĐD không thức tỉnh! Vì thế ảnh hưởng của cái chết tự nó biến thành sự góp sức làm sụp đổ Đệ nhất Cộng Hòa! Cho nên nếu buộc tội ctg NTT thì tại sao không buộc tội về sự ngoan cố của chế độ đã đem “xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia”?

      Nếu muốn lên án thì trước tiên là các chính khứa thời Đệ nhị CH phải chịu trách nhiệm!

      • thíchđũthứ says:

        Đối lập là đối lâp,không phãi tìm cách đão chanh một chính quyền dân sụ cũa một nền công hoá sơ khai. Mỹ cũng có đối lập,nhưng không phả đối đầu .”cách đầu” kẽ cầm vận mệnh QG và đang chống kẻ thù chung là CS. Gia đình trị mà người ta làm được viêc không tốt sao ? Công giáo mà người ta lo cho dân cho nước không tốt sao ?Vã lai NTT làm đảo chánh ,chống N ĐD vão thời điểm đó ,chưa ai nói tới ,tuyên truyền bóp méo chế độ NDD là ga đình tri đôc tài áp bức,chĩ tơi khi PGCS nổi lên ,CIA lợi dụng thì những gì gán cho chế độ NDD được tán ra,được làm lớn lên ,đươc phóng đại cho mục đích của CS và CIA và bọn trí thức xôi thịt .*Chú ý: NTT “ăn theo” nhóm đão chánh xôi thịt gồm co trí thưc kỳ thị Nam Bắc, cs.,thân Pháp,đãng phái bon chen ..trước vụ PGCS và CIA 3 năm trươc (60). Đói lập đã có QH ,Hiến Pháp,có cần thiết phải lật đổ một chế đọ QG chống Công đễ lập nên QG chông Công theo ý mình không ?). Và thử hỏi có lãnh đạo QG nào
        không xữ những người chống lại chính quyên của mình ? (chơ không phải “xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia”?Tất cã là ai ? Bọn chống mình bầng quân sự, bọn mưón giết mình mà gọi là “dối lập ” ư ? Xư nhưng phần tữ gây xáo trộn QG ,gây khó khân cho viêc giữ nước khỏi tay cs đâu có gì sai ? (thầng viết câu chung chung trên này không là CS chớ còn ai ? vì bao giơ chuyên gi chúng nói và viết chung đều làm cã , Nhìn vncs bây giờ thì biêt,cai nhóm NTT /cararvel đó sẻ ra sao dưới chế đô CS?.
        Nếu muốn lên án thì lên án trươc tiên là chế độ đã quá “khoan dung ” với các phần tữ “loạn quân ,loạn tri thức,loạn đãng…” cúa thời Đệ nhất CH (so vơi chính quyền chống cộng hữu hiệu Q D Đ /Đài Loan. )
        Kết luân là NTTam tự tữ trong vụ PGCS và CIA cau kêt nhau lật đỗ chế độ N Đ D vì muc đich của CSHà nội và cua Mỹ gây nên cai chết cho cụ Ngô yêu nước và bây giờ thì hậu quả là mât nước. NTT “tư tữ” là PG,CS và CIA tạo điều kiện đễ không phãi đối mật với các đông chi bạn bè trong khi gặp nhau tại tòa.(vụ NCT 1960) Cái chêt cũng góp suc vào mục đích “ha chính quyền hợp phap NDD” của kẻ thù (CS) và “bạn” (CIA).
        Lịch sữ sẻ phán xét công tội một cach công minh.,nhất la khi vn (có thể) bi Bâc thuôc hay bi xóa tên ….(nếu không lật dỗ chế đô cs mà cứ ngồii đó tự chữi mình !).

        AdiĐàPhật !

        (tđt)

      • Bút Thép VN says:

        Một ý kiến đáng suy nghĩ!

        Suy nghĩ và nhận định của ông thíchđủthứ thật sáng suốt, phân minh.

        Đối lập là phản kháng ôn hoà trong xây dựng, không có nghĩa là đối đầu, hay quyết tâm đạp đổ như Nguyễn Tường Tam, lật đổ chính quyền thất bại uống thuốc độc quyên sinh.

        Cách này gọi là quyết tâm sống mái, anh chết thì tôi sống, ngược lại không giết anh được thì tôi phải chết (tự kết liễu)!

      • Trực Ngôn says:

        Xin thưa với Ban Mai!

        Viết hay nói thì hay, nhưng hãy nhìn việc họ làm! Nếu nói “chúc thư” của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là lời tiên tri, thì chính ông ta đã góp phần làm cho đất nước mất về tay CS.

        Ông Ngô Đình Nhu cũng từng nói trong ” Chính Đề Việt Nam ” rằng, (đại khái) nếu chế độ này bị sụp thì chỉ một giáp sau (tức 12 năm) miền Nam sẽ rơi vào tay cộng sản!

        Như vậy để thấy, Nguyễn Tường Tam chỉ nói bâng quơ (khi tự vẫn) để chạy tội tạo loạn, lật đổ chính phủ. Còn khẳng định của ông Ngô Đình Nhu mới là lời tiên tri, tiên đoán trúng phóc, vì 1963 ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị sát hại thì 12 năm sau, 1975 VNCH lọt vào tay CSVN!

        Ok, những gì bạn Noileo đã chia sẻ với ông LMC, cũng như tôi đã trình bày trên đây với Bạn và với bạn đọc Huong Nguyen, mong Bạn hãy đọc lại, suy nghĩ rồi muốn lên án các chính khứa thời Đệ Nhất hay Đệ nhị CH cũng chưa muộn!

        Với tôi thì, cái chết của NguyễnTường Tam và cái chết (bị thiêu) của HT Thích Quảng Đức là một đóng góp to lớn cho sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hoà 1963, đưa đến ngày 30/04/1975, mà kẻ thủ lợi chính là tập đoàn CSVN, là tay sai TQ, là lũ hán gian bán nước hại dân!

  8. Haile says:

    Nhất-Linh tự chết vào thời-kỳ đó, không đúng lúc, nên sự hy-sinh của Ông chả những không mang lại một mãy-may sinh-lực “Dân-chủ” nào cho Đổng-bào Nam Việt-Nam ! Còn tạo ra ấn-tượng làm xúc-tác tư-tưởng quần-chúng chống Chính-quyền lãng-nhách !

  9. Thanh Sơn says:

    Kỷ niệm 50 năm ngày “tự vẫn” của nhà văn Nhất Linh làm cho nhiều người thương tiếc lẫn hoài nghi.

    Nhưng kỷ 50 năm ngày “uống thuốc độc quyên sinh” của một người làm chính trị như ông Nguyễn Tường Tam, âm mưu lật đổ chính quyền bị thất bại, bị giam lỏng chờ ngày ra toà, mà uống thuốc độc quyên sinh với bút thư: ““Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” thì chỉ là kẻ trốn tránh sự thật, vẫy đổ trách nhiệm!

    Nguyễn Tường Tâm đã từng viết bài trên ĐCV, vu khống ông Diệm có ý đồ cho máy bay bỏ bom thủ tiêu tầu chở những người đối lập ra đảo Phú Quốc, đã bị đọc giả phanh phui, vuốt mặt không kịp!

    Ngày nay đã khác hẳn 50 năm trước rồi. Những gì xảy ra cách nay 50 năm bị mây phù che phủ, người ta khó nhìn ra sự thật, nhưng nay đã lộ ra thanh thiên bạch nhật!

    Gia đình ông Nguyễn Tường Tam nên tổ chức giỗ kị nhà văn Nhất Linh trong phạm vi gia đình thì tốt hơn, đừng nên khơi lại đống tro tàn chỉ tổ cho VC lạm dụng tuyên truyền.

    Nếu linh hồn ông Nhất Linh có linh thiêng thì hãy phù hộ cho nhân dân VN mau sớm thoát khỏi ách CSVN, nếu không thì đất Việt sẽ bị lọt vào tay TQ không xa nữa đâu!

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Đọc rồi thấy rõ,
    NGÀY XƯA HƠN NGÀY NAY XA !

    Xưa có (thể) tự do hơn hẳn giờ ?
    Hay dân chúng can đảm hơn ?
    Hay trí thức hơn nay xa ?

    Thời thực dân, dân ta còn kém giờ, nhưng dám tỏ lộ cảm tình nồng nhiệt với các nhà ái quốc.
    Điển hình như trong đám táng cụ Phan Sào Nam là đủ biết rõ đá vàng ra sao ?
    Ảnh hưởng rất lớn đến học sinh cả ba miền Nam Bắc, và những kẻ lỡ tham gia truy điệu hay bày tỏ cảm tình trước cái chết của nhà chí sĩ là bị bọn mất tjhám Tây truy tìm và trị tội tới bến luôn. Rất nhiều kẻ bị đuổi học, bị tù đày lãng xẹc. Xem truyện dài TUẤN, CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT của Nguyễn Vỹ sẽ rõ một số chi tiết.

    Độc tài đã làm cho dân bị tê liệt mọi phản kháng !
    Bởi bưng bít thông tin ! Sự thật che dấu bởi tuyên truyền tinh vi và có hệ thống !

    Cũng may nhờ có cách mạng thông tin làm trài đất bé dần lại và không gian trở nên phẳng hơn, giúp cho người người nhìn về quá khứ thật rõ ràng hơn xưa. Mọi giá trị cũ đang được thẩm định lại, để trả lại sự thật cho lịch sử.

    Hy vọng dân ta trong ngoài sẽ vùng lên đòi hỏi tự do dân chủ đích thực cho quê mẹ Việt Nam.
    Quá khứ u buồn cũ sẽ coi là tiền kiếp, xiết chặt tay nhau xây dựng ngôi nhà dân chủ mới cho VN

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng