WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tưởng niệm 50 năm ngày mất của Nhất Linh

Nhất Linh

Nhất Linh

Trùng với ngày giỗ 50 năm ngày Nhất Linh tự hủy mình cho tự do và dân chủ, do gia đình Nguyễn Tường tổ chức tại Nam California, là lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn (7/1933) trong đó Tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ và một nhóm văn nghệ sĩ tại Nam California, Hoa Kỳ sẽ tổ chức hai ngày triển lãm và hội thảo về hai tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay và về Tự Lực Văn Đoàn. (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168158&zoneid=3#.UdJ7t8HTnIV)

Chương trình lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn sẽ diễn ra trong hai ngày, 6 và 7 Tháng Bảy năm 2013, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster CA 92683. Trong hai phần triển lãm và thuyết trình có khá nhiều nội dung chưa từng được phát hiện. Trong phần triển lãm có khá nhiều tư liệu lý thú và quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa, văn học và xã hội Việt Nam từ thập niên 1930 tới nay như:  1-Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam của Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Thẩm Oánh,… đã được đăng trên báo Ngày Nay vào cuối thập niên 1930; 2. Chân dung các thành viên của TLVÐ (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu) và các cộng tác viên nổi tiếng của PH và NN (Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu, Vi Huyền Ðắc, Nguyễn Gia Trí, Trọng Lang, Nguyễn Cát Tường, Phạm Cao Cũng, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Bùi Hiển, Huy Cận, Thanh Tịnh v.v…). 3. Họa phẩm của các họa sĩ từng làm việc với hai tuần báo PH và NN và TLVÐ: Nhất Linh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Bình Lộc, v.v… Các thủ bút, hình ảnh và tài liệu liên quan đến nhóm TLVÐ và PH và NN. 4- Y phục phụ nữ cải cách trên hai tuần báo PH và NN do họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường vẽ kiểu. 5- Các mẫu nhà Ánh Sáng mà nhóm PH và NN đề xướng để cải thiện cuộc sống của dân nghèo.

Trong phần thuyết trình các đề tài lý thú cũng được các học giả và văn nghệ sĩ có thẩm quyền trình bày như về âm nhạc: nhạc sĩ Lê Văn Khoa sẽ trình bày có minh họa bởi các ca sĩ đề tài “Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam trên báo Ngày Nay”; về y  phục phụ nữ có nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiền, thứ nam của họa sĩ Le Mur, với minh họa bằng slide show sẽ trình bày đề tài “Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và vấn đề cải cách Y phục Phụ nữ “; Về kịch có nhà văn Phạm Thảo Nguyên, dâu của nhà văn Thế Lữ, với minh họa bằng một đoạn kịch ngắn sẽ trình bày đề tài “Sự hình thành của phong trào kịch mới Việt Nam, những đóng góp của TLVÐ và từng thành viên”; ngoài ra bà cũng trình bày đề tài độc giả chưa ai biết là “Câu chuyện về TLVÐ và những điều chưa nói.”; đề tài “Sự sáng tạo mỹ thuật trong việc trình bày, vẽ bìa, hí họa, minh họa của báo PH NN” sẽ được trình bày bởi họa sĩ Ann Phong (có slide show minh họa hình ảnh); đề tài “Phong trào Nhà Ánh Sáng, một hoạt động xã hội của PH và NN” sẽ được trình bày bởi Giáo sư Đại học kiêm nhà báo Ðỗ Quý Toàn. Trong số các nhà văn trình bày về phần đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn,  có hai diễn giả đặc biệt là Giáo sư Kawaguchi Kenichi, người Nhật chính gốc, giáo sư Danh dự Ðại Học Ngoại Ngữ Tokyo, Nhật Bản sẽ trình bày đề tài ” Tự Lực Văn Ðoàn và Văn Học Cận Ðại Việt Nam”; và Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, giáo sư Ðại Học Victoria, Melbourne, Australia với đề tài “Ðánh giá lại Tự Lực Văn Ðoàn”.

Nhất Linh, qua những đóng góp lớn lao cho đất nước của một văn đoàn mà ông là chủ soái, Tự Lực Văn Đoàn, như chương trình kỷ niệm 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn ở trên vừa mô tả,  được nhiều người nhìn nhận ông là một nhà văn, một nghệ sĩ, một con người lãng mạn và đồng thời là một con người cách mạng. Với bản chất lãng mạn và cách mạng, nhiều người nhận định Nhất Linh không phải và không thể là một con người chính trị. Nhưng cách nay 50 năm, ông đã dùng cái chết của ông cho một mục tiêu chính trị cao đẹp: Tự do và dân chủ.

Ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963, cương quyết phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã uống thuốc độc quyên sinh tại Sài gòn. Ông đã để lại chúc thư nổi tiếng được các hãng thông tấn ngoại quốc truyền đi khắp thế giới sau đây:

Nhat_Linh_4_0

Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” Dưới đây là thủ bút của văn hào Nhất Linh ghi lại trong hai bản di chúc đề phòng mật vụ của chính quyền nếu tịch thu được một bản thì vẫn còn bản thứ hai.

Dưới đây là những lời ai điếu và hình chụp đám tang văn hào Nhất Linh. Mặc dù chế độ Miền Nam lúc đó bị cho là độc tài nhưng qua hình ảnh hàng ngàn quần chúng được tham dự đông đảo đám tang của nhà đối lập hàng đầu, Nhất Linh, người đọc sẽ thấy chế độ miền Nam lúc đó còn tự do gấp vạn lần chế độ Cộng Sản ngày nay.

 

Đám tang Nhất Linh

Đám tang Nhất Linh

Bản di chúc chính trị của văn hào Nhất Linh đã dự báo đúng sự cưỡng đoạt miền Nam của cộng sản 12 năm sau đó. Và ngày nay bản di chúc chính trị đó cũng là dự báo tình hình có thể sẽ bị mất nước nếu nhà cầm quyền tiếp tục trấn áp và bắt giữ những người yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Quốc.

Đám tang văn hào Nhất Linh diễn ra tại Sài gòn vào sáng Thứ Bẩy, ngày 13 /7/1963 và lễ truy điệu ông diễn ra bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, tại sân vận động Tao Đàn Sài gòn.

nhatlinh2

Những bức ảnh trong bài này được chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Mạnh Đan và cũng là những bức ảnh trải qua những năm tháng trôi nổi như cuộc đời của văn hào Nhất Linh. Sau 30/4/75, để thoát khỏi chính sách của cộng sản truy lùng tiêu hủy toàn bộ sách báo của người Miền Nam, người con dâu của ông Nhất Linh đã phải chôn dấu bộ ảnh dưới làng quê Thủ Đức của bà. Sau đó bà đã cẩn thận lén photocopy làm nhiều bản để trao cho nhiều thân nhân, bạn bè cùng cất giữ.

Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái, ngẩng đầu lên sấm sét vẫn chưa nguôi; việc văn chương một tấc để ngàn thu, ngoảnh mặt lại đá vàng sao khỏi thẹn.  (Trích bài truy điệu Nhất Linh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương) (1)

Mặc dù có sự ngăn cản mạnh mẽ của công an, mật vụ, đám tang của Nhất Linh cũng vẫn có cả ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức cùng đồng bào tham dự.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm, người bạn thân và cũng là bác sĩ riêng của Nhất Linh đã thuật, “Ở đây tôi cũng cần nói là trong suốt thời gian linh cữu của anh Nhất Linh quàn tại nhà xác, có ít ra hàng chục công an, mật vụ ngày đêm túc trực để theo dõi từng người tới viếng. Có khi họ còn hỏi thẻ kiểm tra, tra khảo lý lịch, đe doạ dẫn vào bót nữa, nhất là đối với các thanh niên, học sinh, sinh viên. Giới này được chính quyền để ý nhiều hơn hết hôm thứ bảy 13-7-1963, ngày đưa đám Nhất Linh.

Trên các ngả đường đưa tới bệnh viện Grall đều có rất nhiều cảnh binh, công an canh gác, chặn đường không cho vào bệnh viện, hoặc xua đuổi những ai lảng vảng gần đây.

Gia đình anh xin phép đưa vào buổi sáng chủ nhật, nhưng chính quyền một mực từ chối, cái đó dễ hiểu, vì họ sợ đưa đám ngày nghỉ, thiên hạ sẽ đi dự rất đông.

Xin phép đưa chiều thứ bảy, họ cũng từ chối nốt, vì chiều thứ bảy, cũng là ngày nghỉ của các công sở. Họ chỉ ưng thuận, hoặc sáng thứ bảy, đúng 8 giờ rưỡi, hoặc sáng thứ hai. Đành phải bằng lòng sáng thứ bảy vậy.

Đám tang thật là đơn giản, nhưng vô cùng ảm đạm, trang nghiêm. Khi khởi hành từ bệnh viện Grall, số người tham dự còn thưa thớt, nhưng dần dần mỗi lúc một đông. Phần nhiều là thanh niên, học sinh, sinh viên, giới trí thức. Có rất đông phóng viên, ký giả ngoại quốc, nam có, nữ có, có mặt trong đám táng để chụp ảnh hoặc để quay phim. Họ chịu khó biên chép tất cả những câu viết trên các đối trướng rồi nhờ người dịch sang tiếng Anh. Họ lại còn ghi âm tất cả những lời khóc than kể lể của chị Nhất Linh.

Như vậy đủ rõ cái chết của văn hào Nhất Linh đã gây một tiếng vang lớn, không riêng gì ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới nữa.” (2)

Gia quyến đang cùng đồng bào đi sau linh cửu nhà văn Nhất Linh. Người đàn ông đứng thứ nhất đội khăn tang là con trai ông Nhất Linh. Người thanh niên trẻ, gầy, đứng kế đó, đầu đội khăn tang , là người viết. Thiếu nữ đội khăn tang, đứng sau lưng người viết,cách một người đàn ông, là ca sĩ Từ Dung, vợ cũ của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Cạnh Từ Dung là một thiếu nữ khác cũng đội khăn tang, nhưng cạnh thiếu nữ đội khăn tang đó là một bà đầu quấn khăn tang lẫn với lọn tóc (chứ không đội khăn) là bà quả phụ nhà văn Hoàng Đạo.

Đám tang đang di chuyển trên con đường sau lưng bệnh viện Grall. Trên mui xe là băng kính viếng của các đồng chí cách mạng chống Pháp, chống Cộng của ông có nội dung: “Thương thay đối lập Quốc Gia, Mất cả tự do trong mấy lúc. Đối với thiêu thân Quảng Đức, Noi gương cảnh cáo giữa nghìn thu.” Người đàn ông mặc áo tang đi ngay sau xe tang là nhà văn Duy Lam, cháu gọi Nhất Linh bằng cậu ruột.

Vượt mọi sự ngăn cấm và dọa nạt của công an, mật vụ, đoàn người tham dự tự động tìm kiếm và chia nhau những băng tang. Nhiều giọt nước mắt đã nhỏ xuống thương tiếc cho một văn hào đã có  nhiều công lao đóng góp cho văn hoá dân tộc. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm tường thuật, “Tại chùa Xá Lợi, ngoài một số đông đồng bào đã túc trực từ sáng sớm – trong đó dĩ nhiên có cả công an, mật vụ của Nhu – Diệm – còn có khoảng 200 tăng ni có mặt để cầu siêu cho Nhất Linh.

Giữa cảnh khói hương nghi ngút, chùa Xá Lợi cất lên ba hồi chuông trống, rồi thì những tiếng tụng niệm vang lên. Trong khi ấy, ở trước cửa chùa có nhiều thanh niên, sinh viên phát băng tang cho mọi người, kể cả người của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Lễ cầu siêu cử hành không đầy 15 phút như đã ấn định từ trước, rồi đoàn xe tang từ từ chuyển bánh” (3)

Không báo chí, đài phát thanh nào được loan báo lộ trình đám tang, nhưng dân chúng vẫn tìm hiểu biết trước và đứng chờ đông đảo trước chùa Xá Lợi. Ở phía xa là xe tang đang chạy tới. Ngay trước ngôi bảo tháp của chùa Xá Lợi, đứng dưới đường trước đám đông, quay lưng lại, là một nhân viên cảnh sát đang canh chừng địa điểm làm lễ tang.

Các phóng viên quốc tế chen lẫn trong đám đông đưa tiễn Nhất Linh. Trước giờ hạ huyệt, nhà văn Nhật Tiến, thuộc thành phần văn nghệ sĩ trí thức trẻ, Linh Mục Thanh Lãng, đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và Bác Sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, đại diện chính giới đã đọc những bài điếu văn tiễn biệt văn hào Nhất Linh với những lời lẽ bi ai, thống thiết, đầy thương cảm, nhưng cũng thật hào hùng.

Bốn (?) tháng sau ngày cách mạng 1/11/1963, lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, các đoàn thể và nhân dân đã tự động làm lễ truy điệu văn hào Nhất Linh tại sân vận động Tao Đàn (lúc đó chưa có sân vận động Thống Nhất).

Sau lưng vị cao tăng là biểu ngữ của học sinh hai trường trung học dậy theo chương trình Pháp nổi tiếng tại Sài gòn: trường  nam sinh Jean Jacques Rousseau (nay là trường Lê Quí Đôn) và trường nữ Marie Curie.

Linh Mục Thanh Lãng đại diện Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đọc diễn văn. Sau lưng linh mục là biểu ngữ của Việt Nam Quốc Dân Đảng Đệ Nhị Khu.

Nhiều hình ảnh   cho thấy lòng thương mến Nhất Linh của hàng ngàn học sinh các trường trung học Saigon, Chợ Lớn, Gia Định tham dự lễ truy điệu dương cao các biểu ngữ ca ngợi ông như: “Nguyễn Tường Tam Bất Diệt”; “Thương Nhớ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”…

Những nữ sinh thơ ngây đang dõi mắt sầu xa vắng như thương nhớ một hình bóng thân thuộc vừa mới ra đi: Nhất Linh!

Những cặp mắt đăm chiêu, những gương mặt u sầu-Nhất Linh không còn nữa- nhưng dường như ông còn sống mãi trong lòng dân tộc.

“Phải nhiều đời mới có một Nhất Linh thành lập nổi một văn đoàn Tự lực, nuôi sống – về tinh thần – được hai tờ Phong hoá, Ngày nay”. (Nguyễn Mạnh Côn, tác giả cuốn “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”.(4)

———————————————– 

Tham khảo:

(1)   Văn. số 156, ngày 15 tháng 6 năm 1970-talawas 9-6-2008
(2); (3); (4): Chân dung Nhất Linh. Tập hồi ký của Bùi Khánh Đản, Nguyễn Hữu Phiếm, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tường Thiết, Thế Uyên, Tường Hùng và Tuyết Hương. Do tập san Văn xuất bản xuất bản ngày 25-6-1966- talawas 5-6-2008

 

 

77 Phản hồi cho “Tưởng niệm 50 năm ngày mất của Nhất Linh”

  1. Builan says:

    BÀI HỌC “TƯỞNG NIỆM”
    Đóng góp với NTT – Có thêm tài liệu cho những lần TN sau nầy QUÀNH TRÁNG hơn !!!
    Như là một nén hương tạ tôi cùng NL

    “Cựu Đại Tá Lê Nguyên Phu người giữ vai trò công tố vụ án nổi loạn của một đám quân nhân ngày 11 tháng 11 năm 1960 trong cuốn sách Trong Bóng Tối Lịch Sử (2008, Montreal) có viết vài trang về sự can dự của Nhất Linh. Theo ông Lê Nguyên Phu thì Nhất Linh bị truy tố vì ra lệnh cho thuộc hạ chăng biểu ngữ và rải truyền đơn trước dinh Độc Lập. Những người trong phe nhóm của Nhất Linh đều khai báo rằng chính Nhất Linh đã ra lệnh cho đàn em làm công việc chăng biểu ngữ và rải truyền đơn. Nhưng trong cả hai lần khai báo ở phòng Dự Thẩm thì Nhất Linh đều một mực từ chối đã không ra lệnh cho thuộc hạ làm như vậy. Một sự việc đặc biệt cần lưu ý là tại phòng dự thẩm Nhất Linh đã nhiều lần khẩn khoản nài nỉ ông Lê Nguyên Phu xin không phải đối chất với đàn em tại pháp đình trước nhiều đại diện ngoại giao và một lực lượng truyền thông hùng hậu tham dự. Do vậy tiến trình của phiên xử đã không có tiết mục đối chất giữa Nhất Linh và các thuộc hạ. Nhưng nếu luật sư của các thuộc hạ này xin toà cho đối chất với Nhất Linh thì vị chánh án sẽ không thể từ chối.

    Tại sao Nhất Linh lại sợ hãi không dám đối chất với đàn em trước toà. Đối chất về việc có hay không Nhất Linh ra lệnh cho đàn em chăng biểu ngữ và rải truyền đơn trước dinh Độc Lập chắc chắn không phải là một nguyên cớ đã đẩy Nhất Linh vào một quyết định phải chết để trốn tránh những búa rìu của công luận. Lợi dụng tiếng súng của bọn phản loạn rải mấy cái truyền đơn, chăng vài cái biểu ngữ gặp ông tòa dễ tính thì chắc cũng được tha bổng với lời khuyên lần sau nhớ đi xem “ngày lành tháng tốt” trước khi hành động! Vậy sự việc gì mà Nhất Linh sợ hãi không dám đối mặt và đối chất với đàn em trước ba toà quan lớn.

    Một sự thật rất ít người biết là gần như suốt cả thời Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam thì mỗi tháng Nhất Linh đều nhận được một số tiền mười ngàn đồng bạc từ văn phòng Nghiên Cứu Chánh Trị do bác sĩ Trần Kim Tuyến điều hành. Số tiền này được cấp phát cho Nhất Linh để tổ chức một lực lượng đối lập cuội che mắt Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu. Lực lượng đối lập này đồng thời cũng được giao cho một căn nhà ở cuối đường Phan Thanh Giản gần cầu ra xa lộ để làm trụ sở. Nhất Linh “lãnh lương” mỗi tháng và có một cuộc sống khá phong lưu. Bọn đàn em không được chia chác nên nội bộ trở nên bất hoà. Do vậy những người này đã đồng lòng khai báo sự thật khi được hỏi cung. Một trong số những người này khi bị giam ở khám lớn Chí Hòa đã viết thư về cho gia đình kể rõ sự tình khúc nôi. Nhất Linh có một cuộc sống cá nhân nhàn nhã nhờ tiền “trợ cấp” của văn phòng Nghiên Cứu Chánh Trị, trong khi gia đình Nhất Linh chẳng giầu có gì, bà vợ chỉ buôn bán cau khô tiền tặn sống chật vật qua ngày mà thôi.

    Nhất Linh sợ hãi khi phải đối chất với bọn đàn em không phải vì vài cái biểu ngữ hay mấy tờ truyền đơn mà vì những đồng tiền từ chính quyền đương thời. Còn gì là mặt mũi với đàn em thuộc hạ, còn gì là tình nghĩa với những người đã nể nang trân trọng gia ân cho mình, còn gì là tiếng tăm trong thế giới văn chương thơ phú và nhất là có còn dám bước ra ngoài đường nhìn mặt đồng bào không? Nhục nhã và nhơ nhớp quá. Do vậy chỉ có chết là hết chuyện mà lại còn được vinh danh là anh hùng vì dân vì nước chống “độc tài”, chống “đàn áp tôn giáo”, chống ‘gia đình trị”.

    Sự thật dù trong bất cứ hoàn cảnh và trường hợp nào cũng phải được đề cao và tôn trọng mặc dù đôi khi đó là những sự thật đắng cay phũ phàng.

    Phạm Hải

    • NON NGÀN says:

      CÔNG HAY TỘI

      Làm người đứng đắn trên đời
      Luận công hay tội rạch ròi mới nên
      Đầu tiên phải nói Nhất Linh
      Văn Đoàn Tự Lực là người sáng nên
      Đó là ngọn đuốt soi đường
      Cho toàn dân tộc giữa thời âm u
      Văn chương ngọn đuốt giữa đời
      Đó là binh khí ngàn quân không bằng
      Lòng người nào khác ánh trăng
      Soi đường dẫn lối cho đời đêm khuya
      Rồi làm Bộ trưởng một thời
      Cũng đem danh tính cho đời một phen
      Nhưng rồi sấm dậy đất bằng
      Con đường lịch sử thẳng băng bao giờ
      Tới khi Tổng Thống độc tài
      Một Ngô Đình Diệm khiến đời phân vân
      Nhất Linh lại quyết một phen
      Một mình đội đá mà toan vá trời
      Muốn làm cột trụ chống trời
      Trong khi ngơ ngẩn mọi người Miền Nam
      Đúng sai chưa chắc rõ ràng
      Nếu Linh mà đúng quả là Diệm sai
      Còn như Diệm phải độc tài
      Chỉ lòng vì nước thì ai dại gì
      Nên chi phải nghĩ phải suy
      Để xem ai đúng ai là người sai
      Việc đời đâu thể cầu toàn
      Người đời ai dám cầu toàn được đâu
      Bởi đời nhiều nỗi bể dâu
      Con song nước chảy vẫn hầu khúc quanh
      Nên thôi chỉ bọn ma lanh
      Chưởi người theo cách lanh chanh ở đời
      Diệm Nhu nay cũng qua rồi
      Cụ Hồ nay cũng một thời rồi qua
      Cờ Vàng Cờ Đỏ phôi pha
      Mai này rồi chỉ một nhà Việt Nam
      Chỉ còn con cháu Lạc Hồng
      Qua cơn bĩ cực tới tuồng thái lai
      Nghĩa tình vàng đá đâu phai
      Sử xanh luôn nhớ mọi người chính chuyên
      Cho dầu cãi vã huyên thuyên
      Chẳng qua một bọn thuyền quyên vậy mà
      Nghĩ gần đâu có nghĩ xa
      Nghĩ mình là chính khó mà Nước Non
      Cho nên cũng chỉ nguồn cơn
      Tổ tiên nhìn lại thoáng buồn vậy thôi !

      ĐẠI NGÀN
      (18/7/13)

  2. Choi Song Djong says:

    Tập làm người lớn đi Sơn,chứ ở trạng thái con nít mãi như dzầy coi sao đặng ? cứ viết bậy viết bạ rồi cắt dán xả rác tùm lum tà la.Đừng đọc sách hiếm nữa vì nó có hại và đầu độc trẻ em, Sơn biết tại sao chúng được kêu là “sách hiếm” không,vì hiếm có sách nào khốn nạn như thế.Chúc Sơn mau ăn chóng lớn,biết ngoan và biết vâng lời.Thân mến

  3. Dao Cong Khai says:

    Tôi muốn bàn tới khía cạnh chính trị của sự kiện. Vì người ta liên quan sự kiện của Nhất Linh tới Thích Quảng Đức. Tôi chi? tiếc cho Nhất Linh, ông ta là người QG thật sự nhưng ông ta đã hành động sai lầm, điều đó có liên quan đến việc VNCH mất nước sau này. Còn ngược lại, bởi vì nhiều người liên quan Nhất Linh tới Thích Quảng Đức, tôi thấy hành động của Thích Quảng Đức sặc mùi chính trị và đầy bí ẩn. Không ai chứng minh rõ ràng Thích Quảng Đức là người QG…! Chỉ thấy ngày nay VC đang ca ngợi Thích Quảng Đức.

    Mấy ông “Cách Mạng” giành nắm chính quyền rồi đầu hàng VC, rồi lại đổ lỗi cho TT Diệm hành động sai lầm để mấy ông lên nắm chính quyền làm mất nước. Tôi chẳng hiểu mấy ông biện hộ cái gì cho cá nhân mình khi đám Hoàng Cơ Thuỵ, Vũ Hồng Khanh… sau năm 63 chẳng giúp gì được cho dân nước cả, mà chỉ biết khoanh tay để cho Mỹ xen vào nội bộ VNCH, làm cho dân miền Nam điêu linh hơn vì chiến tranh. Nguyễn Chánh Thi còn muốn xưng vương ở miền Trung, chia cắt VNCH ra làm 2 mảnh nữa chứ! Mặt chuột của bọn đó sau này đã lộ ra hết. Đúng, Đệ I Cộng Hoà đã sai lầm vì đã để những tướng lãnh gốc lính khố xanh của Pháp đó nắm giữ những chức vụ quan trọng của đất nước. Mấy ông PG quậy cho đã rồi bây giờ còn đổ thừa là Đệ I Cộng Hoà xụp đổ là do quân đội VNCH chứ không phải do các ông. Còn sự im miệng và lẩn tránh người tị nạn của đám Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Đính, Kim, Xuân, Khiêm… đã chứng minh tội lỗi của họ đối với QG, dân tộc. Nếu TT Diệm và TT Thiệu cộng lại làm việc cùng một lúc thì VNCH mới có thể khá hơn.

    Cuối cùng VNCH cũng chỉ còn nhờ vả vào quân đội, và bắt buộc chỉ có chế độ quân phiệt mới duy trì nổi an ninh đất nước. Nếu Nhất Linh sống tới 75 để nhìn những người ủng hộ mình lộ mặt nạ toàn là VC thì ông ta sẽ biết hối hận. “Đời tôi chỉ để lịch sử phê phán”.

    • Builan says:

      Tôi đồng tình với bac ĐCK
      “.. Nếu Nhất Linh sống tới 75 để nhìn…..”

      Sách có chữ – hay là “Tử viết” , hay là kinh nghiệm cuả người xưa ..
      “Đa thọ đa nhục” !

      Giá như nhà văn quá cố NHẤT LINH còn sống đến 1975 thì sao nhĩ ???
      _Trên và trước hết là N T Tâm không viết bài nầy !
      Còn những gì nữa thì xin nhường cho ông CHAU cuả nhà văn cùng quý vị thức giả !

      Phần tôi, tôi trôm nghĩ: ông không rục xương trong tù CS thì ít ra ông cũng “thấm miếng đòn thù” nếm đủ mùi như tôi ! khakhakha

      _Tôi mừng cho ông ! Ông khôn thật đấy nhé !
      Nếu không thì NHỤC biết bao nhiêu là NHỤC !
      Nghiã là “đa tho đa nhục” ! Phaỉ vậy không ông cháu NTT ?

      Tương tự như vậy, kià nhìn caí gương TTQ !
      Giá như ngày ấy ông Tướng Loan ĐẠP thằng giả xuống biển thì không chừng – Hôm nay CS chúng sẽ dưng dậy làm lễ TƯỞNG NIỆM cùng với Thích Quang ĐỨC & NL !! chư đâu có bị khớp mỏ- câm như hến thế nầy hỡi trời ?

      Cũng tương tự hay gần gần như vậy. Ông CAI ĐẺ cũng chết như tướng Nguyễn B hay Nguyễn CT.. thì caí tên cha sinh mẹ đẻ sẽ còn lưu danh chứ đâu phaĩ làm con chi chi cho lũ lâu la CS hậu duệ chúng ĐÌ thành tên CAI ĐẺ ! thỉnh thoảng chúng cò dựng dậy chóp hình tuyên dương ! ??? thật là ác ôn côn đồ công phĩ !!!

      THÔI ! Viết nhiều dễ gây bức xúc – Dễ buồn lòng nhau – dù đó là sự thật không thể nào chối cai ai ai cũng biết !

      Anh nào còn cố tình hoỉ : 38 năm mấy ông CỜ VÀNG – VNCH làm được những gỉ ? Thì xin mời tạm đọc và nhận ở dây như là mỗt câu trả lời rất là khiêm cung và tử tế .

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Tôi lây làm tiếc là anh có quá nhiều ĐỊNH KIẾN khó thay đổi, mặc dù lúc này anh đã bớt bênh vực chế độ Diệm thời đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam, cũng như thấy được cái tệ hại của độc tài quân phiệt.
      Nhưng anh chưa nhận chân ra cái TAI HẠI của độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt đã tạo CƠ HỘI quá tốt để cho ngoại bang là Mỹ và bọn CS lũng đoạn chính trường miền Nam, qua sự THỦ TIÊU MỌI CHÍNH QUYỀN DÂN SỰ, tức hoạt động của các đảng phái khác, đôi lập hay không, để thâu tóm quyền lực về tay mình.

      Tôi đã nói rõ độc tài dưới mọi hình thức là BAD GUYS (KẺ XẤU), cho nên mình phải đả phá tới cùng, không nên biện hộ lăng nhăng là do tình thế ta phải dung túng hay ủng hộ thằng bad guy này để trị thằng bad guy khác ! Cũng như so sánh những thằng đứng bét lớp mà rằng, VNCH dù sao cũng còn hơn CS gấp bội. Anh đứng gần chót lớp đi so với thằng cầm đèn đỏ là không khá được. Anh phải có ý chí tiến thủ đứng đàu lớp hay ít ra trong hàng ngũ top 20, 10 hay 5 !

      Điều tệ hại nhất là sự NGỘ NHẬN về sự cần thiết của dân chủ, tự do, đa nguyên. Các anh cổ võ dân chủ tự do, nhưng trong bụng lại không tin vào các giá tri đó. Các anh khi biện hộ bênh vực cho độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt là vô tình chửi cha các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, đa nguyên mà nay đã trở nên ngày một phổ quát (universal).
      Tương tự, các anh chê Mỹ quá tự do dân chủ nên để bọn cực đoan, như CS và tôn giáo như Hồi giáo lộng hành. Các anh có biết rằng nhờ dân chủ tự do thật sự nên Mỹ nói riêng và thế giới tư bản nói chung đã biết tự sửa chữa lại chính mình, thăng tiến và đánh bại đám CS giáo điều, duy ý chí đến cứng nhắc chăng ! Chính bọn CS còn sót lại như ở Tàu, Ta, Cuba, Bắc Hàn cũng phải tự lột xác đấy. Còn bọn độc tài quân phiệt ở Taiwan, Nam Hàn và độc tài gọi là “sáng suốt” ở Nhật và Singapore cuối cùng cũng nhập cuộc vào dòng chính nhân loại (mainstream).
      Vâng tại sao ko thẳng tiến tới ngay dân chủ như nước Mỹ thời Washington, mà cứ chọn những con đường vòng như ở các nước khác, nào là quân chủ lập hiến …; hay đệ nhất hạng ở các nước chậm tiến, lại từ quân chủ chuyên chế hay thuộc địa sang độc tài dưới mọi dạng thức rồi mới hướng tới dân chủ tự do thật sự.
      Chúng ta cần phải tập ngay cái tập quán yêu dân chủ tự do từ suy nghĩ đến hành động và không chấp nhận ngoại lệ.

      Các đảng phái ở ta còn non trẻ, cũng như một đứa trẻ sinh ra èo uột, do thiếu tháng, sống trong gia đình nghèo hèn, ko biết nuôi con và không có đủ phương tiện để nuôi nó nên người, theo tôi mình có bổn phận phải chăm sóc nó kỹ hơn, tạo điều kiện cho nó sống tốt đẹp để nó nẩy nở bình thường để lớp kịp người ta.
      Đằng này các anh làm ngược lại, dưa theo mách bảo của bọn bad guys, các thế lực phản động quốc tế, cho nó ăn cháo lú, ăn tầm sàm ba láp … rồi lại dài miệng chê nó quá èo uột, quá kém cõi.

      Nói thiệt các anh chưa từng dấn thân hành động, chỉ là các con mọt sách, hay chỉ bắc nồi chõ nghe ngóng nơi này nơi kia rồi lên tiếng. Ngắn gọn cho ý kíên chỉ là một sự lập lại như con vẹt, không hế có TƯ KIẾN hay đưa ra bằng cớ cụ thể (hard proof) nào hết
      Các kinh nghiệm cá nhân của một anh chưa hề hoạt động hay nếu có chỉ là chuyện tham gia vớ vẩn một vài tổ chức chính trị và hoat động lơ tơ mơ cuối tuần … , hay tham dự một vài cuộc biểu tình chống Cộng ở hải ngoại an toàn, theo tôi ko giá trị.
      Các anh này chỉ biết ôm lây cái quá khứ ngày cũ, không dám nuôi mộng lớn. Vâng đã nuôi mộng mà còn bủn xỉn, chỉ mong giống như thời VNCH, trong khi biết rõ quá khứ không thể lập lại và thực chất nó còn nhiều khiếm khuyết, mang nặng tàn dư của thời phong kiến thực dân. Nói thẳng các anh chửi CS thì hăng, nhưng lại nương nhẹ tay với phía quốc gia. Có phải các anh đã mắc phải thói bè phái nên đã UNFAIR khi phê phán lịch sử chăng ? Hãy tự soi rọi lại chính bản thân để thấy rõ mình hơn.

      Cái khó là phải vượt qua chính mình, phải làm cách mạng bản thân thiệt kỹ, để tự giác ngộ cho chính mình thế nào là dân chủ tự do thật sự. Chuyện này không khó bởi chúng ta đang sống ở các nước tự do dân chủ nhất hạng hành tinh này. Chúng ta nhất quyết SAY NO với độc tài, cực đoan và nếu cần dùng bạo lực tiêu diệt các bad guys sau khi xác định rõ ràng căn cước của chúng. Đừng mơ hồ lẫn lộn giữa tốt xấu mà mang hoạ sau này đó nhé.

      Xin mở ngoặc đơn là chúng ta cần mạnh dạn bày tỏ thái độ chính trị chân chính, không bè phái. Có thế mới ngày một thăng tiến.

      Hy vọng các anh hiểu được điều tôi thực tâm trình bày nơi đây.

      Lão Ngoan Đồng

      TB:
      Anh chưa biết bao nhiêu về các đảng phải chính trị VN, các nhân sĩ trí thức thời đó, nhưng đã cả gan manh miệng phê phán họ. Trường hợp Nhất Linh nói riêng và đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, anh nên tìm sách hay đọc để biết rõ hơn nữa.
      Đoạn cuối góp ý của anh sai bét, chả khác nào CS tuyên bố nhờ có chúng mà VN có độc lập, đứng vững đươc bla bla bla. Bọn độc tài dùng mọi thủ đoạn thủ tiêu mọi đối lập, đối kháng bằng sự qui chụp đó là bọn phản động, mãi quốc cầu vinh .. Chúng còn nhẫn tâm, thủ tiêu hết mọi tổ chức dân sự (civil societies), để cho các tổ chức vệ tinh của chúng có đất hành động, khiến mọi hoạt động dân sự tê liệt, mất hết mọi khả năng phản kháng trước cai trị bao tàn bàn tay sắt của chúng.
      Thời chiến dân bị đồng viên hết vào lính, phải chịu kỷ luật thép của quân đội, làm sao phản kháng lại chúng chứ Bọn cầm đâu quân đội cứ thế mà thao túng, như ta thấy ở nhiều nước trên thế giới.
      Nền dân chủ ở Thái Lan bị bọn quân phiệt hành cho lên bờ xuống ruộng. Chúng lôi cổ Thatsin được lòng dân xuông và thay bằng một chính quyền thân hoàng gia và sản phẩm của bọn thị dân trung lưu sống phè phỡn ở đô thị lớn. Rất may em gái của Thatsin đã lấy lại được chính quyền về tay phe mình. Nhờ thế mà Thái Lan lấy lại uy tín dần dàn trên trường quốc tế.
      Ở Ai Cập bọn quân phiệt tạm luoi bược để cho bọn Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền, để hồi mã thương đưa phe mình thay thế như vừa qua ai cũng thấy rõ. Ma đạo và mị dân ở chỗ đó đấy anh Khải ạ. Bọn quân phiệt ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, chẳng hạn ở Miến Điện luôn luôn nhập vai là người hùng cứu dân cứu nước, chả khác gì bọn CS, để thi hành những thủ đoạn đen tối của chúng là nắm chặt quyền lực.

      • noileo says:

        “Nền dân chủ ở Thái Lan bị bọn quân phiệt hành cho lên bờ xuống ruộng” (LND).

        “Cách mạng tư sản 1789 ở Pháp cũng lên bờ xuống ruộng mãi mới thành công” (LMC)

        “Tại sao ko thẳng tiến tới ngay dân chủ như nước Mỹ thời Washington, mà cứ chọn những con đường vòng như ở các nước khác, nào là quân chủ lập hiến…; hay đệ nhất hạng ở các nước chậm tiến, lại từ quân chủ chuyên chế hay thuộc địa sang độc tài dưới mọi dạng thức rồi mới hướng tới dân chủ tự do thật sự.”(LND)

        Cái đầu Bác Lão Ngoan Đồng bị làm sao dậy?
        Một hôm Bác LND nói các cuộc thay đổi, các cuộc cách mạng, mặc dù với ý định ban đầu là đi theo hướng tốt đẹp, vẫn không thể tiến ngay đến đích đuọc, mà phải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời gian, qua nhiều cuộc lên bờ xuống ruộng, rồi mới có thể thành tựu như mong muốn.

        Một hôm khác Bác LND lại đòi, lại hỏi, sao không tiến ngay đến nền dân chủ như Mỹ đi, mà cứ phải đi lòng vòng.

        Theo tôi hiểu cái nick “Lão Ngoan Đồng” là để biểu lộ sự vui vẻ trẻ trung, chứ không phải một tính tình như trẻ con, lúc đòi kẹo xanh, lúc đòi kẹo đỏ, ấm a ấm ớ.

        Cái thứ “đầy kinh nghiệm dấn thân hành động”, nếu có như vậy, mà lại mang cái đầu nông nổi như con nít, nói mà không biết mình nói gì, câu sau đấu tố câu trước, thì chỉ làm hại việc to, chứ đuọc cái tích sụ gì, mà lớn họng chê bai ai ?

        Thiết tưởng “chưa từng dấn thân hành động, chỉ là các con mọt sách, hay chỉ bắc nồi chõ nghe ngóng nơi này nơi kia rồi lên tiếng. Ngắn gọn cho ý kíên chỉ là một sự lập lại như con vẹt, không hế có TƯ KIẾN hay đưa ra bằng cớ cụ thể (hard proof) nào hết” chính là Lão Ngoan Đồng đấy!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Chán quá đi thôi, lẽ ra anh phải thuộc sử sách hay chịu khó tra cứu thêm để hiểu rõ ngon ngành, thay vì vạch là tìm sâu !

        Cách mạng 1789 bị bọn phản cách mạng, tức bọn bảo hoàng, cũng như các tên cơ hội chủ nghĩa, những tên cực đoan làm cho hư hỏng, chứ bản thân nó không có gì sai cả.

        Chính viên tướng Bonaparte đã nả súng đại bác vào phe biểu tình chống vua quan thối nát, rồi sau này chính ông thủ tiêu nền cộng hoà non trẻ, để tái lập lại đế chế. Rồi ông ta lại dẫn dắt nước Pháp vào các cuộc phiêu lưu quân sự.

        Công cuộc dân chủ hoá của Thái Lan cũng rứa, ở ta cũng vậy, luôn bị phá đám và không nhỏ có nhiều bọn người ngu ngốc ủng hộ chúng.

      • noileo says:

        “đã nuôi mộng mà còn bủn xỉn, chỉ mong giống như thời VNCH” (Lão Ngoan Đồng)

        Ngay sau khi Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực, người ta có cho Cù Huy Hà Vũ ăn cơm không ? Câu trả lời rõ ràng là “KHÔNG”. Ngay sau khi ngưng tuyệt thực, thường thì người ta chỉ có thể ăn cháo loãng.

        Ngay sau khi tuyệt thực, CHHV phải ăn cháo, nhưng sau đó, CHHV có phải ăn cháo mãi không? Câu trả lời cũng rõ ràng là “KHÔNG”

        Sau vài bữa cháo, CHHV sẽ ăn cơm lại bình thường, ngon hơn…

        - Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt nam 2013: đất nước & dân tộc VN bị tàn mạt & triền miên khổ đau & điêu linh dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh tàn ác, thì rõ ràng “cũng chỉ mong đuọc như VNCH hôm xưa” là điều hoàn toàn hợp lý.

        Ít nhất thì, “đuọc như VNCH hôm xưa”, điều ấy có nghĩa là người ta đuọc ra báo tư nhân, đuọc có quyền tư hữu, đuọc có tòa án xét xử nghiêm minh, đuọc tự trị đại học, đuọc có một nền giáo dục tự do nhân bản khai phóng….

        Ít nhất thì, “đuọc như VNCH hôm xưa”, cũng có nghĩa là, chính quyền muốn xử dụng đất đai của người dân, phải xin mua lại & phải bồi thường với giá thị trường, nếu có tranh chấp, sẽ đuọc xét xử nghiêm minh, không còn tai họa “dân oan”, không còn tai họa “cưỡng chế”: “chủ đầu tư” + nhà cầm quyền + công an nhân dân + quân dội nhân dân + dân phòng + bảo vệ… càn quét & đánh đập & quật mồ & phá nhà người dân, cướp đoạt đất đai của dân,

        Ít nhất thì, “đuọc như VNCH hôm xưa”, cũng có nghĩa là người dân không còn lo sợ bị bọn công an cộng sản Hồ chí minh ngang ngược đánh đập & bắn giết, xong dàn cảnh “người dân tự tử”, và rồi bọn cộng an cộng sản thì vẫn “vô tư” tiếp tục chà đạp trên luật pháp đánh giết dân…

        Người Việt tỵ nạn cộng sản, “thế hệ thứ nhất”, hầu hết “bỏ của chạy lấy người, đến Mỹ với đôi bàn tay trống trơn, không phải ai cũng giỏi tiếng Mỹ, nên bước đầu ở Mỹ, việc gì cũng làm, việc lao động tay chân, rửa chén nhà hàng, bưng bê, quét công viên, cắt cỏ, [năm 75 lương tối thiểu chỉ có 3 đô la / giờ].

        Sau một thời gian họ vừa đi làm, vừa đi học, từ đó kiếm job chuyên môn hơn, lương cao hơn, hoặc thúc đẩy con cái chăm chỉ học hành, thế hệ sau trở nên tốt hơn, khá hơn…

        Cũng vậy, sau khi “đuọc như VNCH” rồi, vững vàng rồi, người ta sẽ tiếp tục hoàn thiện, tiến lên một bậc cao hơn, chứ không phải “đuọc như VNCH” rồi thì thôi!

  4. tintucVN says:

    Sau hơn nửa thế kỷ, người con gái của Thạch Lam (cũng là vợ của Ngô Quang Trưởng – Trung tướng trong quân đội của chế độ Sài Gòn trước đây) đã tìm lại quê cha, và khóc bên mộ người ông nội- cụ thông phán Nguyễn Tường Nhu.

    Nước mắt của người đàn bà xa xứ ấm nồng hơn, khi đứng trước một con đường nơi phố huyện xưa, có tấm biển THẠCH LAM, người cha thân yêu của mình….

    Là người con thứ sáu trong một gia đình có bẩy anh chị em, Thạch Lam lúc còn nhỏ có tên là Sáu. Khi đi học có tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh. Sau này vì muốn thi nhảy cấp, nên khai tăng tuổi và làm khai sinh lại là Nguyễn Tường Lân. Thạch Lam mồ côi cha khi mới lên 8 tuổi.

    Người mẹ goá 37 tuổi, tần tảo gánh vác cơ nghiệp họ Nguyễn Tường trong hoàn cảnh đông con nhỏ. Thạch Lam chủ yếu sống bằng tình thương mẫu mực, nhân hậu của người mẹ và các anh chị trong phố huyện Cẩm Giàng nghèo mà buồn thiu, heo hút cảnh nông thôn, với người dân lam lũ.

    Sau khi đỗ tú tài phần nhất, Thạch Lam bỏ ngang đi làm báo với các anh. Tuy vào nghề văn muộn, nhưng năm 1937 ông cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Gió đầu mùa có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn học thời bấy giờ..

    Vào tuổi 25 Thạch Lam lấy vợ. Chị ruột là Nguyễn Thị Thế để lại ngôi nhà ven hồ Tây cho cậu em và tìm nơi khác.Từ đây Thạch Lam mới có nhà riêng, bước vào cuộc sống tự lập.

    Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Tường Đằng và trước vài ngày ông ra đi, thì vợ ông sinh thêm con trai. Nhà văn âu yếm nhìn đứa con mới ra đời, khen nó khỏe mạnh (sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang) ngước mắt nhìn lần cuối cùng người mẹ già, người vợ trẻ vừa ở nhà hộ sinh về, rồi lịm đi. Căn bệnh lao phổi đã xé ngang tiếng thở đời ông. Đó là ngày 27/ 6/1942.

    Thạch Lam hưởng dương 32 tuổi tại nhà riêng – nhà cây liễu, làng Yên Phụ, ven hồ Tây – Hà Nội, tạo ra một chỗ ngoặt, hẫng hụt trong TLVĐ.

    Mộ Thạch Lam đặt ở nghĩa địa Hợp Thiện, gần ô Đống Mác, nơi người vợ trước của anh cả Nguyễn Tường Thụy nằm tại đó.

    Bà Dung bên ngôi mộ ông nội Nguyễn Tường Nhu, tại nghĩa trang làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng. Ảnh tư liệu gia đình

    Chồng mất sớm ở tuổi 32, để lại ba đứa con thơ, người thiếu phụ góa bụa còn trẻ ôm các con về Cẩm Giàng ở với mẹ chồng đã ngoại lục tuần, (tức cụ phán Nhu). Bốn mẹ con quấn túm bên nhau trong trại Cẩm Giàng, như ngày niên thiếu Thạch Lam từng sống và học tập ở đây.

    Phố huyện những năm bốn mươi còn rất nghèo và buồn tẻ. Dãy phố xiêu vẹo mấy ngôi nhà. Ga xép lèo tèo vài chiếc quán dựng tạm bợ, hai bên trồng rào găng.

    Đến mùa, găng chín đỏ hấp dẫn bọn trẻ con nhà nghèo, nhưng chẳng mấy đứa dám ăn, bởi nó có mùi vị hắc đáng sợ. Đêm đêm, những khi có chuyến tàu ngược xuôi, thì hình như có một bàn tay vô hình đánh thức, phố ga choàng tỉnh dậy rộn rã ào ạt lên chốc lát.

    Tiếng bánh xe sắt nghiến đường ray xa dần, thì đêm đen lại lọt thỏm vào cảnh vắng vẻ, buồn thiu.

    Tiếng là phố huyện, nhưng bấy giờ nó chỉ sang hơn làng quê khác nhờ cái chợ và mấy hiệu bán hàng của nhà Hoa kiều, như ông hai Phoóng, tư Vầy, bà năm Tầu. Cuối phố có lối rẽ xuống bến đò sông Sen, hai bên xanh biếc những dặng tre. N

    gười đi qua lối này đều ngó vào cổng huyện màu xám, có hai người lính lệ đứng gác như hai con tốt đỏ trong bộ quân tam cúc, nhưng vẫn phảng phất của chút uy quyền của một chính phủ bù nhìn. Nắng ráo còn đỡ, chỉ cần mưa một ngày đêm, cả phố huyện sũng nước và nhầy nhụa bùn như thể ruộng bừa chuẩn bị cấy.

    Và cái phố ga càng ảm đạm, buồn thiu, thấp thoáng vài con người lầm lũi, tan vào các con đường nhỏ, rồi mất hút trong các lũy tre xanh.

    Ngày ấy cụ thông Nhu có một chõng hàng ở trước cửa ga. Gọi là cửa hàng cho sang chứ thực ra chỉ bán dăm cút rượu, vài phong bánh khảo, vài gói thuốc lào… cốt là gặp khách quen đưa vào nhà bà ngoại (cụ quản Thuật) để nghỉ lại qua đêm.

    Cũng là họa hoằn có ông khách lỡ tàu ngủ lại, hoặc là ông lý, ông chánh ở các làng xa lên huyện có việc không về kịp. Nhưng cũng chỉ ào lên được ít ngày vào vụ thu thuế. Còn những ngày thường khách vắng teo.

    Khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mẹ con bà Thạch Lam vẫn ở Cẩm Giàng. Cô con gái Nguyễn Thị Dung bấy giờ đã 7- 8 tuổi. Cô đi học, tham gia hát múa, sinh hoạt thiếu nhi cùng các bạn trong phố huyện, đến nay khi nhắc lại, nhiều người cùng trang lứa vẫn nhớ…

    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cũng như bao nhiêu người dân khác, gia đình cụ phán Nhu, bà Thạch Lam cùng đi tản cư tránh giặc…

    Khuôn viên của gia đình đã biến thành vườn không nhà trống theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của chính phủ… Cuộc chiến tranh chín năm trường kỳ, kèm theo cảnh nhiều gia đình ly tán xa dời quê hương.…

    Hòa bình lập lại, người dân hồi cư, xây lại nhà cửa, khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng cũng có người không trở lại. Trong số đó có gia đình cụ thông Nhu, và mẹ con bà Thạch Lam…

    Bây giờ khách về ga Cẩm Giàng, hỏi nhà cũ Thạch Lam, hỏi khu trại cụ phán Nhu , hay trại văn chương TLVĐ, khách sẽ được bà con nhiệt tình chỉ dẫn. Một con đường nhỏ đi vào trang trại được mang tên Thạch Lam.

    Và cách đó không xa, mộ cụ ông phán Nhu được một gia đình nông dân hơn nửa thế kỷ vẫn trông nom, hương khói với tấm lòng cao cả.

    Trang trại cũ của gia đình Thạch Lam bây giờ có ba hộ sử dụng. Một trong ba hộ ấy là ông Nguyễn Văn Đạm, tuổi ngoại bẩy mươi nhưng mạnh khỏe, quắc thước.

    Khuôn đất nhà ông ước chừng 2.000m2, xung quanh trồng đủ loại cây ăn quả và trồng nhiều giống hoa quý, hương thơm ngan ngát không gian… Đặc biệt chiếc ao ngày xưa còn nằm ở trong vườn…

    Khách đi tuyến xe lửa Hà Nội- Hải Phòng qua đây, ngồi trong toa vẫn nhìn thấy một khu vườn nằm sát đường sắt, sum sê hoa trái… Ít ai biết rằng, chính nơi đây, ngày mồng ba tết Nhâm Ngọ (1942), Thạch Lam còn tiếp bạn văn chương, như vợ chồng Thế Lữ- Song Kim, Khái Hưng, Trần Tiêu, Huyền Kiêu, Đinh Hùng… từ Hà Nội về thăm. Họ cùng nhau chúc rượu Đào lê mỹ tử, cũng là lần Thạch Lam vĩnh biệt quê nhà…

    Rồi chiến tranh, và ly tán…trôi theo số phận con người. Anh em Thạch Lam, người lưu vong nước ngoài, người mất nơi đất khách, người vào Nam tìm kiếm việc làm…Con cháu, anh em trong cảnh tan đàn xẻ nghé…

    Chính trong hoàn cảnh ấy, bà Thạch Lam đưa con vào Sài Gòn sinh sống. Và sau 54 năm xa cách quê hương, ở Sài Gòn, di tản sang Mỹ, tháng 2 năm Mậu Tý – 2008 vừa qua, bà Nguyễn Thị Dung con gái nhà văn Thạch Lam trở lại thị trấn Cẩm Giàng, nơi lưu giữ ngôi mộ người ông nội Nguyễn Tường Nhu, một dấu ấn họ Nguyễn Tường, gốc Quảng Nam, sinh thành trên đất Bắc..

    Vào tuổi bảy mươi, nhưng bà Dung còn mạnh khỏe và tinh tường. Bà nhờ vị giáo sư già Vũ Xuân Ba (từng là bạn trai của Nguyễn Kim Thư – người chị con bác ruột là nhà văn Nhất Linh) đưa về quê nội Cẩm Giàng.

    Bà cảm động khi biết rằng nửa thế kỷ qua, có một gia đình người làng La A, xã Kim Giang đã hào hiệp trông nom mộ phần của người ông nội, với tấm lòng cao cả, chân thành.

    Bên nấm mộ, nhạt nhòa hương khói, người đàn bà tha hương, từng phiêu bạt quê người, nguyện cầu ông nội phù hộ cho những đứa cháu xa quê, cho những người đã giữ từng nấm cỏ mộ phần người đã khuất. Và cả những người đi tìm lại hình ảnh, kỷ niệm người xưa. …

    Bà Dung càng xúc động hơn khi bước chân chậm chậm trên con đường về nhà cũ, từng gọi là trại văn chương TLVĐ, bây giờ được mang tên đường THẠCH LAM, người cha kính yêu của bà. Bà thầm gọi: Cha ơi, thế là cha sẽ sống mãi với quê hương Cẩm Giàng. Thật đáng quý tấm lòng người quê hương bao la nhân hậu.

    Khúc Hà Linh

    • quandannambo says:

      …Những người muôn năm củ.
      Hồn ở đâu bây giờ.
      Vủ Đình Liên

  5. Dao Cong Khai says:

    Ai cũng tìm mọi cách biện hộ cho lý lẽ của mình là đúng. Tôi nghĩ tranh luận kiểu đó vô ích, bởi vì không chế độ nào hoàn hảo cả, không luật pháp nào tuyệt đối cả; đừng đòi hỏi sự tuyệt đối bằng những khẩu hiệu ngoài miệng. Người Mỹ họ cũng nói tới chuyện thượng tôn luật pháp, nhưng xin hỏi quý vị cái chết của TT Kenedy có được luật pháp Mỹ giải thích rõ ràng không? Vụ án Simpson có gì minh bạch khi toà tuyên bố tha bổng cho kẻ sát nhân giết vợ này không?

    Chế độ TT Diệm không dân chủ bằng TT Thiệu, rõ ràng như thế; và vì thế Đệ II Cộng Hoà suy yếu hơn Đệ Nhất Cộng Hoà về cả an ninh, quân sự lẫn uy tín chính trị trên trường quốc tế. Cái chết của Nhất Linh tôi rất thắc mắc và tôi chỉ có được giải đáp thoả đáng cho chính mình sau 75, khi cháy nhà nó lòi ra mặt chuột. Càng có những tài liệu lịch sử nói thẳng những vấn đề chính trị khó hiểu thời đó được tiết lộ càng nhiều thì cái chết của Nhất Linh và biến cố 63 càng sáng tỏ đối với người VN chúng ta.

    TT Diệm đã đối xử với Nhất Linh không giống như đối xử với CS, nghĩa là vẫn dựa vào luật pháp và thủ tục pháp luật để bắt giam và đưa ông ta ra toà; lý do vì Nhất Linh là người QG. Nhưng hành động của Nhất Linh có lợi hay hại cho QG thì ngày nay người ta có thể đánh giá được và chính vì thế sự ngưỡng mộ Nhất Linh đã bị sút giảm từ sau biến cố đó, và nó càng thê thảm hơn từ sau năm 75 tới nay.

    Nhiều cán bộ VC đã phê bình VNCH đã thua VC là vì không cương quyết triệt hạ kẻ thù và những kẻ làm lợi cho kẻ thù như VC đã làm. Trong chính trị, tôi thấy chế độ TT Diệm vững mạnh hơn TT Thiệu, mặc dù nó bị chê là độc tài hơn. Đệ Nhất Cộng Hoà có khắt khe chính trị hơn Đệ Nhị Cộng Hoà, nhưng họ khắt khe với những phe phái chính trị chứ không khắt khe với dân VN. Bằng chứng là hồi đó không có giới nghiêm trong khi thời TT Thiệu thì lại có giới nghiêm ban đêm. Trong thời chiến, VC nằm vùng luôn len lỏi tuyên truyền và phá hoại an ninh, kinh tế, xã hội và chính trị của VNCH; một chính quyền mạnh cần phải có để bảo vệ dân và đối phó với CS Bắc Việt, và chính quyền TT Diệm đã xuất sắc trong vai trò đó trong lịch sử của VNCH.

    Sau 75, khi VNCH đã mất, đa số người dân thời VNCH đã tiếc rằng VNCH đã quá nhân đạo và dân chủ để cho VC lợi dụng tuyên truyền, phá hoại, đưa tới mất nước. Đệ Nhị Cộng Hoà đã sợ sức ép của Mỹ nên phải để cho những kẻ đối lập lộng hành, mang VC vào các thành phố lớn tuyên truyền và chống phá làm suy yếu uy tín chính quyền VNCH; để làm cho chính phủ Mỹ phản bội dân miền Nam hầu đổi lấy hơn tỷ dân Tàu, tạo ra hệ quả bán đứng VNCH cho VC và cuộc bại trận của VNCH năm 75.

    Chúng ta thấy dưới thời chiến tranh, dân chủ hơn thời TT Diệm là không thể được. TT Diệm có điều là thiếu khôn ngoan và mưu mô đối phó với những kẻ đối lập như Nhất Linh. Hành động đảng phái của Nhất Linh đã vô tình tiếp tay cho VC làm suy yếu chính trị VNCH.

  6. Tèo says:

    1/NTâm viết là “chế độ N Đ D BỊ coi là độc tài” Như vạy phãi châng chế độ đó không đôc tai mà bọn cs ,phãn động ,đãng phái gán cho hay BI CHO mà thôi.
    2/Khi NTT tự tũ,trươc ngày co lenh ra tòa gặp đồng chí ,bàn bè ở tù sau vụ tham gia đão chánh thì “quần chúng ” đưa đám rất đông( bài chũ) và NTTâm kết luân là “chế độ NDD có tụ do hơn chế độ cs hiên nay”.
    Như vậy NTT đã “bôn ba từ vn qua Tàu”làm CM chống Tây và chóng cs ” lại chống chế độ hiên tại “tụ do hơn cs” lá sao ?Có lẻ nào muôn có tự do hơn trong một nước có chiến tranh,kẻ thú cs luôn rình râp.các thê lưc thù đich đang tìm cach phá? Nhưng nếu vậy cũng tốt. Tuy nhiên sau khi lạt đổ chính quyên hợp pháp ,các lãnh tụ ,trí thức đãng phái đã lên nấm chính quyền và chẫng giảì quyêt hơn chính quyền bị lât đổ ,mà còn tệ hơn ,đưa tơi ngay 30/4/75 là châm dứt tự do miền Nam luôn. Vậy là có công vối ai đây ?
    3/Đoc phãn hồi của một trí thưc trên diên đàn này,mà thấy chỉ là khoe kiến thúc….Khong thấy cm đươc sự đôc tài mà chí lập lai như nói N D D bất nhốt (hây phân biệt đối xữ ) vơi oowd hay con em cbcs tâp két (vây TH PNNam và nhiều ngươi trong cq miền Nam có con em tập kêt ,có chồng đi theo VC thí sao ? (và còn nhiều khac,nhu phê phán sự đôc tai cũa QD Đài Loan nhưng quen la nếu không có một chính sach mà để cho dân thì Đài Loan đâu là QG tự do .Đại han cũng vậy.
    (t)
    (tèo)

  7. Ban Mai says:

    Thưa tất cả quý bác,

    Xin góp ý lần cuối về vụ nầy.

    Nôm na cho dễ. Đem 3, 4 tên cướp giựt ra xử án. Tên thì cướp thuốc lá. Tên cái xe đạp. Tên khác đánh thương tật nạn nhân. Tên khác nữa giết người cướp của. Dĩ nhiên luật pháp sẽ có những bản án khác nhau nhưng không thể nói là tên cướp thuốc lá là “tốt”, hoặc “tốt hơn”! Mà tất cả đều cùng một tội cướp giựt

    Phải công nhận thời VNCH-I do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo là giai đoạn “tốt nhất” tại miền Nam cho đến ngày đất nước rơi vào tay VC! Sở dĩ “tốt nhất” vì các lãnh đạo sau là “cá mè một lứa”, tệ hại về mọi mặt. Nhưng “tốt nhất” không có nghĩa là không có sai lầm nghiêm trọng, hay vô tội! (Tôi muốn nói đến tội làm mất nước!)

    Ngọn lửa của ngài Thích Quảng Đức (mà bà Ngô Đình Nhu dùng chữ BBQ với phương Tây), sự tuẫn tiết của ctg Nguyễn Tường Tam…v.v. đã làm rúng động dư luận, không chỉ ở miền Nam mà cả thế giới, nhưng chế độ VNCH-I cũng không thức tỉnh để kết quả thảm khốc cho lãnh đạo và cả miền Nam sau nầy!

    Chúng ta (có tôi) không thể dùng nhãn quan và kiến thức của người hôm nay để phán xét giai đoạn lịch sử thời đó! Theo tôi, những sự hy sinh đó tự nó rất tốt đẹp nhưng đã bị lợi dụng, cảnh đục nước béo cò, VC trà trộn, xúi giục để biến mục đích cao thương thành bát nháo, và cuối cùng là sự sụp đổ!

    Một ván bài khi mà mọi con đã lật ngửa rồi đem bàn cãi thì chỉ nên góp ý để định hướng cho tương lai, hơn là lên án người trong dĩ vãng! Vì con người ở thời buổi nào chịu trách nhiệm về giai đoạn lịch sử thời đó!

    Tiếc thời VNCH-I là chỉ nên học bài học của lịch sử. Còn phân tích về lịch sử mà đặt giả thuyết (nếu, giả dụ…) thì sự phân tích sẽ đi về đâu?

    Và, ai dám bảo trong số các ý kiến nầy không có CAM (dư luận viên VC, dĩ nhiên họ nhân danh chống cộng triệt để!) để miệt thị, gây hiềm khích chia rẽ trong chúng ta?

  8. Lại Mạnh Cường says:

    thíchđũthứ says:
    06/07/2013 at 11:45

    Đối lập là đối lâp,không phãi tìm cách đão chanh một chính quyền dân sụ cũa một nền công hoá sơ khai. Mỹ cũng có đối lập,nhưng không phả đối đầu .”cách đầu” kẽ cầm vận mệnh QG và đang chống kẻ thù chung là CS. Gia đình trị mà người ta làm được viêc không tốt sao ? Công giáo mà người ta lo cho dân cho nước không tốt sao ?Vã lai NTT làm đảo chánh ,chống N ĐD vão thời điểm đó ,chưa ai nói tới ,tuyên truyền bóp méo chế độ NDD là ga đình tri đôc tài áp bức,chĩ tơi khi PGCS nổi lên ,CIA lợi dụng thì những gì gán cho chế độ NDD được tán ra,được làm lớn lên ,đươc phóng đại cho mục đích của CS và CIA và bọn trí thức xôi thịt
    (…)
    Nếu muốn lên án thì lên án trươc tiên là chế độ đã quá “khoan dung ” với các phần tữ “loạn quân ,loạn tri thức,loạn đãng…” cúa thời Đệ nhất CH (so vơi chính quyền chống cộng hữu hiệu Q D Đ /Đài Loan. )
    Kết luân là NTTam tự tữ trong vụ PGCS và CIA cau kêt nhau lật đỗ chế độ N Đ D vì muc đich của CSHà nội và cua Mỹ gây nên cai chết cho cụ Ngô yêu nước và bây giờ thì hậu quả là mât nước. NTT “tư tữ” là PG,CS và CIA tạo điều kiện đễ không phãi đối mật với các đông chi bạn bè trong khi gặp nhau tại tòa.(vụ NCT 1960) Cái chêt cũng góp suc vào mục đích “ha chính quyền hợp phap NDD” của kẻ thù (CS) và “bạn” (CIA).
    Lịch sữ sẻ phán xét công tội một cach công minh.,nhất la khi vn (có thể) bi Bâc thuôc hay bi xóa tên ….(nếu không lật dỗ chế đô cs mà cứ ngồii đó tự chữi mình !).

    Bút Thép VN says:
    06/07/2013 at 14:25

    Một ý kiến đáng suy nghĩ!

    Suy nghĩ và nhận định của ông thíchđủthứ thật sáng suốt, phân minh.

    Đối lập là phản kháng ôn hoà trong xây dựng, không có nghĩa là đối đầu, hay quyết tâm đạp đổ như Nguyễn Tường Tam, lật đổ chính quyền thất bại uống thuốc độc quyên sinh.

    Cách này gọi là quyết tâm sống mái, anh chết thì tôi sống, ngược lại không giết anh được thì tôi phải chết (tự kết liễu)!

    ====

    Thưa bà con và hai vị trên đây,

    Xin phép cho tôi có ý kiến khác với hai vị như sau:

    1/
    Bút Thép VN đòi hỏi “Đối lập là phản kháng ôn hoà trong xây dựng, không có nghĩa là đối đầu, hay quyết tâm đạp đổ như Nguyễn Tường Tam …”

    Theo tôi bạn đã NHẬP NHẰNG hay đúng hơn không phân biệt rõ ràng ở đây về vai trò ĐỐI LẬP trong một quốc gia ra sao ?

    1.1/
    Một quốc gia trong đó chinh quyền thượng tôn pháp luật, hay nói rõ một quốc gia pháp trị đàng hoàng, thì đối lập hay không đối lập cũng phải tranh quyền trong luật định, không được đi ngoài luật đã qui định. Kẻ cầm quyền phải làm gương trước, nếu không sẽ lâm cảnh như hiện tại ở ta là “nhà dột từ nóc”, cho nên “trên bảo dưới không nghe” là thế.

    Ở đây anh KHÔNG thể, hoặc cậy công lao hạn mã ngày trước, hay vì bất cứ lý do nào đó (mới dành độc lập cho nên cần “xiết bù long” để chống Cộng kiểu như Taiwan thời cha con nhà họ Tưởng hay thời đám quân phiệt ngự trị ở Nam Hàn hay tay sắt bọc nhung như Lý Quang Diệu để rồi cãi chày cãi cối “đông là đông và tây là tây” bla bla bla), để hành động theo ý mình, đứng trên pháp luật, đứng ngoài hiến pháp.

    Thử tưởng tưởng, nếu như Churchill hay De Gaulle, vào thời hậu chiến cứ ngồi lì mặc cho dân biểu tình và bỏ phiếu bất tín nhiệm, theo bạn nghĩ thì tình hình các nước Anh và Pháp sẽ đi về đâu ?
    Rất may là ông De Gaulle khi trở lại chính trường làm tổng thống, nhưng bị bất tín nhiệm, là vội vàng chia tay với quyền lực, kô nấn ná một chút nào vào cuối thập niên 60. De Gaulle là người yêu nước nhiệt thành, muốn nước Pháp trở lại vị thế hàng đầu như hồi trước hai cuộc thế chiến, nên ông nổ lực hết mình trong thời hậu chiến chả khác gì trong thời chiến cả. Tuy nhiên dân không thích ông, bởi dân chưa theo kịp viễn kiến của ông, nên ông đành cay đắng chia tay lúc về chiều. Giờ đây người ta mới thấy được cái vĩ đại của De Gaulle, một trong những tổng công trình sư của Khối Liên Âu (EU) hôm nay, đang chia thế chân vạc với Mỹ. Ông là kẻ đã biết bắt tay với kẻ thù truyền kiếp là thủ tướng Đức Adenauer để mong tạo nên một trục chính Paris-Berlin, mà Paris chuyên về chính trị và quân sự, còn Berlin chuyên về kinh tế và tài chính của khối EU.

    wikipedia
    After the war ended he founded his own political party, the Rally of the French People- Rassemblement du Peuple Francais, (RPF) on 14 April 1947. Although he retired from politics in the early 1950s after the RPF’s failure to win power, and had limited access to government-controlled TV and radio, he was voted back to power as President of the Council of Ministers by the French Assembly during the May 1958 crisis. De Gaulle led the writing of a new constitution founding the Fifth Republic,[6] and was elected President of France.

    As President, Charles de Gaulle was able to end the political chaos that preceded his return to power. A new French currency was issued in January 1960 to control inflation and industrial growth was promoted. Although he initially supported French rule over Algeria, he controversially decided to grant independence to that country, ending an expensive and unpopular war but leaving France divided and having to face down opposition from the European settlers and French military who had originally supported his return to power.

    Immensely patriotic, de Gaulle and his supporters held the view, known as Gaullism, that France should continue to see itself as a major power and should not rely on other countries, such as the United States, for its national security and prosperity. Often criticized for his Politics of Grandeur, de Gaulle oversaw the development of French atomic weapons and promoted a foreign policy independent of American and British influences. He withdrew France from NATO military command—although remaining a member of the western alliance—and twice vetoed Britain’s entry into the European Community. He travelled widely in Eastern Europe and other parts of the world and recognised Communist China. On a visit to Canada in 1967, he gave encouragement to Québécois separatism with his historical “Vive le Québec Libre” speech.

    During his term, de Gaulle also faced controversy and political opposition from Communists and Socialists, as well as from the far right. Despite having been re-elected as President, this time by direct popular ballot, in 1965, in May 1968 he appeared likely to lose power amidst widespread protests by students and workers, but survived the crisis with an increased majority in the Assembly. However, de Gaulle resigned in 1969 after losing a referendum in which he proposed more decentralization. He is considered by many to be the most influential leader in modern French history.

    Trong khi Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử lần đầu đã tìm cách loại đối lập bằng các thủ đoạn đê tiện, như nặn ra luật bầu cử để rồi mặt dày mày dạn chơi trò độc diễn độc diễn bàu cử; cũng như mặt mo bỏ chạy khỏi VN thay vì trở lại với quân đội như đã hứa lúc y rời bỏ chức vụ tổng thống.

    Chính quyền ông Diệm đã áp dụng “dĩ độc trị độc”, dùng độc tài gia đình trị để đánh đổ độc tài đảng trị. Cai trị dân miền Nam bằng bàn tay sắt bọc nhung, hai ông Diệm Nhu chắng những chống Cộng hăng say mà cũng bỏ tù đối lập nhiệt thành và những ai từng có liên quan đến CS (thí dụ thân nhân theo Cộng tập kết ra Bắc) hay tỏ ý chống đối lại chính quyền, tạo nên những căng thẳng và bất mãn trong xã hội. Hai ông bèn tăng gia đàn áp qua guồng máy công an mật vụ dầy đặc, chả khác gì CS hay thực dân Pháp, khiến bất mãn càng gia tăng, lôi kéo theo chẳng những các chính trị gia, quân đội và sau cùng là cả sinh viên học sinh vào cuộc đấu đá vói chính quyền bên cạnh giáo hội Phật giáo ở giờ thứ 25 của nến đệ nhất cộng hoà ở miền Nam.

    Dĩ nhiên chế độ gia đình trị bị lật đổ kô phải chỉ do phía Phật giáo hay phe quân đội, mà yếu tố quyết định vẫn là người Mỹ đã nhập cuộc với nhiều mưu mô toan tính riêng. Đó là họ muốn chi phối sâu rộng chính trường miền Nam, lập nên một chính phủ thân Mỹ hơn nữa, để họ tha hồ leo thang quân sự nhằm giải quyết thật nhanh và gọn chiến sự theo ý họ mong muốn. Đó là điều anh em ông Diệm đã tỏ ý chống lại, thậm chí còn có ý định đi đêm với CS Bắc Việt để mưu tìm một giải pháp hòa bình cho VN.

    Thật ra đó là một ấu trĩ chính trị, bởi CS vẫn âm mưu thôn tính miền Nam từ ngay ki ký cái gọi là Hiệp định Đình chiến Genève 1954, qua sự gài cán bộ ở lại miền Nam và qua Đại hội đảng CS năm 1960 cho ra Nghị quyết theo đuổi xâm lăng miền Nam bằng vũ lực. CS tương kế tựu kế để cho anh em ông Diệm vào tròng, gây mâu thuẫn giữa Mỹ với chính quyền VNCH, nếu quả thực là có mật đàm giữa ông Nhu và một nhân vật trọng yếu nào đó (Phạm Hùng?) của CS ờ trong rừng (Đà Lạt) như lời đồn thổi lung tung xưa nay.

    1.2/
    Một chính quyền không chịu nghe theo lòng dân, nhất quyết chống lại nguyện vọng của dân, bằng đàn áp thô bạo, theo tôi hệ quả sẽ tai hại vô cùng. Đó chính là chính quyền này đang cố tình GÂY HẤN với dân, là tự đào hố chôn mình.

    Chính quyền thời ông Diệm đã không được lòng dân, cho nên đã liên tục có những phản kháng kể từ cuộc đảo chánh cầm đầu bởi đám sĩ quan trí thức trẻ vào ngày 11 tháng 11 năm 1960, nối tiếp là hai phi công Quốc và Cử ném bom dinh tổng thống hôm 27/ 02/1962 và vụ đàn áp Phật giáo diện rộng chỉ là một giọt nước làm tràn ly nước đã quá đầy, đẫn đến cuộc đảo chánh 01 tháng 11 năm 1963.

    Lẽ ra phải biết hòa giải hòa hợp, nhưng chính quyền thời đó lại gia tăng đàn áp thật thô bạo, cho nên kết cục thật bi thảm cho anh em tổng thống Diệm và gia đình ông.
    Ta thấy chẳng riêng gì ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hoà mà hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, như ở Bắc Phi trong thời Cách mạng Hoa Lài (Ai Cập, Algerie, Lybie)

    Xưa nay ai cũng rõ, dân là nước và nhà nước là thuyền ! Nước chở thuyền đi nhưng cũng chính nước lật thuyền ! Tuy nhiên có nhiều chính trị gia khi cầm quyền đã biến chất, để lòng tham không đáy lấn áp, nên trở nên mù quáng, tham quyền cố vị, dẫn đến phá sản toàn diện. Đó là gương tày liếp, nhưng vẫn cứ là một bài học chưa thuộc (an unlearned lesson) của những kẻ cầm quyền mọi thời đại.

    Hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ đang nổ ra những phản kháng dữ dội của dân chúng trước chính quyền để biểu lộ những bất bình mà ta gọi chung bằng cụm từ “dân sự bất phục tùng chính phủ” (civil disobedience), do bởi một số thị dân không hài lòng trước những canh cải của chính quyền, mà họ cho là không cần thiết. Chính quyền nhất quyết cưỡng chế bắt dân phải tuân phục, thế là có biểu tình phản đối rồi đàn áp thô bạo từ chính quyền, dẫn đến thế đối đầu một mât một còn giữa đôi bên.
    Dân Thổ ai ai cũng công nhận là chính quyền hiện tại rất được việc, khiến vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ lên như diều, nhưng không phải vì thế mà dân không có kẻ không hài lòng và không thích những canh cải quá mạnh bạo của chính quyền. Đáng tiếc là ông thủ tướng Erdogan đã quá kiêu căng trở nên tự phụ (arrogant) với những kẻ phản đối mình, để rồi làn sóng bất bình ngày một lan rộng như lửa cháy rừng, tạo bất ổn đáng quan ngại.

    wikipedia
    * Recep Tayyip Erdoğan (Turkish pronunciation: [ɾeˈd͡ʒep tajˈjip ˈæɾdo.an];[note 1] born 26 February 1954) is the 25th and current Prime Minister of Turkey, in office since 2003. He is also the chairman of the ruling Justice and Development Party (AKP, AK Parti), which holds a majority of the seats in the Grand National Assembly of Turkey. Erdoğan served as Mayor of Istanbul from 1994 to 1998.

    As prime minister, Erdoğan implemented numerous reforms. (…) Erdoğan has been widely considered to be one of the most influential Turkish leaders of the Republican era since Mustafa Kemal Atatürk. Under his premiership, the country continued to grow economically and consolidate its position as a regional power with global ambitions. His foreign policy vision is claimed to rest on Neo-Ottomanism, the policy according to which Turkey should maintain and increase its presence in the lands formerly ruled by the Ottoman Empire

    May and June 2013 saw protests against what large sections of the Turkish public perceive as a growing authoritarianism of Erdogan and his government and his policies, starting from a small sit-in in Istanbul in defense of a city park. After the police’s intense reaction with tear gas, the protests spread all over Turkey

    * Authoritarianism is a form of government. Juan Linz, whose 1964 description of authoritarianism is influential, characterized authoritarianism regimes as political systems characterized by four qualities:
    (1) “limited, not responsible, political pluralism”; that is, constraints on political institutions and groups (such as legislatures, political parties, and interest groups),
    (2) a basis for legitimacy based on emotion, especially the identification of the regime as a necessary evil to combat “easily recognizable societal problems” such as underdevelopment or insurgency;
    (3) neither “intensive nor extensive political mobilization” and constraints on the mass public (such as repressive tactics against opponents and a prohibition of antiregime activity) and
    (4) “formally ill-defined” executive power, often shifting or vague

    Điều này cho thấy rõ hơn bao giờ hết, chính quyền cần lắng nghe lòng dân, chứ không phải buộc dân theo mình. Chính quyền chả khác gì cha mẹ trong gia đình hiện nay, phải làm sao trở thành như bạn bè thân thiết nhất của con cái trong nhà, chứ không phải giữ một khoảng cách qua thái độ gia trưởng, chuyên áp dụng kỷ luật (sắt) với con cái. Dù cho áp dụng kỷ luật ấy với mục đích tốt (good will), nhưng các cụ ta ngày xưa đã rất tâm lý, thấy rõ một điều là “giáo đa thành oán”; nghia là nếu các bậc trưởng thượng cứ chăm bẳm việc giáo dục con cái thật nghiêm nhặt, sẽ bị con cái oán lại cha mẹ, chứ không hề biết ơn sinh thành dưỡng dục !

    Cha mẹ không thể yêu con và lo cho con theo kiểu riêng của mình, bất kể đến những gì con cái mong muốn. Chẳng hạn người Việt hay bó buộc con mình học ngành mà mình thích, hay cho là an toàn, danh giá … Điển hình lúc bé phải học nhạc, đồng nghĩa với học dương cầm, và cố lên đại học để học các ngành Y Nha Dược … Trong khi đứa bé có năng khiếu viết văn, hoặc về thể thao hay nhạc hoặc vẽ, muốn trở thành văn nghệ sĩ hay thể tháo gia. Những đứa trẻ phải chiều theo ý cha mẹ lúc bé, nhưng khi lớn khôn chúng sẽ “nổi loạn”, để rồi kết cục thật bi thảm.

    (còn tiếp)

    • Bút Thép VN says:

      Ông Lại Mạnh Cường cho là tôi “đã NHẬP NHẰNG hay đúng hơn không phân biệt rõ ràng ở đây về vai trò ĐỐI LẬP trong một quốc gia ra sao ?” rồi ông lôi kéo những chuyện ông Thiệu-Kỳ, trích dẫn tùm lum, nhưng lại chẳng dẫn chứng đuợc tôi „NHẬP NHẰNG“ ở chỗ nào?

      Tôi không biết ông định nghĩa thế nào về “Đối lập”, nhưng trong trường hợp của ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thì rõ ràng đã có những hành động đi quá phạm vi của một nhà “đối lập chính trị”, trở thành kẻ cố tình đạp đổ, đối đầu, chống lại chế độ Đệ Nhất VNCH.

      Trước đây ông Nguyễn Tường Tam là một tụ, lãnh đạo của VNQDĐ, ông đã từng hợp tác với VM, và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến của HCM.

      (Wikipedia) “Sau 1954, theo Hiệp định Genève, các lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng đều di chuyển xuống miền Nam. Năm 1955, nổ ra cuộc tranh giành quyền lực giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với các lực lượng đối lập, lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng bị chính quyền đàn áp, bắt giam nhiều lãnh tụ . Một số có lực lượng quân sự như nhóm Nguyễn Hòa Hiệp do liên hiệp với Hòa Hảo nên bị quân Ngô Đình Diệm tiêu diệt“.

      Đất nước vừa thoát khỏi thực dân, cần phải có thời gian khôi phục, xây dựng lại chính quyền, nhưng ông Nguyễn Tường Tam và VNQDĐ, Đại Việt đã không góp phần xây dựng, lại dùng vũ lực lật đổ chế độ thì có đúng vai trò của một đảng phái chính trị đối lập hay không?

      Yêu hay ghét ông Diệm là quyền của ông Lại Mạnh Cường, nhưng viết rằng; „Chính quyền ông Diệm đã áp dụng “dĩ độc trị độc”, dùng độc tài gia đình trị để đánh đổ độc tài đảng trị. Cai trị dân miền Nam bằng bàn tay sắt bọc nhung, hai ông Diệm Nhu chắng những chống Cộng hăng say mà cũng bỏ tù đối lập nhiệt thành và những ai từng có liên quan đến CS (thí dụ thân nhân theo Cộng tập kết ra Bắc)“ thì tôi thấy không ổn tí nào!

      Tôi xin nêu ra bằng chứng, ngày tôi còn đi học, người cha cô giáo của tôi là cán bộ CS tập kết ra bắc, nhưng vợ và 3 người con của ông vẫn đuọc tự do sinh sống làm ăn, khoảng đầu năm 1963 cô kết hôn với một ông bác sĩ của VNCH, người con trai kế tiếp vẫn vào đại học như bao nhiêu người khác. Sau 30/04/1975 ông trở về, lúc đầu còn hăng hái việc chính quyền, sau đó ông chán nản thất vọng! Cô giáo của tôi vẫn còn sống, cách nay mấy năm tôi đã có dịp gặp lại.

      Còn ông Diệm có „gia đình trị“ và „đàn áp Phật giáo“ hay không, ông LMC hãy nhìn vào danh sách những chức vụ quan trọng trong chính quyền Đệ Nhât Cộng Hoà thời 1963, và những hình ảnh TT Diệm tiếp xúc với các tu sĩ Phật giáo thì sẽ nhận ra ngay, không nên nghe hay đọc những bài viết của lũ „giặc thầy chùa“ (ngôn từ của Đặng Văn Nhâm), sẽ bị rối tinh thần và mất tự chủ, mất định hướng!

      • Lại Mạnh Cường says:

        1/
        Theo tôi nghĩ, không có cái định luật bất di bất dịch là, dưới bất cứ chính quyền nào ta cũng giữ vai đối lập ôn hòa hết.
        Nói thẳng ra đối với CSVN ta không thể chủ trương tranh đấu ôn hòa bất bạo động như tuyệt đại đa số người ta chủ trương hiên nay.

        CS thằng tay bác bỏ và coi dân chủ đa nguyên là kẻ thù, cần diệt trừ tận gốc. Trên thực tế tiếp tục cấu kết chặt chẽ với Tàu, đàn áp thô bạo dã man đối lập ôn hòa.
        Chính cô Huỳnh Thục Vy từng thú nhận, CS với dân chủ khác nhau về bản chất, và theo tôi đó là một cuộc đối đầu không khoan nhượng, hay nói trắng ra có mày không có tao hay ngược lại.
        Đó là lý do tôi khẳng định mạnh mẽ nhiều lần ở diễn đàn này, CS là hòn đá tảng ngăn chặn tiếng trình dân chủ hóa VN. Phải thủ tiêu CS bằng mọi giá, kể cả gọi là bạo lực cách mạng (tôi không muốn nói thẳng ra là dùng khủng bố nếu cần thiết, là đòn hiểm độc của kẻ yếu chống kẻ mạnh quá thâm hiểm bạo ngược như CS, khi nhìn chúng hành hạ dã man những người biểu tình chống Tàu cộng). Còn CSVN là mối đe doạ ngoại xâm Tàu cộng và các thế lực phản động thù nghịch khác còn có chỗ đứng.

        Cứ xem kỹ thái độ cực kỳ bức xúc của linh mục Nguyễn Văn Khải trong một cuộc hội thảo ở Mỹ, khi ông đề cập đến thái độ hung hăng hống hách của dân Tàu khi sang một số địa phương miền Bắc làm việc, mà tôi thông cảm cho sự bực bội kinh khủng trong ông. Ông cho thấy rõ, bởi đang là là tu sĩ một tôn giáo lớn, nếu không ông sẽ xử dụng bạo lực đập vỡ mặt mấy thằng Tàu bá quyền đang nghênh nganh coi khinh người Việt, do bởi sự vô cảm của bọn chính quyền các cấp trước bọn này.
        Ông đã cay đắng mỉa mai là, bạo quyền CS luôn miệng bảo mình là NHÀ VÔ ĐỊCH, với kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, nhưng thực chất là một chính quyền đang để ĐỊCH VÔ NHÀ !

        Tương tự thời VNCH, các chính quyền độc tài gia đình trị và độc tài quân phiệt nối tiếp nhau đã cùng chung một đặc tính là độc quyền yêu nước, coi thường coi rẻ đối lập, cũng như nguyện vọng quần chúng, mà hệ quả như ta thấy rõ, để cho ngoại bang và nội thù là CS tha hồ có đất dụng võ.

        Dẫn chứng thêm về tình hình hiện tại ở một số nơi trên thế giới, có những chính quyền như Thổ Nhĩ Kỳ làm rất được việc, nhưng lại giữ thái độ gia trưởng, cậy công mà đàn áp dân, cho dù chỉ mà một số thị dân thôi. Từ đó những bất mãn khác có dịp bùng nổ, làm mất an ninh công cộng, tạo cơ hội cho kẻ thù phát triển, tuyên truyền phá thối.

        Nói ngắn gọn từ cái “mụn nhỏ” (đánh chết một anh sinh viên buôn bán nhỏ ở ngoài phố), nhưng do kô biết cách xử trí để xảy ra tai nạn chết người (cái nảy xảy cái ung), như ở Ai Cập, tạo cơ hội cho phong trào Cách mạng Hoa Lài bộc phát ở thủ đô và lan tràn khắp nơi, giựt sập chế độ Mubarak.

        Ai cũng biết bài học này, nhưng khi hành xử lại phạm vào các lôi lầm cổ điển giống y chang nhau (an unlearned lesson)

        2/
        Anh không thể dựa vào một vài trường hợp cá biệt nào đó, mà kết luận chung cho đại cuộc được anh bạn ạ.

        Tương tự có một số vị không thuộc cánh nhà ông Diệm đươc giữ một vai trò nào đó trong chính quyền, thí dụ như ông Vũ Văn Mẫu ở cương vị bộ trưởng ngoại giao, để rồi cho chính quyền đó là rất OK.

        Chắc hẳn anh quên là các ông như Vũ Văn Mẫu, Trần Văn Chương (bố vợ ông Nhu), ông Trần Văn Đỗ (chú ruột bà Nhu) và một số người khác nữa đã phản ứng ra sao khi vụ Phật giáo nổ ra ngày một lớn.
        Các cuộc cách mạng ở các nước khác, như trong Cách mạng Hoa Lài tại Ai Cập, Lybia và hiện nay là Syria cũng thế, một số quan chức chính quyền cuối cùng đành bỏ chức vị và của cải chạy lấy người.

        Rất tiếc là, cái nhìn của anh bạn còn quá hạn hẹp, chỉ nêu một số sự kiện, mà không theo dõi tiếp diễn tiến ra sao sau đó cho đến khi chung cuộc.

        Tôi sống dưới thời ông Diệm và là một chứng nhân. Đồng thời tôi có họ hàng thân nhân ruột thịt làm việc trong chính quyền, có người giữ chức vụ to, cũng bởi chúng tôi muốn có một phòng tuyến chống Cộng thật mạnh của mọi thành phần dân tộc. Rất tiếc ông Diệm đã phụ lòng trông đợi nơi chúng tôi, cho nên đã có những phản ứng ôn hòa, nhưng bị làm ngơ và thậm chí bị đàn áp, nên “tức nước vỡ bờ” là điều dĩ nhiên.

        Ông Diệm cũng có công lớn, nhưng như đã nói không thể ỷ lại vào công lao mà coi thường mọi người và chỉ biết độc quyền yêu nước theo kiểu riêng mình.

        LMCường

      • Bút Thép VN says:

        Tôi không muốn thua đủ với ông Lại Mạnh Cường, nhưng lời lẽ văn ngôn của ông đã đi quá xa đến nỗi không thể kiểm soát đuợc?

        LMC viết: “Trong khi Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử lần đầu đã tìm cách loại đối lập bằng các thủ đoạn đê tiện, như nặn ra luật bầu cử để rồi mặt dày mày dạn chơi trò độc diễn độc diễn bàu cử; cũng như mặt mo bỏ chạy khỏi VN thay vì trở lại với quân đội như đã hứa lúc y rời bỏ chức vụ tổng thống

        Người ta bảo: “Bạc như dân, bất nhân như lính“. Nhưng tôi thấy nói như thế là bất công cho dân và cho lính quá! Đa số nhân dân vẫn biết ơn những người đã dấn thân vì dân vì nước, chỉ có một số kẻ chỉ biết quyền lợi riêng tư nên ăn cháo đái bát! Cũng chỉ có một số tướng lãnh bất tài, bất nhân phản loạn, và trong cảnh ngữ này có thêm Lại Mạnh Cường khi ông gọi ông Thiệu là “y”, và “mặt mo”!

        Một mình TT Nguyễn Văn Thiệu làm sao có quyền “đặt ra luật bầu cử”?. Có chăng là có quyền đề nghị, nhưng nếu QH không phê chuẩn thì liệu TT Thiệu sẽ làm được gi?

        Trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng tháng 4/1975 rất nhiều nghị sĩ, chức sắc đã làm áp lực buộc TT Thiệu phải từ chức, vì CSVN chỉ muốn đàm phán với một “chính phủ không có Thiệu. Đến khi ông Thiệu từ chức 21/4/1975 thì cụ Trần Văn Hương làm Tổng Thống, CSVN vẫn nằng nặc đòi cho bằng được người khác, giống hệt như 1963-1966, những chính quyền kế tiếp đều là “chính quyền DIỆM không có Diệm, và bây giờ là “chính quyền THIỆU không có Thiệu”.

        Người Mỹ đã chiều theo ý CSVN, tìm cách đẩy ông Thiệu ra ngoại quốc với những tin đồn bất lợi và đầy tai tiếng cho ông (vơ vét tài sản, của cải, đem theo 16 tấn vàng vvv). Rốt cuộc ngày 28/4/1975 Dương Văn Minh đã được một số chính khách mang danh Phật giáo (trong QH) đề cử làm Tổng Thống để đầu hàng VC!
        Thích Đôn Hậu tiết lộ: GHPGVNTN đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống để đầu hàng CS 1975

        Nếu ông LMC lúc đó trong vai trò ông Thiệu thì sẽ làm gì? Hay cũng sẽ “mặt mo bỏ chạy”?

        Nói thế là tôi đã kính trọng ông LMC lắm rồi đấy! Vì lúc đó ông Thiệu bị áp lực rất nặng nề, còn ông LMC không bị ai làm áp lực mà tại sao cũng “mặt mo” bỏ nước chạy khỏi VN?

      • Lại Mạnh Cường says:

        NO MẤT NGON,
        GIẬN MẤT KHÔN

        Anh đã đuối lý nên tìm cách chãi chày cãi cối,
        bằng cách dùng thủ thuật chẻ chữ như chẻ … rau muống.

        Xin khiếu và xin chấm dứt đối thoại nơi đây vậy.

      • Bút Thép VN says:

        Ông Lại Mạnh Cường

        Ở trên thì ông cho rằng Bút Thép tôi “đã NHẬP NHẰNG hay đúng hơn không phân biệt rõ ràng ở đây về vai trò ĐỐI LẬP trong một quốc gia“. Nhưng khi đáp lại phản luận của tôi, ông vẫn không thể chỉ ra được tôi đã “nhập nhằng” ở chỗ nào, lại còn viết:

        Rất tiếc là, cái nhìn của anh bạn còn quá hạn hẹp, chỉ nêu một số sự kiện, mà không theo dõi tiếp diễn tiến ra sao sau đó cho đến khi chung cuộc.

        Nói như thế là ông đã coi thường bạn đọc, vì không chỉ một mình ông là người lớn tuổi đã sống và theo dõi tình hình lúc đó. Còn những ý kiến, bình luận của các bạn đọc khác về vụ việc này thì sao, theo ông, họ là những người không hiểu biết những gì đã xảy ra trong thời điểm đó?

        Ông viết: “Tôi sống dưới thời ông Diệm và là một chứng nhân. Đồng thời tôi có họ hàng thân nhân ruột thịt làm việc trong chính quyền, có người giữ chức vụ to, cũng bởi chúng tôi muốn có một phòng tuyến chống Cộng thật mạnh của mọi thành phần dân tộc. Rất tiếc ông Diệm đã phụ lòng trông đợi nơi chúng tôi, cho nên đã có những phản ứng ôn hòa, nhưng bị làm ngơ và thậm chí bị đàn áp, nên “tức nước vỡ bờ” là điều dĩ nhiên“.

        Té ra là như thế! Lại Mạnh Cường là một kẻ thù hằn cá nhân, a dua với những kẻ đầy tham vọng chính trị! Bất cần lý lẽ mà chỉ tìm cách vu khống, bôi nhọ cho thoả mãn thù hận đối với TT Diệm?

        Vì TT Diệm không đáp ứng yêu sách (?) của thân nhân, dòng họ của Lại Mạnh Cường nên ông tìm cách dèm pha, bôi bác, đổ oan?

        Qua những bình luận, góp ý đã cho mọi người thấy rõ được lập trường và trình độ chính trị của Lại Mạnh Cường, vậy mà ông còn đòi “cũng bởi chúng tôi muốn có một phòng tuyến chống Cộng thật mạnh của mọi thành phần dân tộc thì thật đúng là một cao vọng đầy mỉa mai, diễu cợt, vì đã không soi gương nhìn lại khả năng của mình!

        Bây giờ thì chắc là ông đã nhận ra, ai mới là kẻ “có cái nhìn hạn hẹp, NO MẤT NGON, GIẬN MẤT KHÔN, đuối lý nên tìm cách chãi chày cãi cối, phải không thưa ông Lại Mạnh Cường?

        Cũng mong ông (LMC) hiểu cho rằng, những gì Ông và tôi viết ở đây còn có cả hàng ngàn người đọc và đánh giá.

        Nhưng tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, chỉ có tấm lòng với đất nước, còn Ông là một người có học vị, là người đã được nuôi dưỡng, đào tạo bởi VNCH, nhờ những hi sinh chiến đấu chống CSVN, giữ gìn an ninh trật tự để ông được yên tâm học hành đỗ đạt thành nhân như ngày hôm nay.

        Ông còn là một cựu “y sĩ quân y trong QLVNCH”, ngoài lập trường, lý tưởng, còn có “Ân đền oán trả” và chắc ông vẫn chưa quên câu: “TỔ QUỐC – DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM”?

    • CÃI CỐI says:

      Khiếp! Đây là diễn đàn tiếng Việt mà ông Medical Doctor ( hổng biết thật hay dõm) Lại Mạnh Cường lại bê nguyên xi hàng trang tiếng Ăng-lê bỏ vào, rồi cũng không dịch ra cho bà con nữa. Vậy làm sao độc giả biết là ông có hiểu đúng phần tiếng Anh mà ông trích dẫn lòng thòng đó không. Có vẻ như ông Cường không được lịch sự cho lắm. Ai không biết là ông giỏi ngoại ngữ. Nhưng xin nhớ rằng ngoại ngữ chỉ là phương tiện. Biết ngoại ngữ chưa hẳn đáng mặt là trí thức.

      Hơn nữa, theo tui biết thì Wikepedia là một loại free encyclopedia, nôm na là một loại tự điển hỗ lốn tự do, ai có thông tin về bất cứ điều gì đều có thể viết vào đó, bởi vậy khi mở ra sẽ thấy có những chỗ trống với chữ (edit) là chỗ mà ai muốn viết thêm gì vào thì cứ viết. Chẳng hạn ông Lại mạnh Cường có thể vào đó viết mục tiểu sử của mình ghi rõ ông học trung học ở đâu, học thuốc ở trường đại học nào, tốt nghiệp bằng chích dạo, ý quên bằng bác sĩ năm nào, v.v… Khổ nỗi vì là free encyclopedia nên giá trị về mức chính xác của thông tin không cao, bởi đâu có ai chịu trách nhiệm về những thông tin đó đâu.

      Không tin tui, ông Cường thử soát xem có cây bút hay tác giả thượng thặng nào lại đi trích dẫn Wikipedia để hỗ trợ cho luận điểm của mình đâu, trừ mấy cây bút mới tấp tễnh viết lách ở trong Nước.

      Ông khen De Gaulle khiến tui nghi ngờ ông thuộc loại Francophil, nếu không muốn nói là Việt gian. Bởi De Gaulle là kẻ ngoan cố cứ nằng nặc, sau Đệ Nhị Thế Chiến, đòi tái lập thuộc điạ ở Đông Dương cho được, nhằm bòn rút nhân vật lực của dân thuộc điạ để phục hồi kinh tế kiệt quệ của Pháp. Chính sách của De Gaulle đã làm đổ biết bao xương máu của dân Việt mình, vậy sao ông còn ca ngợi lão ta? Ông là ai, Lại Mạnh Cường?

      Còn về các chính sách của Tưởng ở Đài Loan, của Pak Chung Hee ở Nam Hàn, của Lý Quang Diệu ở Singapore, ông Cường chê hết, nhưng ông có biết rằng các nhà phân tích về phát triển ở các quốc gia trên thế giới đều đánh giá rất cao chính sách của các nhà lãnh đạo đó trong việc đặt ra nền tảng văn hoá, chính trị, xã hội và kinh tế cho sự thành công vượt bực của nước họ ngày nay hay không? Bằng chứng là cả ba nước đó đều là những con rồng Á Châu hiện nay.

      Ông cũng có thể nhìn vào các chỉ số quốc tế như International Human Development UNDP, Index of Economic Freedom, Government Efficiency Index để thấy thế giới xếp hạng ba quốc gia đó như thế nào về các mặt. Ông có biết không, Singapore được xếp hạng 1 về Government Efficiency, hạng thứ 2 về Tự do kinh tế ( Mỹ hạng 10), hạng 18 về phát triển nhân sinh, trên tổng số hơn 150 quốc gia trên thế giới; thu nhập bình quân đầu người gần $60,000 và mức thất nghiệp thì chỉ 2%(http://www.heritage.org/index/country/singapore; http://hdrstats.undp.org/en/countries/profiles/SGP.html;

      Đúng là Lý Quang Diệu có cho rằng ” Đông phương khác với Tây Phương”. Nhưng đó chưa phải là luận điểm chính. Truyền thông Tây Phương đã phản đối mạnh mẽ ông Diệu về việc Ông cho rằng do khác biệt về văn hoá, nền dân chủ Á Châu có những nét không thể nào giống với dân chủ Âu Mỹ. Luận điểm đó của Ông chưa hẳn đã hoàn toàn sai, cứ nhìn vào ý thức về dân chủ của dân Mít chúng ta thì thấy rằng có lẽ ông Diệu đã đúng phần nào. Sỡ dĩ truyền thông Tây Phương phản đối ông Diệu là vì Tây Phương muốn thống trị thế giới bằng văn hoá của mình, bởi vì đó là sự thống trị cao nhất dẫn đến các thống trị khác về kinh tế, chính trị. Đây là điều mà phần đông đám trí thức hay ngũ gật của dân Mít mình không để ý nên đã a dua theo truyền thông Âu Mỹ để chỉ trích ông Lý. Điều ông Cường viết chứng tỏ Ông cũng nằm trong hàng ngũ những trí thức ngũ gật đó.

      Lời thật mích lòng lắm đấy ông doctor Cường!

    • noileo says:

      Thế chính quyền Ngô Đình Diệm có bỏ đói Lại Mạnh Cường, như Hồ chí Minh bỏ đói Nguyễn Mạnh Tường không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      Thế chính quyền NGô Đình Diệm & VNCH có giam nhốt trí thức Lại Mạnh Cường không xét xử, như chế độ độc tài Hồ chí Minh giam nhốt đối lập tại trại giam cổng trời cho đến chết, không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      Chính quyền NGô Đình Diệm & VNCH có đưa trí thức Lại Mạnh Cương ra xét xử trước những phiên tòa như những phiên tòa kăng gu ru của chế độ Hồ chí Minh miền bắc mà một nạn nhân của những phiên tòa kăng gu ru ấy, một nữ văn sĩ, để tỏ sự khinh miệt chế độ Hồ chí Minh, đã tự làm mù một mắt mình, không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      chính quyền NGô Đình Diệm có bưng bít thông tin Lại Mạnh Cường, có nhồi sọ thông tin Lại Mạnh Cường không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      Chính quyền NGô Đình Diệm & VNCH có đày đọa người dân miền nam trong bức màn bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, như chế độ hồ chí minh đã đầy đọa người dân miền bắc trong bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, thông tin một chiều, giáo dục nhồi sọ, kích động hận thù, không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      Chính quyền Ngô Đinh Diệm, VNCH có phạm tội phản quốc như Hồ chí Minh: phản lại lời răn dạy của tổ tiên Việt nam, rước tàu cộng vào Việtnam, không?
      câu trả lời là “KHÔNG”.

      Chính quyền Ngô Đinh Diệm, VNCH có phạm tội ác như Hồ chí Minh: dựa vào súng đạn tàu cộng, thảm sát hàng trăm ngàn nông dân bắc Việt, khủng bố người dân miền bắc, dụng nên chế độ độc tài tàn ác khát máu trên miền bắc không?
      câu trả lời là “KHÔNG”!

      Chính quyền NGô Đình Diệm, VNCH, có phạm tội ác như tội ác của nha cam quyen Hồ chí Minh: năm 1956 tướng Việt cộng Đồng sĩ Nguyên dẫn bộ đội cộng sản tàn sát 7000 người dân Quỳnh Lưu, không?
      câu trả lời là “KHÔNG”

      * * * * * * *

      Có mấy đứa, ra cái điều “trí thức dân chủ”, lèm bèm gọi VNCH là “độc tài”, là “độc tài quân phiệt”, nhưng thục ra bọn chúng chỉ là những tên mù lòa thiển cận

      trong khi chế độ độc tài cộng sản do các đảng viên cộng sản, đã đuọc huấn luyện tại Nga tàu cộng sản, dựng nên, duy trì chế độ độc tài cộng sản bằng những hành động tội ác & khủng bố chuyen nghiệp

      thi VNCH, các chính quyền VNCH, nếu có độc tài , thì cái độc tài của VNCH chỉ là nghiệp dư, cò con, chỉ là một tình trạng chung của các quốc gia nhược tiểu vừa mới dành độc lập, vừa mới thoát khỏi sự cai trị của thục dân sau đệ nhị thế chiến đang cải tiến dần.

      Chưa kể rằng, cũng là “độc tài”, vì một tình trạng chung sau đệ nhị thế chiến như nói trên, nhung VNCH cởi mở hơn rất nhiều so với các chế độ độc tài khác trong vùng, cởi mở hơn rất nhiều so với rất nhiều chế độ cai trị khác trên thế giới lúc ấy

      Hãy nhìn sang bên Thái lan, bên Đại hàn, bên Đài loan lúc ấy mà xem!

      Có biết đại danh “Thích đi cà thọt & Thanom Kitticachorn”, the terror cua the gioi không? có biết cho đến 1976 ở Thái lan vẫn còn những cuộc quân đội bị xử dụng làm công cụ đàn áp chính trị, thảm sát sinh viên biểu tình không?

      Có biết bây giờ thì nền chính trị của Thái lan, mặc dù trước kia là độc tài quân phiệt khủng khiếp, nhưng vẫn không phải là độc tài cộng sản, khong bi cong san cuop chinh quyen, pha hoai, nay đã đuọc cải thiện thế nào không?

      Phải biết nhìn ra những “thông số” ấy mà phê phán, chứ cứ nhắm mắt bịt tai, à uôm như con ễnh ương mà phê phán, chỉ làm nhục lây cho giới tu bíp

      • Builan says:

        Tôi chã hề xấu hỗ chút nào khi thưa thẳng – noí thật với quý quan anh :
        Tôi vốn chỉ biết đọc chứ không biết viết !!!!

        Trườc kia đọc ông LMC tôi có đôi chút khép nép trước caí học hàm học vị cùng cái mac trí thức cuả ông ! Tôi bỏ qua một bên caí chuyện “Trí thức không bằng cục phân” cho có vẽ biết kính nhường, hoà aí ! dễ đồng thuận đồng tình.

        Tiếc thay gần đây (hình như tôi đã có 1 lần canh báo) – tôi cảm nhận rằng ông LMC đã đột ngột xoay chiều ! có vẻ như là ông ĐÁNH HƠI được; ” Phật giáo quốc doanh đương trên đà tháng lợi” Ông tỏ ra khôn ngoan nắm bắt- trổ tài bưng bơm bợ bú..đến.rất là trắng trơn !
        Làm gì thì làm đó là quyền cuả ông- ông có thể đem hết sức người sức cuả lẫn taì nang đóng góp cho việc -tưởng niệm- tung hô BỒTÁT- BỒ ĐÀ “Cái thây BBQ từ ngày xưã ngày xưa” -một phần nguyên nhân dẫn đến mất nước ! CS dang dưng dậy – nhầm mục đích gì đây ??
        TTQ ngậm miệng, trong khi LMC chỗng khu gào thét !!!! cũng vui thôi

        Sai lầm -đáng trach ở chỗ LMC năng nổ quá mức – cố tình bôi nhọ- miệt thị -xúc phạm đến tôn giáo khác _ Vấn đề hết sức nhạy cảm- người biết điều nên tránh !

        Tôi tha tào bằng thái độ LÀM THINH !
        NHƯNG qua coms cuả quý vị noileo _ CÃI CỐI _Bút Thép VN _ Ban Mai ….. !!! Tôi bắt được tần số _ ĐỒNG TÌNH !
        Quý vị đã thẳng tay nọc LMC ra mà đét , một cách chí tinh !

        Đó là nguyên nhân- động cơ.. khuyến khích tôi liều lĩnh viết lên mấy dòng BIỄU ĐỒNG TÌNH nầy !

        Hy vọng không mấy sai ! nếu có, thì là “Sai đâu sửa đấy”
        Trân trọng !

    • Vân Nam says:

      Thưa ông Lại Mạnh Cường,

      Thiển nghĩ ông nên nói về những điều gì ông biết thì hay quá, chẳng hạn về tiêm, chích, về một số bệnh tật, về việc biên toa thuốc (nếu ông chưa quên), còn về lĩnh vực chính trị thì…thôi!

      Xin nhặt ra vài bịch rác(trong phần ý kiến cuả ông) mà trong lúc vội vàng, vừa bịt mũi vừa làm, nên chưa được gọi là “đến nơi đến chốn” để… hầu ông:

      1) Việc mâu thuẫn giữa c/q VN thời Đệ Nhất CH và Mỹ là do CS “dàn dựng”? Là do CS cho anh em ông Diệm “vào tròng”?

      2) Chính biến tháng 11/1960 là do các sĩ quan trẻ, “trí thức” cầm đầu cỡ cựu n/v phòng nhì của Pháp, Trung Tá Vương Văn Đông, ” trí thức” có cỡ như Đại Tá Nguyễn Chánh Thi? (Cũng may, ông chỉ cho biết ông là Quân Y Sĩ, tức là người có… học, từng hành nghề Y, chứ mà ông lại bảo là học thức cũng là trí thức thì hết…thuốc, ông à!

      3) Ông Phi Công Nguyễn Văn Cử vì nước hay vì “nhà” hay vì Đảng của thân sinh ông Cử?

  9. DâM TiêN says:

    Ông Nhất linh, lớn về văn chương, nhỏ về chính trị.

    Bài này bàn về Nhất linh chính trị,

    thì vẫn thấy ông còn nhỏ quá, chẳng đáng quan tâm.

  10. CÃI CỐI says:

    Một cách chân thành, tui xin thắp một nén hương lòng tưởng niệm cố nhà văn Nhất Linh, người đã có đóng góp lớn lao cho văn học nước nhà hiện đại.

    Những dòng tui sắp viết đây không liên quan đến việc tưởng niệm cố Nhà văn, chẳng qua chỉ nhân dịp này để nêu một vài ưu tư vụn vặt thôi.

    Xin được nêu một tình huống giả tưởng như thế này với quý vị cao nhân trên diễn đàn. Giả sử như hồi 1949, không phải là Mao của đảng CSTQ, mà Tưởng giới Thạch của THQDĐ thắng, ngự trị toàn cõi Hoa Lục và Đài Loan thì tình hình VN ta từ đó đến nay sẽ thế nào? Quý vị có thể tưởng tượng ra được không? Rồi, trong tình hình như vậy thì liệu ông Nhất Linh có phải tự tử không? Liệu ông HCM và đảng CSVN có chiếm được nửa nước để rồi sau đó, năm 1975 thu tóm cả nước? Và quan trọng hơn hết là liệu VN hiện nay có bị Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch-THQDĐ đe doạ, lấn hiếp trên Biển Đông, và về mọi mặt khác hay không?

    Tui nêu ra một tình huống (scenario) giả tưởng như trên là vì trước đây tui có đọc một bài hồi ký của ông Hà Văn Ngạc, cựu hải quân thiếu tá, viết về hải chiến Hoàng Sa, trong đó có đoạn đáng chú ý như sau về mối quan hệ giữa VNCH-THDQuốc liên quan đến Trưòng Sa:

    “Sau khi đổ bộ lên đảo Trường Sa, hải đội thao dượt trực chỉ đảo Thái Bình (Itu Aba), Nam Yết (phía nam đảo Thái Bình) và đảo Sơn Ca (đông Thái Bình). Ði qua đảo Nam Yết và Sơn Ca Hải đội thao dượt chỉ quan sát đảo chứ không đổ bộ và sau đó tất cả các chiến hạm đã bỏ neo phía nam đảo Thái Bình. Quân trú phòng của Ðài Loan trên đảo đã phải đặt trong nhiệm sở tác chiến, nhưng sau đó họ nhận thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể họ đã an tâm. Hải đội đã liên lạc bằng quang hiệu để xin thăm viếng xã giao trên đảo và được sự đồng ý. Phía đoàn do Tư Lệnh Hạm Ðội hướng dẫn đã lên đảo vào khoảng gần trưa và đã được Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Chỉ huy trưởng quân trú phòng tiếp đón trong phòng khách của Bộ Chỉ Huy và không có cuộc đi thăm viếng trên hải đảo có thể vì lý do bảo mật của họ.”

    Đoạn văn cho thấy rằng hải quân VNCH đã có thái độ khá thân thiện với hải quân Đài Loan chiếm đóng đảo Thái Bình (Ati Batu). Không những vậy, thái độ đó là một sự CÔNG NHẬN MẶC NHIÊN chủ quyền của Đài Loan đối với đảo, một phần của quần đảo Trường Sa của chúng ta.

    Sự công nhận mặc nhiên đó có trái với chủ quyền của VN hay không, và xét về bản chất có khác gì so với công hàm của ông Phạm văn Đồng ký cho Bắc Kinh về hải phận mà lâu nay chúng ta vẫn lên án?

    • Cựu Quân Nhân QLVNCH says:

      Tôi mới trả lời ông bên bài “Chiến tranh VN và xây dựng niềm tin chiến lược”, bây giờ lại gặp ông ở đây.

      Bên trên thì ông “Một cách chân thành, tui xin thắp một nén hương lòng tưởng niệm cố nhà văn Nhất Linh, người đã có đóng góp lớn lao cho văn học nước nhà hiện đại”, nhưng bên dưới thì ông lại “Xin được nêu một tình huống giả tưởng” lãng nhách!

      Đem chuyên giả tưởng rồi hỏi trong hoàn cảnh ấy ông Nhất Linh có tự không, lại còn đem chuyện giả tưởng so sánh chuyện Phạm Văn Đồng ký cho Bắc Kinh về hải phận thì thật vừa vô duyên, vừa vô trách nhiệm.

      Chúng tôi dù đã già nhưng vẫn quan tâm đến đất nước, còn ông chỉ thích CÃI CỐI như một kẻ vô tích sự thì hơi bị buồn đấy ông ạ!

      Đất nước lâm nguy thất phu hữu trách, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, giặc Tầu đang chiếm biển đông, CSVN rước giặc tầu vào VN và cho chúng lập những khu tự trị rải rác khắp nơi trên đất nước, thế mà ông vẫn làm ngơ, bỡn cợt với giả tưởng rồi lo CÃI CỐI thì thật đáng buồn!

      • CÃI CỐI says:

        Hồi xưa có người nói ví von về cố tướng Big Minh là kẻ có “thân con voi, với cái đầu con kiến!”. Nay thấy những comments của ông, tui nghĩ câu nói ví von đó áp dụng cho ông thì đúng hơn!

      • Cựu Quân Nhân QLVNCH says:

        Hết CÃI CỐI được, rồi giở trò con nít thế sao?

        Xin lỗi nhá, về trùm mền cho khoẻ, trau dồi lý luận rồi hãy tái xuất giang hồ! Tôi không rảnh rỗi để đối thoại với những người chỉ biết cãi cối như ông!

Leave a Reply to Choi Song Djong