Chuyện cơm, phở và đời sống ái ân từ 3000 năm trước đến nay
Trong một bài trước, Cỏ May có nhắc tới lý do thứ nhứt đưa đến vợ chồng ly dị nhau là “ngoại tình”. Lý do thứ nhì là “tiền bạc” . Số vợ chồng ly dị ngày nay ở Âu châu rất cao, riêng ở Pháp, lên tới 46, 2%. Cứ gần một cặp trên hai chia tay nhau. Số ly dị sau 3 năm cưới nhau đang tăng lên 50%. Riêng năm 2005, số ly dị đạt kỷ lục, 52, 3% do thủ tục ly dị vừa được đơn giản tối đa. Trong lúc đó, ở Việt Nam, hiện tượng xã hội này vừa trở thành khá phổ biến. Lý do của sự chia tay nhau cũng không khác ở Âu châu hay Pháp cho lắm. Tiền và Ngoại tình.
Từ 3000 năm
Hôn nhân như ta biết ngày nay chỉ là một sáng tạo gần đây của những người nam nữ yêu nhau. Thực tế, họ đã yêu nhau và sống chung thành cặp như vợ chồng nhưng không biết cưới hỏi đã có từ 3000 năm rồi. Từ Hi lạp cổ thời cho tới khi đời sống ái ân hay tình dục của phụ nữ được giải phóng, con người đã thử nghiệm qua hàng ngàn cách yêu đương và ái ân. Tuy thời gian thử nghiệm dài như vậy nhưng người ta vẫn không thể giử được đời sống lứa đôi bền vững. Ở những thành phố lớn Âu châu, ngày nay, tính chung có tới 50% cặp vợ chồng chia tay nhau . Nhưng có dư luận cho rằng đằng sau mặt tiêu cực đó có khía cạnh tích cực không thể chối cãi. Đó là hôn nhân thật sự được thực hiện trên tình yêu trong sáng, bất vụ lợi, điều này khác hẳn với hôn nhân của giai cấp trưởng giả trước đây, họ cưới nhau vì quyền lợi vật chất như của hồi môn hay trao đổi những quyền lợi chánh trị hoặc để có con cái nối dõi. Theo đó, hôn nhân không gì khác hơn là một phương tiện xây dựng xã hội.
Ở Việt Nam còn cưới nhau theo tiêu chuẩn cùng vai vế xã hội, tức phải môn đăng hộ đối. Những loại hôn nhân này đặt nhẹ tình yêu của trai gái, hay không cần có tình yêu. Do đó việc ly dị trở thành khó khăn vì mất quyền lợi. Vì không thể ly dị, ngươì đàn ông cần có nhiều người đàn bà khác để yêu thương theo tình cảm chân thật hay chỉ để thỏa mản tính ái dục. Ngày nay, phần lớn hôn nhân kết thúc bằng sự đổ vỡ do thiếu chung thủy với nhau.
Vài nét về lịch sử đời sống ái ân
Ở thời xa xưa, xưa lắm, con người chưa biết sống kết ước thành lứa đôi như vợ chồng ngày nay ta biết. Đàn ông hoàn toàn tự do tìm phụ nữ để sống với thú ái ân của mình, miễn đừng pha trộn các thứ với nhau.
Theo nhà hùng biện hy lạp Apollodore vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên thì người ta tách rời các trường hợp quan hệ nam/nữ ra từng thứ loại phân minh: Các “bà bồ” là để thỏa mãn thú vui tình dục, các “bà lẽ” là để săn sóc mình hằng ngày, các bà vợ là để có con cái nối dõi chánh thống và bảo quản gia đình.
Có nhiều bà cùng lúc, vậy người xưa sống chung và quản lý các bà như thế nào để tránh cảnh nhà khỏi bị cháy? Người Hy-lạp cổ xưa có thể đem về căn nhà của mình tới 50 phụ nữ trong đó có bà vợ chánh thức, bà vợ thứ, tức phụ nữ cưới về không có hồi môn, các bà hầu và những phụ nữ nô lệ. Tất cả đều thuộc sở hữu của người chủ đàn ông và phục vụ ông chủ theo ý muốn của ông chủ. Thậm chí nhà hiền triết Socrate có một bà vợ chính thức, một bà lẽ và một người tình trẻ đẹp. Ông còn có thêm bao nhiêu nữ nô lệ nữa, không nghe nói tới.
Đối với người vợ chính thức, luật pháp chỉ đòi hỏi 2 điều: hồi môn và trinh tiết của người phụ nữ vì hôn nhân là sự thương thảo giữa hai gia đình. Thực hiện hôn nhân rất đơn giản: người đàn ông chỉ có bắt tay người cha của người phụ nữ là hai người nam-nữ chánh thức thành vợ chồng. Người vợ có nhiệm vụ sanh con, coi sóc nhà cửa và thỉ chung với chồng. Nếu ngoại tình bị bắt được, người phụ nữ bị chồng bỏ rơi và có thể bị đem bán như nô lệ. Người đàn ông có thể thôi vợ và cưới vợ khác bao nhiêu lần cũng được, với điều kiện phải hoàn trả đủ hồi môn.
Ở La-mã cổ, vào năm thứ 16 trước công nguyên, Mécène thôi bà vợ Terentia và cưới lại như vậy tới cả ngàn lần cứ mỗi khi gây gổ nhau. Đạo lý xưa dạy điều quan trọng là đàn ông phải biết giữ tư cách đàn ông: “Mình thôi, chớ đừng để bị vợ thôi”!
Trong thiên niên kỷ đầu của công nguyên, khi người Đức tiến chiếm nước Pháp, họ đem tới những tập quán mới về quan hệ ái ân nam/nữ. Vua chúa, giới quí tộc có thể lấy phụ nữ nô lệ làm vợ chính thức. Anh em họ kết hôn nhau, đàn ông có nhiều vợ theo chế độ đa thê, …Các Linh mục phản ứng chống lại những tập quán cho là thiếu văn minh này, nhưng các ông không đủ sức thiết lập lại trật tự, đặt để lại cho mọi người nề nếp vợ chồng phải là hai người khác giới tính và chỉ một vợ một chồng mà thôi. Thời đó, phần nhiều các ông hoàng, nhà quí tộc đều có nhiều bà vợ cùng lúc và xếp theo thứ tự: vợ chánh, vợ thứ I, II, III, … và những nàng hầu. Được hiểu đó là một cách xây dựng một hệ thống gia đình và thiệt lập quyền lực đàn ông là người chủ gia đình. Vì vậy, vào thế kỷ XI, trong làng, người xa gần đều cùng họ hàng với nhau cả.
Đồng thời với hôn nhân giữa người khác giới tính, có cả hôn nhân giữa những người đồng tính. Theo sử gia người Mỹ, Ông John Boswell, kể lại. Hai người đàn ông, trước một vị Linh mục, long trọng tuyên thệ “ thương nhau ” và hai người hôn nhau đắm đuối trước bàn thờ Chúa.
Vợ chồng được định nghĩa theo Phúc âm, “Người đàn ông sẽ rời khỏi cha và mẹ để quyến luyến với người phụ nữ và từ đó hai người sẽ trở thành một thân thể ”. Ở Âu châu, vào năm 1215, hôn nhân thiết lập giữa người đàn ông và người phụ nữ và theo chế độ “một vợ một chồng”. Từ đó, hôn nhân theo thiên chúa giáo được áp dụng cho mọi người như một giá trị qui chiếu.
Hôn lễ được cử hành trước cổng nhà thờ, với sự tham dự và chứng kiến của dân làng, của Linh mục. Hôn nhân vì tính long trọng đó nên không thể hủy bỏ dễ dàng được, ngoài hai lý do: cùng huyết thống và sự bất lực của người chồng. Tình yêu xuất hiện từ hôn nhân. Linh mục vì là người hiểu biết rành rẽ và có nhiều kinh nghiệm về đời sống xã hội nên qui định những điều kiêng cữ cho quan hệ vợ chồng như không được làm tình ngày thứ sáu, ngày chủ nhật, vào mùa chay, vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thời gian phụ nữ cho con bú hay mang thai, …
Từ đây, đời sống xã hội được hài hòa nhờ hôn nhân và gia đình ổn định. Những tổ chức thanh niên ra đời đóng vai trò cảnh sát để theo dõi sự chung thủy của các bà vợ và quyền lực của người chồng. Và đồng thời, những đám cưới lậu cũng bùng nổ ầm ĩ. Thủ tục rất đơn giản, chỉ diễn ra không quá 5 giây, trong vựa lúa hay ở tửu điếm, bằng sự trao đổi với nhau quà tặng hay vài lời yêu đương, không cần Linh mục chủ lễ. Đôi khi người ta làm đám cưới như đi chạy giặc. Một trường hợp được lưu truyền cho tới ngày nay. Anh chàng nói với cô nàng “ Này em, để cho em đừng sợ bị anh lợi dụng, trước tiên, anh để lưỡi của anh vào miệng em với danh nghĩa “hôn nhân” giữa hai ta với nhau”.
Ở Việt Nam, ngày xưa có tập tục ở rể. Sau lễ hỏi, chàng trai tới nhà vợ tương lai ở và làm việc nhà không công, tức làm việc chùa, cho nhà vợ từ một năm. Sau đó mới làm lễ cưói và rước vợ về nhà của mình. Có khi gia đình bên vợ chê anh chàng bất tài hay thiếu tư cách, từ chối lễ cưới. Thế là anh chàng bèn ôm gói quần áo lặng lẽ ra về một mình. Không biết khi ở rể, đã có được mấy anh có bản lãnh quơ sốt dẻo cô vợ tương lai của mình để khi bị từ hôn không bị mất cả chì lẫn chàì?
Đàn ông lúc bấy giờ không ít người lui tới nhà chứa. Tất cả nơi đây đều do nhà thờ quản lý.
Vào thế kỷ XVI,Panurge, nhân vật trong truyện của Rabelais, cứ tự hỏi “Tôi có nên cưới vợ không?”
Ông hỏi hết mọi người. Từ nhà triết học, nhà thần học, thầy thuốc, tới nhà chiêm tinh, … Ông mơ ước có được một bà vợ để vừa thỏa mãn yêu đương, vừa giúp đỡ ông lúc bịnh hoạn, vừa có con nối dõi cho ông nhưng ông vẫn lo ngại không tránh khỏi bị cặm sừng, bị đánh đập, bị ăn cắp của cải, …
Vào thời đó, hôn nhân theo thiên chúa giáo đang trên đà phát triển và trở thành khuôn mẫu xã hội duy nhứt. Trai gái phải gặp nhau qua chiếc nhẫn ở ngón tay.
Giáo hội Công giáo qua Cộng đồng “Ba mươi” siết qui luật hôn nhân thêm một vòng nữa cho chặt chẽ hơn bằng cách xác định long trọng tính không thể ly hôn cho mọi cặp vợ chồng. Hôn nhân vì đó trở thành nhiệm vụ của gia đình, của nhà thờ và của nhà nước. Với một mục đích đem lại một đời sống vợ chồng tốt đẹp!
Năm 1804, Napoléon ban hành luật xác định “người chồng có bổn phận bảo vệ vợ và người vợ có bổn phận phải vâng lời chồng”.
Và cũng từ đây, trong văn chương, người ta xem hôn nhân là nhà tù nơi chưa có người đàn ông nào thoát ra được mà sống sót!
Ái ân trên hết
Năm 1833, ở Pháp có một “kinh thư ái ân” không biết tên tác giả, phổ biến rất rộng rãi nhưng lậu, không công khai, tựa là “Nghệ thuật ái ân 40 cách” (Art de foutre en quarante manières).
Độc giả đông đảo, có khi phải chuyền tay nhau đọc. Do ảnh hưởng quyển kinh thư này mà đàn ông ngoại tình trở thành một hiện tượng xã hội thật sự nghiêm trọng. Sự vi phạm luật pháp và đạo lý được hiểu như là điều kiện duy nhứt để hưởng lạc. Phụ nữ mang bầu ngoài hôn nhân chiếm tỷ lệ kỷ lục chưa từng thấy.
Tới năm 1884, một đạo luật mới ra đời bảo vệ quyền tự do cá nhân cho rằng sự ngoại tình của một trong hai người của cặp vợ chồng là một trong ba nguyên nhân dẫn đến ly dị. Từ đây, tính bền vững của hôn nhân không còn nữa.
Và nay là lần đầu tiên trong luật pháp của Pháp, với đạo luật mới này, nam nữ bình đẳng trước pháp luật. Tình yêu và ái ân cũng khởi sắc trở lại. Nam nữ yêu nhau có thể công khai hôn nhau ở miệng, điều trước giờ bị cấm ngặt.
Việc ái ân lần lần tách rời khỏi nhiệm vụ sanh con cái và sự kiểm soát của xã hội. Năm 1920, có tới 41.000 trường hợp ly dị trong đó có 60% do yêu cầu của phụ nữ. Đầu năm 1968, luật cấm nam sinh viên tới phòng nữ sinh viên trong Đại học xá sau 21 giờ được hủy bỏ. Tướng De Gaulle, lúc đó đang bị sinh viên phản đối, ngao ngán mà nhận xét kỷ cương xã hội bị xé nát “Người ta cho chúng nó những ông thầy dạy học, nay chúng nó đòi những cô giáo ” ( On leur offre des maitres et maintenant, ils veulent des maitresses – Tiếng Maitresse có nghĩa là Cô giáo mà cũng có nghĩa là Tình nhân ). Qua tháng 5/68, tuổi trẻ “đứng lên làm lịch sử” đưa ra khẩu hiệu “Hưởng lạc không trở ngại”. Lập tức, các phong trào nữ quyền hưởng ứng theo.
Ngày nay, tình yêu, ái ân trở thành những quan hệ đa dạng và hoàn toàn tự do. Trai gái tự do cưới nhau, không phân biệt giới tính. Tự do sống chung bằng hợp đồng hai người cùng ký trong nháy mắt. Sau đó vài ngày, họ chia tay nhau. Một lần, hai lần, ba lần. Và nhiều hơn nữa …
Sử gia người Mỹ, Ông Dan Savage, phê bình hiện tượng tình yêu và ái ân xả láng ở Pháp và Âu châu như ngày nay là do một sai lầm lớn. Âu châu trước kia đã thần thánh hóa hôn nhân. Đặt hôn nhân dưới sự kiểm soát gắt gao của nhà thờ. Mọi quan hệ nam/nữ đều bị nhà thờ dòm ngó, phán xét. Tôn trọng sự thủy chung, thay vì sự nảy nở, như là tiêu chuẩn chủ yếu của hôn nhân thành công. Nhưng điều mong đợi đó, trên thực tế, đã dẫn tới thất bại thảm hại.
Ông Dan Savage, để có đời sống hôn nhân vững bền, muốn con người ta ngày nay hãy quay trở lại với mô hình gia đình thời xa xưa, như ở Athènes, với một vợ hay một chồng chánh thức cho quan hệ hằng ngày, và nhiều bà thứ / ông thứ, nàng hầu / ông hầu,… để thỏa mãn ái ân.
Nhà sử học thường bị ám ảnh bởi quá khứ. Nhưng quá khứ không phải là hiện tại. Nên không biết các ông ngày nay có chịu sống với cái quá khứ của Athènes không?
© Nguyễn Thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Đàn ông lúc bấy giờ không ít người lui tới nhà chứa. Tất cả nơi đây đều do nhà thờ quản lý.
Làm ơn giải thích và chứng minh rõ ràng câu viết trên trong bài , nếu không tác giả đã vu khống. Bài viết vớ vẩn, vô bổ!!!
Tôi cũng thắc mắc và đặt câu hỏi này đã 3 hôm rồi, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tác giả Nguyễn Thị Cỏ May trả lời!
Bạn bè găp nhau sau 20 năm xa cách dù cùng trên xứ tụ do ,nhưng nưóc này nươc kia cũng cách đại dương .Ngay nước Mỹ đông qua tây cũng 6000 miles.Phương tiên thì có ,tiên bac thì khóng .Lo cày ,lo vợ lo con ,lo cho mẹ cha.anh em ở vn và tham gia chống cộng,để mong góp một bàn tay giúp quê hương,dù có người qua trước cay đắng “thôi,lo làm ăn đừng dính dáng tơi ,,,”nay nhìn B Đ D C Đ và ldcon trẽ tranh ăn,bọn VC và theo cộng lợi dung ,bon “không v iêc làm” xông vào bât cứ “mâm cổ” nào mà ngao ngán.
Cho nên “bao nhiêu năm gập lại” ,vui ve rũ nhau đi ân …
-ăn gì nào ? phở nhé…
-lai đòi ăn phở… chưa chán sao?
-già rồi không nên nêt.Co nhai nổi gân không đó ?
_nhà em ân phở ngán rồi. ĂN chay đi anh !
-ĂN chay cũng tốt,,,lâu lâu thay đôi khẩu vị …
- Ne ,cai ông này,,,Ong nói đi đâu vậy ? Đọc Cỏ May bi cỏ dính óc à? Bậy vậy cũng đọc
“Đàn ông lúc bấy giờ không ít người lui tới nhà chứa. Tất cả nơi đây đều do nhà thờ quản lý“.(trích)
Giãì thích vơi giãĩ ghét.
Bài vu vơ vớ vẫn vu khống…
….
ĂN BÁNH BÈO HUẾ vậy !
(CC)
Ăn gì thì ăn, nhưng được sống và hưởng được tự do dân chủ là tốt lắm rồi. Đời người đâu có là bao, ăn để mà “sống cho có ý nghĩa” chớ đâu phải sống để mà ăn!
Bạn bè lâu lâu gặp nhau thì tay bắt mặt mừng, ăn gì cũng được: Phở, bún, cơm cái gì cũng xong nhưng đừng chạy rong ra ngoài ăn vụng, nhỡ vướng vào bệnh thời đại (Si đa) thì không chỉ khổ riêng mình mà còn làm liên lụy đến vợ con, phá vỡ gia cang, khổ lắm đa!
Hãy nhìn về VN nước nhà để thấy cảnh sống của dân mình ra sao, nhiều nhà cơm nguội cũng không có mà ăn nói chỉ phở, bún hay cơm.
Trong khi cán bộ nhà nước ăn chơi phung phí bằng những đồng tiền tham nhũng, cướp đoạt của dân, có đêm họ dám chi ra cả ngàn $ ăn chơi xả láng, không chỉ cơm với phở, mà còn ngựa phi bò cỡi, ngâm gái chân dài trong vại lớn rồi múc uống với nhau xả láng với thú vui man rợ, thì có những người dân đen kiếm khoảng trăm ngàn (5 $) mua thuốc cho con cũng không ra!!!
Theo tôi thì từ ngữ “Hôn nhân” đã bị coi thường và lạm dụng. Người ta không còn phân biệt được “Tình yêu” và “tình dục”!
Tôi thắc mắc câu này, mong tác giả Cỏ May giải thích: “Đàn ông lúc bấy giờ không ít người lui tới nhà chứa. Tất cả nơi đây đều do nhà thờ quản lý“.
Đáng tiếc rằng tác giả Cỏ May chỉ viết về”cơm,phở,và đời sống ái ân…”,đặc biệt về lịch sử”Đa Thê,đa phu”ở Âu châu,ly dị,củng vì”ăn cơm và ăn phỏ”,v..v…có lẽ cũng vì Cỏ May bị ám ảnh bởi cuộc sống hiện tại ở Âu châu?
Nên tác giả không đả động gì đến tình yêu(Ái)lãng mạn,không đưa đến hôn nhân(=Tình chỉ đẹp, những khi còn dang dở.Đời mất vui,khi đã vẹn câu thề)đã được”lên thơ”từ thời TTKh(“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng.Trời ơi,người ấy có buồn không?…”cho đến thời Cung Trầm Tưởng làm thơ,được phổ nhạc qua bài”Lên xe tiễn em đi,chưa bao giờ buồn thế,trời mùa Đông Paris,xuốt đời lòng chia ly
TUỔI MƯỜI BỐN
(Tình yêu đầu đời của chàng trai 17)
Tuổi mười bốn làm em thơm ngây ngất
Còn nguyên hương với da thịt trẻ con
Gót nhẹ quá phố phường như say mất
Ôi tê mê hình tượng lắng vào hồn
Tuổi mười bốn tóc nồng thơm hôn mẹ
Mắt ngập ngừng còn vướng vất ý cha
Trán cao khiết còn nương hồn rất nhẹ
Tay măng non còn tríu mến chan hòa
Tuổi mười bốn môi hồng còn chúm chím
Đã ngượng ngùng khi thấy ý con trai
Má trắng mịn còn thay tim thành tiếng
Thẹn vu vơ rồi chẳng nhớ lâu dài
Tuổi mười bốn em nhìn đời vô tội
Ý trắng trong chưa biết nghĩ ngày mai
Rất vô tư nên đời còn chưa vội
Chưa đắn đo chưa lo sợ tương lai
Tuổi mười bốn tuổi thần tiên con gái
Một lần thôi không thể lại hai lần
Mà thời gian có bao giờ trở lại
Giả từ em tôi thấy bước bâng khuâng
Tuổi mười bốn gặp em lần độc nhất
Rồi xa nhau mãi mãi đến nghìn sau
Tôi chẳng tiếc và em dường chẳng biết
Vĩnh biệt thôi chi để thấy tàn phai
Võ Hưng Thanh
(1962)
Cám ơn Võ hưng Thanh đã phản hồi bằng bài thơ”tuổi 14″rất hay,khiến tôi nhớ lại
“tuổi 14″của tôi ở Hà nội,trước khi di cư vào miền nam,nhưng tiếc thay:”em”phải ở lại miền Bắc với gia đình,rồi”biến”đi đâu mất?! Thật đúng là:
“Tình chỉ đẹp những khi còn dang giở
Đời mất vui,khi đã vẹn câu thề”
TÌNH THÁNH THIỆN
Đê mê quá khi hai làn da thịt
Khẻ chạm vào trong vẻ ngọc thanh tao
Đôi tim nồng càng hồng thắm xiết bao
Và ngôn ngữ chỉ hóa thành câm nín !
Yêu là thế lần đầu đâu ngờ được
Toàn rung lên trong nhạc điệu tê mê
Mười ngón tay chỉ ve vuốt vụng về
Đôi môi muốn mà ngàn lần chưa dám !
Mong manh quá như làn sương mờ ảo
Nhẹ nhàng rung trong điệu khúc tuyệt vời
Muốn ôm nhau mà chỉ thấy ngại ngùng
Thời gian có trôi đi hay dừng lại !
Yêu biết mấy mà vạn lời câm nín
Nghĩ vu vơ nào có dám hé môi
Chỉ ngẩn người trong tĩnh lặng bồi hồi
Nghe tim đập để thấy lòng phấn chấn !
Tình yêu đó thời gian như dừng lại
Quá mong manh như sương đọng đầu cành
Khẻ rung lên e giọt ngọc tan tành
Đành cố giữ mãi phút giây thánh thiện !
Tình câm nín trong vô biên là thế
Biển sục sôi mà chẳng dám phũ phàng
Chỉ lặng yên chìm đắm giữa miên man
Như ngập ngụa trong tơ vàng óng ánh !
Ôi rung động quả lần đầu thánh thiện
Sát kề nhau mà ngăn cách vô biên
Dẫu cách ngăn vẫn hòa điệu muôn vàn
Chực òa vỡ trong bao nhiêu thèm khát !
Bao thánh thiện đây phút giây vời vợi
Tình chơi vơi như trăng giữa bầu trời
Như sao ngàn bao im ắng mãi xa xôi
Tình tràn ngập tợ đôi tim dậy sóng !
Thiêng liêng quá thật tình yêu thánh thiện
Tình nồng nàn mà tĩnh lặng bao nhiêu
Đôi vòng tay đâu đã dám chi nhiều
Vờ hờ hững giữa đôi tim nồng cháy !
Cố câm nín khi lửa tình bốc dậy
Sóng trào dâng mà toàn chỉ ngại ngùng
Thiêng liêng sao tình thật sự lần đầu
Quá nguyên thủy như cửa rừng chưa mở !
Quả thánh thiện tình đầu đời biết mấy
Chạm nhẹ thôi mà tưởng ái ân rồi
Thiêng liêng thay rung động của đời người
Thần thánh quá khi lần đầu chạm đến !
TRĂNG NGÀN
(17/7/13)
TRỜI SINH
Trời sinh hai giống khác nhau
Để cùng hợp lại đặng mà có con
Có con nối giống về sau
Cứ hoài như vậy là theo ý trời
Chuyện này không chỉ loài người
Muôn loài đều vậy nghĩa là giống nhau
Kể chung cả đến cỏ cây
Việc cùng phối giống nói ngay đều thường
Giống như ghép mộng vậy mà
Mộng luôn phải khớp mới là ăn nhau
Cái nhô ra cái thụt vào
Nếu không như vậy khi nào mới xong
Ông trời rõ hết tỏng tong
Nên lên kế hoạch từ trong ra ngoài
Chương trình cài đặt sẳn rồi
Chỉ ngồi mà ngắm con người yêu nhau
Có khi trời cũng tính sai
Chương trình bị lỗi thành ra lộn chiều
Khiến cho cùng phái lại yêu
Gở ra không đặng đổi chiều không xong
Dù sao nói chuyện ái ân
Xưa như trái đất đâu cần học ai
Bản năng như thế mới tài
Trời sinh ra biết có ai ngu gì
Lại thêm sáng tạo thường khi
Tha hồ đổi mới làm gì cũng thông
Bởi vì trong lúc ái ân
Cốt nhằm khoái lạc chứ mong điều gì
Nói chung cũng bởi ông trời
Chương trình cài sẳn cho người thế gian
Sinh con đầy đống đầy đàn
Của ăn của để cứ càng thi nhau
Gia đình quả chuyện về sau
Lập nên xã hội mới ra gia đình
Đó là cơ chế hậu sinh
Tiên thiên vốn chỉ dục tình mà thôi
Thế nên khi đã là người
Vấn đề luân lý ai người lại quên
Tinh thần đạo đức xây nên
Yêu cầu xã hội mới nên loài người !
NON NGÀN
(12/7/13)