WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Sang đến Washington [1]

truong-tan-sang

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang – một ủy viên cao cấp có thế lực của Bộ Chính Trị cầm quyền, nơi những quyết định quan trọng của chính quyền được đưa ra và ấn xuống cho Trung ương của Đảng Cộng sản cầm quyền – sẽ gặp gỡ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Nhà Trắng vào ngày 25/7. Dù gì đi nữa, cuộc gặp hôm Thứ Năm sẽ có ý nghĩa quan trọng với hai vị nguyên thủ quốc gia. Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm có những căng thẳng gia tăng lâu nay vẫn kìm hãm các mối quan hệ chiến lược và kinh tế mật thiết hơn giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh.

Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama có cơ hội vun đắp mối quan hệ song phương (tôn trọng lẫn nhau) sâu sắc hơn. Nhưng vẫn chưa rõ liệu có vị lãnh đạo nào có tầm nhìn hay bản năng chính trị cần thiết để nắm bắt cơ hội này hay không. Hai vị nguyên thủ quốc gia này có thể chỉ cố gắng tán dương cho hấp dẫn, mong sao bỏ qua những bất đồng quan trọng về các vấn đề cốt lõi hiện đang chia rẽ Washington và Hà Nội. Trong đó, hai vấn đề nan giải nhất là: những cách hành xử nhân quyền của Việt Nam xúc phạm các chuẩn mực luật pháp quốc tế được chấp nhận (theo cách nhìn của Washington), và các áp lực kinh tế đầy xúc phạm của nước giàu (quan điểm của Hà Nội).

Nhà Trắng đã liệt kê “nhân quyền” là chủ đề đầu tiên trong ba chủ đề sẽ có trong chương trình nghị sự khi hai vị lãnh đạo gặp nhau hôm Thứ Năm. “Biến đổi khí hậu” là ưu tiên thứ hai được nêu, và tiếp theo là các cuộc đàm phán thương mại Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam, và 10 nước Châu Á- Thái Bình Dương khác.

Nhưng chương trình nghị sự thực sự lại rộng hơn, gồm những quyết định căn bản mà cả hai nước cần đưa ra về việc liệu có nên tăng cường hợp tác chiến lược và an ninh giữa hai nước hay không. Nhà bình luận sắc sảo David Brown, một cây bút đặc biệt cho tờ Asia Sentinel, đã viết rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị dường như đã “bị lay chuyển” khi ông Sang thăm Bắc Kinh vào tháng Sáu. Có vẻ như trong các cuộc hội đàm kín với những vị lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, chủ tịch nước Việt Nam ra về với những lời lẽ tốt đẹp, nhưng chẳng có gì thực chất. Do “cuộc gặp rõ ràng đáng thất vọng với các lãnh đạo của Trung Quốc”, tác giả Brown viết, một cuộc viếng thăm “vội vã” đến Washington được sắp xếp sau đó. Ở Washington, Bộ Chính trị muốn Chủ tịch Sang tìm hiểu xem liệu Tổng thống Obama – một chính khách, theo cách nhìn của một số người Châu Á, nổi tiếng là chủ yếu nói toàn điều hay ý đẹp trong các cuộc tiếp xúc với các nguyên thủ nước ngoài – sẽ có giúp ích được gì hơn hay không.

Cả hai chính phủ đều không tiết lộ thêm chi tiết về nội dung hội đàm giữa Trương Tấn Sang và Obama vào hôm Thứ Năm. Một phát ngôn viên Nhà Trắng thậm chí còn không cho biết hai vị nguyên thủ sẽ hội đàm ở phòng nào trong Nhà Trắng, chứ đừng nói gì đến chuyện cho biết tên những nhân vật khác sẽ có mặt trong phòng họp.

Nhìn kỹ mỗi đề mục trong ba vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự hội đàm Sang-Obama, ta thấy với mỗi vị nguyên thủ, bất cứ trao đổi ngoại giao thật sự “thẳng thắn” nào cũng sẽ đặt ra những câu hỏi gây khó xử, đó là chưa kể các tình huống làm bẽ mặt lẫn nhau.

Với Trương Tấn Sang, câu hỏi gây khó xử sẽ là giải thích cho Obama hiểu giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ là họ thực sự được lợi gì khi giam giữ hơn 160 tù chính trị. Đây là những công dân Việt Nam không phạm “tội” gì cả – ngoài việc lên tiếng hòa nhã than phiền rằng chính quyền của họ bị xem là ngày càng tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình. Và Obama có thể hỏi về một nghị định của Hà Nội ngày 15/7 nhằm cấm ngôn luận “chống lại nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hay bất cứ ý kiến phê phán nào mà đảng e ngại có thể “gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do. Nghị định này ngắm đến các biểu tượng internet phổ biến như Google và Facebook.

Dĩ nhiên, luôn nan giải cho người Mỹ khi bày tỏ các quan điểm hợp lý về nhân quyền mà không có vẻ ngạo mạn hay dạy đời dưới con mắt của giới lãnh đạo Việt Nam luôn nhạy cảm. Nếu bị gây sức ép quá nặng nề, hay quá công khai, cộng sản có thể chỉ việc bắt bớ thêm nhiều blogger vô tội để dằn mặt người Mỹ. Nếu Mỹ không làm căng, chính quyền Hà Nội có thể cứ tiếp tục làm bất cứ chuyện gì họ thích. Xưa nay, chưa ai thực sự hình dung được ngôn ngữ ngoại giao phù hợp nhất.

[Và nếu giọng điệu của Obama về nhân quyền xúc phạm Trương Tấn Sang, Chủ tịch Việt Nam có thể nêu ra vấn đề dioxin. Trương Tấn Sang có thể hỏi liệu vị lãnh đạo Mỹ có thấy xấu hổ về việc một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội gần đây phủ nhận với Drew Brown, phóng viên của McClatchy, rằng không có chuyện nhiều công dân Việt Nam ngày nay vẫn chịu những ảnh hưởng thảm khốc của dioxin do Không lực Hoa Kỳ rải trên đất Việt Nam trong thời kỳ bắn phá.]

Với Obama, có lẽ điều khiến bẽ mặt nhất là Nhà Trắng của ông – vì những lý do hoàn toàn mang tính cục bộ địa phương trong nước liên quan đến những quan hệ chính trị của ông với các nghiệp đoàn Mỹ và sự vận động hành lang của ngành dệt Mỹ không có khả năng cạnh tranh toàn cầu – đã quá quắt đưa ra những yêu sách đối với Việt Nam trong các cuộc đàm phán thương mại TPP mà Bộ Chính Trị có họa là dại dột mới chấp nhận. Quả thực, những áp lực kinh tế khá thô thiển của Obama lâu nay đang tạo ưu thế cho những người ở Hà Nội ngày càng nghi vấn giá trị của các mối quan hệ thương mại và chiến lược mật thiết hơn với Mỹ.

Ngoài khả năng có thể làm bẽ mặt lẫn nhau, hóa ra điều mà Nhà Trắng muốn bàn về biến đổi khí hậu cho thấy (rất có thể ngoài dự kiến của cả Trương Tấn Sang lẫn Obama) việc tăng cường quan hệ kinh tế song phương đã trở nên phức tạp đến mức nào.

Quyền lực chính trị và điện lực

Về biến đổi khí hậu, có thể Obama chỉ muốn đánh bóng phẩm chất ‘xanh” của mình bằng cách giảng cho Chủ tịch Sang một bài hay về tầm quan trọng của việc các quốc gia hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng địa cầu ấm lên.

Nhưng còn một điều quan trọng khác đang diễn ra giữa Washington và Hà Nội cho thấy ý nghĩa chính trị của vấn đề biến đổi khí hậu đã xen vào mối quan hệ song phương ra sao. Không chắc là nhân viên Nhà Trắng – hiện nay dường như phải dàn sức đảm đương quá nhiều việc – đã báo cáo tóm lược cho Obama biết về các tác động của một quyết định hồi tuần trước của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank) từ chối dùng nguồn vốn tài trợ xuất khẩu của Mỹ để xây một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than công suất 1.200 megawatt ở tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Nhưng chắc chắn, chủ tịch Sang không cần được báo cáo tóm lược đặc biệt mới hiểu trọn vẹn các tác động do hành động của Mỹ. Sở dĩ như vậy là do quyết định của Eximbank đi thẳng vào trung tâm của cách thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam ngày nay – và chạm đến những cái đầu nhạy cảm trong Bộ Chính Trị.

Trong một bức thư ngày 17/7 gởi cho tổng thống Obama, Greenpeace, Friends of the Earth và các tổ chức môi trường khác phàn nàn rằng “nhà máy chạy bằng than bẩn này sẽ gây ô nhiễm ở mức không thể chấp nhận được mà sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng xáo trộn khí hậu và đầu độc các cộng đồng địa phương”. Kế hoạch hành động về khí hậu của Obama, họ nhận xét (rất đúng), phản đối việc Mỹ tài trợ cho các dự án than ở nước ngoài, với lý do là chúng làm tăng lượng khí thải nhà kính.

Các nhóm vận động hành lang về môi trường đã khắc họa chính xác các chính sách hành động về khí hậu của Obama. Quy định hướng dẫn của ngân hàng Eximbank về cơ bản không tài trợ cho các dự án nước ngoài có độ carbon cao chẳng hạn như các nhà máy than. Hiện nay, Eximbank quan tâm hơn đến việc tham gia vào các dự án năng lượng có thể tái tạo. Dù sao, sau khi thực hiện một cuộc “thẩm định chi tiết”, cơ quan tài trợ xuất khẩu Mỹ đã phát hiện rằng nhà máy ở Thái Bình không hội đủ tiêu chuẩn. Vì thế, ngân hàng không kiểm tra các chi tiết khác của dự án: vốn tài trợ, mức độ khả tín, vân vân.

Phần lớn những điều nêu trên đã được các hãng tin Mỹ đưa – nhưng phần hay nhất của câu chuyện này lại không được tường thuật: chính xác là ai đã muốn nguồn vốn tài trợ xuất khẩu của Mỹ cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình?

Eximbank không nêu những chi tiết như vậy trong tài liệu công bố công khai trước khi các dự án được phê chuẩn, nhưng tìm hiểu thêm một chút thì thấy rằng người ta mong có nguồn vốn của Eximbank để giúp một trong những đại tập đoàn quốc doanh của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (tự gọi mình là PV Power). PV Power là công ty con của Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (tên tắt là PVN). Theo một bản tin tiếng Việt năm 2011, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của PV Power là một dự án trị giá 1,6 tỉ Mỹ kim. Các đơn vị chính là các hãng xây dựng Hàn Quốc và Nhật.

Ngày 3/8/2012, Babcock & Wilcox Co., công ty có trụ sở ở Charlotte, Virginia, thông báo rằng một công ty con đóng ở Bắc Kinh –Babcock & Wilcox Beijing Co. Ltd. – đã giành được hợp đồng trị giá 300 triệu Mỹ kim liên quan đến Thái Bình từ công ty Daelim Industrial Co. Ltd. của Hàn Quốc. Công ty Babcock & Wilcox nói rằng họ sẽ thực hiện công việc kỹ thuật ở Bắc Kinh cho hai lò nung chạy bằng than cho dự án Thái Bình, và cũng sẽ tham gia vào sản xuất.

Tuy một phát ngôn viên của Babcock & Wilcox không thể trả lời các câu hỏi về dự án Thái Bình trước khi bài báo này lên khuôn, dường như PetroVietnam và công ty Hàn Quốc muốn xin nguồn vốn tài trợ từ Eximbank để mua thiết bị do Mỹ sản xuất. Tài liệu công bố công khai không có chi tiết về số việc làm ở Mỹ mà nguồn tài trợ xuất khẩu này lẽ ra đã có thể hỗ trợ. (Cũng không rõ vai trò mà than có – hoặc có thể nên có – trong việc giải quyết các nhu cầu năng lượng của một nước đang phát triển như Việt Nam).

Sự liên can của PetroVietnam, đối với những ai hiểu cách vận hành của cái có thể gọi là “nền kinh tế chính trị” Việt Nam, cho thấy các hậu quả của câu chuyện này vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuộc đấu tranh bình thường về đồng vốn và việc làm với chỉ một công trình xây dựng.

Các công ty quốc doanh kiểm soát có lẽ một phần ba nền kinh tế Việt Nam. Kém hiệu quả, bí mật và thường bị xem là có tham nhũng, các công ty quốc doanh cũng là chỗ kiếm tiền cho các đảng viên cộng sản cao cấp. Các công ty này trực thuộc văn phòng Thủ tướng, và vì vậy là một nguồn quan trọng để bổ nhiệm với mục đích ban phát bổng lộc và tạo ảnh hưởng chính trị. (Thử tưởng tượng Tổng thống Obama bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của một phần ba trong 500 công ty hàng đầu theo xếp hạng của Fortune, chẳng hạn như Boeing, General Electric, Microsoft, Google, Exxon, vân vân.)

Trong các cuộc đàm phán thương mại TPP, phía Mỹ đang yêu cầu Việt Nam tiến hành những cải cách về tính minh bạch, và thực hiện những biện pháp nhằm giúp các công ty quốc doanh có tính định hướng thị trường hơn. Như vậy là đòi hỏi quá nhiều, nếu xét đến thực tế là cũng chính các tập đoàn nhà nước đó lâu nay đã giúp nhiều cán bộ đảng cao cấp – bao gồm cấp Bộ Chính Trị – trở nên giàu sụ. Trong gần suốt mười năm qua, Bộ Chính Trị đã chật vật tìm cách xử lý vấn nạn này.

PetroVietnam lâu nay đã có nhiều điều tiếng ở Việt Nam. Hồi tháng 10 năm ngoái, một bài trên nhật báo Thanh Niên cho biết PetroVietnam đã bị chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ trích với lý do công ty này “cần công bố tài chính và số liệu lợi nhuận”.

Bài viết của báo Thanh Niên nói thêm rằng đại tập đoàn quốc doanh này đã phủ nhận những lời tố cáo công khai của các đại biểu quốc hội cho rằng tập đoàn lâu nay sử dụng tiền thuế của dân để đầu cơ bất động sản. Rồi tờ Thanh Niên đặt câu hỏi tại sao PV Power và các công ty con thuộc sở hữu 100% của PVN có công ty bất động sản của riêng mình. Tờ báo này thậm chí còn đăng ảnh chụp Nam Đàn Plaza ở Hà Nội, được mô tả là “một dự án trung tâm mua sắm cao cấp do PV Power đầu tư xây dựng”. (Theo quan điểm của giới quản lý công ty quốc doanh, đầu cơ bất động sản hẳn có lãi hơn điện lực, vì chính phủ buộc họ ấn định giá điện quá thấp cho người tiêu dùng Việt Nam nên không thể kinh doanh có lãi được.)

Tuần này, các quan chức Việt Nam cùng công cán với Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ ra sức thuyết phục các quan chức của Eximbank. Trong khi Chủ tịch Trương Tấn Sang và Obama hội đàm. Khó có khả năng họ sẽ thành công. Các quan chức Mỹ có thể thắc mắc liệu các quan chức PetroVietnam có dùng bất cứ khoản lãi nào thu được từ nguồn vốn vay lãi thấp của Mỹ để đầu cơ vào các thương vụ bất động sản mạo hiểm hơn hay không.

(Còn tiếp)

Nguồn: Greg Rushford, Mr. Sang Comes to Washington, Rushford Report, 23/7/2013.

Bản tiếng Việt © 2013 Phạm Vũ Lửa Hạ

8 Phản hồi cho “Ông Sang đến Washington [1]”

  1. Silver Price says:

    Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước.

  2. THƯỢNG NGÀN says:

    THỜI ĐẠI MỚI

    Thời đại mới đã đến rồi
    Trên toàn thế giới chớ nào riêng đâu
    Bây giờ toàn những Công ty
    Cạnh tranh hăng hái nhằm đi lên đầu
    Ưu tiên tài chánh chứ sao
    Hễ càng vững mạnh càng mau đạt thành
    Cốt sao phát triển mặt hàng
    Để mong sản xuất được càng nhiều hơn
    Khách hàng giờ đã thành vua
    Tiêu dùng quả đã hơn thua trên đời
    Đã thành hạnh phúc tuyệt vời
    Bỏ qua mọi chuyện “trời ơi” ngày nào
    Ví như “ý hệ, ý hào”
    Đều chào thua hết thị trường ngày nay !
    Bởi đời càng tới văn minh
    Con người độc lập, tự do mọi miền
    Đúng là thời đại thần tiên
    Bởi nhờ công nghiệp mọi người cùng lên !
    Quên đi bao nỗi ưu phiền
    Ở trong quá khứ làm điên con người
    Giờ thì chính trị thua rồi
    Giờ thì kinh tế mới thời đi lên !
    Thị trường hội nhập chớ quên
    Ngôi làng thế giới quả tình mở ra
    Miễn là đừng thói ranh ma
    Quậy làng, quậy xóm, quậy luôn mọi người !
    Quả nhiên dòng chảy cuộc đời
    Qua bao ghềnh thác, cũng thời xuôi đi !
    Giờ thì lịch sử sang trang
    Cho toàn thế giới, cần khôn ở đời
    Tự do, dân chủ, nhân quyền
    Chung cho nhân loại, có riêng ai nào
    Chiều chiều đi dạo bờ ao
    Nghĩ xem sự thế dễ nào khác đâu !
    Dễ chi lội ngược dòng đời
    Mà buồm theo gió mới thời hay ho !
    Chuyện đời đâu chỉ co ro
    Cây đa bến cũ con đò ngày xưa !
    Tương lai hiện mở ra rồi
    Phải mau tiến bước, đặng thời mới ngoan !

    ĐẠI NGÀN
    (25/7/13)

  3. Võ Đình Tuyết says:

    Nói cho cùng,thì ông Sang hay ông Dũng hay ông Trọng thì…giống hệt nhau.
    Chỉ tội cho Dân Việt trong nước và ngoài nước.
    Bọn họ. Sang, Dũng, Trọng,là những người lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt Nam,chúng ta thử nhìn lại từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến tam ông bây giờ có làm được gì cho dân Việt.Từ cải cách ruộng đất,đầy đọa những án văn học khốc liệt như: Văn Nhân Giai Phẩm,giết bao nhiêu người yêu nước và ba mươi tám năm thống nhất,họ, vâng! chính họ, vẫn lối cai trị man rợ nhưng hèn hạ hơn là phục vụ cho chính quyền Trung Cộng.Họ,có thể bỏ tù từ những chiếc áo trắng đơn sơ học trò yêu nước cho đến những nông dân thương yêu ruộng đất,họ bỏ tù tất cả những luật sư còn lương tri giử gìn lẻ phải,cho đến những bậc tu hành chân chánh,họ không cần lẽ phải,họ chỉ biết quyền lực
    và đồng tiền.Trong những cuộc cách mạng loại người,bọn họ,những người cộng sản Việt Nam hay quốc tế dều là những đồ tể tay váy máu,họ làm ô uế chữ cộng sản,bạn không tin ư? Bạn có thấy bao nhiêu cán bộ cộng sản trở thành triệu phú,tỉ phú đô la Mỹ và những người nghèo ngày xưa mơ một chén cơm cho tất cả mọi người đều hưởng,là bánh vẽ trong ru ngủ man rợ tuyên truyền cán bộ nằm vùng.những người ngày xưa đó hy sinh,che dấu,tiếp trợ,thuốc men,ẩm thực dù họ phải hy sinh cho đám man rợ bây giờ ngồi trên đống vàng; danh vọng!..
    Trước năm 1975,thành phố Sài Gòn,Đà Nẵng,Huế,ngập tràn những người trẻ sinh viên học sinh xuống đường tranh đấu.Họ yêu nước dấn thân? Không! họ chỉ chạy theo một trào lưu ngu xuẩn trong bối cảnh chiến tranh bởi một lớp người trí thức cặn bả và cán bộ cộng sản tự xưng yêu nước.Họ còn trẻ thời đó nhưng bây giờ họ đã già, khi nhìn thấy từng lớp giai cấp giàu nghèo,những trẻ thơ vẫn còn bán giấy số,đánh giày,những cô gái non trẻ bị bán qua cửa biên giới cho những kẻ mua dâm,những cô gái lên đường làm vợ cho những tên mang bịnh tâm thần xứ lạ.Họ sẽ nghĩ gì một thời dấn thân đã qua?
    Chẳng có hy vọng gì khi ông Trương Tấn Sang qua gặp tổng thống Mỹ.Họ chỉ ngồi đàm luận suông. Biết bao người dân tị nạn đã bỏ công sức ở ngoài tòa Bạch Ốc đòi hỏi quyền làm người.Họ lên đường ở nhiều tiểu bang chẳng có một ơn lộc gì ngoải tâm hồn yêu nước và thương những người yêu nước lâm cảnh tội tù.
    Không có ai xây dựng ngôi nhà đổ nát của mình,cho bằng chính mình.
    Hy vọng gì với một ông Sang và đám thuộc hạ,rất ư hèn với giặc nhưng ác với dân.
    Chắc chắn một cuộc mua bán,đổi chát,hơn thua,giao hữu,và nụ cười hữu nghị của hai lãnh đạo dội xuống những mái đầu người Việt từ trong hay ra ngoài nước như những ly nước đắn pha đầy chất độc.

  4. danluan13 says:

    Các quốc gia khác thì coi như đã thuận, chỉ riêng Việt Nam là nước mà Mỹ vẫn trông chờ để hoàn tất trục quay về Á Châu. Nếu chỉ vì nhân quyền và hiệp ước TPP thì tổng thống Obama không gấp rút lên tiếng mời ông Sang qua thăm Mỹ (theo tôi thì phía Việt Nam muốn gặp và Obama chấp thuận) vì hai vấn đề này không cần gấp rút và đích thân tổng thống. Hơn nữa, khi ông Obama lên tiếng chính thức mời ông Sang thì vấn đề nhân quyền của Việt Nam rất xấu. Vậy hai vần đề trên chỉ là mặt nổi làm rùm beng để che đậy mặt cái mặt chìm rất quan trọng.

    Hãy nghĩ xem Việt Nam có cái gì mà Mỹ quan tâm và cần như thế?

    Mỹ dễ dãi cho Việt Nam vào TPP với mục đích gì? Cung cấp vũ khí sát thương là cái mà Việt Nam muốn chứ không phải Mỹ. Nhân quyền có thay đổi tốt cũng không phải là cái Mỹ cần. Tự do hay dân chủ cho Việt Nam cũng không quan trọng bằng lợi ích của Mỹ. Mỹ không cần những cái vớ vẫn đó vì chỉ lợi cho Việt Nam.

    Cái mà Việt Nam muốn và đích thân ông Sang qua Mỹ là hợp tác toàn diện về chiến lược quốc phòng với Mỹ để thoát tay Tầu Khựa. Đây là vấn đề mà đích thân tổng thống Obama mời ông Sang qua Mỹ để xác nhận (hay ký giấy). Nhưng nếu chỉ là hợp tác toàn diện thì cũng không đủ để cứu Việt Nam thoát tay Tầu Khựa mà phải là cái gì đó giống như Japan đang có, South Korea cũng đang có, Singapore cũng đang có, và Philippines cũng đang muốn có, Mà cái gì đó hợp với lợi ích đôi bên?

    Vịnh Cam Ranh! Đây là cái mà đích thân tổng thống Obama tiếp ông Sang. Sau chuyến đi Tầu của ông Sang bị Bắc Kinh ép ký giấy, và cũng ngay sau khi ký thì ngư dân Việt Nam bị quân Tầu tấn công. Hành động của Tầu đã đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ, và Việt Nam phải nhượng bộ cho quân đội Mỹ đồn trú ở Cam Ranh như Japan và South Korea.
    Dân chủ, tự do, nhân quyền là vấn đề sẽ giải quyết trong tương lai khi thế hệ trẻ Việt Nam được Mỹ đào tạo quay về.

    kbc

  5. Kỳ Lưu says:

    Đảng Cộng Sản đang Cất dấu cuốn sách đức trị cuả ta.
    Nếu họ biết luận dải kịp thời cho Ô Ba Ma thấu hiểu thì đám Việt Nam hải ngoại thẫt vô cùng nhục nhả. Đảng Cộng Sản mà biết từ bỏ danh lợi bất chính thì mới xứng tầm vỉ đại.
    KỲ LƯU

  6. Trung Hoàng says:

    CÂN BẰNG QUYỀN LỰC.

    Chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang cùng một phái đoàn khá hùng hậu trong lần nầy, cho thấy đường hướng ngoại giao của CSVN càng ngày càng đến gần hơn với Hoa Kỳ. Nhất là trên mặt chính trị kinh tế và quốc phòng giửa hai nước, theo thời gian sẽ phải đi vào chiều sâu, và luôn được mở rộng những giao lưu tối cần thiết giửa hai nước trong giai đoạn hiện nay.

    Tất nhiên, PTDCVN trong và ngoài nước sẽ có được ít nhiều những lợi thế trong đấu tranh, cho dù trong nước không ngừng xảy ra những cuộc trấn áp, bắt bớ những thành viên đấu tranh cho dân chủ, trước khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang và phái đoàn đến Hoa Kỳ, mà được cho biết là theo lời mời của Tổng Thống Obama.

    Hai nhân vật tháp tùng cùng Chủ Tịch Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ lần nầy, gây không ít chú ý cho những người quan sát mối tình bang giao giửa Hoa Kỳ và Việt Nam, đó chính là Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và đặc biệt là Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh. Điều nầy cho thấy trong chuyến công du Hoa Kỳ lần nầy, sẽ có không ít những biến đổi trong hướng ngoại giao giửa hai nước, sau khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã có cuộc phải sang Trung Quốc, và buộc phải ký kết một số nhượng bộ phải có đối với Trung Quốc, một cơ hội rất tốt cho Hoa Kỳ và cả Việt Nam trên hướng tiến xích lại gần nhau hơn nữa. Tổng Thống Obama hẵn nhiên là sẽ không bao giờ bỏ qua một cơ thế thuận lợi, khi mà chính những nhà lảnh đạo CSBK đã tạo cho Hoa Kỳ và Việt Nam cơ hội tốt đẹp nầy.

    Tổng Thống Obama sẽ phải nhắc nhở các nhà lảnh đạo ĐCSVN về vấn đề nhân quyền trong nước của Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ đặt nặng vấn đề nhân quyền, hơn vấn đề chính trị quốc phòng và kinh tế giửa hai nước trong giai đoạn hiện nay, trước sự trổi dậy gây hấn không ngừng, trên cả hai phía Bắc và Đông Nam Á Châu Thái Bình Dương của bá quyền bành trướng Bắc Kinh cục kỳ hung hãn. Tình Báo và Bàn Tay Đen của CSBK ở trong và ngoài nước, sẽ không ngừng tìm đủ mọi cách, để Hoa Kỳ và Việt Nam không có được sự gắng kết chặt chẻ hơn nữa; bởi vì sự kết chặt đó, chắc chắn sẽ làm cho Trung Quốc hoàn toàn bất lợi, và sẽ phải tự rơi vào thế cô lập chính mình, mà đó là vấn đề sinh tử phải đến, giành cho kẻ bá quyền bành trướng hung hăn và ngạo mạn như CSBK hiện nay.

    Những chuyến công du mới đây của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á, đã cho thấy quyết định thực hiện sự tái cân bằng võ trang trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là hướng nhắm tới chủ yếu của Hoa Kỳ. Chính sách ngoại giao chính trị nước đôi đối với CSBK của Hoa Kỳ đang được thực hiện cùng một lúc, ve vãn để lợi dụng cái hầu bao rổn rãng của Bắc Kinh, nhưng đồng thời cũng không ngừng bố trí lực lượng khá hùng hậu, với những VÒNG ĐAI THÉP cục kỳ hữu hiệu bao quanh Trung Quốc. Chính sách nước đôi đó, cũng đã khiến cho các nhà lảnh đạo CSVN lơ lững với đường lối ngoại giao đa cực, đầy kịch tính và linh hoạt để đáp ứng được với cơ thế hiện tại. Nga Nhật Ấn và Âu Châu là những đối trọng của CSVN, tạo thêm nhiều cực ngoại giao, trước nền ngoại giao mở rộng thông tin toàn cầu, ngỏ hầu cho một sự chuẩn bị trước khi Biển Đông dậy sóng. Trang bị và HIỆN ĐẠI HOÁ HẢI QUÂN là hướng chủ yếu trước mắt của CSVN ngày nay, nó phải được cần kíp cấp bách thực hiện nhanh chóng.

    Nền bang giao Mỹ Việt không ít thì nhiều sẽ có biến chuyển sau chuyến công du của Chủ Tịch Trương Tấn Sang, một thay đổi không chỉ có lợi riêng gì cho Hoa Kỳ, mà cả dân tộc và đất nước Việt Nam cũng có được thuận lợi lớn, trước hiểm nạn bá quyền bành trướng cục kỳ hung hãn của CSBK ngày nay. Cân bằng quyền lực giửa nền ngoại giao tay ba của Việt Mỹ Trung là điều trước mắt mà Hoa Kỳ và Việt Nam đang hướng tới.

    Xin trân trọng.

  7. quandannambo says:

    ây dà
    anh sang mặt mụn đả đến rồi đấy à
    *
    cẩn thận nhé
    đừng để biến thành sang mặt mẹt

    làm trò cười cho anh trọng lú *

    • Bút Thép VN says:

      “Mặt mụn” của Trương Tấn Sang không hề ảnh hưởng đến đất nước, mà hành động của ông ta mới là quan trọng!

      Nhìn hình ông (Sang) cúi gục xuống chào cờ TQ trong khi Tập Cận Bình đứng khoan thai, tôi thấy nhục cho vị lãnh đạo nhà nước CSVN quá, dù gì thì ông Sang cũng là chủ tịch nước mà, sao lại “qụy lụy” quá như thế?

Leave a Reply to Võ Đình Tuyết