WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức

Vụ tự thiêu gây tranh cãi của H.T Thích Quảng Đức

Vụ tự thiêu gây tranh cãi của H.T Thích Quảng Đức

Sự kiện “Bồ tát Thích Quảng Đức“ là một đề tài nổi bật trong dư luận người Việt thời gian qua. Để có thể thông rõ vấn đề tác giả đã vào google tìm kiếm bài về đề tài này để đọc. Kết quả cho thấy phần lớn các báo điện tử trong nước đều đăng hàng loạt các bài về đề tài này. Từ Bắc chí Nam hầu như tỉnh nào cũng có lễ tưởng niệm Bồ tát, nhiều thành phố, tỉnh đã lấy tên Bồ tát để đặt tên đường phố như ở Phú Nhuận, Bình Dương, Long Khánh, Đà Nẵng vv… Tất cả các bài báo trong nước đều đồng một quan điểm là Hoà Thượng Thích Quảng Đức đã „xả thân vì Đạo, vì độc lập Dân tộc[1]“.

Với bài viết ngắn này tác giả xin được tóm luợc lại những gì đã đọc được, qua đó nêu ra những gì Dân Tộc và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đạt được qua sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức“.

Thành quả đem lại cho Giáo Hội Phật Giáo

Trong buổi lễ tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 23/05/2013 với sự hiện diện của “lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP.HCM cùng đông đảo chư tôn, tăng ni, phật tử2“, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, đã tóm tắt công ơn của Bồ Tát Thích Quảng Đức đối với Phật Giáo Việt Nam như sau “ngọn lửa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã khơi dậy ý thức đoàn kết dân tộc trong các tổ chức Phật giáo cả nước; đưa cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo đi đến thành công vào năm 1963, làm tiền đề cho sự thống nhất Phật giáo trong cả nước, cụ thể là Giáo hội Phật giáo VN hiện nay[2]“. Sự hy sinh của Bồ tát Thích Quảng Đức đã là chất xúc tác liên kết Phật tử trong cả nước đoàn kết, đồng lòng đấu tranh đi đến thắng lợi tiên khởi là đạt được „quyền bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo“ vào năm 1963, đồng thời đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng là “sự thống nhất Phật giáo trong cả nước, cụ thể là Giáo hội Phật giáo VN hiện nay“.

Tại Hà Nội ông Lê Bá Trình, Phó chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam đã thúc đẩy Phật tử „Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và kỷ niệm 50 năm ngài vị Pháp thiêu thân, thấm nhuần tinh thần xả thân vì Đạo pháp và Dân tộc của Ngài mà không ngừng chăm lo việc Đạo, việc đời, góp công, góp sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân, vừa thường xuyên, đoàn kết, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, làm cho Phật giáo Việt Nam mãi xứng đáng là thành viên của MTTQ Việt Nam”.

Niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam được là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc được biểu lộ qua bản báo cáo thành tích vào năm 1992 “Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất hợp pháp của nước Việt Nam[3]“. Do đó „trong bầu không khí hân hoan của đất trời TPHCM lịch sử5“ Hoà thượng Thích Trí Quảng đã „Cầu nguyện ánh sáng của Bồ Tát Thích Quảng Đức mãi là ngọn đuốc thiêng liêng và bất diệt để soi đường cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, phật tử Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng luôn phát triển vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mạng cao cả trên tinh thần “Tốt đạo, đẹp đời” của đạo Phật theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội[4]”.

Thành quả đem lại cho Dân tộc Việt

1. Chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà

Hoà Thượng Thích Trí Quang, người lãnh đạo phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963 cho biết: “Một trong những cuộc vận động vì hòa bình năm 1963 là xuất hiện vị Bồ tát Thích Quảng Đức. Sự tự thiêu của Bồ tát ngay khi mới xảy ra đã làm cho ông Ngô Đình Diệm rụng rời. Rồi mấy giờ sau đó, cả thế giới, nhất là ở Mỹ, ngọn lửa tự thiêu của Ngài rực lên như muốn đốt cháy tan tành hình ảnh ông Diệm và chế độ của ông ta[5]”.

Một trong những thành tựu đem lại từ sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức được Hương Lam đưa ra trong bài viết vào năm 2012 là “Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.[6]“.

2. Là tấm gương cho Phật tử noi theo trong cuộc “kháng chiến cứu nước“

LS Nguyễn Đình Kim tâm sự trên trang báo điện tử danviet rằng: „Ngày Hoà Thượng tử vì đạo tôi chỉ mới 4 tuổi. Tôi đã nghe cha tôi kể lại. Muời tuổi tôi đến chùa gia nhập Gia đình Phật tử tôi được các huynh trưởng kể lại. 13 tuổi tôi tham gia kháng chiến cứu nước. Những câu chuyện kề về Thầy đi theo suốt chặng đường kháng chiến[7]…“. Không biết những câu chuyện về „Thầy“ được kể trong Gia đình Phật tử như thế nào mà khiến cậu bé 13 tuổi sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân của mình lao vào cuộc chiến. Vũ khí trang bị vào cuộc chiến là những câu chuyện về Thầy và Thầy luôn hiện diện „theo suốt chặng đường kháng chiến“ như thể là „Thầy đang cùng chúng con hành quân“ tương tự như bộ đội từ miền Bắc luôn tâm niệm „Bác đang cùng chúng cháu hành quân“. Nhưng „Thầy đang cùng chúng con hành quân“ có vẻ lợi hại hơn nhiều vì Thầy đã chịu đớn đau hy sinh mạng sống của chính mình để „cứu nhân độ thế“, sự kiện này „Bác“ không có được. „Những chuyện kể về Thầy“ đã giúp người kháng chiến quân chịu đựng được mọi gian khổ và quyết chí „thà chết chớ lui [8]“.

3. Xây dựng vững mạnh Mặt trận Giải phóng miền Nam để tiến tới „đại thắng mùa xuân“ năm 1975

Thành viên bộ chính trị Lê Thanh Hải chiều ngày 23/05/2013 đã đến tượng đài Thích Quảng Đức dâng hương và đã „bày tỏ tình cảm và sự kính trọng đối với Bồ Tát Thích Quảng Đức, một tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì xương minh đạo pháp và độc lập trường tồn của dân tộc.[9]“.

Tại chùa Long Sơn, Nha Trang, ông Bùi Hữu Dược -Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) khẳng định: “Sau 50 năm, xương máu và tâm linh của Bồ tát Thích Quảng Đức đã hòa quện cùng xương máu và tâm linh của bao nhiêu lớp người xả thân vì quê hương đất nước với hạnh nguyện và khát khao cho Độc lập – Tự do và hạnh phúc của nhân dân. Máu xương và tâm linh ấy đã hội tụ bồi đắp thêm cho hồn thiêng sông núi Việt Nam liền một dải[10]“,

Hoà thượng Thích Trí Quảng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua lời tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức đã xác nhận lời tuyên bố của các đại diện đảng và nhà nước về thành quả của sự kiện Thích Quảng Đức. Ngoài ra Hoà thượng Thích Trí Quảng còn cho biết nguyên nhân chính của sự tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức không phải vì „việc đối xử bất công của chính quyền họ Ngô về chính sách tôn giáo“ mà chính là „cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng ách thống trị“ và „cuộc đấu tranh do Phật giáo khởi xướng … đã tác động rất lớn đến những hoạt động và thành quả của lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này“:

„Sự kiện tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức vào ngày 11-6-1963 không chỉ vì việc đối xử bất công của chính quyền họ Ngô về chính sách tôn giáo mà nguyên nhân sâu xa chính là sự đày đọa và áp bức người dân Việt của bàn tay ngoại bang, nhằm thiết đặt việc bành trướng văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Vì thế, cuộc đấu tranh do Phật giáo khởi xướng không chỉ mang tính tôn giáo mà động lực sâu xa là cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng ách thống trị. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh này đã tác động rất lớn đến những hoạt động và thành quả của lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam sau này4.“

Hương Lam đã kết thúc bài viết „”Ngọn lửa Thích Quảng Đức” và bức ảnh từng chấn động thế giới“ bằng câu t ổng kết thành quả của sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức như sau: „chính ngọn lửa này đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh dũng cảm của tăng ni phật tử, và bao lớp người yêu nước, thúc đẩy phong trào cách mạng của miền Nam đi đến thắng lợi to lớn.[11]“.

4. Chia rẽ Dân tộc

Mỗi lần nhắc đế sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức“ và phong trào đấu tranh Phật giáo thì ng ười dân Việt lại chia ra làm hai phe cãi nhau kịch liệt. Họ dùng mọi phương tiện để mạt sát, hạ nhục và nếu có điều kiện có thể dẫn đến việc giết chết nhau. Sự kiện nêu trên không chỉ xảy ra giữa Phật tử và Công giáo mà còn xảy ra mãnh liệt giữa Phật tử với nhau. Trước sự kiện đau lòng đó Đại đức Thích Chân Tuệ ở Canada phải thốt lên trong bức điện thư đề ngày 24/07/2013 rằng: „Chúng tôi quá chán nản trước cảnh những người gọi là yêu nước, lại cắn xé nhau như loài thú dữ, mạt sát miệt thị nhau và không từ bỏ bất cứ thủ đoạn đê tiện nào để triệt hạ đối phương, qua chiêu bài tôn giáo và lịch sử…

Giờ đây, đối phương ngồi cười cười, để nhìn bọn người … của 2 chế độ cộng hòa chửi bới nhau thậm tệ, coi nhau như chó mèo, thua loài súc vật..[12].“

Sự kiện „Bồ tát Thích Quảng Đức“ và cuộc đấu tranh của Phật giáo đã được ghi sâu đậm vào lịch sử Việt Nam và sẽ không bao giờ xoá bỏ đi được. Sự kiện này mãi là chất xúc tác gây bất hoà giữa con Dân nước Việt với nhau.

Kết luận

Mỗi thành viên của cộng đồng dân tộc không phân biệt Tôn giáo phải có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển Tổ quốc cùng nền văn hoá và đạo lý cổ truyền của Tiền nhân đã bao đời để lại. Những thành viên có những công lao đóng góp lớn lao phải được tuyên dương đời đời và các thế hệ sau phải nối tiếp những gương sáng đó.

Nếu XHCN là một chế độ ưu việt của loài người, nếu XHCN là một chế độ thực sự đem lại „Độc lập, tự do, hạnh phúc“ cho Dân tộc Việt Nam, nếu chế độ XHCN luôn bảo vệ, phát triển nền văn hoá và đạo lý của Dân tộc Việt Nam, nếu XHCN luôn gìn giữ bảo vệ đất đai, sông, núi, biển mà Tổ tiên ngàn đời của Dân tộc Việt để lại, nếu XHCN là một xã hội luôn bảo vệ quyền lợi của mọi con dân Nước Việt trong mọi tình thế, mọi hoàn cảnh và nếu sự xích mích, hận thù giữa các thành viên của Dân tộc Việt đem đến quyền lợi cho Tổ quốc và quê hương Việt Nam… thì Bồ tát Thích Quảng Đức đích thực là một vị anh hùng vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Nếu nền đạo đức của xã hội Việt Nam ngày nay phù hợp với Phật pháp, nếu sự phân chia bất bình đẳng trong xã hội ngày nay phù hợp với triết lý Phật giáo, nếu bất hoà, chia rẽ là một trong những điều Đức Phật dậy, nếu Phật giáo thực sự là một phần của XHCN, một phần của xã hội cộng sản để Phật giáo Việt Nam phải thúc đẩy tăng ni Phật tử dấn thân đấu tranh chịu đựng mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức hầu „Giải phóng miền Nam“ để Phật giáo được hân hạnh trở thành thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc VN và tự hào là được chịu sự „lãnh đạo sáng suốt“ của „đảng CSVN vinh quang“ hầu Phật giáo có thể „hoàn thành tốt sứ mạng cao cả trên tinh thần “Tốt đạo, đẹp đời” của đạo Phật theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội“4 “.… thì Hoà thượng Thích Quảng Đức quả thực là một vị Bồ tát chưa từng có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

© Nguyễn Hội

© Đàn Chim Việt

—————————————————————–

[1] trích Thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật giáo VN trên trang www.kienthuc.net.vn
[2] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130524/tuong-niem-50-nam-bo-tat-thich-quang-duc-vi-phap-thieu-than-24-5-2013.aspx
[3] Những thành quả của giáo hội Phật giáo Việt Nam, (Báo Giác Ngộ số 40, năm 1992) http://www.chuahuenghiem.net/thu-vien/thu-vien-sach/tu-tuong-phat-giao-iii/nhung-thanh-qua-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam/#
[4] Mãi là ngọn đuốc thiêng liêng và bất diệt http://www.sggp.org.vn/xahoi/2013/5/319261/ (phần dưới)
[5] Xem „:Hòa thượng Thích Quảng Đức: Trái tim và ngọn lửa bất diệt„: http://www.baomoi.com/Hoa-thuong-Thich-Quang-Duc-Trai-tim-va-ngon-lua-bat-diet/122/11137080.epi
[6] “Ngọn lửa Thích Quảng Đức” và bức ảnh từng chấn động thế giới: http://ww2.doisongphapluat.com.vn/ngon-lua-thich-quang-duc-va-buc-anh-tung-chan-dong-the-gioi-a57051.html#.UfQWBo1M_RM
[7] http://danviet.vn/140083p1c24/ky-niem-50-nam-bo-tat-thich-quang-duc-tu-thieu.htm
[8] Trích bài hát „đoàn giải phóng quân“ của tác giả Phan Huỳnh Điểu
[9] http://www.sggp.org.vn/xahoi/2013/5/319261/
[10] http://soha.vn/xa-hoi/thanh-kinh-tuong-niem-50-nam-ngay-hoa-thuong-thich-quang-duc-tu-thieu-2013052814044942.htm
[11] “Ngọn lửa Thích Quảng Đức” và bức ảnh từng chấn động thế giới: http://ww2.doisongphapluat.com.vn/ngon-lua-thich-quang-duc-va-buc-anh-tung-chan-dong-the-gioi-a57051.html#.UfQZTI1M_RM
[12] Email Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ cutranlacdao.2010@gmail.com (Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA): những người gọi là yêu nước, lại cắn xé nhau như loài thú dữ… (phổ biến trên các diễn đàn Internet)

722 Phản hồi cho “Dân tộc và Phật giáo Việt Nam được gì qua sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức”

  1. Phật giáo VNTN says:

    Kính thưa đồng bào,
    Từ kinh nghiệm và sự hiểu biết của hơn 9 năm thi hành công vụ và bảo vệ Luật Pháp Việt Nam Cộng Hòa tại Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế trước 1975, và từ những chứng cớ tài liệu của anh chị em Khối Kỹ Thuật đã nỗ lực ngày đêm truy tầm, hôm nay tôi xin trình bày với đồng bào một số vấn đề đang ở mức độ báo động. Bản phúc trình tâm huyết này sẽ phân tích về thời mạt pháp của Phật giáo đang thị hiện qua hàng loạt hoạt động của tăng ni tại hải ngoại. Bản phúc trình sẽ tập trung vào bốn vấn đề quan trọng như sau: Sự tinh vi trong kỹ thuật quyên tiền của Phật tử, sự tinh vi trong việc tiếm đoạt quyền sở hữu tài sản chung của cộng đồng, sự gian lận thuế trên hàng triệu dollars hiến tặng và hoạt động rửa tiền, và sự lợi dụng luật pháp trong việc cài gián điệp cộng sản vào cộng đồng.

    Nói về giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) thì tổ chức này lần đầu tiên được thành lập vào năm 1964 bởi Thích Trí Quang và hoạt động dựa vào hiến chương của Thích Trí Quang soạn thảo. Sau những cuộc bất đồng trong nội bộ thì GHPGVNTN chẻ ra nhiều giáo hội nhỏ. Đến hôm nay tại hải ngoại, GHPGVNTN được tổ chức và điều hành như sau:
    1)- Giáo hội PGVNTN của Thích Quảng Độ có Văn Phòng II tại Hải Ngoại. Trụ sở của văn phòng nầy đặt tại Chùa Điều Ngự Nam Cali do Thích Viên Lý điều hành. Ngoài văn phòng nầy ra, Thích Quảng Độ còn có một văn phòng đại diện đặt tại Paris Pháp Quốc gọi là Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế – Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo. Văn phòng nầy do Võ Văn Ái điều hành. Võ Văn Ái cũng là người đại diện cho Thích Quảng Độ tại hải ngoại. 

    2)- Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới (GHPGVNTTG) của Thích Tâm Châu có người đại diện tại Hoa Kỳ là Thích Quảng Thanh, Chùa Bảo Quang Nam Cali, và Thích Chơn Thành, Chùa Liên Hoa Nam Cali.
     
    3)- Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, Úc Châu, Âu Châu… (còn gọi là giáo hội Về Nguồn hay nhóm Về Nguồn) có đại diện là Thích Nguyên Trí, Chùa Bát Nhã Nam Cali.
     

    Từ nhiều năm nay, GHPGVNTN nói chung từ trong nước ra đến hải ngoại đã nhân danh Phật Giáo để trục lợi cho cá nhân. Hệ thống sư tăng liên tục phát động những đợt quyên tiền của Phật tử bằng đủ thứ lý cớ như giúp đỡ cho các anh em Thương Phế Binh Việt Nam  Cộng Hòa tại Việt Nam, dân oan khiếu kiện tại VN, “xóa đói giảm nghèo” tại VN (chương trình có tên Xóa Đói Giảm Nghèo nầy đề xướng bởi cộng sản Việt Nam), thiên tai tại Việt Nam và trên thế giới, xây chùa lớn tại hải ngoại,… Có thể chia hệ thống này ra thành 3 nhóm:
     
    Nhóm 1 –  Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, Thanh Minh Thiền Viện từ Sài Gòn Việt Nam. Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, chùa Giác Hoa từ Sài Gòn.

    Võ Văn Ái và Ỷ Lan, Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo từ Paris Pháp quốc.

    Số tu sĩ thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo từ USA gồm Thích Viên Lý và Thích Viên Huy chùa Điều Ngự, Thích Giác Đẳng chùa Pháp Luân Texas, Thích Trí Lãng chùa Thích Ca Đa Bảo bắc Cali, Thích Huyền Việt Chùa Liên Hoa Houston, Thích Viên Dung chùa Bảo Phước bắc Cali,…
    Nhóm 2 – Thích Quảng Thanh chùa Bảo Quang thuộc GHPGVNTTG của Thích Tâm Châu.
     
    Nhóm 3 – Thích Nguyên Trí chùa Bát Nhã thuộc GH Về Nguồn.
     
    Trong ba nhóm vừa kể thì đường dây quyên tiền Saigon-Paris-USA của nhóm 1 rất chuyên nghiệp. Đây là một trục chuyển động từ Saigon- Paris- USA vô cùng tinh vi, bất hợp pháp, và phối hợp rất nhịp nhàng với nhau.
     
    Liên Thành

    • Tientri says:

      @Phật giáo VNTN says: Trong ba nhóm vừa kể thì đường dây quyên tiền Saigon-Paris-USA của nhóm 1 rất chuyên nghiệp. Đây là một trục chuyển động từ Saigon- Paris- USA vô cùng tinh vi, bất hợp pháp, và phối hợp rất nhịp nhàng với nhau.
       Liên Thành

      Liên Thành đang làm mật vụ cho Mỹ, Pháp hay Việt Cộng ?
      Tại sao không tố cáo ” kín ” với ba nhà cầm quyền đó mà lại. . .ong óng trên diển đàn để cho thiên hạ biết mình là loại tình báo. . .ba xu ?

  2. Việt nam says:

    Mấy người cờ vàng đọc câu chuyện này mà suy nghĩ về mình nhé!
    Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi.

    Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
    - Cù-đàm có điếc không?

    - Ta không điếc.
    - Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
    - Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
    - Quà ấy về tôi chứ ai.
    - Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
    * Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.
    Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

    • ÔgcVc says:

      Thúi quá mậy!
      Hả họng ra là Phật với Bụt “lên lớp” om xòm…như con két!

      Người tử tế – Dân Cờ Vàng – nơi đây, đã có ai đem thần thánh ra chửi?
      Có chăng chỉ là thứ súc sanh như you, Giao Điếm, Về Nguồn…Và, Việt Cộng …

      Khi người ta Nam mô…, niệm, cầu, sảnh, thỉnh…với Đức Phật, là lúc cõi lòng thoát tục – Niết bàn là đây – Niết bàn đã thuộc về cõi thế. Gọi là đắc đạo!

      Nhưng, than ôi…Bò tót (còn sống) Thích trí Quang, QĐ, CL…đã nhổ nước bọt vào Phật đó thôi, chớ đâu có ai chửi thần thánh như Giao Điếm, phải không?

      Nam mô A di đà Phập!

  3. tudo says:

    Tôi đề nghị các bạn thôi bàn về tôn giáo, nhất là đả phá tôn giáo bạn gây chia rẽ không có lợi trong lúc này
    Dù nóng giận, tức tối cũng không thể chửi các nhà tu hành bằng những lời lẽ rất mất dậy như “thằng trọc”, “bò tót”

  4. quandannambo says:

    tự mình đổ xăng
    tự mình châm lửa

    tự thiêu
    *
    người khác đổ xăng
    người khác châm lửa

    bị đốt *

  5. DAI QUOC says:

    CÁM ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GIÚP CHÚNG TÔI DÙNG TÔN GIÁO ĐỂ CHIA RẼ VÀ TIÊU DIỆT DÂN TỘC viet nam

  6. SÔNG NGÀN says:

    TRANH CÃI

    Các người tranh cãi mãi còn khuya
    Cốt chỉ cái tôi để áp người
    Phật Chúa đâu tầm thường đến thế
    Chính em chính trị lối a dua
    Nhân văn chân chính đều cao cả
    Thị hiếu riêng tư thảy chỉ hùa
    Xã hội tiến lên nhờ đức tính
    Còn như tà mị chắc chào thua

    NÚI NGÀN
    (22/9/13)

  7. NGÀN SAO says:

    CHƯỜI QUA CHƯỞI LẠI

    Chưởi qua chưởi lại để mà chơi
    Cái mặt mo cau chỉ hại người
    Chân chính cuộc đời ai có chưởi
    Mà cần nghiêm túc mới hay thôi
    Tà tâm phản đạo khi nào hiếm
    Chính trị lôm côm vốn thói đời
    Bởi thế tục trần say hoặc tỉnh
    Nên chờ lịch sử phán quan sau

    Ý NGÀN
    (22/9/13)

  8. peterpham says:

    Chỉ ngay cái tựa đề với chữ “Bồ Tát” Thích Quảng Đức nghe đã ruồi bu!
    Thích Quảng Đức mà Bồ Tát với…Bò Tót cái gì, hắn ngay cả cũng không phải là một kẻ tu hành đúng nghĩa. Đừng bôi bác thêm Đạo Phật!

  9. Học Hỏi says:

    Học Hỏi tôi là một tân tòng sắp sửa rửa tội làm con chiên mới toanh xương, vào mạng thấy mấy anh bàn luận về tôn giáo đọc thấy hay qúa, như vậy chắc anh nào cũng có khôn ngoan, thong minh, giỏi giang về các tôn giáo, nên trước khi làm chiên ngoan của chúa lòng lành vô cùng, xin các anh cho tôi hỏi vài câu, để được giải tỏa trước khi làm chiên ngoan, để tôi khỏi ngập ngừng áy náy. Sở dĩ tôi phải hỏi mấy anh vì mấy cha bận rộn lắm, không có thì giờ trả lời;
    Câu hỏi thứ nhất: Vì sao tôn giáo của chúng ta là tôn giáo của chúa mặc khải mà tháng 4 năm 2000 lại phải xin lỗi toàn thể nhân loại về 7 núi tôi lội của mình đã gây ra cho nhơn loài vậy? Gì mà tới 7 núi tôi lội, ghê vây trời? Tôi vào trang Vatican, Christianity and Crime của Mỹ cũng có đọc được chi tiết này, ô hô thật vây các anh ạ, sao tôn giáo của mình tốt thế, mà lại đưa về bên kia thế giới tới 200 triệu con người, ghê thật, ghê thật.
    Cau hỏi thứ hai: Vì Sao cái gọi là kinh thánh, nhưng khi năm 1527 William Tyndale dịch kinh thánh ra tiếng Đức, tiếng Anh lại bị Đức thánh Cha Clément VII lại ra lệnh “Thui” ông này vậy? Tôi dốt nát qúa nên không hiểu vì sao dịch kinh thánh ra tiếng địa phương mà lại bị đốt vậy trời? Các anh thông minh tỉnh trí có thể giải thích cho tôi được hông? Đánh tên của ông ta vào trang Yahoo.com sẽ đọc được đầy đủ. Tôi đang định làm con chiên lành đây, mà đọc chuyện này cũng hơi ngài ngại.
    Câu hỏi thứ ba: Nhờ vào William Tyndale ngày nay người ta mới được đọc kinh thánh Cưu Uớc, và thấy nó lùm xùm qúa, một trong những chuyện lùm xùm là tại sao chúa toàn năng của chúng ta lại không kiếm chồng cho 2 cô con gái của Thánh Lot mà lại để cho 2 cô, phục rượu cho cha mình đến say mèm và làm bây với cha mình vậy? Mang tiếng đến muôn đời, vì chúa của chúng ta quên là ổng làm gì cũng được vi ổng là toàn năng, toàn trí, toàn tài mà, đúng hông ? Không biết là tôi có nên làm tân tòng, đặt lên đầu thờ ông chúa nay hông đây, các anh nghĩ sao?
    Tôi còn nhiều thắc mắc, nhưng mong các anh làm chiên đã lâu nên có thể thông minh hơn tôi nên các anh có thể giải mã cho tân tong Học Hỏi tôi được thông thoáng chăng? Tháng 12/2013 là tôi làm chiên tân tong rồi. Không biết là mưa hay nắng đây? Cám ơn các cựu con chiên thong minh trước.

    • Choi Song Djong says:

      Chưng Sơn ơi làm ơn hiện thân ra đi,dù mi có năm lần bảy lượt đổi tên nhưng cái “văn” mất dạy của ông không giấu đi đâu được (Chưng Sơn tôi,Khách Quan tôi và nay thì Học Hỏi tôi),với cái cách chưng dẫn kinh thánh và suy diễn theo cá ý bậy bạ thì không phải chó Chưng Sơn thì còn ai vào đây ? loài được chui ra từ đống phân hãy cút khỏi diễn đàn.

    • lethan says:

      thịnỡ says:
      21/09/2013 at 17:17
      Lại chung sơn giã danh.Lại việt quốc giã dạng. Viện dẩn sách hiếm ,giao điễm một cách lạc đề .vô duyên và tỏ ra ngu muội ,cố nơi lấy được như con vet hay con vẹm.

    • ÔgcVc says:

      “Học Hỏi tôi là một tân tòng sắp sửa rửa tội làm con chiên mới toanh xương…” Giao Điểm

      Thôi Sơn à, ÔgcVc năn nỉ Sơn đừng có mần “tân tòng” nha, Sơn!
      Thứ ngử Giao Điếm xấc láo như Sơn mà theo đạo, chắc bà con có đạo người ta chịu không thấu, người ta uýnh mất bộ răng giả – Sơn muốn húp cháo quanh năm à?

  10. quangphan says:

    Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, và ngay cả Hồi giáo đều răn dạy con người ăn hiền ở lành . Tuy nhiên một số kẻ lại lợi dụng tôn giáo cho những mưu đồ bất chính như bè lũ bọn Việt cộng, các nhóm Hồi giáo cấp tiến khủng bố, hoặc như trước kia Pháp lấy cớ bảo vệ sự truyền giáo để mang quân vào Việt nam, Hoa kỳ lấy cớ bảo vệ nhân quyền để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm nhằm can thiệp mạnh mẽ hơn nữa vào cuộc chiến Việt nam…v…v…

    Tóm tắt một bài viết về lịch sử Phật giáo ở Việt Nam đăng trên BBC ngày 9/9/13:

    Nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau
    Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.

    Mặc dù xuất hiện từ lâu đời, đạo Phật chỉ lưu hành trong giới dân gian trong khi, ngược lại, giai cấp cầm quyền lấy Khổng giáo làm kim chỉ nam hành động.

    Phát triển

    Đạo Phật chỉ thực sự phát triển và thịnh vượng dưới thời nhà Lý (1009-1225), trở thành tôn giáo chính của triều đình, giai cấp tăng lữ trở thành công bộc của triều đình và được hưởng bổng lộc như những công thần.

    Sang thời nhà Trần (1225-1428), giai cấp tăng lữ tiếp tục đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội, nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì riêng.

    Nhưng khi tiếp cận với quyền lợi và cuộc sống xa hoa, giới tăng lữ xa rời đạo lý và xử sự như người trần tục, hai đại thần Lê Quát và Trương Hán Siêu đã nhiều lần phê phán gay gắt giới tăng ni và khi quân Champa tiến công vào Thăng Long, giới sư sãi cũng bị đôn quân đánh giặc như dân thường.

    Năm 1396, sau khi khống chế nhà Trần, Hồ Quý Ly áp dụng nhiều chính sách thuận với Khổng giáo nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạo Phật ra khỏi cung đình, những sư sãi bị sa thải lui về ở ẩn trong các chùa chiền làng xã xa xôi để tránh nạn.

    Ngược lại, trong dân gian, những sinh hoạt của Phật giáo đã trở thành nếp sống văn hóa chung của người Việt, như tụng kinh, thờ cúng, bố thí, trai đàn (cầu siêu), phóng sinh, ăn chay…

    Dưới thời hậu Lê (1427-1789), ảnh hưởng của Phật giáo bị loại hẳn khỏi chốn cung đình và trở thành một tôn giáo dân gian, với những cái hay và cái dở của nó.

    Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức lấy Khổng giáo làm quốc học và tình trạng này kéo dài cho đến hết thời Pháp thuộc (1884-1945), nghĩa là trong suốt thời nhà Nguyễn (1802-1883).

    Một sự kiện cần được nhắc tới là trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1775), đặc biệt là dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), đạo Phật ở xứ Đàng Trong được tôn vinh trở lại.

    Trong giai đoạn này, nhiều tăng sư Đại thừa đã trực tiếp từ Trung Hoa vào Đàng Trong giảng kinh, nhiều tổ đình được thành lập.

    Dưới thời Pháp thuộc, vì Phật giáo được coi là một tôn giáo dân gian, chính quyền thực dân Pháp đã để dân chúng Việt sống đạo một cách bình thường.

    Đạo Phật được xếp vào hạng hội đoàn văn hóa và chỉ bị chi phối bởi Luật hội đoàn 1901.

    ***Đạo Phật chỉ thực sự phát triển dưới thời nhà Lý (1009-1225)

    Từ khi xuất hiện cách đây trên 2000 năm, rất nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa đã được du nhập vào Việt Nam.

    Phái Đại thừa (Mahayana) chiếm đa số với các tông phái Bắc tông, Thiền tông (Zen), Tịnh Độ tông, Mật tông (Vajrayana); phái Tiểu thừa (Theravada) chỉ giới hạn ở miền Nam với các tông phái Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật đường Nam tông Minh sư đạo.

    Mỗi tông phái có nhiều hệ phái nhỏ, Đại thừa Thiền tông có những chi phái Trúc Lâm, Hoa Nghiêm, Liễu Quán… Ngoài ra có nhiều tông phái chỉ phát sinh tại miền Nam Việt Nam như Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bữu sơn Kỳ hương…

    Nói chung, cho tới năm 1954, Phật giáo tại Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành một giáo hội chính quy mà chỉ có những tông phái và chi phái riêng biệt và sinh hoạt độc lập với nhau.

    Hơn nữa, do không có một cơ quan Phật học chủ đạo để đào tạo giới tăng lữ, ai cũng có quyền đi tu và có thể trở thành tăng sĩ, tăng sĩ nào có công xây chùa thì được trụ trì tại chùa đó.

    Do thiếu sách báo viết về Phật học, trình độ thuyết pháp của những vị sư ở thành thị và thôn quê rất là chênh lệch và nghi thức phụng pháp giữa hai vùng cũng hoàn toàn khác nhau. Tại nhiều nơi, nhất là trong các chùa lớn, những thiền sư trụ trì tự in sách Phật giảng dạy giáo lý cho tín đồ và khách thập phương.

    Ảnh hưởng chính trị

    Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối chính phủ Ngô Đình Diệm
    Tại miền Bắc, sinh hoạt của các giáo phái và những cơ sở Phật giáo (chùa chiền, đền thờ, am tự…) đã gần như hoàn toàn nằm trong tay chính quyền cộng sản, những vị sư trụ trì trong các chùa đều do nhà nước bổ nhiệm và sinh hoạt của những cán bộ nhà nước.

    Những hình thức cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán và bị cho là mê tín dị đoan, việc tuyển dụng sư sãi rất là hạn chế và phải được chính quyền chấp nhận.

    Tại miền Nam, dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào.

    Năm 1954, toàn miền Nam có 2.206 chùa chiềng lớn nhỏ, con số đó đã tăng lên gấp đôi vào năm 1963 với 4.776 cơ sở.

    Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, vụng về hay cố ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành một số biện pháp phân biệt đối xử đối với đạo Phật giáo.

    Lúc đầu, các cấp lãnh đạo Phật giáo phản đối việc áp dụng đạo Dụ số 10 ban hành ngày 6/8/1950 dưới thời cựu vua Bảo Đại, theo đó những tổ chức tôn giáo được xếp ngang hàng với các hội đoàn và những hạn chế của nó, như không được quyền nhận tiền trợ cấp, giới hạn quyền sở hữu bất động sản…

    Tiếp theo là Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật Đản hai ngày sau đó gây bất mãn trong giới Phật tử Huế.

    Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo được thành lập, nhiều vị lãnh đạo đã bị bắt giam.

    Biểu tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam, mà cao điểm là ngày 11/6/1963 với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa.

    Nhắc lại, trong thời gian từ 1960 đến 1963, chính quyền cộng sản miền Bắc tiến hành cuộc tiến chiếm miền Nam bằng võ lực, Hoa Kỳ muốn đưa quân vào can thiệp nhưng gặp sự chống đối của chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Cuộc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức ngày 11/6 và cú đảo chánh ngày 1/11/1963 đều do Hoa Kỳ dàn dựng để lấy cớ bênh vực Phật giáo nhằm thành lập một chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.

    ***Từ sau khi được tự do hành đạo và tổ chức giáo hội, những cấp lãnh đạo tông phái Phật giáo nhận thấy muốn có tiếng nói mạnh trong và ngoài nước thì phải được kết hợp thành một tổ chức có quy củ như Giáo hội Công giáo La Mã, với những chức vụ và cơ quan chức năng liên hệ.

    Nhưng khi biến ước muốn thành hiện thực, sự việc đã không dễ dàng: Tổng hội Phật giáo Việt Nam quá yếu, chỉ có danh mà không có thực, còn những tông phái Phật giáo khác thì có rất nhiều và rất phân tán.

    Ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

    Cơ quan điều hành giáo hội gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa Đạo (điều hành). Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội, tức Viện Tăng Thống. Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Việt Nam Quốc tự đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.

    Do quen với sinh hoạt tự do và tự trị từ lâu đời, những tăng sĩ và cư sĩ của giáo hội mới này chưa quen với sinh hoạt có tổ chức, hơn nữa nhiều tăng sĩ đã bỏ ra nhiều công lao muốn được trao những vai trò quan trọng hơn, nhưng thực tế đã không như mong ước.

    Tuy mang danh là một giáo hội tôn giáo, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động như một tổ chức chính trị năng động. Chính vì thế ngay sau khi vừa ra đời, việc điều hành Giáo hội đã gặp nhiều khó khăn.

    Khó khăn

    1. Bất mãn nội bộ giữa hai Viện

    Với những thành tích trong cuộc tranh đấu tại Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang muốn nắm giữ một vai trò tích cực hơn trong việc biến Phật giáo thành một lực lượng quần chúng đáng kể để đấu tranh chính trị bạo động với chính quyền quân sự miền Nam mà chức vụ tổng thư ký của ông không đủ điều kiện để thực hiện. Trong khi Thượng tọa Tâm Châu thì ngược lại, cổ động đường lối đấu tranh ôn hòa để đạt mục tiêu.

    2. Khác biệt về khuynh hướng chính trị giữa hai vị lãnh đạo

    Sau 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chia làm hai khối: khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc Tự. Khối Ấn Quang, gồm 3 đoàn thể, do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo biểu lộ khuynh hướng thân cộng (Mặt trận Giải phóng Miền Nam) và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mà cao điểm là cuộc bạo loạn cướp chính quyền năm 1966 nhưng bị thất bại.

    Khối Việt Nam Quốc Tự, với 8 đoàn thể, biểu lộ khuynh hướng thân chính quyền và được công nhận là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

    Lực lượng Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Viện Hóa Đạo để tranh đấu và đề đạt nguyện vọng như yêu cầu chính quyền quân sự tái lập lại chính quyền dân sự và Mặt trận Giải phóng miền Nam giải giới và rút về vĩ tuyến 17.

    Sự phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975.

    3. Chia rẽ ngay trong phong trào Phật giáo

    Mặc dầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chính thức thành lập với sự kết hợp 11 tông phái và hội Phật giáo, một số tăng sĩ khác vẫn tiếp tục sinh hoạt riêng và lập những hội đoàn khác.
    Những tổ chức thân với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Viện Cao đẳng Phật học, được thành lập ngày 13/3/1964, nhằm đào tạo và cấp bằng cấp Phật học; Giáo hội Thiền tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964; liên phái Phật tự khu vực Sài Gòn Gia Định tách khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để thành Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 12/1964.

    Những tổ chức Phật giáo thân với Mặt trận Giải phóng Miền Nam rất nhiều và thường được sử dụng như những cơ sở giao liên, tất cả đều đặt dưới sự điều động của Hội Lục hòa Phật tử do Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập.

    ***Ngay sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích Nhất Hạnh.

    Những hình thức lễ lạc lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ. Cuối năm 1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản.

    Những cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất bản Lá Bối.

    Các cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh.

    Những người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.

    Áp lực

    Để hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

    Sơ đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

    Quyết tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:

    “Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

    Ngoài ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni, cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.

    Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là ‘Giáo hội Phật giáo nhà nước’ hay ‘Giáo hội Phật giáo quốc doanh’, tầm hoạt động và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn.

    Tăng sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì hay ở lại trong những cơ sở tu hành.
    Hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.

    Can thiệp

    Sự can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam suy đồi. Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh.

    Nhiều cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom với hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí Minh, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật.

    Hiếm thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết.

    Ngày nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình duyên nhiều hơn là để cầu nguyện.

    Thêm vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo do chính quyền quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.

    • MÂY NGÀN says:

      PHAN QUANG

      Phan quang bài viết chí hay
      Thật tình rành rẽ bao điều khách quan
      Nói về Phật sự đàng hoàng
      Nói về Lịch sử mơ màng mà chi
      Phật luôn phải tránh thị phi
      Phật cần chánh quả mới khi lòng thành
      Còn như chỉ kiểu tinh ranh
      Cốt làm chính trị tâm thành được sao

      GIÓ NGÀN
      (22/9/13)

Leave a Reply to Việt nam