WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một chuyến công du vội vã

obamaxemdongho
Ngành ngoại giao của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam lúc này tỏ ra tấp nập và nhộn nhịp khác thường. Mới cách đây hơn một tháng, ngày 19 tháng 6, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã viếng thăm Trung Quốc, thế mà chỉ hơn một tháng sau, Ông Sang lại cùng với một phái đoàn hùng hậu, hơn 40 người gồm cả Bộ Trưởng lẫn Tướng Tá, đã lên đường công du viếng thăm Hoa Kỳ. Ông Sang đã hội kiến với Tổng Thống Obama ngày 25 tháng 7 vừa qua và sau đó một bản Tuyên bố chung đã được công bố.

Trước hết về phía Hoa Kỳ thì qua một bản tin từ tòa Bạch Ốc, ngày 11 tháng 7, người ta được biết là cuộc viếng thăm của Chủ Tịch Sang nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Việt Nam và những nước trong Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và đồng thời thảo luận về 3 vấn đề chính: nhân quyền, thay đổi khí hậu và hiệp định về thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership, TPP) đang trong vòng thương thảo giữa Hoa Kỳ và một số 11 nước khác trong vùng. Về phía Việt Nam thì người ta có vẻ chú trọng nhiều đến những vấn đề chính trị, chiến lược hay kinh tế nên không thấy nói nhiều đến những vấn đề khác và phải đợi đến những lời tuyên bố của ông Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau những ngày hội nghị, người ta mới được biết một cách chính thức vể chủ đích của Việt Nam trong chuyến công du của ông Sang. Ông Minh nói về nhu cầu “triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng của Việt Nam”; ông cho rằng hội đàm với Tổng Thống Obama là cuộc gặp gỡ “cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua để xác lập quan hệ song phương đối tác toàn diện và trao đổi một cách thẳng thắn về quyền con người”.

Nói một cách thông thường thì sau một buổi họp cấp cao giữa nguyên thủ của hai nước, Tổng Thống Obama và Chủ Tịch nước Sang, thì bản thông cáo chung sau buổi họp cũng tạm đủ để ghi nhận kết quả của buổi họp. Thực ra, trong trường hợp này, bản tuyên bố (không phải thông cáo) chung cũng khá dài, 3 trang, ghi nhận đủ các vấn đề được thảo luận như chính trị kinh tế, an ninh vùng, quy tắc ứng xử v.v… kể cả chi tiết về một số những vấn đề linh tinh khác như văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch và thể thao. Nhưng trên thực tế từ ngữ ngoại giao nhiều khi chỉ tóm tắt một cách chung chung những vấn đề được mang ra thảo luận và ít khi nói đến những điều không đồng ý. Vì vậy mà để có một nhận định tương đối chính xác hơn người ta thường phải dựa vào những gì xẩy ra xung quanh hay sau buổi họp. Về phương diện này, mặc dầu có khi chỉ là những điều nhỏ nhặt không đáng để ý nếu đem so sánh với tính cách quan trọng của một buổi họp thượng đỉnh, nhưng nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng chính những chi tiết nhỏ nhặt đó đã giúp họ hiểu rõ thêm được về thực trạng quan hệ Mỹ Việt vào thời điểm có cuộc họp thượng đỉnh, do đó họ đưa ra nhận định về thái độ không lấy gì làm đậm đà của chính quyền Mỹ khi tiếp đón ông Chủ Tịch nước Việt Nam.

Người ta để ý chẳng hạn đến từ ngữ được dùng trong bản tin ngày 11 tháng 7 của tòa Bạch Ốc vì bản tin này chỉ nói là Tổng Thống Obama sẽ tiếp Chủ Tịch Nhà nước Cộng Sản Việt Nam Trương Tấn Sang tại tòa Bạch Ốc (nguyên văn là “The President will host President Truong Tan Sang of the Socialist Republic of Vietnam at the White House”) chứ không dùng đến từ “invitation” với nghĩa là “mời” Chủ Tịch Sang. Như vậy người ta không hiểu sáng kiến về buổi họp thượng đỉnh bắt nguồn từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam ? Ngoài ra, ngoại trừ những trường hợp hết sức đặc biệt, thường thường người ta được biết về những buổi họp thượng đỉnh từ năm bẩy tháng trước (dầu chỉ là những tin không chính thức), còn trong trường hợp của ông Sang thì tin về chuyến công du của ông chỉ được đưa ra có vừa đúng hai tuần trước ngày ông đặt chân lên đất Mỹ. Phải chăng theo như nhận định của Giáo sư Thayer, chuyên gia tại Viện Quốc Phòng của Úc (thường viết về Việt Nam), vì lý do nội bộ nào đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải “vội vã” quyết định rồi kín đáo vận động với phía Mỹ để tổ chức chuyến công du sang thủ đô Hoa Thịnh Đốn ? Và có lẽ cũng vì “vội vã” nên phía Việt Nam phải chấp nhận những thiếu xót không bình thường về phía Mỹ như: không mời quốc khách dùng bữa trưa tại tòa Bạch Ốc như thường lệ sau buổi họp (ông Sang được mời dùng bữa trưa tại Bộ Ngoại Giao một ngày trước) hay tổ chức buổi họp báo trang trọng ngoài trời với sự hiện diện đông đủ của giới truyền thông quốc tế. Hơn nữa, buổi họp chỉ được dự trù 45 phút (về sau kéo dài thêm nửa giờ) và theo như các phóng viên ngoại quốc ghi nhận thì hai vị nguyên thủ, mỗi người chỉ nói từ 8 cho đến hơn 10 phút vì một phần không nhỏ thời giờ đã phải để các thông dịch viên làm việc và để ông Obama trả lời một vài phóng viên ngay tại nơi họp. Đặc biệt hơn cả là buổi họp được phía Việt Nam coi là quan trọng lại không được các báo và các đài truyền hình của Mỹ chú ý nhiều. Ngay cả trong trường hợp của tờ Washington Post, tờ nhật báo lớn nhất của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngoại trừ một trang quảng cáo do nhà nước Việt Nam trả tiền (trên dưới vài chục ngàn Mỹ kim) người ta không được thấy một mẩu tin nhỏ nào đáng kể vể buổi họp. Nếu có tin nào đáng kể thỉ chỉ là phóng sự của đài truyền hình Việt Nam SBTN đưa ra những hình ảnh về cuộc biểu tình tại công viên Lafayette, trước mặt tòa Bạch Ốc, của hai ngàn người Việt Nam đang sống trên đất Mỹ, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, trả lại tự do cho tất cả những người tù lương tâm hiện đang bị giam giữ. Thực ra, tình trạng này cũng dễ hiểu vì hàng ngày, nước Mỹ không thiếu gì những vấn đề, đối nội cũng như đối ngoại, phải đối phó, do đó nếu chính quyền Obama và dư luận Mỹ có lạnh nhạt hay thiếu sốt sắng trong việc tiếp đón ông Sang thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Vả lại, nói cho cùng thì trên thực tế trong hoàn cảnh hiện tại, Việt Nam cần Hoa Kỳ nhiều hơn là ngược lại. Nếu cần phải đo lường kết quả chuyến công du viếng thăm nước Mỹ của ông Sang thì phản ứng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới là điều đáng kể.

Về phương diện này thì người ta đặc biệt được thấy ông Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Ngoại Giao của chế độ, trong phần trả lời báo chí, sau khi trở về Việt Nam, đã đưa ra nhận định là chuyến công du viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã “kết thúc tốt đẹp”, là một bước quan trọng nhằm “triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, đa dạng của Việt Nam” và đồng thời đây cũng là một “buổi họp cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua”. Về mặt chính trị, ông Minh đã đề cao một số kết quả như: hai bên đã đồng ý “xác lập quan hệ đối tác toàn diện” và đặt ra “cơ chế đối thoại thường kỳ giữa bộ trưởng ngoại giao của hai nước”. Về vấn đề Biển Đông thì Việt Nam ghi nhận ý muốn của Hoa Kỳ muốn được thấy bản Tuyên Bố về cách ứng xử giữa các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Declaration on Code of Conduct, DOC) sớm trở thành một “Quy Tắc Úng xử “ (Code of Conduct, COC). Về kinh tế thì ông nói Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có “một nền kinh tế thị trường” và đã đồng ý với Hoa Kỳ về nhu cầu phải kết thúc trước cuối năm việc hoàn tất bản hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng về vấn đề nhân quyền thì ông tỏ ra thoả mãn khi nói rằng Việt Nam “sẵn sàng trao đổi trong tinh thần thẳng thắn, cởi mở, và xây dựng về các vấn đề hai bên còn có khác biệt về quan điểm”.

Trên đây là những lời tuyên bố lạc quan và tự khen của ông Minh nhưng đối với những quan sát viên quốc tế nhìn vào tổng quát những kết quả mà ông đưa ra thì một cách khách quan có rất nhiều điều cần phải nói lại. Trước hết về mặt chính trị và về “quan hệ đối tác toàn diện” mà bản thông cáo chung đã đề cập tới thì nếu không lầm từ trước đến nay Việt Nam dường như vẫn muốn tiến tới một mối “quan hệ đối tác chiến lược“ với Hoa Kỳ, phải chăng lần này Việt Nam đã thất bại, không đạt được ý muốn vì từ “chiến lược” không được một lần nhắc tới trong bản thông cáo và Việt Nam phải bằng lòng vậy với “quan hệ đối tác toàn diện” với ý nghĩa chỉ là mở đường trong tương lai cho mối quan hệ song phương. Còn về mặt kinh tế thì cũng vậy, phái đoàn Việt Nam chỉ gặt hái được kết quả là chờ đợi đến cuối năm (như trong trường hợp TPP) hay đến một ngày trong tương lai tình hình trở nên thuận tiện hơn. Nếu có một điều an ủi nhỏ nào thì chỉ có trường hợp vấn đề nhân quyền: về vấn đề này thì không hiểu trong lúc riêng tư ông Obama có mạnh miệng chỉ trích Việt Nam không, điều này không ai được rõ, nhưng theo bản tuyên bố chung thì ông chỉ nói một cách chung chung rằng “Hoa Kỳ tin tưởng rằng mọi người đều phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp”.

Nói tóm lại, nếu cần phải đánh giá kết quả của chuyến công du viếng thăm nước Mỹ của ông Chủ Tịch Nhà nước Cộng Sản Việt Nam và phái đoàn tuần vừa qua thì một cách tương đối khách quan người ta có thể nói rằng điều Việt Nam muốn đạt được như “quan hệ đối tác chiến lược” thì không đạt được hay chỉ đạt được một phần là “quan hệ đối tác toàn diện” để mở đường cho ngày mai. Phần tích cực, nếu có, thì đây là cảm tưởng trên chính trường quốc tế là Việt Nam đã nâng cấp được lên một bậc mối quan hệ với Hoa Kỳ. Còn tất cả về những lãnh vực khác thì ngoài những mỹ từ như hợp tác, hòa bình, ổn định, tất cả toàn là những lời hứa hẹn trong tương lai và chỉ có tương lai mới có câu trả lời cho những cố gắng của Việt Nam muốn sáp gần lại với Hoa Kỳ.
Hoa Thịnh Đốn, ngày 30 tháng 7, 2013

Bùi Diễm*

* Tác giả là cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ. Ông cũng là học giả tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson và Viện Doanh nghiệp Mỹ, giảng viên tại trường Đại học George Mason.

© Đàn Chim Việt

 

22 Phản hồi cho “Một chuyến công du vội vã”

  1. Thắc-Mắc says:

    Tôi đồng ý với Mây Ngàn về giá-trị của bài viết. Còn hơn thế với khách-quan-tính và tính-cách đứng-đắn của nó – cũng đúng thôi khi tác-giả vốn chuyên-nghiệp trên trường ngoại-giao, với tuổi đời và tuổi nghiệp-vụ + kiến-thức –
    Tác-giả có nói qua-loa rằng diễn-biến cho sự gặp-gỡ Việt-Mỹ đó có tính-cách vội-vã, không bình-thường. Điều này cũng là nguyên-nhân hay lý-do cho việc CT Sang qua hội-kiến với TT Mỹ, là điều it người đứng-đắn phân-tích tìm-hiểu.
    Kết-quả của việc gặp-gỡ thượng-đỉnh Mỹ-Việt này – theo tác-giả là một sự thất-bại, dù PBM, Bộ-Trưởng Ngoại-Giao VN có cường-điệu tuyên-bố theo cách nói của chính-quyền CSVN như theo thói quen. Vậy có nhiều câu hỏi đặt ra cho thực-trạng cuộc hội-kiến trên. Sự gặp-gỡ Mỹ-Việt đó có quan-hệ chặt-chẽ với việc CT Sang vừa gặp TCB không ? VN có bị áp-lực căng-thẳng từ phía TC không ? Tình-hình có cấp-bách không để VN vội-vã (xin) gặp Mỹ ? Sự gặp-gỡ Mỹ-Việt có phải là một cuộc đánh tiếng của VN để TC thấy có sự xích lại gần hơn của quan-hệ Mỹ-Việt ? Chúng ta cứ thử đưa ra càng nhiều càng tốt những câu hỏi và tìm xem những giải-đáp.
    Chính-trị như tất cả đều biết : phức-tạp, quanh-co, v.v… Vậy thì chúng ta cũng chưa nên vội-vã nhìn hiện-tượng sự gặp-gỡ Mỹ-Việt đó mà đánh-giá những điều ẩn-kín. Sự-kiện chính-trị chắc-chắn khác xa với hiện-tượng khoa-học. Có thể TT Mỹ lạnh-nhạt khi tiếp CT Sang như thế mà không phải thế. Có thể kết-quả sự gặp-gỡ Mỹ-Việt tưởng (hoặc có vẻ rõ-ràng) như thất-bại, mà không phải thế. Tôi trình-bày như thế, chắc-chắn các bạn khác dư hiểu tôi ý muốn nói gì. Do đó, cause and effect ràng-buộc với nhau. Sự nóng lòng của VN muốn có sự gặp-gỡ thượng-đỉnh Việt-Mỹ là điều cần khai-thác trước tiên để đánh-giá những việc tiếp theo.
    Chúng ta cứ chờ-đợi những hệ-quả hẳn có trong những ngày tháng kế-tiếp từ sau cuộc gặp-gỡ thượng-đỉnh Mỹ-Việt. Mỹ không cần tuyên-bố thêm, nhưng sẽ thể-hiện qua những việc làm có liên-quan đến VN và TC. VN có những hoạt-động nào về quân-sự và nhân-quyền cách đặc-biệt thời-gian sắp gần đây ? TC có tuyên-bố gì, làm gì liên-quan đến VN (và/hoặc Mỹ), đặc-biệt về những hoạt-động quân-sự ? Cứ thế, v.v…
    Bức điện-tín của HCM gởi TT Mỹ năm 1946 được CT Sang đưa cho TT Mỹ, có ý-nghĩa gì ? Nhiều bạn góp ý-kiến nhưng chưa toàn-diện. Wait and see !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Hỏi :Tại sao anh Tư bay qua MỸ vội vã , gặp gỡ rất ngắn…?

      Đáp : Tại vì chỉ cần bay qua CÓ MẶT để gật đầu đồng Ý , lăn tay đóng dấu bản hợp đồng đã bàn trước nào giờ …

      CÁI KHÓ LÀ LÀM SAO TRẢ ĐƯỢC CÁI NỢ CŨ CỦA TRUNG NAM HẢI ĐỂ MƯỢN CÁI NỢ MỚI TẠI LANGLEY

      KỲ NÀY , Bộ trưởng ngoại giao Trung Nam Hải bay qua Việt Nam cũng… CẦM THEO MỘT BẢN SAO… GỞI ANH TƯ

      Bản sao này cũng do…”Ai ẤY VIẾT ” gởi Mao Chu Tich tháng 2 năm 1950…

      Không biết anh Tư trả lời ra sao…?

      Chiến dịch Biên Giới…ơn tình hơn núi hơn non…

      VIệt Nam Cộng Hòa hình như không mắc nợ Trung Nam Hải thì phải…cái nợ ĐỜI ĐỜI PHẢI NHỚ ƠN…ấy ấy

      Mùa Thu Cây thay lá
      Mùa Hè Đảng thay tên …

      Hy vọng là trật để Mác-Lê được vững bền …
      Để còn nợ mãi láng giềng Trung Hoa

      Kinh

  2. MÂY NGÀN says:

    ĐIỀU CẦN

    Điều cần thiết là trang mạng Đàn Chim Việt thường xuyên nên có những bài viết bao quát, đúng đắn, nghiêm túc như bài viết kiểu của ông Bùi Diễm trên đây chẳng hạn. Những bài viết như thế mở rộng tầm nhìn, quan điểm cho mọi người đọc nói chung. Đó mới là những đóng góp đích thực và tích cực cho xã hội. Trái lại những bài viết theo cách một chiều, hoặc chiều này hay chiều khác, thật sự chỉ mang tính phiến diện, chủ quan, nông cạn, hời hợt, đầy cảm tính, và thực chất rất nhiều khi kém giá trị, không có giá trị tác dụng mang tính tích cực mấy cho nhiều phương diện. Kể cả những phản hồi cũng vậy. Bởi vì mạng toàn cầu, nhiều người đọc, nhiều quan điểm khác nhau, nên những phản hồi cũng nên có chừng mực, nói có sách, mách có chứng, cần phải thật nhiều nghiêm túc, đúng đắn, khách quan, có như thế mới thật sự bổ ích cho tất cả mọi thành phần người đọc. Trái lại những phản hồi chỉ mang tính chưởi bới suông, chỉ nhằm thỏa mãn thị hiếu, sự tự sướng, cũng thực chất luôn kém phần ý nghĩa hay giá trị. Tất nhiên mỗi người đều có sự tự do phát biểu quan điểm, nhưng phải có tính cách thuyết phục được người khác. Nếu phát biểu chỉ nhằm phát biểu, tất nhiên cũng chẳng đi đến đâu vì không có trọng lượng, mục tiêu hay giá trị bao quát nào cả. Thậm chí có một số tác nhân phản hồi chỉ nhằm bêu rếu, chụp mũ, mạt sát, thóa mạ người khác một cách phi lý, vô căn cứ, vì họ cảm thấy không đúng với sở thích của họ. Kiểu như vậy cũng chỉ phản ảnh những nhân cách tầm thường, thấp kém, không đáng có mặt trên diễn đàn. Tất nhiên những nạn nhân đó của họ buộc phải có quyền tự vệ chính đáng. Thế nhưng sự nổ ra như thế lại làm phiền chung tất cả. Lỗi sơ đẳng và tiên khởi này là do ai, tất nhiên do những kẻ thấp kém, ngổ ngáo tấn công trước. Rõ ràng xã hội không bao giờ loại bỏ được những kẻ xấu mọi loại, ngay như trên diễn đàn mạng cũng thế. Điểm cuối cùng, một trang báo mạng muốn thành tầm cỡ phải bao quát nhiều lãnh vực, không chỉ riêng lãnh vực nào về mặt văn hóa xã hội nói chung. Bởi những gì được đăng tải lên, nếu về lâu về dài được thời gian chọn lọc lại, nó trở thành sản phẩm tự nhiên của xã hội, của lịch sử qua các thời điểm nhất định. Nếu hạn hẹp không dám mở rộng, trang mạng chỉ trở thành nghèo nàn, cạn hẹp, kém phần hấp dẫn, kém phần đóng góp về tất cả mọi mặt. Kết luận, mục tiêu chung phải luôn là mục đích của tờ báo mạng, có nghĩa nó nhắm vào mọi lợi ích chung, bao quát, lâu dài nhất của toàn xã hội, không phải chỉ hạn hẹp vao trong các thị hiếu, mục đích ngắn hạn, trước mắt nào cả. Thời gian mới đây nhất, hình như ĐCV như đang có một sự lủng củng nào đó khó có thể nói ra được. Chẳng biết có phải như vậy không. Bởi vì mọi độc giả tinh mắt có thể thoáng thấy ngay mặc dầu có thể không chính xác mấy qua chính những cách thể hiện như thế nào đó của chính nó. Nếu một cửa sổ mở ra thế giới mà lại bít theo kiểu này hay kiểu khác thì quả thật chỉ có đáng tiếc vậy thôi. Tôn chỉ và mục đích chung phải là cái hoài hoài không thay đổi cho dù nó có phải bị vấp phải biết bao nhiêu điều nhiêu khê thực tế trong cuộc đời cũng chính là như thế đó. Ý nghĩa khách quan thường khi không nên đi kèm theo với cái lọc chủ quan nào đó cả, nhưng chỉ sự ngăn cản tiêu cực mới duy nhất là điều cần thiết giúp cho mọi sự phát huy tính khách quan phải có mà thôi.

    GIÓ NGÀN
    (02/8/13)

    • DâM TiêN says:

      Thành thật. Tôi thấy những bài viết của ông Bùi diễm không ó gì
      đặc biệt. Từ xưa nay vẫn thế thôi. Ông từng làm đại sứ, thì thi hành
      những chỉ thị của chánh phủ, mà chưa chắc ông đã hiểu ra lý do
      ẩn dấu trong cái vỏ hiện tượng.

      Ngay như chuyến đi Hoa Kỳ của ông Sang, cũng không được ông
      Bùi Diễm đặt vào một tình hình chung quốc tế, nói thẳng ra là của
      Hoa Kỳ và Trung Quốc.

      Tầm nhìn của ông Bùi Diễm qua nhiều bài viết, thường nông cạn.
      có tính hành chánh hơn là chính trị.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        ThấY Dâm tiên sinh không hài lòng về bài viết của thầy Bùi Diễm nhà ta , cho rằng nặng nề hành chánh, Qua xin mượn lại bài này phóng tác lại lai rai đọc chơi…

        ******************************************
        Xin Được viết Lại cho Tiên Sinh Đọc lúc uống trà …

        “Một Chuyến Công Du Vội Vã ”

        Một điều không thể chối cãi là chuyến đi sang Hoa KỲ của ông Trương Tấn Sang , người đứng đầu Hội Đồng Nhà Nước của Cộng Sản Việt Nam được xắp đặt , diễn ra hết sức vội vã.

        Chuyến đi này xảy ra chỉ một tháng sau khi ông Sang trở về từ Trung Quốc & được loan báo chỉ ba tuần trước khi ông Sang khởi du.

        Với một phái đoàn hùng hậu 40 người bao gồm các viên chức từ Bộ Ngoại giao , Bộ Tài Chính , Bộ Thuơng Mại và các chuyên viên quân sự cao cấp của Bộ Quốc Phòng với quân hàm Đại tá trở lên, vậy mà cuộc hội đàm của hai vị nguyên thủ quốc gia chỉ xảy ra đúng có một tiếng đồng hồ. Đây là một cuộc hội đàm cấp nguyên thủ ngắn rất hiếm xảy ra trong lịch sử ngoại giao của nhà Trắng !

        Nếu chỉ với cương của một người điểm tin , thì bài viết này sẽ dừng lại ở đây như bản tuyên bố chung của hai vị Nguyên thủ , rất chung chung và dừng lại ở câu “hai nước sẽ thắt chặt tiến đến quan hệ hợp tác tòan diện trong tương lai ”

        Nhưng nếu đóng vai trò của một người bình luận về thời cuộc , bài viết này ít nhất cần phải trả lời bốn câu hỏi sau đây cho quÝ vị Đọc Giả:

        1. Tại sao phải vội vả ?

        2. Hai bên Việt _ MỸ gặp gỡ trong vội vã có mục đích gì? Tại sao cuộc hội đàm diển ra rất ngắn?

        3. Đã là HỘI ĐÀM VỀ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN , tại sao không thấy tướng Nguyễn Chí Vịnh , người đã cố vẽ ra khung sườn cho đối tác chiến lược Quốc phòng Việt Nam , tháp tùng ông Sang?

        4. Chuyến đi của ông Sang đạt được & chưa đạt được điều gì?

        Và phần trả lời của bốn câu hỏi trên như sau :

        1. Tại sao phải vội vả :

        Chỉ có nóng lòng mới sinh ra vội vả !

        Trong chuyến đi Trung Quốc một tháng trước đó, ông Sang đã HOÀN TOÀN THẦT BẠI trong việc thuyết phục Trung Quốc đưa ra những CAM KẾT CỤ THỂ để đảm bảo cái gọi là ” NIỀM TIN CHIẾN LƯỢC ” , điều mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng , nhắc đi nhắc lại trong diễn đàn Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương khoảng ba tháng trước đó

        Ông Sang cũng đã HOÀN TOÀN THẤT BẠI trong việc khẳng định LẬP TRƯỜNG ĐỐI TÁC ĐA PHƯƠNG QUỐC TẾ HÓA về Biển Đông của Việt Nam trước Trung Quốc , một lập trường quan trọng của Việt Nam để đối trọng với sức mạnh hải quân vô song của Trung Quốc ở trong vùng.

        LẬP TRƯỜNG HỢP TÁC SONG PHƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC ĐÃ ÁP ĐÃO LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM thông qua chuYến đi của ông Sang Viếng thăm Trung Quốc

        Cố tình nhún nhường Trung Quốc về lập trường , ông Sang hy vọng có thể đạt được những CAM KẾT CỤ THỂ từ phía Trung quốc cho sách lược “Niềm Tin Chiến Lược ”

        Nổ lực của ông đã hoài công !

        Bản tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc vô hình chung, đã THỪA NHÂN LẬP TRƯỜNG VỀ CHỦ QUYỀN của Trung quốc về Biển Đông cũng như phương thức hợp tác song phương mà Trung Quốc kiên trì đeo đuổi

        Ông Sang đã không đủ bản lãnh Ngoại Giao để đối phó với Tập Cận Bình , bình dị nhưng mưu mô trầm tĩnh.

        ĐỨNG TRƯỚC ÁP LỰC CỦA ĐẢNG & BỘ CHÍNH TRỊ , ông Sang không thể một mặt cố dành quyền xoay chuyển Ngoại Giao , vốn năm trong tay của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bấy Lâu , một mặt lại ra quân trận đầu thất bại Ê CHỀ như vậy

        Ông Sang phải nhanh chóng cần có một THÀNH QUẢ NGOẠI GIAO ĐÁNG KỂ ngay lập tức để khẳng định khả năng của mình trước Bộ Chính Trị

        CHUYẾN ĐI HOA KỲ dù là trong vội vã…Vẫn là cơ hội cuối cùng giúp ông Sang NHANH CHÓNG giải tỏa Áp Lực của Bộ Chính Trị về khả năng ngoại giao của mình

        NÓNG NẢY CỦA ÔNG SANG & ÁP LỰC CỦA BỘ CHÍNH TRỊ đã tạo ra một chuyến công du vội vã hiếm thấy ở cấp bậc Nguyên Thủ trong ngành ngoại giao

        2. Hai bên Việt _ MỸ gặp gỡ trong vội vã có mục đích gì? Tại sao cuộc hội đàm diển ra rất ngắn?

        Cuộc Hội Đàm diễn ra rất ngắn vì mục đích cầu cạnh của Ông Sang , mong mỏi Hoa KỲ GIÚP SỨC VIỆT NAM trong việc cần bằng cán cân quân sự trong vùng Biển Đông trước sức mạnh vô song của Trung Quốc , đã được Hoa KỲ CHUẨN THUẬN TỪ TRƯỚC , và nhắn lại Với Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua chuyến đi của tướng TỴ cũng trước đó khoảng gần hai tháng!

        Nay , ông Sang chỉ cần mắt thấy tai nghe Tổng thống Obama khẳng định lại để CHÍNH THỨC HÓA ở bậc Nguyên Thủ & Ông sang sẽ lợi dụng sự việc này như là một thành quả ngoại giao của riêng ông trước Bộ Chính Trị

        Vì vậy , cuộc hội đàm diển ra rất ngắn Vì CHỈ MANG TÍNH HÌNH THỨC

        3. Đã là HỘI ĐÀM VỀ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN , tại sao không thấy tướng Nguyễn Chí Vịnh , người đã cố vẽ ra khung sườn cho đối tác chiến lược Quốc phòng Việt Nam , tháp tùng ông Sang?

        Ít ai hỏi câu hỏi này khi bàn về chuyến đi của ông Sang khi thăm Hoa kỲ.
        Tuy nhiên , người viết không thể nào không đề cập đến câu hỏi này.

        Dù ghét dù ưa , Nguyễn Chí Vịnh vẫn là nhật Vật then chốt không thể thiếu nếu bàn luận Về Chiến lược quốc phòng liên quan đến Biển Đông
        MẤT NHÂN VẬT NÀY TRONG PHÁI ĐOÀN , chúng ta nhanh chóng nhận thấy CHUYẾN ĐI CỦA ÔNG SANG VIẾNG THĂM HOA KỲ CHỈ MANG TÍNH HÌNH THỨC !

        CHÍNH THỨC HÓA NHỮNG HỨA HẸN , CAM KẾT CÓ TỪ TRƯỚC ở bậc nguyên thủ là mục tiêu duy nhất

        Chi tiết cho quá trình HỢP TÁC TOÀN DIỆN , KẾ HOẠCH RA SAO , NHÂN SỰ NÀO ĐỨNG RA TRONG BÀN BẠC _ ĐỐI TÁC sẽ được bàn tới khi tổng thống Obama viếng thăm Việt Nam & gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

        Tới lúc đó , dàn xếp về tiến trình hợp tác song phương , dàn xếp về nhân sự (đối tác ) , chi tiếc về nhân quyền & thỏa hiệp thuơng mại… sẽ được đặt ra

        Cho nên Nguyễn Chí Vịnh không cần xuất hiện

        Cũng có lời đồn đãi cho rằng kế sách của ông Vịnh bị thất bại trước sự sỗ sàng lấn hiếp của Trung quốc ngày càng gia tăng , nên ông mất dần ảnh huởng ngoại giao của mình , tuy nhiên hiện diện của Nguyễn Chí Vịnh sẽ làm tăng vị thế của ông Sang hơn là bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh , người không có chân trong Bộ Chính Trị

        4. Chuyến đi của ông Sang đạt được & chưa đạt được điều gì?

        Về bản thân , chuyến đi này là cái phao cứu nguy cho ông Sang sau thất bại trong chuyến đi Trung Quốc một tháng trước đó trước Bộ Chính trị

        Chuyến đi này cũng là cơ hội ngàn vàng cho ông Sang có được những mối quen biết các chính khách hạng nặng của Hoa KỲ tại Hoa Thịnh Đốn , điều mà ông Sang vẫn còn thiếu so Với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

        Đứng trên bình diện quốc gia , chuyến đi này lại một lần nửa là THẤT BẠI trong nổ lực của nhà cầm quyền Hà Nội cố tạo ra một hình ảnh mới mẽ tốt đẹp về Việt Nam, nhất là về Nhân Quyền

        Ông Sang đã không có cơ hội đọc diễn văn trước UB Đối Ngoại Thuợng Viện Hoa KỲ như những vị Nguyên thủ khác khi viếng thăm để bác bo mọi cáo buộc về tình trạng nhân quyền bi đa’t của Việt Nam

        Buổi tiệc tối linh đình tại Bộ Ngoại giao do Bộ Trưỡng Ngoại Giao John Kerry làm chủ tọa càng làm cho vai vế của Việt Nam thấp đi kinh khủng!

        Buổi tiệc đó đúng ra phải được tổ chức ở Nhà trắng do Đệ I Phu Nhân & Tổng Thống soạn đãi

        Ông Sang vẫn tiếp tục phạm phải lổi lầm y chang như ở Bắc Kinh khi nhún nhường & bỏ qua hình thức Ngoại Giao một cách quá mức vì lòng nóng nẩy cầu mong có được những cam kết cụ thể

        Bề ngoài , ai cũng hồ hởi vì chính thức hóa được những cam kết từ Hoa KỲ , nhưng bên trong , Ông Sang sẽ đặt giới Ngoại Giao Việt Nam vào tình trạng khó sử khi vị thế Ngoại giao đã không còn & bị lép vế tệ hại !

        BÀI HỌC THÀNH ĐÔ VẪN CÒN NGUYÊN ĐÓ CHO ĐẢNG CS VIỆT NAM
        “Thuốc đắng không dã được tật ”

        BÀI HỌC ĐÓ CHƯA KẾT THÚC THÌ BÀI HỌC WASHINGTON LẠI BẮT ĐẦU
        ” Qu’y Lụy không diệt được lo ”

        Từ đây về sau , trong mọi đối thoại về thõa hiệp đối tác giữa Hoa KỲ & Việt Nam, giới Ngoại Giao Việt nam sẽ lâm vào cảnh : ” Take it or leave it ”
        khởi đầu từ thất bại hôm nay trong phong thái ngoại giao của ông Sang

        *********************************

        Kính

      • Builan says:

        Có 2 điều thêm thắt với bác DA^N sau khi chầu rià đọc caí com hơi dài.. Đa phần là đồng tình đồng thuận !

        1) Tôi đọc đâu đó , kheó leó một chút là NGHE NOÍ trong danh sách hộ tống TTS có tên Tướng VINH, nhưng không thấy xuất hiện, có lẽ vì lý do TẾ NHỊ nào đó chăng !

        2) Xem hình minh hoạ ở trên . phaỉ công bình mà nói, chuyến công du vôị vã nầy cuả BÁC TƯ, dù có là CẦU CẠNH chăng nữa thì trông vẫn ngon lành hơn cái thân phậm ĐƯỢC ôm “16 cục + 4 hòn, viên” – QUÁ XỆ !!

        http://3.bp.blogspot.com/-pk2Didb1kF4/UcaCJcSahrI/AAAAAAAAnMc/DBQ6CFOM52k/s1600/tcb-4s.jpg

        _ Trông cái anh CÓ TÓC mà thương cho đám TRỌC ĐẦU – LÂU LA CCCĐ(10) liều mang may ra Nguyễn Thanh Phong hắn PHÁT TIỀN ” tăng thu nhập” – Quen cái thói : vào thăm caí con ma xó- lãnh một ổ bánh mì !! Khìkhìkhì

    • BUILAN says:

      Thắc-Mắc says:
      02/08/2013 at 08:32

      “Tôi đồng ý với Mây Ngàn về giá-trị của bài viết. Còn hơn thế với khách-quan-tính và tính-cách đứng-đắn của nó – cũng đúng thôi khi tác-giả vốn chuyên-nghiệp trên trường ngoại-giao, với tuổi đời và tuổi nghiệp-vụ + kiến-thức ..”

      _Tôi xin phép thưa chuyện với VHT !
      Có người cho là tôi TÔN XƯNG, nâng bợ… một tên “NGU SI DỐT NÁT” tôi chỉ bật cưới !
      Hẳn là VHT biết rõ điều đó !

      _ Tôi rút ruột với anh- tôi là người đọc KHÁCH QUAN ! Biết bao nhiêu lần tôi ao uớc được viết cho anh những lời RÚT RUỘT ! Tiếc thay là trinh độ cuả tôi có giới hạn ! Có cố công VẮT ÓC mà viết cho anh , anh cũng đếch có nghe, mà còn bị CHỬI nữa là khác ! NGÀN đã chưỉ thì khoỉ chê ! Bác DÂM nhà ta thì khoái chọc ! rôì thì cuối cùng “bức xúc” đành phaỉ dở tro “căn tai”- tôi nhẹ nhàng rút ra một thẻ đỏ !!

      MAY QUÁ ! Tôi xin mượn còm nầy cuả MÂY NGÀN chuyễn ngược về cho VHT !
      Lễ phép thưa với anh : Anh nên đọc đi dọc lại vài ba lần cho thấm nỗi lòng cuả anh, cũng như cuả tôi.

      VHT nên tập trung công sức trí tuệ viết những cái COM giá trị như trên !!
      _ KHUYÊN người khác thì rất dễ, nhưng chính bản thân mình thực hiện được lời khuyên thì là thiên nan vạn nan !
      _Tôi biết cái ngón làm “THƠ” cuả Ngàn ! Người kh6ng biết , bực mình chưỉ thậm tệ ! Tôi khoái nhật ở cái com cuả một bạn Nử comsi; ” NGÀN làm thơ HUỀ VỐN cút đi” _ Đúng vậy ! NGÀN đã từng bị CÔN AN mời làm việc rồi đấy thưa quy vị !
      Tôi còn nhớ maĩ lời bạn BAN MAI, được một người bạn cho biết “VHT – bằng gì nó cũng có, nhưng chả có được một tác phẫm nào ” …….

      _ Bớt đi những caí COM bằng THƠ ! Mấy cái BÁDƠ đó hãy nhường cho TÔI – Chưỉ qua chưỉ lại cho vui cũng rứa !! Chữ nghiã cuả VHT thì phài, NÊN viết những cái còm giá tri như trên !
      _ Nếu nghiện làm thơ thì nên POST nhựng bài thơ không “HUỀ VỐN” mà là lời to !
      ĐẠI NGÀN says:
      19/07/2013 at 23:05
      NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
      Ngày xưa đó hỏi giờ đâu tìm thấy
      Hoàng Thị xưa trong ký ức bao la
      Dễ nào ai không một phút trong đời
      Từng theo gót ngày xưa Hoàng Thị …
      Giờ nghe lại mỗi lần trong tiếng nhạc
      Vẫn lâng lâng sâu lắng tận tâm hồn
      Ai bạn bè không từng đã yêu đương
      Tuy cắp sách đến trường bao buổi học …
      Ta vẫn nhớ Trần Cao Vân thuở trước
      Hay nhớ hoài ngôi trường nhỏ Tiểu La
      Trước khi vào Trần Quý Cáp Hội An
      Ba mái trường đã cho ta tri thức !
      Những viên gạch đầu tiên là thế đó
      Còn kể thêm Trường tiểu học Thăng Bình
      Đã qua rồi ngày tháng của xuân xanh
      Nay tóc bạc mới ngồi ôn cả lại !
      Bao bè bạn dễ nào phai trong trí
      Bao thầy cô mấy thuở lại quên sao
      Bao tình yêu bồng bột tháng ngày xưa
      Vẫn da diết từ tuổi thơ mộng ảo …
      Nay nhìn lại bao bức hình bạn cũ
      Rất nhiều người đâu có thể nhận ra
      Hoặc nhớ người mà không thể nhớ tên
      Hoặc tên nhớ mà người đang đâu mất !
      Lịch sử đó như dòng đời thế đó
      Bao trùm luôn trên hết cả địa cầu
      Có riêng gì đất nước Việt Nam đâu
      Bao bè bạn đã thành người tứ xứ …
      Văn Khoa cũ ta vẫn hoài nhớ mãi
      Và Luật Khoa thật thân thiết ngày nào
      Sài Gòn xưa đâu có dễ quên nào
      Ngay đến cả giảng đường Khoa học !
      Ta còn nhớ cả mái Trường Sinh Ngữ
      Thật khiêm nhường nằm dưới tán cây cao
      Với những giờ ta vào lớp ban đêm
      Trăng vàng tỏa trên vòm cây thơ mộng …
      Kỷ niệm đó và thân thương là thế đó
      Tình cảm đây và tri thức cũng là đây
      Ta biết nào khoa học với văn chương
      Cả ngôn ngữ và tình người thắm đậm …
      Giờ ôn lại thật vô cùng cảm động
      Ta ghi ra trong phút chốc nhẹ nhàng
      Mười ngón tay trên phiếm lướt vội vàng
      Sợ qua mất bao nhiêu điều cảm xúc …
      Để nhằm gửi tới bạn bè đây đó
      Học trò xưa, cùng bạn học thân thương
      Mà giờ đây đang tỏa rộng ngàn phương
      Gợi nhớ lại những Ngày Xưa Hoàng Thị …

      VÕ HƯNG THANH
      (20/7/2013)

      _Đừng có hoỉ Builan là ai ? cứ xem tôi như là BL hay là con LÂN là được rồi ! Lâu lâu TA vẫ goị về DL noí chuyện với PN hoỉ tin tức về VHT đấy .

      Sau cùng thì : Đừng có bắt chuớc BG _ Ngày xưa BG có đất dụng vọ !
      Cái THỜI VÀNG SON dó đã qua rồi !

      • SAO NGÀN says:

        CHỌC QUÊ

        Chọc quê như vậy đủ rồi
        Bùi Lân ơi hỡi ơi hời Bùi Lân
        Cứ coi đời chỉ phù vân
        Vài lời bương bã diễn đàn vậy thôi
        Cho vui mà cũng cho người
        Chọc quê như vậy đủ rồi còn chi
        Mây ngàn bay mãi mọi khi
        Đại ngàn đứng đó có gì khác đâu

        GIÓ NGÀN
        (14/8/13)

      • TRĂNG NGÀN says:

        BÙI

        Bùi Giáng bán dùi đi mất hút
        Bùi Lân còn trụ giữa nhân gian
        Bùi ngùi ta phải làm thơ phiếm
        May có Bùi Lân hiểu gió ngàn

        NẮNG NGÀN
        (14/8/13)

  3. nguyen thanh canh says:

    Sống ở đời phải biết người biết ta, Cái đám cccđ này thì đâu có biết diều đó. Ngày xưa khi cuộc chiến Mỹ – Việt chưa kết thúc tụi họ được người Mỹ hà hơi tiêp sữa làm tay sai cho Mỹ tụi họ hoan hỷ. Nay người Mỹ họ coi cái đám cccđ này như một lũ phá hoại ăn bám mà cái đám này đâu có nhận ra. Còn lãnh đạo VN ngày nay họ khôn khéo lắm chứ. Nếu không hiểu diều đó mà ngoại giao cứ đòi phía Mỹ đón tiếp chu đáo hơn khi đón tiếp chủ tịch TQ thì chỉ làm ê mặt phía Mỹ thôi mong mọi người nên hiểu điều này.

    • Builan says:

      Thưa anh, chỉ là thưa chuyện với anh chứ chẳng phải là phản biện phản đối gì cả !
      Anh chiả muĩ dùi vào Cái đám cccđ (1) theo sau là những suy nghĩ chũ quan chẵng mấy lương thiện !

      Ước gì anh biết sống lương thiện hơn- trung thục hơn- công bình – khách quan hơn .. thì con dân VN bớt phần xâu xé ,
      Vậy thì anh thử một lần bằng lương tâm, đạo lý, làm người .. noí, viết bằng lý trí về
      Cái dám cccđ (10) giúp cho bạn đọc hiêu anh hơn ! KÍNH TRỌNG anh hơn

      Liệu anh có đồng tình với tôi.? Hay đúng hơn là với nghệ sĩ ưu tú Trần văn Thuỷ ?

      “Nêú ta (?) thực sự thương xót đất nước nầy, thương xót cái dân tộc nầy, thì phaỉ gọi sự việc bằng đúng tên gọi cuả nó” Trần văn THỦY

      Nếu GẦN NHAU một chút nào đó thì cớ gì phải cố tình miệt thi, bôi nhọ nhau ! cứ găm nhấm cái vinh quang ‘Bên Thắng Cuộc” cuả anh đi ! xin đừng găm nhấm CAÍ BI cuả bên thua cuộc- Ngày nay họ là KHÚC RUỘT NGHÌN DẶM, là BẦU VÚ SƯÃ NGỌC NGÀO .

      HCM – chính Mi, chính nó, chình hăn .. là nguyên nhân cuả mọi nguyên nhân

      Trân trọng

  4. Bến Tre says:

    Gần đây những cụm từ như : thành công mỹ mãn , hợp tác toàn diện ….. đă bị lạm dụng quá nhiều.

    Nhìn cung cách đi hội đàm , mà làm như là chạy tang thì cũng đủ hiểu.

    Đây là bị mời , phải qua Mỹ giải thích gì lý do gì mà Ba Dũng nói một đàng ở hội nghị ÁEAN , mà sau nầy Tư Sang qua Bắc Kinh làm một nẻo?

    Còn nữa , ô Ba Ma trong lúc họp báo với Tư Sang. có rút phong bì ra , rồi lại nhét trở vô , làm cho Tư Sang hụt hẩn?

    Vì lý do gì , mà móc phong bì ra?

    Lỡ móc ra thì đưa luôn đi , văn hóa Việt Nam là văn hóa ” phong bì ” mà.

    Đúng là Ô Ba Ma chơi đểu ; làm cho thế giới chú ý đến ” văn hóa Việt Nam là văn hóa phong bì “, nhằm vào lúc không nên có !

    Thà Tư Sang không đi thì tốt hơn . Đi về rồi nghĩ lại thấy tức quá cành hông !

  5. DâM TiêN says:

    Chuyện vãn về ông Đường Sang thì giản dị và dễ hiểu như ri như rà:

    Trước hết là cuộc họp thượng đỉnh giữa hai ông Obama và T.C. Bình.

    Liền sau đó, ông T.C.Bình cho vời Đường Sang tới hội kiến chi chi đó.

    Tiếp ngay sau, ông Obama cho vời Đường Sang tới hội kiến chi chi đó.

    Vậy nhìn thấy ngay, là Đường Sang bắc du và tây du trong khỏang thời
    gian ngắn, nhằm được biết về ý tứ chung của hai ông Bình và Obama
    có liên quan tời VN. ( Đường Sang không tự ý đi, mà được vời tới)

    VN đi riêng với ông Obama, không xong. VN đi riêng với ông Bình,
    cũng không xong.

    Thấy rằng, có một sự việc lịch sử sẽ tới cho Việt Nam. — Pháp lý ?

  6. Lý Chính Luận says:

    Bọn “lãnh đạo” VN là một phường múa rối cho giặc tàu. Bọn chệt đỏ mới chính là kẻ điều khiển những con rối trong “bộ chính trị” của bọn ăn cướp, trong đó có Tư Sang (mặt đinh).

    Chỉ mới hơn một tháng trước, ai cũng biết “mặt đinh” và lâu la hắn đã lặn lội qua “triều kiến” thiên tử họ Tập. Ở Bắc Kinh, họ Tập vỗ vai xoa đầu Mặt Đinh, lại cho hắn và đàn em ăn yến ngập ngụa nên hắn ký luôn một lúc mười bản “hiệp định hợp tác”. Mười bản Hiệp Định hợp tác mà Mặt Đinh đã ký với thằng chúa chệt, thực chất là mười văn kiện đầu hàng giặc một cách vô điều kiện.

    Chưa hết, màn ăn cướp đàn em VC của thằng đàn anh vĩ đại vẫn còn tiếp diễn. Chúa chệt dư biết là dư luận VN sẽ vô cùng phẫn nộ khi Mặt Đinh và đàn em dẫn xác về nước, với mười văn kiện ô nhục cõng theo trên lưng. Thế nên, trước khi Mặt Đinh về nước, chúa chệt đã ra chỉ thị cho mặt đinh là bằng mọi cách, phải xin qua Mỹ để hội kiến với TT Obama. Tuy chỉ là một chuyến đi mà ai cũng thấy là vô bổ, vô ích, nhưng đáp ứng một nhu cầu vô cùng khẩn thiết cho sự tồn vong của chế độ ăn cướp tập thể của mặt đinh:

    “LÀM NHÂN DÂN VN TƯỞNG BỞ RẰNG, VÌ BẮC KINH CHƠI ÉP QUÁ NÊN VN ĐANG XÍCH LẠI GẦN MỸ HƠN.”

    Mặt khác, mặt đinh phải ca bài con cá cho thật hay, để TT Obama thấy chệt ăn hiếp mặt đinh quá mà ra tay “nghĩa hiệp”.

    “MỸ PHẢI RA TAY NGHĨA HIỆP CỤ THỂ BẰNG CÁCH NHẬN VN LÀM “ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC” VÀ BẮT ĐẦU BÁN VŨ KHÍ SÁT THUƠNG CHO VN”.

    Mua được vũ khí sát thuơng của Mỹ rồi, mặt đinh sẽ xả cổng kho vũ khí của VN, để mặc bọn lâu la của chúa chệt vào ăn cắp mẫu mã và sao chép hoặc cải tiến những vũ khí mới nhất của Mỹ thành vũ khí của chúng, hầu chúng có thể dùng để đối đầu với Mỹ (một khi có lâm trận), hoặc nếu không thì vẫn có thể bán lại cho các nước khác với giá cao hơn.

    Làm xong những việc ấy, thiên triều sẽ mời mặt đinh qua triều kiến để được Tập “hoàng đế” xoa đầu, vỗ vai, cho ăn yến, ban cho những gói viện trợ “hữu nghị” khổng lồ, hầu mặt đinh và đàn em có đủ phương tiện để tiếp tục đè đầu cỡi cổ 90 triệu dân VN.

    Thằng mặt đinh trân tráo, cứ tưởng ai cũng ngu, ai cũng có thể dễ dàng bị hắn gạt nên cứ trân mắt ngó TT Obama mà khoa môi múa mép.

    Mỹ có tin hoặc không tin mặt đinh, đều trúng kế của chúa chệt và thiên triều:

    – Nếu Mỹ tin mặt đinh và bán vũ khí sát thuơng cho VN, Mỹ đã trúng kế của chúa chệt.

    – Nếu không tin mặt đinh lần này, lần sau VN có gửi ai sang Mỹ để xin làm “đối tác chiến lược”, chắc chắn Mỹ sẽ tăng sự nghi kỵ và càng khó mà thành công.

    Một đứa con nít chưa vắt sạch mũi ở VN cũng dư biết điều đó, huống chi là TT Obama và chính phủ Mỹ!

    Hắn làm TT Obama lợm giọng buồn nôn nên chẳng trách ông ta nói chuyện với mặt đinh mà không muốn ngó đến cái mặt đinh đểu giả trước mắt.

  7. Ba Tung says:

    Thật bổ ích xin cảm ơn

    • Builan says:

      Chào anh Ba Tùng
      Anh làm ơn viết thêm ít nhiều cho rõ
      Những nguời chậm hiểu như tôi không biết anh góp ý gop lời với ai !
      Thật bổ ích xin cảm ơn
      _ Bổ ich caí chi, chỗ mô ,và cảm ơn ai ( Tác giả , hay môt còmsĩ nào) ??

      ĐƯợc đặt vào chỗ như tôi thưa chuyện với anh thì là rất dễ hiểu, phaỉ không anh ?!
      Thật lòng – Chào sơ ngộ.

  8. Vũ duy Giang says:

    Phản ứng cho câu kết luận của tác giả Bùi Diễm:”…tất cả toàn là những lời hứa hẹn trong tương lai,và chỉ có tương lai mới có câu trả lời cho những cố gắng(?)của VN muốn sáp gần lại với HK”:

    “Ngước về QUÁ KHỨ THƯƠNG VAY
    Nghe BUỒN HIỆN TẠI
    TƯƠNG LAI còn gì?”

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      @ Vũ tiên sinh

      Úi Chà Chà… Đại Cao Thủ !

      Vãn bối chỉ gắng gượng được phần nào …tiếp chiêu !

      Còn kìa SÔNG ĐÁY CHẢY NGANG
      Oai HÙNG NÚI TẢN
      BẠCH ĐẰNG nhấp nhô

      Kính tiên sinh

    • Nguyễn Trong Dân says:

      Còn kìa SÔNG ĐÁY NGANG TÀN
      Oai HÙNG NÚI TẢN
      BẠCH ĐẰNG nhấp nhô …

      copy paste lộn , xin thứ lỗi.

      Kinh

  9. danluan13 says:

    Việt Nam và Mỹ đều muốn có hợp tác chung, nhất là hợp tác chiến lược quân sự; nhưng có lẽ lợi ích đòi hỏi hai bên không thỏa mãn nhau nên sự hợp tác không tiến triển. Về mặt nổi, Việt Nam luôn muốn được mua vũ khí sát thương của Mỹ và Mỹ luôn đòi phải có thay đổi nhân quyền. Điều này đâu có khó cho cả hai mà tại sao hai bên vẫn không nhân nhượng? Vậy có phải ngoài những cái đòi hỏi bên ngoài, hai bên còn đòi hỏi nhiều cái bí mật khác nữa nhưng không đạt được nên mọi hợp tác cao hơn đều bế tắc?

    Thật sự Mỹ muốn gì ở Việt Nam mà Việt Nam không nhượng bộ? Và vì không nhượng bộ nên đòi hỏi của Việt Nam cũng không được Mỹ đáp ứng?

    Có lẽ cái Mỹ muốn là Vịnh Cam Ranh mà Việt Nam đã nhiều lần bắn tiếng “không” nên mọi hợp tác cao hơn phải dậm chân!?

    kbc

    • khế ngọt says:

      không đơn giản như bạn nói đâu ! coi trung cọng như thần coi Mỹ như thù thì hậu quả như thế nào đây , THIÊN TRÁCH KỸ HẬU TRÁCH NHÂN , oke

      • nvtncs says:

        Nhận xét “coi như thần” đúng và có lý. Tầu có tầm nhìn xa, CSVN không nhìn xa hơn sống mũi của nó. CSVN sợ Tầu hơn sợ Mỹ. Điều này chính đáng vì Tầu là thầy CSVN trên lãnh vực thâm độc, lừa bịp; CSVN có thể lừa Mỹ, lừa dân, nhưng không lừa Tầu được, mà có lừa nó, nó bắt được thì ăn đòn với nó.

Leave a Reply to Nguyễn Trong Dân