WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người cộng sản phản tỉnh kiên hùng

TranDo1

Tròn 11 năm ngày Tướng Trần Độ mất, 9/08/2002 – 9/08/2013.

 Nếu nói về những hình ảnh phản tỉnh trong giới chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thì khó có ai có thể đứng sánh bên cạnh Tướng Trần Độ.

Kể cả Trần Xuân Bách, là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung Ương Đảng, nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở mức có tư tưởng cải cách, muốn đa nguyên chính trị. Tuy thế, ông chưa hề có hành động thực tiễn nào và tư tuởng của ông được chấm dứt bằng việc ông bị hạ bệ (năm 1990) và “không được đi nước ngoài, không được gặp hay tiến xúc với người nước ngoài, tất cả những gì về ông bỗng dưng trở nên kín kẽ. Và ông trở thành nhân vật vô danh tiểu tốt kể từ năm 1990 cho đến ngày ông qua đời” (2006).

Theo wikipedia, Tướng Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh ngày 23/09/1923, trong một gia đình công chức ở xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở Toà thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là quan phán.

Là người theo cách mạng từ lúc còn rất trẻ, 16 tuổi ông đã đi theo cách mạng, 17 tuổi gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương (1940) và bị bắt giam qua nhiều nhà tù… rồi trốn thoát và tiếp tục hoạt động.

Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội, sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội Nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.

Năm 1950, ông làm Chính ủy Trung đoàn Sông Lô, rồi Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), ông là Chính ủy Quân khu 3 và đến năm 1958 được phong hàm Thiếu tướng.

Cuối năm 1964, ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hòa, Hoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên. Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Chuyển sang ngạch dân sự, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ. Khi Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương được thành lập (1981), ông giữ chức Trưởng Ban, kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa.

Ông cũng là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 7, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992).

Ông là Ủy viên Trung ương ĐCSVN các khóa 3 (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), 4, 5, 6 (1960-1991).

Như vậy, dường như gần cả cuộc đời, Tướng Trần Độ đã đi theo Đảng CSVN, sống chết vì Đảng và giữ những chức vụ quan trọng. Chính ông là người đã góp phần vào việc thiết lập nên chế độ và bảo vệ nó.

Tư tưởng phản tỉnh của tướng Trần Độ nảy nở sớm, ngay khi còn đương chức đương quyền, từ năm 1974, thông qua trải nghiệm “đi một quãng đàng, học một sàng khôn”.

Vào tháng 10 năm 2007, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành cuốn “Chuyện tướng Độ” của nhà văn Võ Bá Cường. Cuốn sách mô tả chân dung của Tướng Trần Độ, một vị tướng tài ba, đồng thời cũng là nhà văn đã gắn chặt đời mình vào cây súng.

Trong cuốn sách có thuật lại một đoạn, đại ý: sau 1974 đi công tác tại Cộng hòa Dân chủ Đức, ông đã nhận ra rất nhiều điều chưa ổn trong nguyên lý cũng như thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ông đã viết một bức “Thư tâm huyết”, dài 14 trang, trình bày tất cả những gì ông thấy, suy nghĩ và mong muốn gửi tới lãnh đạo ĐCSVN. Trong thư ông nói về sự nhầm lẫn khái niệm trong lý luận của Stalin và dự báo những hậu quả của nó, ông hiến những giải pháp, không hề né tránh cả những điều mà ngày ấy nói ra rất khó nghe, chấp nhận gặp nguy hiểm. Giải pháp đáng chú ý nhất là ông đề nghị mời những nước có nền kinh tế phát triển vào hợp tác đầu tư, bất kể đó là nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa.

Bắt đầu giữ chức Trưởng ban Văn Hoá Văn nghệ, ông đã thuyết phục Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, soạn thảo và cho ra Nghị quyết 5, vào tháng 12/1986, nới lỏng kiểm duyệt mà người ta vẫn dùng từ “cởi trói” cho giới văn hoá, văn nghệ. Nhờ Nghị quyết này, tự do sáng tạo nghệ thuật phát triển, sách báo được lưu hành dễ dãi hơn, các tác phẩm của văn nghệ sĩ trước bị cấm vì lập trường chống cộng sản của Nhất Linh, Khái Hưng được tái bản. Trong giai đoạn này, những tác phẩm hay và giá trị đã ra đời cùng với những tên tuổi còn danh tiếng đến hôm nay như Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Trần Huy Quang…

Ông nói:

“Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp”.

Kinh hoàng và lúng túng trước sự kiện hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc trên Quảng trường Thiên An Môn biểu tình đòi cởi mở chính trị và các quyền tự do dân chủ, đã bị đàn áp đẫm máu, cùng với sự sụp đổ của hệ thống cộng sản tại Đông Âu, ĐCSVN đã chấm dứt tiến trình ba năm “cởi trói” này.

Với hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, bắt tay với tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải, bám víu vào thành luỹ ý thức hệ cuối cùng để giữ chế độ, ĐCSVN đã khai tử những đòi hỏi về dân chủ và đa nguyên chính trị.

Mặc dù không áp dụng hẳn phuơng thức “mèo nào cũng được, trắng cũng như đen, miễn bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình, những năm đầu của thập kỷ 90, để cứu vãn nền kinh tế suy sụp, nhà cầm quyền CSVN buộc phải mở cửa ra thế giới bên ngoài, kêu gọi đầu tư và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân.

Trong bối cảnh nửa dơi, nửa chuột của một nền “kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa” hoang dã va man rợ, tự do kinh tế nhưng đóng kín chính trị, bất công và bất bình đẳng xã hội nảy sinh ngày một nặng nề. Cảnh dân oan khiếu kiện mòn mỏi vì bị tước đoạt đất đai, công nhân trong các khu công nghiệp sống lam lũ, xây dựng các dự án bất chấp huỷ hoại môi trường, luật lệ hỗn loạn, tệ nạn rút ruột công trình, tham nhũng trở nên nhức nhối, không thể nào ngăn chặn…

Là nhân chứng của cuộc sống đương thời, Tướng Trần Độ không thể không đau lòng. Ông tiếp tục lên tiếng, công khai một cách can đảm. Và kết quả là ngày 4/01/1999 ông bị khai trừ khỏi đảng sau 58 năm “sống cùng đảng chết không rời đảng”. Tháng 7 năm đó, trong một lá thư ông viết:

“Tôi là đảng viên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải xin ra khỏi cái đảng này. Tôi không thế chấp nhận và thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa vời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuyên chế, phản dân chủ.”

Ngày 3/12/2000, xem xã hội như bốn bánh xe của một cỗ xe: – Một xã hội công dân – Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh chứ không định hướng gì lôi thôi – Một nhà nước pháp quyền – Một nền dân chủ đầy đủ,  ông viết:

“Cái điều mà chủ nghĩa Mác, cộng sản hay xã hội chủ nghĩa tưởng rằng nhờ có nó sẽ có một bộ máy nhà nước bảo đảm đựơc mọi mặt nhu cầu đời sống của mọi người chỉ là một ảo tưởng hão huyền. Thế mà đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân”.

Dường như có lúc ông cũng bất lực nhìn nhận bản chất của chế độ độc quyền cai trị bằng bạo lực của ĐCSVN, tạo nên một xã hội nhiễu nhương, nền tảng đạo đức truyền thống bị huỷ hoại, cái ác lên ngôi:

Những mơ xoá ác ở trên đời

Ta phó thân ta với đất trời

 Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện

 Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

(Trần Độ)

Ông mất ngày 9/08/2002, nhưng mãi đến ngày 13/08 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13/08 cô phát thanh viên không mặc áo tang đen mà vận chiếc áo hoa trên TV, mới đọc thông báo. Tuy vậy đông đảo những người mến mộ ông ở Hà Nội và những tỉnh sát Hà Nội vào sáng ngày 14/8 đã kịp về viếng.

Đến cả khi ông đã chết, nhà cầm quyền vẫn lo sợ, hèn nhát và cực kỳ vô nhân đạo. Các vòng hoa có băng tang “Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ” bị giữ từ ngoài cổng và phải vứt bỏ dòng chữ “Vô cùng thương tiếc” cùng hai chữ “trung tướng”. Vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền bị bỏ đi hai chữ “đồng chí’. Vòng hoa duy nhất được giữ nguyên là của tướng Giáp: “Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Ông Vũ Mão, đại diện Văn phòng Quốc hội, đọc điếu văn, có nhắc tới những chức vụ mà tướng Trần Độ đã đảm nhiệm và nói “rất tiếc là ông Trần Độ cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”…

Con trai trưởng của ông, sau khi kể những tình cảm với người bố và cám ơn tất cả mọi người tới dự tang lễ, đã nói: “Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp nhận lời điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội”.

Kết luận

 Tuớng Trần Độ là một hình ảnh nổi bật về sự ngộ nhận con đường đi theo ĐCSVN. Những khẩu hiệu “dân cày có ruộng”, “đại biểu của giai cấp công nhân tiên phong”, “ấm no hạnh phúc”… chỉ là trò lừa mị, bịp bợm. Ông không cải lương, nửa vời, chỉ muốn ĐCSVN thay đổi để giữ chế độ, mà thấy cần phải thay đổi tận gốc, bãi bỏ hoàn toàn sự độc quyền và đặc quyền, đặc lợi của ĐCSVN.

Là biểu tượng của khát vọng tự do, dân chủ, cuơng quyết và nhất quán, ông đã cho mọi người thấy rất rõ sự phản bội, phản phúc, đểu cáng của tập đoàn lãnh đạo hôm nay, một băng đảng mafia, bòn rút, chia chác lợi ích, làm khánh kiệt đất nước.

Ông là người cộng sản đã phản tỉnh sáng suốt, với khí phách kiên hùng:

 Công thần không làm phách

Danh toại chẳng cầu nhàn

Bút thần vung mấy độ

Ðáng mặt đại nghĩa quân.

(Trần Khuê)

Nhân ngày giỗ ông, xin được thắp nén nhang cầu mong ông an nghỉ nơi suối vàng và nếu hồn ông linh thiêng, hãy phù hộ cho con cháu vượt qua gian nan và khó khăn trong cuộc tranh đấu vì tự do dân chủ này.

 © 2013 Lê Diễn Đức – RFA Blog

17 Phản hồi cho “Người cộng sản phản tỉnh kiên hùng”

  1. thichtudo says:

    Với cá nhân tôi, ô.Trần Độ là 1 sĩ quan cấp tuớng cộng sản đã trực tiếp tham gia đánh chiếm miền Nam VN, trước khi chết đã bị đảng cs ở VN khai trừ vì những bất đồng quan điểm của ông. Với chung nhân dân miền Nam VN, ông TĐ vẫn là một người (theo từ của cs) có nợ máu.
    Bây giờ ô TĐ đã quá vãng. Thôi, hãy để cho ông yên nghĩ.
    Bạn bè, đồng chí, v.v. muốn vinh danh ông, chuyện bình thường. Ngược lại, nếu có những ý kiến
    không mấy thiện cảm thì cũng không thể trách cứ được. Chuỳện đời ai có qua cầu mới hay.

    Những trường hợp như của ô. TĐ, tốt hơn có lẽ nên “để lặng lẽ trôi” ?

  2. nvtncs says:

    Trần Độ là một tên CS; đã là CS thì chẳng có gì kiên hoặc hùng cả. Xuốt đời nói dối, khủng bố, ném lựu đạn vào chỗ đông dân thì thử hỏi hùng ở chỗ nào?

    Dĩ nhiên bài này của Lê Diễn Đức, một tên CS con. Đối với hắn cũng như đối với tất cả các đứa đẻ ra, lớn lên đi học trường CS, từ lớp mẫu giáo, CS vẫn hay tuy có sai lầm đôi chút.

    Viết lịch sử thế nào mà người dân không tin, phải đi tìm tài liệu đáng tin cậy hơn của ngoại quốc, là nỗi nhục cho dân VN. Hóa ra người VN nói dối hơn ngoại quốc.

    Nói thẳng ra, tất cả dân bắc 75, bị CS tuyền truyền, đầu óc lệch lạc hết rồi. Phải một thế kỷ nữa may ra mới gột sạch được cái dối trá, ngu ngốc do CS in vào trong đầu tụi dân này. Vả lại nước Tầu CS sát nách kia, còn CS, thì VN cũng còn CS.

    Dĩ nhiên là phải mời ông Tây ra đi, nhưng vác Tầu vào đánh Tây thì đánh làm …éo gì cho mệt!!!

    Giết Mỹ thì ít, giết đồng bào thì nhiều, thì giải phóng ai?
    Đụng chạm với Mỹ trận nào, thua chận nấy, mà vẫn gáy.
    Thắng Mỹ hồi nào? Chẳng qua Mỹ nó kết lụân rằng cả nước VN không đáng mất thêm mạng sống của một tên binh nhì của nó, nó bỏ nó đi.

    Ngu vừa thôi chứ mấy cha CS!!! Tây xa cách nửa trái đất, Tầu ngay đó; mười thế kỷ làm nô lệ nó chưa đủ chăng?

    “Bên ni biên giới là mình. Bên kia biên giới cũng tình quê hương…(Thơ Tố Hữu).”

    Ai phản bội đất của tổ tiên? Chính CSVN. Câu thơ khốn nạn này sẽ vào lịch của nước VN muôn đời.

    Ai ký công hàm 1958, công nhận BIển Đông là của Tầu?
    Phạm Văn Đồng, thủ tướng nước VNDCCH.

    Cái cú PVĐ ký công hàm, cho ta thấy Hồ Chí Minh là một tên “ma lanh”, hèn hạ, bất lương, đểu cáng, ranh vặt, dấu tên, tránh mặt, cho một kẻ lâu la của y, ra chịu tội trước lịch sử.

    Thưa bà con cô bác, cộng sản là đó đó; thưa bà con nhìn thấy rõ chưa?

    Tôi có nói dối bà con chỗ nào xin làm ơn xửa cho.

    • ÔgcVc says:

      Theo tui, thì bạn đọc nvtncs bữa nay ý kiến đọc rất tới! Xin đa tạ.

      Trần Độ là một tên CS; đã là CS thì chẳng có gì kiên hoặc hùng cả. Xuốt đời nói dối, khủng bố, ném lựu đạn vào chỗ đông dân thì thử hỏi hùng ở chỗ nào?

  3. Lê Nin Mũi Lõ Đít Đỏ says:

    Một lãnh tụ Cộng Sản Xô Viết đã từng có câu nói nổi tiếng:

    ” Hai mươi tuổi mà không theo Cộng Sản là không có trái tim.
    Bốn mươi tuổi mà vẫn còn theo Cộng Sản là không có cái đầu.”

  4. Hoài Nguyễn says:

    Trần Độ không đáng được ca tụng vì những tội ác đã làm gần suốt cuộc đời của ông ta . Đảng cộng sản VN đã để lộ bộ mặt tàn ác từ những năm của thập niên 50 qua những cuộc cải cách ruộng đất , vụ án Nhân Văn Giai Phẩm ………tại sao lúc đó ông ta chưa phản tỉnh , phải chăng vì lúc đó đường danh vọng của ông ta còn đang đi lên ?

  5. Sigma says:

    Một cánh én không dựng nổi mùa xuân.
    Cầu nguyện Hương Hồn Cụ siêu sanh tịnh độ.

  6. Khinh Binh says:

    Kể ra Trần Độ (hay bất kỳ tên CS gộc nào) thì tội nhiều chớ công chưa có gì. Tội ấy là cả đời theo cộng bắn giết đồng bào chăng biết mỏi tay!
    Phản tỉnh lúc cuối đời thì cũng đáng khen, chứ chả nên ca tụng nhiều.
    Bao nhiêu người sáng suốt hơn ông ta (nghĩa là dù bần cố nhưng chả một ngày theo cộng)
    Bây giờ gán cho ông ta các mỹ từ đẹp đẽ chẳng qua vì ông ta bỏ cộng mà thôi! Mà ông ta cũng còn mê thằng già Hồ đó chớ?! Nên vừa phải có tủi thân các nạn nhân cộng sản! Nổ!

    • Bút Thép VN says:

      “Công – Tội” khó lường đối với những người CS phản tỉnh, nó còn tùy thuộc vào thời gian còn lại cuối đời và những gì họ làm được cho đất nước và dân tộc sau khi họ đã phản tỉnh nữa!

      Ông Trần Độ muốn làm nhiều hơn nữa để “đoái công chuộc tội” với đất nước và dân tộc, nhưng rất tiếc là thời gian đã không ngừng lại, đóng góp của ông trong hơn năm cũng chưa được là bao. Tuy vậy phong trào dân chủ cũng đã có thêm được một người Bạn và bớt được một kẻ thù!

      Xin thắp cho ông nén nhang và cắm một cành hoa trên mộ cho cụ Trần Độ.

      Người CS phản tỉnh hơi bị muộn màng, nhưng vẫn còn tốt gấp vạn lần đối với những kẻ “yêu đảng cuồng dại” như những con kên kên chúi đầu vào xác chết?

      • Vybui says:

        Tôi ủng hộ ý kiến cuả ông!

      • tonydo says:

        Xin được hỏi Ngài Bút Thép, nếu được làm lại thì Tướng Trần Độ có binh đường đó nữa Không? Xin thưa trước là tôi cũng ủng hộ ý kiến của Ngài như bác Vybui, bởi vì nó rất nhân bản và thành thật, gần như là (có còn hơn không). Nhưng Tướng Quân đã là người Thiên Cổ rồi, làm sao có được cơ hội lần thứ hai. Tất nhiên chỉ có cụ Trần Độ và Trời mới biết được cụ Trần Độ nghĩ gì trước khi nhắm mắt. Riêng Tony tôi thấy hơi lạ. Thứ nhất Tướng Trần Độ chưa được vô Bộ chính trị, bên quân đội mới chỉ là Trung Tướng, tức là quyền hành còn khiêm tốn. Người theo Gobachop hăng nhất, đồng thời là người đỡ đầu cho Tướng Độ là Nguyễn Văn Linh cũng đang bị phe (các cụ bắc kỳ) nhòm ngó. Tướng Độ lại được lòng Lê Đức Thọ. v.v.Nên theo tôi, cách tốt nhất là không nên nhận cái Job đó(ban tư tưởng TƯ), cứ ở bên quân đội coi binh tình ra sao đã. Tôi không biết cụ Độ theo, hoặc có trong tay tổ chức nào hồi đó (tất nhiên), nhưng khi bị trù dập thì hình như Ngài cô đơn. Những anh ra mặt ủng hộ thì thấy toàn tay trắng, chẳng có vốn liếng gì. Tất nhiên chỉ một giọt nước nhiều khi cũng làm tràn ly, tuy nhiên tôi thấy có lẽ Tướng Quân đã binh hơi hấp tấp. Xin cầu nguyện cho Linh Hồn cụ Trần Độ Tiêu Diêu miền Cực Lạc. Kính.

      • Người Việt says:

        Tôi ủng hộ ý kiến này .

  7. DÂN ĐEN says:

    <>
    : DÂN ĐEN BÀN : << Sau ngày 19-12-1946 ( mà đảng cộng sản Việt Nam gọi là ngày " toàn quốc kháng chiến " ( kỳ thực chỉ là ngày bè lũ HCM " quen mui thấy mùi ăn mãi " tưởng cũng dễ ăn như ngày cướp chính quyền 19 – 8 – 1945 , nên bộ đội Hồ " đánh trộm " ( không gọi là đánh úp được ) Pháp, cha con Hồ và toàn bộ tham mưu chỉ trong có 1 tuần bị Pháp đánh bật ra khỏi Hà-Nội, thất bại đành lỉnh lên mạn bắc ( Việt Bắc để dễ cậy nhờ Tầu ), ở Việt Bắc chỉ vài ngày sau, giới trí thức, sinh viên học sinh thấy rõ bản chất lọc lừa của cộng sản của Hồ nên số lớn bỏ về " dinh tê " Hà-Nội ( trong số có nhac sĩ PD ) . Trong khi đó Trần Đô lại ngủ mê gần suốt cả cuộc đời với bác và đảng, như vậy sao lại được gọi là " phản tỉnh kiêng hùng được " Phản phé " yêm hùng như ông ĐT/ BT thì có .

  8. Trúc Bạch says:

    Miền Nam có những tướng tự sát để giữ khí tiết của người bảo vệ tự do, dân chủ như các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng,Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ….Tuẫn tiết với tín niệm Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm , tuẫn tiết vì Tổ Quốc Trên Hết !

    Miền Bắc có Tướng Trần Độ là điển hình của những người yêu nước mà không kèm theo bất cứ một “điều kiện” nào như “phải yêu chủ nghĩa xã hội” hay phải trung với đảng (trước) rồi mới hiếu với dân, với nước (sau) .

    Tuy Tướng Trần Độ không tuẫn tiết, nhưng ông đã anh dũng chiến đấu chống lại chủ nghĩa cs độc tài cho tới chết .

    Chỉ vì yêu nước, thương dân mà ông đã vất bỏ toàn bộ những công lao của ông với đảng CS, ông từ chối vinh hoa và chấp nhận sự trù dập của đảng cs ; Khi chết – ông bị đảng cs hèn hạ bôi bẩn ngay trong tang lễ – Chính vì thế mà cái chết của ông lại được cả nước, cả thế giới theo dõi với lòng kính trọng và thương tiếc – kể cả những người từng khác chiến tuyến với ông .

    Ngày giỗ ông – xin bái vọng với một nén hương lòng .

    • Lý Nhân Bản says:

      Rất đồng ý với anh Trúc Bạch. Cám ơn anh đã viết thật rõ.

  9. Thicktritue says:

    Dù là tướng phản tỉnh, nhưng Trần Độ đã hợp lực với bọn CS cưỡng chiếm miền Nam Tự do. Góp phần lớn trong viê/c bần cùng hoá, xích hoá nhân dân VN trong bàn tay của CS tham tàn.
    Trần Độ, không thể được tôn vinh, nếu không muốn nói ông ta là một trong những tội đồ của dân tộc VN

    • Hồ Bác Cụ says:

      Ai trong đời mà không có sai lầm!!!! Biết phản tỉnh chống lại bọn cướp mafia cho đến cuối đời vẫn còn bị bầm dập, thì cũng đủ rồi!!! Ai cũng như anh kết tội thì khi họ đã lỡ làm sai rồi thì cho…tới luôn bác Hù, thế thì còn tai hại hơn nữa. Nhân Nghĩa, cái Đúng, mà không cảm hóa được người khác thì làm sao có ai theo!!!! Phải để cho các đảng viên con đường sống, đó là phản tỉnh qua về với chính nghĩa Dân Tộc, Tự Do, Dân Chủ và cùng nhau đạp đổ đảng CSVN buôn dân bán nước kia đi.

    • lethan says:

      Đồng ý với bác Thicktritue. Giết một mạng người thì dù có hối hận cũng bị tù mọt gông , huống hồ gần hết cả đời người kéo bè kết cánh với bè lũ Việt cộng phản quốc gây chiến tranh khiến cho hàng triệu triệu người Việt chết oan.

Leave a Reply to Lê Nin Mũi Lõ Đít Đỏ