WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường “xã hội dân chủ”

Con đường “xã hội dân chủ”
Bài 4
Hai phép Cộng-Trừ dễ mà khó

revolution-2013

Nhân có ý kiến của các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận về “đảng Dân chủ- Xã hội” chúng tôi đã giới thiệu lại những ý kiến từ năm 2005 cũng về chủ đề này. Tám năm đã trôi qua, đòi hỏi về dân chủ ở trong nước đã ngày càng mạnh hơn, nguy cơ Hán hóa ngày càng rõ rệt, và các nước theo con đường Dân chủ-Xã hội cũng có những điều chỉnh để thích nghi với cuộc khủng hoảng toàn cầu, nên những bài viết cũ không tránh khỏi có một số nét cần được cập nhật cho kịp tình hình, song về cơ bản, chúng tôi nghĩ các bài viết ấy không chỉ thích hợp cho những cuộc thảo luận ngày hôm nay mà có thể còn hữu ích lâu dài trước nhu cầu xây dựng một xã hội đa nguyên đa đảng .

Trong bài số 2 các tác giả Lê Bảo Sơn và Phan Trọng Hùng cho thấy đã có sự gặp nhau rất ngẫu nhiên, không hẹn mà gặp, của 5 nhà trí thức từ những chỗ đứng rất khác nhau và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, cùng nhận ra con đường “Dân chủ-Xã hội” không chỉ là lối thoát tốt đẹp cho các nước Cộng sản mà còn là giải pháp tối ưu cho nhiều nước Tư bản, khiến họ trở nên dẫn đầu thế giới một cách vững chắc và toàn diện về tự do và hạnh phúc của con người.

Nhưng từ nhận thức khách quan và khoa học ấy, đến việc hình thành được một đảng “Dân chủ-Xã hội” chân chính, đúng nghĩa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một khoảng cách đầy thử thách, phụ thuộc vào trình độ chung của dân trí và nghệ thuật chính trị của những người chủ trương, cho nên tôi rất mong khả năng tốt đẹp ấy thành hiện thực song không khỏi lường trước những khó khăn và ảo tưởng có thể có.

Con đường Dân chủ – Xã hội, và từ đó hình thành một đảng Dân chủ – Xã hội, như đã trình bày, có nội hàm riêng, mang tính quốc tế, không phải là việc đặt tên một cách tùy tiện cho hay, cũng không đơn giản là ghép tên hai đảng Dân chủ và Xã hội của Việt Nam trước đây (như có người hiểu lầm).

Mặc dù ngày nay không cần có những “lãnh tụ thiên tài” gì hết, quần chúng tự phát (theo nghĩa tốt) vẫn có thể làm nên một cuộc biểu tình rất hiệu quả và cảm động như vừa thấy ở Long An, nhưng muốn đi xa hơn, không thể không nghĩ đến việc hình thành những tổ chức dân sự, các hội đoàn, đảng phái…tương tác với nhau để tạo nên sức mạnh đủ gây biến chuyển. Trào lưu Cộng sản sở dĩ từ tay trắng mà thành công phần lớn nhờ thấm nhuần cẩm nang “tổ chức, tổ chức, và tổ chức”! Những người CS như Lê Hiếu Đằng hẳn nắm vững cẩm nang ấy từ lâu, nhưng phải kìm nén, vì các “đồng chí” của ông đều là những bậc thày của tổ chức và chống tổ chức, hé lộ ý đồ sớm thì vô ích và nguy hiểm. Nay đến đoạn sau cùng của cuộc đời, nếu không nói ra e lúc ra đi không nhắm được mắt?

Nhưng tội nghiệp thay cho những người Cộng sản thức tỉnh, dù ở những mức độ khác nhau, nhưng cứ lên tiếng một điều gì dũng cảm, ích nước lợi dân là lập tức bị cả “ba phía” xúm vào lăng mạ, cánh thủ cựu thì bảo đó là sự bất mãn, cơ hội, thoái hóa biến chất, cánh “chống cộng cực đoan” thì lập tức gọi họ là “dân chủ cuội” hoặc cò mồi, hỏi sao trước đây không nói bây giờ mới nói, nếu phản tỉnh thật thì thử chửi nhân vật này nhân vật kia xem nào ?! Còn các “dư luận viên CS” thì dùng cả hai chiêu thức, trà trộn vào cả hai cánh nói trên. Cho nên mới có ý kiến chua chát khuyên rằng: Các vị đảng viên CS ơi, chớ có dại dột bỏ đảng, bỏ đảng là tam tứ phía xúm vào ném đá, chẳng phía nào đón nhận, thế là toi đời! Nhưng vấn đề không bi quan đến thế vì trong dân tộc này vẫn còn nhiều người hiểu biết, biết phân biệt người thật với kẻ giả, giang tay đón nhận.

Muốn nâng cao dân trí trước hết phải vượt qua được những “chướng ngại của dân trí” , thoát khỏi sự “kìm kẹp” của một dân trí yếu kém, để không bị cái dân trí yếu kém đè bẹp.

Dân trí của một đất nước cao hay thấp thể hiện trước hết ở năng lực ĐOÀN KẾT và SÀNG LỌC.Xác định một lý tưởng đúng, vì dân vì nước, là điều hệ trọng trước tiên, nhưng muốn cho cái Thiện thắng được cái Ác phải tổ chức được lực lượng, muốn có lực lượng phải tiến hành đồng thời hai việc ngược nhau là đoàn kết và sàng lọc, sàng lọc không tốt, nhập cái Ác vào trong lòng thì đoàn kết vỡ. Đoàn kết là chính, là phép tính cộng, sàng lọc là phép tính trừ, phối hợp thế nào để có lực lượng áp đảo cái Ác phải chăng là bí quyết của thành công?

Khi bàn về mặt yếu kém của dân trí “An nam ta” không thể quên hai tật xấu về đoàn kết và sàng lọc. Lịch sử cho thấy có lúc cứ đoàn kết một chiều, cả tin ào ào như “lên đồng tập thể”, lúc ấy bỏ quên nhu cầu sàng lọc hoặc không đủ tầm để sàng lọc, cứ đặt con tim lên trên cái đầu để sau này nhận ra thì đã muộn. Ngược lại đến thời lòng dân ly tán, bị hai bên xé vụn, thì lại “sàng lọc” quá đáng, mù quáng, cực đoan, chủ quan, bản vị, quy chụp, gán ghép tùm lum… đến mức không thể liên kết được với nhau, coi nhau như kẻ thù, không biết khai thác sự giống nhau, cứ nhè sự khác nhau mà khai thác, cứ thế vô tình trở thành quân cờ của phía đối phương lúc nào không biết. Đất nước không tiến lên được phải chăng cũng vì thế? Người Nhật làm nên sự nghiệp lớn bởi họ không bị cái tâm lý tự thị tủn mủn này.

Đã có nhận xét rằng Việt Nam thiếu một giới trí thức chính trị, có lẽ đúng. Khi có chủ nghĩa CS thì trí thức bị chính trị dắt mũi, cứ dựa trên những tiền đề có sẵn mà tán dương. Đảng viên vào ĐCS là vào một đảng làm chính trị mà cứ chối bai bải “tôi không làm chính trị, tôi không làm chính trị”, chối bỏ trách nhiệm chính trị đương nhiên của cá nhân mình. Người việt Nam coi thường chính trị, thậm chí coi khinh, không biết rằng chỉ có tư duy chính trị đúng và nghệ thuật chính trị đúng mới phá bỏ được cái gông chính trị sai lầm trên đầu trên cổ mình.

Phong trào Cộng sản, để chạy theo một phép “Cộng” sai đã kéo theo bao nhiêu phép “Trừ” tai hại. Đã đoạn tuyệt, trừ khử mất bao nhiêu nền nếp truyền thống tốt đẹp trong các dân tộc và trong lòng người, diệt biết bao trí thức ưu tú, trừ khử oan uổng khoảng 100 triệu sinh mạng …! Dù có ý thức hay không, hai phép Cộng-Trừ cũng vẫn quấn chặt lấy nhau không rời. Văn minh cũng từ đấy mà man rợ cũng từ đấy.

Để dân chủ hóa, lành mạnh hóa xã hội và giữ gìn đất nước, hiện nay đã có nhiều sáng kiến: nhóm 72 và tân 72, nhóm công dân tự do, nhóm kiến nghị 258, nhóm Blogger trẻ, nhóm Minh triết, nhóm NoU, nhóm Họp mặt dân chủ, Đáp lời sông núi, sáng kiến Dân chủ-Xã hội…vân vân…(xin lỗi, chưa thể kể hết), toàn với ý đồ tốt cả. Nhưng tất cả đều mới  là những mũi chọc dò, thử nghiệm. Sáng kiến nào thành công cũng là thành công chung. Có điều cần thông cảm: Việc xuất hiện một đảng ở một nước dân chủ là chuyện bình thường, nhưng việc “mọc” ra một đảng dân chủ ở một nước độc tài đảng trị thì tự nhiên mang tính đột phá, tiên phong, liều thân cứu quốc. Trong phép cộng lớn cũng cần có những phép trừ, đó là phát hiện những yếu kém, những sai lầm, những hớ hênh mất cảnh giác cần phải loại trừ. Cộng trừ đúng thì thành công, cộng trừ nhầm thì thất bại, thách đố nằm ở đó.

Bởi thấm nhuần tính nghệ thuật của chính trị, nhiều bạn bè đã góp ý cho sáng kiến của hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận. Trước khi tuyên bố công khai có cần  một giai đoạn chuẩn bị trong hậu trường về nhân sự nòng cốt và dự thảo cương lĩnh hay cứ công khai mọi việc từ đầu để tập hợp ý kiến ? Không nên kêu gọi bỏ đảng để lập đảng đối lập mới vì cả hai động tác này đều rất căng, chi bằng những đảng viên cấp tiến “rủ nhau” tách ra thành một “đảng anh em” là đảng DCXH, tách đảng thành hai như kiểu “xưa nhích chân đi, giờ nhích lại” ngược với đại hội Tours thì êm hơn, dễ thuyết phục nhau hơn? Hay là, khoan thành lập đảng, hãy thành lập một hội, một câu lạc bộ, một phong trào…lấy tên Dân chủ-Xã hội hay Phan Châu Trinh, Phan Tây Hồ gì đó (vì Phan Châu trinh chính là nhà Dân chủ Xã hội của Việt Nam)? Làm cách nào tập hợp được đông đảo, không thể đàn áp và không bị “dị nhân” len vào phá thối? Quanh quẩn lại vẫn là hai phép tính Cộng và Trừ của nghệ thuật xã hội. Cộng cái gì và trừ cái gì?

Nếu ngôn ngữ nhị nguyên “zéro và 1” đã làm nên kỷ nguyên tin học thì hai phép âm dương Cộng-Trừ, hợp và tách, vừa đoàn kết vừa sàng lọc cũng là bí quyết làm nên sức mạnh một dân tộc, một nhân quần biết gạn đục khơi trong để đạt đến Tự do và Hạnh phúc.

Con đường Dân chủ-Xã hội sở dĩ đưa các xã hội Bắc Âu và Tây Âu đạt những chỉ số cao nhất về Nhân văn chính là bởi nó không hận thù, nó biết tiếp nhận những điểm nhân văn và hợp lý của cả hai hệ thống. Nó biết làm tính Cộng nhưng cũng kiên quyết làm những phép tính trừ một cách… nhân ái và trí tuệ!

© Hà Sĩ Phu
Đà lạt ngày 21/8/2013

4 Phản hồi cho “Con đường “xã hội dân chủ””

  1. DâM TiêN says:

    Mềnh lạc vô khu rừng Hồ xuân Hương, rậm rạp quá, nồng nực quá.
    Giá mà nhà ven Sao, Non, Đại, Gió…ngoàm biết ngắt bài viết ra từng
    đoạn thì hay hay là…

    Viết ” run on ” thế này, thì đáng ăn con F

    Cho khiêng bài dìa nhà, nhịn ăn một bữa, và v viết lại ! (Master DâM)

    • NẮNG NGÀN says:

      PHÁ THỐI

      Một tay chuyên phá thối
      Ai cũng nhẳn mặt rồi
      Óc quả toàn bã đậu
      Đầu chỉ đống gai thôi
      Cứ nơi nào chỏ mỏm
      Là thấy mùi tanh hôi
      ‘Dâm Tiên’ đúng thế đó
      Cái tên nghe đã tồi

      GIÓ NGÀN
      (27/8/13)

      • Đoàn Hữu says:

        Anh em nhà Dâm Tiên và Tiên Ngu chán thật, thấy mặt nói phét.

  2. SAO NGÀN says:

    BÀI TOÁN CỦA XÃ HỘI CON NGƯỜI LUÔN LUÔN KHÓ NẾU KHÔNG CÓ ĐƯỢC SỰ SOI SÁNG, SỰ MINH BẠCH, SỰ LÀNH MẠNH, VÀ SỰ TỰ DO DÂN CHỦ THẬT SỰ ĐÚNG NGHĨA NHẤT

    Trong xã hội con người không phải ai cũng có năng lực và trình độ nhận thức như nhau. Không phải ai cũng lương thiện như nhau. Không phải ai cũng có thiện chí như nhau. Không phải ai cũng hiền lành, chất phát như nhau. Do vậy trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nào đó, có những cá nhân tham vọng xướng lên cái gì đó, lý thuyết hay thực tế, lôi kéo những số người nào đó vào trong phạm vi tác động của họ. Tùy theo họ thuộc thành phần bản chất nào như trên, tác động của họ được nhân lên với những đối tượng đã được họ chi phối, cũng theo chính các bản chất của họ như thế đó. Tức đôi khi sự thiểu hiểu biết được nhân lên, mở rộng ra theo hướng thiếu hiểu biết, hay đôi khi những cái ác, cái tệ khác cũng cứ theo hướng đó. Tất nhiên những người nào trong vòng tác động, ảnh hưởng đó không bao giờ lại thấy ra được đó là sự không hiểu biết, hay đó là cái bất thiện, mà vẫn cho đó là sự hiểu biết, đó là cái đúng, cái chân, hay cái thiện một cách tuyệt đối. Ý nghĩa hay tác động của phần lớn tuyên truyền chính trị nó là như vậy. Thậm chí trong suốt cuộc đời của mọi con người đó về sau, cho tới khi họ chết, các sự thật khách quan đều không được phơi bày ra với họ. Họ vẫn giữ những ảo tưởng về sự đúng đắn, sự đẹp đẽ, sự thiện ý, ngay cả về sự hiểu biết cũng đều như thế. Đó chính là tình trạng vong thân của những con người đó do lịch sử và hoàn cảnh chính họ mang lại mà họ không bao giờ tự biết. Sự đánh mất bản thân vĩnh viễn của họ là như vậy. Sự sống mà thật sự như họ đã chết đi từ lâu chính là như vậy.
    Đây là một sự đáng tiếc, đáng thương của con người như thế về mặt nhân văn và về mặt xã hội. Điều này những ý nghĩa chính trị đúng đắn, chính đáng đúng nghĩa đều không được phép làm nhưng nó vẫn hay thường xảy ra. Chính thàm vọng riêng tư hay các nhận thức, những mục tiêu nhầm lẫn nào đó ngay từ đầu đã đưa đến, đã tạo ra, đã tác động, đã khống chế, để cuối cùng mang đến hàng loạt các con người khác hoàn toàn phải bị vong thân, tự đánh mất bản thân mà không tự biết chỉ do nguồn gốc là những cá nhân nào đó đã khiến họ tin, đưa lại hoàn cảnh như thế có thể cả suốt đời về sau cho họ.
    Tính cách đáng thương của xã hội loài người chính là như vậy. Ý nghĩa của đạo đức, của sự liêm khiết, của sự đúng đắn nơi bản thân của mỗi con người trong xã hội cũng được đặt ra theo cách như vậy. Con người chưa hẳn bao giờ cũng là ân nhân của con người, chưa hẳn bao giờ cũng là kết quả tốt đẹp do người khác mang lại, mà đích thực họ chỉ là nạn nhân, là công cụ dây chuyên nhau của bao nhiêu người khác. Tính cách bất công, tính cách không chính đáng, tính cách vô nhân đạo, phi lý và giả dối trong xã hội loài người chính là như thế. Nhưng điều này liệu có bao giờ được chấm dứt, được loại trừ hay tuyệt đối ngăn ngừa để cứu vớt cá nhân và xã hội được không. Thật sự nó luôn luôn khó, nếu khởi điểm vẫn có những cá nhân tham vọng, thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm, thiếu nhận thức và thiếu ý thức mà chỉ sống theo tham vọng, theo sự lợi dụng hay xách động người khác để cốt phục vụ những mục tiêu riêng của cá nhân mình. Tính cách như thế trong xã hội nó lại được dây chuyền hóa, được nhân ra, được khuếch tán, khuếch trương lên, đôi khi trở thành những sức mạnh mù quáng không thể ai cưỡng lại được, bởi nó sẽ ức chế, khống chế mọi yếu tố khác, tự nó cứ tự nuôi nó và tự nó bảo vệ nó, chẳng biết đến bao giờ mới chấm hết, vì cứ thế hệ này dẫn dắt tiếp nối thế hệ khác như vậy trong sự giả tạo, sự dối gạt, hay thậm chí mọi sự đóng kịch do vì các quyền lợi cá nhân riêng, chỉ trừ khi tất cả những lớp người đó đã hoàn toàn chết hết, tức hiện tại được đoạn tuyệt với mọi quá khứ không may đó và chuyển hẳn qua được một tương lai hoàn toàn cắt đứt hay đoạn tuyệt được với chính quá khứ kinh khiếp đó.

    NON NGÀN
    (23/8/13)

Leave a Reply to SAO NGÀN