WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Linh – Kiệt và món bê thui

 

Ông Linh gặp ông Kiệt lần đầu khoảng năm 1956. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ông Linh mời ông Kiệt nhậu món bê thui chấm với nước mắm gừng. Tình đồng chí, mùi bê thui, với mắm mặn gừng cay đã để lại trong ký ức ông Kiệt những ấn tượng đến tận cuối đời. Bà Bảy Huệ vợ ông Linh là người đồng hương Vĩnh Long với ông Kiệt. Vợ chồng bà coi ông Kiệt như cậu em trong nhà. Nhưng khi hai ông đã đạt đến tột đỉnh quyền uy, thì họ cư xử với nhau thế nào. Huy Đức dẫn chúng ta lần mò vào chốn thâm cung, kín cổng cao tường, nhưng vô minh, tăm tối để tìm câu trả lời trong Quyền Bính.

Vò xé miền Tây

Tháng 6 năm 1986, ông Linh trở thành Tổng bí thư còn ông Kiệt là phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Tháng 8 năm 1986 xảy ra vụ án Hoàng Cơ Minh, nguyên phó đề đốc tư lệnh Vùng II Duyên hải của VNCH, qua Mỹ từ năm 1975, về Thái lập căn cứ kháng chiến. Trong vụ án này có một bị cáo là Dương Văn Tư.

Cimexcol là công ty khai thác gỗ bên Lào của tỉnh Minh Hải và thành phố Hồ Chí Minh. Phó giám đốc điều hành là Dương Văn Ba.

Khi ông Linh lên Tổng bí thư được hơn một năm thì Dương Văn Ba bị bắt vì là anh của Dương Văn Tư, và anh Ba qua Lào lập chiến khu để em Tư đánh vào Việt Nam.

Nhưng Tư sanh ở miền Bắc, và nhiều tuổi hơn Ba. Họ không có mối quan hệ huyết thống. Lại không có bằng chứng Ba qua Lào để mở chiến khu.

Số phận đắng cay không buông tha Ba. Án chính trị chuyển thành án kinh tế. Hình phạt nặng nề giánh xuống đầu Ba và nhiều người khác trong ban lãnh đạo Cimexcol, mặc dù không có chứng cớ của tham nhũng hay thua lỗ.

Huy Đức không dừng lại ở việc tường thuật tại tòa mà còn đưa bạn đọc đi tìm căn nguyên. Trung tướng công an Võ Viết Thanh, thứ trưởng phụ trách an ninh “không thấy có bằng chứng Cimexcol qua Lào mở chiến khu”. Lãnh đạo Cimexcol là những đồng chí của ông Kiệt ở miền Tây trước 1975. Ông Linh và ông Kiệt đang “có vấn đề”. Ông Linh đã chỉ đạo Lâm Văn Thê giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh làm án.

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh "giải phóng miền Nam" Việt Nam. Ảnh VNN

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh “giải phóng miền Nam” Việt Nam. Ảnh VNN

Cả miền Tây Nam bộ cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của tị hiềm. Những con người hiền hòa chân chất của dải đồng bằng châu thổ kẹt giữa muôn vàn xô đẩy của quyền lực. Bao nhiêu cuộc kiểm điểm, bao nhiêu thông tư, chỉ thị, bao nhiêu người bị kỷ luật, liên lụy, cách chức, khai trừ, bao nhiêu người bị oan sai, bao nhiêu người phải ôm hận xuống mồ.

Hình ảnh của miền Lục tỉnh bị vò xé thực ra chỉ là một phiên bản hắt ra từ mối quan hệ Linh – Kiệt.

“Trèo cây, múa gậy”

Tháng 3 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo Hiến pháp thì ông Kiệt sẽ lên thay cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới.

Tháng 6 cùng năm, Quốc hội nhóm họp đã bầu Đỗ Mười mặc dù rất nhiều đoàn đại biểu đề nghị ông Kiệt. Bạn đọc được coi một màn xiếc, quay cuồng, đảo điên đến ngoạn mục của ông Linh.

Ngay khi Phạm Hùng vừa chết, ông Linh đi gặp cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ, rồi giao cho Nguyễn Đức Tâm đi các tỉnh miền Bắc, Võ Chí Công đi các tỉnh miền Trung, và đích thân ông đi các tỉnh miền Nam để vận động loại ông Kiệt ra khỏi ghế thủ tướng.

Không thấy Huy Đức nêu ra nội dung của cuộc gặp giữa ông Linh và hai ông cố vấn. Nhưng theo hồi ký của Đoàn Duy Thành thì Phạm Văn Đồng đánh giá Đỗ Mười là “Chỉ có phá”. Ông Đồng có lúc đã “phản ứng rất gay gắt và đã giao cho năm đồng chí cấp tướng là phải hạ anh Mười xuống”. Cũng không thấy Huy Đức nêu ra bằng chứng Bộ chính trị chọn Đỗ Mười.

Khi vận động loại Võ Văn Kiệt, ông Linh đi đến đâu cũng bị phản đối, nhưng ông luôn nhân danh “Đây là quyết định của Bộ chính trị”.

Ông Linh đã thao túng dư luận, thao túng Quốc hội để chọn Đỗ Mười, một người đã phá nát nền kinh tế miền Bắc sau năm 1954, phá tiếp nền kinh tế miền Nam sau 1975, có tiền sử tâm thần phân liệt, đã phải phải “trèo cây”, “múa gậy” để “hạ nhiệt”, trở thành Thủ tướng.

“Cậu sẽ chết”

Ông Linh nghỉ hưu vào năm 1991, nhưng những cú thôi sơn của ông nhằm vào ông Kiệt dường như không muốn nghỉ ngơi.

Khi ông Kiệt đã trở thành Thủ tướng, miền Bắc thừa điện, miền Nam thì thiếu. Ông Kiệt cho xây dựng đường dây 500 kV tải điện vào Nam, thay vì bán qua Trung Quốc.

Ông Linh cho là ông Kiệt “lợi dụng tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân”, rồi lại dùng con bài tư pháp như ông đã từng làm để triệt hạ đối phương.

Một động thái thiếu thận trọng nhưng không phạm pháp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đã trở thành một bản án đầy ám muội giáng xuống đầu ông cùng ban lãnh đạo xây dựng đường dây 500 kV.

Chưa đủ, ông Linh đích thân bay ra Hà Nội gặp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để đổi cáo trạng từ khung “cảnh cáo” thành khung có mức án ba năm tù.

Vẫn chưa hài lòng, ông Linh còn can thiệp loại bỏ đợt ân xá trước Tết Nguyên đán hằng năm, để ông Hải không còn cơ hội ra tù sớm.

Quay lại vụ án Cimexcol, ông Linh đã tung ra một màn ảo thuật để tòa phải xử “sơ chung thẩm” kết hợp, đưa nạn nhận vào ngõ cụt, tuyệt đường kháng án.

Ở vụ án này, Huy Đức dẫn chúng ta vào một khoảng tối, phía sau vành móng ngựa. Một người bạn kể với ông Hải rằng “Vị ấy đã đồng ý tha cho tớ nhưng cậu sẽ chết”. “Vị ấy” là ông Linh.

Ông Linh đã dùng quyền bính để can thiệp vào các vụ án một cách tùy tiện đến mức thối nát, nếu không nói đó là hành vi phạm pháp. Đây không phải lần đầu và cũng không phải lần cuối. Ông Linh còn làm như vậy nhiều năm sau đó để triệt hạ ông Kiêt.

Không “đao to búa lớn” nhưng…

Giữa năm 1995, Chính phủ mà ông Kiệt điều hành gặt hái được nhiều thành tích, uy tín của ông lên cao. Khi đó Tổng bí thư Đỗ Mười đã ở tuổi 80. Ông Kiêt trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chức tổng bí thư vào kỳ Đại hội VIII.

Điều này đã làm cho Trung Quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, và đặc biệt là ông Linh trở nên quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ông Linh tung ra trận đánh tổng lực với nhiều chiến thuật khác nhau.

Bà Phan Lương Cầm.

Bà Phan Lương Cầm.

Vợ ông Kiệt là bà Phan Lương Cầm, tiến sỹ Hóa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công. Bà Cầm không phải đảng viên cũng trở thành một chủ đề cho dư luận đàm tiếu. Ông Linh gọi bà là “con mẹ Giang Thanh”. Hình ảnh bà Cầm lịch lãm, duyên dáng bên chồng trong những chuyến công du nước ngoài bị mỉa mai là “gót chân Achilles” của Thủ tướng. Tấm hình bà Cầm đang mang gói quà trong một chuyến công du được tung ra cho nhiều người coi “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”. Những lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm thường mang rất nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai tung tin bà Cầm tham nhũng.

Đời tư của ông Kiệt cũng bị sách nhiễu. Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis thì ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Một ủy viên Bộ chính trị tâm sự “Ông Linh đi đâu cũng nói xấu ông Kiệt”. Một cán bộ cao cấp thì “rất buồn” khi nghe ông Linh gọi ông Kiệt là “thằng” giữa cuộc họp đông người. Khi ông Linh càng ốm nặng, ông càng lo lắng “Sáu Dân mà trở thành tổng bí thư thì gay lắm”. Ông quyết liệt hơn với bản trường ca “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.

Song song với những hoạt động để triệt hạ uy tín cá nhân ông Kiệt, ông Linh tìm cách cô lập và loại ông Kiệt ra khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Kiệt không được tham dự vào các quyết định quan trọng nữa.

Đồng thời, ông Linh lôi kéo nhiều nhân vật gốc miền Tây Nam bộ để chống ông Kiệt, trong đó người dẫn đầu và lợi hại nhất là Nguyễn Hà Phan.

Khi ông Phan đang làm bí thư tỉnh Hậu Giang, ông khá phóng khoáng và năng động. Ông Kiệt cất nhắc ông ra Hà Nội làm phó cho mình vào năm 1986.

Chẳng bao lâu cơn thèm khát quyền lực chốn kinh thành đã thổi bay hương đồng gió nội. Phan bỏ Kiệt mà kề vai sát cánh với “lũ chim sẻ chim ri” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh.

Khi chính phủ ông Kiệt chọn Úc là đối tác thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, ông Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, “không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô”.

Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ mà ông Kiệt điều hành. Bữa đó, ông Phan được kết nạp vào Bộ chính trị.

Tất cả những hoạt động trên đây mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt được. Song, những đối thủ của ông Kiệt cũng không phải chờ quá lâu, khi ông công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”.

Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông Kiệt, chấp bút. Việc công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và vào một thời điểm trước đại hội khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chết người của ban tham mưu cho ông Kiệt.

Đối thủ của ông Kiệt không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” được hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà nguyên chánh văn phòng Bộ Công an bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội đọc lá thư.

Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”.

Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào Phủ thủ tướng nếu như không có một vụ án “Nguyễn Hà Phan” đầy kịch tính xảy ra ngay sau đó.

Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này rất đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng bí thư kế nhiệm.

Người ta dàn xếp để ông Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như trường hợp Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung. Ông Kiệt yên vị ở ghế thủ tướng cho đến khi hạ cánh không lâu sau đó. Ông Linh chiến thắng.

Xuyên suốt toàn bộ “Quyền Bính” bạn đọc không thấy ông Kiệt ra đòn trả đũa. Chỉ có một tình tiết nhỏ là ông Kiệt đã chỉ ra một nhân chứng sống để lột mặt thật của Nguyễn Hà Phan, kẻ từng phản bội đồng đội trong thời gian bị bắt giam. Ban Bí thư quyết định tước hết mọi chức vụ và khai trừ ông Phan ra khỏi đảng trong vòng một buổi sáng. Ông Phan trắng tay về lại miền Tây như một tội đồ. Nhìn Phan khăn gói rời Hà thành, ông Linh tím ruột.

Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Sự thực của viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc: Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu.

Kiếp người ngắn ngủi trầm luân. Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc, chẳng biết có còn chút vấn vương trần thế mà nhớ tới bữa nhậu bê thui chấm với nước mắm gừng của thủa hàn vi.

Cảm ơn Huy Đức đã dũng cảm vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những cám dỗ của đời thường, vượt lên những đắm đuối, mê say, sùng bái, tụng niệm của nhiều người cầm bút cùng thế hệ. Anh đã can đảm bức phá những khuôn khổ, kìm hãm, cấm đoán, răn đe để tìm tòi, và để lại cho đời, cho lịch sử một lời nói thật.

Tháng Giêng, Giáp Ngọ 2014

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

70 Phản hồi cho “Linh – Kiệt và món bê thui”

  1. MotKhucRuot says:

    ” Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc ”
    Không biết tác giả bài viết có hiểu thế nào là ” cực lạc ” theo quan điễm cũa Phật Giáo mà cho rằng hai cái thằng súc sanh Linh _ Kiệt phiêu diêu miền cực lạc . Hai thằng khốn này phãi đầu thai làm súc sanh mới đúng , mong rằng hai thằng súc sanh này đầu thai làm con giun con gián đề bớt gây thêm oan nghiệt .

  2. Trực Ngôn says:

    Bộ mặt thật của lãnh đạo CSVN là như thế đấy!

    Thuở hàn vi với danh nghĩa bần cố nông thì tình đồng chí dâng cao, quyết chí đoàn kết một lòng để cướp cho bằng được chính quyền.

    Nhưng khi cuớp được rồi thì vùi đầu vào bả vinh quang, đem nhau ra thui như “thui cầy thui bê” chấm mắm gừng. Hả hê với quyền lực và vật chất, mặc cho đất nước này đi về đâu!

    Cám ơn các tác giả Trần Hồng Tâm và Huy Đức.

  3. Lý Chính Luận says:

    Đúng là tình hữu nghị của mấy thằng ăn cuớp! Miệng nói là “đời đời bền vững” mà hoá ra thằng nào cũng thủ sẵn dao găm và lựu đạn để thừa dịp chơi nhau.

    Để xem “tình hữu nghị” của TQ- Bắc Hàn, TQ-VN sẽ “bền vững” tới đâu!

  4. Minh Đức says:

    Câu chuyện trên cho thất ai lên ai xuống không tùy thuộc vào tài năng hay đường lối người đó chủ trướng hay hay dở. Những kẻ chọn phe này hay phe kia vì quyền lợi, phe phái, không phải vì xét chính sách của người đó mà bênh hay chống mà vì lợi quyền của mình. Chính vì thế mà Leonid Breznev nhờ khéo lôi kéo tay chân mà làm Tổng Bí Thư ở Liên Xô hàng chục năm liền. Thời gian Breznev cầm quyền không cải cách được gì mà cứ tiếp tục chính sách kinh tế trì trệ, dồn hết ngân sách vào quân sự. Để đến khi giá dầu hỏa đi xuống thì Brezev lại qua đời, để lại cho Gorbachev một di sản với Liên Xô tiêu rất nhiều tiền vào quân sự mà tiền bán dầu hỏa thì kém, không đài thọ nổi cho guồng máy chính quyền và quân sự. Rồi sau đó là rối loạn và sụp đổ chế độ CS.

    Cái lối chọn người kiểu CS là nguyên nhân đưa đến hàng chục năm rối loạn vào thập niên 1990, làm cho Nga bị thụt lui về nhiều mặt trong khi nước dân chủ là Mỹ thì vẫn vững vàng tiến. Mỹ đôi khi bị suy thoái kinh tế nhưng không đến nỗi khủng hoảng và rối loạn như Nga.

  5. Hòa says:

    Bài viết không nói nguyên nhân gì biến Võ Văn Kiệt thành kẻ thù của Nguyễn Văn Linh . Bài viết chỉ quanh quẩn về Linh tìm mọi cách triệt hạ VVK bằng tất cả thủ đoạn.

    Có phải vì thù riêng như : VVK cướp gái của NVL; ngủ với vợ, con gái, con dâu, chị gái NVL; hay VVK hiếp bọn gái nhà NVLinh, hoặc VVK cướp mảnh đất vàng đoạt cơ hội của NVL và bè lũ; hoặc VVK chận cơ hội thăng tiến của bè lũ gia đình con cái của NVL … chẳng hạn. Chứ viết như thế thiếu động cơ mục đích WHY WHY WHY thì quả là khó hiểu và kém .

    Hay vì tác giả HĐ muốn dùng cơ hội đánh bóng Võ Văn Kiệt nên tung ra hư chiêu gạt độc giả vì mục đích khác ????

  6. LeThiep says:

    Tội ác của Nguyễn văn Linh đối với đất nước :

    Mười năm sau khi bị quan thày Tàu cộng dập cho tan nát ở 6 tỉnh biên giới, sự kiện Liên xô và các nước Cộng sản Đông Âu lần lượt kế tiếp nhau sụp đổ làm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hốt hoảng khi thấy không còn được Liên xô che chở nữa. Để cứu Đảng, cứu thân, Việt cộng phải nhờ Kaysone Phomvihane – tổng bí thư đảng Cách mạng Nhân dân Lào- bắn tiếng xin Tàu cộng Đặng Tiểu Bình cho làm chư hầu trở lại . Nguyễn văn Linh triệu tập họp Bộ Chính Trị và đề xướngị: “Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa”.

    Để làm bỉ mặt Việt cộng, tổng bí thư Tàu cộng Giang trạch Dân của Tàu cộng không thèm tiếp tổng bí thư Nguyễn văn Linh, cố vấn Phạm văn Đồng, thủ tướng Đỗ Mười và bộ trưởng quốc phòng Lê đức Anh ở Bắc kinh mà chỉ cho vời đến gặp ở Thành Đô ( tỉnh Tứ Xuyên)- tháng 9 năm 1990.

    Giang trạch Dân cũng buộc Nguyễn văn Linh phải lập tức sa thải bộ trưởng ngoại giao Nguyễn cơ Thạch, không cho đi theo phái đoàn.

    Những gì đã được thảo luận và đồng ý giữa hai phe ở Thành Đô , Trung Quốc nói giữ bí mật , nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn để làm vừa lòng Trung Quốc.

    Tiến sĩ Hà sĩ Phu gọi hội nghị Thành Đô là cái thòng lọng buộc vào cổ đảng Cộng sản Việt nam .

    Thứ trưởng Ngoại giao Việt cộng Trần Quang Cơ : “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “Giải pháp Đỏ”.

    Hậu quả tai hại của hội nghị Thành Đô này đã được tiến sĩ Nguyễn thanh Giang viết như sau:
    “Thực chất Thành Đô là cái bẫy cực kỳ thâm hiểm mang bản chất Đại Hán mà một loạt kẻ lãnh đạo mù quáng, mất gốc dân tộc Việt đã dại dột chui vào.

    Từ đó đẻ ra bao chuyện nhẹ dạ, hớ hênh, tội lỗi với dân với nước. Hai hiệp định bất bình đẳng, mất đất, mất đảo, mất biển, mất tài nguyên, tạo điều kiện cho lao động Trung Quốc tràn vào khắp mọi vùng, độc chiếm các món thầu béo bở nhất, từ mỏ bauxite đến hàng loạt nhà máy điện, giành vị trí lao động phổ thông của người Việt mặc cho luật pháp ngăn cấm. Lực lượng lao động này lập làng Trung Quốc ở Tây Nguyên, làm đường chiến lược, khai thác hàng chục vạn hécta rừng dọc biên giới và đầu nguồn. Đồng thời hàng giá rẻ kém chất lượng, chứa chất độc tràn ngập đất nước ta, đồng Nhân dân tệ bắt đầu khuynh đảo thị trường tài chính ngầm. Tai họa cực kỳ nguy cấp hiển hiện, rình rập khắp nơi”.

    ( Trích )

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa bà con,

      Tôi xin nói thật, có những người nhẹ dạ cả tin những gì người khác nói hay viết, không chịu động não để xem có đúng thế chăng ???

      Tôi nói thẳng là, nếu quả đúng như CSVN trúng quả lừa đậm Tàu cộng ở Hội nghị Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên hồi tháng 9 năm 1990, thì sao đến giờ bọn đầu não vẫn cúc cung coi Trung Nam Hải như thiên triều và sang đó triều bái dài dài và học tập kinh nghiệm về mặt chính trị lẫn an ninh quốc nội nhằm trấn áp các thành phần bất đồng chính kiến, lẫn mị dân sao cho hiệu quả.

      Tôi nói rõ luôn, đó là SỰ TỰ NGUYỆN THẦN PHỤC VỀ MẶT CHÍNH TRỊ, lôi kéo theo sự LỆ THUỘC KINH TẾ, dần dần đánh mất chủ quyền, để dẫn đến hệ quả tai hại là MẤT ĐẤT MẤT BIỂN và LỆ THUỘC NHIỀU MẶT như hiện nay.

      Nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch trên ??? Xin trả lời ngay theo diễn tiến thời gian ở tùng giai đoạn lịch sử trong vùng và toàn cầu

      1/
      Thập niên 50-60-70 phong trào CS nổi lên mạnh mẽ, từ Liên Xô (gọi là Nga cho dễ) và Tàu lục địa. Chủ thuyết CS được mùa lan rộng ăn sâu vào giới trí thức phương Tây, nhất là đám Triết gia theo trường phái Hiện sinh ở Pháp. Chính vi chủ soái của Hiện sinh là Jean Paul Sartres cũng bè bạn với tử đệ đông đảo khắp thế giới đã tự nguyện ăn phải bả CS, nên có lúc người ta cho rằng: Không đỏ (CS) không là người trí thức chân chính !

      Xin ngắn gọn là thời Hậu chiến đẻ ra lắm trò (thối), trong đó có Hiện sinh, cũng như có hiện tượng sinh đẻ tùm lum “baby boom” (ở Canada có lúc tăng trưởng dân số lên tới gần 3%, do kinh tế phát triển thòi hậu chiến)

      Cùng trong thời gian đó trong giới trẻ, sinh viên học sinh lại xuất hiện các phong trào quần chúng, như thập niên 50 có Beatnik, nối tiếp là Hippies trong thập niên 60-70 với motto “make love not war” !

      Cái nhín riêng của tôi cho rằng, một số trí thức và giới trẻ ở phương Tây muốn NỔI LOẠN, phá bỏ các cơ cấu, lề thói cũ ở xã hội phương Tây, để đi tìm cái mới, hay đúng hơn một “chân trời mới” ! Trong quá trình khai phá đó, có cái được cái không được. Tuy nhiên phải ghi nhận là từ đó bộc phát ra những cái hay cái mới, như phong trào tranh đấu cho nữ quyền, đòi quyền bình đẳng giữa nam nữ, dẫn tới như cuộc cách mạng tình dục trong hai thập niên 60 và 70.

      Ang Lee (Lý An ) đã thực hiện thành công phim The Ice Storm (1997), để thuật lại những biến động dữ dội về mặt xã hội trong môi trường chính trị bấp bênh thông qua hai gia đình trung lưu ở Mỹ

      2/
      Chiến tranh ở VN là một hình thức nóng (Warm War) trên nền một cuộc Chiến tranh Lạnh (Cold War) giữa hai phe Tư bản và Cộng Sản. Đó là nguồn hứng khởi (iinspiration) vô tận cho phong trào Hippie đang làn tràn khắp thế giới.

      Các thành viên Hippie là những nhân tố tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình, hội thảo chống chiến tranh (make love not war), cụ thể là chống Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời hoan hô Mao, Hồ, nhất là Che Guevera (coi như đó là biểu tượng của các vị anh hùng giải phóng dân tộc “liberados” khỏi áp bức của thực dân, phong kiến, đế quốc đủ loại).
      Các nhạc sĩ của phong trào nhạc trẻ, tức “pop music”, cũng tham gia sáng tác các bài ca phản chiến. Nổi đình nổi đám nhấtt phải kể ở Mỹ có Bob Dylan, với cô bạn đồng hành Joan Baez v.v…

      Joan Baez cũng như Jane Fonda, đã từng tới thăm Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh, từng nếm cảnh phi cơ Mỹ ném bom ở Hà Nội hồi Giáng sinh năm 1972 và đã phải xuống hầm của khách sạn Metropole để tránh bom. Sau khi về Mỹ Joan Baez đã cho ra bài hát Where Are You Now My Son với phần đầu cho ghi âm lại cảnh máy bay Mỹ oanh tạc lúc đó.

      Joan Baez – Where Are You Now My Son
      http://www.youtube.com/watch?v=PgDm85StSQs

      (còn tiếp)

      • Lại Mạnh Cường says:

        3/
        Lúc mới thành lập đảng CSVN, đa phần chịu ảnh hưởng về mặt chính trị của Cộng đảng Liên Xô, bởi đám lãnh đạo chủ chốt (từ Hồ đến Lê Hồng Phong, Minh Khai …) là con đẻ của Phong trào CS Quốc tế đệ Tam do Stalin sáng lập ra. Theo đó, công nhân là lực lượng nòng cốt, bởi có đầu óc tiên tiến, lại được tổ chức thành đoàn thể, nên đáng tin cậy hơn nông dân, vốn quen làm ăn riêng lẽ và bảo thủ, trong quá trình tiến hành cách mạng vô sản để giành chính quyền rồi sau đó áp dụng chuyên chính vô sản để xây dựng đất nước, con người mới xã hội chủ nghĩa bla bla bla

        Sau này chịu ảnh hưởng nặng của Tàu nhiều, do nhận viện rất nhiều viện trợ quân sự , cũng như cố vấn Tàu ngồi đầy trong quân đội, đánh nhau theo các chiến thuật chiến lược Tàu, nên mới thiên về chủ thuyết Mao chủ trương kết hợp công nông (Mao lý luận ở Tàu công nhân chiếm tỷ lệ quá nhỏ, trong khi nông dân chiếm đến trên 90 % dân số, nên ko thể bỏ qua như ở LX là các nước đã được công nghiệp hóa ít nhiều từ trước). Rồi từ khi rũ nhau chống chủ thuyết Xét Lại (Revisionism), CS Ta thân với CS Tàu hơn nữa. Vả chăng đại đa số viện trợ từ khối Cộng ở phương Tây đều phải đi qua Tàu bằng đường hoả xa mới tới VN.

        Thực ra trong thời nội chiến Nam Bắc, CS miền Bắc cố gắng đi dây giữa anh Cả đỏ và anh Hai đỏ, cốt làm sao nhận được trợ giúp thật nhiều từ hai phía, để chiến thắng miền Nam quốc gia. Tuy nhiên khi thống nhất đất nước, nhóm Lê Dzuẫn và Lê Đức Thọ lại ngả hoàn toàn sang thân Nga, khiến cho Tàu căm gan tím ruột, khi thấy CS Ta ăn cháo đá bát !

        Tại sao lại thế nhỉ? Có nhiều lý do lắm, xin tạm kể một số điểm chính yếu:

        3.1/
        Tàu đang tan nát dưới thời Mao, từ những thất bại to lớn trong các cải cách kinh tế, như Bước Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) và Trăm hoa đua nở (Bách hoa tề phóng, bách gia tề minh) hồi thập niên 50-60, cho đến Cách mạng văn hóa trong thập niên 70. Không thể theo gương Tàu cộng được là cái chắc.

        wikipedia

        * Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế. Một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết, chính là kết quả những nỗ lực của Mao. Sách báo tiếng Việt còn có một số sách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt.

        * Trăm hoa đua nở hay Bách hoa vận động hay Phong trào trăm hoa (tiếng Trung: 百花运动; bính âm: bǎihuā yùndòng, Hán Việt: Bách hoa vận động) là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1956 đến năm 1957, trong thời kỳ này, các quan chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề hiện hữu lúc đó, họ đã đề ra khẩu hiệu “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Một số học giả cho rằng chiến dịch này là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đông có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng.

        Trong khi đó Nga đã đạt được những thành tựu vô địch về mặt khoa học kỹ thuật cao (high-tech). Chẳng hạn như trong lãnh vực vũ khí hạt nhân; hay về khoa học không gian lắm phen đi trước cả Mỹ.

        Thời nội chiến, tạo được những chiến thắng to là nhờ các vũ khí hiện đại từ Nga. Như súng cá nhân AKA, rồi xe tăng Nga T-54/55, nhất là tên lửa SAM (bắn hạ không biết bao nhiêu là máy bay Mỹ, trong đó có những thứ tối tân nhất thời đó như pháo đài bay chiến lược B-52, “cánh cụp cánh xoè” F-105. Đó là chưa kể thần sấm, con ma …. nên mới đứng vững trước những cơn bão lửa do không quân Mỹ dội xuống miền Bắc)

        3.2/
        Chiến thắng “vĩ đại” mùa xuân 1975 làm cho đám lãnh đạo Bắc Bộ Phủ sinh ra kiêu ngạo, càng thêm tâm niệm “kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”, cho nên gấp rút hiệp thương chính trị hai miền Nam Bắc, để thống nhất đất nước về địa dư và chính trị.
        Rồi từ đó sẽ quyết định “đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua luôn thời kỳ quá độ”, tức giai đoạn chuyển tiếp (transitional period), để xây dựng hạ tầng cơ sở, làm nền tảng cho xây dựng chế độ xã nghĩa bền vững.

        Muốn thế phải theo đuôi LX. Cho nên đám Lê Dổm, Lê Đức Thọ đã liên kết với Nga, gấp rút cho tiến hành Đại hội Bốn đảng CS, nhằm cải tổ về mặt chính trị sao cho y chang như LX, từ đổi tên nước tên đảng cho đến chức vụ bí thư thứ nhất thành tổng bí thư bla bla bla

        Tôi còn nhớ rõ khẩu hiệu của Đại hội Bốn đảng CSVN vào năm 1976 là, “tiến hành song song ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật và cách mạng về tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt” !

        Cách mạng về văn hóa tư tưởng để đào tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa; cách mạng quan hệ sản xuất để xoá bỏ chế độ người bóc lột người; nhưng cách mạng khoa học kỹ thuật để tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, rồi chủ nghĩa Cộng sản “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, tức đã tạo được thiên đường CS trên mặt đât, sướng hơn tiên, bởi muốn gì được đó !

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (web Lịch sử Việt Nam)
        Muốn đưa vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Trong đó, nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động, xây dựng nhà nước vững mạnh để tiến hành ba cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, xóa bỏ chế độ bóc lột, đập tan sự phản kháng của kẻ thù. Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động, có tổ chức mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

        Đó là bi kịch Việt Nam thời CS thống trị đất nước sau 1975. Thống nhất được đất nước, nhưng lòng người lại ly tán hơn bao giờ hết. Tại sao thế ?

        Do không tiêu hoá nổi chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975, nên càng cố sức chạy theo ảo tưởng xây dựng chủ nghĩa CS theo kiểu Liên Xô, khiến trong nước đối xử phân biệt với những người sống trong chế độ cũ, ngoài nước làm mất lòng lân bang là Tàu cộng, cũng như Mỹ (Mỹ trả đũa không bồi thường chiến tranh theo Hiệp định Paris 1973; chưa hết áp dụng cấm vận/ embargo kinh tế nhằm cô lập VN).
        Từ đó mới có chính sách tù cải tạo tập trung, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm đánh tư sản; quốc sách kinh tế mới gọi là phân bố lực lượng lao động cho đồng đều trong cả nước … Hệ quả là làn sóng vượt biên vượt biển tạo ra thảm trạng Thuyền Nhân (Boat people) cùng với nạn kiều Việt gốc Hoa, gây chấn động dư luận thế giới.
        Chưa hết Chiến tranh Biên giới phía Bắc với Tàu và phía Tây Nam với Miên.

        Nhìn lại quá khứ tôi thấy rõ, những năm đầu tiên sau chiến thắng Tháng Tư năm 1975 là những năm đói khổ, nhất là trong hai năm 77-78, khi chiến tranh với Tàu và Miên nổ ra, rồi bị quốc tế theo gương Mỹ cấm vận, do bởi bộ đội cụ Hồ đánh sang Miên rồi ở lỳ bên đó không chịu kéo về sau khi mang danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế giúp dân Miên đánh đuổi chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Dân chúng cả nước ăn độn. Thực ra ở miền Bắc và miền Trung, cũng như vùng miền Đông và các thành phố lớn trong miền Nam, chứ vựa lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn dư thừa lúa gạo. Nguyên do chính sách bất cập “ngăn sông cấm chợ” làm vận chuyển lúa gạo lên thành phố bị chận đứng lại và dân dấu lúa không bán cho nhà nước với giá chính thức rẻ mạt, mà tuồn ra ngoài chợ đen hết.
        Tôi đi công tác dài ngày vùng kinh tế mới ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tha hồ ăn cơm ngon với thịt heo giá rẻ và uống rượu phủ phê (có dư cơm làm rượu và nuôi heo), cũng như dưới sông rạch cá tôm đầy tràn, nhưng bọn CS lập ra các trạm công an kinh tế Ba thu mua hết không cho nông dân mang lên thành phố. Chúng vơ vét lương thực để muôi bộ đội đi đánh nhau ở biên giới với Tàu và với Miên.

        (còn tíêp)

  7. Trần Tưởng says:

    Tội nghiệp cho ông Lê Hiếu Đằng đến khi chết mà vẫn cho rằng :“Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Qua bài này ,tác giả chứng minh :Đảng CS trước kia cũng như thế ,chỉ là tập hợp của những
    tay đốn mạt ,cấu kết với nhau chỉ vì lợi ích cá nhân ,chớ chẳng phải vì lợi ích dân tộc ,giải phóng dân tộc
    chi cả .
    Bi kịch của dân tộc xảy ra và kéo dài mãi tới ngày hôm nay . Có kẻ đổ thừa cho chánh quyền Việt
    cộng mắc lỗi cơ chế . Sự thật đảng và chính quyền cộng sản VN chẳng có cái “cơ chế” quái nào cả . Cái
    gọi là cơ chế đó chỉ là những hình thức cấu kết để chia chác quyền lợi ,phe nhóm .
    Một chính quyền không thật sự do dân bầu ra ,không thật sự do dân kiểm soát bằng lá phiếu ,tự tạo
    ra luật pháp để hành xử như một bọn côn đồ . Chỉ tội cho dân Việt , do dân trí thấp hay là do văn hóa,tập
    quán ngàn đời ,mà thờ ơ với thế sự , để cho bọn côn đồ đó đè đầu, cưỡi cổ mãi . Chúng có quyền lực ,
    là do chúng ta mặc nhiên đặt để chúng vào vị trí đó .

  8. ĐôngA says:

    Ông Linh hay ông Kiệt gì thì cũng là cộng sản. Vì Huy Đức mê ông Kiệt nên Bên Thắng Cuộc chán phèo ít nhất là đối với tôi. Huy Đức ca ông Kiệt quá đáng. Ông Kiệt có “phóng khoáng” cách mấy thì ông phóng khoáng theo kiểu cộng sản. Vì thế đấu đá của hai ông nầy hay nhiều ông này chẳng đem lại điều gì tốt đẹp hơn cho Dân cho Nước. Nó chỉ có tác dụng dẫn dắt người dân đi lòng vòng theo một quỹ đạo có lợi cho cs, kéo dài sự tiếm quyền của cs mà thôi.

    Cộng sản bóp cổ dân, ông Kiệt kêu bóp lơi tay một chút để dân nó thở nó nuôi mình. Ông Linh cởi trói, mở cửa, … thì cũng vậy thôi. Là cho dân dễ thở để nó có sức nó nuôi mình. nhờ có ông Linh ông Kiệt mà cs vẫn sống tới ngày nay.

    Trước khi là người thì mấy cha này là cs. Trước khi chết thì mấy chả cũng là cộng sản. Mà là cộng sản thì chỉ có nói láo, nói điêu của loài quỷ dữ.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear ĐôngA,

      Nhất trí lẫn đồng ý 101 %

      Linh, Kiệt hay Giàp hoặc chi chi đi nữa cũng là những tên CS nhà nòi và CS gộc !

      Các anh đến phút chót cuộc đời hay khi ngã ngựa mới lên tiếng nói chuyện phải quấy tôi đều xem thường hết. Trong lòng mến mộ thì có, nhưng kính trọng thi không. Thí dụ như Trần Độ …

      Có mến và một chút ít kinh trọng là đối với TRẦN XUÂN BÁCH.
      Bách dám công khai cổ võ đa nguyên đa đang khi còn là một “ngôi sao đang lên” vào cuối thập niên 80,cho nên bị đánh bay tất cả mọi chức vụ từ Bí thư Trung ương đảng, cho đến ủy viên BCT, ủy viên Ban châp hành TƯ ….
      Bách mà không dính vụ trọng đại trên, nhiều khả năng sẽ thành tổng bí thư rồi đó.

      Kế tiếp là Bùi Tín. Dám công khai bày tỏ rồi ly khai, khi thấy bọn nó ngoan cố. Nên nhớ hồi đó CS rất khắt khe và có thể trù dập gia đình Bùi Tín còn kẹt lại hoàn toàn ở VN.

      wikipedia
      Ông là Bí thư Trung ương Đảng từ khóa V (1982), Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

      Tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và được giao nhiệm vụ nghiên cứu về lý luận.

      Ông là đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khóa III, IV.

      Ông đã có nhiều bài viết và phát biểu theo hướng đổi mới mạnh mẽ theo xu hướng đa nguyên, đa đảng khi trào lưu cải tổ do Gorbachov đưa ra đang lan tràn trong nhiều nước cộng sản. Do đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 3 năm 1990), Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương bị khai trừ khỏi Đảng[cần dẫn nguồn].

      Ông được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch mời về làm chuyên viên tại Bộ Ngoại giao cho đến tháng 8 năm 1990 thì nghỉ hưu.

      Ông từng phát biểu: “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát – do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại…”.[1]

      Do lâm bệnh nặng, ông đã mất hồi 15 giờ 34 phút, ngày 1 tháng 1 năm 2006.

      • vybui says:

        Bách hay Tùng gì rồi cũng rứa!

        Vì Bách chưa nắm quyền nên còn được… thần tượng.! Khi có quyền mới bộc lộ hết. Vả lại cơ chế lãnh đạo trong chế độ CS là TẬP THỂ, muốn lèo lái được tất cả phải biết “cơ cấu’ phe phái mình từ hàng chục năm trước, loại bỏ các thành phần “không ăn ý”, sắp xếp đàn em vào các chức vụ then chốt…Trong lịch sử cầm quyền cuả Đảng CS VN, chỉ duy có bọn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ làm được việc này. Đơn thương độc mã như TXB chỉ mới hé ra bất đồng là đã vĩnh viễn ngồi chơi. Triệu Tử Dương bên Tàu là một ví dụ nữa!

        Chắc là LMC đã nghe chuyện bà vợ ông Bách thố lộ về chuyện khi Bách mất job, nằm bệnh viện, mỗi lần đồng chí đến thăm, vợ ông ta phải lấy tiền của mình cho vào phong bì rồi nói với chồng là các “đồng chí lãnh đạo” biếu để…bồi dưỡng. Cứ mỗi lần như thế Bách hí hửng, cảm động rồi “tán thán”:
        ” Hoá ra Đảng ta vẫn còn những đồng chí…tốt”! (hehehe).

        Là CS nòi, lăn lóc với đám rận mấy chục năm trời mà vẫn ngây thơ( tong tắng) như thế thì làm sao có đủ “mánh khoé” chính trị và ý chí để làm…lãnh tụ?

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear vybu (vb),

        Thão luận với vybui thật lý thú, dù có đối chọi nhau, nhưng có thế mới động não tìm tòi thêm, nhằm củng cố cho suy luận của mình thêm vững chắc. Cám ơn nhiều. Giờ xin vào đề nhé.

        1/
        Khi tôi bình … loạn về TXB, tôi dựa vào các sự kiện có thật, tức trên văn bản giấy trắng mực đen.
        Còn chuyện của vb đưa ra chỉ là giả thuyết, như một mai khi Bách nắm quyền lực cỡ Lên Duẫn ….
        Tương tự chuyện giữa vợ chồng TXB lúc về già, cũng chỉ là chuyện đồn thổi (hear&say)

        2/
        TXB khi về già sống trong cô đơn, bệnh hoạn và thất sủng …; những nõi đau đó cũng đủ làm cho ông ta mất đi sự nhậy bén và sáng suốt rất nhiều.
        Thực ra ai cũng rõ, một cánh én không làm nổi mùa xuân. Nhưng nêu ra đây để thấy, trong đảng CS có những tay gộc cũng biết mở mắt và có lương tâm, để dám hành động chống lại độc tài độc đảng, làm cho tôi thấy mến lẫn chút kính trọng
        Vả chăng TXB có được những nghĩ suy cấp tiến, do nhiều yếu tốt tác động, trong đó thời cuộc và bao quanh có những cộng sự viên (CS gọi là trợ lý) khá ở bên mình, bởi họ cũng biết làm việc theo nhóm (équipe) chứ không đơn lẻ như vb đã nêu. Bách giữ chức vụ quan trọng, dĩ nhiên tập hợp quanh mình một số tay trung tín để phụ việc lớn.

        3/
        Hồi tưởng lại ta thấy trong thế giới CS có một khúc quanh lịch sử, đó là lúc có sự khủng hoảng lãnh đạo ở Liên Xô, đưa một tổng bí thư trẻ là Gorbachov lên nắm quyền. Chẳng những trẻ, lại có học thức lẫn năng lực và can đảm, cũng như ko mang nặng cái ba lô quá khứ, nên Gorbachov đã thổi một luồng sinh khí vào thế giới CS ở phương Tây. Và cũng tạo nên ảnh hưởng ít nhiều ở phương Đông, cụ thể ở Tàu và Ta.
        Rất tiếc luồng gió đó chưa đủ mạnh ở Á châu, để đánh sập những đảng và chế độ CS như ở LX và Đông Âu, nhưng cũng tạo nên những chấn động cần thiết, làm nền tảng cho những cái gọi là phong trào PHẢN TỈNH và PHẢN KHÁNG ở cuối thập niên 80 lan sang thập niên 90 và càng ngày một tăng thêm, tuy có lúc trồi sụt bất thường một chút.
        Chắc chắc không một ai quên nổi cái gọi là CÁCH MẠNG NHUNG Ở Đông Âu, được nối tiếp bằng CÁCH MẠNG MÀU ở các chư hầu LX cũ và Nga hiện nay. Còn ở Tàu có Sự kiện Thiên An Môn chấn động toàn cầu. Đó chính là những gợi hứng (inspiration) cho đám CS và dân trong nước ta ngày ấy và cho đến tận bây giờ.

        Chính vì lẽ đó tôi tin tưởng, vẫn có những nhân tố tích cực trong nội bộ đảng CS, để có thể chủ trương cấp tiến. Và tôi từng quen biết, lẫn tiếp xùc trực tiếp vài lần với tay cựu đại sứ CS ở HL là Đinh Hoàng Thắng, lúc còn tại chức (thập niên 90) và sau này khi về nước (2003 và 2004). Tay này rất tíến bộ, từng được coi là phát ngôn viên không chính thức của nhóm chủ trương thân Mỹ trong lúc vận động trước Đại hội đảmg CS (lần thứ 11?) vừa qua

        Tạm trao đổi sơ sơ và xin khiếu vì có việc bận bất ngờ. Hẹn dịp khác nhé.

        LMC

      • Lại Mạnh Cường says:

        Hôm trước tôi kể ở phần cuối, ở Ta có cựu đại sứ ĐINH HOÀNG THẮNG trong ngành ngoai giao làm đại diện cho nhóm thân phương Tây, ở Tàu có viên tướng không quân LƯU Á CHÂU như ai cũng rõ.

        Xin phép BBT repost về thân thế Lưu Á Châu, cho rộng đường dư luận.

        wikipedia
        Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; quê quán ở Túc huyện, nay là quận Dũng Kiều, địa cấp thị Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; hiện nay là Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Ông là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.[1]

        Lưu Á Châu tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50 tuổi là Chính ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung tướng không quân. Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, giữ chức Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc (Đại học Quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu)

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Trần Hồng Tâm,

    Tôi cho bài viết này của THT không hay vì KHÔNG KHÁCH QUAN.

    Tại sao ư ?

    Đưa ra một vấn đề trọng đại để mổ xẻ, mà chỉ dựa vào mỗi một tài liệu là sách của HUY ĐỨC !

    Các lần trước tôi thích bài viết của THT, bới vì có dựa vào kinh nghiệm riêng thật nhiều.

    Ai cũng rõ, XUNG ĐỘT nội bộ liên miên trong đảng và nhà nước CS. Vâng tranh chấp giữa cá nhân với nhau, giửa các nhóm cùng một xuất xứ, cùng một địa phương hoạt động, thường là giữa các nhóm khác quan điểm lập trường, giờ đây chính yếu là giữa các NHÓM LỢI ÍCH là chính yếu …

    Khi có dịp rảnh rỗi, tôi sẽ nghiên cứu về hai VIP trên để bình luận cho dzui.
    Giờ bận theo dõi tranh đấu về nhân quyền bạn ạ. Chuyện nội bộ cũ xì bọn nó để đó.

    LMC

    • DâM TiêN says:

      Vous avez rai…sins, toubib. Từ Mẫu nói có lý nho lắm.

      Đúng vậy, hồi ký Huy Đức chĩ ” giải phẫu” về cá nhân,
      về tình hình nội bộ cộng phỉ Rợ Hồ an nam,

      mà quên đi những yếu tế quốc tế tác động vô Việt Nam.
      — Cái quốc tế ” tam quốc chí ” mới là lịch sử hiện đại
      của VN, nói riêng của Miền Nam Việt Nam.

      DâM tui có đọc đâu đây câu ý này : Rồi đây, người ta
      sẽ biết rõ về một “sự lừa đảo chánh trị ” tại Việt Nam.

    • Trần Hồng Tâm says:

      Thưa anh Lại Mạnh Cường:
      Những ngày nghỉ Tết, tôi đọc laị Quyền Bính của Huy Đức rồi chỉ nêu ra những sự kiện xung quanh mối quan hệ Linh – Kiệt.

      Tôi không đi xa hơn vì khuôn khổ một bài báo, và không làm loãng chủ đề.
      Riêng Nguyễn Văn Linh để cho đầy đủ, phải có một bài riêng, công phu hơn. Khi rảnh tội sẽ làm.

      Mong anh và bạn đọc thông cảm, vì đây là bài “điểm sách”
      Cảm ơn tất cả những lời góp ý của các anh chi.

      Trần Hồng Tâm

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tôi thích đọc bài của THT.
        Hay khen và dở chê, theo ý mình.
        Đừng bận tâm nhiều và cố viết thêm
        Tôi chỉ là một độc giả (hơi bị) khó tính :-) !

        Thân ái,
        LMC

  10. Phan BA says:

    Kiếp người ngắn ngủi trầm luân. Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc!!!
    Tác giả có hiểu gì về nhân quả không đây? Tội ác của cộng sản ai cũng biết, còn những tên này càng quỷ quyệt và thâm độc, tôi nghĩ cả đám đang bị vùi trong chảo dầu.

Leave a Reply to MotKhucRuot