WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Và câu chuyện sau đêm giao thừa

Sau thời khắc giao thừa, tôi đã nhận khá nhiều E-Mail cũng như điện thoại, của bạn bè, người quen về bài viết Câu Chuyện Đêm Giao Thừa, mà tôi vừa gửi đăng.

Trong đó có ông bạn “Đức Quay“ trước đây ở Neustadt in Sachsen. Đầu năm chưa kịp chúc tụng gì, hắn đã lên lớp, tổng sỉ vả tôi vì can tội suy diễn, lệch lạc tư tưởng trong bài viết. Rành tánh hắn, khi nói xong, ai đó vặn vẹo lại, hắn chẳng thể lý luận, biện minh, hoặc quên khuấy đi những điều mình vừa nói. Nên tôi để hắn tuôn hết ra, cho nhẹ người.

Hắn nguyên là lính, có mấy năm trên chốt quần nhau với giặc Tầu. Sau khi giải ngũ, hắn được sang Đức lao động ngay, theo tiêu chuẩn con em của Bộ Nông Nghiệp. Là đảng viên, khi còn trong quân ngũ, nên hắn được giao phụ trách đoàn thanh niên của đội cơ khí. Riêng cái khoản, nghị quyết thông tư, đường lối tư tưởng lãnh đạo hắn thuộc làu làu. Chẳng cứ khi họp hành, mà mỗi lần hắn đến tôi, hay tôi đến thăm hắn, trong bữa ăn, bữa nhậu, hắn không bỏ được cái đề tài nhão nhoẹt này. Nếu trong bữa đó, có thêm những bạn bè mới, dứt khoát tôi phải kéo ra ngoài, nói trước tính tình của hắn, để mọi người hiểu và cảm thông. Bằng không, dứt khoát sẽ cãi nhau to, như có lần, hắn đã bị đám thanh niên mới lớn, nện cho một trận sứt cả đầu, mẻ cả trán, ngay trong bữa nhậu.
Thế rồi, hắn trong đoàn quân nhận tiền đền bù để về nước, sau ngày bức tường Berlin sụp đổ. Với số ngoại tệ cầm về vào thời kỳ ấy, tầm tuổi hắn, được xếp vào hạng có chút máu mặt. Nếu như đúng cầu, hắn có thể cầm trong tay mấy cái bằng đại học và đủ cơ số đạn bắn đổ chiếc ghế kha khá, để làm điểm tựa cho con đường công danh, bổng lộc sau này. Nhưng “ giày dép còn có số, huống chi con người…“ Hắn lẩm bẩm với tôi như vậy, khi hắn vượt biên trở lại Đức (gọi là Đức Quay).

Chân ướt chân ráo về đến địa phương, nộp giấy tờ sinh hoạt đảng, hắn được ngay mấy đồng chí lãnh đạo phường đặc biêt quan tâm, hết rủ rê lại đề nghị góp tiền mở dịch vụ, nhằm tăng ngân sách cho phường. Điểm kinh doanh của phường, hắn chỉ phải bỏ tiền sửa sang, sắm thiết bị từ con số không cho đến lúc vận hành của cửa hàng rượu bia, nhậu nhoẹt. Lời lãi cưa đôi, điều tất nhiên hắn sẽ được làm chủ nhiệm, người đứng mũi chịu sào.

Không hiểu ma đưa lối, quỉ dẫn đường thế nào, hắn lại đồng ý, bất chấp sự can ngăn của bạn bè và gia đình. Mà không đồng ý sao được, hợp đồng vô thời hạn, có dấu đỏ choét của đồng chí chủ tịch phường. Ngoài ra, những giao kèo trên cửa miệng của lãnh đạo phường, ngọt, dẻo như kẹo kéo, trong tinh thần đảng viên, đồng chí của nhau. Hấp dẫn và tin tưởng đến như vậy, có thánh cũng chẳng cưỡng lại được.

Gần một năm lăn lộn, cửa hàng đã ổn định, bắt đầu thu lãi, (thì lại) đánh đùng một phát, đồng chí chủ tịch phường, hớt hải từ đâu chạy về báo tin: Quận có ý định, trưng dụng mảnh đất này, để làm nhà văn hóa và một số công trình phúc lợi xã hội khác.

Làm thế này, khác gì xát ớt vào đít nhau. Tiền bạc, tài sản bao năm bán sức lao động, có mà đi tong à, hắn lăn đùng ngã ngửa, miệng còn lẩm bẩm như vậy…

Rồi cũng đến ngày, hắn phải gọi người tháo đồ, bán rẻ như cho, không nhận được một đồng đền bù. Lúc này, các đồng chí lãnh đạo phường đi mây về gió, hắn tìm nhưng không thể gặp. Chỉ còn lại các đồng chí công an phường, không tìm lại gặp. Nhiệm vụ các đồng chí, thúc giục hắn dọn nhanh chiến trường, để bàn giao lại mặt bằng mà thôi.

Chẳng đợi đến một năm hay vài tháng, khi hắn bàn giao xong, tuần sau đã có người đến treo biển quảng cáo, lại vẫn bia hơi, đồ nhậu, khác chăng chỉ có cái tên của chủ mới. Hôm khai trương, hắn ghé vào, nhìn thấy y nguyên đồ đạc cũ của hắn được lắp ráp lại. Thế này, thì có khác gì bọn lừa đảo, trấn lột. Hắn và gia đình mang đơn kiện cáo, từ quận lên đến thành phố. Nhưng đợi dài cả cổ, không ai thèm trả lời hắn. Có kẻ còn nhạo báng, bắn tin cho hắn, chủ mới toàn con cháu các ông ở quận và thành phố, có kiện vào mắt à. Hắn buồn chán lang thang, nhiều khi lên cơn như kẻ động kinh.

Trong lúc lang thang mộng du ấy, chẳng hiểu thế quái nào, hắn lại gặp được sư phụ tận vùng núi Bắc Giang. Từ đó hắn cạo đầu, theo thầy học kinh kệ, tướng số. Nhưng hồng trần chưa dứt, được một thời gian, hắn lại quay về. Lúc này, làn sóng vượt biên bằng đường bộ, qua Nga và các nước Đông Âu vào Đức đang rầm rộ. Cái động từ quay lại Đức, đảo thành danh từ mới, Đức Quay, chỉ những cựu công nhân hợp tác lao động vượt biên trở lại Đức, ra đời từ thời gian này. Bòn góp, vay mượn đủ tiền bạc, hắn theo dòng người ấy, để giải quyết những bế tắc.

Tới Đức lần này, hắn có thuận lợi hơn người khác, vì còn nhiều bạn bè cũ làm chỗ dựa. Sau thời gian ngắn trong trại tị nạn, hắn được vợ thằng bạn vừa tử nạn, đang cần người giúp việc, cẩu ra. Ban ngày, hắn vật lộn ngoài chợ, đêm về có nhiệm vụ chăm sóc vợ bạn. Năm sau, vợ thằng bạn quá cố tòi ra thằng con trai, thế là hắn đương nhiên có con, có vợ.

Khi vợ hắn sắp đẻ thằng con thứ hai, thì bị lãnh sáu tháng tù treo vì can tội mua bán thuốc lá lậu. Nguy cơ có thể cả gia đình hắn, bị trục xuất ra khỏi nước Đức, vì giấy phép cư trú toàn phụ thuộc vào vợ hắn. Nên hắn thuê luật sư lật lại vụ án. Hắn đứng ra nhận tất cả tội danh của vợ. Thay cho sáu tháng án treo của vợ, hắn phải ngồi tù gần một năm. Nhưng yên tâm, ra tù, quyền cư trú, hắn vẫn còn được ăn đong theo vợ con.
Ra tù, hình như hắn đổi tánh, lúc đầu mọi người cứ nghĩ, thằng này bị bệnh hay trúng tà. Đang ngon lành, tự nhiên dắt vợ con lên mãi vùng núi hẻo lánh, thuê nhà, thuê đất lập am gõ mõ tụng kinh. Thế mà chẳng hiểu ma lực từ đâu, chỉ một thời gian ngắn, hắn thu phục khá nhiều chân nhang, đệ tử, nhưng chủ yếu vẫn là mấy bà, mấy chị sồn sồn. Từ đây, sở học từ sư phụ Bắc Giang, hắn phát huy tối đa.

Năm, sáu năm sau, không rõ hắn móc đâu ra tiền, mua hẳn khu đất đang thuê, xây dựng lại nhà ở, am thờ khang trang ra phết. Thời gian gần đây, lại thấy hắn với cái đầu trọc lốc, thường xuyên xuất hiện trên truyền hình trong nước.

Phái đoàn nào trong nước sang cũng thấy hắn đón tiếp, rồi quay phim, chụp hình. Miệng hắn bây giờ, còn dẻo và ngọt hơn đồng chí chủ tịch phường, hồi đã cho hắn vào rọ. Mấy năm trước, gặp hắn ở trong chợ Châu Á, trông béo tốt lắm, vẫn vồn vã thân mật với tôi như thưở nào. Trong câu chuyện, hắn có ý muốn tôi viết cho một bài báo về cái duyên, cái nợ đến với đạo và đời của hắn. Quả thật, muốn giúp hắn lắm, nhưng viết về người tốt việc tốt, hay những nhân vật điển hình này, tôi không biết viết, nếu cố gắng viết, chắc chắn sẽ dở lắm. Tôi nói với hắn như vậy.

Không biết, hồi vào trại và đặt đơn tị nạn, hay ở trong tù, hắn còn sinh hoạt Đảng cộng sản nữa hay không? Hôm rồi có người bảo, dạo này, hắn vẫn họp chi bộ đảng đều đều đấy. Với tôi, mỗi người đều có con đường riêng, tư tưởng, suy nghĩ tự do và có trách nhiệm với những việc mình đã làm. Dù tôi có thích hay không thích cái tư tưởng, việc làm ấy, nhưng con người hắn vẫn là bạn từ cái thời hoa niên của tôi. Và mỗi lần nghĩ đến hắn, tôi lại nhớ đến lời của vị Đại tá quân đội nhân dân VN Bùi Văn Bồng: Thằng ấy tuy là đảng viên, nhưng mà nó (còn) tốt.

Việc hắn còn sinh hoạt đảng nữa hay không, thì tôi chưa nhìn thấy. Nhưng cái chứng bệnh hão huyền của nó, có thế ví với cái bác Chủ tịch cựu chiến binh vùng phía Đông nước Đức. Tôi không rõ xuất thân của bác Chủ tịch này. Nhưng cứ đến ngày 30-4, hay ngày thành lập quân đội, thấy bác quần áo bộ đội thẳng nếp, quân hàm quân hiệu, huân huy chương đeo đầy ngực, chỉ huy tầm chục bác, ăn mặc y trang như vậy, hát hò, nhảy múa trên sân khấu.

Vâng! Các bác chiến thắng và có quyền tự sướng. Nhưng các bác tự hào với ai trên nước Đức này? Tại sao các bác không ở lại Viêt Nam, để hưởng trọn những thành quả đã giành được? Mà phải sang tận xứ lạnh này, cầy thuê cuốc mướn, để mỗi lần gia hạn giấy phép cư trú, dù các bác nhũn như con chi chi, nhưng vẫn bị nó hành cho lên bờ xuống ruộng như vậy. Hơn nữa cái bộ quân phục mặc vào nó thể hiện sức mạnh của quân đội, quân kỷ của người quân nhân đang trong quân ngũ. Chỉ có người lính đang tại ngũ mới được mặc. Nó không phải những tấm áo hề chèo, diễn trên sân khấu, nhăn nhở như những Lại Văn Sâm…trong chương trình “Chúng Ta Là Chiến Sỹ“ hay của những bà buôn quần áo lính trên đường phố Nam Bộ, Hà Nội. Tôi có hai ông anh ruột, một người chị gái đã mất trọn tuổi thanh xuân, cho chiến trường miền Nam những năm tháng khốc liệt nhất. Bản thân tôi cũng từng là sỹ quan dự bị, nhưng vào những ngày này, có gì mà phải vui và vui với ai?.

Nhìn các bác trên sân khấu oai phong là thế, nhưng không cứ các ông to bà lớn từ trong nước sang, kể cả mấy đồng chí tép riu, đáng tuổi em út, con cháu, các bác cũng cúi rạp người xuống. Tôi không có thời gian và cũng ít để ý đến sinh hoạt của các bác, nhưng vừa rồi, nghe mấy ông hàng xóm bàn luận: Không hiểu sao bác Chủ tịch hội chiến binh này, có nhiều thời gian đến thế. Hội hè nào, ở bất kỳ đâu cũng thấy bác ngự trên ghế chủ tịch đoàn, kể cả ngày của các chị em. Diễn văn của bác phát nào ra phát ấy, cứ dài dằng dặc. Có kẻ độc mồm, độc miệng gán con người, nhân cách của bác, “tuần chay nào cũng có nước mắt“ là hơi bị oan. Bởi vì, những cuộc mittinh, biểu tình chống Tầu vì biên giới biển đảo, động chạm đến đấng ngồi trên, làm chó gì có mặt bác. Nhưng hôm đại hội cựu chiến binh ở trong nước, trong đám đông, thấy bác cố chen lên như kiểu tranh nhau mua hàng thời bao cấp, để được chụp hình với bà nguyên chủ tịch nước là có thật. Nghĩ mà thất kinh.

Vâng! Câu chuyện đầu năm này, không biết nên vui hay nên buồn của những mảnh đời xa quê. Có lẽ, nó chỉ nói lên được một phần nào hiện thực cuộc sống. Và lúc này, tôi cũng định kết thúc câu chuyện, cố không xua đi những cái ám ảnh ở trong đầu, bằng cách bật TV, xem không khí tết nơi quê nhà. Đang hứng thú, bắt gặp ngay chuyên gia nước ốc Lại Văn Sâm dẫn chương trình. Thật ra, tôi không quen biết, ác cảm gì với Lại Văn Sâm. Nhưng có lẽ, bác Sâm có cây cao, bóng cả che mát. Nên với cái lối dẫn chuyện nhạt nhẽo, ba lăng nhăng, hứng lên là dịch bậy như vậy, mà chương trình nào cũng thấy mặt bác.

'Chuyên gia nước ốc' Lại Văn Sâm trong chương trình "Chúng tôi là chiến sĩ". Ảnh VTV

‘Chuyên gia nước ốc’ Lại Văn Sâm trong chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”. Ảnh VTV

 

Hôm trước, các chị ở bên Pháp bảo, Lại Văn Sâm tay cờ bạc số một đấy, làm công chức nhà nước mà hắn lấy đâu ra lắm tiền thế. Không biết thực hư thế nào, nhưng Lại Văn Sâm có ông anh ruột Lại Văn Sinh, theo đánh giá của giới sáu ngón, là dạng quái thai ngâm dấm. Trong thời gian làm cục trưởng điện ảnh, không lâu, ông hô biến ngay 42 tỷ đồng tiền thuế của nhân dân. Báo chí, cơ quan công quyền nhà nước ưu ái gọi là làm thất thoát. Nhưng theo ngôn ngữ của mấy bà bán chè chén: Là ăn cắp, ăn cướp có tổ chức. Đường đường là cục trưởng, có nhiệm vụ quản lý tiền bạc của nhân dân, hàng năm có kiểm tra, chi thu, cân đối ngân sách, thế mà để một tên tiểu tốt kế toán, trong mấy năm ẵm đi 42 tỷ. Giải thích như vậy, để trốn tội, nói trẻ con, nó cũng phải bịt tai.

Ấy vậy, mà chuyện thật như đùa, chỉ với động tác từ chức, một việc làm chưa từng có ở đất Việt, đồng chí cục trưởng Sinh thoát tội thật. Nghe nói, nhiều người ca ngợi hành động có một không hai này và còn cảm thông với đồng chí. Riêng giới sáu ngón rỉ tai nhau, ăn đủ rồi, chuyện lại vỡ lở, bác Sinh không từ chức, chuồn cho nhanh ở lại ăn đòn à. Cái mốc hưu trí cũng không còn bao xa. Bác tính nát cả nước cờ rồi…

Đang mơ màng suy nghĩ, ông hàng xóm, là người tin tướng số, sang chúc tết, nhìn thấy Lại Văn Sâm, hét tôi, tắt Tivi và bảo: Cũng may, sáng mùng một, không gặp khuân mặt Kiều Trinh. Bằng không xui xẻo cả năm đấy. Kiều Trinh là con của cựu Tổng giám đốc đài truyền hình VN Vũ Văn Hiến. Người có bàn tay sau ngón, nhưng lại chuyên dạy đạo đức, rao giảng văn hóa trên truyền hình.

Tôi đành chuyển sang đọc báo, lại bắt gặp ngay khuân mặt và cái tin bác Lê Văn Tam, sang tìm đối tác ở Đức. Làm tôi nghĩ đến câu chuyện, có lẽ, cũng phải gần hai chục năm trước. Trong một lần về phép, cùng ông bạn nhà báo, chuyên viết về nông nghiệp, đến LHCXN Mía Đường 1. Trên đường đi hắn có kể, cho tôi nghe câu chuyện đánh mất tiền tỉ, của giám đốc nhà máy đường Lam Sơn Lê Văn Tam. Câu chuyện cứ như trong phim, trong truyện cổ tích ấy. Số là, đồng chí Tam có mang một tỷ tiền mặt của nhà máy, từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Mãi không thấy số tiền này dùng vào cái khoản nào. Vào thời điểm đó tiền tỷ là rất lớn. Sau đó, bị nhà máy, bộ ngành truy hỏi, đồng chí Tam báo cáo, bị rơi, hoặc mất cắp hết số tiền đó, nhưng không biết ở đâu? Sự việc đang trong vòng luẩn quẩn, tôi lại trở lại Đức, nên không biết xử lý ra sao?

Cứ tưởng đồng chí Lê Văn Tam, đã đi điếu hoặc chí bét cũng về ôm đít vợ từ lâu rồi mới phải. Đầu năm nay, lại thấy đồng chí trên cương vị mới, chủ tịch HĐQT công ty mía đường Lam Sơn, rất hiên ngang, dẫn đầu một phái đoàn vô cùng “hoành tráng“ sang Đức. Không biết, công việc tìm đối tác của đồng chí đi đến đâu và có mang lại lợi ích gì cho dân cho nước hay không? Nhưng uẩn khúc tiền tỷ trước đây của đồng chí, cứ làm cho tôi rờn rợn.

Leipzig ngày 7-2-2014

Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Và câu chuyện sau đêm giao thừa”

  1. van tien dung says:

    Gửi các cựu chiến beo đỏ vàng đang lưu vong ở nước ngoài bài viết tuyên dương công trạng của các vị :

    “Ở bên Mỹ hay Úc…đại loại là xứ tư bản thì những người cờ vàng ba sọc đỏ là đặc trưng cho người Việt. Cũng như Đông Âu ở bên Tiệp, Ba Lan…thì người cờ đỏ sao vàng là chủ yếu.

    Ngày thành lập quân đội VNCH ở các nước tư bản, những bác lính già thuộc quân lực VNCH mặc lại áo áo lính, nghiêm trang chào lá cờ vàng ba sọc đỏ trong lễ kỷ niệm. Một số bác lòng còn hừng hực khí thế sát Cộng, trả súng cho tao, phục quốc… cái này thì cộng sản trong nước tuyên truyền là thế lực thù địch, đem lòng thù hận ngày đêm chống phá hòa bình của nhân dân ta. Luận điệu ấy nghe mãi nên không lạ.

    Nhưng tưởng chỉ là các bác VNCH như thế thôi. Ai ngờ ở Berlin này, các bác cờ đỏ sao vàng cũng thế. Các bác ấy cũng kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ngày 22-12. Cũng diện quân phục, đeo quân hàm, rồi cũng tưởng nhớ chiến sĩ hy sinh, rồi cũng nghiêm trang chào cờ, đọc diễn văn, làm thơ ca tùm lum. Rồi rượu vào, sẵn gái đó. Nhiều bác cũng lớn tiếng đòi chết vì tổ quốc, vì các bác năm xưa chưa chết được cho tổ quốc (nhiều bác đóng quân ở Hà Nội nhưng kể chuyện chinh chiến dọc Trường Sơn như thật, bố ai ở đây biết bác ấy nói điêu). Tinh thần hừng hực, sắt máu của các bác cờ đỏ sao vàng cũng không hề kém ai. Cũng đòi ăn thua đủ với những kẻ thù định phá hủy thành quả thống nhất đất nước mà các bác ấy đã đổ xương máu. Các bác quắc mắt ở giữa hội trường như muốn tìm kẻ thù để sống chết với chúng một phen nữa.

    Cộng sản trong nước tuyên truyền các bác là Việt Kiều yêu nước một lòng hướng về quê hương. Thỉnh thoảng cho một bác dẻo khua môi, múa mép lên báo chí, truyền hình làm đại diện cho Việt Kiều.

    Kẻ thù mà các bác ấy đang tìm cũng chẳng đâu xa, góc đằng Tây của Berlin cách chỗ các bác nửa giờ đi tàu điện, đến ngày thành lập VNCH hay ngày 30-4 họ tụ tập đầy ra đó. Thế nhưng dường như là việc nói là nói của các bác, rượu vào miễn phí, nói to trước mắt dại diện của đại sứ đến dự, đại diện chứng giám cho lòng thành đủ để qua lại xin xỏ giấy tờ là thôi. Trong đám cờ đỏ có bác ngập ngừng nói chuyện hòa giải, bị một bác có tí dây dưa với quân đội trừng mắt quát nói láo, không có hòa giải gì cả, ông nói nữa tôi cấm ông nhập cảnh (tuy bác ấy chả có chức vụ gì, bán hàng ăn, nhưng thân với đại sứ nên chắc bác cho mình có quyền đó). Cái này thì bên các bác cờ vàng cũng thế thôi, ai nói chữ hòa giải có khi là to chuyện luôn.

    Berlin thật là vui. Chính vì thế khi được chọn ở München, Nürnberg, Berlin mình chọn Berlin. Vì ở đây còn nguyên nét văn hóa hai miền Nam Bắc và tinh thần cách mạng, dân tộc y như cách đây 40 năm.

    Từ mảnh đất Việt Nam, các bác thua cuộc phải leo lên thuyền xuống biển sang đây đã đành. Sau đó thì các bác thắng cuộc cũng cho vợ lấy Tây, đi xuất khẩu lao động tìm cách ở lại, làm giấy tờ giả để được ở lại đây. Nhưng tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc của bên bác nào bác ấy vẫn nguyên như cũ.

    May là các bác không học tinh thần kiên quyết của các nhóm bảo kê bán thuốc lá lậu nhỉ?

    Theo Blog Nguoibuongio
    ((hoặc xem thêm trong bài “Chuyện lạ ở Berlin” trên Đàn chim Việt”)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Ngày trước mà nói ra cụm từ Hòa Giải Hoà Hợp (HGHH) dân tộc là bị chụp mũ CS ! Bởi người ta cố tình đánh lộn sòng, cho đó là muốn HGHH với CS. Họ còn lớn tiếng giải thích là, GIỮA DÂN VỚI NHAU KHÔNG CÓ HẬN THÙ, chỉ có giữa Dân với CS.
      Đến giờ vẫn không thiếu gì kẻ vẫn lớn tiếng lý luận như thế.

      Thực tế cho thấy vẫn có những khác biệt rất lớn về cái nhìn (viewpoint) về chính trị, lẫn kinh tế, xã hội …. của từng cá nhân, một nhóm người, một tập thể đông đảo. Từ đó sinh ra bất đồng ý kiến lung tung và cãi vả nhau chí choé, như trên diễn đàn mớ (open forum) như Đàn Chim Việt chẳng hạn.
      Điển hình cùng một mẫu số chung chống Cộng, mà người thiên về quân sự, người về chính trị, người thích nhân quyền, người chuộng giải pháp tôn giáo (trước 1975 Vatican có chủ trương gọi là PAX ROMANA, hòa bình kiểu Vatican, giờ ko biết ra sao. Ở miền Nam lúc đó có bác sĩ Nguyễn Văn Ái, tổng giám đốc các Viện Pasteur VN, là chủ tịch hội này ở VN)
      Là dissident với CS, nhưng một số không nhỏ vẫn tôn thờ Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự, một người ái quốc … Trong đó có các nhà văn nổi tiếng đương thời trong nước, như Nguyễn Trọng Tạo, anh em Nguyễn Quang Lập (blog Quê Choa của Bọ Lập), Nguyễn Quang Vinh (Blog Cu Vinh khoai lang) …

      Cùng là người phía quốc gia, nhưng lại có cái nhìn khác biệt, nếu không nói là xung khắc kịch liệt, khi bàn về gia đình ông Ngô Đình Diệm nói chung, về ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn và bà Nhu nói riêng.
      Chưa hết cùng dân Việt, nhưng có sự phân biệt ở một số người bên lương bên giáo. Hay cái nhìn về nhóm Phật giáo Ấn Quang khác nhau. Hay trong bên giáo (KItô giáo) cái nhin về các vị chủ chăn chiên đương thời hay đã quá cố, như đức tổng Bình, tổng Khuê, tổng Căn … cũng khác nhau.

      Tại diễn đàn này có một số nick (xin miễn nêu đích danh), đã tỏ thái độ kỳ thị dân Bắc sống dưới chế độ xã nghĩa ra mặt ! Và phân chia ra Bắc 54 (Bắc kỳ chín nút) với Bắc 75 (BK hai nút), và thường thoạ BK hai nút như điên.
      Rồi khi bàn đến cờ quạt lại càng nhức đầu lâu luôn. Ai cũng có phần phải hết !

      Nói tóm lại, có những khác biệt từ ít đến nhiều, từ nhạt đến đậm, thậm chí xung khắc như nước với lửa, của những người cùng một phe cộng hay phe dân chủ dước nhiều góc độ khác nhau.

      Chính vì thế cần có sự hòa giải giữa những nhóm người này với nhau, để đạt được những ĐỒNG THUẬN DÂN TỘC TRÊN NÉT LỚN.
      Chẳng hạn những người chống Cộng thử tìm một tiếng nói chung ở một số điểm chính yếu, để có thể hợp tác hợp lưc nhau hành động. Điển hình mục tiêu là dân chủ đa nguyên, đường lối đấu tranh là bất bạo động …. Các dị biệt khác nên tam gác qua một bên ( chẳng hạn như thích hay ko thích các lãnh tụ lớn như Hồ, Giáp, Diệm, Nhu ….; cờ quạt như cờ vàng hay cờ đỏ).
      Chuyện này theo tôi hoàn toàn không đơn giản chút nào hết, nhưng cứ thử cố gắng xem sao (cho dù là lạc quan nhưng sao tôi thấy quá khó, bởi suy ra từ vụ biểu tình ở Berlin có sự hiện diện của hai lá cờ vànng và đỏ đã nổ ra tranh cãi bất tận nơi đây).

      Lão Ngoan Đồng

  2. Van Tien Dung says:

    “Vâng! Các bác chiến thắng và có quyền tự sướng. Nhưng các bác tự hào với ai trên nước Đức này? Tại sao các bác không ở lại Viêt Nam, để hưởng trọn những thành quả đã giành được? Mà phải sang tận xứ lạnh này, cầy thuê cuốc mướn, để mỗi lần gia hạn giấy phép cư trú, dù các bác nhũn như con chi chi, nhưng vẫn bị nó hành cho lên bờ xuống ruộng như vậy. Hơn nữa cái bộ quân phục mặc vào nó thể hiện sức mạnh của quân đội, quân kỷ của người quân nhân đang trong quân ngũ. Chỉ có người lính đang tại ngũ mới được mặc. Nó không phải những tấm áo hề chèo, diễn trên sân khấu, nhăn nhở như những Lại Văn Sâm…trong chương trình “Chúng Ta Là Chiến Sỹ“ hay của những bà buôn quần áo lính trên đường phố Nam Bộ, Hà Nội.”
    Hay, nhận xét đúng quá. Mấy năm trước mải vật lộn mưu sinh kiếm sống có thấy bác nào làm cái trò áy đâu. Nay mới thấy, chắc là bức bí qua trong cuộc sống nên tìm lối thoát. Thôi cứ để cho các bác CCB “quân đoàn 4″ (ăn trợ cấp thất nghiệp H4 của Đức) mặc như thế “rung cây doạ khỉ” mấy tiếng trong buổi liên hoan. Ra ngoài đường bố bảo cũng chẳng dám mặc, bọn Đức nó gô cổ lại cho vào nhà đá hoặc nhà thương điên. Thành ra mấy bác CCB đã biến bộ quân phục thành bộ tuồng chèo trên sân khấu là đúng quá.

    Ở Đức đây với người nước ngoà chỉ có mấy ông tuỳ viên quân sự của các nước, trong đó có cả VN là được phép mặc quân phục vơi đầy đủ quân hàm quân hiệu ra đường thôi. Nhưng bình thường thì các ông này lại ngại chẳng ông nào mặc cả, trừ khi đi công vụ hoặc liên hoan. Lạ nhỉ, người được thì không muốn mặc, người không được thì lại muốn, chẳng biết để khoe hay để doạ ai trên cái đất Đức này ?

    Tôi thấy có ông tối hôm trước quân phục chỉnh tề, huân huy chương lấp lánh đi hội họp trong khu Đồng xuân Center, hôm sau bộ dạng ủ rũ ăn mặc tồi tàn ra trình diện ở sở lao động, ông nào khá hơn thì hôm sau đi lắc chảo hoặc lọm khọm buôn bán quần áo rau quả nơi đầu đường xó chợ, bao nhiêu oai hùng biến đâu hết. Có lẽ cũng tại vì quân đội ta từ nhân dân mà ra, nhờ nhân dân nên mới “trưởng thành” ?

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa bà con,

      Chuyện lạm dụng quân phục sau khi giải ngũ nói nào ngay, chẳng cứ gì phía Cộng mà cả phía Quốc cũng thế !

      Chỉ huy trưởng cũ của tôi, cựu y sĩ đại tá Hoàng Cơ Lân, chỉ huy trưởng trường quân y VNCH, cho hay một số điều lý thú cần nên biết.

      Đó là khi giải ngũ thì cựu quân nhân không được mặc quân phục hay lễ phục quân đội, trong các dịp tướng niệm, diễn hành …, chỉ mặc thường phục và đội mũ của binh chủng mình, với huy chương đeo trên ngực áo. Trừ một số trường hợp rất đặc biệt, mới được phép mặc quân phục hay lễ phục mà thôi.
      Tuy nhiên có đặc cách cho một số cựu quân nhân được phép mặc quân phục trong các buổi lễ.

      Tôi quan sát trong các buổi lễ lạc lớn ở Hoà Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ … trực tiếp hay qua truyền hình thì thấy quả đúng như thế. Các cựu quân nhân phương Tây không một ai thắng bộ quân phục, mà thường phục với mũ nhà binh và huy chương đeo trên ngực áo. Chẳng hạn trong Ngày Giải phóng Hòa Lan, ngày kỷ niệm cựu quân nhân, Ngày Quốc khánh ở Pháp, các ngày lễ kỷ niệm lớn về Thế chiến Một và Hai …

      Chưa hết lạm dụng quân phục đã đành, còn dám ngang nhiên lạm dụng quốc kỳ.
      Một thí dụ điển hình nhất là, tự nhiên như ruồi một số ông cựu quân nhân tổ chức long trọng màn tự đắp quốc kỳ phủ lên quan tài cho nhau, trong khi đó muốn được phủ quốc kỳ như thế phải có một hội đồng quốc gia xét theo qui luật chặt chẽ, để xem có đáng được hưởng vinh dự đó không ? Giờ đây tan hàng, ai là người có thẩm quyền và đủ tư cách ngồi trong hội đồng nào đó để thi hành nghĩa vụ thiêng liêng trên. Từ đó sinh ra tệ nạn nói trên trông thật đáng buồn.

      Quân đội VNCH dù có tan hàng, nhưng người chiến binh VNCH năm xưa càng cần phải biết tôn trọng quân phong quân kỷ, cũng như các qui luật chặt chẽ của quân đội VNCH. Đơn giản là KỶ LUẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI !

      Chúng ta dù thua trận (mới chi một trận chiến chứ chưa hẳn một cuộc chiến), cho nên rất cần thiết (a MUST) cố giữ lấy kỷ luật quân đội VNCH, chẳng khác nào GIẤY RÁCH PHẢI GIỮ LẤY LỀ ! Tại sao thế ?
      Bởi một ngày không xa chúng ta sẽ làm lại lịch sử. Ta không làm được thì thế hệ sau ta sẽ làm tiếp cho đến khi có tự do dân chủ thật sử ở đất nước ta

      Nguyên y sĩ trung úy Lại Mạnh Cường
      Khoá 17 Y Nha Dược sĩ Trưng tập

      • nguenha says:

        Tô hoàn toàn đồng ý với anh LMC.Cho dù chúng ta có một thời trong quân ngủ,nhưng không phải vì thế chúng ta bằng lòng với những cái SAI của “phe ta”.
        Bên nầy lẩn bên kia,rất nhiều người “nhầm lẩn’ cả quân phục lẩn quốc kỳ! Đem
        Lá cờ ,có một thời những người đả nằm xuống vì NÓ,phủ cho những tên Bỏ nước chạy,cụ thể NVT,đó là điều Vô lý! Nếu không muốn nói phản bội lại những người đả chết. Hảy thực hiện “lễ trao cờ”,như trong đám tang Việt Dũng là điều hợp lý.
        Lá Cờ linh thiêng chỉ phủ cho những ai Vị-Quốc-vong -thân (Dân sự lẩn quân sự). Chúng ta hảy giữ cái Hồn thiêng ấy. Cám ơn.

      • van tien dung says:

        “Gà cùng một mẹ” có khác, toàn là dân VN cả, giống nhau thế. Mấy năm nay có mấy đám ma của CCB ở Berlin quan tài cũng được đắp lá cờ đỏ chót, lại có mấy ông cựu chiến beo quân phục mề đay rất hoành tráng đứng túc trực hai bên cứ như quốc tang ấy nữa chứ, chỉ thiếu hai hàng lính bồng súng đứng chào thôi.

  3. LeThiep says:

    “những cuộc mit tinh, biểu tình chống Tầu vì biên giới biển đảo, động chạm đến đấng ngồi trên, làm chó gì có mặt bác. Nhưng hôm đại hội cựu chiến binh ở trong nước, trong đám đông, thấy bác cố chen lên như kiểu tranh nhau mua hàng thời bao cấp, để được chụp hình với bà nguyên chủ tịch nước là có thật. Nghĩ mà thất kinh “. Tác giả: Đỗ Trường

  4. Lu Quá Sắc says:

    Khá khen, hay lắm.

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng