Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm
ĐCV: Những năm gần đây, ngày kỉ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung (17/2/1979), báo giới Việt Nam thường giữ thái độ im lặng. Cuộc chiến tranh vệ quốc năm nào chỉ còn mấy trang lề trái và nhóm biểu tình No- U nhắc tới hay tưởng niệm. Ngay cả hoạt động tưởng niệm nhỏ nhoi đó cũng thường gặp phải những rắc rối do nhà cầm quyền gây ra. Khi thì băng tưởng niệm bị giật, hoa bị ném vào thùng rác khi vừa mới đặt, lúc thì người tham gia bị hạch sách…
Bữa nay, thấy một bài báo khá hiếm hoi trên trang lề phải đề cập tới sự kiện nay dưới góc độ phỏng vấn, chúng tôi xin đưa lại đây, bởi không rõ sự tồn tại của nó sẽ được bao lâu.
—————————————————————-
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” – Giáo sư Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.
Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công
- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – mà ông là thành viên – dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?
- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.
- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?
- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.
Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.
Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”
- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?
- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.
Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?
Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ…
Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc
Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.
Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.
- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.
Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.
Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 – 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Theo Lao Động
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa cử một phái đoàn hùng hậu sang Trung Quốc để học hỏi kế hoạch 111 của đàn anh.
Kế hoạch 111 đã mang về cho TQ gần 300 ngàn chuyên viên thượng thẳng tốt nghiệp và đang làm việc cho nhiều hãng xưởng tiên tiến trên thế giới. Nhờ vậy kinh tế TQ nhảy lên vượt bực.
Có làm việc cho các hãng xưởng của các nước đi trước này mới biết rằng kinh nghiệm là quan trọng, còn học lấy mảnh bằng, ngay cả từ các trường danh tiếng như Ha Va, Ốt Pho hay Sì Ten pho.v.v. thì cũng chẳng đi tới đâu.
Việt Cộng đề ra nhiều kế hoạch, nhiều năm, nhằm đào tạo cả mấy chục ngàn tiến sĩ giấy, vừa uổng tiền, vừa mất thời gian mà chẳng giúp gì nhiều cho đất nước. Chậm vẫn chậm, dốt vẫn dốt, ngang vẫn ngang vì dốt thì hay ngang mà chậm thì hay gân cố cãi.
Chỉ nói riêng ở Mỹ, cũng cả mấy trăm ngàn các em, các cháu đang làm việc cho những hãng xưởng nổi tiếng và đặc biệt là các cháu chưa bao giờ có hành động chống cộng nào cả.
Ấy vậy mà cho đến bây giờ, người CS Việt Nam mới bắt đầu nghĩ tới nguồn tài sản mềm “Free” này.
Dù muộn còn hơn không!
Các đồng chí phải nhớ rằng, các cháu này là tài sản Ông Cha ta để lại, nó là tài sản qúi giá của Quốc Gia. Lãng phí nguồn tài lực này là có tội với Tổ Tiên và sau này sẽ bị Lịch Sử phán xét.
Đấy là chưa kể tới chuyện muốn chống được ngoại xâm đặng bảo vệ được tài nguyên các Cụ ta để lại thì nước phải giầu, dân phải mạnh.
Nói chi cho lớn chuyện, chỉ nội cái biển Đông thôi cũng cả chục thằng thò mõm vô ăn có. May mà còn có thằng đàn anh Hoa Kỳ Quốc đứng đó cầm cân, nẩy mực chứ không thì chúng nó xé nát nước ta ra từng mảnh lâu rồi.
Theo ý tưởng của Lão Ngoan Đồng, Tổ sư Y Trị comment lúc 18/02/2014 at 00:18 là quá đúng rồi.
Nếu dân ta không đoàn kết được với nhau, không sử dụng được hết tài năng của lớp trẻ thì nước ta còn tụt hậu dài dài.
Nghèo không có tiền mua vũ khí, lại dốt chỉ vót được chông thì nay mai có thằng nó uýnh, chỉ có nước chạy vắt giò lên cổ.
Cứ nhìn nước Nhật nhỏ chút xíu bị Tầu cộng thù ngút trời, thế mà họ có sợ đâu.
Cám ơn Lão Ngoan Đồng.
SÁCH LƯỢC
Nước non phải có người tài
Cầm quyền thì khiến cơ đồ mới lên
Còn như chỉ học cóp người
Cả đời vẫn thế chọc cười mà thôi
Núi sông của mọi công dân
Chỉ khi dân chủ mới thành của chung
SÓNG NGÀN
(18/02/14)
Đoàn kết với Toubib Cò ( mồi) có lợi chi ? Người ta đâu
cần Fromage Camembert hỉ ?
Tổng thống Hollande có nặng ký hơn TT Obama chăng là ?
Thôi nhá ! Tây mũi lõ hết thời tại Đông Dương rồi, nhớ !
Võ Văn Kiệt mới tô-lô-phôn cho Dzêrô Tôhô về nước, để nhận xuất đất cất nhà ở cuối đời tại Mai Dịch, nằm gần cu Kiệt đấy. Về mau đi!
Chơi với cộng phỉ chỉ tuyền ăn k… chúng nó, nên chup mũ cối dép râu linh tinh. Thơ như con tiều con vượn khoe mẽ mãi.
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Thế mà ai ơi ở nước Nam tôi, thế mà ai ơi
ở khắp năm châu, tôi đố câu này:
TỪ NGƯỜI XUỐNG VƯỢN
SẼ MẤT BAO NĂM ???
Xin mời thế giới tới thăm
Việt Nam trong Đàn Chim Vẹt
có thằng Dâm ô ở truồng nói phét
ở truồng nói pheeééét quanh năm
Thằng này không mau thì chậm
chết truồng, xác quăng chuột gặm
Cái loài lòng lang dạ thú ú ú uuuuu !
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
từng bày ôm ấp vui sướng hả hê
Trong đám 30 hay 40 ngàn tên cán binh Việt cộng xác phơi chiến địa hay què cụt lê lết ắt hẳn không thiếu những tên trước đã từng rót pháo hay nã súng vào người dân Miền Nam trên đường chạy loạn xa lánh bọn chúng năm 1975 .
NÔNG CẠN
Anh em dù có uýnh nhau
Sứt đầu mẻ trán mày tau chuyện thường
Nhưng khi giặc đến đầu đường
Cũng còn chia rẽ quả phường ra chi
Đúng là bụng dạ kiểu ni
Thật đầy thấp kém còn gì nói đây
Ngày xưa cùng đã đánh Tây
Kế rồi cũng đánh thằng Tàu chớ sao
Giờ Bảy chín thảy qua rồi
Nhưng mà oanh liệt bao người Việt Nam
Xả thân bảo vệ non sông
Dù vàng hay đỏ hào hùng như nhau !
PHƯƠNG NGÀN
(18/02/14)
Bọn Việt cộng ác hơn thực dân Pháp . Tàu cộng ác hơn thực dân Pháp . Nếu thảm cảnh đã không xảy ra cho dân lành vô tội, thì lũ cán binh “trung với Đảng” ở cả hai phía cần phải chết nhiều, nhiều, nhiều nữa .
***Việt cộng ác hơn thực dân Pháp:
( Trích ) Lê Hiền Đức – cựu giáo chức chống tham nhũng-người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007 : “Đã sống qua thời VN còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền “của dân, do dân, vì dân” cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế”!
***Tàu cộng ác hơn thực dân Pháp
(Trích ) 06/03/09 | Tác giả: Bùi Tín
Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy. Quân Tàu Tưởng Giới Thạch, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.
Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.
***Nếu tên Việt gian Hồ chí Minh đã không ngoạm cái chủ nghĩa rác rưởi Cộng sản tha về nước thì làm đếch gì có Trận Chiến Biên Giới và Cam Bốt.
Xem đại pháo và hoả tiễn của Tàu cộng ào ạt bắn cày xới tung cả đất đai của Tổ quốc, đổ xuống đầu dân lành mà căm hận cả bè lũ Việt cộng lẫn Tàu cộng . Chớ còn hàng bốn, năm chục ngàn cán binh của những lực lượng gọi là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hay Trung quốc tử trận thì đám ruồi nhặng, giòi bọ đó càng chết nhiều bao nhiêu thì dân lành càng đỡ khổ bấy nhiêu .
***danoan says:
17/02/2013 at 18:36
Trung cộng diệt Việt cộng, đó là 2 thằng XHCN đánh nhau vì xung đột quyền lợi của khối cộng. Có gì đâu mà hãnh diện là nhân dân ta thắng Trung quốc xâm lược. Không thể so sánh với những trận thắng Trung Hoa trong lịch sử trước kia. Xin đừng nhầm lẫn.
***Đúng 35 năm về trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đem 700.000 quân vượt biên giới đánh Việt Nam. Ai đời lại đem chuyện thằng cha đánh con, thằng anh đánh em, để dạy cho một bài học ra làm rùm beng, kỷ niệm bao giờ.”
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
VN thắng hay bại trong trận chiến tranh biên giới 17/02/1979 ?
Ai nói rằng VN dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã chiến thắng TQ sau ngày 17/02/1979 là họ đã bị ăn phải bả tuyên truyền xảo trá của Nhà Nước VN.
Tôi chỉ cần đưa ra vài lập luận dựa trên thực tiễn lịch sử để phân tích sự kiện, như sau:
1)- Bảo rằng VN đã thắng thì tại sao năm 1988 TQ đưa hạm đội ra chiếm đóng quần đảo TS, đụng độ với QĐNDVN tại đảo Gạc Ma, 64 chiến sĩ phải hy sinh tức tưởi và nhục nhã vì lệnh trên (ĐCS VN) không cho phép dùng súng bắn trả ?
2)- Bảo rằng VN đã thắng trận, tại sao không nghe chính quyền Hà Nội lên tiếng đòi TQ bồi thường chiến tranh, xây dựng lại các di tích du lịch VN trên vùng biên giới ?
3)- Bảo rằng VN đã chiến thắng, tại sao cả phái đoàn lãnh đạo ĐCS VN dẫn đãu bởi cố tbt Nguyễn Văn Linh phải thân hàng sang Thành Đô cúi đầu chịu sự bảo hộ của TQ năm 1991 ?
4)- Sự thật là VN đã thua chỏng gọng vì cơ quan phản gián không dự đoán được sự tấn công của TQ, không một ai thấy được TQ tập trung cả chục sư đoàn bộ binh, xe tăng, đại bác dọc vùng biên giới trước đó. Thực sự các ông lãnh đạo biết trước TQ sẽ phản ứng mạnh khi VN đem quân sang CamPuChia tiêu diệt chính quyền PolPot trước đó vài tháng, nhưng họ không đủ lực lượng để rải quân phòng thủ dọc biên giới. Hai nữa là khối Liên Xô Đông Âu đã quá kiệt quệ kinh tế, không còn hơi sức để ủng hộ VN chống lại áp lực TQ thời kỳ đó.
5)- Một chính quyền do dân bầu, vì dân phục vụ, họ không bao giờ để cho hơn 10,000 thường dân bị quân xâm lược tàn sát. Họ không hề có phương án nào để cứu dân hay giảm thiểu thương vong. Nên nhớ rằng VN đã từng căng thẳng với TQ nhiều lần trong quá khứ rồi.
6)- TQ không hề có ý định xâm lăng VN và ở lâu dài để rồi bị “lún sâu vào vũng bùn” giống như VN bị chôn chân ở Cam Bốt hơn 10 năm, mất uy tín với thế giới. Cho nên họ đánh xong, tàn phá xong, thì họ rút quân về. Quân Đội VN chỉ lợi dụng khi đó đánh tập hậu và tung hô chiến thắng để tuyên truyền “gỡ thế diện” với nhân dân.
Lịch sử cận đại VN đã chứng tỏ ĐCS VN từng cúi đầu chịu mệnh lệnh chịu sai khiến của TQ ngay từ trận chiến Điện Biên Phủ 1954 rồi. TQ biết rõ thực lực của ĐCS VN hơn ai hết, họ đã nắm được con bài tẩy của ĐCS VN từ khi ông Hồ lang thang chầu chực bên TQ.
Chúng ta nên giữ cái đầu tỉnh táo để nhận định lịch sử cho chính xác, còn nhẹ da nghe lời lừa phỉnh của ĐCS VN là còn để cho họ tiếp tục gieo rắc tang thương trên đất nước thân yêu.
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
Chính bầy sai nha-
Quân vô lại Cộng Sản & đám Dâm Loạn Vẹm – công cụ côn đồ -CCCĐ- cầm Cu Chệt đái…
chứ chẳng phaỉ ai khác
Mạ vàng cho lời noí cuả Cố Tông Thông Nguyễn Văn Thiệu ! Một chân lý để đời :
Đừng có nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm
THẮNG cái gì mà thắng_ Nghe mấy anh bộ đội phục viên Cách Mạng Não Thành “tự sướng” mình cũng SƯỚNG lây !!! Nhưng hơi nhột !
Cất cớ có thằng TÀU Ô nào nó hỏi : THẮNG sao lại phaỉ thế nầy ???
Thí ăn noí làm sao ???
_ Tự hào dân tộc là vốn quý !
Biết sống thật, dám nhìn thẳng vào SỰ THẬT thì càng quý hơn !
“Hãy nhìn kỹ những gì chúng làm”
Nhận biết chúng là AI
Phải làm gì vói chúng !!
Cả nước CHỐNG MẮT LÊN MÀ NHÌN !!!!!
Chào anh Trình
Nếu vì tế nhị BBT không cho hiển thị ! tôi đồng tình không hề théc méc
Cảm ơn !
Thưa bác LeQuocTrinh,
Mục đích Tàu đánh ngoài lý do là để dạy Việt Cộng một bài học như Đặng Tiểu Bình tuyên bố, nhưng cái chính là buộc Hà Nội rút quân ra khỏi Miên để cứu đàn em Pol Pot. Theo tôi, thắng thua phải xét đến nhiều khía cạnh như quận sự, chính trị, ngoại giao… và còn tùy nghệ thuật tuyên truyền để che đậy hay phô trương, bởi vậy hai bên đều tuyên bố mình thắng.
Trong lịch sử, giặc Tàu luôn là kẻ xâm lăng và Việt Nam chỉ chống trả tự vệ. Bởi vậy, Việt Cộng tự đánh giá rằng một kẻ đi xâm lăng tự rút quân về khi chưa đạt được mục tiêu thì coi như thua.
Chào bạn Nguyễn Văn,
Bạn nên đọc kỹ lại những lập luận tôi viết ở trên. Nếu mục tiêu chính của TQ là “dạy cho VN một bài học”, thì chúng đã thành công quá mức 100% rồi.
Chúng thành công vì đã dồn VN vào thế bí là dân chúng VN phải còng lưng làm nô dịch cho Nhà Nước để cầm quân tại CamPuChia suốt 10 năm ròng. Bài học cay đắng là phương châm “16 chữ vàng, 4 điều tốt” mà lãnh đạo ĐCS VN phải nhớ nằm lòng, cho đến bây giờ vẫn còn cúi đầu vâng lệnh thiên triều một cách nhục nhã. Bạn có biết rằng Nhật Bản và LHQ đã cố gắng duy trì các phiên toà xử tội bè lũ PolPot nhằm đưa ra ánh sáng kẻ chủ mưu đứng sau lưng (TQ), thế nhưng không thành công vì bị cản trở bằng đủ mọi cách.
Nguyên Văn vào BBC ngay mà xem học giả Tây Phương nói gì?
Kích chuột vào đây mà Xem nè: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/35_nam_chien_tranh_bien_gioi.shtml
Chào bác Lê Quốc Trinh và cám ơn ý kiến của bác.
Tôi hiện không còn bất cứ tài liệu gì trong tay nhưng xin chia xẻ với bác Trinh vài nhận xét riêng ngắn gọn của tôi dưới đây.
Vấn đề tội diệt chủng của Pol Pot là công việc của Liên Hiệp Quốc. Họ phải đưa ra tòa xét xử những người gây ra tộc ác vì không thể làm ngơ dưới áp lực quốc tế và người dân Miên. Nhưng vì áp lức quá lớn của Tàu lên Sihanouk và chính quyền Hun Sen (cũng như mới đây áp lực ân xá lãnh đạo đối lập sống lưu vong Sam Rainsy, người chống đối Thủ tướng Hun Sen) nên việc xử không được chính quyền Hun Sen tích cực hợp tác, cứ kéo dài đợi kẻ gây tội ác… chết già; mục đích muốn chôn vùi sự thật có liên hệ với Tàu Cộng. Thật ra, xử để răn đe và lấy lại công lý cho nạn nhân, và cũng để đánh bóng bộ mặt Liên Hiệp Quốc chứ có phơi bày tội ác của Tàu cũng bằng thừa vì cả thế giới đều biết.
Vấn đề Tàu dạy Việt Nam một bài học. Thật ra manh nha Tàu muốn đánh đã có từ sau khi cộng sản Hà nội chiếm hoàn toàn Miền Nam năm 1975, tuyên bố thống nhất hai miền, và phủi ơn Tàu đi theo Liên Xô đem quân qua Miên đánh Pol Pot. Lê Duẩn chọn theo Liên Xô, vất bỏ công ơn và ảnh hưởng, bao vây nên Tàu phải phản ứng vì không còn lối thoát; và cuộc chiến biên giới 1979 xảy ra khi thời gian đủ chín muồi. Mỹ không phản đối vì muốn gây chia rẽ hai nước cộng sản Trung – Xô và cũng là để dạy cảnh cáo Hà Nội một bài học. Nhưng để tránh hiểm họa bất thường nếu Liên Xô chuyển quân tham chiến, Mỹ đồng ý cung cấp tin tức tình báo cho Đặng và Đặng tuyên bố chỉ “dạy” giới hạn để… gỡ mặt.
Nhưng Tàu không đạt được mục tiêu bắt cộng sản Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia. Ngoài việc tàn phá các tỉnh biên giới và giết hại dân quân biên phòng Việt Nam, Tàu không lấy lại được ảnh hưởng gì với Hà Nội trong 10 năm sau cuộc chiến. Nhưng cộng sản Hà Nội thấm thía tình đồng chí anh em. Không có bất cứ ai bênh vực, ngay cả đồng minh Liên Xô với hiệp ước quân sự. Dù vậy, cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu chỉ làm xấu thêm liên hệ giữa hai nước…
Mọi liên hệ giữa hai nước đều cắt đứt cho tới khi chủ nghĩa cộng sản Liên Xô sụp đổ; và vì sự sống còn, đảng cộng sản Việt Nam lại xin thuần phục Tàu.
Có một câu hỏi nhỏ mà tôi tự hỏi, nhưng vì đã không xảy ra nên không có câu trả lời là nếu Liên Xô không sụp đổ thì Hội Nghị Thành Đô bán nước năm 1990 có xảy ra để đảng cộng sản tồn tại và Việt Nam lệ thuộc Tàu như ngày nay?
Là công dân Mỹ đã 30 năm có lẻ, trải qua bao lần bầu cử Tổng Thống, kỳ nào cũng vậy, lá phiếu của tôi đều không có tác dụng (my vote doesn’t count). Trong khi con cái chúng tôi thì kỳ nào cũng bầu trúng người, trúng đảng.
Ngay như kỳ vừa rồi chứ nói đâu xa. Lớn tuổi, trải đời như chúng ta, ai mà lại bầu cho một ông vô danh tiểu tốt, cha vơ chú váo, trên răng dưới lựu đạn lại “Tối Mù”. So với ngài anh hùng lao máy bay xuống đánh nát cầu Long Biên, cùng bịt mắt toàn dân Hà Nội nhiều giờ với một quả bom trúng nhà máy điện Yên Phụ, lại kiên cường ở tù Việt Cộng nhiều năm, mặc dù con ông cháu cha được ưu tiên cho về trước.
Ấy vậy chứ từ ngài “Tối Mù” cho tới ngài “Xì Gà” lẻm mép.v.v. những người mà phái già chúng ta không ai bầu đều làm ăn ngon lành, đã và đang đưa nước Mỹ tới vị thế hàng đầu của nó về tất cả mọi phương diện.
Kính Lão Ngoan Đồng, Tổ sư Y trị.
Nếu nước Mỹ Độc Tài như TQ và VN ta thì có lẽ lá phiếu của em đã có tác dụng và chắc chắn nước Mỹ sẽ không được như ngày nay.
Khi được các đồng chí Liên Xô đỡ đầu, mấy ngài Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tưởng có thể chiếm trọn hai nước Lào, Miên và thành lập Liên Bang Đông Dương dưới sự cầm trịch của ta..
Người Tầu không thể để cho VN làm chuyện đó vì bắc có Liên Xô, tây có Ấn Độ, tây bắc có A Phú Hãn, Đông có Đài Loan, Nhật bản, Đại Hàn bây chừ lại thêm mấy anh cắc cớ phía nam đứng đầu là anh “láu cá” Việt Nam thì sao họ chịu được.
Vì vậy mấy chú ba tầu, mèo trắng mèo đen bắt buộc phải chơi với Mỹ và uýnh VN.
Bài học cho chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau là không bao giờ bỏ hết tiền vào một con ngựa, cũng không bỏ hết trứng vào một cái rổ và không.. không bao giờ:
Trao vận mạng cả nước cho một ít người vì:
Khi người ta có toàn quyền người ta dễ ĐIÊN.
Chịu ngài Tổ sư Y trị. Kính.
Dear tonydo,
Huynh đài nhận xét rất chính xác.
Tàu cộng hay quốc đều là bọn bành trướng
Bằng chứng hai thằng hùa nhau chơi ép ta ở Biển Đông
Bọn chúng đang thông lưng làm ăn buôn bán dù bất đồng quan điểm
ở điểm thằng Taiwan không chịu cảnh “một nước hai chế độ” của Bắc Kinh
CS Ta tham lam muốn làm anh cả Liên bang Đông Dương,
dự định nuốt trọn Miên sau khi cấy người ở Lào (Cay Sỏn Phom Phi Hãn)
CS Tàu biết hết, bởi là cha đẻ ra thằng CS Ta, tìm cách phá và bao vây lại
trong thế gọng kềm, phía tây bằng Lào + Miên + thủy điện trên Mekong ở Vân Nam
phía đông là Biển Đông dậy sóng liên tục ở Hoàng, Trường sa rồi “lưỡi bò” v.v…
Chưa hết chơi đòn kinh tế buộc VN nhập siêu, bán tài nguyên thiên nhiên lẫn đất biển …
Cách duy nhất là cố lật thằng CS Ta, rồi kiếm cách xù nợ cũ thằng Tàu cộng !
Có dân chủ đa nguyên là có đoàn kết chống ngoại sâm và đánh thắng bọn độc tài đảng trị.
Ngoài ra cần liên kết chặt chẽ với các phong trào dân chủ lân bang Lào, Miên và cả Tàu.
Trong vụ UPR vứa qua, ta thấy có một số VIP Mỹ gốc Tàu hiện diện trong các NGO Mỹ.
Phe ta đã có những kết hợp gắn bó với họ để hợp đồng tác chiến thật đẹp ở Geneva !
Thế hệ trẻ như Nguyễn Đình Thắng, Trịnh Hội với những người trẻ khác thật tài tình.
Đúng là hậu sinh khả úy, họ không bi trở ngại bởi ngoại ngữ, tiếp nhận nhanh cái mới,
Lớp sóng sau mạnh hơn, cao hơn, phủ trùm lên lớp sóng trước. Mong vậy thay :-) !
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
…Năm tháng trôi qua, thế giới xung quanh không ngừng xoay chuyển với bao biến động quan trọng, cuộc chiến tranh biên giới 1979 vẫn là một chủ đề « tế nhị » mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn cố tình lẩn tránh. Vẫn không một ngày tưởng niệm, một lời tri ân nghiêm túc từ giới lãnh đạo chính thống của đảng. Họ im lìm, câm lặng trước sự hy sinh của chính những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một số ít những bia tưởng niệm được dựng lên, có lẽ sau 1979, khi mà Liên Xô còn tồn tại, nay lại mang trên mình một nỗi đau khôn tả. Đó là sự đục bỏ trắng trợn những dòng chữ liên quan đến bọn xâm lược Trung Quốc! Chắc chắn rằng sau khi Liên Xô và khối cộng sản tại Đông Âu tan rã, nhà cầm quyền CSVN đã bắt buộc quay về với kẻ thù ngày xưa, « bọn bành trướng Bắc Kinh », để dựa vào chúng mà tồn tại. Một cách gián tiếp, có thể họ cho người Trung Quốc đục bỏ những gì liên quan đến sự tố cáo tội ác chiến tranh của chúng hay cũng có thể, một cách trực tiếp, chính tay nhà cầm quyền Việt Nam đã làm việc xấu hổ đó để lấy lòng bọn đồng chí phương Bắc! Bất luận sự thật như thế nào, hình ảnh những tấm bia tưởng niệm nằm trơ vơ giữa rừng hoang, bị hoen ố, đục đẽo hòng xóa đi sự thật của một cuộc chiến, của những tội ác bất nhân do kẻ thù gây ra là một bằng chứng lịch sử cho sự yếu hèn, nhục nhã của chế độ cầm quyền!…
Lâm Bình Duy Nhiên.
cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm?
Thưa, trật!
Cuộc chiến này phải được xem như…cái ngu lớn thứ hai của các anh Cộng…láo. Cầm quyền cai trị mà dẫn đến cuộc chiến này, quả là…tàn phá chết chóc, nhân dân lãnh đủ.
Không thể phán rằng Trung Cộng tự nhiên…xâm lăng VN.
Trung Cộng, nhất định là không ngu như anh tiến sỉ Việt Cộng…tưỡng tượng. Tự nhiên không có gì gút mắc, nhào qua xâm lăng VN ở hậu bán thế kỷ 20, là chuyện cả thế giới sẽ tẫy chay, cô lập anh Trung Cộng.
Việt Cộng phải làm cái gì đó sai lầm nghiêm trọng đối với Trung Cộng, cho nên Đặng tiểu Bình mới lớn tiếng, dạy cho…mày một bài học, trước khi…xua quân tràn qua biên giới.
Anh…tiến sỉ VC nên…thật thà tí, tự sướng là…mất sự thật. Nhi đồng VN học thế, sẽ…tự sướng theo, thành…láo mà không biết. Tội cho các em…
Giả như VN là của riêng của các anh Cộng, các anh muốn hát sao cũng được. Nhưng Tiên Ngu và hàng triệu người nội ngoại, cũng là người VN, không chấp nhận các anh hát láo thế. Ảnh hưỡng không tốt đến tất cả người VN tương lai.
Mong các anh…bớt láo.
Cuộc chiến biên giới năm 1979 là cuộc chiến hết sức phi nghĩa. Chẳng ai trong chúng ta muốn nó diễn ra cả. Vì chiến tranh thì có lợi gì cho nhân dân đâu. Nó làm con mất cha, vợ mất chồng, mẹ già khóc con… Chiến tranh là mất mát, chiến tranh là đau thương. Vậy thì còn bới móc quá khứ ra làm gì nữa. Quá khứ đau thương hãy để nó khép lại. Những người đã mất không thể sống lại được nữa. Bây giờ cái quan trọng nhất là lấy đau thương để khích kệ tinh thần vươn lên, phát triển xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.
Thị xã tháng ba
Nguyễn Thị Mai
Thị xã mình sáng nay ra quân
Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
Thức dậy sớm hơn mọi ngày
Những nhà có con đi sáng nay
Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
Hàng xóm hỏi nhau thân mật
- Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?
Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia
Chỉ lặng im, bịn rịn…
Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận
Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…
Thị xã mình sáng nay tiễn đưa
Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại
Con trai con gái
Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…
Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi
Sáng nay ứ dòng xe cộ
Sáng nay đò sang bến chợ
Nhường cho khách lên đường
Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường
Đông con gái vào mua bút, sổ
Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở
Trao tập phong bì và những con tem
Thị xã rộn lên
Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa
Cứ nghe rôm rả
Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào
Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu
Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy…
Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ
Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…
Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy
Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn
Tiễn những người con lên phía biên cương
Có tình thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp cùng trên biên giới xa.
Và ra đi sáng nay tháng Ba
Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.
https://www.facebook.com/notes/vu-thi-phuong-anh/th%E1%BB%8B-x%C3%A3-th%C3%A1ng-ba/10153877896045171
=====
Lại Mạnh Cường14:13 Ngày 14 tháng 02 năm 2014
Bài thơ trên rất cảm động, đã phản ánh đúng sự thật ngày ấy, khi giặc bành trướng xâm phạm biên giới vùng cực bắc nước ta. Ôi một thời thật hào hùng và đầy khí thế đánh giặc ngoại xâm.
Hình ảnh này trái ngược lại ở quân khu Bốn, trong trận chiến biên giới phía tây nam với Khmer Đỏ vào cuối thập niên 70. Cứ mỗi khi gọi đi bộ đội trong làng xã lại biến mất một vài thanh niên tới tuổi nghĩa vụ. Họ dùng ghe chài vượt biển trốn sang Thái Lan, vì không muốn thi hành nghĩa vụ quốc tế giải phóng cho dân Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, nhưng thực chất là bộ đội củ Hồ đi xâm lăng xứ người, rồi ở lỳ bên ấy bất chất phản đối của quốc tế, trong mưu đồ đồng hoá nước bạn !
Nguyễn Duy khi làm phóng viên chiến trường ở K. Có lần nhà thơ đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát ở đền thiêng Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat & Angkor Thom) do chiến tranh, đã cảm khái vô vàn, để rồi sau này sáng tác bài thơ ngắn ĐÁ ƠI nổi tiếng. Dưới đây là lời tâm sự của tác giả:
[trích]
Bài này tôi viết tại Kampuchia vào ngày 28 tháng 8 năm 1989, lúc người bộ đội VN cuối cùng chính thức rời khỏi đất Kampuchia. Bài đã được đăng ở nhiều báo và sau đó vào năm 1996 bị moi lại để đập tôi. Đặc biệt bài còn được phổ biến ở Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu, vì thứ nhất dễ chuyển ngữ, và thứ hai dễ gần gũi với các dân tộc khác. Tôi xin đọc nó cho các bạn nghe nhé:
Ta mặc miệm trước Angkor đổ nát
Đá cũng tàn phai
Huồng chi là kiếp người
Đá ơi xin tạc vào đây lời cầu chúc hòa bình
NGHĨ CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI.
[hết trích]
Kết, đừng bao giờ nuôi mộng xâm lăng nước người, dù nước kia có nhỏ bé và dân tộc kia có yếu kém bao nhiêu đi nữa. Dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng đều dã man tàn bạo như nhau, và chỉ làm khổ dân chúng cả hai nước lâm chiến mà thôi.
Amsterdam, 14/02/ 2014
Lại Mạnh Cường
Cám ơn Đốc Tờ Lại Mạnh Cường đã posted bài thơ tuyệt hay, bài Thị Xã Tháng Ba của nữ sỹ Nguyễn Thị Mai.
Đàn bà con gái mà làm thơ hay thế! Vừa đọc vừa khóc.
Nếu Trung Quốc điên khùng xâm lược Việt Nam lần nữa và Thượng Đế còn giữ em trên cõi đời này thì xin đồng chí Phùng Quang Thanh cho tôi được tình nguyện ra ngoài biên ải, dù chỉ vo gạo, nhặt rau cho các đồng chí trẻ và dù có hy sinh mất xác như các đồng chí trên đồi 1509 trong trận Lão Sơn 1988 tôi cũng sẵn sàng. Cám ơn bác sỹ Lại Mạnh Cường lần nữa.
Tonydo.
tonydo thân mến,
1/
Chắc hẳn tonydo từng nhiều phen trăn trở: TẠI SAO CS TÀU ĐÁNH CS TA ?
Ừ thì biện hộ quanh rằng, có lúc răng cắn môi toé máu ngoài ý muốn !
Nhưng sao răng lại cắn môi dài dài và càng cắn càng đau tợn !???
Trước hiện thực xã hội chủ nghĩa ấy, nếu ta nhớ kỹ LỜI MẸ DĂN “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cử bảo là ghét …, thì rõ ràng là ta cần bức xúc hết sức mà rằng: Tại sao CS Tàu chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, mà đảng và nhà nước ta phản ứng chi kỳ cục quá xóa !? Không cho dân biểu thị lòng yêu nước, chứ đừng nói là phải hành động như cha ông ta thuở trước mở hội nghị Diên Hồng, hay chí ít ra như thời 1979 vận động dân cả nước rộn ràng lên đường đánh ngoại xâm, quyết chí noi gương Lý Thường Kiệt lập lại cảnh cũ “châu chấu đá xe” !
2/
Nguyên tắc trị bệnh là trị TẬN GỐC, chứ không ai CHỮA NGỌN !
Cái gốc của căn bệnh nước ta là ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ, với các hệ quả độc hại vô song. Đó là, trước hết nội bộ xâu xé, lòng dân ly tán, mất sức đề kháng; thứ đến làm cho ngoại bang khinh bỉ coi thường và tìm mọi cơ hội xâm lấn, đặt ách thống trị lên đầu lên cổ dân mình !
Nói ít hiểu nhiều phải không tonydo. Mong vậy thay.
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
TB:
Hồi tưởng lại ngày xưa CS Nga, cũng như CS Tàu và CS Ta bao giờ cũng tìm cách giải quyết nội bộ trước khi tính chuyện chống ngoại xâm.
Bọn đỏ Bôn-Sơ-Vích kêu gọi lính Nga bỏ mặt trận biên giới đánh Đức trong Thế chiến Một, để quay về thủ đô là St Peterburg lật đổ Sa hoàng (xem trong truyện hay Sông Đông Êm Đềm của nhà văn Nga đoạt giải Nobel văn chương Michail Alexander Solokhov sẽ rõ chi tiết).
Bọn hồng quân Tàu cũng ưu tiên tiêu diệt quân quốc dân đảng Tàu, hơn là chung sức với phe này đánh Nhật
CS ta cũng thế. Điển hình nhất là vụ Hồ Chí Minh âm mưu bán đứng cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp. Hai phe quốc cộng tìm mọi cách thanh toán nhau, như trong truyện dài của Nhất Linh Dòng Sông Thanh Thủy v.v… Ngoài ra nhóm đệ tam tìm cách diệt nhóm đệ tứ dù cũng là CS, chẳng hạn giết đám Tạ Thu Thâu v.v…
Tôi từng viết, CS là hòn đá tảng ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nước ta ngày nào còn độc tài ngày đó còn chia rẽ và chưa vận dụng được hết tiềm năng con người và vật chất vào các chủ điểm bảo vệ và xây dựng đất nước !
Chạnh lòng thương ! Mủi lòng thương ! Ham ăn thịt lừa
uống rượu bìm bịp, khôn nguôi…
Nếu Cộng phỉ an nam không theo Nga Sô phản lại Tàu Ô,
thì đến nỗi nào ai ơi.
( Người dân mình luôn bị tụi Tuyên giáo (LÁO) nó cho ăn
thịt lừa… Thằng Duẫn nói không sai ; Ta uýnh đấy là uýnh
cho ông Liên Sô bà Trung Quốc…và Đ ả n g ta! ”
Hàng triệu tuổi trẻ VN tòng chinh, vô tình là phục vụ cho lá
Cờ Máu Cộng Sàn cả… Nỗi oan hồn chất ngất cưng ơi.
Trung sĩ DâM kính lạy ông Toubib Cò và đồng chí chiêu hồi
vắt tay lên trán, coi… ( Thiền sư DâM)
Cám ơn ông lão Dâm Tiên sáng suốt
Rất cảm ơn bạn Lại Mạnh Cường. Là một cựu chiến Việt Nam đã từng vào sinh ra tử và công tác trong quân đội từ những ngày chống Mỹ cho đến khi nghỉ hưu, những ngày tháng 2 này, trong sự thương tiếc những đồng đội đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc, tôi lại nhớ tới những bài thơ, bài hát và cả sân khấu, điện ảnh liên quan đến cuộc chiến tháng 2 năm 1979, trong đó có bài thơ Thị xã tháng ba của tác giả Nguyễn Thị Mai. Tuy nhiên tôi chỉ nhớ được không quá 10 câu và cũng không nhớ tên tác giả, lục tìm trên mạng nhưng không thấy. Nay bạn gởi đăng trọn vẹn bài thơ, tuyệt vời quá, tôi lưu vào máy tính ngay.
Bài thơ Thị xã tháng ba cùng với những tác phẩm thơ văn, âm nhạc, điện ảnh đặc sắc trong những năm tháng chống giặc Trung Quốc xâm lược đã một thời gây xúc động hàng triệu con tim, góp phần tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc đánh thằng kẻ thù hung hãn là giặc Trung Quốc xâm lươc.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn bạn Lại Mạnh Cường.
Thôi đi bác Tô . Đảng và nhà nước chẳng dám nhọc công mấy bác nữa đâu . Bởi thế Đảng ta đã và đang “khẩn trương phấn đấu” “thể hiện tốt” câu thần chú “mười sáu chỉ vàng bốn tót” để mong đèn giời soi xét cho lá cờ bác Hồ ta ăn cắp của tỉnh Phúc Kiến sớm được nhập vào lá cờ mẫu quốc .
“Ước vọng cháy bỏng” ấy Đảng và nhà nước đã hai lần biểu hiện qua việc in lá Ngũ Tinh Kỳ thành “cờ sáu sao” khi đón rước đồng chí Hoàng Đế Hồ Cẩm Đào đến kinh lý An Nam quận hôm nào chắc moi. nguoi*` vần~ chưa quên . Vả lại, dân An Nam ta bi chừ đã khôn ra nhiều rồi . Chẳng còn mấy người ha(ng tiết vịt như bác Tô cứ quyết tử cho Đảng Phỉ quyết sinh nữa cả . Hơn nữa, các vị lãnh đạo Đảng chừ cũng trở thành “đại lão bản” cả rồi. “Tư duy” các ngài bây giờ là tính toán sao khoắng được mẻ chót cho thật “khủng”. Thời giờ đâu nghiên cứu binh pháp để mà đánh ới chả đấm?
Nếu bác Tô muốn hy sinh thì xin nghĩ cách nào câu giờ để thằng Bành Trướng khoan chiếm nốt cái Trường Sa, chờ ta đưa đủ 06 kilo tầu ngầm về chở tất các đồng chí ủy viên Trung ương đảng và gia đình, tài sản họ …Sang Trọng Hùng Dũng tiến ra biển nhớn…ty. nạn chính trị.
Được như thế thì ơn đức của bác thể nào chả được đền bù bằng một suất ở nghĩa trang Mai Rịch với tấm bia bằng đá hoa cương “đến từ” Trung Quốc với hàng chữ TỔ QUỐC GHI CÔNG thật “hoành tráng”.
Quan Năm UncleFOX bố bác Hù ôi:
Mau mau sai lính mang cho toubib Cò ( mồi) vài trái dừa,
ép ông uống ngay, kẻo ông đang bị… bùa mê kia kìa.
Cũng may, toubib Cò nói nhiều quá, vòng vo…thân Tây,
nên ít khách. hê hê…ông đang mê thơ…kháng chiến đấy!
Tiện đây xin nhắn gưởi đôi nhời với “nhà chiêu hồi” lẳng
lơ rằng: không nên đem nhân sự ra mà so sánh đôi co…
nhằm…phản tuyên truyền nơi này nữa. Diễm xưa zồi.
Hãy so sánh hai cái Cộng Hòa và Cộng Sản, xem cái
nào hợp lòng dân. Là đủ. Ê a mang mấy cái bài thơ ai
oán giả hình ra đây mà tuyên truyền cho cái xác chết,
nghe thúi lắm kìa, Thành thật đôi nhời. Thơ hả ? DâM
này ngoáy bút một phút củng ra khối thơ…thẩn!
Muộn rồi nhá ! Có cứu bác cứu đảng củng là giờ thứ
25 rồi… cái đuôi nòng nọc rụng mẹ nó đến nơi rồi.
Thương vay khóc mướn cái đảng thổ tả vi trùng mà chi…
HỒN THƠ
Bài thơ quả thật có hồn
Đọc lên cảm động rõ ràng thơ hay
Hay hơn Tố Hữu thật đây
(Kiểu thơ như cách rặn hoài mà thôi)
Cho nên thơ phải vì đời
Vì mình thì có đếch gì thơ hay !
LÁ NGÀN
(18/02/14)
ĐỎ VÀ ĐEN
Khờ Me đỏ giết dân mình
Nếu không qua đánh thiệt tình ra sao ?
Cớ gì lại nói tào lao
Những điều đáng lý lẽ nào nói lên
Đó là biên giới Tây Nam
Còn như phía Bắc cũng chừng ấy thôi
Thằng Tàu nó đã tràn rồi
Mình không lên đánh lẽ nào còn không
Cho nên đừng nói lung tung
Chuyện gì còn đó khật khùng hay sao ?
Bởi sao một giọt máu đào
Hơn ao nước lả người ngoài thế thôi
Chuyện xưa đều chuyện đã rồi
Bây giờ chuyện mới phải bàn cùng nhau
Cần sao dân chủ tự do
Để làm đất nước ấm no mạnh giàu
Không tin cứ hỏi ông Trời
Một mình một chợ lẽ đời nên chăng ?
NGÀN KHƠI
(18/02/14)
“Ai chiến thắng không hề chiến bại. Ai nên khôn không khốn một lần…”
Hình như cái đảng CSVN bán nước này cũng khốn (đốn) nhiều lần với tụi Tàu khựa mà có…khôn chưa(?). Có chăng chỉ khôn nhà dại chợ hay nói đúng hơn là hèn với giặc ác với dân. Rất cảm kích tấm lòng yêu nước (từ trái tim) cũa bác Tô, nhưng thiết nghĩ nếu muốn trở thành ‘bạc đầu quân’ thì cũng nên tầm ‘Hàn Tín lòn trôn’ thứ thiệt, không phải bạ ai ‘lòn trôn’ cũng cho là Hàn Tín. Dù có hy sinh cái mạng già này cũng không tiếc nuối !!!
BLOG QUÊ CHOA
của Nguyễn Quang Lập
Trần Tiến, kiếp du ca
(…)
Hi hi… nghĩ cái số kiếp Trần Tiến cũng hay. Thuở bé nhạc nhẽo chả quan tâm, chỉ chúi mũi học giỏi cả toán lẫn văn, thế rồi bỗng trở thành nhạc sĩ. Trần Tiến học cấp 2 trường Trưng Vương Hà Nội, trường này trước 1962 toàn con gái, sau mới tuyển cả học sinh nam. Anh khoe, nói tao là lứa đầu tiên vác cu về trường Trưng Vương đấy nhé. Cấp 2 anh giỏi văn nổi tiếng trường, đã giỏi văn lại hát hay, mấy em học cùng trường mê tít. Lên cấp 3 lại học giỏi toán cực kỳ, giải nhất toán Miền Bắc năm 1963 hay 1964 chi đó. Anh nói chiến tranh đã biến số kiếp tao thành kiếp du côn ca, nếu không có chiến tranh rất có thể tao làm toán giỏi như Ngô Bảo Châu, hèn ra cũng viết văn được như mày.
Đúng vậy. Tốt nghiệp phổ thông vừa lúc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bùng nổ, Trần Tiến đi TNXP vào tận Bố Trạch, Quảng Bình “phá đá mở đường Trường Sơn”. Từ đó mới tòi ra bài hát TNXP ra tiền tuyến, sau sang Lào anh có thêm bài Cô gái Sầm Nưa. Trần Tiến trở thành nhạc sĩ lừng danh từ khi nào không biết. Hồi bé mình nghiện bài Cô gái Sầm nữa, hát đi hát hát lại cả trăm lần nhưng chả biết tác giả là ai. Một hôm rượu say với anh, mình trương gân cổ hát rống lên mấy câu, sai nhịp lạc phách tùm lum. Anh trợn mắt lên nhìn mình, nói này thằng kia, đừng có xúc phạm bài hát của tao. Khi đó mới biết Trần Tiến có những bài hát rất nổi tiếng từ tuổi hai mươi. Phục lăn.
Năm 1979 chiến tranh biên giới Trung- Việt, khi đó mình đang học năm cuối Bách Khoa, có một nhóm ca khúc chính trị biểu diễn ở sân trường. Ba cô gái rất xinh ôm ghi ta hát bài Những đôi mắt mang hình viên đạn xúc động đến nỗi mình đã bật khóc, cả ngàn sinh viên đêm ấy đứng lặng ngắt, nước mắt rưng rưng. Chả hiểu sao mình cứ đinh ninh bài ấy là của Phan Nhân, mới hôm qua đây thôi mình ớ người, té ra là của Trần Tiến.
Cuộc nhậu ở nhà Nguyễn Mạnh Tuấn kéo dài tới ba giờ chiều, nói đông nói tây cuối cùng cũng quay về câu chuyện Biển Đông đang nổi sóng. Trần Tiến có khá nhiều ca khúc chính trị nổi tiếng nhưng anh rất ghét phải ngồi nghe chuyện chính trị. Ngồi nhậu đâu hễ người ta bàn chuyện chính trị là anh kiếm cớ chuồn liền. Có lẽ duy nhất buổi nhậu hôm qua là anh không bỏ về. Anh ngồi im nghe anh em bàn tán, mặt mày buồn xo.
Bất chợt Trần Tiến cất tiếng hát. Anh hát bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Lúc đầu còn hát nhỏ sau anh hát to, rất to. Sự bùng nổ cảm xúc cố kim nén hiếm hoi của Trần Tiến: Đoàn quân lặng im, nhìn đàn em bé, từng đôi mắt đen xoe tròn, từng đôi mắt mang hình viên đạn, từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn, từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân/ Người chiến sĩ hãy giữ lấy… Anh đột ngột dừng lại giữa chừng, ngồi rũ ra không nói gì. Rất lâu sau anh ngước lên rưng rưng nhìn mình, nói Biển Đông đang nổi sóng mà tao già mất rồi mày ạ. Khốn thế.
TRÊN BÀN NHẬU HÔM NAY 22/06/2011
=====================
Những đôi mắt mang hình viên đạn
- nhạc sĩ Trần Tiến & ca sĩ Trần Hiếu
http://www.youtube.com/watch?v=vjRRqSs8c4w
Sáng tác này của Nhạc sỹ Trần Tiến còn được biết với tên gọi “Những viên đạn trao từ đôi mắt”. NSND Trần Hiếu là người đầu tiên thể hiện bài hát này. Bản thâu âm trên được thực hiện tại Đài Tiếng nói Việt Nam 3 năm 1979 với phần nhạc đệm của Dàn nhạc Mùa thu, phần phối khí và chỉ huy của nhạc sỹ Phú Quang. Tư liệu: vov@tmhcollection.vn
Những đôi mắt mang hình viên đạn
[Trần Tiến, Khánh Duy]
http://www.youtube.com/watch?v=WRBl2zGH8E0
Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ
Đoàn quân lặng im nhìn đàn em bé
Từng đôi mắt đen xoe tròn
Từng đôi mắt mang hình viên đạn
Từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn
Từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân người chiến sĩ hãy giữ lấy
Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những người mẹ già
Đoàn quân lặng im ngược dòng người đi
Một đôi mắt bao lần tiễn biệt
Một đôi mắt bao lần ước hẹn
Một đôi mắt sáng lên cháy lên muôn vàn ánh lửa
Kìa đôi mắt quê hương trông theo đoàn quân người chiến sĩ hãy giữ lấy
Trút lên quân xâm lược dã man
Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ
Đoàn quân lặng im nhìn đàn em bé
Từng đôi mắt đen xoe tròn
Từng đôi mắt mang hình viên đạn
Từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn
Từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân người chiến sĩ hãy giữ lấy
Đoàn quân vội đi đi về biên giới
Cũng từ biên giới về những người mẹ già
Đoàn quân lặng im ngược dòng người đi
Một đôi mắt bao lần tiễn biệt
Một đôi mắt bao lần ước hẹn
Một đôi mắt sáng lên cháy lên muôn vàn ánh lửa
Kìa đôi mắt quê hương trông theo đoàn quân người chiến sĩ hãy giữ lấy…
Trút lên quân xâm lược dã… man
Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam tức là đánh phe Liên Xô. Cuộc chiến tại Việt Nam trước đó giữa khối Mỹ và Liên Xô & Trung Quốc đã chấm dứt khi Mỹ bắt tay Trung Quốc và rút ra khỏi miền Na . Một cuộc chiến mới bắt đầu ngay sau đó giữa khối Trung Quốc và Liên Xô. Kampuchia là thuộc khối Trung Quốc. Khi Liên Xô tan rã, cuộc chiến giữa khối Liên Xô và Trung Quốc chấm dứt. Việt Nam lại đứng vào phe Trung Quốc sau đó.
VẬY THÔI
Bao giờ cũng chỉ vậy thôi
Các bên thế lực chia trời giữa nhau
Nên cần dân chủ làm đầu
Nhân dân mới có quyền cao của mình
Vậy nên ý thức con người
Có lòng thành thật thì đời mới nên
Còn như mánh lới lọc lừa
Nhân dân cũng thứ xơ dừa mà thôi
Nhân văn xã hội làm đầu
Con người mới đến chỗ hầu văn minh
Tuy nhiên đất nước của mình
Có yêu đất nước mới thành người hay
DẶM NGÀN
(18/02/14)
… Và cuộc chiến mới, nếu có bắt đầu, thì sẽ là cuộc chiến giữa khối Mỹ và (khối) Trung Quốc… và lại xảy ra trong phạm vi của Việt Nam. Rồi những thân xác da vàng cũng sẽ lại phơi trên những đồi cao hay trong lòng biển sâu…
Câu hỏi chính vì thế vẫn là làm thế nào để trở nên một đất nước hùng cường, không để biến mình thành những con chốt tội nghiệp trên bàn cờ quốc tế…