WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?

Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và không có tính ràng buộc với quốc gia nào. Tuy nhiên, vẫn có những cách để những nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dựa vào quốc tế để bảo vệ quyền của mình và những người khác.

Một ngày trước phiên điều trần UPR của Chính phủ Việt Nam, phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam đã gặp một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Ông vốn là một luật sư, một chuyên gia về nhân quyền, và rất hiểu về các cơ chế của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn UPR (Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) hay SR (Báo cáo viên Đặc biệt).

Ông đã cung cấp cho các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam nhiều kiến thức quý giá về hoạt động đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Vì lý do ”ngoại giao” với Liên Hợp Quốc (LHQ), ông đề nghị giấu tên để cuộc trò chuyện được thoải mái với những thông tin trung thực nhất có thể.

- Thưa ông, trong chuyến đi này, chúng tôi xác định mục đích chính của mình là nói cho người dân trong nước biết rằng có những cơ chế quốc tế để có thể bảo vệ nhân quyền của mọi người. Việt Nam hiện đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng tôi được biết ông là một chuyên gia về thủ tục Báo cáo viên Đặc biệt. Ông có thể giải thích – một cách đơn giản nhất – cho những người dân Việt Nam có quan tâm hiểu về thủ tục này và các cơ chế nhân quyền khác của LHQ nói chung và Hội đồng Nhân quyền nói riêng không?

- Một cách cực kỳ vắn tắt thì LHQ có hai cơ chế bảo vệ nhân quyền:

1. Các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies), trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ với cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures).

2. Các cơ quan được thành lập và hoạt động dựa trên các công ước quốc tế về nhân quyền (treaty bodies). Có 10 cơ quan như vậy, thực hiện chức năng giám sát việc thi hành 10 công ước quốc tế về nhân quyền.

Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn về cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt, là lĩnh vực của tôi. Tôi sẽ nói về những gì chúng tôi có thể làm được và những gì chúng tôi không làm được. Các bạn biết những điều này để có thể tận dụng cơ chế này bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Những gì LHQ có thể làm

* Cơ chế Các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm những hoạt động như: chính thức đến một quốc gia để tìm hiểu về tình hình nhân quyền (country visit); làm nghiên cứu, tham vấn chuyên gia, nâng cao nhận thức về nhân quyền…; và một hoạt động có thể dịch sang tiếng Việt là giao thiệp (communications).

Giao thiệp là việc LHQ gửi thư khiếu nại khẩn cấp (urgent appeal) hoặc thư đề nghị làm rõ (letter of allegation) cho chính phủ của quốc gia vi phạm nhân quyền. Cho nên có một cách dịch communications sang tiếng Việt là ”thủ tục khiếu nại”. Nhưng về bản chất, hoạt động này đúng là giao thiệp ở cấp nhà nước và LHQ, và mang tính ngoại giao rất cao. LHQ cũng chỉ có thể gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà họ nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, điểm tốt là mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể gửi thông tin tố cáo trực tiếp.

Nguồn ảnh: Shutterstock

Nguồn ảnh: Shutterstock

- Trước hết, nói về những gì chúng tôi có thể làm được, thì đó là giao thiệp, tức là LHQ gửi thư cho chính phủ một nước để yêu cầu làm rõ về một vụ việc vi phạm nhân quyền nào đấy. Như tôi, lĩnh vực của tôi là bảo vệ hệ thống pháp luật độc lập, cho nên khi thấy có một vụ án nào đó mà Việt Nam không đảm bảo hệ thống pháp luật độc lập, tôi sẽ gửi thư cho Chính phủ Việt Nam.

Các bạn biết đấy, để hệ thống pháp luật được độc lập, thì công an-cảnh sát, tòa án, và luật sư phải độc lập. Chỉ cần một trong ba lực lượng bị chính quyền, chính phủ (cơ quan hành pháp) kiểm soát, thì hệ thống pháp luật mất tính độc lập. Khi đó, công dân có thể bị bỏ tù không án, hoặc bị áp đặt những bản án bất công.

Nói chung là như vậy, còn trên thực tế, phải có những vụ việc có dấu hiệu vi phạm cụ thể, LHQ mới có thể thực hiện thủ tục giao thiệp.

Những gì LHQ không làm được

- Ông có thể cho biết những giới hạn của cơ chế bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền LHQ, cụ thể là UPR và Các Thủ tục Đặc biệt?

- Với hoạt động country visit, thì người của LHQ chỉ có thể đến một nước khi được chính phủ của nước ấy mời.

Với hoạt động communications, thì các bạn có thể thấy là nó rất lâu. Thêm nữa, LHQ gửi thư trên cơ sở thông tin tố cáo mà chúng tôi nhận được từ bên trong quốc gia vi phạm nhân quyền. Ở văn phòng của tôi, trung bình, mỗi ngày chúng tôi nhận 15 thư tố cáo từ các nơi khác nhau trên thế giới. May là mới 15 chứ chưa phải 50 (cười), nhưng các bạn thấy đấy, rất mất thời gian để có thể xử lý tất cả các vụ việc.

Đơn cử một ví dụ là Qatar. Chúng tôi biết ở Qatar có hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền, nhưng chúng tôi cũng đành chịu, không giải quyết được. Đó là chưa kể, nếu tập trung vào xử lý các vấn đề của một nước thôi, chẳng hạn Syria, thì chúng tôi sẽ không thể quan tâm đến phần còn lại của thế giới được nữa.

Và cuối cùng là tính hiệu quả. Nhiều lắm thì cuối cùng, trong mỗi vụ việc, LHQ cũng chỉ ra thông cáo bày tỏ quan ngại. Quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền không có nghĩa vụ phải trả lời. Cơ chế bảo vệ nhân quyền của LHQ không phải là một hệ thống pháp luật và nó không có tính ràng buộc với quốc gia nào cả.

UPR cũng vậy. Nó có vẻ là một cơ chế tốt, có tính khả thi cao đấy, nhưng rất chậm chạp.

- Hội đồng Nhân quyền LHQ thuộc hệ thống các cơ quan dựa trên Hiến chương LHQ (charter bodies). Vậy còn các cơ quan thuộc hệ thống còn lại, dựa trên các công ước quốc tế (treaty bodies) thì sao, có hiệu quả gì hơn không, thưa ông?

- Cũng còn nhiều vấn đề lắm. Trên lý thuyết, ưu điểm là các cơ quan này cũng cho phép cá nhân công dân có thể gửi khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền ở nước mình. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có quyền gửi thư tố cáo Nhà nước mình vi phạm một quyền quy định trong một công ước quốc tế nào đó mà Nhà nước đã ký. Nhưng trên thực tế, hầu như chẳng có khiếu nại cá nhân nào ra LHQ được.

Các quốc gia khiếu nại nhau thì được. Cho nên khi một công dân Việt Nam bị chà đạp nhân quyền và muốn tố cáo ra LHQ, các bạn phải xem có thể nhờ quốc gia nào khiếu nại, phải tìm xem quốc gia nào sẽ sẵn sàng làm việc đó? Các nước châu Á vốn không có truyền thống khiếu nại, tố cáo nước láng giềng của mình vi phạm nhân quyền. Thế nên theo tôi, các bạn có thể tìm kiếm các đối tác phương Tây.

Hướng dẫn cách làm cho người dân Việt Nam

- Hệ thống LHQ phức tạp và vận hành chậm chạp như vậy, thì theo ông, có cách làm nào hiệu quả để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam?

- Tôi sẽ nói ngắn gọn thế này: HÃY ĐƯA CÂU CHUYỆN LÊN BÁO CHÍ QUỐC TẾ.

UPR tốt đấy, nhưng lâu lắm. Các Thủ tục Đặc biệt cũng chậm lắm. Hãy đưa những vụ việc vi phạm nhân quyền ra báo chí, truyền thông quốc tế. Hãy viết bài bằng tiếng Anh, hoặc tìm những người viết hộ cho bạn. Những câu chuyện, mất mát và khổ đau, của các cá nhân cụ thể luôn là điểm thu hút người đọc và báo chí.

Sẽ là tuyệt vời nếu các bạn có thể phản ánh tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình lên các cơ quan truyền thông quốc tế lớn, như CNN, New York Times, Washington Post, v.v.

Các bạn hãy hợp tác với các tờ báo lớn, và ĐỪNG QUÊN HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ trong nước và quốc tế.

- Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò như thế nào, thưa ông?

- Trở lại với cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tôi có nói đó có vẻ là một cơ chế tốt, bởi vì với UPR, bạn có thể đến tận diễn đàn của LHQ để phản ánh, khiếu nại, tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền ở nước mình, và ra các tuyên bố, các thông cáo, với tư cách tổ chức xã hội dân sự.

Có những tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh hơn các tổ chức khác, vì thế họ có ảnh hưởng hơn đối với các chính quyền và với LHQ. Ví dụ, khi Ân xá Quốc tế, HRW (Theo dõi Nhân quyền), hay ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế) ra thông cáo về một vấn đề nào đó, thì có nhiều khả năng LHQ sẽ hành động hơn và báo chí quốc tế cũng bị thu hút hơn.

Do đó, để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, cách làm khôn ngoan là bạn kết hợp với các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn, chẳng hạn để ra tuyên bố chung.

 Báo cáo chính trong tuyển tập này do VOICE, Dân Làm Báo,  Truyền thông Chúa Cứu thế, Con Đường Việt Nam,  phối hợp với Freedom House thực hiện.

Báo cáo chính trong tuyển tập này do VOICE, Dân Làm Báo,
Truyền thông Chúa Cứu thế, Con Đường Việt Nam,
phối hợp với Freedom House thực hiện.

Tạo áp lực quốc tế

- Như vậy, vắn tắt là chúng ta có thể dựa vào truyền thông quốc tế và xã hội dân sự?

- Đúng vậy. Quan hệ – đó là cái tôi muốn nhấn mạnh. Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Nói một cách đơn giản là, bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.

Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.

Các bạn cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Họ có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình nhân quyền ở quê hương Việt Nam của mình lên chính phủ của nước họ đang cư ngụ, và góp phần tác động, hình thành hoặc thay đổi chính sách liên quan.

- Ta lấy một ví dụ cụ thể: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân có tài và yêu nước, đã bị kết án 16 năm tù mặc dù tất cả những gì ông làm chỉ là thể hiện chính kiến một cách ôn hòa. Trong quan hệ với cộng đồng quốc tế, chúng tôi có thể làm gì để thay đổi bản án đó?

- Để bảo vệ quyền con người cho một cá nhân cụ thể là ông Thức, các bạn có thể:

+ Viết bài gửi báo chí quốc tế, làm việc với họ. Hãy kể chuyện.

+ Hợp tác với các tổ chức dân sự.

+ Tìm đến các cơ quan lập pháp (quốc hội) ở những quốc gia mà Việt Nam quan tâm, để lên tiếng về trường hợp ông Thức.

Các bạn cũng biết là quốc hội và các dân biểu không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu cho họ. Vậy tốt nhất hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam.

Đỗ Thị Minh Hạnh

- Từ kinh nghiệm cá nhân thì ông thấy chính quyền Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không?

- Tôi không muốn dùng từ ”sợ”, tôi muốn dùng từ ”quan tâm”. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy (cười). Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ.

Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng. Công luận của Mỹ và các nước thuộc khối EU có thể tác động đến chính sách nhà nước. Các bạn cần biết điều đó để tận dụng.

Tôi nghĩ là chính quyền Việt Nam quan tâm đến công luận Mỹ, EU, kể cả hai nước thuộc khối Đông Âu cũ là Ba Lan, Séc. ASEAN cũng có ảnh hưởng đối với Việt Nam, nhưng tác động đến công luận ASEAN thì khó (cười). Riêng Trung Quốc thì Việt Nam rất quan tâm, nhưng tôi không nghĩ công luận hay nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ nhân quyền của người Việt Nam (cười).

- Qua những gì ông nói, có thể thấy là giới truyền thông, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam, đưa vấn đề ra quốc tế.

- Tôi muốn nhấn mạnh là truyền thông, báo chí thì hiệu quả hơn các thứ khác, còn ”quan trọng” thì tất cả chúng ta đều quan trọng như nhau (cười). Ví dụ, giới luật sư là giới tạo nên khuôn khổ luật pháp – quốc gia và quốc tế.

Các bạn có thể thấy là ngay cả những vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, dù được phản ánh nhiều trên báo chí, cũng không chắc được giải quyết. Như Syria đó, lên báo suốt, nhưng tình hình vẫn không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối.

- Dù sao, cũng thật bi quan khi thấy có những chính thể miễn nhiễm với dư luận và LHQ, như Bắc Triều Tiên…

Như tôi đã nói, hệ thống LHQ không phải là một hệ thống pháp lý và nó không có tính ràng buộc. Ngay cả nếu một quốc gia vi phạm nhân quyền theo cơ chế của LHQ, thì cũng đâu có sao? LHQ không có công an-cảnh sát, nhà tù để thi hành án. Nhân quyền, vì thế, thực chất là một vấn đề chính trị chứ không phải vấn đề pháp lý. Đôi khi, một chính phủ bị buộc phải mở miệng chẳng phải vì họ sợ LHQ, mà vì họ ngán báo chí quốc tế.

Vậy các bạn phải biết ”làm chính trị” (cười): Tìm sự giúp đỡ từ báo chí, từ những quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân, sẵn sàng lên tiếng về Việt Nam và vì nhân quyền người dân Việt Nam.

1 Phản hồi cho “Hậu UPR: Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền?”

  1. TH says:

    Cựu chiến binh và người tham gia biểu tình

    Sau đây là câu chuyện đối thoại của một cựu chiến binh và một người đi tham gia biểu tình kỷ niệm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 1979.

    Cựu chiến binh (CCB): Chào cậu. Đi đâu mà hớn hở thế?
    Biểu tình viên (BTV): Em đi Bờ Hồ biểu tình.
    CCB: Biểu tình ủng hộ hay phản đối cái gì vậy?
    BTV: Kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới Việt – Trung 17/2/1979.
    CCB: Thế cơ à. Hay ho nhể? Thế các em định kỷ niệm ngày quân Trung Quốc nó đánh mình, tàn sát dân mình à? Anh tưởng người ta chỉ kỷ niệm ngày chiến thắng thôi chứ?
    BTV: Ơ, anh chả hiểu cái gì cả. Nói là kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới thôi, chứ thực ra là tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, anh hiểu chưa?
    CCB: Em nói thế hóa ra các em chỉ tưởng niệm những ai hy sinh vào ngày 17/2/79 thôi à? Thế còn những người hy sinh vào ngày khác của cuộc chiến chống Trung Quốc thì sao?
    BTV: Anh cứ vặn thế, em biết trả lời thế nào?
    CCB: Thế sao không kỷ niệm ngày 18/3, ngày tên lính Trung Quốc cuối cùng cút khỏi Việt Nam?
    BTV: Dạ em không biết ạ, thấy mọi người nói đi biểu tình là em đi thôi ạ.
    CCB: Thế các chiến sĩ hy sinh ở chiến trường Tây Nam sao không thấy các em nói gì là thế nào?
    BTV: Em chỉ biết bọn xâm lược Trung Quốc hung hăng lắm, nó đang xâm lược nước ta bằng văn hóa, bằng Khổng Tử, bằng thực phẩm thối, bằng hàng hóa độc hại, chất lượng kém…
    CCB: Lại thế nữa cơ à? Thú thực anh phải lo mếng cơm manh áo hàng ngày cho vợ con, những chuyện lớn lao kia anh không quan tâm.
    BTV: Anh vô trách nhiệm công dân thế. Chả thế một số bác nói, xuống đường biểu tình mới là yêu nước, mới là biết tri ân những người có công.
    CCB: Thế em bảo Anh phải làm gì để thể hiện tình yêu nước?
    BTV: Phải xuống đường biểu tình, chít khăn đỏ, đeo huy hiệu, đả đảo bọn bán nước, anh hiểu không?
    CCB: Ơ, em vừa mới nói là biểu tình để tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, sao giờ em lại nói đả đảo bọn bán nước, ai bán nước?
    BTV: Thì cứ hô thế.
    CCB: Hô thế để làm gì?
    BTV: Để cho dân cả nước và quốc tế người ta biết, để thể hiện lòng yêu nước, và…để còn nhận tiền nửa chứ.
    CCB: Ô hô, vậy là hô nhiều, gào nhiều là được trả tiền cao phải không? Nhưng anh yêu nước theo kiểu của anh, được không?
    BTV: Anh yêu nước kiểu gì?
    CCB: Thì anh đến nghĩa tranh liệt sĩ thắp mấy nén hương tỏ lòng thành kính các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ Quốc, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước.
    BTV: Chưa đủ, mà anh phải biểu tình, phải tưởng niệm, hiểu không?
    CCB: Anh không hiểu thì sao?
    BTV: Thì cái sự yêu nước của anh không ăn thua, chả ai biết cả.
    CCB: Không nhẽ yêu nước lại ra la làng.
    BTV: Phải thể hiện, anh hiểu không?
    CCB: Anh vẫn không hiểu.
    BTV: Anh mang tiếng là có học có hành mà không bằng đám dân oan ít chữ.
    CCB: Dân oan liên quan gì đến biểu tình, tưởng niệm?
    BTV: Anh nhầm, bọn em kéo dân oan đi biểu tình cũng được gần trăm mống. Hăng lắm! Quần áo lếch thếch, thúng mủng mũ nón tùng tằng, băng rôn dán đầy mình, huy hiệu lủng lẳng trước ngực, hoành lắm!
    CCB: Anh cứ tưởng họ chỉ kêu ca đất cát, oan sai thôi, chứ họ Liên quan gì đến chiến tranh biên giới mà biểu với chả tình, tưởng mới chả niệm?
    BTV: Vầng, họ chả liên quan. Nhưng họ là lực lượng đông đảo, làm nên cách mạng và họ xả thân dữ lắm, chiến đấu rất cùn.
    CCB: Ô thế các em định làm loạn à, phá bĩnh à?
    BTV: Không, nhưng cần có một cuộc cách mạng.
    CCB: Xa xôi lắm. Anh nói thật, nhiều đất nước lâm vào cảnh hỗn loạn vì cách mạng đấy. Có phải cách mạng nào cũng mang lại sự tốt đẹp đâu. Nhìn lại lịch sử thế giới đi. Anh ví dụ nhé: Cách mạng hoa Nhài ở Libya ấy, cách mạng gì đó ở Ai Cập ấy, hay như chuyện đang xẩy ra ở Thái Lan ấy, có làm nên trò trống gì đâu? Rốt cuộc chỉ làm khổ dân thôi.
    BTV: Thôi, nhọc lắm. Để em đi cho kịp giờ.
    CCB: Không sợ bị bắt bớ à?
    BTV: Sợ gì. Mà có bị bắt lại hay, lại được nổi tiếng. Anh không biết đâu, các anh chị ấy dự kiến cả rồi. Ai sẽ bị bắt, ai sẽ quay phim, ai sẽ chụp hình, ai pốt lên mạng, ai liên lạc với Tây và ai sẽ tiếp tế… Ai may mắn bị bắt sẽ trở nên nổi tiếng thế giới đấy, oai lắm.
    CCB: Em cũng háo danh nhỉ? Hóa ra các em đi biểu tình là để được bị bắt à?
    BTV: Hi hi, anh cứ bóc mẽ bọn em làm gì, ai chả muốn nổi tiếng. Thì anh xem, thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn sống le lói suốt trăm năm.
    CCB: Cái đó dành cho những người có lý tưởng. Loại trí thức rởm, loại bất mãn háo danh thì có gì mà huy với chả hoàng?
    BTV: Ờ, anh nhớ nhé, em có công ăn việc làm ổn định rồi. Em giờ là biểu tình viên chuyên nghiệp rồi.
    CCB: Ơ thế là có lương à, có thu nhập à? ai trả lương cho các em?
    BTV: Đấy, giọng anh lại i như bên an ninh. Hỏi vớ hỏi vỉn.
    CCB: Thế có gì mà máu me thế?
    BTV: Thì được chụp ảnh, phỏng vấn pốt lên mạng. Được các hãng thông tấn nước ngoài hỏi han, được dư luận chú ý, nếu bị ắt thì được nổi tiếng thế giới.
    CCB: Thế em sống bằng gì. Không nhẽ uống nước lã, thở khí giời để tồn tại, hay em sống bằng tiền đi biểu tình?
    BTV: Đang chuyện thiêng liêng cao cả anh lại cứ truy chuyện gì đâu.
    CCB: Thế anh nói sai à? Thì chuyện gì cũng phải sống cái đã chứ. Sống đã không ra hồn thì cách mạng cái gì?
    BTV: Thôi, chuyện với anh khó chịu quá.
    CCB: Thì phải chịu khó mà nghe chứ. Khác ý là cứ vùng vằng là thế nào.
    BTV: Nhưng phải trên tinh thần xây dựng, anh hiểu không?
    CCB: Anh không hiểu. Ngay cả việc các em làm anh thấy cũng chả có tí tinh thần xây dựng gì cả. Toàn phá thối trật tự, đang yên đang lành cứ nhặng xị ngậu cả lên.
    BTV: Anh cứ ngồi đấy mà phán. Giặc đến nhà rồi mà cứ ngồi đấy rung đùi.
    CCB: Thật với em, anh không biết giặc. Anh sợ giặc nội xâm thôi. Bọn tham nhũng quyền lực, tham nhũng kinh tế, bọn sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Chống cái bọn ấy anh hoan nghênh và con cháu chúng ta cũng đỡ khổ.
    BTV: Nói với anh chán quá. Ôi thôi, em đi đây cho kịp giờ.
    CCB: Xong về rượu mới anh nhế.
    BTV: Hê hê, không hẹn trước. Biểu tình xong bọn em còn liên hoan. Để hôm khác nhá?
    CCB: Thế có đánh chén à?
    BTV: Rượu chè suốt ngày như anh chỉ chết sớm thôi.
    CCB: Nói em không tin, chứ anh chỉ mong các em được như thế, sống như các em thì chết đi còn sướng hơn.
    BTV: Lên tuyến đầu chống giặc chết có huy chương đấy. Em đi biểu tình đây.
    CCB: Thôi anh đến đài liệt sĩ thắp hương cho các anh hùng, liệt sỹ đây.
    (TH)

Phản hồi