WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sao Ngọ lại về quê?

Pham Qúy Ngọ nhận hàm thượng tướngKhi cắm được lá cờ nửa đỏ nửa xanh lên nóc Dinh Độc Lập thì các anh về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.

Nơi quê nhà, các anh tự hỏi: Bí thư làm thế nào mà giàu nhanh thế? Chủ tịch ăn gì mà béo thế? Công an tiền đâu ra mà xa hoa thế? Trong khi một người mẹ trẻ với ba con thơ nheo nhóc, không may ngã gãy chân, phải bán hết mọi thứ để chạy chữa, trong nhà còn lại 20 kg lúa cũng bị tịch thu.

Các anh cay đắng nhận ra rằng các anh đã bị lừa. Các anh đi giải phóng miền Nam, nhưng chính quê hương của các anh đang quằn quại rên xiết trong thương đau tăm tối.  

Các anh đã cùng với những người dân cùng khổ Thái Bình đứng lên phá bỏ mọi uy quyền thối nát. Bắt sống bọn cường hào ác bá. Kéo sập ủy ban. Tịch thu con dấu. Đập bỏ tượng Bác. Ngăn mọi ngả đường. Cả miền Bắc rung chuyển từ Nam Định lên Vĩnh Phú, từ Hải Hưng xuống Quảng Ninh.

Thái Bình – 1997 đã đi vào lịch sử.

Đúng thời điểm đó Phạm Quý Ngọ xuất hiện. Ngọ đương đầu với những người dân trên chính quê hương mình. Sau lưng Ngọ là đảng, trước mặt Ngọ là hàng ngàn cảnh sát, có súng đạn, có lựu đạn cay, có vòi rồng, có chó bẹc-giê, có dùi cui lá chắn, có roi điện, có nhà tù, và hiển nhiên là Ngọ cũng lưu manh hơn.

Nữ văn sỹ Dương Thu Hương, người Thái Bình, đã lăn lộn trên mảnh đất quê hương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt kể: Trong một đêm hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt, rồi bị phân chia vào các trại tù sống giữa đám tù hình sự. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: Giết được một người, án giảm hai năm. Giết hai người án giảm bốn năm… Cứ thế mà làm.

Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.

Ngọ đã xóa sạch cả linh hồn và thể xác của cuộc nổi dậy. Từ đó, Thái Bình trở nên rất thái bình, không còn sức đứng lên như Văn Giang của Hưng Yên, như Vụ Bản của Nam Định, hay Tiên Lãng của Hải Phòng.

Ngọ bước lên đài danh vọng và quyền lực từ thành tích đàn áp cuộc nổi dậy trên quê hương mình. Nếu không có Thái Bình – 1997 thì không có thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ hôm nay.

Với kinh nghiệm đầy mình Ngọ được đảng tin giao điều tra, xử lý vụ Đoàn Văn Vươn. Nhiều người nhẹ dạ tưởng Ngọ sẽ làm một cuộc canh tân, một đột phá. Không! Ngọ vẫn là Ngọ. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn thối nát ngàn lần so với vụ án Nọc Nạn, Bạc Liêu của Pháp cách đây ngót trăm năm. 

Ngọ lại được giao thụ lý đại án Vinaline. Dương Chí Dũng, có nick là “Dũng cảng” nhân vật chính của đại án đã mang một triệu rưỡi Mỹ kim biếu Ngọ. Ngọ hứa “Chỗ anh em, chú cứ yên tâm để anh lo”.

Ngọ báo cho Dũng ngày giờ bị bắt để tìm đường cao chạy xa bay. Ngọ phát lệnh truy nã. Dũng kỳ vọng Ngọ chỉ giả vờ truy nã, nào ngờ Ngọ làm thiệt. Dũng bị bắt mà vẫn ngây thơ tin rằng với số tiền lớn như vậy thì Ngọ chỉ giơ cao đánh khẽ. Ngọ sẽ giả vờ điều tra, giả vờ lấy cung, giả vờ truy tố, giả vờ công minh, giả vờ trong sáng. Không ngờ Ngọ ăn tiền. Ngọ hứa, nhưng Ngọ chẳng làm gì để cứu gia đình họ Dương.   

Trong nháy mắt mà “Dũng cảng” lừng danh bỗng thành tử tội. Dũng mỉm cười. Dũng ngâm thơ, rồi lật ngửa lá bài cuối cùng trước mặt tòa.  

Cao thủ cỡ Ngọ thừa biết mình đã thành vật tế thần xa xỉ cho Đại hội XII. Ngọ cao tay hơn, vượt ra ngoài sự tính toán của những bậc đa mưu. Ngọ làm một đám cưới hoành tráng cho con xong, chọn ngày lành tháng tốt rồi lăn đùng ra chết.

Ngọ chết hết chuyện. Chẳng ai làm chứng được Ngọ đã làm lộ bí mật nhà nước và nhận triệu rưỡi đô Mỹ tiền mặt. “Dũng cảng” là tử tù, tâm thần hoảng loạn, khai báo lung tung, tiền hậu bất nhất. Án bị đình chỉ. Vợ con Ngọ thở phào. Bao nhiêu đồng chí khác cũng rung đùi khoái chí.

Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà.

Còn Ngọ! Thái Bình – 1997 vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng biết Ngọ có nhầm không mà lại về quê.

21/02/2014 

© Trần Hồng Tâm

© Đàn Chim Việt

 

 

20 Phản hồi cho “Sao Ngọ lại về quê?”

  1. Alan says:

    Mình nghĩ chắc cũng như Dương Chí Dũng trước ngày bỏ trốn lệnh truy nã…Có đ/c trong ban nội chính TW đã phone và bảo chú Ngọ nên tránh một thời gian đi…với một rỗ hộ chiếu thật nhưng tên dzõm vì đã rút kinh nghiệm ko vào được Hoa Kỳ của tên Dũng lúc ở Singapore.

  2. Tam says:

    Ngày nay, quan chức cấp cao nào của ĐCS cũng sẽ ngại “vào” nghĩa trang Mai Dịch khi chết. Đơn giản là họ biết, sau này VN sẽ thành 1 nước dân chủ, mồ mả những kẻ táng tận lương tâm ở Mai Dịch sẽ bị hốt đi! Không hốt đi thì cũng sẽ bị các nạn nhân của chúng trả thù. Mà nạn nhân của các vị này thì nhiều lắm. Nhìn gương Lê Đức Thọ sẽ biết.
    Vậy là bây giờ anh Lê Kiên Thành lo rồi nhá!

  3. Anh Ba says:

    Ngọ đi cứu được khối thằng
    Tiền Ngọ để lại thằn lằn nó xơi
    Anh Ba khấn Ngọ mấy lời
    Xuống trước chuẩn bị cơ ngơi anh dzìa
    Cần tiền biểu Diêm vương chia
    Va ly gy63i tiếp đầm d8ìa lệ rơi
    Ba hòn bảy vía Ngọ ơi!

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Trần Hồng Tâm thân mến,

    Thái Bình là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã theo gia đình ra đi vào năm 1954, để lên Hà Nội đi máy bay quân sự ở phi trường Gia Lâm vào Nam và chưa hề một lần quay trở lại. Kỷ niệm với quê hương yêu dấu chỉ đọng lại một chút căn nhà ở đường Lý Thường Kiệt, gần trường học và sân vận động và cách cây cầu Bo không bao xa.

    Gần đây xây thêm cây cầu Bo mới, nhưng vẫn còn giữ lại cây cầu cũ. Nơi đây ít người qua lại, điện tù mù, nên có thơ hiện thực xã nghĩa tả chân rằng: Thái Bình có cái cầu Bo. Đêm đêm trai gái lại bò đến chơi. Cứ năm mét lại một đôi …

    Có người còn đề nghị, giá mà hai bên cầu có thêm các ghế đá thì nơi đây thành cái công viên cho gái trai đến tình tự hằng đêm !

    Mới đây tôi đọc bài viết của nhà văn Văn Quang, vẫn còn ở trong nước, cho hay câu vè trên đã có từ thời ông con bé xíu. Văn Quang hình như đã tròm trèm 80 tuổi. Cũng qua đó tác giả cho biết, dân tỉnh Thái còn nghèo lắm. Đồng thời lại biết thêm một chuyện thương tâm là một sư ông tự thiêu vì bị “người ta” ăn cắp sạch tư trang.

    [trích]

    Buổi phát quà tại giáo sứ Phục Lễ

    Đúng 9 giờ sáng buổi phát quà bắt đầu ngay tại sân sau nhà thờ Phục Lễ. Chúng tôi thấy việc tổ chức phát quà cho đồng bào nghèo ở một nơi như thế này là rất phù hợp. Nếu tổ chức ở một trụ sở hay ủy ban nào cũng bất tiện vì khẩu hiệu cờ quạt lung tung… Buổi phát quà cho cả đồng bào theo đạo Thiên Chúa và đạo Phật, không hề có sự phân biệt nào. Hơn 100 người đã tề tựu đông đủ, vài người “giàu lắm” cũng chỉ có chiếc xe đạp cũ. Phần quà gồm 2 gói thực phẩm và 100 ngàn tiền mặt. Đến nhận quà, hầu hết là các cụ già, các cô gái và em nhỏ vừa đủ tuổi xách được gói quà khoảng 4 kg. Quan sát những người dân ở đây, tôi không thấy điều gì khác biệt với những người dân ở các địa phương miền Nam mà tôi đã từng đi qua. Có lẽ người nghèo ở đâu cũng giống nhau cả thôi, quần áo “thời đại si đa” đủ mốt, đủ màu, đủ quốc tịch, chữ ăng lê trên ngực áo đủ kiểu kể cả kiểu “I ♥ you” trên áo các em nhỏ chưa đủ lớn khôn. Khác một chút là mùa lạnh nên ai cũng mặc vài ba chiếc áo chằng đụp nên có vẻ có da có thịt hơn.

    Tôi cũng được anh em cử ra đứng phát tiền sau khi các cụ đã lãnh quà. Có cụ bê không nổi, rớt lung tung, người khác phải tới “khuân” giúp. Có cụ quên cả lãnh tiền, dù đã được nhắc nhở, tôi phải kéo áo cụ lại mời cụ lãnh giùm cho. Có cụ nói “các ông cho nhiều quá, chưa có “ông” nào cho nhiều như thế”.

    Tiếng gọi nhau í ới, vài người xúm lại “thồ” mấy phần quà trên chiếc xe đạp cũ. Họ vẫn còn quen với kiểu phương tiện vận chuyển thời chiến tranh đi tản cư, di cư.

    Ngay hôm đó đoàn lại tiếp tục đi đến 4-5 nhà thờ khác nằm trong địa phận cai quản của cha Thao ở giáo xứ này. Đường làng nhỏ hẹp như bờ ruộng, có nơi xe gắn máy đi còn chật. Chúng tôi cuốc bộ từng chặng chừng 1-2 cây số. Thú thật, nếu không có mấy ông bạn mang giúp hành lý, tôi không đi nổi. Ở nơi nào bà con cũng có vẻ lạ lẫm với đoàn làm từ thiện từ nước ngoài về. Thậm chí có nhiều người chẳng biết nước Úc ở đâu, nếu không giải thích, họ vẫn cứ nghĩ rằng đó là nước Mỹ. Bà con ở miền này biết đến nước Mỹ và đồng đô la chứ quả tình không biết đồng đô la Úc hoặc đô la Canada. Xin bạn hiểu là rất nhiều người biết có đồng đô la chứ chưa nhìn thấy hoặc chưa được cầm đến bao giờ. Đó là điều ngược hẳn với dân Hà Nội. Ai cũng biết giá trị của từng đồng đô la và nhiều người định giá trị nhiều món hàng bằng đô la và tiêu bằng đô la mạnh tay hơn các cụ từ nước ngoài về VN đấy. Suy ra từ đấy, ở miền Bắc sự cách biệt về giàu nghèo giữa thành thị và thôn quê quá xa. Xa hơn cả miền Nam.
    Chùa làng Sơn Đồng và ông sư tự thiêu

    Đi gần hết quãng đường này, chúng tôi vì tò mò ghé vào làng Sơn Đồng thăm ngôi chùa có vị sư mới tự thiêu cách đây hai tháng. Làng này cách làng tôi vài cái bờ ruộng và một lũy tre thưa. Bà chị ruột tôi lấy chồng ở làng Sơn Đồng. Anh chị tôi có chừng 7- 8 đứa con hiện ở cả bên Mỹ. Các cháu đề nghị tôi ghé qua chùa thăm lại cảnh xưa có đúng như bức ảnh đã được đưa lên internet không và lý do nào nhà sư đã tự thiêu.

    Chúng tôi đến ngôi chùa Sơn Đồng vào buổi quá trưa “trời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung”. Không khí chùa ngoài vắng lặng, không một bóng người. Tôi lần ra phía sau chùa vãn cảnh, bất ngờ gặp được sư thầy, có lẽ là vị sư tạm thời trụ trì ở chùa này sau khi vị sư chính tự thiêu. Tôi gợi lại vài kỷ niệm cũ chứng tỏ mình là người cũ của địa phương này. Hồi đó bố tôi thường sai tôi sang chùa này mời cụ sư Hinh sang nhà tôi đàm đạo. Cụ sư Hinh rất phong khoáng trẻ trung nên tôi nhớ mãi tính cách đặc biệt của cụ. Vị sư thầy trụ trì mới này nhận ra ngay tôi là “người nhà”. Vị này tự giới thiệu tên thật là Phạm Tiến Hường.

    Sư thầy ra gặp anh em trong đoàn và thuật lại chuyện vị sư đã tự thiêu. Thầy nói khá chi tiết. Tôi chỉ có thể tóm tắt vài điểm then chốt. Vị sư tự thiêu là thầy Thích Thanh Hoằng; tên tục là Nguyễn văn Mười. Thầy viết thư tuyệt mệnh nói rằng “Thầy không oán trách phật tử, tự thầy oán trách thầy”. Nhưng theo thầy Phạm Tiến Hường thì một buổi sáng thức dậy, thầy Thích Thanh Hoằng bị “người ta” lấy hết toàn bộ đồ dùng của thầy, trong đó có cả máy vi tính và nhiều sách vở. Thầy buồn lắm nên tự thiêu. Tôi không thể suy luận hai chữ “người ta” đây là sư thầy Hường đã ám chỉ nhân vật nào hay cơ quan nào. Vì một lý do nào đó, thầy Hường cũng chỉ nói hai tiếng “người ta”, nhưng bạn đọc thừa thông minh có thể hiểu đó là ai và tại sao thầy Hường không thể nói rõ hơn được. Thầy Hường chính là người đã ở bên và giúp đỡ săn sóc cuộc sống cho thầy Thích Thanh Hoằng từ 10 năm nay nên biết rất rõ. Thầy Hoằng đã đổ 10 lít xăng lên người để tự thiêu vào buổi sáng. Sau đó vài ngày, chùa định làm một đám tang lớn nhưng lại được phường xã đề nghị cho đám táng đi vòng quanh con đường phía ngoài chùa rồi an táng thầy phía sau miếng đất của chùa Sơn Đồng.
    [hết trích]

    Sau 75 vì không may khi tìm đường di tản, tôi mang tiếng chậm chân, bó buộc sống chung với CS mười năm. Trong tù cải tạo, đọc báo CS biết tin Thái Bình còn được gọi là “quê hương năm tấn”, với câu vè “quê hương năm tấn đẹp tình Bắc Nam” . Bởi Thái Bình là vùng nông nghiệp đông dân và trù phú nhất ở đồng bằng sông Hồng, do có nhiều sông ngòi và kinh rạch chằng chịt, lại thêm có biển, sản lượng lúa đạt được kỷ lục năm tấn mỗi mẫu (hectare; ha) so với các nơi khác ngoài Bắc. Gạo nhiều nên nhà nước thu mua để gửi vào Nam chi viện lương thực cho quân giải phóng miền Nam !

    Đến thời Cách mạng Nhung ở Đông Âu, vào đầu thập niên 90, tôi hăm hở nhiều phen từ Vùng Đất Thấp chạy xe vượt đường xa gần 1000 cây số, để tới vùng Tây Tiệp thăm anh em du sinh và thợ khách đang tưng bừng rộn rã ra báo chống đảng và nhà nước CS. Nhờ vậy tôi được biết chuyện thật não lòng về cái gọi là “năm tấn đẹp tình Bắc Nam” phát xuất ra từ bộ máy tuyên truyền của CS.

    Thời CS trong dân gian có câu khôi hài đen chọc dân Thái Bình là : Thái Bình là đất ăn chơi / Tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành ! Hay Thái Bình nổi tiếng nhờ có nhà máy nấu cháo với xưởng đúc môi !
    Nguyên do Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp giầu có nhất hạng ở vùng đồng bằng sông Hồng, bởi có nhiều sông rạch lại tiếp giáp với biển. Nhưng thời CS dân số đông làm ra nhiều lúa gạo thì lại bị chính quyền thu mua hết, nên thường xuyên thiếu đói. Khi có thiên tại han hán, lũ lụt hay vỡ đê là dân bị đói, phải đi ăn xin (tay bị tay gậy) khắp nơi. Thậm chí không đủ gạo nấu cơm, phải ăn cháo đánh lừa bao tử, bởi thế mới bị chọc ghẹo có nhà máy nấu cháo với xưởng đúc môi múc cháo ăn !

    [còn tiếp]

    • Hong Tam says:

      Tôi đang chờ để nghe tiếp câu chuyện của anh.
      THT

      • Lại Mạnh Cường says:

        Thưa anh Hồng Tâm,

        Sorry, quá bận theo dõi thời sự cuối tuần này (Sochi và Ukraine), cũng như cần binh loạn với anh em bạn qua meo, và cả trên Đàn Chim Việt với các blogger trong nước.
        Ngồi nhiều làm việc trong mấy tuần liền, nên chứng đau lưng tái phát hơn tuần nay, tôi cứ phải mỗi ngày đi tập thể dục + xông hơi nóng + xoa bóp bằng nước xoáy trong bồn để chữa trị cho chính mình, rất mất thì giờ, khiến muốn viết tiếp cho song phần trên mà không được.
        Xin anh cho tôi được thư thả một chút, bởi tôi cũng đang sửa soạn đi Paris thăm gia đình vài hôm nữa.

        Chuyện về Thái Bình nhiều lắm anh ạ. Thái Bình dân đông, nên đi đâu cũng gặp dân Thái Bình, từ Bắc “ri cư 54″ (chín nút), đến Bắc 75 (hai nút); ra hải ngoại cũng như trong nước !
        Lớp tôi hồi đại học cũng đông bạn đồng hương Thái Bình đến không ngờ khi coi sách kỷ yếu cả lớp. Đến ông thày ruột của tôi là giáo sư Đào Hữu Anh, hiện ở Mỹ cũng dân Thái Bình, và trong hội đồng hương Thái Bình tại nam Cali.

        Thân tăng anh bài hát thương mại (cho xe chở khách Hoàng Long), nhưng lại rất hay mang nhiều ý nghĩa về lời và giai điệu, do Anh Thơ hát về Thái Bình.

        THÁI BÌNH YÊU THƯƠNG
        http://www.youtube.com/watch?v=xLyBhk4adv8

        LMC:
        Anh Thơ hát bài “Khúc hát sông quê” của Nguyễn Trọng Tạo cực hay, làm mình nhớ tha thiết quê hương. Anh Thơ là một trong những giọng hát dân ca số một trong nước.
        Còn một số bài khác về Thái Bình, nhưng tôi chấm bài này nhất hạng.

        Chuyện nông dân Thái Bình nổi dậy 1997, nếu cần kể tội thì phải nói tới PHẠM THẾ DUYỆT, lúc đó đang là ủy viên Bộ Chính trị, gốc dân tỉnh Thái, được cử về để trấn an quần chúng.
        Trần Độ cũng gốc TB, hình như cũng được xử dụng vào chuyện này.
        Buồn cười ở điểm Phạm Thế Duyệt thì phải có đố vấy cho Nguyễn Gia Kiểng ở hải ngoại, cũng dân Thái Bình, đã tham gia trong vụ xúi dân nổi dậy.
        Chả là Kiểng cùng nhóm Thông Luận Paris hồi đó rất nổi tiếng, gây được ảnh hưởng lớn, bởi được trí thức trong và ngoài nước (như Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu v.v.., cùng các sinh viên học sinh đang ở Đông Âu) rất tán đồng qua chủ trương hòa giải hòa hợp + dân chủ đa nguyên

        Một lần nữa xin anh thông cảm, Bận và Bệnh quá lúc này anh ạ.

        LMC

      • Lại Mạnh Cường says:

        Tặng thêm bài hát hay này về quê tôi,
        để tạ lỗi với tác giả THT đáng mến của tôi.

        LMC

        ===

        Nắng ấm quê hương –
        song ca: Lê Anh Dũng & Thu Hà
        http://www.youtube.com/watch?v=UA79DCK0j9c

        * bài hát về Thái Bình rất đặc sắc và ý nghĩa,
        qua hai giọng ca trầm ấm, tha thiết, trữ tình

        Nắng ấm quê hương – ca sĩ Anh Thơ
        http://www.youtube.com/watch?v=ZY1WkDsP3PM

        Nắng Ấm Quê Hương

        Tác giả: Vĩnh An

        Anh đến quê em một chiều nắng ấm,
        Tiếng hát quê hương du dài theo sóng
        Thái Bình ơi Thái Bình,
        Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ

        Mà trong nắng trong mưa,
        Lúa vẫn lên xanh tốt,
        Mà trong bom trong đạn
        Đất vẫn cứ sinh sôi.

        Thái Binh ơi, sao mà yêu đến thế,
        Anh yêu em Diêm diền rừng phi lao gió hát
        Anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu,
        Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu

        Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói
        Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà,
        Mời thầy mẹ sang chơi,
        Để em thưa, để anh thưa

        Cho em về quê mình, cùng làm lúa, cùng làm đay,
        Cùng dệt cói, cùng đan mây
        Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc,
        Làm giàu cho quê hương.
        Hỡi người em gái mà anh yêu thương
        Thái Bình ta đó, mà em yêu thương

        Miền quê đó Thái Bình
        Để lòng ta yêu thương

  5. LeThiep says:

    “Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia ” – Tác giả: Trần Hồng Tâm

    Trong cuốn sách “Deliver us from Evil”, bác sĩ Tom Dooley thuật lại : “Bảy học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất và hai tay bị trói gập ra sau lưng. Hai cán binh Cộng Sản đi đến từng đứa trẻ. Một nguời dùng hai tay kèm chặt lấy đầu đứa bé, nguời kia đặt chiếc đũa bằng tre đóng mạnh sâu vào hai lỗ tai, tiếng kêu la thất thanh vang dội cả làng, máu trào ra lênh láng… ”

  6. Builan says:

    Chết thì là CHẾT ĐẸP
    “Sao Ngọ laị về quê”
    KHÔN RA _ Chã đẹp tí nào !!!!
    Có phaỉ là chưa ngộ cái bài học, từ bên LX !

    nguenha says:
    19/02/2014 at 20:21
    “Đúng như vậy !”Tội ác ” không phải “cất giấu’ hay “chôn đi”là hết.Vì làm như thế Tội ác sẽ tồn tại mải mải..! Đó là nội dung câu chuyện Ở Nga,thời Liên Xô củ,một bà lảo ở mien cực Bắc
    Nga ,một mình ra nghĩa trang đào Mồ tên Bí-thư Huyện ủy. Bà bị bắt đưa ra Tòa và Bà đã
    dỏng dạt nói trước Tòa “câu nói trên’. Câu chuyện trên dược in thành sách và mải đến thời Kut-Xếp mới đươc xuất bản . Nhà nước CSVN, sở dĩ Tội ác tồn tại từ thời nầy đến thời khác là vì Tộ ác được che-lấp –Xử lý nội bộ !! Cụ thể trường hợp HCM giết người tình !!

    @ Muợn tạm “đầu heo” cuả bác nguyenhạ- náu cháo cúng TƯỚNG NGỌ & đãi khách mời _ ACE CCCĐ10 _ Dâm Loạn Vem_ hạ bộ cuả HQL 900 !!! khec khec khec

  7. Thanh Pham says:

    Ngủ Mắt Nhắm Mắt Mở

    Khi hạ cánh an toàn
    Chúng nó ôm khối của
    Nhưng chúng ngủ không yên
    Nên mắt nhắm mắt mở!

    Chúng lo sẽ bị cướp
    Chúng lo bị ăn trộm
    Chúng sợ bị phanh phui
    Ngay cả sợ vợ cỏm!

    Đến lúc chúng theo bác
    Chúng cũng không nhắm mắt
    Chúng đi hai tay không
    Không đem được một cắc!

    Ngoài ra luật nhân quả
    Sờ sờ trong xã hội
    Và hằng triệu dân oan
    Nguyền rủa bao tội lỗi!

    Chỉ một điều duy nhứt
    Chúng yên tâm hơn người
    Chúng không thấy ray rứt
    Vì không có lương tâm!

    T.Phạm

  8. DâM TiêN says:

    Thưa tác giả Trần Hồng TâM :

    Chính vì là cờ Xanh Đỏ đã dựng trên nóc Dinh Độc Lập, trong khi

    ông DV Minh đọc ” Lời đầu hàng” với các chú …nón cối Bắc Kỳ,

    nên câu chuyện Việt Nam còn dang dở. ( Cảm ơn từ bài viết ).

  9. Phan BA says:

    Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.

    Tàn ác, tàn bạo hơn cả thú vật!!! nhưng ông này chưa chắc đã chết nhẹ nhàng như người ta tung tin.. có thể đảng dàn xếp, đưa con quái vật này đi trốn ở đâu đó.

  10. vb says:

    A ha!
    Ở trong chăn mới biết rận… béo gầy!
    Bao nhiêu năm chúng nói xưng xưng là Quân Đội Cộng Hoà giam tù Phú Quốc, lấy đinh đóng vào sỏ tù binh. Bằng cớ những bộ xương còn dấu tích!
    (Đèo mẹ, người ta cần gì phải “công phu” thế? Một cái ‘kẹo đồng” là xong!)
    Hoá ra chúng thanh toán nhau bởi nghi ngờ “đồng chí Ăngten”. Chi bộ họp xong lên án tử. Đêm khuya êm đềm chợt một tiếng ú ớ vang lên. Đứa bóp cổ, đưá đè chân, tay, đứa ghì cái sỏ thế là con đinh được nện vào sọ, vào tai. Mọi sự êm đềm…trở lại!

    Thường thì ngày mai giời vẫn thế, nhưng đôi khi cũng…trở trời, có “em” kinh sợ tình đồng chí, đồng đảng, không cần khảo cũng xưng và xin được …CHIÊU HỒI. Thế là những kẻ giết người ra tòa án Quân Sự (Vùng IV) đền tôi.
    Chiến thắng, chúng xoá mọi dấu tích tại toà, “vẽ ” lại tôi ác và “trao” cho Mỹ-Nguỵ…”trách nhiệm”!
    Nếu mai kia chế độ giết người lăn kềnh ra tử, những cựu Tù Binh hết yêu cả Bác lẫn Đảng, sẽ là những chứng nhân trước toà Quốc Tế để lột mặt bọn KẺ THÙ CUẢ NHÂN LOẠI!
    HaHa!

Leave a Reply to Builan