Chị tôi
Viết tặng chi Bùi Thị Minh Hằng
Tôi là con út trong gia đình có 7 anh chị em, bốn chị gái và hai anh trai. Tôi thường bông phèng rằng tôi là … con lớn nhất tính từ dưới lên. Giới thiệu đôi chút về gia cảnh không gì ngoài mục đích… quảng cáo nhà đông anh chị em, nhất là các chị gái. Thế mà tôi vẫn muốn có thêm những người chị khác nữa. Bùi Thị Minh Hằng từng tâm sự rằng chị luôn coi tôi như một tấm gương. Cả cái cách giăng biểu ngữ, băng rôn trong nhà khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là cách chị… học tôi, theo như lời chị nói. Viết những chi tiết này ra tôi thấy mình hổ thẹn. Nhưng thật sự rất may mắn khi được chị coi như một đứa em gái và “chị thương Thanh Nghiên từ lúc Nghiên còn ở trong tù, chỉ mong em ra để chị em được gặp mặt”. Ngày đầu quen biết, chúng tôi đã thương mến và coi nhau là chị em.
Khi tôi trải qua gần hai năm trong nhà tù thì chị gái thứ hai của tôi (sống trong Sài Gòn) mới biết chuyện. Quả thật, tôi cũng lấy làm ngạc nhiên tại sao chị lại bị… lừa dễ dàng như thế. Lần nào chị gọi điện về mẹ tôi cũng bất đắc dĩ bịa ra vô số lý do để nói dối. Nào là em nó vừa chạy sang hàng xóm, đi chơi, đang dở tay, đi có việc, đang mệt, điện thoại di động tốn tiền nên nó không dùng… Chỉ tại chị yếu đuối quá nên không ai muốn chị bị sốc.
Hồi chị chưa lấy chồng, chị chăm tôi như chăm con. Một cơn đau đầu của tôi cũng khiến chị hoảng sợ, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Năm 2001, tôi bị viêm thanh quản nặng đến mức suốt mấy ngày không nói được, tưởng câm. Chị khóc sưng mắt, than thân trách phận, tự rủa xả bản thân với hy vọng (ngốc nghếch) rằng làm như thế, Trời Phật sẽ cho tôi được bình an sau khi đã…trừng phạt chị.
Chị gái lớn của tôi bằng tuổi chị Hằng. Chị đã có cháu ngoại hơn bốn tuổi. Người ta nói, phụ nữ tuổi Giáp Thìn là người bộc trực, nóng nảy, mạnh mẽ và rất có tài. Chị cả tôi không phải người có tài, nhưng là người bộc trực. Thời gian tôi bị tạm giam, một nửa trong tổng số hơn hai chục thành viên gia đình tôi liên tục bị công an mời, triệu tập để thẩm vấn. Từ mẹ tôi ngoài bẩy mươi tuổi đến các chị gái, anh trai, anh rể, chị dâu, các cháu còn đi học phổ thông cũng bị công an đón đường đưa đi thẩm vấn. Phiền nhất là chị cả, sau mỗi cú điện thoại của công an lại phải lặn lội bỏ công việc từ Hà Nội về Hải Phòng để “thực hiện nghĩa vụ công dân bất đắc dĩ”. Trong một buổi thẩm vấn, một nữ công an thuộc phòng an ninh chính trị Hải Phòng hỏi chị:
- Thế theo chị, Hoàng Sa, Trường Sa là của ai?
Chị thản nhiên trả lời:
- Của Liên Xô.
Công an kia bất ngờ (và bực tức) hoạnh:
- Sao chị lại nói như thế?
- Thế tôi phải nói thế nào? Nếu nói là của Trung Quốc thì không đúng và lương tâm tôi không cho phép. Còn nếu nói là của Việt Nam thì tôi sợ đi tù. Em tôi nó nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam thì bị các người bắt. Giờ tôi cũng nói thế lỡ bị đi tù, mẹ tôi làm sao sống nổi.
Nhưng chị cả tôi không có được cái khí phách ngang tàng như chị Bùi Thị Minh Hằng. Trong suy nghĩ của tôi, chị Hằng là người phụ nữ thông minh, quả cảm, khí khái, mạnh mẽ, quyết liệt và luôn đề cao đức hy sinh. Tất cả những điều đó chắc chắn là những tố chất hết sức đáng quý với một người bảo vệ nhân quyền, chống chế độ độc tài. Tôi yêu mến chị, dù biết giống như tôi và vô số những người đấu tranh khác, chị không hoàn hảo. Có lẽ, chính cái không hoàn hảo ấy khiến tôi và chị trở nên gần gũi và dễ đồng cảm hơn. Hôm nay, đã gần nửa tháng chị và hai người bạn khác là anh Nguyễn Văn Minh, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị bắt trong một vụ dàn cảnh mà hẳn nhiên tác giả kịch bản là những đỉnh cao trí tuệ của đảng. Để rồi chắc chắn chị và hai người bạn sẽ “được” đem ra xét xử và tuyên án trong một phiên tòa man rợ.
Sự góp sức của chị trong cuộc vận động Dân chủ, Nhân quyền không hề nhỏ. Tất cả những việc chị làm đều khiến tôi ngạc nhiên. Nó quá nhiều. Dường như chị có một nội lực rất dồi dào để làm việc không mệt mỏi.Người ta thấy chị ở khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh. Từ các cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược Trung Quốc đến những phiên tòa bất công xử người yêu nước. Từ các phong trào khiếu kiện đòi công lý của những dân oan mất đất, mất nhà đến những lần đi phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Chưa kể số lượng những bài viết, những bài tường trình, các hình ảnh được chị ghi lại đều đặn sau mỗi sự kiện. Bùi Thi Minh Hằng thật sự là ký giả đường phố, ký giả nhân dân. Không thể liệt kê hết những nơi chị đã đi qua, những việc làm chị đã đóng góp (công khai hay âm thầm). Sôi nổi là thế, mãnh liệt là thế nhưng Minh Hằng vẫn luôn phải đối mặt với nỗi cô đơn thường trực. Hình như, bất cứ ai chọn lựa con đường đấu tranh vì cộng đồng cũng phải trải nghiệm những khoảnh khắc như thế. Ta sẽ cô đơn giữa vô số những con người. “Nhiều khi bị tấn công tứ phía, cảm thấy mình lạc lõng em à”. Một lần, tôi nhận được tin nhắn của chị.
Có nhiều điều lắm để viết về chị. Nhưng có lẽ tôi nên kìm nén cảm xúc. Tôi nhớ về chị với những chuyện đời thường khác. Lần gặp đầu tiên, hồi tôi mới ra tù tiện dịp đi Hà Nội khám bệnh. Mấy anh chị em chúng tôi có hẹn ăn trưa cùng nhau: Các anh Ngô Nhật Đăng, Xuân Diện, Anh Chí, Hiếu Gió, Lã Việt Dũng chị Hằng và một chị bạn. Vừa nhìn thấy tôi, chị lao tới ôm thật chặt bằng một cánh tay (tay kia bị gãy đang bó bột). Sợ chị đau, tôi không dám nhúc nhích, nhưng cảm giác sắp nghẹt thở vì chị ghì tôi rất chặt và như không muốn buông ra. Chị khóc to, tựa như một đứa trẻ, bất chấp xung quanh là những người lạ và cả những tên mật vụ đứng nhìn. Chị nói đủ thứ chuyện, về thời gian nửa năm bị giam giữ trong nhà tù trá hình mang tên Cơ sở Giáo dục Thanh Hà. Suốt cuộc gặp, chị nắm chặt tay tôi, thi thoảng lại đưa lên môi hôn. Tôi chưa bao giờ thấy mình đựợc nâng niu và trân quý như thế.
Lần khác, tôi bệnh phải đi truyền nước. Đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại reo. Vừa kịp “alô!” đã nghe chị mắng một hồi. Chị xót tôi!
Đầu tháng 1.2014 chị và Bạch Hồng Quyền tới Hải Phòng thăm tôi. Chị bước vào nhà, thản nhiên như một người con vừa đi xa về. Chi gọi mẹ tôi bằng mẹ. Đó là lần gặp cuối cùng không hẹn ngày hội ngộ. Từ hôm chị bị bắt, ngày nào mẹ tôi cũng hỏi: “chúng nó thả chị Hằng ra chưa hả con?”. Mẹ tôi buồn!
Lần thứ hai chị bị bắt. Lần này, có thể sẽ rất dài. Tôi sẽ chờ để được sà vào lòng chị, hôn đôi bàn tay của chị. Trong lúc này, tôi vẫn cảm nhận được hơi ấm từ trái tim nhiệt huyết của chị cùng lời tuyên bố đầy ngạo nghễ: “CHÚNG TÔI NGÃ XUỐNG ĐỂ ĐẤT NƯỚC NÀY ĐƯỢC ĐỨNG LÊN”. Đúng, đất nước này sẽ đứng lên nhờ những sự hy sinh nhỏ bé của chị và của tất cả những người Việt Nam còn nặng lòng yêu nước.
Chị sẽ không ngã chị ơi! Cho dù phía trước đầy nguy khốn.
© Phạm Thanh Nghiên
© Đàn Chim Việt
Còn những phụ nữ con cháu Bà Trưng, Bà Triệu như Bùi Hằng, Thanh Nghiên, Minh Hạnh, Công Nhân, Thục Vy vv… thì sự nghiệp bán nước của đảng và nhà nước ta coi bộ khó hoàn thành trong năm 2020 theo tinh thần hiệp ước Thành Đô …
Vì thế phải :
Bắt, bắt nữa công an không phút nghỉ,
Nhốt đầy tù cho mật ước mau xong,
Thêm một sao vào Ngũ Tinh hồng
Thờ Mao chủ tịch và Bác Hồ vĩ đại !
Hởi những người con gái kiên cường dũng cảm, tôi vô cùng kính phục các bạn,lịch sữ việt nam ghi khắc công ơn và sự hy sinh của các bạn.
NÓI SAO CHẢ ĐÚNG
Con người cái lưỡi không xương
Nói sao cũng được mọi đường đều hay
Đầu tiên Cách mạng tháng Mười
Hoan hô dậy đất bây giờ còn đâu !
Bác Mao cờ ảnh rợp trời
Hoàng Sa nay mất có đòi được không
Lai quần đánh tới hào hùng
Hóa nay “đế quốc” vẫn toàn như xưa !
Cuộc đời dầu dãi nắng mưa
Bao năm bé ngủ nằm mơ Bác Hồ
Nói ra thành tội hồ đồ
Nhưng mà chẳng nói tội bầy trẻ thơ !
Bao nhiêu tháng đời năm chờ
Đánh xong thằng Mỹ mười lần xây nên
Mà sao giờ cứ tênh hênh
Cầm đèn sau đít ối mèn đéc ơi !
Ngôn từ quả thật rầm trời
Mười voi bát xáo lỗi này do đâu
Lỗi do giả dối dài dài
Tâm không chân chính thì đời ra chi !
Mãi lo ăn xổi ở thì
Hoài cho tư lợi nghĩ gì nước non
Sắm vai đóng kịch lon chon
Trước sau đều vậy dễ còn thực sao !
Trăm năm qua thảy cái ào
Bây giờ nhìn lại ối dào là vui
Phận mình lệt bệt theo người
Tựa hồ con ếch tự phồng sướng thay !
MÂY NGÀN
(01/12/15)
Thưa,
Thế là người con gái mảnh khảnh can trường ngày nào tên là Phạm Thanh Nghiên nay lập gia đình. Xin chúc mừng mối tình này giữa Nghiên và Tú bằng tất cả những hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho cả hai người cũng như cho nước nhà.
Khổ đau tù tội của quá khứ làm hai mãnh đời của Nghiên và Tú xích gần lại nhau hơn và xin chúc “Tiếng Vọng Ngàn Thuơng” cho quê huơng sẽ làm hai người thuơng nhau mãi mãi.
Sẽ có sóng gió trước mắt nhưng chắc chắn, “the only thing we have to fear is fear itself!”
Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!
Ki’nh
NTrD
Thế là thế là
Chị ơi Chị đã ở tù
Ô hay trời đâu có ác
để người bị án oan
Đấy là Cộng đảng gian manh
Vu cho tội bậy giết người không dao
Này chị xinh trời cho tình yêu
quê hương dân tộc bốn mùa trăn trở
Tình riêng gác lại
tình dân tình nước
thật là đa đoan
Rất mong các quan bác đi tiếp bài này dựa theo bài thơ của Đoàn Thị Tảo được Trọng Đài phổ nhạc thành bài hát CHỊ TÔI rất hay, cách nay dễ 15-20 năm rồi qua tiếng hát của Mỹ Linh.
Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo .
Ô hay trời không nín gió cho ngày chị sinh .
Ngày chị sinh trời cho làm thơ .
Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở .
Cho làm câu hát để người lý lơi .
Ngày chị sinh trời cho làm thơ vấn vương với sợi tơ trời .
Tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan
Khải bẫm quan Đốc,
Biết quan Đốc động lòng trắc ẩn của cỏi Hồng Bàng nên nổi thi hứng…
Nay ngài lại lệnh cho muôn dân phải họa thi theo ngài, lấy bài Chị Tôi làm tâm khởi ,
Xưa nay vẫn vậy , Ý của quan trên bao giờ cũng gây khó cho dân
Bởi sợ đắc tội nên mộc mạc vài câu cho đúng lệnh, thiển ý kính xin quan Đốc gọi Tư Mã Đại Phu Ý Yên vào “hầu” thì thơ sẽ hay hơn
Kính bái
Chị Tôi
Sương rơi hoa hứng lung linh
Có sao gió thổi đẩy tình sương đi?
Chị tôi có tội tình gì?
Tấm lòng yêu nước phải đi ở tù.
Ai đem chủ nghĩa ác ngu ,
Giết dân hại nước mịt mù khổ đau
Chị tôi mắt lệ tuôn trào
Con tim thổn thức vẫy chào Tự Do
Chị đi nhà vắng em lo
Mẹ vừa quá vãng …con đò tử sinh…
Chi ơi trăm nẽo tơ tình
Nổi sầu em gậm, oán tình chị mang.
Chi tôi son phấn hiên ngang,
Áo dài nón lá hô vang Nhân Quyền
Mĩm cười rạng rở có duyên
Chị tôi lộng lẫy người hiền nước Nam
Dân mình cơ cực lụng làm
Bạo quyền Cộng sản nhũng tham sang giàu
Chị ơi không trước thì sau,
Cái quân bán nước làm sao còn hoài!
Chị tôi chịu kiếp tù đày
Để cho non nước có ngày đổi thay
Chị ơi khốn khó hôm nay
Mình người phụ nữ , đọa đày vốn quen!
Bây giờ đất nước mình hèn
Mác lê chủ nghĩa bôi đen sử nhà
Chị tôi tranh đấu xông pha
Sông Thuơng vẫn chảy, sông Đà vẫn reo
Chị đi em ở lại nhà
Con đường tranh đấu xông pha tới cùng
Chị ơi một mối tình chung
Non non nước nước mình cùng đấu tranh
Chi tôi dáng đứng như tranh
Áo dài nón lá mắt xanh môi cười
Nhân Quyền_ Công Lý sáng ngời
Thiên thần dáng chị, một đời hy sinh.
Chị ơi,
Ý Yên Yên Ý tơ tình
Đội sầu đạp khổ chúng mình có nhau .
Thưa Đại Huynh , Huynh họa thơ theo kiểu 6-8 thì “easy” quá…
Chị Tôi ( II)
Quạnh quẽ quanh đây vách trống không
Lạt lẽo làm sao giọt nắng hồng
Bàn son gương lượt , ôi bụi bám
Hương người còn đó…, dáng thì …không!
Ngơ ngẫn vào ra nặng cõi lòng
Trời ơi , yêu nước bị tù gông?
Sử thiêng cuối mặt nhìn…ức nghẹn,
Chị tôi thầm lặng…hứng … bất công!
Đêm khuya thao thức lệ tuôn dòng
Non nước vì sao mãi long đong?
Dế kiêu rĩ rã buồn da diết
Đá khô , sương đẫm cũng động lòng !
Dân mình khổ quá có phải không
Bao giờ được nói ý trong lòng
Chị tôi lao lý vì dám chống,
Bạo quyền tham nhũng , chủ nghĩa ngông !
Hình chị treo tường , dáng má hồng
Áo dài nón lá , mắt sáng trong
Nụ cười sống lại lòng dân ý
Vốn đã bấy lâu bị khóa còng !
Lao lý âm u , chị biết không
Mẹ vừa …quá vãng , đau đớn lòng!
Chị ơi lòng chị… lòng em đó…
Cách biệt xa xôi vẫn một dòng!
Trời vội hừng sáng rọi lóa sông
Én bay rón rén đậu bên song
Ngó ai trăn trở thâu đêm thức
Tuy thiếp vài giây..lệ chảy ròng !
Sóng đời đau khô mãi nhấp nhô
Bạo quyền hung hãn lắm xô bồ
Chị ơi em gởi thăm tù chị …
Khăn ướt lệ lòng… mãi …chẵng khô !
Cho dù gầy yếu phận má hồng
Chị ơi mình ráng cứu non sông
Oan trái ngục tù bao nhục khổ
Chị từng , em đã , riết cũng xong!
Hình chị treo tường , dáng má hồng
Áo dài nón lá , mắt sáng trong
Chị cười đẹp quá tình sông núi
Cách biệt , trời ơi sóng dậy lòng !
( lấy bài này cho khác món 6-8 được không?)
Xin tiếp ý cùng quan Đốc và bác Dân
Chị tôi tên gọi Bùi Hằng
Vì yêu dân nước, ghét thằng việt gian
Gian truân chị cũng chẳng màng
Ngược xuôi Nam-Bắc tiếp ngàn dân oan
Ở đâu xuất hiện ác gian
Chị Hằng cũng đến can ngăn quân thù
Lãnh đạo cộng đảng quá ngu
Dân Việt chúng hại, (chúng) nâng cu thằng Tầu!
Chị Bùi Thị Minh Hằng : “ Chúng tôi ngã xuống để đất nước này được đứng lên ” .
Nhà đại cách mạng dân tộc Nguyễn Thái Học : ” Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa! Nhiều nữa ! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công!”
Nói với cô Nguyễn Thanh Phượng
Bao Anh Thư nước Việt
Nổi trôi theo vận nước
Chỉ một mình cô ta
Nhờ có cha bán nước!
Cô du học Thụy Sĩ
Anh cô du học Mỹ
Em cô qua Luân Đôn!
Cô thử nhìn chung quanh
Hằng trăm ngàn gái Việt
Đang lang thang xứ người
Để bị đời khinh miệt!
Họ đang làm gì cô?
Bán mình cho Ba Dũng
Cung phụng anh em cô
Sống cuộc đời xa hoa!
Cùng độ tuổi với cô
Từ Đỗ Thị Minh Hạnh
Nguyễn Hoàng Vi
Phạm Thanh Nghiên
Huỳnh Thục Vy
Ngay như Bùi Thị Minh Hằng
Họ đang làm gì cô?
Trong ngục tối tù đày
Hay đang bị hành hạ
Bởi cái đám lâu la
Do ba cô sai khiến!
Ngôn ngữ nào nói hết
Tội lỗi ba cô làm
Bao dân oan lê lết
Cũng vì ba của cô!
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/