WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách giáo dục VN hiện nay

Ảnh thày trò đánh nhau (cắt từ video clip)

Ảnh thày trò đánh nhau (cắt từ video clip)

Khi nói đến giáo dục, phải nói đến cả hai yếu tố tương tác quan trọng: Kiến thức và đạo đức. Có kiến thức mà thiếu đạo đức, nhà trường sẽ biến thành “chợ chữ”. Khi nhà trường thành nơi mua văn bán chữ thì quan hệ thầy trò sẽ trở thành quan hệ con buôn và khách hàng. Trong một hoàn cảnh như thế thì chữ nghĩa và kiến thức sẽ trở thành mặt hàng trao đổi và đạo đức học đường sẽ vắng bóng.

Là một người đã trực tiếp làm công việc giảng dạy tại các trường trung học ở Việt Nam trước và sau năm 1975; cũng như giảng dạy tại các đại học Mỹ, tôi có cơ hội tiếp cận nhà trường, học sinh và sinh viên trong cả ba môi trường giáo dục có nội dung lẫn hình thức khác nhau. Thật không đơn giản và dễ dàng để nói đến sự thăng tiến hay suy đồi của một nền giáo dục thông qua cảm tính và hiện tượng. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy những hình ảnh trở thành quá phổ biến của thanh niên trong độ tuổi lao động la cà ở quán nhậu, tiệm cà-phê trong giờ làm việc hay tuổi đi học lêu lổng ngoài đường trong giờ học tập ở trường hoặc quan hệ thô bạo, phi giáo dục của thầy trò trong lớp… để làm “chỉ dấu” hé mở bước đầu cho sự quan sát, tìm hiểu, phân tích về một quá trình xã hội và giáo dục đang trên đà tiếp diễn.

Theo các nhà giáo dục có tên tuổi trong nuớc thì nền giáo dục Việt Nam trong gần 40 năm qua có khuynh hướng đi theo một vòng tròn xoáy trôn ốc mà đỉnh nằm ngược chiều xuống dưới. Tình trạng tham nhũng, hối lộ, tôn sùng giá trị vật chất của xã hội đã làm nhiễm độc môi trường giáo dục: Lương y không còn là từ mẫu, quan chức không còn phát huy vai trò biểu tượng là cha mẹ dân và thiên chức nhà giáo bị xô giạt vào nếp sinh hoạt thực dụng, bon chen cộng với sự áp đặt tư tưởng chính trị một chiều là nguyên nhân trực tiếp cho khuynh hướng thoái trào của chương trình giáo dục Việt Nam trong gần bốn thập niên qua. Sự đổ vỡ về mục đích đào tạo nhân tài và uốn nắn thế hệ trẻ thành người tốt cho tương lai đất nước đang trên đà thoái hóa. Sinh hoạt học đường và quan hệ thầy trò; mối liên lạc giữa trường học gia đình và xã hội xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.

Sáng hôm nay, 19-2-2014, tôi vừa được xem một màn “hỗn chiến” giữa thầy và trò tại một trường trung học ở Bình Định trên mạng lưới Youtube. Thầy là một giáo viên trẻ và học trò là học sinh lớp 11A2. Trong đoạn phim ngắn, có lẽ thu bằng I-phone ngay trong lớp, lý do không rõ nhưng người thầy giáo đã đánh một học sinh nam ngay trên bục giảng, trước mặt lớp học gồm cả nam nữ học sinh. Cách đánh của người thầy giáo quá tàn nhẫn và thô bạo bằng những cú tát dồn dập, đấm thẳng vào mặt học trò với tiếng bốp chát thu trong máy nghe rõ mồn một, làm vênh cả đầu và mặt người học trò. Nạn nhân và bạn trong lớp phản ứng, dồn thầy giáo vào góc tường với hai tay đưa ra trong thế chống đỡ. Tuy đoạn phim ngắn không đủ nêu lên toàn cảnh diễn tiến nhưng cách trừng phạt của thầy giáo đối với học trò bằng hành động vũ lực như thế là hoàn toàn phi giáo dục và cách phản ứng đánh lại thầy giáo là hành động thiếu luân lý. Nói tóm lại là cả thầy lẫn trò trong trường hợp nêu dẫn đều hành động sai trái và biến lớp học thành đất hè phố của giới đầu khấu, lâu la.

Quan hệ thầy trò đã bị chao đảo vì áp lực của quyền thế, kinh tế, xã hội và đây không phải là trường hợp cá biệt loạn động lần đầu xảy ra trong nhà trường Việt Nam.

Theo truyền thống giáo dục mọi thời và mọi nơi, thầy giáo là người truyền đạt và học trò là kẻ tiếp thu kiến thức. Dẫu cho ở thời nào, khung cảnh xã hội nào và bối cảnh nhân văn nào thì quan hệ thầy trò là một quan hệ giáo dưỡng. Người xưa coi thầy trọng hơn cha. Ngày nay tuy có khác nhưng không thể nào đặt quan hệ thầy trò theo mô thức “cá đối bằng đầu” được. Thầy cần có ân và có uy. Trò cần có kính và có lễ. Dẫu cho trong khung cảnh cổ xưa, cụ đồ nho có phạt học trò cũng dùng cái ân của kẻ bề trên và cái uy của bậc cha mẹ mà ra roi hay xuống lệnh chứ không thể nào sử dụng kiểu đánh đập tùy tiện, nói lời dung tục và phản ứng “mày bằng ao, tao bằng giếng” của phường vô học, bất tri lý, đá cá lăn dưa như thế được.

Nếu quan tâm theo dõi tình hình sinh hoạt cụ thể trong nhà trường Việt Nam các cấp trong ba bốn thập niên qua sẽ thấy được phần nào sự chuyển động của một tiến trình giáo dục theo hướng thoái trào.

Việt Nam đã thông báo về sự bắt đầu chuyển động của một cuộc “Cách tân giáo dục để đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới.” Dẫu cho có muộn còn hơn không nhưng sự thành bại còn tùy thuộc vào việc làm cụ thể của giới cầm quyền có trách nhiệm. Những hình thức diễn văn và khẩu hiệu để trang hoàng không thật với chính mình, dối trá nhau và lừa mỵ quần chúng cần phải phân định rõ ràng với thực tâm, thực chất và nhu cầu đổi mới.

Sau đây là một vài ý kiến mà tôi đã viết trên báo Xuân Lao Động năm 2014.

Trong đợt nghiên cứu và thăm dò của PEW, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ tại Washington DC, trong mùa Xuân 2013 về tình hình cải cách giáo dục toàn cầu trong thời đại mới thì đã có 127 trên tổng số 195 quốc gia tiến hành cải cách giáo dục trong thập niên đầu thế kỷ 21. Động cơ và lý do của nhu cầu cải cách và canh tân giáo dục rất đơn giản và hiển nhiên: Thời đại mới có những nhu cầu và thách thức mới. Trong lúc giáo dục là phương tiện cốt lõi để đào tạo con người trong thế hệ mới nên phải chuyển mình theo hướng tiến phù hợp với tình hình mới là điều kiện tất yếu.

Ba mươi tám năm (1975-2013), thời gian trung bình của một thế hệ, vấn đề cải cách giáo dục Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chuyển động. Nhận định và viễn kiến có thể khác nhau, nhưng nỗi ưu tư và lòng mong muốn thì thật tương đồng:

Mối ưu tư chung là chương trình giáo dục và đào tạo Việt Nam chưa phát huy tác dụng cụ thể và thiết thực. Nền giáo dục Việt Nam, cả hình thức lẫn nội dung, quá nặng về tính chất “biểu kiến”, nghĩa là dày bề mặt mà mỏng chiều sâu nên không đáp ứng nhạy bén được nhu cầu phát triển và ứng dụng tri thức vào những vấn đề quốc kế dân sinh của toàn đất nước trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay. Những nguyên lý giáo dục đề ra để đối trị cấp thời với hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng sản xuất tập thể, kinh tế bao cấp trong quá khứ – vô hình chung – vẫn còn năng lực quán tính tạo ra sức cản nặng nề. Do đó, chức năng sáng tạo và chủ động là xương sống của tinh thần giáo dục lành mạnh không có điều kiện phát huy. Hệ quả khó tránh khỏi là hiện tượng học từ chương, suy tôn bằng cấp, trí thức theo đuôi và tốt nghiệp thiếu khả năng ứng dụng nên không được sử dụng đúng mức.

Mong muốn chung là cần có một cuộc cách tân giáo dục nghiêm cẩn và toàn diện.

Duyệt xét và cải cách chương trình giáo dục cũ. Áp dụng một chương trình giáo dục mới phù hợp với nhu cầu văn hóa, xã hội và giáo dục hiện đại. Tái huấn luyện và đào tạo lực lượng giảng dạy. Cần xây dựng và phát huy một không gian nghiệp vụ lành mạnh với sự giảm thiểu hay tách rời ảnh hưởng và sức ép chính trị trực tiếp trên giáo dục.

Thiết lập quan hệ với các đại học nước ngoài. Mời giáo sư và chuyên viên ưu tú giảng dạy và tăng cường chương trình trao đổi sinh viên quốc tế.

Giới hạn và chỉ đạo chặt chẽ hay hủy bỏ các chương trình học chuyên tu, tại chức. Thành lập những hội đồng giám khảo các ngành chuyên môn ở tầm mức quốc gia để duyệt xét các tiểu luận tốt nghiệp thạc sĩ và luận án tiến sĩ để tránh tình trạng tiêu cực lạm phát bằng cấp và hạ thấp giá trị học vị.

Cách tân giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục, có can đảm loại bỏ và sửa đổi tất cả những gì còn vướng mắc để giải quyết nhằm khắc phục những ưu tư và canh tân để đề ra những phương thức đúng đắn nhằm đạt những mong muốn rất cơ bản như đã trình bày ở phần trên. Khuynh hướng cách tân giáo dục Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết của đất nước trước những thách thức thời đại và yêu cầu chính đáng mang tính quyết định cho tương lai dân tộc. Vấn đề quá hiển nhiên và đã chín muồi nên im lặng là buông xuôi và đầu hàng, phó mặc cho thói quen và định kiến đóng vai trò quyết định. Đại chúng ao ước từ lâu đã đành, nhưng giới lãnh đạo cũng bắt đầu lên tiếng. Ngày 31-7-2013, tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục tại Hà Nội, bà Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng rằng “khâu quản lý thi cử và quản lý chất lượng người thầy đã bị buông lỏng cần được chấn chỉnh”. Ngày 19-9-2013, thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển đã thông báo việc hoàn thành sửa dổi dự thảo Đế án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Điểm then chốt cần nghi nhận ở dây là lá bùa “Định hướng Xã hội chủ nghĩa.” Đó là một cụm từ tối tăm, mơ hồ, sáo mòn mang tính bùa chú nặng nề kinh điển hơn là thực dụng. Nếu càng đi sâu vào sự phân tích chi li, càng nhận ra ảo tưởng xa vời của nó. “Định hướng” mà không có chỗ dựa và cũng chẳng có một nội hàm tri thức nào có giá trị thực tiễn làm căn bản cho bước tiến giáo dục trong thời đại mới là một sự lệch hướng hay mất phương hướng mà thôi.

Bản chất của giáo dục nói chung là một hệ thống phương tiện đào tạo và huấn luyện thế hệ trẻ thành những người công dân có năng lực phục vụ, sinh tồn, phát huy và lãnh đạo xã hội trong một môi trường văn hóa, chính trị và kinh tế cụ thể nào đó. Bởi thế, mỗi hình thái chính trị xã hội có một nguyên lý giáo dục riêng.

Dạy học ở nhà trường Mỹ, tôi không hề nghe ai hô hào cải cách, nhưng chương trình, nội dung và phương tiện giáo dục thay đổi nhanh chóng từng năm học; thậm chí, thay đổi từng học kỳ, học khóa. Nếu có một sự xuống cấp, một hiện tượng thoái trào trong nội dung giáo dục ở cấp thành phố, hay tiểu bang xảy tới là tức thời được đưa ra công luận mổ xẻ và sửa sai ngay. Có lẽ nhờ vậy mà dòng lịch sử trẻ trung của Mỹ đã đưa chất lượng giáo dục lên hàng ưu thế với 2683 trường đại học năm 2013. Cụ thể là trong số 20 trường đại học được xếp loại hàng đầu thế giới, Mỹ chiếm 17 trường, Anh chiếm 2 trường (Oxford và Cambridge), Thụy Sĩ chiếm 1 trường (Zurich).

Khi còn đứng trên bục giảng ở trong nước, nhất là sau năm 1975 khi cả thầy trò đều phải lao đao với miếng cơm manh áo, hễ nghe nói đến trí thức nước ngoài, từ Mỹ, từ Pháp, Liên Xô, Nhật Bản, Đại Hàn… về nước, mình vẫn có cái mặc cảm tự ti thua kém.

Nhưng đến khi có cơ hội chen vai thích cánh bình đẳng với cộng đồng thế giới, cả khi ngồi trong lớp học và lúc đứng trên bục giảng, đã bao lần tôi xúc động với lòng tự hào dân tộc là dân Việt mình không hề thua kém trí thông minh, óc nhạy bén và nghệ thuật sống còn khéo léo, phản ứng quyền biến linh động trong mọi hoàn cảnh so với các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong một số lớp học tôi phụ trách có sinh viên Việt Nam mới qua Mỹ du học đều có một khuyết điểm rất lớn là tính thụ động. Các em học hành rất siêng năng, chăm chỉ, làm bài tập ở nhà cũng như ở lớp nghiêm túc nhưng rất hiếm khi có em nào tham gia vào các sinh hoạt kể cả nội khóa và ngoại khóa. Nội khóa thì âm thầm ôm sách học gạo đạt điểm cao chứ không tham gia sinh hoạt của lớp. Ngoại khóa thì các em không có khả năng chơi thể thao, âm nhạc, sinh hoạt dã ngoại. Lúc đầu tôi cứ nghĩ sinh viện Việt Nam thụ động là do trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng sau khi trao đổi, chia sẻ và phân tích với các em, tôi mới thấy rõ đó là do hậu quả của một chương trình giáo dục còn nhiều khiếm khuyết từ trong nước. Trong đó, sự áp đặt và khống chế của những nguyên tắc chính trị lỗi thời, ảo tưởng đã kéo lùi bước tiến của tri thức, giáo dục.

Năm 2011, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam cho biết là có hơn 100.000 sinh viên Việt Nam từ trong nước đi du học tại 49 nước trên thế giới. Tại Mỹ có 14.888 sinh viên Việt và 90 phần trăm trong số đó là du học tự túc. Con số nầy đang trên đà tăng nhanh. Xin đừng biến đây thành một cuộc “tỵ nạn giáo dục” ồ ạt của thế hệ con em thuộc gia đình quan chức, đại gia tham nhũng, gian thương sống phè phỡn… trên đầu trên cổ người dân lương thiện đang còn chịu khó khăn thiếu thốn trăm bề.

Hơn ba mươi năm qua đến hiện tại, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam luôn luôn định vị hướng đi của nền giáo dục nước nhà phải gắn liền với “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Với con số 90 phần trăm du học tự túc trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, có vẻ như đây là chỉ dấu của một hiện tượng phát triển nghịch lý và ngược chiều giữa “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” và thực tế xã hội (?!).

Thế hệ Chiến tranh Việt Nam của giới đàn anh đang lụi tàn. Thế hệ đàn em hậu chiến đang vươn lên thay thế từng bước trách nhiệm xây dựng và vai trò lãnh đạo đất nước. Nhưng vấn đề cách tân giáo dục cũng chỉ mới ở mức độ một câu hỏi đặt vấn đề hơn là một câu trả lời có nội dung ứng dụng được. Đã đến lúc cần chấm dứt tình trạng nhìn thực tế qua ảo tưởng rồi đem ảo tưởng làm thực tế. Sử dụng mà không tiếm dụng, ứng dụng mà không vô dụng, thực dụng mà không lạm dụng là nguyên tắc dùng người và dùng phương tiện trong giáo dục ngày nay.

Sacramento, mùa Xuân năm 2014

© Trần Kiêm Đoàn

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách giáo dục VN hiện nay”

  1. Van Nguyen says:

    HỘI CHỨNG PARVENU TRẦN KIÊM ĐOÀN

    Trước hết xin trich :” ở trong nước, nhất là sau năm 1975 khi cả thầy trò đều phải lao đao với miếng cơm manh áo, hễ nghe nói đến trí thức nước ngoài, từ Mỹ, từ Pháp, Liên Xô, Nhật Bản, Đại Hàn… về nước, mình vẫn có cái mặc cảm tự ti thua kém.”..hết trích

    Giáo Dục miền Nam có “mặc cảm thua kém không?

    -Không dâu thưa ông :a.ngành đào tạo giáo chưc mô phỏng chương trình của DHSP.Pháp /Mỹ -Ban giảng huấn dều tốt nghiệp các chuyên ngành tại Anh Pháp Mỹ Bỉ -Nhiều giáo sư thỉnh giảng người ngoại quôc dến từ các dại học danh tiếng thế giới như Pháp Mỹ Bỉ ,…. cógành như Triết chiếm dến 3/4 ban giảng huấn…Ông Trần Kiêm Doàn ,nếu theo học DHSP /Anh mà có mạc cảm”Tự ti “ư ???Tôi doàn thế này thoo2i diểm ông theo học vào giũa thấp niên 1960 …Job chủ yếu của ông không phải là ghế sinh viên DHSP , mà là các con dường phố.theo tiếng gọi của các Thầy dấu tranh như các ông Hoàng văn Giầu , Hoàng Phủ ngọc Phan ,Tường , Nguyển đác Xuân , cò thời giờ dâu mà trau dồi chữ với nghĩa , vì thế ông vừa dốt lại vừa rất hung hang , mới bị hụt hẫng mang mặc cảm tự ti ,thấy người học từ nươc ngoài về thì bái phục …Nay thì nhặt them dược ba chữ lại sinh chứng toe “Khoe Của” ta dây chú ai …dạy college ….tây dấy nhé ….quặc them hội chứng PARVENU

    ….Tôi biết các bạn từng Học DHSP của ông học hành tử tế khó lòng mang mạc cảm như ông .Tôi biết các Anh NVT, NVL …có tư chất rất cao ,không chút mạc cảm tự ti nào hết như ông….dủ chưa di du học , và sau khi du học về cũng chẳng có chút mặc cảm tự tôn nào cả.

    Ông cũng nên hiểu ràng VNCH trươc 1975 KHÔNG COI VIỆC GƯI SINH VIÊN DU HỌC Ngành Khoa Học Nhân Văn ờ ưu tiên số một , lý do đon giàn ,các vị có trách nhiệm coi trong nươc hệ thống giáo dục Khoa Học Nhân văn cấp cao có khà năng tự dào tạo dược …Ông cũng nên biết rằng các giáo sư như Nguyễn duy Cần ,Nghiêm Toản,Nguyễn hiến Lê. và hàng trăm vị khác ….Chẳng có vị nào trong số họ “Khoe của” bàng cấp lòe loẹt kiểu Tiến Sĩ Trần Kiêm Doàn cả…..

    b. Hoc sinh trươc 75 có thể theo học chương trình Pháp hay Việt , tùy ý lựa chon . Bàng Tú Tài Pháp hay Việt dều có gia trị như nhau -Sinh viên du học tốt nghiệp Tú tài dươc toàn bộ các nươc công nhận Anh Pháp , Bỷ Mỹ …giá trị tương dương -Bàng cử nhân trong nươc hoàn toàn có giá trị tương dương với Bachelor anh ,mỹ và Licence trong hệ thống Pháp -Trong giảng dạy :Các môn triết và ngoại ngữ DHSP giảng dạy bàng tiếng Pháp (it nhất 2/3) như vậy làm sao có mạc cảm tự ti dược -Các sinh viên du học về nươc không hề có ưu tiên xếp chỗ nào chỉ vì có bằng cấp từ nươc ngoài mà thôi -là người có quan hệ trưc tiếp một phần rất nhỏ -tôi chưa từng thấy bất cứ một cá nhân nào dược hưởng ưu thế chỉ vì tấm bàng dem từ nươc ngoài về -Sắp xếp vị trí hoàn toàn dực trên cơ sở khả năng và nhu cầu ,không phải vì nguồn phát xuất .

    Mời ông Doàn đọc trich đoạn sau ây dể “soi bóng” mình ở vị trí nào :

    “PARVENU”

    Từ Parvenu diển hình dùng để chỉ thị người mới “thăng cấp” trong bậc thang xã hội ,đặc biệt là mới giầu , hay hạng “giầu xổi”nouveau riche ,cá nhân “mới có chút vốn liếng tinh thần hay vật chất .Nhân vật Molly BrownMolly Brown sống sót trong vụ chìm tầu Titanic năm 1912 đươc mô tả thuộc lớp người giầu xổi trong nhạc kịch The Unsinkable Molly Brown vì̉ nguồn gôc di dân Ái nhĩ lan nghèo khó của mình The Unsinkable Molly Brown và thiếu “phả hệ Xã hội ” lack of social pedigree.
    Tự Điển Oxford English Dictionary định nghĩa parvenu là người có gốc khiêm tốn nghèo hèn giầu bốc lên ,hay leo lên những ĐỊA VỊ̣ CÓ ẢNH HUƠNG XÃ HỘI,một kẻ mới giầu ,mớt lên cấp (upstart) một kẻ leo thang xã hội (social climber ),cũng dược dùng theo nghĩa rộng của từ này.Thường thì từ này dược dùng hàm chứa ý nghĩa một người không thich hợp với một một địa vị xã hội mới đạc biệt vì thiếu những cung cách hành xử tương hợp hay khả năng hoàn thành những trách nhiệm của chức vụ dược giao…ừ ngữ này còn chỉ định xét về mặt xã hội một cá nhân không được xã hội mà mình mới hội nhập chấp nhận .Nó biểu thị một hình thái classism.̣ kỳ thị dựa trên tính giai cấp xã hội -Một cá nhân “dị ứng” với xã hội mình mới nhập cuộc ., một cá nhân đi “lộn chỗ ” -Người leo lên hang A trong mức thang xã hội bảng hàng hành vi khúm núm xum xoe .Thuật ngữ đôi khi cũng dùng dồng nghĩa với parvenu và được dùng để chế nhạo những kẻ những kẻ vô hạnh ,có nguồn gôc lưu manh ,tráo trở.Lịch sử đông tây thì hạng này nổi tiếng cũng nhiều dòng họ Mohammad Reza Pahlavi ở Iran hay John Jacob Astor tại Mỹ , nguyên gôc là dân lột da thỏ nghèo khổ …
    Trong văn học các tác phẩm : The Great Gatsby, The Red and the Black,Dckens’s Great Expectations ……

    • ĐẠI NGÀN says:

      HỌC VẤN MIỀN NAM TRƯỚC 75

      Thời chế độ cũ VNCH ở miền Nam trước kia, chỉ cho du học chủ yếu các ngành khoa học kỹ thuật và tự nhiên, đó là cách nhìn thực tế, đáng khen của những người làm công tác giáo dục. Bởi thế đó cũng là cách xuất khẩu chất xám cho phương Tây tạo nên nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới mà ai cũng biết.
      Riêng ngành KHXH hay nhất là triết học, thường không chú trọng đào tạo, không hướng lên mức cao, không gởi hay không chịu cho du học, điều đó tưởng là thực tế mà hóa ra chỉ là cái nhìn thiển cận, yếu kém. Kết quả trong nước chỉ nổi lên những hiện tượng gọi là triết học nửa mùa kiểu Phạm Công Thiện, mang tà triết để phỉnh gạt những kẻ dốt nát. Rồi tới các đám khuynh tả dốt nát, thấp kém như kiểu Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn … cũng toàn nói triết học, KHXH theo cách ba xu, bịp thời, tự sướng, tự lên mặt như ta đây là cấp tiến, là tiến bộ, là mác xít đầy mình, có hay đâu tự mình không hề được đào tạo tới nơi tới chon mà chỉ toàn là loại “du kích” hay “bạo loạn” về khoa học xã hội và triết học.
      Bây giờ thì lịch sử đã trôi qua. Mọi cái lợn cợn của quá khứ đã phơi bày ra hết. Cho nên loạt bài của ông Nguyễn Văn Lục vừa rồi trên ĐCV thật hết sức có giá trị về mặt lịch sử và giúp xã hội tự soi rọi lại những nhược điểm tổ bố của giới được gọi là hay tự mệnh danh là “trí thức” của chế độ cũ miền Nam trước năm 1975.

      NGÀN KHƠI
      (28/02/14)

  2. Trực Ngôn says:

    Trích: “thầy giáo đã đánh một học sinh nam ngay trên bục giảng, trước mặt lớp học gồm cả nam nữ học sinh. Cách đánh của người thầy giáo quá tàn nhẫn và thô bạo bằng những cú tát dồn dập, đấm thẳng vào mặt học trò với tiếng bốp chát thu trong máy nghe rõ mồn một, làm vênh cả đầu và mặt người học trò“.

    Ông Trần Kiêm Đoàn có nhìn thấy cái bảng to đùng treo ngay trong lớp học (như đập vào mắt mọi người) : “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” không?

    “Thầy giáo” trẻ này đã học tập thấm nhuần “tấm gương bạo lực cách mạng” của ông Hồ nên đã hành xử với “trò” như vậy.

    Còn trò cũng thấu triệt tư tưởng của bác: “Đâu có áp bức thì đấy có đấu tranh“. Hai tư tưởng lớn gặp nhau, và cũng là kết quả “trăm năm trồng người” của ông HCM nên ông Đoàn mới được chứng kiến đoạn phim trên.

    Do đó câu: “cách phản ứng đánh lại thầy giáo là hành động thiếu luân lý” là không logic, không phù hợp với cách mạng, cái đích (mà nếu tôi không lầm) thì ông Trần Kiêm Đoàn đã một thời theo đuổi?

  3. Nhân Chứng says:

    Nếu chỉ nhìn nhận vài hiện tượng rồi quy kết bản chất của một cơ chế thì chắc chắn nền giáo dục ở Mỹ còn suy đồi kinh khủng hơn ở Việt nam nhiều. Ngoài những việc học sinh xả súng giết người hàng loạt ở các trường ở Mỹ ra, xin mọi người hãy đọc bản tin sau rồi hãy bình phẩm

    CO GIAO LẠM DỤNG TINH DỤC HỌC SINH 20 LẦN TRONG 3 THANG – Cập nhật lúc 15:55 20/01/2014

    Cara Alexander – một giáo viên Tiếng Anh tại Mỹ vừa bị bắt vì tội lạm dụng “tình dục” với cậu học sinh 17 tuổi trong lớp học do cô phụ trách.

    Mới đây tại Mỹ, những học sinh và giáo viên đồng nghiệp tại trường trung học Woodside đã hết sức bàng hoàng khi biết tin cô giáo viên, vốn được xem là “hiền lành và trầm tính”, Cara Alexander bị bắt giam vì tôi lạm dụng “tình dục” với cậu học sinh 17 tuổi trong lớp học Tiếng Anh mà cô phụ trách. Sự việc chỉ thực sự vỡ lở khi cha mẹ của nạn nhân phát hiện ra một loạt tấm ảnh khỏa thân của “cô giáo” trong điện thoại của con trai mình..
    Và họ lại càng bàng hoàng hơn nữa khi biết con mình đã phải “hầu hạ” cô giáo tới 20 lần chỉ trong một mùa hè. Không chỉ bị đuổi việc và thu hồi giấy phép giảng dạy, nữ giáo viên trầm tính còn đang phải đối mặt với 13 tội danh khác nhau trước tòa cho hành động đáng xấu hổ này.
    Các bậc phụ huynh và nhà chức trách đã không khỏi bức xúc khi phát hiện ra con em của mình đã bị giáo viên dạy học “giao cấu” bất hợp pháp.
    Các nhà chức trách vẫn luôn đau đầu trước vấn nạn giáo viên tìm cách lạm dụng quan hệ tình dục với những học sinh thậm chí còn chưa đến tuổi trưởng thành. Các vụ việc nghiêm trọng này thường xảy ra với các học sinh ở cấp 2 và cấp 3 khi trong mắt thủ phạm, họ là những “miếng mồi” béo bở để thỏa mãn nhu cầu “xác thịt”.
    Phần lớn các vụ án đều cho thấy sự trắng trợn và “bệnh hoạn” của những trường hợp giáo viên này, họ luôn không ngần ngại gửi ảnh “khỏa thân” của mình cho học sinh bên cạnh các tin nhắn “gợi dục”.
    Một vụ việc tương tự cũng được phanh phui tại Anh vào cuối năm 2013. Một cô giáo ở nước Anh với ngoại hình rất gợi cảm đã đi quá giới hạn với một cậu học sinh 17 tuổi Matthew Robinson và đã bị phát hiện khi đang “mây mưa” với cậu học sinh trẻ trong xe.
    Dawson đã có mối quan hệ với Robinson trong vòng 4 năm trước khi bị phát hiện.
    Sau một buổi tiệc tổ chức tại trường, cô Dawson đã gạ gẫm Robinson lên xe và trở đến khu ngoại ô. Tại một bãi đỗ xe nơi đây, hai người đã tranh thủ làm “chuyện người lớn”. Tuy nhiên một cảnh sát đi qua đã phát hiện hai người trong tình trạng “không mảnh vải che thân” ở ghế trước của xe và cô giáo Dawson đã bị đưa ra kỉ luật.
    Theo lời khai của nạn nhân cũng như bố mẹ cậu, Dawson đã có mối quan hệ với Robinson trong vòng 4 năm trước khi bị phát hiện. Hội đồng giáo dục đã quyết định đình chỉ việc dạy học của cô giáo trong vòng 2 năm và đưa vào danh sách đen những kẻ xâm hại tình dục.

    • Phạm Quốc Bảo says:

      Chuyện “lạm dụng tình dục” xảy ra khắp nơi trên thế giới, nhưng cũng chỉ là cá thể và hiếm hoi, khác hẳn với bạo lực đang xảy ra ở Việt Nam nhưcơm bữa hàng ngày, khiến thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã phải thốt lên rằng:

      Tình hình xã hội VN bạo lực rất là phổ biến mà bạo lực, khủng bố đến từ nhiều khía cạnh trong nhiều ngành. Đó là điều khiến cho cái xấu lây lan, bắt chước nhanh. Cho nên người ta hành xử bạo lực, hành xử vô lối trở thành chuyện thường ngày quá nhiều ở VN.

      Điều đáng nói ở đây là nhà nước CSVN đã đào tạo và dung dưỡng bọn CA côn đồ,chúng coi thường luật pháp, đánh đập khủng bố những người bất đồng chính kiến theo kiểu giang hồ, thay vì tranh luận công khai để thuyết phục họ!

    • nguenha says:

      “nếu chỉ nhìn HIEN TƯƠNG rồi quy kết bản chat của Cơ chế…”Thua bạn Nhân chứng,không ai “có học” lại làm chuyện “tao lao”như bạn nói : Chỉ nhìn hiện-Tượng! Người ta nhìn nền Giáo dục CHCNXHVN qua sách giao khoa,qua chủ trương đường lối. “Học tập noi gương HCM ! Học tập tấm gương đạo đức HCM ! Đó là chủ trương của Đảng không ngớt rao giảng cho thế hệ trẻ. Đó cũng là điều dễ hiểu ,không ai chê bai nền Giáo dục Hoa Kỳ,các nước tranh nhau gởi người đến Du học. Ngược lại nói đến nền giáo dục VNCS,mà HCM chủ trương “HỒNG” hơn ” CHUYEN”,chỉ muốn Ói !!

  4. buôn chuyện says:

    nguyễn duy ân says:
    :”Những hậu quả thê thảm ở VN hôm nay cũng do những kẻ như Trần Kiêm Đoàn đã góp phần để tạo ra: nay đã chạy theo “đế quốc Mỹ xâm lược” thì nên im mồm cho đỡ nhục. Mai danh ẩn tích mà sám hối đi là vừa!”

    Còn phải nói, ngay cả chốn linh thiêng nhất, nơi có quyền uy về tâm linh nhất và vẫn được tôn thờ là một trong những nơi trong sạch và thánh minh nhất là VATICAN mà mại dâm thậm trí tệ hại hơn là mại dâm kiểu ấu dâm cón phát triển tươi tốt cơ mà

    • Phạm Quốc Bảo says:

      VATICAN là một quốc gia độc lập và còn là thủ phủ của Giáo hội Công Giáo, trong đó có khoảng 1’000 người mà toàn là tu sĩ thì làm gì có chuyện mại dâm hay ấu dâm!

      ‘buôn chuyện’ mà ăn không nói có, bịa đặt kiểu này thì có ngày chết đói nhăn răng vì cụt vốn! (không ai tin).

      Thống kê mới nhất cho biết số Kitô hữu, số tín đồ các tôn giáo lớn, cùng với tỷ lệ phần trăm trên dân số như dưới đây:

      - 2.173.180.000 Kitô hữu ( 31% dân số thế giới ), trong đó có 50% Công Giáo, 37% Cải Cách Giáo ( ta quen gọi là anh em Tin Lành ), 12% Chính Thống Giáo và 1% các tôn giáo khác.

      - 1.598.510.000 tín đồ Hồi Giáo ( 23% )

      - 1.126.500.000 người không theo tôn giáo nào ( 16% )

      - 1.033.080.000 tín đồ Ấn Độ Giáo ( 15% ), trong đó 94% sống tại Ấn Độ

      - 487.540.000 tín đồ Phật Giáo ( 7% ), trong đó một nửa sống tại Trung Quốc.

      - 405.120.000 người theo tín ngưỡng dân gian ( 6% ).

      - 58.110.000 người ở các tôn giáo khác ( 1% ): Đạo Bà Hai, Đạo Lão, Thần Đạo…

      - 13.850.000 tín đồ Do Thái Giáo ( 0,2% ) trong đó đa số sống tại Hoa Kỳ ( 41% ) và Do Thái ( 41% ).

      Cuối cùng, đứng ở góc độ những người đang nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống, nói “Không” với thảm hoạ nạo phá thai, con số thống kê thật kinh khủng: chỉ mới từ đầu năm 2014, đến khoảnh khắc này đã có 5.449.515 thai nhi bị sát hại, đổ đồng, cứ khoảng 1 giây qua đi có 2 em bé qua đời vì phá thai. Đã có lần chúng tôi tính ra được riêng ở Việt Nam, cứ khoảng 10 giây là một em bé bị chấm dứt Sự Sống một cách oan uổng.

      Xem ra tất cả số người chết do đói, do nhiễm các thứ bệnh, do bị các thứ tai nạn, do cả tự sát, cộng hết lại vẫn không bằng con số em bé bị giết chết do phá thai.

  5. Vo Trang says:

    Những gì đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay là thành quả của 1 chế độ cai trị 40 năm ở miền Nam và 65 năm ở miền Bắc trong hòa bình.
    Dưới chế độ CS, giáo dục cũng là, hay đúng hơn PHẢI LÀ 1 công cụ để đào tạo những cán bộ phục vụ cho chế độ. Do đó, cần cải cách giáo dục là cải cách như thế nào? – theo mô hình của Mỹ? Của Trung Công hay của ông Kiêm Đoàn? và phải cái cách như thế nào để càng phục vụ chế độ hữu hiệu hơn? Ngay cả tôn giáo cũng phải là công cụ của chế độ. Nếu không thì cái định hướng Đạo Pháp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội là cái gì? Với đạo công giáo thi cả ông cha giám mục cũng phải đăng đàn để dạy dỗ tín đồ thiên đường chính là xã hội của chủ nghĩa cộng sản. Trong cái nhìn như thế , chỉ có 1 cách là phải giật sập cái chế độ này thì mới xây dựng lại được 1 nền giáo dục nhân bản và khai phóng… Là 1 Tiến Sĩ Thần Học, tôi tin ông Kiêm Đoàn hiểu được điều này, nhất là trong quá khứ ông đã tùng là bí thư của 1 đoạn trường (Nguyễn Trí Phương). Vậy thì ông viết thêm bài này để làm gì?

  6. nguyễn duy ân says:

    Những hậu quả thê thảm ở VN hôm nay cũng do những kẻ như Trần Kiêm Đoàn đã góp phần để tạo ra: nay đã chạy theo “đế quốc Mỹ xâm lược” thì nên im mồm cho đỡ nhục. Mai danh ẩn tích mà sám hối đi là vừa!

  7. NẮNG NGÀN says:

    Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC

    Nay được biết Trần Kiêm Đoàn trước kia là bí thư đoàn trường, thế mà bỏ chạy sang Mỹ thì lời nói không đi đôi với thực hành. Dẫu sao chúc mừng Đoàn đã có một đời sống khởi sắc trong điều kiện lựa chọn mới mà ai cũng biết. Nhưng đó là chuyện cũ, còn nay bàn về giáo dục thì nên nói như sau :
    Giáo dục không có lên cấp hay xuống cấp mà giáo dục chỉ đi con đường đúng hay sai.
    Giáo dục độc lập với chính trị là giáo dục đúng, ngược lại là sai.
    Giáo dục trên cơ sở khách quan là giáo dục đúng, giáo dục theo cảm tính, ý chí, công cụ là giáo dục sai.
    Giáo dục vì con người, vì xã hội là giáo dục đúng, giáo dục vì ý thức hệ, vì chế độ, vì đoàn nhóm, vì quyền lợi cục bộ là giáo dục sai.
    Giáo dục theo nguyên tắc con người tự do phát triển là giáo dục đúng, giáo dục gò con người vào các công thức tiền chế đúc sẵn là giáo dục sai.
    Giáo dục tôn vinh sư phạm khoa học, nhân bản là giáo dục đúng, giáo dục nhằm xơ cứng, phương tiện hóa con người là giáo dục sai.
    Giáo dục nhằm đề cao nhân cách, đạo đức là giáo dục đúng. Giáo dục nhằm đề cao sự trung thành, đề cao quyền lợi riêng tư, đó là giáo dục sai.
    Giáo dục chỉ nhằm định hướng nhân văn, định hướng khoa học, định hướng khách quan, đó là giáo dục đúng. Giáo dục chỉ nhằhm định hướng giáo điều, nhằm thực hiện nghị quyết giai đoạn, nhằm tuân thủ tuyệt đối, đó là giáo dục sai.
    Chẳng cần gì phải qua Âu Mỹ bao nhiêu năm Trần Kiêm Đoàn mới viết được chừng ấy. Ở trong nước gần hơn nửa thế kỷ rổi, ai cũng nhận thức và suy nghĩ được những điều hoàn toàn đơn giản, gần gũi và chắc chắn như trên.

    NGÀN KHƠI
    (26/02/14)

  8. Khinh Binh says:

    Giáo dục xuống cấp là vì mấy thằng khốn thuộc 5 điều Bác Hồ dạy trốn mẹ nó qua Sacramento liếm đít đế quốc hết rồi! Khốn!

  9. nguyen ha says:

    Ông Trần kiêm đoàn,TS,người Huế,quê ở Liểu-Cốc -hạ (cùng quê với ca-sĩ Ha Thanh).Ông đả từng “nối dáo cho giặc’ (theo VC),nay Ông đòi cải cách Giáo dục .Ông nói up mở :”nhìn thực tế qua ảo tưởng.Đem ảo tưởng làm thực tế”!! Tại sao không nói thẳng: Dẹp (mẹ) cái Học noi gương Bác ! Thế là xong ! Noi gương “thằng Vô đạo đức” thì làm sao không xuống cấp được ?? Phải chăng đây là điều mà
    Ông TKĐ cho là :” Biến ảo tưởng thành sự that ! Nếu thế thì Sai 100% vì “Bác Hồ mất đạo đức “là có thật”
    Đem cái “Sự thật” đó, mà đi Xây dưng cái Xả-hội văn minh lành mạnh,mới là PHI LÝ !! Không ai học tập CÁi XẤU mà trở thành NGƯỜI TỐT cả. Ông TS có lý-luận nào hay hơn cho bà con hay ! Mong
    lắm thay.!

  10. LeThiep says:

    Tung tích về tên Trần kiêm Đoàn : Đã từng viết bài bênh vực Nhất Hạnh, Trịnh công Sơn, Phạm Duy …
    Nay nhà văn Đỗ Phúc, qua tác phẩm Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Đức, đã phanh phui Trần kiêm Đoàn đích thực là Việt công:

    “Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri Phương Trần Kiêm Đoàn 130 được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi, Thành Đoàn ra lệnh: “Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. Ông Đoàn kể: Tụi tui hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sàigòn nổi dậy? Tới 3 giờ sáng mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi còn trẻ, hào hứng với những cái mới nên nghe nói 1 đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái gì đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ ”.

Leave a Reply to nguyen ha