Hình ảnh chiến tranh biên giới 1979
Tình hình chung của Trung Quốc – Việt Nam vào năm 1979
Trước tháng 2-1979, Trung Quốc có 3,600,000 quân nhân tại ngũ và 175 sư đoàn tại 11 vùng chiến thuật. Võ khí gồm có 10,000 chiến xa, 20,000 giàn phóng hỏa tiễn, 16,000 khẩu pháo và phương tiện chuyên chở rất lạc hậu. Hải quân có 30,000 thủy thủ, 75 tiềm thủy đỉnh. Hạm đội Bắc Hải có 300 chiến hạm, Đông Hải: 450 và Nam Hải: 300. Lực lượng không quân có 400,000 phi công, 5,000 chiến đấu cơ cũ và lỗi thời, loại Mig 15, 17,19 và 80 Mig 21. Đặng Tiểu Bình là Tổng Tư Lệnh Hành Quân, với 2 phụ tá Tướng Hứa Thế Hữu và Tướng Dương Đắc Chí.
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Về phía VN, tổng quân số lên đến 600,000 binh sĩ phân chia 200,000 tại Cam Bốt, 100,000 tại Lào, 100,000 tại Nam Việt, và 200,000 ở Bắc Việt. Xung quanh Hà Nội, có 5 sư đoàn và 4 lữ đoàn. Do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Cam Bốt nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội. Dài theo biên giới Trung Hoa, VN có 150,000 dân quân tổ chức thành 6 sư đoàn địa phương và một trung đoàn. Không lực CHXHCN Việt Nam có 300 chiến đấu cơ (70 Mig 19, 17 chiếc Mig 21, và một số F-5, A-37, C-130, UH-1A tịch thu của Mỹ-VNCH năm 1975). Hải quân Việt có 2 chiếc PETYA Sô Viết với hỏa tiễn chống tiềm thủy đĩnh, và 60 tàu tuần tiểu.
Cuộc tấn công “dạy Việt Nam một bài học” kéo dài 16 ngày, chia thành ba (03) giai đoạn:
A. Từ 17 đến 26-2-1979: Phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn. Ngày 17 tháng 2, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật biển người, khoảng 10,000 binh lính Trung Quốc, được chiến xa Bát Nhất hỗ trợ, đã tràn vào Lạng Sơn, (phía Đồng Đăng), Cao Bằng, Đông Khê, Móng Cáy, và Lào Cai sau khi pháo kích mãnh liệt. Sự tiến quân, mau lẹ lúc đầu, lần hồi bị du kích địa phương quân Việt chận lại và bao vây. Các đơn vị chính quy VN tập trung về phía Nam Cao Bằng và Lạng Sơn để đánh tiêu hao những sư đoàn đối phương. Số tổn thương của hai bên đều nặng. Quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.
- Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
- Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
- Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
- Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
- Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ.
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.
Phía Trung Quốc chuẩn bị tấn công Lạng Sơn nhưng không có ý định tiến về Hà Nội. Ðặng Tiểu Bình lớn tiếng đe dọa “quân Trung Quốc sẽ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Huế và sẽ ăn tối ở Sài Gòn”. Lúc này, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản được mật lịnh của TBT Lê Duẫn dời ra thành phố Nha Trang. Phía Việt Nam có các đại đơn vị sau đây tham chiến trong thế trận phòng ngự hai lớp:
1) Phòng tuyến lớp đầu gồm có sư đoàn 325B, sư đoàn 338, sư đoàn 3, sư đoàn 374, sư đoàn 304, sư đoàn 346 (trung đoàn 246, 677, 851 và trung đoàn pháo binh 188), trung đoàn 43, trung đoàn 244, trung đoàn 576, trung đoàn 49, và 6 tiểu đoàn dân quân tự vệ. Tổng quân số khoảng 70 ngàn quân.
2) Phòng tuyến lớp nhì gồm có: sư đoàn 312, sư đoàn 431, sư đoàn 327, sư đoàn 329, sư đoàn phòng vệ hải đảo 242, trung đoàn 196, lữ đoàn 38, lữ đoàn 98, và 27 đơn vị cảnh sát (khoảng 100 cảnh sát cho mỗi đơn vị). Quân đoàn 1 và 2 cùng đóng ở Hà Nội. Tổng quân số khoảng 88 ngàn quân.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Liên Xô yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Cam Bốt về. Sau đó, Liên Sô đưa 7 chiến hạm tuần tiểu dài theo hải phận VN vào ngày 21 tháng 2, gởi tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak vào Nam Hải. Vũ khí Liên Sô được không vận từ Calcutta và một phía đoàn quân sự Sô Viết bay qua Hà Nội. Mạc Tư Khoa yêu cầu Bắc Kinh rút binh. Cùng một ngày, Hà Nội ra lệnh tổng động viên toàn quốc.
B. Từ 27-2 đến 5-3: Tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc. Chiến cuộc tiếp diễn ở Lào Cai, Cao Bằng và Móng Cái nhưng tập trung mạnh nhất vào Lạng Sơn, cách Đèo Hữu Nghị lối dặm và Hà Nội, 85 dặm. Với hai sư đoàn mới đến từ Đồng Đăng và Lộc Bình, Trung Cộng vất vả tấn công các ngọn đồi quanh tỉnh. Quân Việt chống cự mãnh liệt và còn đột nhập vào ba thị trấn Guangxi, Malipo và Ninping ở bên kia bên giới. Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Đồng Đăng và Cẩm Dương bị san bằng nhưng các đơn vị Việt tiếp tục đánh tại Lộc Bình và Móng Cái. Các đơn vị kỹ thuật Công Binh Việt đã dùng các bom CBU 55 (Bom Con Heo -loại 7 tấn- đã dùng các mặt trận Xuân Lộc 1975- do Việt Nam Cộng Hòa để lại) để cầm cự với quân Trung Cộng. Do chỉ còn có 1 chiếc C-130 (do KQ VNCH để lại) và không còn bàn trượt (pallet) để đẩy bom ra khỏi máy bay nên không thể thả bom từ trên không được. Một sáng kiến được đưa ra là dùng xe Molotova chở thẳng các quả bom CBU 55 vào các cánh rừng gần nơi trú quân. Sau khi gài mìn kích nổ hẹn giờ, các lực lượng trú phòng Việt Nam rút về phía Nam. Quân Trung Quốc tràn lên chiếm đóng và kết cục là phải hứng chịu những trận nổ long trời lở đất gây thiệt hại nặng nề về quân số. Thật ra sáng kiến này cũng chỉ áp dụng lại kỹ thuật đánh hầm ngầm đồi A1 trong trận Điện Biên Phủ- trong đó quận Việt Minh đã cho nổ một khối thuốc nổ 1 tấn dưới chân đồi A1. Kết quả quân Trung Quốc bị thiệt hại khá nặng nề sau vài ngày tiến chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
C. Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với VN, trước khi rút về vào ngày 16 tháng
3. Ngày 5 tháng 3, do bị tổn thất nặng, không thể tiến quân tiếp tục, cộng với áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã gây thiệt hại nặng cho nhiều thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố đã “hoàn thành mục tiêu chiến tranh”, chính quyền Bắc Kinh một mặt công bố đã chiếm được (do quân Việt rút lui) các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và 17 quận, gây thiệt haị nặng cho 4 sư đoàn Việt và công bố sẽ rút quân “sau khi hoàn tất mục tiêu”. Mặt khác, cảnh cáo Hà Nội không được cản trở sự rút lui của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.
Ngày 07 tháng 3, VN xác nhận đồng ý cho đối phương rút quân “để tỏ thiện chí hòa bình”. Tại Nga, Thủ Tướng Kosygin và TBT Brezhnev cực lực lên án Trung Quốc, tiếp tục cho không vận vũ khí và canh chừng hải phận VN. Ngày 16-3-1979, không còn đơn vị Trung Quốc nào ở VN.
Dưới đây là bản kê khai thiệt hại của đôi bên căn cứ vào tài liệu mỗi phía, trích từ quyển sách “China’s War with Viet Nam, 1979″ của GS King G. Chen:
Trung Quốc lẫn Việt đều tuyên bố thắng trận nhưng không xứ nào hoàn thành mục tiêu chính yếu. Trung Quốc không hủy được sư đoàn Việt Nam nào, không chấm dứt được xung đột tại biên giới, không ép được các đơn vị Việt Nam rút ngay ra khỏi Cam Bốt và cũng không thuyết phục nổi VN thay đổi chính sách đối với Hoa kiều. Phía Việt Nam có hàng chục nghìn dân thường chết và bị thương. Trung Quốc cũng đã gây ra những tội ác và những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng 2,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thành công trong việc chiếm thêm đất đai của Việt Nam. Trước năm 1979 chỉ có khoảng 30 điểm khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng. Sau trận chiến 1979, số điểm tranh chấp và chiếm đóng trái phép lên đến hàng trăm điểm như khu vực Chi Ma (Lạng Sơn) và còn rất nhiều khu vực khác chẳng hạn như xã Thanh Lòa huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, khu vực Hang Nà Cốc Pheo thuộc xã Cấn Yên, huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, bản Nà Ke xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Hoàn cảnh sau 03/1979 thật đúng theo tục ngữ “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng”. Trung Quốc tính dạy Việt Nam 1 bài học nhưng chính ra Việt Nam đã dạy lại Trung Quốc 1 bài học đích đáng.
Trích chương 18 trong sách lịch sử “Những biến cố mất lãnh thổ-lãnh hải của Việt Nam từ 939-2002″ của tác giả L/S Trịnh Quốc Thiên. Sách đã đoạt giải Biên Khảo năm 2008 của Hội Y Sĩ Quốc Tế – Việt Nam Tự Do (ngày 09 tháng 08 năm 2008 tại Thành Phố San José – Hoa Kỳ).
© Trinh Quoc Thien, Esq.
trinhquocthien@gmail.com
Bom CBU Cua VNCH de lai Khg co Ngoi No.Chieu 29 thang Tu nam 1975 Khg quan HK chuyen THem Bom CBU vao VN truoc khi Phi truong Tan son nhat Bi Phao Kich , day la cau Hoi Cua Cac anh em Khg quan VN thac mac cho den Hom nay.Bom CBU nay duoc CS VN dung De Choi Trung Cong nam 1979 BOm CBU dung ngoi nO dien Tu de Kich no Ben trong Than Bom ,NHu vay Hoa ky da Bieu VC ngoi no cho cac qua Bom nay,Neu co Them Ngoi No Thi Cac qua BOM CBU da tieu diet het VC khi Tan cong Vao Xuan loc ,Chung ta chi co 2 ngoi no sau cung danh cho Tran chien Xuan loc .NHu vay My da biet co ngay TRung Danh Vc ./
Neu tau danh lan nua ! Toi se chay truoc tien !! he he
Tau bay gio qua cuoc chien 1979 .Rut kinh nghiem.Ho khong can can truc tiep danh nua .De cho Manh Triet Dung va dan em bon chung tu dung viet nam cho.Lan theo ke TRONG THUY MY CHAU.Doi nha thuc
Tai ha po tay!
Nếu không có cuộc chiến Tàu, VC năm 1979 thì Tàu không hùng mạnh như ngày nay. Những tướng lãnh Tàu trước đó mang đầu óc thủ cựu, không muốn hiện đại hóa quân đội, sợ mất quyền lực nên duy trì tình trạng hiện tại, tình trạng nầy là một thứ quân đội không hiện đại chỉ dùng biển người mới chiếm những mục tiêu mà Tàu nhắm đánh.
Sau chận chiến kinh khủng ấy, Tàu tỉnh mộng, thấy chiếm một vài thành phố mà tổn thất quá nặng nên phải tìm mọi cách canh tân đất nước, trong đó việc hiện đại hóa quân đội là cần thiết. Ngày xưa đánh nhau với VC, vũ khí còn thua kém xa VC. Nay thì khác, Tàu có thể tự chế máy bay chiến đấu, những hỏa tiển và tàu chiến hiện đại theo lối bắt chước và ăn cắp kỷ thuật Nga. Nga ngày xưa kiếm rất nhiều tiền nhờ bán vũ khí cho Tàu, nhưng nhờ trí thông minh, Tàu bây giờ đã hơn Nga về kinh tế và quân sự có thể xấp xĩ Nga. 30 năm đánh nhau với VC, 30 năm hiện đại hóa, Tàu đã thành công ý định của mình đưa đất nước đến phú cường và thịnh vượng. Tàu đã cho sinh viên đi du học nước ngoài và nâng đở hết mình những người có tài vì thế trong tương lai theo nhà chiêm tinh gia người gốc Đông Âu, 2020 có thể Trung Hoa đứng đầu thế giới về cường quốc kinh tế.
Nhưng muốn đánh thắng VC, ngoài hiện đại binh chủng đánh trên bộ, hải quân nhưng không quân Tàu chưa đạt mức tiến bộ như Pháp, Hoa Kỳ. Muốn thực hiện ước mơ “Trung Quốc sẽ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Huế và sẽ ăn tối ở Sài Gòn” thì phải chú trọng hiện đại hóa không quân, nếu làm chủ bầu trời thì sáng Hà Nội, Trưa ở Huế và tối Sàigòn không khó. Theo tôi nghĩ sẽ mất 10 năm nữa không quân Tàu mới bằng Pháp ngày nay và phải mất khoảng 30 năm mới bằng Hoa Kỳ. Tàu chỉ cần không quân như Pháp thì sẽ ăn tươi nuốt sống VC rất dễ dàng.Nhưng điều cần thiết hơn nữa là phải có hàng không mẫu hạm, nếu muốn yểm trợ cho bộ binh đánh vào Sài gòn và những thành phố lận cận. Hai yếu kém mà Tàu phải làm trong tương lai, đó là hiện đại hóa máy bay oanh tạc và có thêm hàng không mẫu hạm.
Từ 79 đến nay, đoạn đường qua dài, VC vẫn còn say sưa hai cuộc chiến thắng 75 và 79, VC giờ đây mới lo nghĩ việc hiện đại hóa quân đội, đem tiền của đi mua những thứ đồ chưa chắc đã biết xài, phung phí tiền bạc, bắt cả dân tộc VN phải gánh chịu. Muốn hiện đại hóa quân đội trước tiên phải hiện đại hóa kinh tế, phải làm cho dân giàu nước mạnh khi đó muốn hiện đại hóa cái gì cũng được. Dân còn khổ, còn đói mà đem tiền bạc phung phí một cách oan uổng thật đáng trách. Nhưng nhớ rằng Tàu mua máy bay , tàu lặn của Nga và sau đó bắt chước kiểu mẫu rồi tự chế, cò VC không biết xử dụng lấy tài đâu để bắt chước kỷ thuật, mua mà lệ thuộc kỷ thuật thì suốt đời sẽ mang gông.Đến khi có chiến tranh, cần những dụng cụ thay thế thì phải mua, số tiền sửa chửa và mua dụng cụ có thể đắt như mua chiếc máy bay mới. Muốn ăn cắp kỷ thuật, sau đó tự chế lấy made in VN như made in china thì VC thua xa Tàu.
Năm 75, VC không lo hoà giải thì giờ đây đã hết thuốc chửa, mọi người chỉ chơi trò ngoài miệng nói yêu nước nhưng trong lòng đã chán ngán muốn chơi trò nhàn như Nguyễn Công Trứ. Nếu có chiến tranh với Tàu thì VC sẽ tự lo mà đánh, ai muốn ngu thì nướng mình cho VC, kẻ khôn thì kiếm đường chạy. VC đã tính hết rồi, tiền đã chuyển sang ngoại quốc,ba đời ăn không hết, có chiến tranh là mấy anh to đầu dọt lẹ, để lại đám tàn quân ngơ ngác nhìn tổ quốc đắm chìm trong máu lệ. Than ôi Nghiệp nào đưa tổ quốc VN tôi vào tình trạng đau khổ như ngày nay, cơm không có ăn, áo không có mặt bệnh tật diễn ra hằng ngày, đau là chịu chết. Chỉ có một số người cầm quyền ăn trên ngồi trốc hưởng đời vinh hoa phú quý, đó là VC.
Mong đất nước mình có một anh quân như hai triều nhà Lý Trần mới mong cứu vớt sinh linh dân tộc ra khỏi cảnh mất nước. Nhưng tình trạng trước mắt phải đoàn kết tôn giáo, phải bỏ quá khứ,cùng nhau đấu tranh cho một đất nước ngày mai tươi sáng, nếu không, viễn ảnh đất nước đen tối và có thể mất nước.
Những thanh niên thếu nữ kiên cường yêu nước chết “Oan” cho lũ khốn và gia đình nó đang cười đùa trên thân xác dân ta vì ngày nay Bản Dốc không còn là của ta biên cương ải Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa nay của nó thế cuộc chiến 1979 hẳy tả lời đi ta được hay thua? thường thay cho những vong linh trẻ yêu nước cuồng nhiệt và chết cho lũ người “vong bản” mà dân ta hôm nay vẫn cúi đầu cam chịu tại sao thế nhỉ ại sao và tại sao ta lại cùi đầu?….
Trong chiến tranh , khi rút quân là điều khó khăn nhất .Với chiến thuật du kích của VN Trung cộng rất sợ sẽ bị đeo đánh và bị tiêu hao . Nên đã gồng mình hăm doạ VN ….Không được cản phá đường rút quân của họ ……. Chỉ tiếc là Hà Nội đã quá sợ hãi nên ngâm bồ hòn để cho được yên thân
Điều đó chứng tở não trang của cả 2 bên Bắc Kinh và Hà Nội đều hèn mạt như nhau và đều sợ nhau
Trong lịch sử Vn . 900 năm trước Đời nhà TRẦN đã đại thắng quân Nguyên và nếu so sánh sự tương quan thì VN cũng nhỏ bé và còn Yếu thế hơn năm 1979 Vậy mà Bộ chính trị đã quá nhu nhược để gây nhiều tổn thất cho VN đến hôm nay
Tu xua va den bay gio nguoi dan VN cu nhac toi Trung quoc (thuong moi nguoi goi la “Tau” la ho khong thich.Nhung nguoi dan ho thuong bao:Khong thich bon Tau ,bon Tau no tham lam.Neu xay ra chien tranh giua VN va Trung quoc,chac toan dan ho dung len chong Tau con hang hai hon di danh My ngay xua
Trong đó có sẽ có tôi đi đánh 3 tàu, không biết có ai sẽ đi đánh 3 tàu với tôi không?
Ông Trung ơi, tôi khuyên ông nên đánh 3 Thằng (Nông Đ.M., Nguyễn T.D.,Nguyễn M.T.), trước khi đánh 3 Tàu.