Vai trò của thanh niên với “1.000 năm Thăng Long”
Chúng ta đâu phải là những người hưởng thụ mà chúng ta là những người làm để cho lớp trẻ sau này hưởng thụ. Và cái vấn đề thứ hai là tại sao nhà chức trách họ không đi khắp nước đưa ra những ý kiến về đại lễ tổ chức như thế nào để cho người dân thảo luận như một số chương trình như là “đóng góp ý kiến cho đại hội đảng” hay “đóng góp ý kiến cho quốc hội”?
Việt Nam đã từng có những chương trình đó mà tại sao Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long lại không được góp ý kiến như thế? Chính giới trẻ, những ý kiến của giới trẻ có thể là nông nổi, bồng bột nhưng những ý tưởng của họ táo bạo, mạnh mẽ tạo cho Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long được những cái mới mẻ, những cái sáng tạo hơn, tốt đẹp hơn.
Chuyển hóa dân chủ
Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, một đợt sóng dân chủ hóa mới đã bắt đầu, cùng với trào lưu toàn cầu hóa toàn diện – toàn cầu hóa từ lãnh vực kinh tế thương mại sang các lãnh vực văn hóa, xã hội (global village) và chính trị. Dân chủ hoá cũng trở thành trào lưu toàn cầu: từ dân chủ hóa tại mỗi xã hội, mỗi quốc gia, sang dân chủ hóa sinh hoạt quốc tế, trong mọi lãnh vực xã hội, từ kinh tế, thương mại, tài chánh, đến văn hóa, chính trị-xã hội.
Đâu là sự thật về tông tích của Lý Công Uẩn?
Đại bộ phận nhân dân có nhu cầu bức thiết về văn hoá, có khát vọng về một minh quân, biết đáp ứng lòng dân…Và Lý Công Uẩn đã xuất hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu bức thiết ấy. Lý Công Uẩn không phải là con thần cháu thánh của truyền thuyết, chẳng phải là thiên tử của vị ngọc hoàng mơ hồ nào đó của cổ tích …mà ngài là một vì vua đươc nhân dân “hoài thai” suốt một thời đau đáu cho tiền đồ dân tộc; được sự giáo dưỡng đầy tâm huyết của lớp trí thức tam giáo tiến bộ của thế kỷ X.