Thụy Điển mở Đại Sứ Quán tại Campuchia
Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển vừa quyết định thành lập một Đại sứ quán ở Campuchia để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.
Theo đó, đại sứ mới được bổ nhiệm đến Campuchia là Bà Anne Hoglund nói với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế – Tài chính H.E. Keat Chhon rằng chính phủ Thụy Điển đã cung cấp nhiều trợ cấp tài chính cho việc hợp tác và phát triển đối với hai quốc gia châu Á, trong đó có Campuchia.
Năm nay, Thụy Điển nắm giữ vai trò chủ tịch luân phiên của EU và bà Anne Hoglund, với tư cách là chủ tịch EU tại Campuchia, sẽ nỗ lực trong các hoạt động phát triển tại Campuchia.
Về phía Campuchia, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế – Tài chính cho biết đang phác thảo chiến lược kinh tế cho năm 2011 – 2015 và Thụy Điển là một đối tác đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của Campuchia.
Tính đến cuối năm 2009, Thụy Điển đã trợ cấp nhân đạo cho Campuchia 280 triệu đô-la trong các lĩnh vực giáo dục, quản trị, nhân quyền và môi trường.
Cũng xin được nhắc lại là trước đó, vào cuối tháng 12 vừa qua, chính phủ Thụy Điển thông báo đóng cửa đại sứ quán ở 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, vì lý do “thiếu kinh phí.”
Bình luận về điều này, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn bộ Ngoại Giao cho rằng “đó là chuyện nội bộ của Thụy Điển”.
Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên mở đại sứ ở Việt Nam. Suốt những năm trong và sau chiến tranh, Thụy Điển đã trợ giúp Việt Nam qua nhiều chương trình viện trợ nhân đạo. Những công trình xây dựng bằng nguồn viện trợ của Thụy Điển đem lại nhiều lợi ích dân sinh cho Việt Nam như Bệnh viện Nhi Thụy Điển, Nhà máy Giấy Bãi Bằng…
Bài viết dưới nhan đề “Một ngày đen tối ở Hà Nội” của đại sứ Thụy Điển liên quan tới việc đóng cửa này đã có gần 300 ý kiến chia sẻ, thông cảm, cám ơn ngài Đại sứ và nhân dân Thụy Điển đồng thời lên án chính quyền Việt Nam.
Tin từ RFA, Đàn Chim Việt biên tập và tựa đề.
Là con người thực sự, đúng với nghĩa của nó!
Không riêng gì Thụy Điển. Mà rất nhiều các nước châu Âu khác đã “đưa tay” ra giúp dân tộc ta sau chiến tranh chống Mỹ.
Tuy nhiên khi họ muốn giúp một dân tộc vừa thoát khỏi chiến tranh đang đói nghèo, thiếu thốn đủ mọi thứ thì họ phải gặp và làm việc với chính quyền đại điện của nước đó. Đó là ĐCSVN.
Ừ thì họ cứ lao vào giúp với tất cả tấm lòng đùm bọc, nhân hậu trong mấy chục năm qua và duy trì quan hệ ngoại giao…
Nhưng đến một lúc nào đó, họ cảm thấy, nhìn lại và nhìn kỹ lại thì hóa ra lòng tốt của họ bị lợi dụng một cách thô thiển và bỉ ổi.
Có khác nào tao cứ thắt lưng buộc bụng để giúp mày, bới vì trông mày cũng giống người như tao, đi bằng hai chân. Nhưng lẽ ra tao vất vả giúp mày thì mày cũng phải tự giúp chính bản thân mình nữa thì mới có kết quả chứ. Một đằng tao hò hét dân tao, quyên góp, đóng thuế má… để mang sang giúp mày mà mày lại nằm ườn ra đấy, ăn chơi phè phưỡn thì ta chào nhau vĩnh biệt nhé!
Mấy chục năm là quá đủ để nhìn rõ “bụng dạ” của nhau rồi.
Đồng tiền này là mồ hôi nước mắt của dân tộc Thụy Điển, trên trái đất này còn nhiều dân tộc đang có nhu cầu cần giúp đỡ!
Sau quyết định đó, các nhà ngoại giao Thụy Điển về nhà, tâm sự với nhau. (chỉ khổ cho người dân Việt Nam, chăm chỉ- chịu khó, nhẫn nhục chịu đựng, có trí tiến thủ và có nền văn hóa lâu đời nhưng gặp phải chính quyền “bd” quá!)
Còn độc-đảng-trị thì dân còn khổ!
Muốn biết có thiên đàng nơi trần thế hãy đến tham quan Thụy điển !
Thụy Điển chọn đúng hướng đi…
Thà deal với CON NGƯỜI mà từ trăm năm xưa VN cho Kmer là NAM-MAN hay gọi trẹo là CAO-MIÊN hay CAO MAN.
Tôi thấy họ còn có lương-tâm là CON NGƯỜI VIỆT NAM vừà đểu cán; vừa hung ác; vừa bỉ ổi.
Giả sử nếu các nước trên thế giới; kể cả Mỹ đều tránh khỏi VNCS như trường hợp nước Tḥuy Điển đã làm thì các nước ấy đã biết GIÁC NGỘ.
Theo bản tin này thì Thụy Điển sẽ viện trợ cho Campuchia để giúp Campuchia phát triển. Theo ông Phạm Khiêm phát biểu trên trang web của BBC thì Thụy Điển đóng cửa sứ quán tại Việt Nam là vì kinh tế Việt Nam đã khá nên Thụy Điển không cần phải viện trợ cho Việt Nam nữa mà sẽ chuyển qua giai đoạn hợp tác kinh tế. Vì Thụy Điển không cần viện trợ cho Việt Nam nữa nên không có việc gì để sứ quán làm việc do đó đóng cửa sứ quán để tiết kiệm tiền. Thế tại sao Thái Lan cũng là nước có kinh tế khá, không cần viện trợ của Thụy Điển mà Thụy Điển vẫn giữ sứ quán ở Thái Lan? Nhiều nước khác trên thế giới cũng không cần viện trợ của Thụy Điển mà Thụy Điển vẫn duy trì sứ quán ở đó?