Vấn đề của đảng Cộng Sản Việt Nam (Phần 3)
(Phần 1)
(Phần 2)
Duy Vật biện chứng có hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gồm sáu cặp phạm trù, ít được nói tới và nguyên lý về sự phát triển, thường được đề cập tới hơn.
Nguyên lý về sự phát triển bao gồm ba quy luật:
Quy luật mâu thuẫn nói về nguồn gốc của sự phát triển.
Quy luật lượng – chất chỉ ra hình thức của sự phát triển.
Quy luật phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển.
Quy luật mâu thuẫn
Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của biện chứng duy vật, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và là việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật hay hiện tượng nào đó.
Biện chứng duy vật phát biểu rằng sở dĩ sự vật mâu thuẫn là vì trong sự vật có những yếu tố đối lập mang đặc điểm hay thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có sự đồng hóa và dị hóa; trong thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Hai mặt đối lập tồn tại trong sự thống nhất với nhau, nương tựa và không tách rời nhau nên giữa chúng có những nhân tố giống nhau, gọi là sự ‘đồng nhất’. Các mặt đối lập không chỉ đồng nhất mà còn đấu tranh với nhau bằng tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau qua các hình thức đa dạng, phong phú tuỳ thuộc vào tính chất và mối quan hệ giữa các mặt đối lập và các điều kiện cụ thể.
Dù nhận ra sự đồng nhất giữa các mặt đối lập trong một hiện tượng hay sự vật, Mác và Ăng ghen qua cái nhìn duy vật, nhận thấy chúng giải quyết mâu thuẫn bằng cách bài trừ và phủ định nhau như trong thế giới tự nhiên; do đó, những người cộng sản không hề ngần ngại sử dụng luật mâu thuẫn hủy diệt, cá lớn nuốt cá bé đối với mối tương quan giữa các dân tộc và giữa các giai tầng xã hội. Họ không thấy rằng với sự hiểu biết, con người khác tự nhiên giới, có khả năng loại bỏ thú tính và phát huy nhân tính, biến mâu thuẫn đối kháng thành đối lập thống nhất để mọi người có thể chung sống thân thiện với nhau.
Nếu không có quy luật đối lập thống nhất giữa nam và nữ sẽ không có gia đình; không biết áp dụng luật đối lập thống nhất giữa cá nhân và tập thể sẽ không có hài hòa xã hội; giữa bảo thủ và cấp tiến sẽ không có tiến bộ; và nếu không có đối lập thống nhất giữa tự nhiên và con người thì loài người chỉ biết khai thác tự nhiên một cách triệt để mà không biết cách bảo vệ môi trường sống, cuộc sống của con người sẽ, hoặc bị tự nhiên hóa, hoặc làm thoái hóa tự nhiên, thay vì sống cuộc sống hòa cùng tự nhiên.
Quy luật mâu thuẫn đối kháng dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau trong tự nhiên không thể áp dụng một cách thẳng tuột máy móc vào xã hội con người mà cần điều chỉnh lại thành quy luật “đối lập thống nhất”, để mọi khác biệt được hóa giải trong hòa bình ổn định. Đây chính là nguyên tắc “unity in diversity” (thống nhất trong đa dạng) mà ASEAN đã lấy làm nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của mình.
Quy luật lượng – chất
Theo quan điểm Duy Vật, bất cứ sự vật hay hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Chúng hữu cơ thống nhất với nhau.
Chất là phạm trù triết học để chỉ tính khách quan của sự vật hay hiện tượng, quy định bởi những thuộc tính và yếu tố cấu thành. Nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại mới thành chất của sự vật. Những thuộc tính cơ bản quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật; chỉ khi chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Chất, biểu hiện trạng thái khá ổn định của sự vật. Các thuộc tính kết hợp với nhau tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh và bền vững làm cho sự vật này không trộn lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật hay hiện tượng.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính và các yếu tố cấu thành. Lượng không phụ thuộc vào ý chí hay ý thức của con người. Lượng biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm.
Mỗi sự vật hay hiện tượng bao gồm một thể thống nhất giữa chất và lượng. Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Lượng biến đổi đến một mức độ và điều kiện nhất định nào đó sẽ phá vỡ chất cũ, chất mới được hình thành. Quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng tạo ra sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt kế tiếp. Quá trình động, biện chứng giữa chất và lượng tạo ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hay hiện tượng. Chất mới không chỉ biến đổi một cách thụ động mà tác động trở lại lượng để tạo ra lượng mới, phù hợp trong thể thống nhất chất và lượng mới.
Vì đặt tiền đề triết học trên vật chất nên Mác dễ thấy trong tự nhiên khi lượng đổi thì chất đổi. Hình ảnh nồi nước sôi thường được dùng làm ví dụ. Sự thay đổi về lượng (tăng nhiệt độ) đến một mức nào đó sẽ làm cho nước bốc hơi, tức thay đổi về chất. Những người Mác-xít lập luận rằng trong sự vận động và phát triển của sự vật, thay đổi bao giờ cũng bắt đầu từ lượng. Cộng sản thường dùng quy luật này để lý giải cho những cuộc ‘cách mạng’ bằng bạo lực gây đổ máu chết chóc để cướp cho được chính quyền của họ.
Trên thực tế, không phải luôn luôn cứ lượng đổi thì chất đổi. Có nhiều trường hợp chất đổi khiến lượng đổi theo, có khi đổi cả chất. Trong những năm hạn hán, cây cối thường cho ra ít trái hay trái vừa chua vừa èo oặt, thậm chí cây có thể chết. Nhưng những năm ‘mưa thuận gió hòa’ (thay đổi về chất), cây được chăm bón khiến cho cành trái sum xuê ngon ngọt (thay đổi về lượng và chất). Tại các quốc gia người dân thực sự làm chủ đất nước, người ta tranh đấu hợp pháp bằng nghị trường, trong quốc hội nhằm thi thố tài năng viễn kiến và quản trị (thay đổi về chất) nhằm đạt hiệu quả xã hội ở cả bề rộng lẫn bề sâu (đổi cả lượng và chất). Quốc hội của những nước cộng sản chỉ là bình phong che đậy thể chế độc tài, nơi thực hiện nghị quyết của đảng nên chất không thể đổi, mà dù lượng có đổi bao nhiêu đi chăng nữa, họp hành liên miên hoặc tăng số đại biểu, chất-đời-sống của nhân dân vẫn nghèo nàn nhếch nhác. Nếu có khá hơn thì chỉ vì tình thế bắt buộc, “đổi mới hay là chết” chứ chẳng phải do chủ động đổi lượng mà chất đổi. Khoảng thập niên 1970 trở về trước, những công ty xe hơi của Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về lượng xe bán ra. Một hai thập niên sau đó, các hãng xe Nhật cải tiến kỹ thuật, xe nhỏ gọn, ít tốn xăng, kiểu cọ bắt mắt (thay chất), số lượng xe bán ra vượt hẳn các công ty Mỹ (làm đổi lượng).
Quy luật lượng đổi chất đổi, do đó, thiếu sót; cần được tu chỉnh lại bằng quy luật “chất – lượng hỗ biến” (hỗ tương biến đổi).
Quy luật phủ định
Biện chứng phủ định là phạm trù triết học để chỉ sự phủ định và phát triển tự thân, một mắt xích trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật mới tiến bộ hơn sự vật cũ.
Để biện chứng phủ định được diễn ra trong suốt quá trình vận động của sự vật, những yếu tố tiêu cực sẽ bị thay thế bởi những yếu tố tích cực. Sự vật cũ bị sự vật mới phủ định và sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác trên sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những yếu tố tích cực mới. Do đó, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển theo vòng xoáy trôn ốc nhưng trên cơ sở phát triển cao hơn.
Mỗi lần phủ định là mỗi kết quả của đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập, hay nói khác đi, giữa mặt khẳng định và mặt phủ định của sự vật. Phủ định của phủ định là kết quả tổng hợp tất cả những yếu tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Đó là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho chu kỳ phát triển tiếp theo. Với triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Có đúng đó là quy luật chung cho sự phát triển của cả tự nhiên lẫn xã hội hay không?
Mặc dù có nhắc đến sự đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập hay tổng hợp các yếu tố tích cực trong hai quá trình phủ định, nhưng đối với tự nhiên giới (động vật) thì đó là cuộc đấu tranh đối lập cơ bắp mạnh được yếu thua, một mất một còn. Trong khi chỉ với con người mới có khả năng ‘nghị hòa’, nói khác đi là sự thống nhất các mặt đối lập cả trong tư duy, chính kiến đến hành động để mọi người cùng sống trong hòa bình ổn định.
Vì không nhìn thấy khả năng điều chỉnh quy luật đối lập huỷ diệt của tự nhiên thành ‘đối lập thống nhất’ nơi con người, nên sau 1975, cộng sản phá huỷ toàn bộ nền văn hóa và cơ sở kinh tế của miền Nam VN, thực hiện các vụ đổi tiền, đánh tư bản mại sản, xua dân đi vùng kinh tế mới… Tại những quốc gia cộng sản khác cũng tương tự như thế. Họ tiêu diệt cuộc sống nhân bản cũ để thành lập xã hội chủ nghĩa mới với đấu tranh giai cấp, giành giật phương tiện sản xuất vật chất là tất cả. Phá huỷ toàn bộ hệ thống cũ là họ đã “cắt lát” lịch sử, trong khi lịch sử phải là sự tiếp nối, tích luỹ những nhân tố tích cực của quá khứ làm nền tảng cho hiện tại để mỗi ngày mỗi mới, mỗi tiến bộ và hướng thượng hơn trong tương lai.
Phủ định không có nghĩa là bỏ đi tất cả những cái cũ, thay hoàn toàn bằng những cái mới. Phủ định là đãi lọc, loại bỏ những yếu kém cũ, lọc lấy phần tinh túy để tiếp thêm vào các yếu tố mới. Quy luật phủ định chỉ có ý nghĩa như thế khi áp dụng chung với hai quy luật “thống nhất đối lập” và “chất lượng hỗ biến” để trở thành “phủ định phủ định”, tức là một dây chuỗi đãi lọc tiến hóa không ngừng (*) để lịch sử không bị ngưng trệ hay cắt lát từng khúc.
Học thuyết của Mác còn vận dụng một cách thô thiển phép Tam đoạn luận của Duy Tâm phái. ‘Đề’ là xã hội phong kiến. Tư bản là phản đề (phủ định). Cộng sản là tổng hợp đề (phủ định của phủ định). Điểm cần lưu ý là những người cộng sản cho rằng tổng hợp đề cộng sản là nấc thang cuối cùng, cao nhất của lịch sử loài người. Xã hội con người không thể tiến xa hơn nữa. Lập luận này làm cho lịch sử bị ngưng trệ, tư tưởng bị đóng khung, không còn có thể tiến hóa.
Một số luận điểm mang tính bào chữa của cộng sản thì rất phi nhân bản. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là một trong những số đó. Cứu cánh là ‘cướp’ chính quyền thì sá gì mà họ không ‘giết lầm hơn bỏ sót’, giết người vô tội không gớm tay để thực hiện cho được mục tiêu? Không cứu cánh nào có thể biện minh cho phương tiện chủ trương gây hận thù giết hại đồng loại cả. Luận điểm đúng phải là, cứu cánh nào, phương tiện nấy.
Chủ thuyết Duy Vật không phải hoàn toàn không có những đóng góp thiết thực cho sự tiến bộ chung của loài người. Nhưng qua ba bài khảo sát vừa qua, rõ ràng là chủ thuyết này chứa đầy những thiếu sót căn bản cần được bổ khuyết. Chủ thuyết Duy Vật dựa vào tiền đề vật chất, vật chất vạn năng sản sinh ra tất cả nên hoàn toàn thiếu vắng con người. Trong khi chính con người mới sản sinh ra mọi hiện tượng sống. Chính con người mới tạo cho mọi vật và đời sống có ý nghĩa. Chính con người, theo nhà tư tưởng Lý Đông A, đã “lập tâm cho trời đất, lập mệnh cho nhân sinh” chứ không phải chỉ do tâm, do vật hay do sinh mà có.
Những người Cộng sản Việt Nam cần nhìn thấy các thiếu sót cơ bản nói trên để điều chỉnh tư duy, từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội kiểu cộng sản viển vông mà nhân loại đã chối bỏ để hòa mình vào sự tiến hóa chung của cả nhân loại, cùng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi tụt hậu và nguy cơ Hán hóa ngày càng lộ rõ, kể từ ngày đảng Cộng sản có mặt tại Việt Nam.
© Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
——————————————-
(*) Trong tài liệu “Chìa Khóa Thắng Nghĩa” viết năm 1943, Lý Đông A đã tu chỉnh ba quy luật của Mác thành: đối lập thống nhất (thay cho “mâu thuẫn”), chất lượng hỗ biến (thay cho “lượng đổi chất đổi”) và phủ định phủ định (thay cho “phủ định của phủ định”).
Thuyêt “Duy vật biện chưng” là chủ thuyêt mâu thuän, đi ngược vơi nên văn minh và phát triển của nhân loại vì tính “phủ nhận hoàn toàn thê giơi phi vật chât” đông nghïa phủ nhận mọi tôn giáo, văn hóa tâm linh…! Nêu “mâu thuân là động lực phát triển sự vật” thì mâu thuän này đưa đên sự phát triển hay diệt vong cho nhân loại ?
Nhà thơ Nguyễn chí Thiện: ” Ai đến Đức mà xem, đều hiểu rõ ông Mác là người thế nào! Sử sách còn ghi rõ, Các Mác là người chuyên đi chơi gái điếm ! Ngay cả cô đầy tớ, ông Mác cũng làm cho cô ta có con. Nhưng mà để cho bà vợ Các Mác đỡ ghen, thì ông Engels là bạn, phải nhận là con của mình !
Thế Marx với Engels là những người như thế nào? Họ đề ra “chủ nghĩa cộng sản bình đẳng bác ái, mọi người như nhau, dân tộc bốn bể là nhà, không biên giới, vô sản là anh em tất cả”, nhưng thực tế, trong những văn bản bị loại bỏ, Marx với Engels là những người rất là phân biệt chủng tộc, nói xấu Do Thái, coi dân tộc Slaves Bulgary Rumani kể cả người Nga, coi những dân tộc châu Phi châu Úc rất là hèn kém…”.
Sau khi lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng và chiếm lĩnh nuớc Nga, V, Lenin giải tán CSQT Bai và thành lập CSQT Ba nhằm bành truớng CS toàn cấu. Lenin viết sách “Luận Cuơng về các nuớc thuộc địa với nhiều hứa hẹn và cam kết hổ trợ. Không mộ nhân sĩ trí thức Á châu nào đồng tình hay quan tâm gia nhập. Ngay cả hai cụ Phan Bôi Châu và Phan Chu Trinh củng đều bá bỏ . Chỉ duy nhất ,một thanh niên tên Nguyễn Tất Thành thiếu học, ít kiến thức.kiếm sống chật vật với nghề bồi bàn, hăng say đầu quân như môt cơ hội may mắn thoát khỏi túng thiếu và thỏa mãn tham vọng.
(Trích ) Công sản chửi cộng sản” : Hiện tượng này ta gọi là “boomerang effect.”
Karl Marx viết:“Chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc của mọi tội ác bởi vì tư bản đã khuynh loát các giá trị và luân lý cơ bản của xã hội. Luật được làm ra đáng lẽ phải phản ánh nguyện vọng của người dân (nghèo); nhưng thực ra chỉ để phục vụ quyền lợi của giới tư bản giàu có thế lực. Giới cai trị giàu có chỉ làm và thông qua các đạo luật với mục đích làm lợi cho họ…” .
Karl Marx còn đi xa hơn, coi tội ác là “món quà” mà tư bản đã dành cho dân nghèo làm của riêng (sic): “Có hai loại tội ác (do chế độ tư bản gây ra): Một là, phá hoại tài sản công cộng, sát hại nhân mạng (giết người) là vì dân (nghèo) họ muốn bộc lộ sự bất mãn vì đã bị chế độ tư bản chèn ép, bóc lột quá nặng nề; Hai là, trộm cắp cướp bóc, gian lận, tham nhũng là vì lòng tham – Tham tiền, tham của, tham chức vị (greeds) – cũng lại do chế độ tư bản đã tạo ra” .
Bây giờ ta hãy nhìn vào hiện trạng tội ác, vấn đề an ninh trật tự xã hội ở các nước cộng sản nói chung và đặc biệt tại Việt Nam thì lời nói của Karl Marx mô tả thật đúng ngay chóc chế độ cộng sản đương thời. Trong lời lẽ văn hoa của Karl Marx nêu trên, chỉ việc thay hai chữ “tư bản” thành hai chữ “cộng sản” thì ngay những người dân ít học cũng nghiệm ra ngay, chẳng khó khăn gì .
LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN MÁC XÍT
Lý luận khoa học là lý luận của mọi người làm khoa học, nó phổ biến và không ràng buộc vào bất kỳ sự chủ quan nào cả. Trong lý luận khoa học, tiền đề luôn đặt ra trước, xem xét tiền đề cho thật dốc cạn, khi ấy người ta đi đến kết luận. Kết luận là mọi kết quả khoa học xác đáng được rút ra từ tiền đề như là kết luận. Giá trị khoa học của kết luận phụ thuộc vào giá trị khoa học của tiền đề. Lý luận khoa học là lý luận kiểu công tâm.
Lý luận mác xít hay lý luận kiểu Mác thì hoàn toàn ngược lại. Kết luận được đặt ra trước, kết luận được coi là nội dung tất yếu, là mục đích định sẳn để từ đó xác nhận ý nghĩa hay giá trị của tiền đề. Như đặt mục tiêu xã hội cộng sản lên trước hết, từ đó phê phán tiền đề tư bản chủ nghĩa là sai, đặt ý nghĩa vô sản như ý nghĩa cao nhất, từ đó nhận định tiền đề tư sản là sai. Tức là kiểu đặt cái cày trước con trâu, không phải đặt con trâu trước cái cày như cách thông thường. Lý luận mác xít là lý luận kiểu thị hiếu.
Từ đó có thể nhận thấy được lý luận của Mác phần lớn là ý nghĩa chủ quan, phiến diện, cảm tính, không phải mang tính khách quan, khoa học và lý tính. Nói khác đó là kiểu lý luận ngụy biện, phân tích tiền đề theo kiểu phục vụ cho ý đồ kết luận định sẳn, không phải hoàn toàn khách quan vô tư, nhằm phân tích tiền đề chính xác để đi tới kết luận chính xác. Do đó phần lớn lý luận của Mác mang tính chủ quan và phiến diện, có nghĩa thiếu sót và không hoàn toàn đầy đủ. Từ đó Mác chưa hội đủ mọi tính cách nhà khoa học hay nhà triết học chuẩn mực nhất.
Nhưng cái ngây thơ lớn nhất của Mác là quá tin tưởng mù quáng vào biện chứng luận của Hegel. Mác mặc nhiên coi biện chứng luận của Hegel là khoa học tuyệt đối, do đó cho học thuyết của mình có nền tảng khoa học nên nó cũng là khoa học tuyệt đối. Chính sự ngộ nhận này mà Mác đưa ra quan điểm chuyên chính vô sản. Đây cũng là cách đặt kết luận trước tiền đề, vì Mác không đủ bình tỉnh, thận trọng và sáng suốt để xem liệu biện chứng luận hay phép biện chứng của Hegel có thật sự chính xác, đúng đắn, khoa học không, và kể cả việc áp dụng nó cho quan niệm tuyệt đối duy vật của Mác có thật sự hữu lý và khả dĩ hay không. Đó chính là sự bất cẩn hay sư thiếu thận trọng hoặc thuần túy chủ quan, một chiều, áp đặt và độc đoán của Mác.
ĐẠI NGÀN
(15/5/16)
Tiến sĩ triết họcTrần Đức Thảo : “Chính Kác Mác đã sai, sai không phải chỉ vì bị vận dụng sai, bị hiểu sai , mà chủ nghĩa Mác sai từ học thuyết gốc gác của nó về đấu tranh giai cấp, nó sai hoàn toàn, nó chỉ có hại”… “chủ nghĩa Mác đem áp dụng ở đâu là gây tai họa ở đó, dù là ở Liên Xô cũ hay ở Trung Quốc, ở Đông Âu hay ở Việt Nam, ở Bắc Triều Tiên hay ở Campuchia “.
Biện chứng pháp duy vật của Mác có hạt nhân là biện chứng pháp của Hegel. Mác cho rằng Hegel “trồng cây chuối” trong biện chứng pháp của mình, biện chứng lộn ngược hay biện chứng duy tâm. Mác đã chỉnh cho biện chứng pháp Hegel đi bằng hai chân cho hợp lí, biện chứng thuận chiều hay biện chứng duy vật. Cho tới nay, duy tâm hay duy vật đúng vẫn chưa rành rọt, rõ ràng thế mà từ thế kỉ XIX, Mác đã khẳng định mình đúng còn Hegel sai thì đủ biết triết gia này chủ quan, hợm hĩnh, thiếu khiêm tốn.
Mâu thuẫn trong chủ nghĩa Mác là mâu thuẫn tiêu diệt, thí dụ: cái nóng mâu thuẫn với cái lạnh nhưng cái nóng có tiêu diệt cái lạnh hay nóng và lạnh trung hòa nhau đưa đến thời tiết mát mẻ, ôn hòa? Axit đối lập với bazo nhưng hai cái này có tiệt tiêu nhau không? Không! Axit + bazo thì axit chuyển hóa thành mặt đối lập của nó là bazo và ngược lại bazo chuyển thành axit. Sự chuyển hóa lẫn nhau này tạo ra sự trung hòa. Trong nguyên tử có proton tích điện + và electron tích điện -, hai thể đối lập này có tiêu diệt nhau không? Không! Hai hạt tử tích điện trái dấu này hợp nhau tạo ra nguyên tử trung hòa điện. Tôi chỉ suy nghĩ như thế thì thấy Mác đã sai vì ông đã nhìn sự biến đổi vô thường của thế gian bằng con mắt khiếm khuyết, hời hợt và rất chủ quan. Ông đã không thấy mâu thuẫn bổ sung giữa hai thể đối lập.
Sự chủ quan của Mác lại được những người theo Mác sau này vận dụng vào thực tế xã hội con người thì có biết bao nhiêu chuyện chướng tai, gai mắt; biết bao máu đổ, thịt rơi, biết bao tàn phá hủy diệt, biết bao hận thù , ai oán đã và đang xảy ra.
BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Cái hạt nhân của thuyết Mác là biện chứng luận của Hegel. Nhưng biện chứng luận của Hegel chỉ phù hợp khi nó duy tâm. Mác đem cái bản chất duy tâm sang duy vật chỉ là cách làm trật chìa. Bởi vậy cái gọi là biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử trong lý thuyết Mác chẳng có cơ sở khoa học hay triết học nào cả. Đó chỉ là cách cương đại, cách râu ông nọ cằm bà kia, cách cả vú lấp miệng em mà không là gì khác. Điều khôi hài là suốt gần cả thế kỷ ở các trường đại học tại Việt Nam người ta chỉ cố gắng nhồi nhét một chiều hoàn toàn thiếu thông minh về điều đó.
Nói cách khác, chỉ có tinh thần, ý thức con người là có phương pháp biện chứng, tức biện chứng luận, vì đó là đặc trưng của nguyên lý nhận thức của trí óc con người. Ngược lại trong thiên nhiên chẳng có cái gì là “biện chứng” cả, vì trong thiên nhiên chỉ có trật tự cấu trúc và sự diễn tiến hoặc phát triển đi lên hay tàn lụi theo tuyến tính mà thôi. Sử dĩ con người cho thiên nhiên cũng biện chứng đó là vì qua lăng kính nhận thức biện chứng của con người.
Nhưng Mác là người hoàn toàn duy vật nên chỉ nhìn nhận vật chất còn phủ nhận ý nghĩa nhận thức duy tâm của đầu óc con người. Mác quên rằng thiên nhiên sẽ không là gì cả đối với con người nếu con người không có sự nhận thức về chính thiên nhiên đó. Có nghĩa lý luận duy vật của Mác hoàn toàn ngây thơ, phiến diện, chủ quan, một chiều nên chỉ đơn phương và độc đoán. Nhưng dù vậy, Mác lại ưa kiểu lý luận tư biện thuần túy, nên cái được Mác tự nhận là khoa học thực chất hoàn toàn phản khoa học, vì nó chỉ là cách lý luận mang tính thị hiếu, áp đặt, hay chủ yếu lấy kết luận làm điề kiện cho tiền đề như trên đã nói.
Bởi vậy nói cho cùng lại, học thuyết của Mác phần lớn chỉ mang tính không tưởng là như thế. Vì nó chỉ thuần túy tư biện nên thiên về tưởng tượng hơn là thiên về thực chất hay thực tế. Chẳng hạn lấy nguyên lý phủ định của phủ định để cho kinh tế tư bản sẽ tự đào mồ chôn nó, cũng từ đó cho rằng xã hội cộng sản trong tương lai nhất thiết đạt tới được, cho dù điều đó là hoàn toàn không tưởng. Vì Mác bất chấp yếu tố tâm lý cá nhân cũng như tâm lý xã hội là yếu tố tiền đề nhất thiết phải có. Mác chỉ lấy biện chứng của Hegel như là đôi giày để gọt chân lịch sử phát triển của nhân loại cho vừa vào đó. Mác như người say thuốc, sống hoàn toàn bằng ảo giác, lấy cái mộng thay cho cái thực là như vây.
NGÀN KHƠI
(15/5/16)