WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

14492568_340330039648525_339910693104216411_n

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến – phải gọi như vậy – của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

14469556_340330366315159_5837508061603700847_n

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS – đã biện bạch rằng: ” Không ai chọn được láng giềng”, thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: “Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá” – Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời “tuyên thệ” được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua… Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa” rồi thì “tổn hại cho đất nước?”…

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng “biển đã hết độc”… nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng… để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến?

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và… vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh… Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn

Chúng tôi đã có bài viết: “Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?”. Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm “hỗ trợ” và “đền bù” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự “hỗ trợ” từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.

Hà Nội, ngày 27/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh (FRA)

(Ảnh Lê Văn Sơn)

23 Phản hồi cho “Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ”

  1. Hồng Gấm says:

    Hồng Gấm thấy vô lý quá, nhờ cách mạng VN thành công; đất nước ta trở nên độc lập giầu có và thịnh vượng. Nhân dân nhà nào cũng có ti vi tủ lạnh, xe con, xe cúp; tiền bạc dân ta xài không hết phải gửi vào ngân hàn g và nhiều người còn mang tiền ra nước ngoài đầu tư, mua nhà ở Mỹ ở Thụy Sĩ và châu âu. Ở thành phố HCM và Hà Nội nước ta đã có nhưng ngôi nhà cao gần 100 tần g. Nhờ chính sách sang suốt của đảng CSVN nên nước ta ngày nay có vô số đại gia với số tiền hàn g tỉ đô la. Nhân dân VN thì khắp nước chỗ nào cũng xây nhà lầu xe con. Thế thì Hồng Gấm không hiểu mấy người thiểu số công giáo họ biểu tình và bất mãn cái gì? Phải chăng họ bị tuyên truyền bởi những thế lực tay sai phản động muốn lật đổ chính quyền CS?

    Phọc Mô Sa người ta đã nhân đạo bồi thường cho họ rồi mà họ còn đòi gì nữa? Họ lười being không chịu lao động nên họ nghèo, lỗi không phải là do Phọc Mô Sa nhưng vì Phọc Mô Sa làm ăn thành công trên vùng đất của họ nên mở long nhân đạo bố thí cho họ chút tiền để chia sẻ; gọi là bồi thường nhưng Phọc Mô Sa đâu có làm họ thiệt hại gì mà phải bồi thường. Phọc Mô Sa tới đó làm ăn là được sự thỏa thuận của chính phủ CHXHCNVN, và đã trả đủ tiền đầu tư cho chính phủ VN, và như vậy là không có nợ nần hay gây thiệt hại cho ai mà phải bồi thường. Biển là biển của chính phủ và nhân dân VN, không phải của mấy người thiểu số công giáo đó. Dĩ nhiên làm ăn thì phải đổ chat thải ra biển chứ đổ đi đâu bây giờ? Phọc Mô Sa có bao giờ chở chat thải đổ vào nhà mấy người công giáo đó chưa mà họ cứ biểu tình đòi bồi thường? Họ sản xuất không gây thiệt hại gì cho môi trường VN cả, và giả sử nếu họ có gây thiệt hại cho biển thì chỉ có chính phủ nước CHXHCNVN mới có quyền đòi bồi thường mà thôi. Đảng và nhà nước đã nghiên cứu sáng suốt thấy không có gì phải đòi hỏi Phọc Mô Sa được. Luật lệ và hợp đồng làm ăn với họ thì nhà nước và nhân dân VN phải chấp hành, không ai có quyền đuổi họ đi đâu được. Chính phủ VN ta luôn chấp hành nghiêm chỉnh những gì đã thỏa thuận với và có trách nhiệm phải bảo vệ họ, bảo vệ công việc làm ăn của họ. Họ có lời thì nước ta mới có lời, có ngoại tệ để phát triển kinh tế.

    Mấy người thiểu số công giáo đó không muốn làm nghề chài lưới nữa thì xin vào hang Phọc Mô Sa làm công nhân, không thì về thành phố làm trong các xí nghiệp. Phọc Mô Sa họ đã bảo rồi, muốn ăn thép hay muốn ăn cá , phải chọn một trong 2 thứ, không thể đòi hỏi cả hai. Mấy người đó bây giờ có tiền bồi thường cho Phọc Mô Sa với cái hợp đồng làm ăn mấy chục năm của họ ở đó không mà đòi đuổi họ đi. Ối giời đất ơi sao lắm người ngu thế, người ta mang thép tới cho mình sản xuất, mang việc tới cho mình làm ăn có tiền để phát triển kinh tế xây dung đất nước thế mà cứ tiếc mấy con cá thối ấy mãi. Mai mốt bán thép có tiền thi` nước ta nhập khẩu cá thu, cua bể và tôm hùm của Mỹ với cá su si của nhật bán cho cả nước ăn. Mai mốt nước ta có nhiều thép bán, nhân dân ta sẽ ăn toàn hải sản với sô cô la thôi.

    • giang hồ says:

      Dư lợn viên hồng gấm à, định không viết nhưng mi quá ngu xuẩn đến nổi đây không ghìm được cơn khinh bỉ. Đồ dư LỢN viên không não.

    • Tudo.com says:

      Nhờ cách mạng cái con. . .khỉ khô.

      Chứ không phải bọn thực dân Bắc Cộng vô miền Nam hốt TV, tủ lạnh của dân VNCH sao? Rồi còn nổ miền Bắc tv, tủ lạnh chạy đầy đường, thiếu điều đụng banh mả của. . . Hồ Chí Minh.

      Mấy cái nhà building cao đó là của tụi tư bản ngoại quốc đầu tư nó cất đó. Còn chuyển tiền ra nước ngoài là tiền của mấy quan tham VC chứ dân bệnh chết không tiền mua hòm phải bó chiếu chở xác trên xe máy đem về chôn không thấy sao?

    • Tt says:

      Hồng Gấm chuyên ăn phân của bọn Tàu cộng hay sao mà Việt như vậy?

  2. Hồng Gấm says:

    Nước ta có tới 90% là phật giáo, chỉ có 5% là công giáo; thế mà từ trước tới nay chỉ có nhóm ít người này nổi dậy chống những công trình phát triển kinh tế của nhà nước. Tại sao phật giáo người ta không chống phá chính quyền mà chỉ có công giáo, những nhóm thiểu số muốn cản trở bánh xe lịch sử của đảng và nhà nước.

    Tại vì phật giáo là yêu nước, người ta chỉ biểu tình tự thiêu chống Mỹ Ngụy và những thế lực tay sai phản động mà thôi. Tại sao công giáo chỉ dám biểu tình mà không dám tự thiêu? Và tại sao họ không dám đem bàn thờ ra đường biểu tình như phật giáo đấu tranh chống Mỹ Ngụy.

    • An Thới says:

      So sánh khập khễnh.

    • Tran Vinh says:

      “Nước ta có tới 90% là phật giáo, chỉ có 5% là công giáo;” – Hồng Gấm .

      Dư lợn viên ăn phân (fund) trong chuồng heo Tuyên Giáo của bọn Cộng sản láo lường chỉ nói láo :

      Theo bản tin ngày 24 tháng 3 năm 2013 của Christ Brummitt thuộc hãng thông tấn quốc gia AP của Hoa kỳ : Về tôn giáo, 8% dân số Việt nam theo đạo Công giáo, 16 phần trăm Phật giáo, 45 phần trăm theo các tôn giáo khác. Trích dẫn từ cuộc thăm dò dư luận năm 2010 của Pew Forum on Religion and Public Life.

      • Trần Vinh Xực Fund says:

        Nước Đại Việt từ xưa là nước theo Phật giáo chứ không phải Ky-tô giáo. Xin trích dẫn:

        Đạo Công giáo là tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 – 2010), có số lượng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật giáo). Bài viết này xin được khái quát một số nét cơ bản về đạo Công giáo ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau:

        1- Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 – 1884
        Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước.
        Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo sĩ In-nê-khu là các giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550; linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588… và thời gian này công cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò.
        Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thánh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt.
        Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt – Bồ – La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày… bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp. Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
        Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm 1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.
        Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều “cơ hội” cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam. Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot Thể cai quản. Đến năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord và giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Gauthier cai quản. Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); tiếp theo là một loạt các giáo phận mới được chia tách.
        Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong trị nước yên dân. Nên trong qúa trình truyền giáo nhất là thời Nhà Nguyễn đạo Công giáo cũng bị cấm gay gắt, nhất là thời vua Minh Mạng, Tự Đức. Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa triều đình Nhà Nguyễn với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo. Đến hoà ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định.
        Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưng đạo Công giáo đã tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ truyền giáo tiếp theo.

        2- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1884 – 1954
        Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam. Việc truyền giáo không còn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican.
        Toà Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu… được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo; năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ… ở Việt Nam. Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân.
        Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lợi dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư. Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam. Vì vậy thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người.

        3- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1954 – 1975
        Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền:
        Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, giáo dân 60%, có những địa phận như: Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng có số người Công giáo di cư đông. Các sinh hoạt tôn giáo trong giai đoạn này lắng xuống do thiếu người hướng dẫn việc đạo. Hoạt động chủ yếu là giữ đạo.
        Miền Nam: cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi động, số giáo dân tăng nhanh. Một số giáo phận mới được thành lập như: Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm 1957).
        Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Công giáo Việt Nam, đó là ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các Giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh dấu vị thế mới của đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Và các giáo phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960 Giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh; với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng sinh.
        Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội Công giáo Việt Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo dân ra nước ngoài. Tại miền Nam chỉ còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà) 2.000 linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo.

        4. Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay
        Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo hội Công giáo hai miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một đất nước độc lập, hoà bình. Đồng bào Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh.
        Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
        Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn 6 triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 3.500 linh mục, hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội có 10 giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh; giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Ban Mê Thuột; giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh gồm 10 giáo phận: thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa. Đứng đầu 03 giáo tỉnh là 03 Tổng giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập năm 1980, trụ sở tại Toà Giám mục Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, thành phố Hà Nội. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục Việt Nam 3 năm đại hội 1 lần và hàng năm có hội nghị thường niên. Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội lần thứ XI. Giúp việc cho Hội đồng Giám mục có 17 Uỷ ban Giám mục đặc trách các vấn đề của Giáo hội.
        Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp nguồn giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội. Sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh, mỗi giáo tỉnh có 2 Đại chủng viện. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại chủng viện Vinh – Thanh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đại chủng viện Huế và Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang đào tạo linh mục cho 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Đại chủng viện Sao Biển – Nha Trang và Đại chủng viện Thánh Giuse thành phố Hồ Chí Minh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh.
        Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam.

        Phương Liên

        Đọc bài này chúng ta mới thấy kẻ ăn Fund chính tên Trần Vinh

      • Dưlợnviêncôngsảnănphân says:

        Ở xứ Mỹ có biết bao nhiêu thú giải trí để hưởng thụ, hưỡn đâu mà ngồi đọc một bài viết dài thoòong do một tên dư lợn viên ăn phân của chuồng heo Tuyên Giáo của bè lũ Cộng sản láo lường tha lên diễn đàn ?! Nữa là chẳng ai biết tác giả Phương Liên là tên cha căng chú kiết nào sất ?!

        Điều nực cười là chỉ cần một cái liếc mắt vào bài viết trong vài giây là đã nhận thấy tên dư lợn viên này là một đứa óc ngắn ngu đần . Vấn đề đang tranh luận ở đây là tỷ số dân Việt theo Phật giáo, ấy thế mà tên dư lợn viên này lại mang lên diễn đàn một bài viết về diễn trình du nhập của Phật giáo và Công giáo vào Việt nam.

        Chậc chậc ! Suốt đêm thức trắng Google tìm ra được bài viết này, hí hửng tưởng phen này chắc ăn, nào ngờ lại càng tỏ ra cái ngu đần của một tên dư lợn viên cộng sản láo lường !

      • thịhĩm says:

        Phương Liên là Ai ? Người Công giáo Phật Giáo ,cán bộ tuyên vận cs hay là người cs ?và cái thằng “Trần Vinh Xực Fund says:” là AI ? Phương Liên?
        Bản tin của Trân Vinh có chứng cớ . Nó là thông kê của năm 2013.So vói thông kê 2010 thì có tăng chút đỉnh,đao cg năm 2010 theo thông kê là 7,2% (cg(6,7%+Tinlành 0,5%) .Dân số tăng thì cố nhiên người theo đạo cũng tăng .)
        Tuy nhiên PG 90% là nói quá đáng . Chỉ có 9,3% năm 2010 và 2013 là 11% .Ngoài ra còn Hòa Hảo Cao Đài và Hồi Giáo ,CS 3,3% (tinh người có đãng tịch).Lương giáo chiêm hầu hết dân chúng. Số này thờ Phật Lão Trang và thần quyền ,họ không là thuần túy đạo Phật.(thế giới (the world :christians 33.32%.Còn lại các đạo khác + không đạo /trong đó PGiao (buddhists 5,84%/7 tỉ người)
        Kết luận Trân Vinh chỉ phản hồi DLV Hồng Gấm đã nói SAI (thiếu kiến thức hay là DLV cs vô đạo : PG do Hùng Vương thành lập và (“……có tới 90% là phật giáo, chỉ có 5% là công giáo;” – Hồng Gấm .)
        Vậy trong 3 người Ai NGẬM PHÂN Ai XƯC PHÂN và AI là người nói lên sự thực có “cầu chứng”?
        &&&&
        Nước ĐViệt xưa (là bao lâu ? Tổ Hông bàng ?) KHÔNG có tôn giáo. Thờ ma qủi thần mặt trăng mặt trời ,cây đa ,thạch đá ,sông suối (hà bá, tthuồng luồng/ tập tục đó ngày nay đã bớt nhưng vẫn còn thờ đất đai ,ma xó ,cô hôn các đảng ,thành hoàng như thân ăn mày ,thần ăn trôm ,thần ăn cướp (như HCM).thần trâu,bo,cọp… và cả thờ thần lồn ,thần cặc ( VN vừa làm lể ,gọi là văn hóa VN xưa)….
        Mãi tới khi Tàu qua đô hộ mới đem PG qua VN,dạy chử nghĩa ,kinh sách ,khổng lảo trang Phật lúc đó bàng bạc trong người VN( Sữ ký VN)…
        Cố nhiên lúc đó chỉ có Một TH là lớn nhất .là trung tâm điểm của các nước chung quanh ,kể cả VN. Khi Tàu suy yếu thì các nước quấy phá Tàu ,và khi Tàu mạnh thì Tàu đem quân tiểu trừ các nước (bộ lạc) hay quấy phá họ …Do đó KHÔNG LẤY CHI LÀM LẠ VÀ ĐÁNG ÚY PHỤC NGƯỠNG MỘ KIÊU HẢNH là PG có từ tồ Hùng Vương sáng lập (như DLV Hông Gấm viết) Hay Đạo CG có mặt tai VN sau Phật giáo vì đó là do Lịch sử Đông Tây chưa gặp nhau…Mãi tới khi văn minh Tây Phương phát triển mạnh lúc đó mới bung ra đi buôn bán và đạo CG cũng theo các nhà buôn các nước Tây Phương vào Trung Hoa sau đó vào VN (của biển Hôi An /QN )Phố H.AN là fai foo do câu trả lời của người Việt không hiểu tiếng người ngoại quốc nên đã xác nhận HAn ” phải phố” ).
        Đạo CG truyền từ năm thế kỹ (TVXPsays) mà là tôn giáo có tín đò lớn thứ 2 sau PG thì chứng tỏ giáo lý đó cũng có sao mới thuyết phục người ta theo CG…Tuy vậy đứng thứ 2 sau PG không là đứng sau 90% PG mà đứng sau 11% PG (CG 7%).
        CS là tam vô ,trong đó có vô tôn giáo vì nguyên cs lại là một tôn giáo mới . Muốn Phát triern phải dẹp các tôn giáo khác . Nhưng ngay cả tổ CS là Nga cũng không dẹp được nên cuối cùng vẩn đẻ nguyên vói nhiều hạn chế áp bức. Ở VN cũng vậy.Do đó hét PG bị nạn (san bằng chùa Liên trì) đến CG (đàn áp ở Tam Tòa /Hà Nội ) rồi đến,Cao Đài ,Hòa Hảo…và xoay ngược lại…
        Hôm ròi vụ 600 giáo dân Hà Tỉnh cầm đơn kiện Formosa và Chủ Nhật vừa qua 16,000 dân do CG kêu gọi biểu tình ở Hà tỉnh đẻ lên án Formosa và ngụy quyền CS che chở cho chúng . 16,000 người VN không phân biệt tôn giáo,kiến thức ,giàu nghèo….đều 01 lòng đưng lên đòi hỏi quyền “Làm chủ đất nước và đã đão nhưng tên bao che Formosa ,tham ô tham nhũng ,,,
        ĐÓ LÀ ĐIỀU ĐÁNG CA NGỢI …
        (thịhĩm)

    • Tran Vinh says:

      “Tại sao phật giáo người ta không chống phá chính quyền ” – .Hồng Gấm

      Người Phật tử chân chính Trần Trung Đạo có câu trả lời cho dư lợn viên trong chuồng heo Tuyên Giáo của lũ tà quyền Cộng sản đây này :

      http://www.trantrungdao.com/?p=2146

      ( Trích ) Trần Trung Đạo: Các hiện tượng tha hóa trong “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” tại Việt Nam :

      Sự tha hóa đáng xấu hổ là sự tha hóa trong hàng ngũ lãnh đạo của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” tại Việt Nam.

      Thật vậy, từ khi được đảng CSVN thành lập ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội và được xếp vào một trong 37 thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” chỉ là một đoàn thể xã hội giống như các đoàn thể khác trong mặt trận như Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hội kế hoạch hoá gia đình Việt nam v.v.. Một tôn giáo có lịch sử hai ngàn năm và đã đóng góp một phần không nhỏ cho mảnh đất hình chữ S này còn tồn tại trên bản đồ thế giới, bị đặt vào vị trí ngang hàng với một hội làm vườn, cắt cỏ nhưng không một lãnh đạo Phật Giáo nào phàn nàn hay thắc mắc.

      Sự tuân phục, phụ thuộc của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” vào Đảng CS trầm trọng đến mức nhiều văn kiện từ một bài văn, bài báo bình thường cho đến đạo từ quan trọng nhân đại lễ Phật Đản của Pháp Chủ tối cao cũng không quên dành một phần lớn để ca ngợi công ơn cao dày của Đảng. Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” công bố nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2556, tháng 5 năm 2012 là một bằng chứng.
      ……….
      Hai ngàn năm trăm năm từ ngày đại nguyện đó, trên đất nước Việt Nam có những kẻ tự nhận là con Phật, chọn ngày sinh của ngài để vinh danh, ca ngợi tầng lớp cai trị đang chà đạp lên những quyền căn bản của con người mà đức Phật đã dành 45 năm để xiễn dương giá trị. Một câu cũng Đảng, hai câu cũng Đảng, không một dòng nào trong đạo từ nhắc đến ý nghĩa sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa và bảy bước đi trên bảy đoá sen màu nhiệm. Không một câu nào trong đạo từ giải thích ý nghĩa vi diệu của câu nói đầu đời “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” mà Thái Tử Tất Đạt Đa cất lên.

      Sự suy thoái của Phật Giáo từ cuối thời nhà Trần như cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết trong Lịch sử Phật Giáo Việt Nam không chỉ là một bằng chứng mà còn là bài học “Thế mà Ðạo Phật trong đời nhà Trần, chỉ thịnh phát trong khoảng 50 năm đầu, rồi dừng lại và thoái bộ mãi. Vì hai lý do làm cho Ðạo Phật không thể tiến phát được là ở bên ngoài, sự cạnh tranh ráo riết, có nhiều khi là cả một sự đàn áp của Khổng-Giáo; và ở bên trong, giáo lý Ðạo Phật dần dần bị xen lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo, ngoại đạo mà các vua chúa trong đời nhà Trần rất sùng mộ.”

      Hôm nay, một lần nữa, thỏa hiệp với giới cai trị và biến đạo Phật thành một loại tà đạo mê tín dị đoan là hai hiện tượng tha hóa phổ biến của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” tại Việt Nam.

      Ngoài những đạo từ, bài viết, phát biểu nịnh bợ Đảng và nhà nước CS của lãnh đạo giáo hội trung ương cũng như của giáo hội địa phương vừa nêu, còn rất nhiều thông điệp, đạo từ, bài văn, bài báo tương tự, bắt đầu bằng ca ngợi đảng và chấm dứt bằng tung hô đảng không thể nào trích hết ra đây.
      ………..
      Ngày nay, tình trạng “giáo lý Ðạo Phật dần dần bị xen lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo, ngoại đạo” cũng trầm trọng không kém cuối đời nhà Trần như cố đại lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã phân tích. Ngày rằm tháng Giêng chùa nào cũng đông đúc người sắp hàng xin xăm bói quẻ nhưng không lâu trước đó đại lễ Phật Thành Đạo mùng 8 tháng Chạp, ngày đạo Phật chính thức có mặt trên cõi ta bà này, lại thưa vắng người đi. Trong nhiều trường hợp, các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” chẳng những không ngăn chận tình trạng mê tín dị đoan mà còn khai thác sự mê muội của người dân vốn đã nghèo để thu góp tiền cúng sao, giải hạn.

    • Tudo.com says:

      (. . .những nhóm thiểu số muốn cản trở bánh xe lịch sử của đảng và nhà nước.)

      Cản trở vậy mà bánh xe nhà nước ta cứ đâm đầu định hướng. . .Cả Nút Xuống Hố!

      Nếu không cản là đã xuống biển mẹ nó rồi Gấm à.

      Tại sao Công giáo dám biểu tình mà Phật giáo không dám?
      Nghe Gấm hỏi là biết loại Gấm bị ngâm. . .Giấm rồi!

      Thì Công giáo dám là nhờ hệ thống tổ chức giáo hội chặc chẻ, ít bị côn an xâm nhập, đặc biệt nhờ Vatican backup. Mà đụng tới Vatican là bác Hồ khó. . .đào thai.

      Những nhà tu Phật giáo chân chính như Thích Quảng Độ thì bị nhốt cách ly với Phật tử, còn chùa thì toàn là thượng toạ đại đức côn an dẫn đĩ vào nhậu thịt chó thì Phật tử nào dám biểu tình?

    • v.t.n.anh says:

      Miên Trung ,chùa Từ Đ, hầu hết đều là cs hay có cảm tình vói cs .TQ có tên trong sổ theo dỏi của phong NHì (deuxième bureau)Pháp ,sau chuyễn giao qua VN CH và cố nhiên Mỹ cũng biết . T.HuyềnQ là chủ tịch Giáo Hôi yêu nước Liên khu 5 (VC) vói các khuôn hội PG và TNPT do B/s Lê Đinh T. ,Hội trưỡng Hội PG Trung Kỳ thành lập (sau 75 có trở về quê QN) Sau 75 chính Tố Hữu xác nhận TQ được hắn ta giới thiêu vô đãng CS tai Hà Nội . Sau này phía Mỹ phủ nhận TQ không là CS boi vì Mỹ có lẻ không muốn gây rắc rối vói tôn giáo chính trị,ngoài ra con giử chút sỉ diện là Mỹ đã câu kết với cs (mà Mỹ muốn chận đứng hay tiêu diệt) đẻ lật đỏ chính quyên Ngô Đinh Diệm :chúng nó chỉ là lợi dụng nhau và trong cuộc chiến này ,Mỹ đã bị các sư VN xỏ mủi .Mỹ là vậy . Khi còn cố vấn cho QD Đ TGTh…,đã khuyến cáo Họ Tưỡng dân chủ như Mỹ và báo cáo xấu về chính quyền TGT về Mỹ. Sau này TT Mỹ gởi 3 cố vân đặc biệt thì họ kiêu căng ,phách lối đã thúc ép về v/đ dân chủ ,mô hinh Mỹ lúc đó và ra lệnh cho quân Tưỡng rời chột trọng yếu mà MTĐ không làm sao “nhổ” đẻ thoát khỏi bị bao vây . TGT đã làm văn thư gởi TT Mỹ y/c rút 3 tên đặc sứ đó về Mỹ và xin lổi TGT.(hồi ký “80 nói chuyện 80 (tuổi) ” ( Lâm Ngữ Đường /Lưu Khôn dịch )
      Cho nên PG VN miền Trung là ổ CS và trong chiến dịch đánh phá miền Nam vói danh nghĩa tôn giáo (Thích ca)chỉ vì một lá cờ mà nay thấy rỏ là oan khuất của lịch sử (vì chính Ông NDD đả có văn thư hoản thi hành việc treo cò năm đó /trong phim TranChâuCảng cũng có nói là Mỹ biết trước Nhật thả bom TCC ,nhưng không ai tin .Bản báo cáo khẩn trên bàn TT không được đọc vi là Ngày thứ 7 TT Mỹ bận đi đánh Golf và cũng chẳng ai để ý trình CĐ lưu ý đó nên thiệt hại ở TCC khá lớn,rúng động. cả nước Mỹ)
      Trí Q. muốn trở thành Quốc Sư , một Vạn Hạnh lịch sử của thời đại mới . Trí Q cũng đã nói là “được đạo thì mất đời được đời thì mất đạo ‘ Và bọn chen lập nha tuyên úy PG ,nhưng không đủ CB nên đào luyện cấp tóc ,nằm trong tuổi độmg viên .phong sq/t.u PG và một số đông trốn QD đã chui vào đây cũng như VC lợi dụng cạo trọc dầu vân áo cà sa đẻ dể dàng hoạt động …Sau 75 thi câu nói của TQ đã sai vì cả 2 ĐẠO và ĐỜI đều MẤT .TQ bị quản chế.GIÀ chưa chết vì con trả Nghiệp…Cái nghiệp tốt hay xấu sẻ có quả tốt hay xáu . Nó bàng bạc trong cuộc đời con người đông tây,không phải là khám phá mới mẻ gì của Thích Ca ,nhưng Ngài đã nhận ra và đúc kết giải thích và chứng minh Nó … Bởi vậy cái giáo lý của Ngài ngày nay được các thức giả tây phương nghiên cứu ,như một lọi triết học cao siêu mà thôi !
      Những hành động đem Phật xuống đường ,có đẻ nơi đông rác hôi thôi,mà ai đi ngang qua vô tình làm nghiêng bàn thờ là bị tụi du đảng đánh.hội đồng ..Hay ở ngoài Huế cho đồng bào biểu tình nằm lăn ra đường để cản xe tăng và linh đi tiếp viện đồn bị VC tấn công,cũng gióngnhư 68 cho tù VC bị nhốt trong các kho chứa đạn của Pháp (9 hầm) ,mặc áo tu,cạo trọc đầu (LThành)khi được bọn TQ VC thả ra đẻ đỏ tội cho chính quyền NĐ đàn áp Phật giáo và ngoa ngôn xảo ngử đẻ che dấu cái ý đồ phản dân hại nước cấu kết vói giặc cộng tân công miền Nam VN,bêu xấu người cg yêu nứớc thương dân và chống cộng như bất cứ người VN nào ,và ử bất cứ tôn giáo nào hay không có tôn giáo nào(Năm 75 nói chuyên vói các LM thoải mái hơn vì không sợ đi báo cáo vói chính quền cs như mấy tên PG hay gọi là PT.) Bây giờ không ai không thể không thừa nhận là chính PG (miền Trung và miền Bắc di cư) cấu kết vói CSVN đẻ làm cho một VN tan hoang như hôm nay.
      Cho nên Hồng gấm dlv nên hiểu một tí sự thực, PG không phải là có xuống đường chống đàn áp tăng ni phật tử,đòi quyền tự do tôn giáo . Tôn giáo ? Đòi hoi cái “mẹ gì” nữa khi cái tự do đó đã có nhưng lại phá đi ,chạy theo dối trá và bịp bợm. Và điều này cũng chứng minh cho bọn theo cộng vẫn ra rả tuyên truyền ngạo ngược mà ai nghe cũng tức cười như đạo Phật có 90% (hay 99%) dân Việt Nam theo ,hay đạo Phật do tổ Hùng Vương thành lập(Hồng Gấm)
      Vụ Formosa cá nhân người góp ý không ‘tuyên truyền “ mang lạc quan cho dân Việt Nam như khoai -lang –đá- đỏ hay chống đói như Hồng Gấm VC thiếu trí năng như Hồng Gấm. Một tên thì cái gì cũng chống ,chông cả những người chống cộng ,coi như là Mạnh tử ,giảng giải đạo đức nhung lại chỉ chống phá các người yêu nước đang tìm cách giải thể ngụy quyền cs . Nếu nói thẳng ,chỉ là một trong những tên quậy công đồng như ĐVA,PVT,ĐTT,NVH .LM và đò đẹ của lão ta là K.A…. Một tên thì thiếu hay giả bộ thiếu hay NGU thật nhưng không thể không coi là chúng phối hợp vói nhau đẻ công kích người QG ,chống phá CG theo Giáo Đ …Cúng như vụ NBG và TVThanh… chúng cũng cấu kết vói nhau lừa không những người QG trí thức Mao trạch Đông mà còn lừa lớn hơn là Mỹ hay các nước tự do đẻ có nơi ăn chốn ở làm kẻ lưu vong vói đồng tiền ăn cướp được của ND VN trong đó có cả 600 giáo dân Hà Tính xếp hang thứ tự ,cầm lá đơn khiếu kiện “ÔNG TRỜI”(lảo thiên đa ác quái!)
      (vtna)

    • Tt says:

      Đây là một tên Tàu chệt víết tíêng Vịêt! Lụân điều của hắn là làm cho những ngừơi con Phật lầm tửơng bọn ” Phật Giáo Quốc doanh” là Phật giáo thật!

  3. tonydo says:

    Kính xin Mạc Chủ Nhiệm cùng BBT cho tôi gửi hai bài từ báo điện tử Hà Tĩnh, số ra ngày hôm nay, 28-09-2016. Nó hơi dài, xin Chủ Nhiệm thông cảm.
    Xin cám ơn!

    08:00 29/09/2016 Formosa xả thải Hà Tĩnh.
    Dù đã được gia hạn thời gian nhưng một số đơn vị vẫn chưa hoàn thành việc tự kiểm điểm và nhận trách nhiệm liên quan đến việc Formosa xả thải.

    Chiều 28.9, ông Phạm Quang Đệ, Chánh thanh tra Sở Nội vụ Hà Tĩnh, cho biết dù đã được gia hạn thời gian nhưng một số đơn vị vẫn chưa hoàn thành việc tự kiểm điểm và nhận trách nhiệm liên quan đến việc Formosa xả thải, gây sự cố môi trường biển và chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định, theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

    Theo ông Đệ, đầu tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu giám đốc các sở TN-MT, Công thương, Công an tỉnh; Trưởng BQL khu kinh tế tỉnh và Chủ tịch UBND TX.Kỳ Anh tổ chức tự kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; đồng thời tự nhận hình thức kỷ luật và có hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 15.8.

    Tuy nhiên, đến hạn chót, các đơn vị vẫn chưa hoàn thành và chưa nghiêm túc trong việc kiểm điểm. Ngày 21.9, Sở Nội vụ Hà Tĩnh tiếp tục có văn bản đề nghị các đơn vị sớm hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm điểm trước ngày 26.9. Hiện BQL khu kinh tế tỉnh và UBND TX.Kỳ Anh vẫn chưa nộp báo cáo.
    Phan Ngọc.

    Hà Tĩnh: Ăn thịt vịt nhầm thành ngan, bị công an kêu lên tra khảo.
    Một người dân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương vùng đầu, gãy răng và thủng màng nhĩ. Gia đình nạn nhân tố cáo, anh bị CA bức cung vì nghi ăn trộm ngan của nhà hàng xóm.

    Đến tận 20h cùng ngày, khi anh Hiệp không đủ sức chịu đựng, nhóm người này đã trả “nghi can” cho gia đình.
    Khi người thân chở anh Hiệp ra khỏi cổng UBND xã thì nạn nhân có dấu hiệu mất sức, lịm đi, gia đình buộc gọi taxi đến chở về nhà và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn mửa, người mê man.
    Tại đây, bác sỹ cho biết, anh Hiệp bị thủng màng nhĩ, đa chấn thương não, nên phải chuyển ra Hà Nội điều trị.

    Trao đổi với PV, ông Bùi Đức Hồng, Trưởng Công an xã Cẩm Vịnh thừa nhận, chính mình và ông Nguyễn Văn Huệ (công an viên) cùng 1 chiến sỹ công an huyện đã đánh đập anh Hiệp. “Lúc đó, do bức xúc nên tôi có tát anh Hiệp mấy cái, ông Huệ cầm gậy đánh và cả ông Hạnh (một thượng sỹ – PV) cũng tham gia đánh nữa”, ông Đồng cho hay.

    Sau 10 ngày chữa trị, anh Hiệp đã nói chuyện được với phóng viên. “Tôi không biết tôi đã phạm tội gì mà bị đánh đập như thế này. Tôi còn mẹ già và 3 đứa con nhỏ. Cả nhà đều trông chờ vào tôi, giờ trở thành tàn tật như thế này, cả gia đình tôi biết phải làm sao?”, mắt anh rơm rớm.

  4. UncleFox says:

    Dân miền Trung có gửi đơn kiện rồi thì cái lũ khốn nạn nó cũng bác . Nếu xử thì chúng cũng làm bộ làm tịch như ông toà xử vụ con lão Bonasera chủ nhà quàn bị hai thằng ranh con đánh hội đồng suýt chết trong tác phẩm Bố Già của Mario Puzo thôi . Nghĩa là múa đao cho thật dữ tợn, rồi vung đao chém đứt đầu … mấy sợi lông chân cho bỏ mẹ chúng nó ra .. hề hề !
    Tôi có đề nghị thế này, đồng bào miền Trung nước ta hãy cầm mỗi người một tờ đơn, từ già sắp xuống huyệt cho đến em bé sơ sinh … dong thuyền ra khơi đi tìm công lý ở một toà án nào có công tâm và thẩm quyền . Chứ kiện cáo ở toà án Việt Cộng, thằng “con hoang” làm gì dám xử mạnh tay với bố nó mà mong !

  5. says:

    Cuộc chiến khởi đầu đánh bọn quỷ đỏ, SATAN. Không thấy một sư sãi ni cô nào tham gia chiến dịch chống Việt cộng vậy cà? Ngược lại, chúng phá tan cả hệ thống Phật giáo thống nhất không cu nào dám đem bàn thờ ra đường biểu tình, nằm vạ. Ân hận phá rối, làm tay sai cho Việt cộng chống lại Đệ nhất Đệ nhị Cộng hòa. Nay đã rõ Việt cộng là gì? Thịch tăng thống đều bị CSVN giam lỏng! Ngay cả Thích trí Quang là đảng viên CS cũng bị chúng cho ngồi thiền tại chỗ Già Lam.
    Ngày hôm nay, ai phải chiến đấu dẹp tan bọn ma quỷ này? Nhân dân? Quân đội, Công an? Phát súng mở đầu đã nổ! Chuẫn bị sẽ thấy sự liên kết và tập trung đánh bại loài quỷ đỏ thế nào? Mấy chục người, mấy trăm người, mấy ngàn người rồi đến vạn người… một triệu người…đứng lên! Chỉ thức dậy, ta sẽ thấy sự đổi thay ngoạn mục mà đảng CSVN đang lo lắng thón cả chim đến đấy là cùng!

  6. Tự Do says:

    Quỳnh Lưu đã từng là cái nôi của cách mạng, các ngài chủ tịt có còn nhớ?

  7. Minh Đức says:

    Ở Sài Gòn, Hà Nội vừa tụ tập mấy chục người là bị đàn áp, bắt bớ. Ở đây mấy trăm, có lúc cả ngàn người biểu tình mà nhà nước không dám đàn áp. Chiến thuật của đảng CS là làm cho dân rời nạc, không thể liên kết với nhau. Chiến thuật đó đang thất bại ở vùng này.

    • tt says:

      Thưa nói như vậy là không đúng, vì nếu ở Hà Nội hay tại Saigon mà bọn Việt Cộng xây những để án như Bauxit tại Tây Nguyên, hay Formosa tại Vũng Áng thì bọn VC sẽ chết ngay vì nó đụng đến sự sống còn của người dân Hà Nội hay Saigon!

    • Hồng Gấm says:

      Bọn công giáo đó chúng nó có bao nhiêu sư đoàn?

      • Austin Pham says:

        Sơ sơ mới có 3 sư đoàn hè! nhưng mấy tổ chức phi tôn giáo bao gồm công nhân thất nghiệp, dân mất nhà mất đất, dân chơi…tổng cộng hơi bộn. Hồng Gấm đóng vai ác hay quá xá, cỡ nào đạn bắn cũng không thủng.

      • phamminh says:

        Vấn đề là đến lúc cao điểm, họng súng của các sư đoàn này sẽ quay về hướng nào?
        PM

Leave a Reply to Tt