WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sinh viên Luật Hà Nội phê phán Luật Đất Đai hiện nay

Đảng cộng sản theo học thuyết chuyên chính vô sản về bản chất là đối lập với luật pháp, tối kỵ luật pháp, dị ứng nặng với luật pháp. Luật gia Ngô Bá Thành từng ở trong Quốc hội Hànội phải mỉa mai rằng: “chế độ này có cả một rừng luật, nhưng vẫn thực hiện theo luật rừng!”.

Quốc hội cứ thông qua hàng trăm bộ luật, nhưng có những bộ luật chẳng ai thực hiện! Việc thi hành án là chuyện cực gay. Thống kê làm các chuyên viên luật pháp quốc tế dựng tóc gáy! Ở Việt nam chỉ có chừng dưới 70% bản án được thi hành! Trong xã hội có hơn 12 ngàn kẻ phạm tội hình sự đã bị kết án vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội. Thật dễ sợ! Nhưng quốc hội vô cảm, vì đã quá quen với cuộc sống “rừng rú ” về mặt pháp quyền.

Năm nay, có 2 bộ luật đã ghi trong chương trình làm luật của quốc hội: Luật Đất Đai (sửa đổi) và Luật Báo chí. Cả xã hội, nhất là bà con nông dân và 16 ngàn nhà báo, nóng lòng mong đợi, 2 Luật này bị hoãn chưa biết đến bao giờ!

Bộ chính trị rất sợ, đến phát hoảng lên về 2 bộ Luật này, nếu đem ra quốc hội thảo luận và nếu để cả xã hội góp ý kiến rộng rãi.

Hãy nói về Luật Đất Đai (Luật ĐĐ) thực hiện từ năm 1987, được sửa chữa và bổ sung 3 lần: năm 1993, năm 1998 và năm 2003, dự định bổ sung nữa năm 2008, rồi 2009, nhưng hoãn lại cho năm 2010! Hoãn vi thượng sách!

Vì lần bổ sung này cực kỳ gay go cho lãnh đạo cộng sản, cho bộ chính trị.

Vì tâm lý xã hội đã đổi thay. Vì tâm lý bà con nông dân đang chuyển mạnh.

Vì vấn đề dân oan khắp nước mang tính bùng nổ.

Vì sau khi hội nhập quốc tế, nông dân ta đòi phải có quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất (RĐ) như ở Thái lan, Cambốt, Mã lai, Philippin, Đàl loan… và hầu hết nước khác.

Họ đòi đảng trả lại nông dân quyền tư hữu RĐ như đã trả lại quyền tư hữu cho nhà kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp, cũng một thời bị tước đoạt quyền sở hữu trong “cải tạo XHCN”. Ngay, lập tức, quá chậm rồi!

Mời các bạn đọc bài báo “Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai” mang tính luận văn của một em sinh viên khoa Luật trường đại học quốc gia Hà Nội, em Đỗ Thuý Hường, được phổ biến bởi một nhóm sinh viên trẻ đầy tự tin, trí tuệ và tâm huyết. Em chỉ chừng 22 tuổi, mà nghiên cứu sâu, lập luận vững chắc, quan điểm rõ ràng.

Em phê phán Hiến pháp 1980, đã truất quyền sở hữu ĐĐ của người dân, một quyền chính đáng tồn tại từ xa xưa, tồn tại cả dưới thời phong kiến và thực dân.

Em phê phán luận điệu “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ là thuộc sở hữu toàn dân”, nhưng thật ra là nhân dân trắng tay, và nhà nước của đảng cộng sản nắm hết. Đảng CS không khai phá, vốn không sở hữu một thước ruộng đất nào, trong nháy mắt từ đó nắm trọn ĐĐ trong cả nước. Em gọi cái quan điểm ấy là “phản động”, theo nghĩa là bất chính, bất công, là cướp trắng, là phá hoại sản xuất xã hội, là kéo lùi đất nước, là phải bị hủy bỏ, không thể sửa chữa, bổ  xung kiểu chắp vá cải lương được.

Tôi gửi bài viết của em Đỗ Thuý Hường kèm theo bài báo này để bạn đọc hiểu rõ quan điểm, lập luận, kiến nghị của một em sinh viên luật ở trong nước.

Bà con ta nhất là bà con nông dân trong cả nước hãy đọc kỹ, truyền tay nhau, tạo nên một dư luận xã hội rộng khắp, một đòi hỏi xã hội ôn hoà mà mạnh mẽ, yêu cầu bằng được bộ chính trị, yêu cầu bằng được quốc hội phải dám nhìn vào sự thật, công nhận những sai lầm, công nhận lập trường phản động thật sự của đảng CS đối với Nông dân, Nông thôn và Nông nghiệp suốt mấy chục năm qua.

Mong rằng đội ngũ đông đảo những tiến sỹ, phó tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư, nhà lý luận của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, của Ban lý luận trung ương đảng CS, của Ban tuyên huấn trung ương, của Ban văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XI… cùng chung sức tranh luận ngay thật và bình đẳng với bài viết đặc sắc của em sinh viên Hường. Làm được vậy, sẽ có lợi cho quê hương đất nước, cho bà con Nông dân, Nông thôn và Nông nghiệp, có lợi cả cho đảng CS khi lãnh đạo đảng chấp nhận đối thoại tranh luận bình đẳng với một sinh viên trẻ, với một luật sư tương lai đầy triển vọng.

Đúng vào tháng 7-2009 này, giáo sư Đào Thế Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt nam ở trong nước – con trai nhà nghiên cứu Đào Duy Anh – trả lời công khai trên đài phát thanh quốc tế RFI và RFA về hiện tình bi thảm của Nông dân, Nông thôn và Nông nghiệp. Ông cho rằng mặc dù đảng CS nói rất nhiều về vai trò cách mạng của nông dân (!), là quân chủ lực của Cách mạng VN (!), về liên minh công-nông (!), nhưng xét cho cùng nông dân Việt nam đã bị bỏ rơi! Chưa bao giờ, không nước nào người nông dân bị bạc đãi, bóc lột, hiếp đáp bởi bọn cường hào mới, hầu hết là đảng viên trong các đảng ủy địa phương được cấp trên thông đồng, che chở. Không ở đâu, chưa bao giờ nông dân bị tước đoạt đất ruộng qua “thu hồi” kiểu cưỡng bức và tuỳ tiện, với chính sách “đền bù” nhảm nhí, “bèo bọt”, chỉ bằng 1 phần 10, có khi chỉ 1 phần 20 của giá trị thực! Nạn dân oan, nạn ly nông, nông thôn thành bãi rác… đang là quốc nạn trong sự thờ ơ, trong cả sự đồng loã của đảng cầm quyền (!).

Em sinh viên luật Đỗ Thuý Hường trong sáng như thế, yêu thương bà con nông dân ta đến vậy, tự tin, ngay thật, có trí tuệ và tâm huyết như vậy, là một luật sư tương lai đầy triển vọng. Em đang góp phần không nhỏ cho cuộc đổi mới thật sự của quê hương ta, theo những giá trị quý giá nhất của thời đại: dân chủ, bình đẳng, luật pháp tiến bộ, nghiêm minh.

Em không bé nhỏ, lại còn  tỏ ra cao hơn bộ máy lý luận đồ sộ của đảng CS một cái đầu. Thật là hậu sinh khả uý.

Chuyện khó tin, nhưng là sự thật.

Nguồn: VOANew.com

1 Phản hồi cho “Sinh viên Luật Hà Nội phê phán Luật Đất Đai hiện nay”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    “Đất đai là sở hữu của toàn dân”. Thực chất đây không phải là khái niệm về pháp luật. Bởi pháp luật là cái được quy định một cách cụ thể, cần thiết, rõ ràng, không phải chỉ chung chung, trừu tượng. Vì nếu không, không thể bất cứ một ai có thể thi hành được. Có nghĩa, nó không có giá trị, ý nghĩa về pháp luật; tức có thể vô ích, vô bổ về mặt pháp luật thực tế. Quyền sở hữu là gì ? Là quyền quản lý và sử dụng được, về một vật thể nào đó tự do theo ý mình, trên cơ sở pháp luật quy định. Quyền sở hữu, như vậy phải gắn với một chủ thể hữu hình, cụ thể. Ý niệm “toàn dân” không phải là ý niệm cụ thể, về mặt ngôn ngữ học, và về mặt nhận thức luận. Bởi “toàn dân” không có nội hàm cụ thể, nó không chỉ rõ bất kỳ cá nhân cụ thể nào, mà lại chỉ chung khắp hết mọi người nào đó hiện đang tồn tại. Ngoại diên của khái niệm ở đây quả thật mơ hồ, nội hàm cũng mơ hồ không kém. Cho nên, đây thực chất không phải là ý niệm pháp luật, hay chỉ là ý niệm pháp luật gượng ép, khi nó được gắn vào với quyền sở hữu đất đai. Chẳng qua, ý đồ ở đây là nhắm tránh né quyền tư hữu đất đai của cá nhân. Do đó, tuy “toàn dân” sỡ hữu đất đai, mà nhà nước lại quản lý. Sở hữu mà không quản lý, thế thì làm sao mà sở hữu được ? Nói thẳng ra, sự sở hữu chủ ở đây chính là nhà nước, mà không phải là toàn dân. Vì toàn dân chỉ là khái niệm mơ hồ, không có biên rõ ràng, như từ đầu đã nói. Chính vì nhà nước sở hữu (tức quản lý) trong thực chất, nên toàn dân chỉ là danh nghĩa. Bởi thế mới có có thể xảy ra nhiều sự lạm dụng đất đai của nhà nước hay chính quyền địa phương, mà đã từ lâu nhà nước trung ương luôn đau đầu về chuyện này, mà mọi người đều biết. Bởi nói chung, nhà nước vẫn là cơ cấu những con người cá nhân cụ thể, đó là các các bộ nhà nước, những người có quyền hành, tức quyền hành pháp thật sự. Do vậy, làm luật theo kiểu chính trị, theo kiểu học thuyết, thực chất là không khoa học mấy, nên có nhiều điều uẩn khúc, phức tạp xảy ra từ lâu nay trong đời sống cụ thể, thực tế của xã hội là vậy.

    VHT

Phản hồi