WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn kéo dài tới bao giờ?

quyền tự do kết hợp là quyền mà mọi tập đoàn toàn trị đều muốn cấm tuyệt đối

 

Không phải chỉ những người đối lập mà ngay các trí thức có danh phận hàng đầu của chế độ họp để góp ý cho đại hội đảng cũng khẳng định từ Đại Hội XI, Đảng và chế độ cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn sụp đổ. Đại Hội XI của Đảng Cộng Sàn Việt Nam vừa qua đã xác nhận điều đó.

Đại Hội XI đã không đạt tới được đồng thuận về một định hướng hay một dự án nào, mà chỉ nhắc lại một cách ngược ngạo là tiếp tục “phát triển Cương lĩnh năm 1991 để làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Ðảng và Nhà nước”. Nhưng cương lĩnh năm 1991 là gì? Đó là quyết định của Đại Hội 7 chặn đứng đà đổi mới chính trị khởi đầu từ Đại Hội 6 cuối năm 1986 để cầu hòa với Trung Quốc và rập khuôn theo Trung Quốc với hy vọng có thể cố thủ và tồn tại. Nhưng làm sao có thể tiếp tục một chính sách đã được quyết định cách đây 20 năm trong một thế giới thay đổi dồn dập hàng ngày? Không một chính đảng nào trên thế giới, dù là đảng cầm quyền hay đảng đối lập, có thể tuyên bố như thế mà không sợ biến thành trò cười, Đảng Cộng Sản Việt Nam đúng là một ngoại lệ. Đồng thuận duy nhất của đại hội, và được nhắc lại trong mọi phát biểu, là phẩm chất cán bộ của đảng đã sa sút nghiêm trọng. Trong một tình trạng như vậy dĩ nhiên vấn đề nhân sự lãnh đạo không thể giải quyết. Việc chỉ định Tổng Bí Thư và Bộ Chính Trị vừa qua không phải là giải đáp mà chỉ chứng tỏ sự thiếu vắng giải đáp, hay tệ hơn nữa một bế tắc không lối thoát. Liên minh Đỗ Mười – Lê Đức Anh, đã bảo đảm sự ổn định chính trị trong đảng trong hai thập niên qua, không còn nữa. Hai ông này đã chia rẽ nhau và đều đã bất lực. Ông Lê Đức Anh không đưa được ông Nguyễn Tấn Dũng vào chức Tổng Bí Thư, cũng như ông Đỗ Mười không áp đặt được ông Trương Tấn Sang, và cả hai ông đều không ngăn cản được ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng không phải vì thế mà ông Trọng trở thành người lãnh đạo thực sự của đảng, ông là người có số phiếu thấp trong số những người được bầu vào Bộ Chính Trị và chỉ là một Tổng Bí Thư hình thức bởi vì không ai đủ hậu thuẫn và uy tín để giữ chức vụ này. Thực ra ĐCSVN không có Tổng Bí Thư. Mặc dù nó vẫn tiếp tục đàn áp thô bạo chế độ cộng sản chỉ còn là một hư cấu và sẽ không thể thích nghi với trật tự thế giới hậu khủng hoảng đang hình thành. Nó thiếu cả ý kiến và lẫn lãnh đạo. Nó không có ý kiến vì nó không thể có ý kiến, vì mọi ý kiến đúng đắn đều dẫn tới kết luận hiển nhiên là chế độ này vô lý và phải chấm dứt. Nó không thể có những người lãnh đạo đúng nghĩa vì bộ máy sàng lọc của nó đã loại bỏ hết những con người có trí tuệ và đạo đức.

Tình trạng xuống cấp của ĐCSVN là hậu quả tự nhiên của chính sách mở cửa kinh tế. Một chế độ độc tài mở cửa về kinh tế bắt buộc phải bị đào thải. Đào thải sớm hay muộn và nhường chỗ cho cái gì là một câu hỏi khác nhưng bắt buộc phải bị đào thải. Tại sao? Bởi vì nó áp đặt lên một xã hội ngày càng có sức mạnh và được thông tin đầy đủ những chịu đựng ngày càng không thể chấp nhận. Mất tự do thực ra đồng nghĩa với mất phẩm giá và tư cách con người, đó là những điều mà người ta chỉ có thể quên đi trong một hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực. Chế độ độc tài áp đặt sự nhục nhằn đó nhân danh mục tiêu phát triển kinh tế, trong nhiều trường hợp chỉ có nghĩa là ra khỏi tình trạng nghèo khổ mà chính nó là nguyên nhân. Vì thế nó phải bị đào thải dù thành công hay thất bại trong mục tiêu này. Nếu thất bại nó không có lý do gì để tiếp tục tồn tại, nếu thành công nó đã làm xong sứ mệnh và cũng phải chấm dứt vì xã hội đã thay đổi trong quá trình mở cửa. Kinh tế càng tăng trưởng, cuộc sống càng thoải mái hơn thì sự tước đoạt tự do càng khó chấp nhận; những nhu cầu vật chất ngày càng nhường chỗ đứng ưu tiên cho những đòi hỏi tinh thần, con người càng bớt lệ thuộc vào chính quyền và càng có khả năng đòi hỏi hơn. Họ cũng được thông tin đầy đủ hơn để nhận ra sự tầm thường của những người cầm quyền. Người ta cũng ngày càng rời nông thôn về thành thị, mội trường tự nhiên của dân chủ. Chính sách mở của kinh tế đã được thực hiện từ gần ba mươi năm rồi, trong hầu hết mọi quốc gia thời gian đó đủ để chế độ độc tài bị đào thải nhường chỗ cho một chế độ dân chủ. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của tổ chức Freedom House, mà chúng ta chỉ có thể đồng ý, Việt Nam đã không hề có tiến bộ nào đáng kể về mặt dân chủ trong hai mươi năm qua. Chúng ta quả là một ngoại lệ, và một ngoại lệ đáng buồn. Tại sao?

Cần gạt ngay một lập luận hoàn toàn sai theo đó Việt Nam chưa có dân chủ vì dân trí Việt Nam kém. Tất cả các nước dân chủ đều đã có dân chủ vào lúc dân trí của họ còn rất thấp so với Việt Nam hiện nay. Mỹ và các nước Châu Âu đã thiết lập chế độ dân chủ vào lúc mà đa số dân chúng là những nông dân không biết đọc biết viết, chưa có radio, tivi, điện thoại di động, internet, cũng chưa có ngay cả xe đạp, xe máy. Dân chủ là một bước tiến trí tuệ do các trí thức đề xướng và thiết lập. Các nước dân chủ đã có dân chủ nhờ có được một đội ngũ trí thức xứng đáng. Thay vì biện luận một cách xúc phạm là dân trí Việt Nam thấp, trí thức Việt Nam nên lương thiện nhìn nhận là chính mình kém. Trí thức Việt Nam quả là một ngoại lệ. Và một ngoại lệ lớn đến nỗi cần phải đặt lại câu hỏi chúng ta có những trí thức đúng nghĩa hay không.

Người trí thức dĩ nhiên cần có một vốn liếng hiểu biết nào đó, nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn nhiều là người trí thức phải biết tự đặt cho mình những vấn đề và tự tìm giải đáp của mình cho những vấn đề đó. Bộ nhớ của một máy vi tính có thể chứa đựng rất nhiều kiến thức và lý luận cao siêu nhưng không phải vì thế mà chiếc máy vi tính là một trí thức. Cái không bình thường của đa số trí thức Việt Nam là chỉ học để có kiến thức, trong nhiều trường hợp chỉ là để được coi là có kiến thức qua bằng cấp, và để lặp lại những lý luận có sẵn, với mục đích là để có được một địa vị trong xã hội. Suy nghĩ độc lập, bằng cái đầu của chính mình, không phải là sở trường của trí thức Việt Nam. Nhưng nói rằng trí thức Việt Nam chỉ có kiến thức chứ không biết suy nghĩ cũng không đúng hẳn. Có ít nhất một lãnh vực mà trí thức Việt Nam hầu như không biết gì mà còn có những thành kiến rất sai, đó là chính trị, tư tưởng chính trị cũng như đấu tranh chính trị. Không phải là vì chính trị khó mà là vì trí thức Việt Nam không chịu học hỏi. Sự từ chối học hỏi này có nguyên nhân từ di sản văn hóa và lịch sử. Trong suốt dòng lịch sử kẻ sĩ, rồi trí thức, coi học là cốt để làm quan hay để có được một địa vị trong xã hội, nói cách khác để làm dụng cụ cho một quyền lực sẵn có chứ không phải để thay đổi xã hội. Trong cách học này không có chỗ cho chính trị, bộ môn có mục đích phê phán và thay đổi chính quyền. Trong cách học này người ta chỉ cần nhắc lại một cách thật đúng những gì được coi là chính thống. Thêm vào đó trí thức Việt Nam lại còn là sản phẩm của một hệ thống giáo dục và đào tạo trong đó nhưng người thi đậu những khóa thi thơ phú được bổ nhiệm làm quan cai trị dù tuyệt đối không biết gì về chính trị. Hệ thống này để lại một di sản mà có lẽ chỉ có trí thức Việt Nam và Trung Quốc không thấy là kỳ cục, đó là tưởng rằng có thể làm chính trị mà không cần học học chính trị. Sự kiện ngày nay nhiều người có bằng thạc sĩ kinh doanh – hay nha sĩ hay cử nhân hóa học – tự cho là có thẩm quyền để nói về chính trị, thậm chí có thể làm bộ trưởng, là một tiếp nối tự nhiên của truyền thống bổ nhiệm những cử nhân, tiến sĩ ngày xưa làm quan chức. Do trực tiếp chịu đựng hậu quả của những “chính trị gia” như thế quần chúng Việt Nam phần nào cũng bị nhiễm độc. Trong một thời gian, đặc biệt là tại hải ngoải, không thiếu gì những người không có bất cứ một sự hiểu biết nào hay một kinh nghiệm nào về chính trị thình lình hứng chí nhảy ra thành lập tổ chức đấu tranh. Nếu có một điều cần được nghĩ lại thì đó là chính trị đòi hỏi một cố gắng học hỏi rất quan trọng. Không học thì không biết là điều đúng cho mọi trường hợp nhưng càng đúng cho chính trị.

Pages: 1 2

26 Phản hồi cho “Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn kéo dài tới bao giờ?”

  1. nvtncs says:

    Ông Lại Mạnh Cường viết:

    “…hẹp nơi đây đã có bác nvtncs còn hơn Kiểng gấp trăm ngàn lần đấy nhé ! Hãi hùng chưa !”

    Thưa ông, xin ông vui lòng chỉ rõ cho, chỗ nào trong những góp ý kiến, tôi nói đến cá nhân tôi và tự nhận rằng mình hơn ông Kiểng?

    Ông dối trá, ngụy biện như CS. Hơn nữa, sự châm biếm của ông chỉ chứng tỏ thái độ của người không đứng đắn trọng cuộc bàn cãi. Ông vu khống những ý nghĩ tôi không có.

    Một lần nữa, theo thiển ý tôi, có nhiều người trí thức giỏi hơn và nói ít làm nhiều hơn ông Kiểng, như cha Nguyễn Văn Lý, chị Lê Thị Công Nhân, nhạc sĩ Tô Hải, thầy Thích Quảng Độ vv… chẳng hạn.

    Điều ông coi ông Kiển hiểu biết nhiều hơn ông, đó là quyền của ông.
    Ông khen và tán thành tư tưởng ông Kiểng là quyền của ông.
    Chỉ trích và không thấy ông Kiểng hay ho gì, là quyền của tôi.

    Trong một góp ý, tôi đã trích một đoạn văn dài, nhiều chữ, của ông Kiểng, rốt cuộc, để nói lên một điều sơ đẳng là trí thức VN không biết kết hợp.

    Và tôi cũng đang chờ đợi ô hoặc ô Kiểng chiếu sáng cho ý nghiã sâu sắc cuả tựa đề “Tổ Quốc Ăn Năn”.

    Một lần nữa, ông Kiểng viết rất dài, với những câu lòng thòng 5 ,6 dòng,
    để trình bầy những vấn đề đơn giản mà người trí thức “bình thường” ai ai cũng biết rồi.

    Mục đích viết là để trình bầy một cách giản dị, ngắn gọn, rõ ràng, một tư tưởng phức tạp, nan giải, mới mẻ, hay là để khoe chữ, say chữ, lên đồng về chữ? Mà nào ô Kiểng có nói chuyện với chúng ta; ô ấy dạy chúng ta, gần như ra lệnh cho chúng ta. Sau đây là một thí dụ:

    “Điều quan trọng hơn nhiều là người trí thức phải biết tự đặt cho mình những vấn đề và tự tìm giải đáp của mình cho những vấn đề đó.”

    Xin ông cho biết những vấn đề nào? Xin ông chỉ dẫn giải đáp ra làm sao?
    Thât ra, câu trên bâng quơ, rỗng tuếch vì nó không có ý nghiã gì cả, hoặc nó có thể có bất cứ một ý nghiã gì.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bác,

      Khen chê dĩ nhiên tuỳ mỗi người, nhưng có điều tôi xin thưa, khi anh đòi hỏi người ta thế này thế nọ thì anh cũng nên xét lại mình ra sao ?

      Theo chỗ tôi biết, Kiểng cũng có những nỗ lực của mình từ thời sinh viên du học cho đến nay. Rất kiên trì và bền bỉ trong lãnh vực chính trị, đến nỗi bạn bè thân gọi Kiểng là “con thú chính trị” (bête politique) ! Sau khi học thành tài, Kiểng về nước phục vụ trong chính phủ và kẹt lại bị tù CS vì vượt biên (chết mất đứa con nhỏ và sau này gia đình vì đó tan vỡ)

      Nhân vô thập toàn, Kiểng có ưu nhưng cũng có khuyết, như mọi người, kể cả các chính khác nổi tiếng khác. Tôi nghĩ ko ai có thể phủ nhận công lao đóng góp của Kiểng. Đọc tác phẩm của Kiểng chưa đủ, cần tiếp xúc với Kiểng càng nhiều càng tốt để hiểu anh ta hơn.

      Tôi không bênh Kiểng hay nhóm Thông Luận, nhưng tôi chủ trương phải FAIR PLAY trong mọi trường hợp. Đa phần thiên hạ bắc nồi chõ nghe hơi, rồi có thành kiến sai lầm về Kiểng rất tệ hại.
      Nói thẳng hiện tôi đã đoạn giao với Kiểng, nhưng không vì thế mà tôi vào hùa chửi Kiểng lung tung được. Chẳng hạn bảo là Kiểng mộng làm cha thiên hạ, viết bài như dậy dỗ chửi cha người ta bla bla bla

      Cái lối viết của Kiểng thường là tìm cách khích động người đọc, buộc độc giả phải lên tiếng phản bác. Điều này có mặt hay, nhưng cũng có cái dở. Nhưng đó là chọn lựa của Kiểng.
      Cũng như hoạt động trong lãnh vực nào đi chăng nữa ai chả ôm ấp hoài bão lớn nhỏ, nhất là trong chính trị. Đó là động lực thúc đẩy tiến lên của từng cá nhân. Chỉ những kẻ an phận mới ko có mộng ước cao, cũng như nên biết người biết ta, đừng “con ếch to bằng con bò” !

      Bác cứ xem lại góp ý của mình sẽ thấy bác rất bất công. Cụ thể bác mắng tôi lươn lẹo như CS ! Trong khi tôi rất trong sáng, chỉ dựa vào bài chủ hay góp ý tôi phê, không đi ra ngoài lề, lôi chuyện cá nhân tác giả hay chuyện cờ vàng vào trong cuộc.
      Nói rõ hơn tôi có thể lôi ra lắm cái có liên quan đến các bài viết khác của Kiểng, nhưng như thế “bứt dây động rừng”, e rằng đi ra ngoài phạm vi bàn luận bài xã luận này bác ạ.

      Tôi nghỉ thảo luận đến đây đã tạm đủ, xin hẹn lần khác vậy.
      Còn thấy cần, có sẵn điạ chỉ của tôi gửi bác bên dưới, cứ gửi riêng để khỏi bận lòng bạn đọc khác.

      Kính bác,
      Lão Ngoan Đồng

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa bác,

      Rõ ràng bác chẳng chịu hiểu câu viết của Kiểng: “Điều quan trọng hơn nhiều là người trí thức phải biết tự đặt cho mình những vấn đề và tự tìm giải đáp của mình cho những vấn đề đó.”

      Đó là lời phát biểu tổng quát khi định nghĩa về người trí thức.
      Khi nói về VN, Kiểng đã nêu thật rõ trong bài viết là, TRÍ THỨC VIỆT NAM CÓ VẤN ĐỀ ! Vấn đề ra sao thì đọc lại trong bài sẽ rõ.
      Cũng như phần đấu Kiểng có phân tích đại hội đảng CSVN 11 có vấn đề nghiêm trọng. (Tôi ko đồng ý với phân tích này của Kiểng, nhưng đó là phần phụ, nên tôi ko muốn bà cãi khiến loãng ý chính của bài xã luận)

      Bên dưới tôi có repost bài của ông Cao Huy Thuần khi nói về Võ Văn Kiệt, có dẫn ra định nghiã của một ông Tây về trí thức như sau :

      “Người trí thức, như tôi hiểu, không phải là người làm hòa dịu, cũng không phải là người tạo dựng sự đồng thuận, mà là người dấn hết thân mình, hứng mọi hiểm nguy, luôn luôn lấy phê phán làm cơ sở; trí thức là người từ chối, dù phải trả với giá nào, những công thức dễ dãi, những tư tưởng nhàm cũ, những kết luận chiếu lệ nơi lời nói và hành động của những người có quyền hoặc của những đầu óc máy móc.
      Đâu phải họ chỉ từ chối một cách thụ động mà thôi: họ còn tích cực, công khai nói lên tiếng nói của họ. Lựa chọn cốt yếu mà người trí thức phải đối phó là: hoặc liên minh với sự bền vững của người thắng trận, người chế ngự, hoặc – và đây là con đường khó khăn nhất – xem sự bền vững đó như đáng cảnh báo, như một tình thế có cơ nguy đưa người yếu và người thua cuộc đến chỗ diệt vong. Nghĩ đến kinh nghiệm lệ thuộc của kẻ yếu và kẻ thua, người trí thức không quên những tiếng nói và những người đã bị lãng quên”. (Edward W. Said, Des intellectuels et du pouvoir, Paris, Seuil, 1996)

      Theo tôi bác có thành kiến nặng với Kiểng, nên khó mà giữ được sự sáng suốt khi phê bình bài viết của Kiểng. Căn bệnh này thường gặp ở nhiều người lắm bác ạ.

      Kính,
      Lão Ngoan Đồng

      • Đặng Lệ Chi says:

        Tôi đã sống nhiều năm dưới chế độ VNCH
        Tôi cũng sống vài năm dưới chế độ CS
        Tôi chỉ xin nói qua trãi nghiệm của bản thân mình, rằng:
        CNCS là thứ lưu manh mất dạy nhất lịch sử nhân loại.
        Bọn CS là những tên giết người nhân danh tổ quốc.
        Có vậy thôi !

  2. Lang Anh Tran says:

    You are all ridiculous! Do not shoot at each other! Think think and rethink , try to find out a solution then act for Viet common interests. I do not think that uncle NGK want to be a leader at his age. We must thank him for saying what must be said. We go far if we know how to accept critical points of view. Happy new year for all: communists and republicans.
    Dr Cardio

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Chú em,

      Ráng viết tiếng Việt đi nhé. Đây là web tiếng Việt bàn về VN

      Bàn luận có khen có chê là sự thường.
      Huồng chi chuyện quốc sự, mỗi người một ý.
      Dân chủ đa nguyên mà lại

      Vả chăng Kiểng cũng ko phải là thần thánh
      Mà ngay cả Chúa Jesus mà còn bị đăt lại vấn đề
      như trong truyện The Da Vinci Code !

      Bác sĩ Lại Mạnh Cường

  3. quan nguyen says:

    Mấy thằng ở Bộ Chính Chị (hay Em gì đó) có thằng nào có học đâu mà cũng ngồi trên đầu trên cổ dân tộc! Nó coi mấy thằng trí thức nửa mùa bên ấy ra gì, lạng quạng là vô tù liền…

  4. nvtncs says:

    BGK viết:

    “Một cách tích cực ta cũng có thể nói là chế độ cộng sản sẽ nhường chỗ cho một chế độ dân chủ khi trí thức Việt Nam không còn là ngoại lệ, nghĩa là đã ý thức được rằng điều kiện bắt buộc để giành thắng lợi cho dân chủ là phải xây dựng một xã hôi dân sự đúng nghĩa, và cố gắng kết hợp với nhau thành những tổ chức chính trị và phi chính trị không lệ thuộc chính quyền. Cũng như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do kết hợp là quyền mà mọi tập đoàn toàn trị đều muốn cấm tuyệt đối nhưng không cấm được vì không có biên giới rõ rệt giữa những kết hợp tự nhiên bắt buộc phải có trong một sinh hoạt kinh tế thị trường và những kết hợp có tiềm năng tạo áp lực thay đổi chế độ. Ta có thể từng bước mở rộng không gian chính trị ngoài chính quyền. Sở dĩ cho đến nay chúng ta chưa có những tổ chức chỉ vì trí thức Việt Nam chưa nghĩ đến chứ không phải là vì không thể có. Hãy cứ đặt kết hợp và đấu tranh giành quyền tự do kết hợp thành những ưu tiên hàng đầu rồi chúng ta sẽ nhìn thấy phải làm như thế nào để đạt kết quả. Xã hội Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc chuyển hóa về dân chủ, trí thức Việt Nam cũng đã tích lũy một vốn kiến thức phong phú và đa dạng rất đầy đủ, chỉ thiếu văn hóa và phản xạ tổ chức, điều mà chúng ta có thể học hỏi không khó, sau đó tình hình có thể thay đổi nhanh chóng. Ngay lúc này điều mà chúng ta có thể làm ngay là yểm trợ trực tiếp hoặc gián tiếp những cố gắng đấu tranh có tổ chức, và nếu vì một lý do nào không thể hưởng ứng các cố gắng đó thì cũng đừng biện luận rằng có thể đấu tranh cho dân chủ mà không cần kết hợp hoặc chưa phải lúc kết hợp. Đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả, và chúng ta đã quá chậm trễ.”

    WINDBAG!!

    Muốn nói gì đây mà viết một rừng chữ thế này?

    Chỉ có vấn đề “kết hợp” với nhóm của t/g, mà tác giả đã kêu gọi từ mấy chục năm nay nhưng không ai theo NGK, vì người ta không đồng ý với đường lối của NGK: xoá bỏ cờ vàng và HHHG với CSVN. Hơn nữa, giả sử NGK đi đúng đường lối theo ý muốn của dân đi nữa, người ta cũng không phục NGK vì họ cảm thấy NGK ấp ủ nguyện vọng làm lãnh tụ hơn là thương dân.

    Cách ăn nói của NGK thật thiếu khéo léo: nễu NGK muốn nói chuyện với các người trí thức VN, NGK nên nhã nhặn, từ tốn hơn, vì rất nhiều người còn giỏi hơn NGK, thuộc hạng đàn anh của NGK trên kiến thức, thông minh, tư tưởng, tuổi tác. đằng này, NGK mở miệng ra là dạy dỗ, từ kẻ nhỏ tuổi đến người cao niên, tự coi như mình là anh, là thầy thiên hạ.

  5. nvtncs says:

    Ông Lại Mạnh Cường viết về Nguyễn Gia Kiểng:

    “Nổi tiếng xưa nay là tay lý luận chặt chẽ về mặt lý thuyết !”

    Tôi cũng có đọc quyển TQĂN của ông NGK. Một quyển sách đầy cóp nhặt tư tường Âu Mỹ mà sinh viên nào du học cũng thừa biết khi họ phải học trong chương trình Freshman, năm đầu, đại học.

    Tôi vẫn băn khoăn chưa rõ ý nghiã tựa đề “Tổ Quốc Ăn Năn”.

    Tổ quốc là gì? Có phải là đất nước Việt Nam, lịch sử, tổ tiên, văn hóa và dân tộc Việt Nam không?
    Và ăn năn có phải là tiếc, xin lỗi, hối hận không?
    Nếu chỉ lấy phần sống trong định nghiã của tổ quốc, vì chỉ có phần sống mới biết ăn năn, thì có thể hiểu dân tộc VN ăn năn.
    Nhưng trong lịch sử cận đại VN, dân VN là nạn nhân của Tăy, Tầu, Mỹ và đảng CSVN thì tại sao dân phải ăn năn? Vậy lý lụân chặt chẽ ở đâu? Đúng ra thì đảng CSVN mới phải ăn năn chứ. Đảng CSVN đã tuyên bố ăn năn chưa?
    Hơn nữa, NGK là ai mà thay mặt dân VN, tuyên bố TQĂN?

    Tài viết của NGK là, những gì NGK cần hai ba trang để trình bầy, người khác chỉ cần hai ba câu, mà còn gọn gàng, trong sáng hơn.

  6. nvtncs says:

    NGK chỉ trích trí thức VN sai:

    Tôi sẽ không chỉ trích cá nhân NGK.

    Tríc thức VN có nhiều người biết suy nghĩ độc lập ( independent thought ), và có óc sáng chế ( creative thought ).

    Trí thức VN có những người giỏi về đủ mọi môn: chính trị, triết lý, văn chương, toán, vật lý, kinh tế, vv…

    Trí thức VN có nhiều người giỏi hơn Nguyễn Gia Kiểng xa. Vì vậy những người trí thức này phần đông thầm lặng và không ai coi NGK là lãnh tụ.

    Nhưng sau đây là những thiếu sót của trí thức VN:

    Trí thức VN thiếu tinh thần cộng đồng ( sens de la communauté ); thiếu tinh thần xã hội ̣ ( conscience sociale ).

    Trí thức VN đặt chữ TÔI trên hết và rất háo danh.

    Thử hỏi nếu HCM không gây chiến tranh với Pháp, lợi dụng lòng yêu nước của dân đen thì làm sao thành công? vì Trí thức VN phần lớn chùm chăn.

    Thử hói NĐDiệm, nếu không theo thiên chúa giáo, được hồng y Cardinal Spellman giới thiệu với chính phủ Mỹ, thì sao lên làm TT được.

    Tóm lại HCM và NĐD, ban đầu, không ̣được trí thức VN ủnh hộ. HCM nhờ dân đen và Trung Cộng, NĐD nhờ Mỹ mà lên, chứ không trí thức VN nào dựng họ lên.

    Thử hỏi nếu VN có một thánh Gandhi đứng lên kêu gọi, sẽ có bao nhiêu trí thức VN theo ông ấy? Hay một Einstein VN đứng lên kêu gọi, có bao nhiêu trí thức VN theo ông ta?

    Đó là vấn đề trầm trọng của một nhóm người rời rã, không biết đoàn két, không chịu để xã hội trên cái TÔI, kiêu hãnh vì chút vốn liếng kiến thức nho mọn góp nhặ ̣được ở phương trời phương Tây-Mỹ.

    Họ không suy nhĩ câu của Jésus hay ai đó, nói đại khái, khi ta bỏ cái TÔI đi, ta gặt hái được gấp trăm lần những điều đáng giá hơn.

    Kết luận: trí thức VN lớn lên ở VN trong giáo dục VN, hỏng, vô ích cho xã hội và không dùng được.

    Phải đợi thế hệ sau, lớn lên trong xã hội Mỹ, họ sẽ có tinh thần phục vụ tổ quốc, xã hội Mỹ của họ. nhưng thế hệ sau này sẽ là người Mỹ chứ không còn là người VN và sự quan tâm của họ về VN sẽ thờ ơ lãnh đạm đi.

  7. Grumpy says:

    Berlin 1989 – Saigon 201?
    or
    Saigon 1975 – Little Saigon 201?

    Where is the next?

  8. 1/86 tr. con chim says:

    Cứ có đa nguyên, đa đảng. Khắc sẽ có dân chủ dân chủ- tự do!
    Vì chế độ chính trị đa nguyên-đảng ắt sẽ phải sinh ra dân chủ và từ đó trong mọi tầng lớp từ trường học cho đến các ban ngành của nhà nước, người dân sẽ phải có ý thức suy nghĩ và hành động một cách dân chủ, tôn trọng lẫn nhau thì mới tồn tại và phát triển. Đó là bản năng sinh tồn. Không ai muốn mình bị tụt hậu và đào thải. Chính vì vậy loài người tiến bộ trên thế giới họ đã từ lâu thiết lập xã hội dân chủ để phát triển. Không ngoại trừ truyền thống dân tộc hay tôn giáo nào!
    Chế độ CSVN., lẽ ra phải thay đổi đường lối chính trị cơ bản từ lâu, cùng với Nga và đông Âu. Nhưng họ đã cố tình duy trì một cách “nhân tạo”.
    Nay đã đến lúc không thể trì hoàn thêm được nữa và đang tự hủy một cách thảm hại. Xét theo khách quan, đó là tội tầy trời, làm khổ gần 90 triệu con người, kéo đi lùi sự phát triển của một dân tộc có văn hóa, kiên cường. Chỉ vì lợi ích của một thiểu số mà tầm nhìn không quá cái vành mũ cối!
    Thật tội nghiệp cho dân tộc, thật đáng trách nhà cầm quyền.

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI VIỆT NAM, CHÚ NĂM MỚI, VẬN NƯỚC MỚI!

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      hihihiiii

      Bác ơi,

      Đa đa thì cũng chỉ là khái niệm lý thuyết.
      Cần có người áp dụng chớ !

      Câu hỏi ai có khả năng và uy tín đem áp dụng vào thực tế ???
      Nhất là đảng CSVN đang là hòn đá tảng ngăn chặn ???

      Hổng lẽ chim đa đa từ trong đá nứt ra …
      như con khỉ Tôn Ngô Không !?
      Hay do Mỹ ban phát !?

      Quốc sự khộng đơn giản đâu bác ạ.
      Cần động não kỹ rồi hãy góp ý !

      Nói thiệt, nếu dễ như bác viết
      thì ta có dân chủ đa nguyên lâu rồi !

      Kính bác,
      Lão Ngoan Đồng

    • Thế Phan says:

      Chưa chắc đa nguyên, đa đảng đã đẻ ngay ra tự do.

      Năm 1946, các cụ đảng VN Quốc đân đảng, Đại việt,
      Phục Quốc…, ba cụ đương cự với Cộng Sản. Thay vì
      tập trung lực lượng, các cụ xoay ra uýnh nhau gần
      chết. Cộng Sản ra khều một cái, là ba cụ đi đoong.

      Đa đảng phải như thế nào ấy chứ, bà con. Nếu ba,
      bốn, năm…đảng có cùng chung mục tiêu, vì sao
      không kết hợp làm một như bó đũa, có mạnh hơn
      không nào. Lưỡng Đảng và đa nguyên là số một!

  9. nvtncs says:

    Tôi không đọc bài dài này của NGK.

    Tôi xin trả lời tựa đề của bài:

    Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ còn tồn tại lâu lắm.

    Dân VN không có tinh thần dân chủ, tự do, và không có dân trí cao như người Tunisie hay Egypte. Dân ta còn bận kiếm ngày ba bữa cơm, và không có thông tin vì chính sách ngu dân của CSVN để dễ cai trị dân.

    Dân ta bị chia rẽ trầm trọng: CS-Quốc Gia, Phật Giáo-Thiên chúa Giáo, Nam-Trung-Bắc. Sự hận thù giữa Quốc-Cộng còn kéo dài. Hãy nhìn vào ngày 30 tháng 4 mỗi năm, khi người Bắc và chính phủ CS ăn mừng ngày “giải phóng” miền Nam thì rõ. Tuy thế hệ tị nạn CSVN, ngày càng già, nhưng con cháu họ cũng vẫn không quên đâu; thử hỏi cụ Nguyễn Trái thì biết. Cứ nghe cái ông tự xưng mình là “Người Việt Nam” khoe xứ Nghệ thì thấy đầu óc quê mùa, địa phương của họ.

    Sau khi CSVN đổ, tình trạng khá nhất ở VN là giống nước Nga ngày nay; tệ nhất là loạn.

    Với đầu óc cố chấp của người VN, không tôn trọng quyền bất đồng ý của người khác, tương lai của tự do, dân chủ ở VN và tương lai của nước VN rất đen tối. Dù sao chăng nữa, VN vẫn chỉ là một nước tiểu nhược, phụ thuộc Tầu CS hay Tầu sau thời kỳ Trung Cộng

    Một trong những cái biểu tượng đầu óc tầm thường, tự ti, nô lệ của NGK nói riêng và của người VN nói chung là họ trích dẫn sách và tác gỉa Mỹ-Tây về VN.

    Xin nhớ, không ai hiểu biết nước VN, bản chất dân VN bằng người VN.

    Nếu cần trích dẫn, chỉ nên trích dẫn tài liệu; không cần tìm và theo ý kiến của tác giả ngoại quốc.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      hihihiiii
      Bác ơi,

      Muốn góp ý cho chính xác mình cần đọc bài chủ bác ạ !
      Công nhân bài dài, đặc những con chữ, thấy mà kinh !

      Nhưng chuyện quốc gia đại sự làm sao không dài được chứ.
      Cứ nhẩn nha đọc, hay mỗi ngày đọc một tí !
      Mà Nguyễn Gia Kiểng viết ko tồi, nếu ko gọi là … hay !
      Nổi tiếng xưa nay là tay lý luận chặt chẽ về mặt lý thuyết !

      Tôi cũng save rồi đọc hụt hơi.
      Còn đang suy nghĩ để góp ý !
      Nếu chưa “ngấu” thì đành chờ,
      chứng ko dám nóng vội …
      e nói nhăng bị cười thối óc.

      Thân ái,
      Lão Ngoan Đồng

      • nvtncs says:

        Tôi đã đọc một vài bài và quyển “Thành Công Thế Kỷ Thứ XXI” rồi. Bài này không gì mới cả. Nhai đi nhai lại vàì ý kiến và đề tài hắn đã nói từ lâu.

        Từ lâu NGK ôm mộng làm lãnh tụ và TT nhưng ít người theo, nên hắn hằn học với giới trí thức. Vụ hắn khuyên đồng bào vứt cờ vàng đi là ý kiến ngốc vì chỉ làm chia rẽ cộng đồng hải ngoại. Chính hắn kêu gọi HHHG từ 20 năm nay; sau này CSVN thối nát quá nên hắn bớt nhắc đến vụ này; rồi hắn quay sang trách mắng trí thức VN sao không vào đảng của hắn.

        Đối với ông Lại Mạnh Cường, NGK là nhân tài xuất sắc. Tôi xin phép không đông ý, riêng với cá nhân tôi.

        Nói thẳng với ông, giọng dạy đời của ông Kiểng, một người chưa làm được gì cho đất nước ngoài việc viết lách, nện ý kiến lăng nhăng của hắn vào đầu người ta.

        Xin hỏi NGK là cái quái gì? Đã làm được gì cho VN mà lúc nào cũng có giọng trịch thượng, dạy đời, tư cao, tư đại?

        Thành công hay không, hãy nhìn vào nhóm Thông Luận của hắn, nhóm này thay mặt cho bao nhiêu người Việt hải ngoại nhất là ở Mỹ? Ai bầu?

    • Người Việt Nam says:

      nvtncs viết :

      Dân ta bị chia rẽ trầm trọng: CS-Quốc Gia, Phật Giáo-Thiên chúa Giáo, Nam-Trung-Bắc. Sự hận thù giữa Quốc-Cộng còn kéo dài. Hãy nhìn vào ngày 30 tháng 4 mỗi năm, khi người Bắc và chính phủ CS ăn mừng ngày “giải phóng” miền Nam thì rõ. Tuy thế hệ tị nạn CSVN, ngày càng già, nhưng con cháu họ cũng vẫn không quên đâu; thử hỏi cụ Nguyễn Trái thì biết. Cứ nghe cái ông tự xưng mình là “Người Việt Nam” khoe xứ Nghệ thì thấy đầu óc quê mùa, địa phương của họ.

      ========================

      Nói cho nhanh là những thành phần sống ở Hải ngoại, đặc biệt liên quan đến Công Giáo đừng có bao giờ mơ mộng làm lãnh tụ/thủ lĩnh phong trào về dân chủ/đa đảng ở Việt Nam. Thà để tình trạng chuyên chính/độc tài chứ nhất quyết không để một cá nhân/nhóm nào có liên quan đến Công Giáo hô hào/gõ mõ tuyên truyền lật độ chính quyền, chế độ hiện hành. Không phải ngẫu nhiên mà từ thời phong kiến trong lúc nhà Tây Sơn – nhà Nguyễn đang có nội chiến thì đều phòng bị tà đạo Công Giáo này.

      (Thực tế tôi tìm hiểu thấy những thành phần hô hào lật đổ chế độ nhiều nhất y như rằng có liên quan đến Công Giáo. Vì bản chất đạo này là vô tổ quốc, tổ quốc của họ ở bên Vatican, Đấng tối cao của họ là một người Do Thái chứ không phải Quốc Tổ Hùng Vương)

      Còn sự phân biệt Nam-Trung-Bắc thì thực tế không có đâu ông nvtncs ạ!

      Vì xét cho cùng những người ở miền Nam cũng từ miền Trung (Thanh-Nghệ) ban đầu mà vào lập nghiệp/khai khẩn, sau này rải rách và tiếp nối là dân miền Bắc. Đặc biệt là năm 1954, và sau năm 1975 thành phần từ miền Bắc-Trung vào Nam cũng dần dần tăng lên

      Những ông nào mà cứ phân biệt Nam-Bắc thực tế là những ông sống trong chế độ VNCH thôi, đọc lịch sử thì ít, ngu muội nên cứ phân biệt Nam-Bắc. Nói cho biết thêm một điều trong thời chiến tranh ngay trong ĐCS, cái gọi là người Miền Nam( tính theo vĩ tuyến 17) lại rất được ưu ái trong hàng ngũ lãnh đạo ĐCS. Ngay cả bây giờ cũng vậy. Bởi vì người có hiểu biết không ai người ta phân biệt/chia rẽ, nếu có chỉ mang tính chất địa lý, khu vực mà thôi.

      Đọc lịch sử để mà biết từ Mũi Cà Mau hay địa đầu Móng Cái cũng là người Việt Nam cả thôi.

      Còn Công Giáo không thể chấp nhận vì tôn giáo này tuyên truyền (âm thầm) cho người Việt Nam chối bỏ tín ngưỡng, văn hoá bản địa. Những anh hùng có công với dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm không được tôn vinh, thờ tự..-> coi đó là quỉ Satan hết. Khác với Phật giáo, tuy từ bên Ấn Độ nhưng đã bị bản địa hoá, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc từ lâu rồi. Công Giáo không đồng hành với dân tộc mà chỉ phục vụ cho tổ chức mafia bên Vatican mà thôi. Cho nên cần ngăn chặn tà đạo Công Giáo làm chính trị, xách động quần chúng.

      Với tôi Công Giáo nguy hiểm ngang giặc Tàu ở phương Bắc!

  10. Người Việt Nam says:

    “…Một lời sau cùng: trình độ tiến hóa của một dân tộc được đánh giá theo mức độ phát triển của xã hội dân sự, nghĩa là số lượng và phẩm chất của các tổ chức ngoài chính quyền. Về điểm này thì dân tộc ta, nhất là lớp trí thức của chúng ta, dù đã đạt tới một trình độ kiến thức cao hơn cả một số dân tộc đã có dân chủ, vẫn còn quá tụt hậu. Đây là một điều rất không bình thường mà chúng ta phải khắc phục. Phải chấm dứt ngoại lệ Việt Nam để trở thành một dân tộc văn minh, xứng đáng có tự do và dân chủ…”

    © Nguyễn Gia Kiểng

    =====================

    Muốn dân chủ thực so cho Việt Nam cũng còn lâu chừng nào những người sống ở Hải ngoại khi viết bài, tham luận, tuyên bố không còn phải dựa vào quá khứ nào là : từng đi tù cải tạo, cựu sỹ quan này/cán bộ kia,

    Trong nước những nhà dân chủ trí thức không còn phải dựa vào cái bóng quá khứ: sỹ quan quân đội/tổng biên tập/nguyên chủ tịch,giám đốc…

    Tóm lại rất thích khoa bảng, dựa và chức vụ/danh hiệu quá khứ để làm bình phong, để mà gây tiếng vang trong dư luận. Nếu không sợ rằng chẳng ai để ý đến mình là ai!

    ========================

    Chưa nói đến một số nhà dân chủ không biết thật hay rởm :

    Trong nước vì bất mãn không được thăng tiến trong chính quyền=> thành ra ly khai, chỉ trích
    Hải ngoại hô hào dân chủ mà tự nội bộ tranh cãi, tố cáo nhau như hàng tôm/hàng cá. Huặc hoài niệm về quá khứ xa xôi, chen lẫn hẫn thù, oán hận…

    Rồi có một số công trạng, thành quả, sự dấn thân thì ít mà hô hào, gõ mõ…làm như mình là anh hùng/là ngôi sao sáng thì nhiều.

    =====================

    Trong 10 trở lại đây, Internet từng bước du nhập vào Việt Nam để cho tất cả chúng ta nghiền ngẫm, suy nghĩ dân chủ là như thế nào cho đúng.

    Và những nhà dân chủ lớn tuổi trên 60, đang còn thao thức, trăn trở không biết trăn trở cho tiền đồ của dân tộc Việt Nam hay sốt sắng vì sợ mình không có tên trong danh vọng lưu lại hậu thế?

    Còn háo danh, còn sáo rỗng, còn ăn tục nói phét, còn ngồi trên ghế salông để gõ bàn phím…thì 30 chứ 300 năm nữa vẫn không có dân chủ thực sự cho Việt Nam. Dù rằng nếu ĐCS không cầm quyền thì một đảng phái khác lên nhưng bản chất vẫn “bình mời rượu cũ” mà thôi.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      hihhiiii

      Bác ơi,

      Theo thiển ý dường như trọng tâm bài viết ở chỗ TRÍ THỨC VIỆT NAM CÓ VẤN ĐỀ. Chẳng hạn :

      1/ Không TƯ KIẾN.
      Tức học chỉ để làm tay sai cho chính quyền ta hay ngoại bang. Học để làm quan, làm công chức, làm cán bộ chứ không để làm lãnh đạo giúp đời đúng nghiã !
      Trong khi trí thức phải thế này thế nọ như ông Kiểng đòi hỏi trong bài viết.

      “Trong suốt dòng lịch sử kẻ sĩ, rồi trí thức, coi học là cốt để làm quan hay để có được một địa vị trong xã hội, nói cách khác để làm dụng cụ cho một quyền lực sẵn có chứ không phải để thay đổi xã hội.” (nguyên văn)

      2/ Quan niệm SAI về CHÍNH TRỊ.
      Nguyên do vì ích kỷ chỉ nghĩ đến cá nhân và khiếp sợ, nên chọn thái độ phục tùng quyền lực bla bla bla.
      Dân chủ là nguyên nhân còn thăng tiến kinh tế là hệ quả bla bla bla

      Nhà em mới xem chưa “ngấu”, nhưng thấy hình như Bác đi chệch hướng, nên mạo muội góp ý bàn thử xem sao ?

      Mong cao nhân bốn phương tám hướng góp một bàn tay.
      Xin cám ơn nhiều lắm lắm.

      Lão Ngoan Đồng

      TB:
      Chắc Kiểng vừa có tuổi lại rút tiả kinh nghiệm ngày xửa ngày xưa viết bài mạt sát quá xóa trí thức VN (“con cháu cô Tư Hồng”), nên lần này góp ý “nhẹ nhàng” hơn và đưa ra nhiều dẫn chứng ở phần cuối khá hay !

Phản hồi