WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời tâm huyết của thế hệ trí thức trẻ 8x, trong nước

LTS: Đàn Chim Việt cho đăng bài “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” của một người sinh trước 1975 nhưng không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Khen và đồng ý khá nhiều, chê và không đồng ý cũng không thiếu. Đây là một sinh hoạt dân chủ mà Đàn Chim Việt hãnh diện góp phần, mong tìm ra con đường ngắn nhất, hợp lý, hiệu quả và ít tốn xương máu nhất cho công cuộc dân chủ hóa VN. Hôm nay, ĐCV lại trân trọng giới thiệu bài viết khác, của một người sinh sau 75 ở thập niên 80 - thế hệ được gọi là 8x - hoàn toàn không đề cập đến vấn đề quốc-cộng, mà kêu gọi mọi người “hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc”, sử dụng những kỹ thuật hiện đại để giải thích phản tuyên truyền dối trá của cs, và dường như tác giả đồng ý với việc lợi dụng ngay chính môi trường chính trị Việt Nam đấu tranh hô hào trí thức Việt Nam hãy “làm điều gì đó để cứu lấy Việt Nam, cứu lấy chính mình…” Mời bạn đọc theo dõi.

Tôi viết bài này như một lời tâm tình với tất cả trí thức trẻ Việt Nam và hải ngoại. Mục đích duy nhất bài viết là mong muốn trí thức Việt Nam hãy làm điều gì đó để cứu lấy Việt Nam, cứu lấy chính mình. Tôi là một người Việt trẻ sinh trong thời bình, với kiến thức hạn hẹp nên tôi rất mong được sự góp ý của tất cả các bậc tiền bối. Tôi xin nhấn mạnh một điều: Bài viết của tôi chỉ là một lời chia sẻ gửi đến trí thức mang dòng máu Việt Nam.

Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do đất nước chúng ta không tôn trọng tri thức.

Một xã hội bảo thủ, coi thường sư tiến bộ của khoa học dương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã tụt hậu. Nếu chỉ so sánh trong Đông Nam Á chúng ta cần tới 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Hậu quả của một chính phủ xem thường trí thức.

Ngay trong định hướng của đảng: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” đã sai lầm trầm trọng, phản khoa học.

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, người Việt có khi ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới. Nhắc đến Samsung, Hyundai, người ta nghĩ đến Hàn Quốc, nhắc tới Sony nhớ tới Nhật… Thực tế này cho thấy chất xám Việt đang bi lãng phí.

Có thể nói Việt Nam đã tụt hậu, người lãnh đạo đất nước không phải là tinh hoa của dân tộc, học thức kém xa nhiều người trong xã hội. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị quốc tế. Theo tôi, đã đến lúc trí thức Việt Nam nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận thực tế và thực hiện vai trò của mình để cứu chính mình và cứu xã hội. Thực tế cần phải chấp nhận: nước ta là nước nghèo nàn, lac hậu. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và tinh thần dân tộc luôn dẫn đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật… Các dân tộc khác đã làm rạng danh dân tộc họ. Việt Nam kém phát triển chứng tỏ trí thức Việt chưa phát huy được vai trò của mình. Trí thức Việt đang bị gông cùm, bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội lưu manh và mất đi trí thức, ý chí.

Là một người sinh sau 75, tôi chỉ nêu ra cái vòng xoáy mà người trí thức trẻ phải chịu. Sau năm 75, thế hệ 8x là lực lượng trí thức đông đảo nhất. Rất tiếc, không ít phải thỏa hiệp với cái lưu manh trong xã hội “hành hạ nhau mà sống”. Xã hội mà trí thức vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Tôi đưa ra vài ví dụ cho thấy cái vòng luẩn quẩn mà chí thức phải chịu:

VD: Một bác sĩ với mức lương chết đói, anh ta tìm cách làm khó bệnh nhân để nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

Vụ sập cầu Cần Thơ, những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ.

Mỗi người trong xã hội tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam cũng như bao người Việt khác là nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo tồi tệ. Một nền giáo dục tồi tệ.

Khi một người nước ngoài nói: “Giáo dục Việt Nam tồi tệ”, chúng ta phải công nhận họ đúng. Nền giáo dục của chúng ta mang tính chất bịt miệng, giáo điều. Học sinh phổ thông học khổ hơn đi cày. Học, học như điên, như bị ma đuổi. Học sinh cố gắng vào trường A, trường B mà đôi khi không biết học ngành đó làm gì, ngành đó ra sao, mình có thích ngành đó hay không. Học sinh bị nhồi vào đầu những kiến thức mang tính giáo điều. Ngay cả văn chương, nhạc họa cũng sặc mùi đảng, đảng, đảng….. Họ không được cung cấp kiến thức xã hội để có thể định hướng cuộc đời. Phương tiện truyền thông đưa những thông tin láo khoét. Cứ coi điểm chuẩn của các trường đại học sẽ thấy nực cười. Có ngành năm trước cao ngất, năm sau xấp xỉ xuống sàn. Học sinh chạy theo ngành nghề đan g nổi. Những năm gần đây, kinh tế lên ngôi, sự bùng nổ của ngân hàng, chứng khoán làm mức lương ngành này cao ngất và đương nhiên điểm chuẩn tăng theo. Bên cạnh đó, nhiều ngành kỹ thuật lại không phát triển, lương kỹ sư bèo bọt. Có thể nói giáo dục không định hướng, nền giáo dục ăn theo. Nhìn nhận lại nền giáo dục, chúng ta thấy hầu như các trường đào tạo theo kiểu đem con bỏ chợ, lãng phí thời gian và tiền bạc của sinh viên. Việt Nam có rất nhiều trường thuộc bộ nhưng ngành chính thì mờ nhạt so với các ngành khác.

Các trường này chỉ biết cấp bằng còn sinh viên ra trường sẽ như thế nào họ không quan tâm. Sinh viên bị buộc đóng tiền và lãng phí rất nhiều thời gian cho các môn vô bổ hoặc vô lí. Triết học Mác-Lê tốn khá nhiều thời gian, kinh tế chính trị, học xong bỏ xó, lịch sử đảng tách thành 1 môn riêng biệt. Có những trường đào tạo Anh Văn cho sinh viên với giáo trình cơ bản mà học sinh phổ thông đã học qua. Nếu tính số tiền đầu tư cho một sinh viên đại học ta thấy sự lãng phí rất lớn, cái bằng không có giá trị thực thụ. Bốn năm học tiêu tốn cả trăm triệu và sau ra trường phải đi “đào tạo lại”.

Điều chắc chắn là nếu giáo dục không được đầu tư đúng sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc và chất xám.Thực tế là kỹ sư Việt Nam có rất nhiều người làm bảo trì nhưng nếu máy hư, kỹ sư chỉ được phép gỡ, chờ kỹ sư nước ngoài. Có người đã nói : Kỹ sư Việt Nam thầy không ra thầy, thợ không ra thợ.

Cả xã hội đang đuổi theo một thứ rất hư ảo: Bằng cấp. Một thứ mà ngay tại Việt Nam cũng chưa được tôn trọng. Nếu những năm trước đây, tiến sĩ, giáo sư hiếm thì nay tràn lan. Có vẻ như bậc đại học bây giờ chỉ là phổ cập. Cả xã hội đua bằng cấp trong khi giá trị của cái bằng lại ngày càng giảm. Tư tưởng học lấy bằng rất đáng lo ngại.

Với hệ thống giáo dục tệ hại, người Việt không phát huy được năng lực, không sánh tầm được với đồng nghiệp thế giới. Trí thức Việt sống trong môi trường thiếu lành mạnh, khoa học.

Đảng cộng sản Việt Nam và hệ thống truyền thông nô dịch đã lừa bịp toàn dân. Họ làm cho người dân tưởng đất nước đang đi lên một cách mạnh mẽ bằng cách đưa ra những con số mị dân trên phương tiện truyền thông.

Nhưng nếu chúng ta thử đặt bên cạnh những con số khác thì sẽ ra một kết quả cười ra nước mắt. Ví dụ: tăng trưởng 7% bên cạnh lạm phát 11%. Nhà nước ra rả nói đã thoát nghèo nhưng trên VTV1 ngày 21-1-2011, khi nói về một gia đình “cận nghèo”, thu nhập 300 ngàn/ người/tháng. Mức cận nghèo là 0.5 USD/người/ngày. Nhiều người vì không để ý đã tin tưởng vào thông tin họ nghe thấy và ảo tưởng về Việt Nam.

Điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều trí thức trẻ đang tiếp tay cho sự dối trá. Về mục đích, họ cũng vì mưu sinh. Họ chấp nhận mua việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước với cái giá không nhỏ và tin tưởng rằng họ sẽ ổn định. Họ bước vào vòng xoáy, đầu hàng nghịch lí. Nhưng nếu xét kỹ họ cũng không khá hơn được. Ai hiểu về cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đều phải công nhận rằng càng ngày xin chỗ làm càng khó, giá càng cao. Trong khi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước yếu kém còn nguồn nhân lực tăng nhanh (do con cháu, quen biết trong ngành) thì việc hiếm là đương nhiên. Với 40% tổng vốn của nền kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra 26 % GDP. Vinashin là bài học nhãn tiền.

Nhìn sâu vào hoạt động của các tập đoàn nhà nước, chúng ta có thể thấy các tập đoàn này đang tìm mọi cách để giành giựt lợi nhuận của nhau. Việc các tập đoàn kinh doanh đa ngành không nói lên sự phát triển: Dầu khí, EVN, nhảy vào viễn thông. Viettel, VNPT cũng giành giựt nhau từng ngày. Các tập đoàn đang bế tắc, tìm cách kiếm tiền bằng cách đầu tư vào ngành đang ăn khách. Hiện tại,Vinashin đang gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của các tập đoàn khác. Trái phiếu chính phủ xuống hạng rác, các tập đoàn khó khăn với ngân hàng nước ngoài. Nếu như các tập đoàn này phá sản như Vinashin , những trí thức đã mua việc vào cảnh tiền mất tật mang. Họ cũng khó thích ứng với công việc ngoài quốc doanh.

Nhiều trí thức chọn con đường du học. Họ đi và phải tìm cách ở lại nước ngoài vì so với mức đầu tư của họ, mức lương trong nước không thích ứng được. Họ vào cảnh tha phương cầu thực.

Vài trí thức bước vào con đường của doanh nhân và không ít đã bị gẫy nặng trước một cách thức làm ăn lưu manh. Trí thức Việt bị bít đường sống.

Với hiện trạng, tôi nghĩ đến tư tưởng của Lỗ Tấn: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Đã đến lúc người trí thức Việt phải tự giải cứu mình để trở thành trí thức thực thụ, để nhận đồng lương một cách công khai, xứng đáng và không phải áy náy với bất cứ ai. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng thường được một lực lượng trí thức dẫn đầu. Trong dân tộc cũng có những người đã từng đưa thanh niên đi du học để giải phóng đất nước.

Tôi nghĩ trí thức Việt nên nhìn nhận xã hội và hành động thiết thực bằng cách đưa tin tức chân thực đến với mọi người. Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng để thay đổi xã hội. Chúng ta hãy tự đào tạo mình, hãy viết suy nghĩ của mình, hãy phân tích bẻ gẫy luận điệu dối trá của đảng. Gửi những thông tin, bài viết có giá trị về tình hình đất nước cho bất cứ ai qua email hay bất cứ phương tiện nào có thể. Tôi mong muốn những trí thức ở hải ngoai hãy giúp đỡ trí thức trong nước bằng những tài liệu, giáo trình của các đại học tân tiến trên thế giới qua internet để người muốn học có cơ hội tiếp cận. Chúng ta sẽ có một lực lượng mạnh nếu đoàn kết. Đảng cộng sản xử dụng chiêu chia rẽ, đưa vào chúng ta những ranh giới: hải ngoai- trong nước, khen người này chê người kia nhằm ngăn cản sự đoàn kết. Chúng ta hãy sát cánh bên nhau để trí thức tiền bối chỉ dạy trí thức trẻ, một khối đại đoàn kết Việt Nam. Tôi góp ý vài điều mà bất cứ ai cũng có thể làm:

- Tích cực tự học hỏi và chia sẻ tài liệu cho người khác, xích lại gần nhau qua email (chúng ta không cần biết nhau, chỉ cần là người Việt )

- Viết báo, phân tích báo chí nô dịch để vạch mặt kẻ nói dối.

- Tham gia tuyên truyền (Gửi email cho bất cứ ai)

Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu, để không có cảnh phụ nữ Việt phải đi lấy chồng ngoại, trẻ em Việt bị mua bán, bị đẩy vào các nhà chứa, để trí thức Việt không còn phải tha phương cầu thực, nông dân, công nhân không phải vất vả và còng lưng trả nợ cho kẻ cầm quyền. Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Nguồn: Nguyễn Nguyễn, vndcradio

Các bài liên quan:

Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên

Cờ này với cờ kia

Việt Nam Cộng Hòa sẽ chỉ còn trong sách sử

12 Phản hồi cho “Lời tâm huyết của thế hệ trí thức trẻ 8x, trong nước”

  1. Trương Thúy Sơn says:

    Bài viết hay, đúng chủ đề và đầy tâm huyết của 1 người trẻ “mang giòng máu Việt Nam”. Tôi rất đồng tình với những ý nghĩ của Nguyễn. Tôi mới đi về Việt Nam và cũng có những nhận xét tuơng tự. Chúng ta, những người quan tâm đến tiền đồ của dân tộc, không biết đến khi nào mới có thể thóat ra ngoài đuợc cái vòng lẩn quẩn của sự ngu dốt, hèn nhát và thụ động của người dân Việt.
    Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Tôi không phải là người học cao hiểu rộng, nhưng tôi cũng muốn đóng góp 1 ý kiến nhỏ nhoi mà mọi người có thể làm đuợc, bắt nguồn từ chuyến đi về Việt Nam mới đây, sau nhiều tiếp xúc với nhiều người dân trong nuớc. Đi đâu tôi cũng nghe những phê bình, than thở, trách móc, chửi bới, óan giận đối với chế độ hiện tại, nhưng cùng 1 lúc tôi cũng nghe rất nhiều người, có thể là 99%, nói đến 2 chữ “Giải Phóng”. Có những câu rất ngây ngô như: “Sau giải phóng tôi bị bắt” hay “Sau giải phóng chúng tôi vô cùng nghèo khổ” hoặc “Sau giải phóng tôi mất hết tất cả” … Người Mỹ có câu: “Thought leads to actions, Actions lead to habits, Habits become your character, Character determines destiny”. Tạm dịch là: Tư tuởng dẩn tới hành động, hành động dẩn tới thói quen, thói quen trở thành tính nết, tính nết định đọat số mệnh. Có nghĩa là muốn định đọat số mệnh của mình thì phải chuẩn bị tư tưởng ngay từ bây giờ. Đúng như Nguyễn đã nói, chúng ta phải thấy đuợc cái xảo trá, láo khoét, tuyên truyền của Đảng Cọng Sản và nhất định chống lại, tìm ra công lý và sự thật thay vì ngoan ngoãn nghe lời như một đàn cừu hay viện dẩn lý do thói quen bị nhồi sọ. Không thể nào chúng ta tiếp tục nói “giải phóng” khi mà chúng ta không có đuợc những tự do căn bản như tụ họp, biểu tình, báo chí, tín ngưỡng, bầu cử …chúng ta không thể tiếp tục nói “giải phóng” khi mà xã hội càng lúc càng suy đồi, khi người trí thức phải quỳ lụy bọn người ngu dốt để kiếm miếng ăn, khi mà tham nhũng được cầm đầu bởi những người không có chút kiến thức ở vào những địa vị cao nhất trong nước đang làm tan nát cơ đồ mà ông cha chúng ta đã tốn biết bao xương máu để gầy dựng.
    Hảy đứng lên gạt bỏ tất cả những sự nhồi sọ ngu xuẩn, tuyên truyền láo khoét, sáo ngữ rỗng tuếch của bọn Cọng Sản độc tài, vô luân .. để chuẩn bị ngay từ trong tư tuởng hầu cho tất cả chúng ta có thể định đọat được số phận của chúng ta và vận mệnh của dân tộc, không phụ lòng những tiền nhân đã có công dựng nước và giữ gìn đất nuớc thân yêu này của chúng ta.

  2. Hi x Pham says:

    Cam on ban Nguyen Nguyen, nhung dieu chan that dung voi y nghi cua toi, toi khong co kha nang viet,
    ban da lam mot viec rat dung, gan nhu ban viet dum toi. Cam on ban rat nhieu. Uoc mong tat ca moi nguoi hay huong ung, nhat la cac ban tre, rat tre tham gia tich cuc. Dat nuoc, dan toc Viet trong cho
    o cac ban, hy vong o cac ban, CHI CO CAC BAN moi cuu duoc dat nuoc Viet, dan toc Viet. Toi nhan manh o dan toc Viet. Cam on ban mot lan nua nhe ./-

  3. Hoài Nam says:

    Tâm tình của ngưòi bạn trẻ Nguyễn Nguyễn rất đáng quan tâm, gợi cho chúng ta thấy bức tranh sống của ngưòi Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản!
    Đồng ý với Bạn; chúng tôi sẽ cùng các Bạn tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu, để không có cảnh phụ nữ Việt phải đi lấy chồng ngoại, trẻ em Việt bị mua bán, bị đẩy vào các nhà chứa, để trí thức Việt không còn phải tha phương cầu thực, nông dân, công nhân không phải vất vả và còng lưng trả nợ cho kẻ cầm quyền. Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.! Nhất trí!

  4. Trung Kiên says:

    Trích…”Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do đất nước chúng ta không tôn trọng tri thức.
    Một xã hội bảo thủ, coi thường sư tiến bộ của khoa học dương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã tụt hậu. Nếu chỉ so sánh trong Đông Nam Á chúng ta cần tới 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Hậu quả của một chính phủ xem thường trí thức.

    –> Khi những người trẻ đã nhận ra một sự thật bẽ bàng mà nhà nước cố tình bưng bít, dối trá suốt hơn 36 năm qua, cố vẽ phấn tô sơn để che đây cho sự yếu kém mình…thì hẳn là đất nước đã đến lúc vươn mình?

    Ngay trong định hướng của đảng: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” đã sai lầm trầm trọng, phản khoa học.

  5. vohoan says:

    Tác giả bài nầy đả vẻ ra một hình ảnh xả hội , giáo dục.. vân vân và vân vân..về đất nước Việt Nam rất là nghèo nàn và bết bát. Đồng ý với tác giả bài nầy. Nguyên do ở đâu mà ra nông nổi ? Bởi vì đất nước Việt Nam có nhửng người lảnh đạo nghèo nàn về lảnh đạo, về kiến thức, về quản lý..vv để có thể đưa đất nước theo kịp với nhửng quốc gia tân tiến trong vùng

  6. hoang says:

    Thơ với thẩn của ông tôi mệt lắm rồi ông Viện ơi. Hãy tự trọng một tí đi.

    • Bac Pham says:

      Khì, khì… Thôi góp ý mãi rồi, để yên cho bác ấy vui đi, ông Hoàng ạ.

  7. Cu Tý says:

    TIẾNG GỌI ÐÀN.

    1.
    Hởi tuổi trẻ trời Nam đất Việt,
    Xiết chặt tay chí quyết vươn lên.
    DÂN QUYỀN kêu gọi vang rền,
    Từ Nam chí Bắc xây nền tự do.
    Vẩy Cờ Lau chung lo họp sức,
    Lưả Lam Sơn sáng rực Hội Thề.
    Trong ngoài kết hợp đuề huề,
    Chận ngăn bành trướng Mác Lê cường quyền.

    2.
    Hởi tuổi trẻ rồng thiêng Nam Việt,
    Noi chí Hùng oanh liệt tự cường.
    Ra roi Phù Ðổng xua phường,
    Bá quyền tham lại dọn đường lấn sang.
    Thói vô nghì dọc ngang quấy phá,
    Nết buá liềm gian trá hung hăng.
    Ươm tơ xây kén nhập nhằng,
    Cành Nam chùm gởi phủ giăng rợp trời.

    3.
    Hởi tuổi trẻ vọng lời Nam Bắc,
    Khắp hoàn cầu góp mặt chung tay.
    Một phen xoá sạch độc tài,
    Ngăn làn sóng dữ cuồng say tung hoành.
    Ðập thượng nguồn gian manh chận nước,
    Cướp Hoàng Trường xăm lược Biển Ðông.
    Trời Nam phủ lớp tơ hồng,
    Thực thi đồng hoá hiểm lòng xưa nay.

    4.
    Hởi tuổi trẻ trí tài Nam Việt,
    Quyết nêu cao khí tiết Triệu Trưng.
    Từ Nam chí Bắc vang lừng,
    Trong ngoài trống giục bừng bừng hò reo.
    Hương Hoa Lài bay vèo nối mạng,
    Kẻ độc tài phách tán hồn bay.
    Tiếng SƯ TỬ HỐNG chuyển lay,
    Á Phi chấn động đổi thay khôn lường.

    5.
    Hởi tuổi trẻ quật cường Nam Việt,
    Noi gương hiền minh triết người xưa.
    Nhuận nhuần ơn trọng móc mưa,
    Thuận thuần hoà hợp lọc lưà đục trong.
    Noi chí đức con Rồng cháu Lạc,
    Giử nghiệp Hùng bia tạc ngàn thu.
    Biển Ðông quyết xoá mây mù,
    Hoàng Trường nguyền nguyện nghiệm thu vẹn toàn.

    6.
    Hởi tuổi trẻ Văn Lang Nam Việt,
    Tiến bước mau cương quyết chấn hưng.
    Nhân quyền truyền khắp bày trưng,
    Trương cờ dân chủ sáng bừng lòng son.
    Ðảng phủ đảng non mòn biển lấn,
    Sao vờn sao giúp vận tiến sang.
    Buá liềm lê mác mở đàng,
    Tưạ hồ ưng khuyển nghing ngang trong nhà.

    7.
    Hởi tuổi trẻ GIA VONG QUỐC PHÁ,
    Ðàn BƯỚM HOA xác rã xương khô.
    Cơ thời đến lúc dọn mồ,
    Ðộc tài đảng trị tô hồ hoài công.
    Dụng liềm buá ươm trồng lê mác,
    Theo nết Tần thu đoạt quyền mưu,
    Dạ Tào lòng Sở oán cừu,
    Cưu mang danh lợi như mù đi đêm.

    8.
    Hởi tuổi trẻ trước thềm chuyển đổi,
    Luyện trí tài tiếp nối chí Hùng.
    Da vàng máu đỏ mẹ chung,
    Trong ngoài Nam Bắc đồng cùng Việt Nam.
    Hoa Rồng Tiên kết làm dân chủ,
    Nhuỵ Lạc Hồng ướm nụ nhân quyền.
    Khí thiêng sông núi kỳ duyên,
    Hương nồng thế giới nối liền năm châu.

    Hùng phong vượt lướt cánh Âu !!!

  8. Tạ Tuyên says:

    ….
    “Có thể nói Việt Nam đã tụt hậu, người lãnh đạo đất nước không phải là tinh hoa của dân tộc, học thức kém xa nhiều người trong xã hội. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị quốc tế. Theo tôi, đã đến lúc trí thức Việt Nam nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận thực tế và thực hiện vai trò của mình để cứu chính mình và cứu xã hội. Thực tế cần phải chấp nhận: nước ta là nước nghèo nàn, lac hậu.”
    ….
    Đây là kết quả của những kẻ đã dùng lá cờ máu. Vì vậy nên phải đấu tranh để lật đổ những kẻ này và thay thế lá cờ máu này.

  9. VHT says:

    Bức tâm thư của người trí thức trẻ 8x rất hay. Toi nghĩ đây là thư thật, người thật, không phải ai cố tình ngụy tạo. Như thế là một tín hiệu đáng mừng. Bởi vì trong hoàn cảnh nào, trong giai đoạn nào của lịch sử, cho dầu thực tế khách quan ra sao thì vẫn luôn có những người đầy tâm huyết, sáng suốt, chân thành, quả cảm. Đó là những phẩm chất vô cùng quý giá và hoàn toàn đáng đề cao, ca ngợi. Bức tâm thư này đúng là một bức tâm thư tiêu biểu, nó tiêu biểu không những cho một thế hệ, mà cho mọi thế hệ trí thức, cho mọi người trí thức của quốc gia, dân tộc VN.
    Rất mong mọi người cần quan tâm và tiếp sức nhau để đọc bức tâm thư này, cho dù họ là ai, ở đâu, địa vị thế nào và quan điểm ra sao.
    VHT

  10. 1/86 tr. con chimd says:

    Muốn xây dựng xã hội văn minh, phát triển về giáo dục, văn hóa, dân trí, kinh tế.v.v. Trước tiên phải có NỀN TẢNG TỰ DO, DÂN CHỦ THỰC SỰ. chứ không lại nặp lại vết xe đổ như vừa qua là xây lâu đài trên cát. Nền cát không vững mà chỉ tạm thời!

Leave a Reply to Trương Thúy Sơn