WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mổ cườm mắt

Đúng hẹn tôi đến Trung tâm Giải phẫu mắt trên đường Madison thành phố Torrance, quận Los Angeles lúc 7:00 giờ sáng ngày 9/2 để mổ cườm (Cataract Surgery).  8 giờ sáng tôi vào phòng chuẩn bị. 10:30 người ta đẩy tôi vào phòng mổ. 11:00 giờ người ta đẩy tôi ra. Mọi việc diễn tiến khi tôi đang dưới ảnh hưởng của thuốc mê. Ra khỏi phòng mổ tôi bàng hoàng không biết mình đang ở đâu và mắt mình đã mổ chưa. Sao không thấy cảm giác gì cả. Một cô y tá (nurse) cho biết mắt trái tôi đã mổ xong. Họ đẩy tôi vào một phòng đợi xem TV chờ Trung tâm Giải phẫu gọi con gái tôi đến đưa về nhà.

Chuyện mổ cườm sao mà đơn giản như vậy!

Có thể đối với các vị bác sĩ mổ mắt của năm 2011 mọi việc chỉ đơn giản như vậy. Nhưng trước khi mổ nhiều bạn tôi đã mổ cườm kể cho tôi nghe những chuyên phiền toái nho nhỏ làm tôi cũng ngán.

Một bạn nói, sau khi mổ vết cắt trên giác mạc (1) (cornea) được vá lại, mắt được đắp bằng một miếng băng trắng nhỏ phải mang kính che ánh sáng suốt ngày đêm. Một tuần sau, bác sĩ cắt chỉ nơi giác mạc.

Có bạn cho biết sau khi mổ không được xem TV, không đọc sách đọc báo ít nhất một tuần lễ, không ho mạnh và cần uống thuốc chống bón (constipation) để không rặn làm động mắt khi đi cầu.

Đa số mổ hai mắt cách nhau 6 hay 7 tháng, có người một năm. Có bạn chỉ mổ một mắt cho rằng “như vậy đủ rồi” lỡ mổ mắt kia không thành công thì lại hối.

Bạn Vũ Đình Minh (bác sĩ y khoa, nhà văn Mai Kim Ngọc) một bạn thời trung học của tôi, trái lại, đã thi vị hóa cảm giác của ông khi miếng băng vải che mắt sau khi mổ được lấy xuống và ông bắt đầu thấy vạn vật chung quanh.

Ông viết:

“Mổ cườm xong,….  ta mới thực sự biết trời có thể xanh, núi có thể biếc, và mây có thể trắng đến chừng ấy. Không ngờ tạo vật có thể đẹp đến thế …”

Vũ Đình Minh nhỏ hơn tôi 3 tuổi, mổ mắt năm 2007. Tính ra bạn mổ mắt sớm hơn tôi 7 năm. Trời cho mắt tôi bị cườm chậm nên khi nghe bạn Vũ Đình Minh tả “trời xanh, mây đẹp”, tôi nghĩ ông bạn tôi văn chương hoá một chút cay đắng của cuộc đời chứ cái gì mà “dẹp dữ vậy”. Tôi vốn không thích mổ xẻ, vả lại năm 2007 mắt tôi còn tốt, đọc sách, lái xe ban đêm hay ban ngày không trở ngại nên tôi thầm nghĩ  “mình chẳng bao giờ mổ cườm” để được hưởng cái thú tưởng tượng trong văn thơ của bạn tôi.

Đầu năm 2009 tôi khám mắt định kỳ tại San Diego trước khi dọn nhà lên Redondo Beach, quận Los Angeles. Ông bác sĩ mắt bảo tôi: “Tinh thể mắt ông bắt đầu phủ mây. Ông cần khám trong vòng 6 tháng để chuẩn bị mổ cườm. Để trễ khó mổ.”

Về Los Angeles tôi quên lời khuyên của bác sĩ mắt San Diego. Tôi tin mắt tôi còn tốt.

Qua năm 2010 khả năng thấy của tôi xuống nhanh. Cuối năm 2010 tôi đi khám bác sĩ Aarchon Joshi tại Trung tâm Y tế ở Redondo Beach. Bác sĩ Yoshi sau khi khám cho biết đã đến lúc và cho tôi một thời biểu mổ cườm.

Trước hết ông cho xem một cuốn phim ngắn, giải thích kỹ thuật mổ cườm, những phiền toái có thể xẩy ra và hỏi tôi có chấp nhận những “nguy hiểm” của mổ cườm không?  Đây chỉ là thủ tục bảo vệ  người bác sĩ chứ mổ cườm không nguy hiểm như mổ tim v.v…, mặc dù trong cuốn phim giới thiệu người ta nói trong muôn một có trường hợp mổ cườm bị mù.

Cuốn phim ngắn giải thích rằng mắt trời cho là một bộ phận khá phức tạp gồm chính yếu một tinh thể dạng lăng kính nhận ánh sáng đưa vào võng mạc (2) (retina). Tùy theo ánh sáng đến từ vật gần hay xa, tinh thể điều tiết (accommodation) độ cong mặt tinh thể để đưa ánh sáng vào đúng võng mạc. Tuổi già, hoặc chưa già nhưng mắt có bệnh, tinh thể không “điều tiết đúng” làm cho ánh sáng tụ lại trước hay sau võng mạc sinh ra bệnh cận thị hay viễn thị. Cận thị hay viễn thị có thể chữa bằng kính đeo mắt. Kính đeo mắt điều chỉnh sự điều tiết không đúng của tinh thể trời cho giúp ánh sáng tụ lại đúng trên võng mô và ta thấy rõ được vật thể chung quanh.

Mổ cườm khác hẳn. Tuổi về già tinh thể trời cho bị vẩn đục từng nơi (gọi là mắt có cườm) không còn trong suốt nữa như bị mây che (mắt có mây). Mây hay cườm chỉ là một và gọi là cataract. Và dù cho tinh thể mắt còn điều tiết tốt vẫn không có đủ ánh sáng vào võng mạc nên ta thấy cảnh vật lờ mờ.

Cách chữa là vất bỏ tinh thể trời cho và thay bằng một tinh thể nhân tạo trong suốt gọi là Intraocular Lens (IOL). Tiến trình y khoa này gọi là mổ cườm (cataract surgery). Danh từ mổ mắt bao gồm mọi việc mổ xẻ để chữa các thứ bệnh khác về mắt trong đó có mổ cườm.

Bác sĩ Joshi cho tôi biết có hai thứ tinh thể nhân tạo. Một thứ không điều tiết gọi là monofocal IOLs, và sau khi mổ cần dùng kính nếu muốn thấy thật rõ khi đọc sách hay lái xe. Y khoa vừa sáng chế một loại tinh thể mới gọi là multifocal IOLs có thể tự điều tiết để nhìn rõ cảnh vật ở mọi khoảng cách không cần kính. Không có hãng bảo hiểm nào trả tiền cho tinh thể multifocal IOLs. Thời giá mỗi tinh thể multifocal  IOLs là $3,500 mỹ kim. Tôi không có khả năng dùng multifocal IOLs. Nếu có chưa chắc tôi dùng. Vốn bảo thủ tôi không tin cái gì quá mới trong thời đại quảng cáo này.

Sau đó bác sĩ Joshi bảo tôi gặp bác sĩ gia đình (primary care doctor) để khám tiền giải phẫu (pre-op exanination) mục đích để xem có đủ sức khỏe không.

Đơn giản thôi. Y tá đo áp huyết, bác sĩ nghe tim nghe phổi lấy lệ rồi chuyển ý thuận cho bác sĩ mắt. Bác sĩ gia đình sau khi xem danh sách thuốc tôi đang dùng, dặn ngưng thuốc Flomax (thuốc điều hòa đường tiểu tiện) 2 ngày trước khi mổ và dùng lại sau khi mổ một ngày.

Bác sĩ Joshi cho hẹn ngày 9 tháng 2 mổ. Mổ mắt trái trước vì nhiều mây hơn. Ông cho phái mua hai thứ thuốc nhỏ mắt: Prednisolone 1% chống sưng (anti-inflamation), và trụ sinh Ofloxaxin .3% , một ngày trước khi mổ nhỏ cả hai thứ thuốc 4 lần, mỗi lần một giọt cách nhau 5 phút. Đêm trước khi mổ không ăn, không uống nước từ 12 giờ khuya. Và chuẩn bị người nhà đưa đi đưa về.

Ngày mổ họ đưa tôi vào phòng chuẩn bị. Cô y tá hỏi những câu hỏi thông thường về bệnh, về thuốc đang dùng, cho biết những nguy hiểm có thể xẩy ra và yêu cầu mình ký (có ai vào đó rồi mà không ký đâu?)

Sau đó họ cho tôi nằm trên một chiếc giường đẩy, kiểm tra lại tên tuổi, ngày sinh, và hỏi có biết hôm nay mổ mắt nào (trái hay phải) không, và lấy bút màu vẽ một cái hoa ngay trên mắt trái của tôi. Cô y tá lại nhỏ 4 hay 5 thứ thuốc vào mắt, chuẩn bị IV (IntraVeinous) hai nhánh. Một nhánh vào nước biển, nhánh kia sẵn chờ để bác sĩ chính thuốc mê. Một chốc ông bác sĩ Joshi đến tự giới thiệu ông sẽ mổ mắt trái cho tôi. Ông lật nhanh qua xấp hồ sơ xem y tá đã chuẩn bị đúng quy trình chưa, rồi ký vào. Ông khuyên tôi yên tâm rồi bước nhanh qua bệnh nhân đang được chuẩn bị như tôi nằm giường đẩy bên cạnh.

Mười phút sau, bác sĩ gây mê (anesthesiologist) đến giới thiệu cho biết sẽ là người gây mê để giúp tôi “cảm thấy thoải mái” khi mổ.

Hai mươi phút sau, họ đẩy tôi vào phòng mổ, vừa đi tôi thấy ông bác sĩ gây mê chích thuốc vào IV. Tôi “lắng nghe” để xem từ tỉnh qua mê như thế nào. Nhưng không, tuyệt đối không, tôi chỉ thấy cánh cửa của phòng mổ rồi “không biết gì nữa”.

Khi tỉnh dậy tôi thấy chiếc giường đã được đẩy lại chỗ cũ. Tôi không ghi nhận một cảm gíác gì nơi đôi mắt. Cô y tá nói với tôi “đã mổ xong”.

Cô y tá lược qua cho tôi những gì cần làm khi về nhà, ngày mai gặp lại bác sĩ Joshi  sẽ có chỉ dẫn mới. Cô dặn: nhỏ thuốc như  trước khi mổ, thể dục vừa phải, đừng cúi người lâu, không lái xe, ở nhà nên có một người bên cạnh đề phòng phản ứng bất thường của thuốc mê, có thể xem truyền hình, đọc sách, làm việc trên computer không giới  hạn. Cô cho tôi một kính đen bảo dùng khi ra khỏi nhà, và một tấm kính che mắt bằng plastic trong suốt và băng dán để dán trên mắt khi ngủ. Cô y tá nói, để tránh vô tình nằm úp mặt hay chụi mắt.

Xong họ mang giày cho tôi (để tôi tránh cúi xuống) rồi dùng xe lăn đẩy tôi vào một phòng nhỏ, xem TV chờ người đón.

Hôm sau gặp bác sĩ Joshi. Ông đo sức nhìn của mắt và kết luận: Tốt, có thể lái xe, tiếp tục nhỏ hai thứ thuốc một ngày 4 lần và gặp lại ông sau 7 ngày. Gặp lại ông, ông cho biết, quá trình “liền da” (healing) của vết mổ bình thường, ngưng nhỏ thuốc trụ sinh, tiếp tục nhỏ thuốc Prednisolone trong 4 tuần lễ, mỗi tuần giảm một giọt (4 giọt, xuống 3, 2, 1 rồi dứt).

Ông Joshi cho hẹn 2 tuần sau mổ mắt bên phải.

Mọi việc diễn tiến như mắt bên trái. Khác một chút là bác sĩ gây mê chờ đến khi tôi vào phòng mổ mới chích thuốc gây mê và chích một lượng không làm tôi mê hẳn mà chỉ “lâng lâng”. Tôi thấy quang cảnh phòng mổ, và có ý chờ xem bác sĩ Joshi làm việc. Nhưng dù không mê, tôi vẫn không thấy bác sĩ Joshi vào, và ra lúc nào, cho đến khi người ta đẩy tôi ra khỏi phòng mổ.

Tuần sau gặp ông Joshi, ông cười kết luận: “You are a bionic man now(3). Hai tuần sau, ông cho tôi làm kính, một để đọc sách, một để lái xe. Ông cho biết hai tinh thể nhân tạo ông gắn vào mắt tôi khác nhau. Mắt trái nhìn gần rõ hơn nhìn xa, trong khi mắt phải nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Trên nguyên tắc tôi không cần dùng kính.  Não bộ sẽ tự động điều chỉnh để khi đọc sách chuyển nhiệm vụ qua mắt trái, khi lái xe lại chuyển nhiệm vụ qua mắt phải. Nhưng ông cảnh giác, sở xe cộ (DMV) của California còn theo luật cũ là đo từng mắt (chứ không cho hai mắt giúp nhau) nên khi DMV đo mắt trái ông họ vẫn có thể  buộc phải mang kính.

Đó là chuyện mổ cườm của tôi. Bây giờ thì tôi biết ông bạn Vũ Đình Minh của tôi đã tả chân cảnh đẹp thật của trời đất chứ không chỉ

là thi vị hóa. Tôi rất tâm đắc và thích thú đọc lại đoản văn dí dỏm của ông:

Khi ta còn trẻ, ta chấp nhận dễ dàng như một chân lý rằng người già rất thiệt thòi khi ngũ quan cùng thể xác suy nhược với thời gian. Mắt thì mờ, tai thì lãng, mũi không phân biệt được mùi, lưỡi mất khả năng nêm nếm… Nhưng bây giờ xét lại từng bộ phận của cơ thể, nhận định này thật là sai lầm.

Trước tiên là thị giác. Thật ra thị giác ta yếu kém từ tuổi 40-50, tuổi các con chúng ta bây giờ. Ngay tuổi ấy, ta đã phải cần kính để đọc để viết. Nhưng khi trẻ, ta xử dụng kính một cách thô sơ cho công việc cơm áo nhất thời. Những gì ta viết, những gì ta đọc ở tuổi ấy, chung cuộc tính sổ, có được bao nhiêu là quan trọng hay cần thiết.

Ngược lại bây giờ, ở tuổi 70, chúng ta xử dụng cặp kính một cách vô cùng thú vị. Chỉ nguyên những cuốn sách hay khi về hưu rồi ta mới có thì giờ đọc, cặp kính không còn là một công dụng kiếm sống, mà trở nên cao quý biết bao. Nhưng những thú vị lớn nhất liên hệ đến thị giác là được mổ cườm mắt. Với những ai chưa được hưởng kinh nghiệm này, tôi xin mạn phép dông dài đôi chút về cái tuyệt vời của những ngày, những tháng, những năm sau cuộc tiểu giải phẫu nhiệm mầu này. Với tháng năm, tinh thể mắt đục dần, và ta chấp nhận là tất cả ngoại giới có màu ám khói.

Trong cảnh u ám đó, hãy tưởng tượng lúc vết mổ cườm vừa lành, và bác sĩ mở băng cho ta được nhìn cuộc sống bằng con mắt mới. Ôi chao là đẹp. Lúc này ta mới thực sự biết trời có thể xanh, núi có thể biếc, và mây có thể trắng đến chừng ấy.Không ngờ tạo vật có thể đẹp đến thế. Nếucác bạn ở gần núi và mổ cườm về mùa thu, thì các bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì cái huy hoàng của lá trên núi đổi màu. Nếu các bạn mổ mắt vào mùa xuân, thì những vạt hoa dại trong các thung lũng đẹp như ai đổ phẩm vàng phẩm tím lên cả nội cỏ. Nếu các bạn ở miền duyên hải Ca-li như chúng tôi, thì các bạn có thể thấy hoàng hôn chưa bao giờ rực rỡ như vậy khi mặt trời như một trái cầu lửa chìm xuống Thái Bình Dương. Với thị giác mới, các bạn sẽ thấy biển đẹp ngay cả những hôm gọi là xấu trời, khi tất cả trở thành một hòa tấu của những cung bực màu trắng. Trời lẫn với nước, cái đẹp pha lẫn cái buồn, thi vị biết bao…

Và lý thú nhất khi ông cầm hai cái tinh thể nhân tạo trong tay nói với các thanh niên tuổi “tri thiên mạng” rằng:

Nhưng không phải ai cũng được mổ cườm. Phải có cườm, mới được mổ cườm. Và phải có tuổi mới có cườm để mổ.Các bạn trẻ, các bạn phải chờ vài thập niên nữa …

Không có quả chanh chua nào (lemon) được biến thành nước chanh ngọt ngào (limonade) như vậy!

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

—————————————————————–

Ghi chú:

(1) Giác mạc (cornea) là phần trong suốt bên ngoài bao bọc mắt để bảo vệ con ngươitròng đen.

(2) Võng mạc (retina) lớp màng ở phía sau nhãn cầu, nhạy cảm với ánh sáng.

(3) Xem TV Series 1976-1978  “Người Đàn Bà Vạn Năng” (The Bionic Woman) do nữ tài tử Lindsay Wagner đóng .

7 Phản hồi cho “Mổ cườm mắt”

  1. Tan Nguyen says:

    Xin hủy bỏ comment vừa rồi.

  2. Tân says:

    Thưa thầy Trần Bình Nam,
    Chuyện mổ cườm mắt của thầy hay và vui quá. Nhưng thầy không cho biết sau đó mắt của thầy có tốt hơn không.

  3. truong to linh says:

    Mẹ tôi sống cùng Tôi tại CH zech 16 năm, tôi cũng đưa cụ đi mổ cờm mắt , thủ tục như tác giả đã kể, nhưng không hiểu mắt Mẹ tôi họ chụp ảnh rất nhiều và qua Camera nữa, Mẹ tôi còn cắt cả màng mắt và dùng laser để đốt những cục máu nhỏ li ti ở trong mắt nó có từng tia tụ lại do căn bệnh tiểu đuờng phá hủy, Mẹ tôi luôn mồm khen ngợi, truởng khoa ,y bác sỹ ngừoi ta tốt quá Mẹ già rồi sang bên này đi lại giao thông công cộng trong thành phố không mất tiền ,khám mổ cũng không phải chi phí, bác sỹ truởng khoa ,y tá quá nhiệt tình, mà Mẹ chẳng làm gì cho đất nuớc họ đến 1 giờ, còn cuộc đời Mẹ ở vn họ cho về hưu non giảm biên chế, trả mấy tháng lương ,không tiền trợ cấp ,thuốc thang bệnh tật đều phải bỏ tiền túi ra với giá chợ đen. Mẹ luôn ca ngợi họ tốt quá các con ạ , muốn đi đâu thì đi ,có tiền mua nhà ,mua nhà nghỉ là mua ,không cần hộ khẩu với giấy tờ phức tạp, vợ tôi nhiều lúc cứ nói đùa với mệ tôi ,Mẹ khen tây thì khen cả ngày ,khen đến mỏi mồm , tôi nói thêm vào là khen gái tây khen đến đau cả mồm, vì họ xinh và đẹp quá, vợ tôi luờm và nguýt

  4. Đúng là giới Việt kiều đa số rơi mất VÕNG MÔ lẫn cả VÕNG MẠC nguyên nhân là VINH THÂN PHÌ GIA mặc kệ nó ….. !

    Đúng là giới QUAN ĐỎ QUAN THAM VIỆT GIAN đa số rơi mất VÕNG MÔ lẫn cả VÕNG MẠC nguyên nhân là VINH THÂN PHÌ GIA mặc kệ nó ….. !

    Hết thuốc chữa NGAY CẢ ổ bằng TIA LÁ DÈ ( laser ) !!!!

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa truyện mổ cườm trên ở xứ tự do Mỹ làm tôi nhớ lại chuyện cũ vào khoảng năm đói khổ nhất đời tôi là quãng năm 78, có dịch ĐAU MẮT ĐỎ CẤP TÍNH (acute conjunctivitis) do siêu vi gây ra trong thành Hồ..
    Chúng tôi tùng sự ở một phòng khám đa khoa khu vực 5 quận 11. Bác sĩ nhãn khoa duy nhất toàn quận Diệp Tuấn Khải cũng làm chung cơ quan với chúng tôi. Vì thế chúng tôi dặn nơi nhận bệnh có ai bị mắt đỏ là chuyển ngay qua cho ông bạn vàng chuyên nghề mắt, để mình rảnh rang hơn.

    Anh Khải biết và bực bội lắm, nhưng không làm sao được, khi một mình vât lộn với cả 50 chục bệnh nhân một ngày vì căn bệnh không ra gì. Bởi làm gì mà có thuốc chữa chứ. Cứ để tự nhiên vài ngày là hết.
    Nhưng bệnh nhân chầu chực cả buổi đến khám không lẽ không cho họ cái gì hết, mà giải thích thì khan cả cổ và người bệnh íu thông cổ cho bác sĩ. Ai ai cũng nằn nĩ xin thuốc nhỏ mắt với trũ sinh để uống …

    Anh Khải đành chiều theo ý bệnh nhận và ghi thuốc vào số khám bệnh rõ to CÔ-LIA HÀ NỘI là một thứ thuốc nhỏ mắt (collyre) được bào chế theo phương thức ngoài Bắc, có chút cóc-ti-cô-it chống viêm nhiễm.
    Vừa ghi toa bác sĩ Khải nhà tôi vừa đay nghiến rõ to, để cho lãnh đạo phòng khám đa khoa lẫn cán bộ đang khám ở phòng khám dành riêng cho cán bộ công nhân viên ở kế bên nghe rõ:
    - Này nhé, nhớ mà mỗi ngày nhỏ 5-6 lần vào con mắt cái thứ cô-lia Hà Nội này là SÁNG MẮT SÁNG LÒNG ngay. Chả cần uống kèm theo thuốc trụ sinh, trụ chết gì thi mọi thứ virus đều tiêu ra ma hay bay hết xuống sông ra biển !
    Tụi tội thấy thế bưng miệng cười thầm cái lối diễn dịch “điêu ngoa” của ông bạn đồng nghiệp đàn anh vốn người miền Nam chơn chất, nhưng từ hồi đươc đảng giáo hóa ổng sở hữu cái nghệ thuật “chửi chó mắng mèo” thật siêu đẳng !

    Lão Ngoan Đồng

  6. Minh Triết says:

    Mổ cườm dễ như rưa sao bác Trần Bình Nam?
    Nếu vậy thì nhân dân cả nước VN hãy mau đi mổ cườm để có thể nhìn rõ thế nào là cộng sản độc tài và thế nào là Dân Chủ Tự Do?

  7. tanle says:

    Tấn đọc hết bài đi nhé, lối viết văn têu-tếu vui vui của dân Bắc-kỳ ,đọc nghe bật cừơi luôn , vừa nói lên sự thật vừa vui mà gìúp người chưa vào cuộc : “Bớt sợ” ! …..Hay !

Leave a Reply to Minh Triết