WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu

Bản chất chính của thi ca là diễn đạt cảm xúc, tình cảm cũng như tư tưởng. Đó là ý nghĩa tại sao thơ có thể trong hình thức trình bày, mô tả, hoặc trong hình thức gợi hình ảnh và gợi ý thức, tức cảm thức, và gợi suy nghĩ, tức duy về một đối tượng. Dĩ nhiên trong ba yếu tố càm xúc, tình cảm và tư duy, tư tưởng như thế, tùy trường hợp, tùy tác giả, có thể yếu tố này lấn lướt hoặc vượt qua hai yếu tố còn lại, hay chúng chan hòa nhau, phối hợp nhau, hoặc tiết giảm nhau, mà người đọc tất nhiên cảm nhận được, hoặc ưa thích hay không ưa thích theo thị hiếu, cảm quan riêng của mình.

Chính bởi vậy, có khi nhà thơ có khuynh hướng về tính cách này, hoặc tính cách khác như trên đã nói, và cùng tùy theo khuynh hướng, trình độ thưởng lãm của người đọc, người tiếp nhận thơ cũng lựa chọn trong tính chất này hay tính chất khác, tùy theo câu thơ, bài thơ, hay tác giả, đó chỉ là ý nghĩa cảm quan hay thị hiếu, tức có đáp ứng được tâm tư, tình cảm, cảm quan nghệ thuật, hay sự đánh giá về ý nghĩa, giá trị của hình thức và nội dung của bài thơ đưa lại cho mình hay không. Nói khác đi, thơ ngoài nội dung chuyển tải, phải có hình thức nghệ thuật đúng nghĩa, đồng thời sự gặp gỡ giữa trình độ thưởng ngoạn và trình độ sáng tác là ý nghĩa không thể nào tránh được.

Tố Hữu (1920-2002)

Trường hợp Tố Hữu, từng được gọi là nhà thơ lớn, ít ra có số đông đảo người Việt Nam hiểu như thế, một nhà thơ lớn nhất thời cận đại của lịch sử văn học đất nước, thậm chí có người hiểu như xuất sắc kiểu thiên tài, một nhà thơ tiểu biểu chi đỉnh cao của nghệ thuật thi ca của giai đoạn mới, một nhà thơ cách mạng đầu đàn và tiêu biểu nhất, nói chung giống như một nhà thơ vĩ đại, có sự nghiệp để đời khó có ai vượt qua được, sẽ còn mãi trong thời gian về mọi mặt. Thực chất, điều này ra sao, về mặt cá nhân và lịch sử, về mặt văn học nghệ thuật, về mặt ý thức tư tưởng, về mặt tư duy nhận thức, nói chung là mọi mặt đều cần nên đánh giá một cách khách quan, chính xác.

 

Thơ Tố Hữu tất nhiên có nhiều, dễ gì cũng cả đến nhiều trăm bài. Tất nhiên công bằng mà nói, bình thơ hay đánh giá thơ, hoặc văn học nghệ thuật nói chung, cần phải đưa vào trong tình huống, hoàn cảnh khách quan cụ thể của nó, tức là bối cảnh xã hội, môi trường sáng tác, tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, đó là các yếu tố tiền đề hay tiên quyết. Nhưng nói như vậy không có nghĩa nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ thuật chỉ hoàn toàn thụ động. Bởi yếu tố tài năng thật sự là yếu tố luôn luôn chủ động, tài năng là cái gì phát tiết từ trong, hoàn toàn không phải đến từ ngoài. Đây cũng là yếu tố để xem xét, nghiên cứu, đánh giá về thi ca, nghệ thuật nói chung, cũng hết sức quan trọng, không thua kém gì yếu tố hoàn cảnh lịch sử như trên kia đã rõ. Thế nhưng, chính yếu tố sau mới là yếu tố quyết định, bởi vì mọi giá trị, thành quả nghệ thuật có để đời hay không, có mang giá trị, ý nghĩa gì đến người đọc hay không, vẫn chính là tài năng, trong đó bao gồm cả ý thức, tư duy, hay tư tưởng của người sáng tác.

Một bài thơ điển hình, đáng nói đến nhất của nhà thơ Tố Hữu trong ý nghĩa nói trên, chính là bài thơ “Đời đời nhớ Ông …” mà tác giả sáng tác vào thời điểm tháng 3 năm 1953. Đọc bài thơ này, ngay khi vào đầu người ta thấy:

“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!”

Đoạn thơ đầu này là song thất lục bát, thơ cổ điển Việt Nam, nhưng kế tiếp tác giả đưa vào hai từ nước ngoài giữ nguyên thể, thành ra giống thơ kiểu yết hậu. Đây là hình ảnh của một cậu thiếu niên hay nhi đồng xem ảnh. Ảnh đây tất nhiên phải là ảnh màu. Nhưng hình tượng nổi nét chính là đôi mắt hiền hậu và khóe miệng tươi cười. Song đó cũng chỉ là sự thể hiện qua ảnh, nhất là giữa đám thiếu niên nhi đồng, còn tính chất thực của người trong ảnh ra sao vẫn là chuyện khác. Vả lẽ bà mẹ lại cho cậu con còn bé của mình xem ảnh một lãnh tụ chính trị vĩ đại nước ngoài vào thời đó là một điều cũng rất hết sức đặc biệt rồi.

Đoạn kế tiếp tác giả viết :

“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”

Đoạn này đã chuyển qua ngôn ngữ hay suy nghĩ của người mẹ. Người mẹ nhớ lại khi con tập nói, tiếng nói đầu tiên là ngôn ngữ nước ngoài. Đây quả là điều kỳ diệu. Tập cho đứa bé Việt Nam phát âm tiết lần đầu, thay vì đơn âm tiết như vẫn có, đây lại là đa âm tiết, quả thật hết sức lạ lung, khó hiểu. Lại hình ảnh tiếng loa gọi ngoài đồng cũng khó hiểu nốt. Loa này là loa điện hay loa tay ? Một tin tức quan trọng về cái chết của lãnh tụ chính trị nước ngoài, hay của cả thế giới cách mạng đi nữa, cũng chỉ phải đăng báo hay phát trên đài là đủ, tại làm sao phải đi gọi loa ngoài đồng để phổ biến cho các nông dân, quả thật cũng là một ý quái lạ và hết biết mà nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả.

Bởi vậy, tác giả cũng đi sâu vào giải thích về tiếng loa xé ruột, khiến cho mọi người đều cảm thấy xé lòng, nên đó cũng là ý nghĩa tại sao làng trên xóm dưới xôn xao, bởi vì như một tin tức sét đánh, bất ngờ, khiến cho tất cả mọi người nông dân trong làng khi đó đều hoàn toàn ngơ ngẩn, không ngờ bổng nhiên trời đất tối sầm lại, trời long đất lở, vì con người vĩ đại Stalin đã không còn nữa, giống như mặt trời tự nhiên đã rụng mất khi nào. Họ hoàn toàn không biết lý do làm sao, như tác giả mô tả. Biết ông ta chết nhưng không nghĩ là ông ta chết. Bởi vì ông ta là bất tử. Thế mà điều nghịch lý bất ngờ đã xảy ra. Người bất tử này đã chết. Hay ông đi đâu nhỉ? Làm sao có chuyện lạ lung như thế nhỉ? Đó là tâm trạng hoàn toàn muốn diễn đạt của nhà thơ. Ông tự đặt tấm lòng của mình vào tấm lòng của nông dân, vào tấm lòng của nhân dân, vào tấm lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam lúc đó.

Đó là lý do tại sao khi vị lãnh tụ đó mất, đối với nhà thơ đất trời như không còn nữa. Cho nên, dù là có thương cha mẹ bao nhiêu, thương bản thân mình bao nhiêu, cũng khồng bằng lòng thương đối với một nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài. Những cái thương trước không thể không có, nhưng cũng chỉ là một. Còn cái thương sau, không biết có thật có không, nhưng nó lại đến mười. Đây là điều rất đặc sắc trong tư duy của nhà thơ Tố Hữu. Bởi thương cha mẹ là chữ hiếu truyền thống muôn đời của dân tộc. Thương bản thân là lẽ tự nhiên trên cuộc đời này, nó là quy luật sinh học, là bản năng bao triệu năm tiến hóa tự nhiên của giống loài. Thế mà các truyền thống đạo lý đó, các quy tắc khách quan đó, vẫn không thể nào lớn hơn được ảnh hưởng chính trị, không thể nào lớn hơn được ý nghĩa và giá trị của chính trị. Quả Tố Hữu là nhà thơ có tư tưởng chính trị lớn nhất không những của lịch sử mà còn của muôn đời.

Để lý giải điều trên, tức đoạn tiếp theo, tác giả viết:

“Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày”

Qua đoạn thơ này có thể thấy được sự so sánh về mặt tình cảm của tác giả, qua hình ảnh của người mẹ. Đó là tình yêu con, yêu nước, yêu tổ quốc cũng chỉ ngang bằng hay không hơn gì tình yêu đối với nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại. Lý do tại sao, vì ngày xưa mọi người dân ta đều không có sự sống đúng nghĩa, chỉ có khô héo và quạnh hiu. Chỉ nhờ lãnh tu nước ngoài đó mà ngày nay dân ta mới có được ít nhiều vui tươi. Về hình ảnh nghệ thuật, tác giả còn sử dụng rất đạt ý tứ sự đói rách tơi bời của ngày xưa. Đói rách mà tơi bời, giống như bão tố làm cho mọi vật tơi bời. Hay, hay lắm. Lại ý thơ rất xuất sắc khi tác giả thể hiện hình ảnh cụ thể nồi cơm to là nhờ có lãnh tụ. Nồi cơm to, quả là mong ước tự nhiên của người nông dân, nhất là nông dân nghèo ở nước ta. Đó là các tình cảm dung tục, tự nhiên trong cuộc đời. Nhưng đây lại là hình ảnh của thi ca, nghệ thuật, của ngôn ngữ trau chuốt, văn chương, mà ý nồi cơm to thì thật là thiên tài trong cách diễn đạt.

Chưa hết, hình ảnh được tác giả đưa ra còn hết sức độc đáo khi nói về cùm kẹp dày vò. Cùm kẹp thì đày đọa, ở đây cùm kẹp chỉ mới dày vò, quả thật tác giả đã thi vị hóa bớt đi tính khổ ải của cùm kẹp, tức cũng là một ý nghĩa của văn chương để làm cho mọi cái gì nặng nề đều được nhẹ bớt. Thế nhưng dầu sao đi nữa, cũng nhờ lãnh tụ vĩ đại mọi người mới có được tự do trong hiện tại lúc đó, tức trong tháng ngày. Tuy nhiên tác giả quên rằng ngoài các thời kỳ ngoại xâm trong quá khứ, nhân dân ta vẫn luôn được tự do, vẫn có nền độc lập, tự cường, đâu phải chỉ chờ đến ơn mưa móc của vị lãnh tụ nước ngoài Stalin mới có được điều đó. Ngay như để thoát được ách thực dân Pháp, đã có quá trình đấu tranh xương máu và hị sinh trong suốt 80 năm của toàn dân tộc, của bao nhà yêu nước anh hùng, đâu phải chỉ nhờ có công ơn của Stalin. Cho nên, hình ảnh bà mẹ, ý tứ tác giả, quả thật có thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của mình, chỉ tiếc tấm lòng yêu nước thương dân đó lại quá bé bỏng, bé nhỏ so với lòng yêu nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại, giống như con chuột nhắt so với trái núi đồ sộ, cho nên không biết nó có còn ý nghĩa, giá trị gì không, hay thật sự bản chất tự thân của nó thực chất có tồn tại, tức có có hay không.

Lý do nhằm giải thích tổng thể các điều này, hay tổng thể chủ đề của bài thơ, tác giả viết:

“Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời”

Quả thật tác giả trong mong ngày mai dân có ruộng cày, ngày mai nước nhà độc lập, thì một nửa của nguyên nhân đó chính là nhờ có ơn nhà lãnh tụ nước ngoài là Stalin. Đó là thời điểm 1953, tức tác giả đang nói về tương lai, hay lúc đó điều gì tác giả mơ ước hãy còn chưa có. Đó cũng chính là hình ảnh của người mẹ nhắn nhủ đứa con, lá khi lớn lên trọn đời phải nhớ ơn chính lãnh tụ nước ngoài đó, vì là người có vai trò ý nghĩa quyết định một nửa trong việc mang lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân ta. Còn riêng bà mẹ thì vì thương ông ta nên cũng một lòng yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con. Tức tình yêu Stalin trong lòng bà mẹ mới tạo nên tình yêu tất cả. Yêu quê hương đất nước, yêu chồng con, đối với bà chẳng qua cũng chỉ vì, cũng phát sinh do tình cảm yêu quý Stalin. Bởi nếu không có tình yêu đó, bà mẹ cũng chẳng nguyện gì cả. Thay vì chính vế sau, các yếu tố sau quyết định vế trước, ở đây nhà thơ Tố Hữu đặt ngược lại. Tình yêu với lãnh tụ nước ngoài, với Stalin đối với ông quả thật là điều kiện tiên quyết, là tiền đề, là điều kiện nhất thiết phải có để có được mọi tình yêu khác. Đây đúng là nhà thơ vĩ đại của cả một dân tộc từng có bốn ngàn năm văn hiến.

Ngoài ra, về mặt thi pháp, nghệ thuật, ông dùng điệp ý rất khéo, vì khi lãnh tụ đã khuất thì không còn nữa. Quả thật là vô cùng xuất sắc, ý thơ vô cùng lai láng, phong phú, không thể nào nói được sự là trùng lắp. Lại một sự thi vị hóa, khi ông mất rồi nhưng chân ông mãi mãi là dấu son trên đường. Đúng là một nhà thơ giàu sức tưởng tượng có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. Bước chân của nhà lãnh tụ chính trị vĩ đại để lại dấu son trên đường, còn đẹp hơn dấu son của gót chân son một người thục nữ. Ý nghĩa quái chiêu nữa là hình ảnh con đường, không biết đây là con đường cách mạng, con đương đời, con đường sự nghiệp bản thân, con đường làng bùn lầy đất cát của quê hương, hay còn đường đầy tuyết trắng và lạnh giá của xứ bạch dương. Quả là tâm hồn nhà thơ thật sự bay bổng, ý như kiểu diều gặp được gió, tha hồ mà vi vút, vung vít.

Nhưng không, tác giả cũng thể hiện ra được điều đó một cách cụ thể ngay liền sau đó. Ấy là con đường quê trong sáng tinh sương. Đây quả thật cũng là sức tưởng tượng phi thường và thật sự rất ghê hồn. Stalin đã qua đời đột ngột từ bên Nga, thế mà dấu chân ông lại tái hiện trên đường quê hương ta trong một sáng tinh sương mấy ngày sau đó như Tố Hữu nhìn thấy. Đó chính là hình ảnh khói hương nghi ngút xóm làng như ta nhìn thấy qua câu thơ. Còn hình ảnh thật sự khách quan trong thực tế ra sao, chỉ có những người nông dân, mọi người dân vào thời điểm đó biết. Dầu sao biệt tài hình tượng hóa hình ảnh trong thơ của Tố Hữu quả thật luôn luôn xuất sắc, thiên tài mà ai cũng biết. Lại còn hình ảnh vô cùng đau buồn khác là ngàn tay trắng  những băng tang. Điều này thực có hay không, chỉ có những nhà viết sử, những nhà chính trị lúc đó, những người nào thực tế chứng kiến lúc đó, vào thời điểm đó mới có thể mang lại cho mọi người một khẳng định hay bằng chứng chính xác được. Để cuối cùng tác giả kết luận ý nghĩa của sự nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời, giống như một bài thơ có hậu. Nối liền khúc ruột đây không phải là khúc ruột cách mạng, khúc ruột chiến đấu, khúc ruột đấu tranh chống xâm lăng, mà chỉ là khúc ruột nhớ thương, tức nhớ ơn đời đời với nhà lãnh tụ nước khác. Hình ảnh nối liền khúc ruột là hình ảnh cụ thể mà đầy ý nghĩa và hình tượng. Một khúc ruột dài trên toàn thế giới, cùng sự nhớ thương và sự nhớ ơn phủ trùm lên cả toàn thế giới. Quả là nhà lãnh tụ nhân loại vĩ đại nên mới khiến tác già nhà thơ cảm xúc ra một tác phẩm bài thơ hoàn toàn vĩ đại.

Nói tóm lại, thi ca và tư tưởng là điều luôn luôn gắn bó. Trừ trường hợp những loại thơ tình ái nhăng cuội, riêng tư, những tác phẩm thi ca mang tính cách tình cảm, càm xúc rộng lớn hơn, hay hướng về xã hội, cuộc đời nói chung đều không thể không có tư duy, tư tưởng. Ngay cả trong thi ca tình ái bình thường, cũng không phải không có tư tưởng. Song đó là tư tưởng loại thấp nhất, loại nhạt nhòa nhất, đó là các suy nghĩ, các quan điểm hay các suy tư về lứa đôi, tình ái. Đó là thứ tình cảm, thứ tư duy chỉ gần với tính thương ghét của bản thân, không bao giờ vượt qua được ranh giới nhỏ hẹp, hay hướng đến các chân trời rộng lớn hơn. Nhưng các thi ca về cảm xúc nhân văn, cuộc sống nói chung, thường không thể không có hay không thể tách ly với những tư duy, suy nghĩ, những càm quan nhận thức. Đành rằng thi ca là nghệ thuật, là cảm xúc bay bổng hay lắng đọng, nhưng trong cái ngọt ngào, đắm say của nghệ thuật, vẫn có ẩn nấp, che giấu cái gì đó cốt lõi hơn, quyết định hơn, đó là ý nghĩa của tác phẩm hay tư tưởng của bài thơ, tư tưởng đây là tư tưởng được biểu hiện về mặt cảm xúc, tình cảm.

Cho nên thơ ca và triết học, thơ ca và chính trị, thơ ca và xã hội, đời sống, vẫn là điều luôn luôn có trong bất kỳ thời đại hay quốc gia, xã hội nào. Đó là mối quan hệ giữa tư tưởng, cảm thức và thi ca như trên kia đã nói. Các nhà thơ lớn nhất của nước ta như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu đều luôn luôn thể hiện điều đó. Ai không từng say mê đọc tác phẩm Truyện Kiều, đọc Chinh Phụ ngâm, đọc Cung oán ngâm khúc. Cái hay ở đây không phải chỉ hình thức nghệ thuật tuyệt tác của muôn đời, tức nghệ thuật thi pháp bất tử, mà còn hay về nội dung, về ý nghĩa, tức hay về tư tưởng, nhân sinh quan, tư duy noí chung của các tác giả. Đó là những suy nghĩ về thân phận con người, về xã hội, về cuộc sống, những suy nghĩ tự mình có, những nhận thức tự mình có, mà không hề du nhập hay vay mượn một cách giả tạo, tầm thường kiểu thương vay khóc mướn. Đó là cái hồn của dân tộc thể hiện qua tình người, cái chất của dân tộc thể hiện qua tâm huyết, qua tấm lòng, qua tình cảm chân thật, qua suy nghĩ và tư duy độc lập của chính nhà thơ, không phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì không phải chính là bản thân của những nhà thơ thật sự đang yêu, đáng ngưỡng phục, hâm mộ, đáng ngợi ca thật lòng, và đáng kính đó.

Nên nói cho cùng, tư tưởng, tình cảm của mọi người phải luôn là cái gì chân thực, xuất phát tự đáy lòng một cách hoàn toàn tự nhiên, trong sáng, thì điều đó mới thật sự có ý nghĩa, giá trị của bản thân mình, cho mọi người và cho xã hội. Mọi cái gì mang cách diễn kịch, vay mượn giả tạo, thường chỉ có tính thực dụng nhất thời, không thể còn mãi với thời gian, bởi nó xa lạ, không quan thiết với tình người, với tình cảm, cảm thức của mọi con người chân thực. Dĩ nhiên nhứng nhà thơ lớn có thể có tư tưởng riêng, nhưng khi ấy họ đã mang dáng dấp của những nhà triết học, nhà tư duy độc lập. Còn thông thường, những nhà thơ khác, dù vĩ đại bao nhiêu, đó vẫn chỉ là ví đại trong thơ ca, họ có thể chuyền tải tư tưởng của người khác, như tư tưởng trong các tôn giáo, các nhà tư tưởng triết học khác nhau, nhưng khi đó chúng đã trở thành tư tưởng riêng của họ, càm xúc riêng của họ, sự chia sẻ riêng của họ, sự diễn đạt hay sự vận dụng hoặc mục đích riêng của họ, đó chính là những nhà thơ. Thơ ca là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật là gì nếu không phải là sự chắt lọc, là tinh hoa, tinh túy của lòng người, của truyền thống các dân tộc, của các bức tranh về xã hội trong ý nghĩa tinh khiết, đẹp đẽ, thu hút, hấp dẫn trong chính những sự thăng hoa của tâm hồn và tình cảm.

Sài Gòn một buổi sáng trời nắng đẹp

(15/3/2011)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

61 Phản hồi cho “Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu”

  1. Vó Hưng Thanh says:

    Chỗ ngồi của Tố Hữu dù ai muốn hay không muốn cũng đã có trên chiếu văn học nghệ thuật của lịch sử nước nhà rồi. Còn chiếu đó là chiếu vàng hay chiếu đỏ lại là chuyện khác. Ý nghĩa nhận định về tác giả, tức nhà thơ, thật sự không phải ở màu chiếu nào, mà ý nghĩa, giá trị, bản sắc nghệ thuật của nhà thơ đó ra sao. Điều này từ trước đến sau tôi đã thiện chí nói nhiều rồi. Người bài bác người ủng hộ là còn tùy, tùy họ thích, chuộng hay thù màu chiếu nào thế thôi. Có người cho rằng việc tranh luận văn học này là chuyện ruồi bu, chẳng phải bỏ công. Nói như vậy là hời hợt, không sâu sắc. Cho dầu đời chỉ là cuộc chơi chăng nữa, cũng chơi cho lịch mới là chơi. Vả lại những điều trao đổi này không phải chỉ để làm thỏa mãn nhãn quan riêng của người tham dự cuộc chơi, nó còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho thế hệ trẻ ngày nay cũng là điều rất bổ ích, cần thiết và chính đáng. Đó chỉ là việc rút kinh nghiệm quá khứ để giải tỏa hiện tại và hướng đến cũng như nhằm hoàn thiện tương lai mà thôi. Nhìn dài hơi, nhìn dài ngày cuộc chơi, nó là như thế. Còn nhìn ngắn ngày, thì cứ tự nói chuyện với đầu gối của mình, hoặc đắp mền đi ngủ lại tốt hơn.
    Bởi thế, thấy có người nhấn mạnh Tố Hứu là nhà thơ chính trị, tôi mới phải nói thêm điều này để minh định dáng tỏ vấn đề hơn. Nhà thơ chính trị không phải và không bao giờ là nhà chính trị nhưng thực chất luôn luôn cũng chỉ là nhà thơ. Nhà chính trị là người chủ động, người đi đầu, người lãnh đạo. Nhà thơ chính trị nhiều lắm cũng chỉ là công cụ, kẻ đi theo sau, tức theo đuôi. Thơ văn chính trị ở nước ta không có trường hợp nào hơn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, sau sau này Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chẳng hạn. Có nghĩa là tinh thần, ý thức chính trị, yêu nước tự mình, không phải chỉ là sản phẩm phụ thuộc, phó phẩm của người khác. Thơ chính trị của Tố Hữu chỉ là thơ ca ngợi cá nhân, ca ngợi chính trị, dù sao cũng chỉ là ca ngợi, tức sự ăn theo mà không có giá trị chí khí, mục đích tự chủ bản thân mình, mới là nhu cầu hay yêu cầu cao nhất trong chính trị. Tức ý nghĩa của Tố Hữu về mặt chính trị cũng chỉ là ý nghĩa quần chúng, không phải ý nghĩa của người có tâm hồn, ý chí, mục đích chính trị thật sự tự thân của mình. Tức không có người lãnh đạo chính trị cho Tố Hữu về mặt tư tưởng, Tố Hữu cũng chưa chắc đã có tư tưởng chính trị như vốn tự có của mình. Đấy ý nghĩa thơ chính trị của Tố Hữu, nếu nói cách mạo phạm, nó như thế đó.

    Tôi biết một nhà thơ lão thành ở Quảng Nam, trong thời kỳ chống Phap, đã từng có những câu thơ chính trị như thế này, trích từ một bài văn tế những bộ đội hi sinh công đồn Pháp lúc đó :

    …………………………………………………………..
    Lá cờ đỏ phất phơ trên đất Việt
    Ngôi sao vàng chói lọi dưới trời Nam
    Đem máu xương mà đổi lấy non sông
    Rõ mày mặt con Hồng cháu Lạc
    Trên trăm năm nuôi hận
    Gươm quốc dân thề giết lũ thực dân
    Dưới chín suối ngậm hờn
    Hồn tử sĩ hãy giúp người chiến sĩ
    ………………………………………………..
    VHK

    Đấy, cứ so sánh khẩu khí của đoạn thơ trên cũng thấy giá trị thơ chính trị của nó so với cỡ Tố Hữu hoặc Tế Hanh nó khác xã một trời một vực thế nào. Khỏi phải cần bàn cãi dông dài, phù phiếm về cái được gọi là thơ chính trị nữa.
    Nói tóm lại, mọi nhà thơ chính trị trước hết phải là nhà thơ đúng nghĩa cái đã. Sau đó hãy muốn chi thì muốn. Không phải nhà thơ đúng nghĩa mà chỉ là thợ thơ, không thể gọi nhà thơ chính trị mà chỉ có thể gọi được thợ thơ chính trị. Sự vật chỉ có thế thôi.
    Cứ đọc lại các dẫn chứng về Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại cáo, và đoạn thơ nói trên để thấy cách vận dụng từ ngữ, đối câu, đối ý nó sáng tạo, xuất sắc thế nào, thì đừng nói quàng xiêng về thơ văn chính trị. Nói chung lại, thơ văn là nghệ thuật, nhưng thơ văn cũng là người, người có bản lĩnh, có sĩ khí, có chí khí, có hoài bảo yêu nước tự mình thật sự, không bị động, phụ thuộc vào người khác, mới thật sự có khẩu khí đúng nghĩa thơ văn về chính trị.

    VHT

    • cố hương says:

      @@@@@@@

      Trích :

      Lá cờ đỏ phất phơ trên đất Việt
      Ngôi sao vàng chói lọi dưới trời Nam
      Đem máu xương mà đổi lấy non sông
      Rõ mày mặt con Hồng cháu Lạc
      Trên trăm năm nuôi hận
      Gươm quốc dân thề giết lũ thực dân
      Dưới chín suối ngậm hờn
      Hồn tử sĩ hãy giúp người chiến sĩ

      @@@@@@@@@@@@@@

      Cờ máu đỏ ôi lá cờ đảng cướp
      Ngôi sao vàng le lói xúi nhân dân
      Máu oan khiên đã đổ khắp non sông
      Tội nghiệp thay những con Hồng cháu Lạc
      Lũ thực dân trên trăm năm gieo hận
      Mà hôm nay đảng ác gấp mấy lần
      Dưới chín suối ngậm hờn hồn tử sĩ
      Hãy giúp dân dẹp bỏ ngọn cờ sao

      @@@@@@@@

  2. Chúng em là sinh viên đang theo học tại tp Hồ Chí Minh thấy các quý cô bác xưa làm tay sai cho Mỹ giết hại dân mình thấy nhà thơ yêu nước giỏi như ông Tố Hữu mà nói xấu là không nên. Các cô bác đã có tội theo giặc theo đạo lý đất nước khoan hồng không muốn nói lại thì thôi, mình có tội không sám hối lại còn nói lời không tốt, sân hận với người có công vì nước. Còn nói về sự nghiệp thơ ông Tố Hữu thì hỏi còn ai sánh bằng khi cùng thế hệ với ông ngoài Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Còn lại là những nhà thơ thợ kèn đám ma ( kiểu nhạc sếu) than thân trách phận, ỉ a sầu muộn phiền não chẳng có ích gì. Đất nước khi có chiến tranh, có ngoại xâm thì phải cần có nhà thơ như Tố Hữu hay Chế Lan Viên để làm thơ đánh giặc chứ khóc và tham sống sợ chết thì ai ra trận? Chế độ Việt nam Cộng hòa thua trận ngoài lý tưởng không có vì phục vụ cho ngoại xâm, ngoài ra cũng vì không có nhà thơ chiến đấu, chỉ có đội ca kèn khóc than như các bác các cô đã góp ý là rất đúng. Cho nên thua trận là phải.
    Với chúng em, nhà Tố Tố Hữu là nhà thơ lớn vì dân vì nước và đầy nghệ thuật nhưng đó là nghệ thuật chân chính.
    Còn các cô các bác nói gì thì cái đó là tùy nhưng các bác có tuổi ăn nói nên có chừng mực để chúng em và các cháu còn tôn trọng noi gương.
    Trần Thị Kim Loan

    • Võ Hưng Thanh says:

      PHÊ PHÁN BÀI THƠ ‘ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC’
      DO NHÀ THƠ CỐ CỰU CHẾ LAN VIÊN SÁNG TÁC!

      Một ‘bài thơ’ thật hoàn toàn nhảm nhí
      Tội nghiệp thay ‘tên tuổi’ Chế Lan Viên
      Quả thật kém từ nội dung hình thức
      Nhan đề thôi cũng đã thấy tầm phào
      Vần điệu quả thật vô cùng gượng ép
      Tâm tình suông chính trị chỉ vu vơ
      Than cùng khóc y hệt phường giả dối
      Nhà thơ chi mà như kiểu dế gào
      Tình cờ đọc cớ sao đành im lặng
      Sẳn vài câu cho thế hệ tương lai !

      Sàigòn 21/7/2010
      VÕ HƯNG THANH

  3. Thơ và văn học cùngla vũ khí khi cần thiết để cổ vũ nhân dân chiến đấu chống ngoại xâm. Như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã nói:
    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tòe.
    Thơ Tố Hữu và nhiều nhà thơ khác cũng là như vậy, nó có chất thếp, nhà thơ đã nói rõ:
    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong
    Hay để cổ vũ nhân dân vào cuộc trường chinh vĩ đại thắng Pháp và Mỹ, nhà thơ đã kêu gọi thanh niên như sau:
    Đi bạn ơi đi cả cuộc đời
    Của ta đâu của chỉ ta đâu?
    Đã vay dòng máu thơm thiên cổ,
    Phải trả cho ta mạch giống nòi
    Trả hết không cần tiếc mảy may
    Trả ngay không hẹn khất dầy mai
    Nước non rên xiết trong xiềng xích
    Đang giục ta ra giữa chiến đài….
    Chính vì thế, thơ Tố Hữu là thơ kháng chiến, thơ cách mạng, thơ yêu nước cho nên bọn bán nước không hiểu được nên phải thua chạy là lẽ đương nhiên. Ai cần họ phải yêu quý anh? Chỉ biết nhân dân và đất nước vẫn yêu anh.
    Nay nếu có một Tố Hữu cho bảo vệ Hoàng sa và Trường sa thì tuyệt biết bao nhiêu? Nhưng nhà thơ nay ít ai có tài năng như Tố Hữu hay co lòng yêu nước như anh để mà làm việc này. Tôi thấy nếu có vị Việt kiều nào giỏi thơ văn và giầu lòng yêu nước xin hayxung phong ra Trường sa Hoàng sa sống với Bộ đội ở đó làm thơ và chiến đấu xem sao? Thật ra chỉ toàn bọn nói láo và khoe khoang rỗng tuếch mà thôi. Bọn người xưa “khóc với sầu” còn nay “khóc với hận” và luôn vô tích sự.
    Trần Thế Trung.

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI BẠN TRẦN THẾ TRUNG

      Thơ trước nhất phải cần nên nghệ thuật
      Đâu đấy xong rồi mới nói chuyện đời
      Mà đã nói cũng phải tâm thành khẩn
      Có thể nào toàn “khẩu hiệu” khơi khơi
      Người yêu nước phải tự mình ý thức
      Đâu cần người chủ yếu tuyên truyền
      Yêu nước mượn thật chẳng là yêu nước
      Hoàn cảnh thôi hào nhoáng tưởng là sang
      Bởi khi cỡi áo quần ra tuốt luốt
      Lúc ấy xem coi có hạt tàn nhang
      Chính với vậy đọc thơ người biết tuốt
      Thơ là người đâu dễ nói oang oang !

      VHT

  4. Hoàng says:

    Nhớ thơ TH phải nhớ đến bài này, nó mang màu sắc của một con người CM chân chính, cần, kiệm , liêm, chính:
    Nhặt tí phân rơi, dọn từng ngọn cỏ
    Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
    Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
    Giải phóng xong mới lòi mặt nhiều cha VC đã dựng cơ đồ ra sao: rút xương, hút máu chà đạp dân lành để dựng lên đầy dẩy vừa ” cơ” vừa “đồ”, chỗ nào cũng có. Nói chung phét nhất, lừa bịp nhất là Tố hữu, mị dân có vần có điệu:
    Em ơi cô gái trên sông
    Ngày mai em sẽ từ trong ra ngoài
    Thơm như hương nhụy hoa lài
    Đẹp như nước suối ban mai giũa rừng.
    Bây giờ mấy cô gái trên sông đó xuất hiện ngày càng nhiều và cũng hiện đại hơn nhiều, chỉ cần phone một cái. Và nhiều đến mức phải đem xuất khẩu, rao bán bớt ở mã Lai, Đài Loan, Trung Quốc…

    • Võ Hưng Thanh says:

      Đời thực tế vẫn là đời quy luật
      Chớ làm thơ nói trái việc khách quan
      Vừa tỏ dỏm vừa như tuồng giả dối
      Yêu đời luôn phải trung thực với đời
      Yêu đất nước phải thật lòng với nước
      Thơ văn gì chỉ ca ngợi khơi khơi !

      VHT

  5. ĐĂNG LAN says:

    Riêng bài ca ngợi ” xịt ta lin, xịt ta lin ” ngày tôi học Trung học, còn trẻ người( 17 tuổi ) mà đọc đến bài này tôi phải phì cười ….. văn thơ gì thế hở ông Tố Hữu ?? Ông cố… rặn ý tưởng theo chiến dịch của Đảng là ca ngợi Staline, bởi thế nghe thật …tội nghiệp và ….tiếu lâm bởi tính chất ngô nghê của nó, nên đọc xong là tôi phải phì cười và tự hỏi …. cái gì vậy trời ??? Sau này Staline bị hạ bệ,trở thành 1 tội ác chiến tranh cần lên án với thế giới thì bài thơ này lại càng trở nên vô duyên và …hố !!! Rất là hố , thà ngày trước ông Tố Hữu ….đừng viết !!
    Gía trị của Tố Hữu chỉ trong cáo vòng tròn CS, Nếu VN thay đổi bằng 1 nền Dân Chủ Cộng Hòa, thơ ông lại càng không thể có chổ đứng. Và sẽ được lịch sử phê phán như bài viết của bác Một Khúc Ruột.

  6. Ngọc says:

    Bác Một khúc ruột viết quá hay. Nhà thơ TỐ HỮU chỉ là thế. Không đáng đem ra phê bình, mà ca ngợi thì lại càng không thể !

  7. Hwy Tse says:

    T/H VÀ V/C

    Nói gì thì nói chớ Tố Hữu đã thua Văn Cao một chiêu rồi đó, mà thua về chuyện “sắt + máu” v.v… đó mà !

    Bài Quốc ca của CSVN do V/C chớ không phải T/H sáng tác, như vậy là rõ ràng rồi, phải chịu thua một keo chớ còn gì nữa !

    ” Cờ in MÁU chiến thắng mang hồn nước….
    Đường VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ, v.v…”
    Ô., gh. q., b. l. m. !

    Hwy Tse, S&FR,…

  8. Vó Hưng Thanh says:

    CẦN NÓI THÊM MỘT LẦN NỮA VIỆC ĐÁNH GIÁ NHÀ THƠ TỐ HỮU

    Nhiều người hiện nay khi nghe đến tến tác giả Tố Hữu thì dị ứng, chữi toáng lên, dĩ nhiên họ phần lớn là những người có ý hướng chống cộng kiểu từ đầu đến đít ở hải ngoại. Điều này nói cách nghiêm túc thì hoàn toàn không hợp lý. Bởi dị ứng là việc riêng, có thể nghĩ trong lòng, nhưng khi ra chỗ công khai, phải cần ý nghĩa văn minh, văn hóa, khoa học, khách quan, mới có thể thuyết phục được người đọc.
    Bởi không phải chỉ Tố Hữu mới là người theo khuynh hướng cách mạng CS, mà có bao nhiêu người như ông.
    Vậy nhận xét về Tố Hữu phải nhận xét về ý nghĩa, giá trị, và sự nghiệp thi ca nếu có của ông.
    Mà nói điều đó là nói về nội dung, tư tưởng tác phẩm của người làm nghệ thuật, không phải người làm chính trị hay chạy theo chính trị.
    Dù thế nào chăng nữa, Tố Hữu cũng đã là nhà thơ của công luận, hay dỡ, tốt xấu, đều không phải là điều có thể phủ nhận nữa.
    Lấy ưa ghét chính trị để tác động, chà đạp lên nghệ thuật một cách vô tội vạ, chỉ là kiểu tầm thường, phản tự do, phản dân chủ một cách đích thực.
    Quyền chính trị ra sao là quyền của Tố Hữu. Giá trị của nó như thế nào là đối với Tố Hữu chính trị, không phải đối với Tố Hữu về mặt văn học nghệ thuật.
    Nên nội dung thơ, tư tưởng thơ của Tố Hữu không phải điều đáng nói, đối tượng đáng bàn về mặt văn học nghệ thuật. Trái lại, điều đáng nói là nội dung đó có trong sáng hay không, có thật sự cao cả hay không trong bản thân Tố Hữu, và cách diễn đạt chúng có giá nghệ thuật thi cà hay không, có đáng để đời hay không, mới là điều đáng bàn đến.
    Nói chuyện nọ lại xọ chuyên kia, thực chất là chưa nghiêm túc.
    Giá trị thơ của Tố Hữu có thể phủ nhận được, tùy theo trình độ, khuynh hướng xã hội của mỗi người.
    Nhưng vị trí trong lich sử văn học nước ta chắc chắc không phải không có, còn ý nghĩa của vị trí đó ra sao, cao hay thấp, lại lalf chuyện khác. Cho nên chữi Tố Hữu kiểu cho hả giận, không phải là cách của văn học nghệ thuật, của thái độ xã hội đúng đắn. Phê phán là bình thản, bình tỉnh chỉ ra chỗ đúng sai, hay dỡ, có ý nghĩa, giá trị hay không về mặt này, mặt khác một cách chính xác, khách quan, cụ thể, không phải kiểu chữi đổng kiểu hàng tôm hàng cá ngoài chợ. Điều đó chỉ khiến người ta nghi ngờ tính chất của một số Việt kiều hải ngoại mà thôi.

    VHT

Phản hồi