WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đường Trịnh Công Sơn sẽ thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một con người tài hoa, có nhiều tuyệt tác âm nhạc để đời (1.4..2001 – 1.4.2011), nhiều hoạt động đã được chuẩn bị tích cực tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng tại Huế, nơi sinh ra, lớn lên và thành danh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bên cạnh việc Hội Âm Nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi “Giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn” với sự ghi danh dự thi của đông đảo công chúng yêu nhạc Trịnh là sự kiện ngày 17.3.2011 Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức thông qua việc  đặt tên cho 68 con đường ở thành phố Huế, trong đó có con đường mang tên Trịnh Công Sơn cho con đường mới mở ven sông Hương tại kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ khóa V (2004 – 2011). Người dân Thừa Thiên Huế, các nhà hoạt động văn hóa, giáo dục, giới văn nghệ sĩ… đã rất đồng tình hân hoan bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện văn hóa này.

Việc UBND, HĐND thành phố Huế kiến nghị UBND, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đặt tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho con đường mới mở, xinh đẹp bên cạnh sông Hương là một việc làm rất có ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; phù hợp với niềm mong đợi tha thiết từ lâu của giới văn nghệ sĩ Huế cũng như của công chúng yêu nhạc Trịnh Công Sơn. Được biết, với đặc điểm Huế đã được Unesco 2 lần công nhận là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của nhân loại nên từ những ngày đầu đặt tên đường phố đến nay, UBND, HĐND thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất công tâm khi đặc biệt lưu ý đưa tên những nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ tài hoa, tâm huyết, có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam trong nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ, các thế hệ lên những con đường. Số đường mang tên các nhà văn hóa và văn nghệ sĩ chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong danh mục tên đường đã được đặt và sẽ đặt trong tương lai ở Thừa Thiên Huế. Tại đợt đặt tên đường lần này, cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn có nhà thơ Trần Quang Long, người nổi tiếng với bài thơ “Thưa mẹ trái tim!” cũng được đặt tên cho một con đường ở phường Phú Hiệp, gần con đường mang tên nhà thơ Ngô Kha ở phường Phú Hậu.
Con đường mới mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được hình thành từ một khu dân cư bên bờ sông Hương phía vùng Gia Hội gồm bà con lao động, thợ thuyền, buôn bán nhỏ. Họ đã đồng tình với dự án của thành phố Huế di dời sang nơi ở mới tại phường Phú Hiệp, phường Phú Hậu để góp phần chỉnh trang đô thị; làm cho Huế có thêm những công trình mới xinh đẹp, khang trang hơn và dòng sông Hương cũng phong quang hơn, thông thoáng, thơ mộng, trữ tình hơn.

Văn bản phụ lục 1 và phụ lục 2 của “Đề án đặt tên đường phố đợt VI (năm 2010) ở thành phố Huế” đã mô tả khái quát con đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như sau:

- “Điểm đầu tiếp giáp đường Chi Lăng, điểm cuối là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị trí thuộc phường Phú Cát. Chiều dài: 600 mét, nền đường: 11, 5 mét, mặt đường: 7, 5 mét, loại mặt đường: bê-tông nhựa” (Phụ lục 1)

- ”Đề án lựa chọn đường bờ sông Hương vừa được xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật để đặt tên cho một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Con đường này nằm cạnh dòng Hương giang thơ mộng, phù hợp với tâm hồn, tính cách  của người nhạc sĩ tài hoa, người con yêu dấu của xứ Huế.” (Phụ lục 2).

Hai bên đường sẽ thành “Không gian văn hóa Trịnh”. Ảnh: Lãng Hiễn Xuân

Trong những ngày này, thành phố Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng một công viên mới, đẹp, xanh… bên cạnh con đường Trịnh Công Sơn. Khi con đường Trịnh Công Sơn, công viên này được hoàn thiện, chỉnh chu thì đây sẽ là một điểm nhấn văn hóa cần thiết trong cảnh quang chung của đô thị Huế. Đã có nhiều ý tưởng từ những người yêu nhạc Trịnh là mong muốn nơi này sẽ thành một “không gian Trịnh” với các chương trình biểu diễn chuyên đề nhạc Trịnh Công Sơn mỗi tuần hay mỗi tháng, khi thì hát chỉ với cây đàn ghi-ta như lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường hát; những mùa Festival Huế, ban tổ chức nên thiết kế một chương trình nhạc Trịnh Công Sơn thật quy mô với sự tham gia của các diễn viên chuyên hay không chuyên về dự lễ hội; các du khách đến với Huế trước hoặc sau khi tham quan chợ Đông Ba sẽ tản bộ qua cầu Gia Hội đến chụp hình lưu niệm trên con đường mang tên Trịnh Công Sơn;  các ca khúc Trịnh Công Sơn, băng, đĩa, phim ảnh… về Trịnh Công Sơn cũng sẽ được phát hành tại một ki-ốt được thiết kế thật hài hòa, mỹ quan, văn hóa; những quán cà phê dọc theo con đường Trịnh Công Sơn sẽ lấy tên ca khúc của Trịnh Công Sơn để đặt tên cho quán mình bên cạnh việc mở nhạc Trịnh Công Sơn phục vụ theo yêu cầu của khách; và những sinh hoạt thường nhật từ “không gian Trịnh” cũng sẽ được diễn ra một cách đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng như cốt cách, tâm hồn Trịnh… Qua những ý tưởng, những ước muốn cụ thể như thế mới hiểu được sự trân trọng, lòng mến yêu vô hạn của người dân Huế đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, còn chuyện có thực hiện được những ý tưởng, những niềm mong mỏi đó hay không là tùy thuộc vào các yếu tố khác và quan trọng nhất là cần có một tấm lòng, nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Lần đầu tiên có một con đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Huế!

Xin được trang trọng gởi đến gia quyến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lời chúc mừng thân ái! Xin được biết ơn các vị đại biểu hội đồng nhân dân Thừa Thiên Huế đã thay mặt người dân của thành phố mình, của tỉnh mình để nâng cao những cánh tay biểu quyết về một sự kiện đắc nhân tâm.

Con đường mới mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở gợi nhớ con đường phượng bay mù không lối vào một thuở nào xưa. Từ con đường này từng cung bậc Trịnh lại ngân lên thanh thoát, người với người càng yêu thương nhau hơn bởi cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…

© Võ Quê

Nguồn: thethaovanhoa.vn

26 Phản hồi cho “Đường Trịnh Công Sơn sẽ thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh””

  1. Tien Len says:

    TCS thuan chat la mot nhac si tai ba…

    (BBT cắt bỏ vì không đánh dấu tiếng Việt)

  2. bui tim says:

    Sau 1975 Ca sĩ TCS của thời đại ” dơ như chồn lùi như chuột” chỉ biết đắm mình trong rượu ngon, gái đẹp mà không sáng tác được một bài ca khi an ủi cho những người “con gái bất hạnnh da vàng yêu quê hương”:
    - mà bị đắm thuyền phải bỏ thân trên biển cả vì đi tìm tự do
    - vì đi tìm cuộc sống bị hải tặc cướp biển hãm hiếp trên biển Đông
    - vì phải cứu gia đình mà phải bán mình làm dâu cho Tàu , Đài, Hàn…
    Phải chăng đây là thứ văn hóa hưỡng thụ, cầu an, ích kỹ sẽ làm cho quê hương Việt sẽ bị “tan nát như tương”, va`o tay Tàu cộng .

  3. VIỆT says:

    Nên đặt tên cho con đường ấy là Cù Huy Hà Vũ có vẻ thích hợp với thời thế hơn. TCS là 1 đống tro tàn, CS khơi lại là có ý đồ đen tối.

  4. nt says:

    Tên gì cũng được, chẳng hạn như Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, …. nhưng tại sao lại phải viết
    một bài dài như thế này?

  5. SƠN says:

    TCS là gã trí thức hèn. Ngày trước chống chiến tranh vì hắn sợ đi lính và trở thành nổi tiếng. Thật ra hắn họat động cả 3 bên chứ không riêng gì MTGPMN. (Xem bài viết của Liên Thành). Cái chân, thiện, mỹ đi nối giáo cho giặc để ngày nay có 1 đất nước VN như thế này, khi còn sống hắn cũng biết mình đi lệch đuờng, nhưng do hèn hạ hắn không dám hé răng .

    • Chắc tên Nhạc sĩ Du Ca NGUYỄN ĐỨC QUANG còn có tên đường tại Việt Nam trước cả TCS.. ..
      Ca khúc VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ của Nhạc sĩ Du Ca NGUYỄN ĐỨC QUANG cho Thế hệ Trẻ hôm nay có thể ngẩn cao đầu so với Thế hệ gìa nua HÈN NHÁT MẠT NHƯỢC

      Kính chúc Nhạc sĩ Du Ca NGUYỄN ĐỨC QUANG yên nghỉ trong Tâm hồn mọi Người Việt Nam yêu Nước như Anh !

  6. Duc Nguyen says:

    Xin quí bạn kể cho tôi nghe một vài việc mà TCS đã làm cho Huế ,
    kể cho tôi nghe một bài nhạc mà TCS đã nhắc đến tên Huế?

  7. D.Nhật Lệ says:

    Theo thiển ý,tôi không nghĩ việc đặt tên đường TCS.là thiện chí của VC.mà chỉ là 1 kiểu tuyên truyền
    nhằm gây thiện cảm để “nịnh” những người chống cộng nào thiếu lý trí,tưởng thế là VC.thay đổi.
    Sau 1975 vài tháng,khi họ Trịnh về Huế thì Võ Quê và đồng bọn như Nguyễn Đắc Xuân,HPNTường v.v… trong hội nhà văn Bình Trị Thiên (lúc đó) đã treo băng rôn kết án 3 nhạc sĩ Phạm Duy,Hoàng Thi Thơ và TCS.về “tội phản động” ở ngay trước trường tổ chức việc phê phán kiểm điểm 3 nhạc sĩ trên.Tiếp theo,TCS.có lần đi gỡ mìn để khai hoang dọn đất trồng khoai sắn.Bị trù dập tối đa,họ Trịnh phải chạy trở lại SGòn và được Võ Văn Kiệt giúp đỡ mọi mặt,kể cả cho nhập hộ khẩu luôn,nhằm khai thác tài năng của TCS.vào công tác “trí thức vận”.Vì ở thời điểm đó,đa số trí thức chế độ cũ đều tìm cách vượt biên,do đó để đền ơn VVK.họ Trịnh đã viết một số bài như “Em ra đi nơi này vẫn thế”,nghĩa là đừng ra đi làm gì,cuộc sống cũng như trước thôi.Để gây khí thế cho thanh niên SG.đi thanh niên xung phong và đi “nghĩa vụ” ở Kampuchia,TCS.viết bài “Em ở nông trường,anh ra biên giới” v.v.TCS.cũng phải nịnh bợ VC.nhưng không đến nổi trơ tráo qúa như một số văn nghệ sĩ khác.
    Cũng như trường hợp TCS.,sau khi VC.trù dập đến ngất ngư các nhà thơ Phùng Quán,Trần Dần,Lê
    Đạt v.v.chúng lại giở trò mỵ dân thưởng cho họ giải này giải nọ mà không thèm xin lỗi các nạn nhân
    vốn bị VC.làm nhục cả thế xác lẫn tinh thần trong nhiều năm.
    Sở dĩ TCS.bị kết án “phản động” là vì nhạc của ông đã dám nói lên rằng “Hai mươi năm NỘI CHIẾN từng ngày” cho chiến tranh VN.trong thân phận nhược tiểu DA VÀNG.Ông không ủng hộ bên nào vì
    ông ở miền Nam tự do.Nếu ông ở miền Bắc thì số phận cũng khốn khổ như những nhà thơ trên mà
    thôi.Do đó,rõ ràng là VC.lợi dụng tên tuổi của TCS.vơ vào là người theo cộng.Nếu TCS.không được
    nước ngoài biết tiếng thì VC.chẳng lợi dụng làm gì.Đó là sự thật về vở “bi hài kịch” này !

  8. le thuong says:

    Xin nguoi viet ten la Hwy Tse, S&FR giải thích cho cái từ Chân và Thiện của Trịnh công Sơn.
    Nếu giải thích rõ ràng, đầy đủ có dẫn chứng để chứng minh điều Hwy Tse, S&FR nói thì việc đặt tên không có gì để phản bác.

    Lethuong

  9. Nam Tran says:

    Thế nào là Chân Thiện Mỹ của con người họ Trịnh ??

  10. Hwy Tse says:

    NHẠY CẢM

    Những gì hướng về Chân -Thiện – Mỹ đều được hoan nghênh (như sự việc ngưỡng mộ TCS chẳng hạn); song, ở Hải ngoại không hiếm người sẵn sàng CHỤP MŨ, chê bai đủ thứ,…
    Nói ra thêm đau lòng !!!
    Chúng tôi cảm thấy hân hoan về sự việc tín nhận THIÊN TÀI của Trịnh Công Sơn.
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,….

Leave a Reply to Hwy Tse