WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh

Ông Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự trước năm 1975 là sinh viên tranh đấu ở Huế rồi đi dạy học. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1974, có một thời làm Phó Tổng biên tập báo Langbian, sau bị khai trừ và quản chế một thời gian vì đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Ba cuốn sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại: Nửa đời nhìn lại (1993), Mảnh trời xanh trên thung lũng (2007) và Tiếng chim báo bão (2009). Ông hiện sống ở Đà Lạt, Việt Nam.

1. Thưa ông, là người tham gia phong trào sinh viên tranh đấu trong thập niên 1960 và 70 tại miền Nam Việt Nam, theo ông nhạc Trịnh Công Sơn có những ảnh hưởng gì đến phong trào?

- Phong trào tranh đấu của sinh viên tại miền Nam diễn ra từ 1963 đến 1975, có lúc cao trào, có lúc thoái trào. Tôi chủ yếu tham gia thời sinh viên từ 1963 đến 1967 tại Đại học Huế. Sau đó ra trường, tôi đi dạy học ở những tỉnh lẻ, xa các trung tâm tranh đấu của sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt. Tuy nhiên vì vẫn tiếp tục hoạt động với thanh niên học sinh, có bạn bè ở các trường đại học, chịu tác động của phong trào sinh viên tranh đấu nên tôi không bị tách rời khỏi phong trào chung nhưng về sau không có điều kiện theo dõi sát phong trào ở các trung tâm. Do đó nhận xét của tôi có thể bị hạn chế.

Thời kỳ 1963-67, sinh viên tranh đấu chưa có bài hát riêng. Chúng tôi hát những bài hát nào có chút hơi hướng liên quan đến lý tưởng, tâm trạng của mình. Tôi còn nhớ đài hiệu của đài phát thanh tranh đấu ở Huế năm 1966 do tôi phụ trách là mấy câu trong bài “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy. Chúng tôi còn hát các bài khác nữa của Phạm Duy như Tâm ca hay của những nhạc sĩ khác có nội dung về tình tự, truyền thống dân tộc.

Sau này khi có Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn, sinh viên tranh đấu cũng hát nhiều. Nhưng tôi nghĩ “nhạc phản chiến” của Trịnh Công Sơn không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự dấn thân, các cuộc xuống đường hay bạo động của sinh viên. Nhạc Trịnh Công Sơn chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và mơ ước hoà bình. Một số nhạc sĩ khác cũng góp phần vào điều đó như Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Đức Quang v.v… Những điều này làm cho người ta yêu thương hơn, buồn đau hơn về số phận đất nước, có thể từ đó khơi nguồn cho tình thần trách nhiệm, ý thức đấu tranh.

2. Như thế nhạc đấu tranh của sinh viên là loại nhạc nào?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc phong trào, hay còn gọi là “nhạc tranh đấu” là những bài ca chính thức của phong trào sinh viên phần lớn do những nhạc sĩ sinh viên sáng tác. Đó là âm nhạc “hát trên đường tranh đấu”, “hát cho đồng bào tôi nghe”, “hát cùng đồng bào”. Đây mới chính là âm nhạc đấu tranh, hát trong những đêm không ngủ, những buổi sinh hoạt, lúc xuống đường, lúc ở trong lao tù.

Đó là “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào…”, “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Đó là “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại…” hay “Xuống đường, xuống đường, đập tan mọi xích xiềng…” Đó là “Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm chí, đây cũng là chiến trường mà ta không cần vũ khí…”

Trong các cao trào về sau này, nhạc Trịnh Công Sơn không còn ảnh hưởng và được sử dụng nhiều mà phong trào sinh viên tranh đấu đã có âm nhạc của riêng mình, đó là “nhạc tranh đấu”, “tranh đấu ca” mang tính thôi thúc, hào hùng, dữ dội, quyết liệt hơn những lời thở than buồn bã.

Xin được mở ngoặc nói thêm là những “nhạc sĩ sinh viên tranh đấu” này và những sinh viên đã hào hùng hát những bài ca của họ ngày nào, sau năm 1975 có người trở thành “quan cách mạng”, có người bị coi là “ngụy”, rất ít ai cất lên lời hát tranh đấu năm xưa, khi hoàn cảnh yêu cầu phản kháng có những điều còn tồi tệ hơn trước 1975. Tôi đã công khai đặt vấn đề này trong bài “Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối”, viết năm 1993 và công bố trên báo Đối Thoại ở Mỹ, sau này trên mạng talawas.org và mới in lại trong tác phẩm Tiếng chim báo bão [Nhà xuất bản Tiếng Quê hương. Hoa Kỳ 2009]. Mãi gần đây mới có một số “sinh viên tranh đấu” ngày trước ký tên vào Kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bô-xít ở Tây nguyên hay lên tiếng về tình hình đất nước, tiêu biểu là Lê Hiếu Đằng. Đây vẫn còn là một câu hỏi, một vấn nạn đặt ra cho những người yêu nước, những người phản kháng “tranh đấu” ngày nào. Dĩ nhiên trong một bối cảnh khác, với ý nghĩa và phương thức khác.

3. Tuy không là nhạc của phong trào, những bài hát nào của Trịnh Công Sơn đã được sinh viên hát nhiều nhất trong các sinh hoạt?

- Đó là những bài hát trong tập Ca khúc da vàng mà phổ biến nhất là bài “Gia tài của mẹ”.

4. Có người cho rằng nhạc của Trịnh Công Sơn mang tính ru ngủ thành phần thanh niên và làm nản lòng chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ý kiến của ông thế nào?

- Tôi không nghĩ như thế. Vì như đã nói trên, nhạc Trịnh Công Sơn chủ yếu khơi dậy tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh, ước mơ hoà bình. Nhiều người lính của Việt Nam Cộng Hòa thích nghe, hát nhạc Trịnh Công Sơn. Ngay cả người lính miền Bắc cũng vậy, tuy một số rất ít có cơ hội. Vì những điều trên họ có thể chiến đấu hăng say hơn, hay muốn đào ngũ, tùy tâm trạng và hoàn cảnh riêng từng người. Tuy nhiên tôi không thể xác quyết điều này mà xin dành nhận định cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa.

5. Ông dạy học trong những năm 1970, học sinh của ông có nhiều em yêu thích nhạc Trịnh không?

- Thời gian đầu tôi mới ra trường, học sinh đệ nhị cấp, tức cấp 3 bây giờ, chỉ kém thầy vài tuổi, chúng tôi thường cùng đi uống café nghe nhạc hay hát hò. Nhạc Trịnh là một trong những dòng nhạc mà chúng tôi cùng yêu thích.

6. Thời gian từ 1970 đến 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

Ông nghĩ gì hay có lí giải về những ca từ trên?

- Thời trẻ tôi và các bạn thân thường lên án thế hệ đàn anh đã để lại cho chúng tôi một gia tài rách nát với vô vàn vấn nạn. Có lẽ lớp trẻ bây giờ cũng vậy. Lời ca của Trịnh Công Sơn trong bài “Gia tài của mẹ” diễn tả đúng nhận thức của tôi vào thời điểm đó và ngay cả bây giờ.

Chuyện “nô lệ giặc tàu”, “đô hộ giặc tây” hầu như mọi người đều đồng ý nhưng người ta nghĩ khác nhau về chuyện “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Bởi có hai phe, hai miền tham dự chiến tranh và bên nào cũng cho mình là chính nghĩa.

Người ta có thể có mọi thứ nhân danh, đặt ra nhiều tên gọi, nhưng dù là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược hay chống cộng sản độc tài tàn bạo thì trong cuộc chiến lâu dài đó hai bên đều nhận viện trợ, súng đạn của ngoại bang để bắn giết nhau. Trong cuộc chiến đó, người Việt chết nhiều nhất, người Việt giết nhau nhiều nhất, nên dù lý giải cách nào cuộc chiến tranh này cũng mang yếu tố nội chiến.

Tiếc thay đến nay 36 năm đã trôi qua từ ngày cuộc chiến chấm dứt, phần lớn những người tham dự của hai phe vẫn không thay đổi quan điểm của mình và cuộc nội chiến dường như vẫn còn tiếp tục dưới một dạng khác, tuy không còn súng đạn nhưng hao tổn không ít tiềm lực của dân tộc trên con đường xây lại nước non mình.

7. Trưa ngày 30.04.1975 sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, trên đài phát thanh Sài Gòn Trịnh Công Sơn đã hát ca khúc “Nối vòng tay lớn” của ông:

Mặt đất bao la, anh em ta về
gặp nhau mừng như bão cát
quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm
nối tròn một vòng Việt Nam…

Lúc đó ông đang ở đâu? Ông có nghe được những lời ca trên qua sóng phát thanh và cảm nhận của ông thế nào vào thời điểm đó?

- Thời điểm đó tôi đang ở Bảo Lộc và không được nghe Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tuy nhiên tôi có thể nói cảm nhận của mình bây giờ.

Thống nhất đất nước là nguyện vọng lâu đời của người Việt Nam sau nhiều lần qua phân tranh trong lịch sử. Không ai không muốn đất nước thống nhất nhưng có người muốn thống nhất theo kiểu Đông-Tây Đức, có người muốn theo kiểu Việt Nam. Có lẽ không ai muốn đất nước chia cắt lâu dài như Nam-Bắc Triều Tiên, khi gặp lại nhau, anh em-bà con-bè bạn không còn nhận ra nhau hay không còn cơ hội nào để gặp nhau nữa và sự khác biệt, thù hận giữa hai miền đất nước kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Cho nên ngoài những ý nghĩa mà người ta bất đồng về ngày 30.04.75 là ngày quốc hận hay ngày giải phóng, có lẽ không ít người đồng ý rằng, dù sao đi nữa, ngày đó cũng là một dấu mốc lớn trong lịch sử Việt Nam vì đó là ngày thống nhất đất nước. Dĩ nhiên sau ngày thống nhất này đất nước như thế nào là một vấn đề khác liên quan đến đường lối chính sách, tài năng, bản lĩnh của những người cầm quyền, nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc thống nhất. Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc. Tiếc thay lịch sử không có chữ “nếu” này nên bi kịch vẫn còn tiếp diễn.

Bài hát “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng thống nhất đất nước một cách hình tượng, với cảm xúc, niềm vui dâng tràn. Đây không phải là tình cảm riêng tư, cá biệt mà là của cả dân tộc. Bài hát này ngay hiện nay chúng ta vẫn có thể hát với niềm rung động trong những ngày anh-em-tụ-hội. Tuy nhiên khi Trịnh Công Sơn hát bài này trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.04.75 có nhiều phản ứng khác nhau nơi người nghe. Có người ngây ngất hạnh phúc, có người nghe như sét nổ bên tai. Điều ấy tất nhiên vì lúc đó có thắng-bại, tử-sinh, vinh-nhục khi cuộc chiến ngã ngũ với kẻ thắng người bại. Tuy nhiên không phải mọi người của mỗi bên đều nghĩ như nhau. Có người phía chiến bại vẫn vui với tiếng hát, có người hơn 30 năm sau vẫn uất hận khi hồi tưởng. Đây cũng là một khía cạnh bi kịch của nội chiến.
Có điều xin nói thêm. Gần đây tôi mới được nghe lời phát biểu của Trịnh Công Sơn trong dịp này qua thông tin trên mạng. Tôi hơi giật mình vì thấy Trịnh Công Sơn phát biểu rất “cách mạng”, giọng điệu rất “tuyên truyền” khi kêu gọi trí thức văn nghệ sĩ đừng bỏ nước ra đi mà hãy trình diện chính quyền cách mạng. Giá Trịnh Công Sơn đừng phát biểu gì thì hay hơn.

8. Trịnh Công Sơn nhìn quê hương và con người Việt Nam như thế này qua những ca từ của ông:

Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương…
Bao nhiêu năm còn nô lệ
anh em ta nhận vũ khí
quê ta bãi hoang chiến trường
diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
bao yêu thương lùi trong quá khứ
ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…
Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
những ai còn là Việt Nam triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
triệu người Việt Nam trên đó…

Trịnh Công Sơn nhìn quê hương Việt Nam, dân hai miền Nam Bắc như thế. Nhưng sao lại có những người cho rằng cho rằng ông bênh vực hay đứng về phiá cộng sản?

- Ca từ trên chỉ là cách diễn đạt dài hơn câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nói như thế, hai bên của cuộc chiến tranh quốc-cộng trước đây đều không hài lòng. Tuy nhiên khi đứng ở miền Nam mà hô hào phản chiến, người ta hiểu là chống Mỹ và chống Mỹ có nghĩa là bênh vực hay đứng về phía cộng sản. Những người phản chiến thực sự không nghĩ như vậy vì họ chỉ phản đối cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt mà đất nước phải gánh chịu trong cuộc tương tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Có thể có người cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phía cộng sản là do ông có bạn bè thân theo cộng sản, có xu hướng thiên tả, ngày 30.04 hát trên đài phát thanh Sài Gòn và sau 75 ở lại trong nước, dần dần được coi trọng, quan hệ với nhiều “văn nghệ sĩ cách mạng” và làm một số bài hát có nội dung ca ngợi chế độ mới.

9. Trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
nhìn quanh em không ai còn lại
không ai còn lại
ru đỡ tình người cho có đôi..

Trịnh Công Sơn như đã tiên đoán về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Nhìn lại những năm chiến tranh, người Việt ai chẳng mơ ước hoà bình. Theo ông hoà bình có đã đến với quê hương?

- Người ta thường hiểu hoà bình là không có chiến tranh, như thế Việt Nam đã có hoà bình từ sau 1975. Tuy nhiên hoà bình còn có nghĩa là không có xung đột dưới mọi hình thức và bình an trong tâm hồn. Theo nghĩa đó, Việt Nam vẫn chưa có hoà bình. Những xung đột ngày càng mạnh thêm giữa người cai trị và người bị trị, giữa người có lợi ích và những người trắng tay. Và nặng nề nhất là cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn, nổi bật là cuộc chiến ngôn từ trên mạng thể hiện còn dữ dội hơn thời chiến ngày trước và mọi âm mưu thủ đoạn đối phó lẫn nhau vẫn đang tiếp diễn.

10. Sau năm 1975 Trịnh Công Sơn có dịp sinh hoạt với văn nghệ sĩ Lâm Đồng. Ông có tham gia sinh hoạt văn nghệ lúc đó và có còn nhớ về cuộc gặp gỡ này?

- Khoảng năm 1988, tôi đang làm việc ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn có đến thăm hội đúng vào lúc có đám cưới của Bùi Minh Quốc, chủ tịch hội, tổ chức ở ngay trụ sở cơ quan. Dịp đó có nhiều văn nghệ sĩ ở Lâm Đồng và từ các nơi khác về dự. Trong dịp này Trịnh Công Sơn không thể hiện gì đặc biệt vì đây là một cuộc vui chung. Ấn tượng nhớ lâu lại là về Trần Mạnh Hảo, ngà ngà say “độc chiếm diễn đàn” để đọc thơ và “nói phét”. Anh chàng thi sĩ này quả là thông minh và mồm mép.

Trịnh Công Sơn lên Đà Lạt lần đó theo lời mời của Hội Phụ nữ Lâm Đồng, trực tiếp do chị Cao Thị Quế Hương, phó chủ tịch hội mời. Chị Quế Hương là cựu sinh viên Sài Gòn, nổi tiếng trong phong trào tranh đấu vì từng bị bắt giam và có người yêu là Nguyễn Ngọc Phương bị đánh chết trong tù. Trong dịp này Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài “Tình khúc Ơ-bai” viết về các cô gái dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

11. Nhận xét của riêng ông về con người Trịnh Công Sơn?

- Nhận xét về một con người rất khó khi ta chưa hiểu hết về họ, nhất là với một tài năng nổi tiếng. Ý kiến riêng sau đây không nhằm ngợi ca, phê phán hay phản bác, biện minh cho điều gì, chỉ là ý kiến riêng trong chừng mực hiểu biết của mình.

Trịnh Công Sơn trước hết và sau cùng chỉ là một nghệ sĩ, một nhạc sĩ tài hoa, một “người ca thơ”, “gã du ca” đã làm say mê nhiều thế hệ. Trong cuộc chiến tranh và cuộc sống sau này, Trịnh Công Sơn chỉ là một con người nhỏ bé trước các thế lực chi phối đất nước và xã hội. Ông bày tỏ nhận thức, nỗi niềm của mình qua tác phẩm âm nhạc, được đông đảo công chúng chấp nhận nhưng các chính quyền và một số người không hài lòng. Là một nghệ sĩ gắn bó với dân tộc và đất nước, trong chiến tranh ông đã công khai bày tỏ chính kiến qua tác phẩm, dù đúng hay sai đối với ai đó, nhưng đây là quyền, trách nhiệm và thôi thúc nội tâm của một người công dân-nghệ sĩ.

Trước và sau 75, Trịnh Công Sơn đôi lúc có sự nương nhờ vào một số người có thế lực trong bộ máy cầm quyền cũng như sáng tác một số bài có phần mang tính ngợi ca. Ông nương nhờ để tồn tại nhưng không trở thành “gia nô”. Ông ngợi ca nhưng không là “bồi bút”. Điều đó do bản chất nghệ sĩ, tài năng và nhân cách của ông. Như “Cho một người vừa nằm xuống” viết về Đại tá Không quân Việt Nam Cộng hoà Lưu Kim Cương tử trận, ông không ca ngợi chiến tích hay lên án kẻ thù mà nói về nỗi chết và phận người. “Huyền thoại Mẹ” sau 75 là hình ảnh, sự hi sinh và tình cảm của những người mẹ muôn thuở trong chiến tranh.

Trịnh Công Sơn không phải là người làm chính trị, chiến sĩ cách mạng hay kẻ cầm quyền để “biểu diễn lập trường” hay dấn thân tranh đấu. Người ta không thể đòi hỏi nhiều hơn nơi ông. Ông chỉ là một nghệ sĩ trong cuộc đời, một cuộc đời Việt Nam đầy máu lửa và bi kịch. Mãi mãi người ta sẽ nhớ về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ tài năng viết về chiến tranh, tình yêu và thân phận, sẽ ngân nga nhạc điệu đơn giản nhưng tài hoa, sẽ lắng nghe và rung động với ca từ có sức cuốn hút ma lực trong tác phẩm của ông để sống nhân hậu, hòa bình, yêu đời, yêu người hơn.

Liên tưởng đến một trường hợp khác, có lẽ hậu thế không ai phê phán thái độ chính trị của Nguyễn Du, một “hàng thần lơ láo” dưới triều Nguyễn, khi vào chầu không bao giờ phát biểu một điều gì, khi chết không buồn trăn trối. Người Việt vẫn không ngừng ngợi ca “Truyện Kiều” là tài hoa kết tinh ngôn ngữ thi ca dân tộc và thông cảm với tiếng thở dài của ông gởi cho người đời sau:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.

12. Riêng với ông, nhạc Trịnh đã để lại những ấn tượng gì là sâu đậm nhất?

- Không biết từ bao giờ người ta dùng từ “nhạc Trịnh” để nói về âm nhạc của Trịnh Công Sơn và hầu như nó được nhiều người chấp nhận. Điều đó có nghĩa là âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một dòng chảy riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh nhạc tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc tranh đấu, nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc sến… có nhạc Trịnh. Đó là sự thừa nhận và vinh danh của công chúng dành cho thiên tài âm nhạc này mà chưa nhạc sĩ nào, dù rất tài năng như Phạm Duy hay Văn Cao cũng không có được.

Nhạc Trịnh có đến hơn 600 ca khúc với những giai điệu và đặc điểm ca từ rất riêng không lẫn với ai khác. Đối với riêng tôi, có nhiều bài đã trở thành những bài hát chuyên chở tâm hồn mình và tâm hồn của cả một thế hệ. Tôi đã nghe và hát rất nhiều lần những bài ca đó trong từng cơn xúc động lặng lẽ hay sôi trào của tâm cảnh. Đôi khi không cần hiểu thấu đáo ca từ, chỉ là cảm nhận rất sâu xa, dịu dàng và đau đớn những gì thuộc về tình yêu và phận người, trong thời chiến tranh cũng như trong cuộc làm người đẹp đẽ, mong manh và đầy bi kịch.

13. Những lời ca viết về thân phận quê hương của Trịnh Công Sơn thì gây tranh cãi, nhưng nhiều người yêu thích tình ca họ Trịnh. Có một hay vài bài tình ca nào của Trịnh Công Sơn mà ông yêu thích? Tại sao?

- Tình ca Trịnh Công Sơn là những niềm riêng nhưng lại rất phổ quát ở những người biết yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, đau khổ, cô đơn, phiền muộn, nghĩa là trải qua vô vàn cung bậc của cuộc tình người. Có khi “Chiều Chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu, tôi xin năm ngón tay em thiên thần, trên vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi, tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn”. Không ai khác, chính là ta nằm đó lắng nghe chính mình. Có khi như trong cơn mê, cảm nhận “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại, cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”. Rồi những khi đắm chìm trong suy niệm “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Hay âm thầm tự hỏi “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp trong tôi”. Và còn nhiều những rung động tinh tế khác của tâm hồn.

Những lúc đó, trong đêm khuya hay ngày vắng, một mình lại cất lên tiếng hát, hay dạo một khúc ghi-ta thánh thót, nghe đời hoang vu, thấy mình cô độc nhưng vẫn yêu đời, yêu người trong cuộc hành trình về nơi vô tận.

14. Ngày 01.04.2011 là kỉ niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn mất, ông có dự định tham dự chương trình tưởng niệm nào không?

Tôi đang ở Sài Gòn. Trong những ngày này, nhiều nơi trong cả nước chuẩn bị cho những sinh hoạt kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn. Nhiều tổ chức, ban nhạc, ca sĩ, phòng trà, quán café tổ chức các chương trình, live show, ra đĩa, ra sách kỷ niệm. Riêng tại Sài Gòn, sinh hoạt quy mô nhất vẫn là ở hội quán Hội Ngộ, làng du lịch Bình Quới ở quận Bình Thạnh. Đây là nơi hàng năm đều tổ chức chương trình nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm nay đêm nhạc có chủ đề “Trịnh Công Sơn – người ca thơ” sẽ diễn ra vào đêm 4-4.

Mấy năm trước đã có một lần tôi tham dự đêm tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở đây, phải mất một giờ để gởi xe và một giờ để lấy xe ra sau khi tan cuộc vì người tham dự quá đông, đi như trẩy hội và con đường độc đạo đi vào khá chật hẹp. Năm nay nếu không có gì trở ngại, tôi cũng đi tham dự để xem có gì thực sự mới trong sinh hoạt này.

© Bùi văn Phú – TDBC

Nguồn: Damau.org

135 Phản hồi cho “Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh”

  1. ky lan says:

    Họ Trịnh viết nhạc phãn chiến có tên tuỗi,đa số ai không biết danh…nhưng đã là một người trí thức đại diện cho giới “công nông”,mà lại không nhìn ra rõ sự thật rằng,đã nhờ Miền Nam được hai mươi năm tự do dân chũ,họ Trịnh mới có nhiều cơ hội phát triễn và sáng tác…mặc dù không trực tiếp tham chính nhưng cữ chĩ thễ hiện,hành động và việc làm cũa ông ta còn hơn là người tham gia chính trị…ông than trách thân phận nhược tiễu mà không dẫn nhập một giãi pháp nào đễ thoát khõi sự nhược tiễu bất công đó…bỡi thời đó miềm nam được tự do báo chí hơn bây giờ,ai cũng có quyền được nói nhưng tại sao không nói.Trong khi chính quyền VNCH lại đi ngược lại ông ta như bài hát,VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ,hầu như tất cã các cơ quan cũa chế độ cũ VNCH đều hát cã.Nói chung,những cái khác thì họ Trịnh lại tích cực hơn như bài ca NỖI VÒNG TAY LỚN mà ông ta đã ca trên đài phát thanh Saigon ngày 30.04.1975.Từ đó người ta ngao ngán mà phãi châm biếm như sao.Vì trước bẫy mươi lăm chó đẽ,sau bẫy lăm chó chết.Vì bị ăn thịt quá nhiều…
    Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau,
    Tay kia cầm sợ giây đễ bắt con cầy.
    Cầy đó ta nuôi,rau kia ta trồng,
    Một mai cầy đã lớn,sẵn rau ta làm.
    Một chai bia lớn,ấy là cuộc đời lên hương…
    Vì thế,nhiều khi người Việt mình cứ mỡ miệng ra tôi không làm chính trị những thực tế những cữ chĩ và hành động đôi khi còn đa dạng hơn chính trị,chĩ khác ỡ chỗ sự tác động nguyên nhân và hậu quã cũa sự kiện như thế nào trên lĩnh vực trí tuệ mà thôi…
    Trân trọng

  2. tu le says:

    Thống nhất 2 miền,nhưng o thống nhất được lòng người thì CSMB phải xem lại do mình đầy tham lam,nuôi lòng hận thù đố kỵ dân tộc,lãnh đạo dở nhất thế giới,nên nhớ sau 75 hầu như nguời giỏi miền Nam ở lại để đợi xây dưng đất nước,nhung cách cư xử của CSMB với dân tộc mình đã làm cả thế giới khinh bỉ,thất vọng,còn hèn kém hơn lòai thú dữ,phân biệt nghi kỵ đủ thứ,như vậy chiến tranh lòng người sau năm 75 là do các chính sách phân biệt ,bắt bớ từ họ mà ra.

  3. MAI says:

    Báo ĐCV có bị vấn đề gì không ? Đã mấy ngày rồi tôi không thấy đăng thêm ý kiến của bạn đọc ?

  4. Ti Nan says:

    Một khúc ruột không sai.36 năm đã quá đủ để đặt tên cho ngày 30/4.Đây là ngày Đại Họa cho dân tộc VN

  5. noieo says:

    Có một số con bạc cháy túi, cạn vốn, nên, để gỡ gạc, mấy tay chơi này phải năn nỉ xin xỏ người khác, thậm chí có kẻ còn phải bán thân, để kiếm ít tiền lẻ, một phần đổi lấy chén cơm lót dạ, một phần để gỡ gạc.

    Để tự an ủi, cũng có khi là để gọi là “giữ thể diện” trong lúc đi ăn xin & bán thân, kiếm cơm độ nhật, kiếm tiền lẻ gỡ gạc…, mấy tay cháy túi này thường kể lể rằng hôm truớc đã thắng thế này, hôm nọ đã thắng thế kia…

    “Thắng” nhưng cứ phải đi ăn xin, “thắng” nhưng lại phải đi bán thân nuôi miệng….

    Igazsag và quý các nhà trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ tầm cỡ TVC, thuờng không ngừng ỏm tỏi về cái gọi à “chiến thắng của dân tộc” (dân tộc “Việt nam dân chủ cộng hoà” chiến thắng “dân tộc Việt nam cộng hoà”?) chính là hiện thân của những con bạc trên!

    “Và nếu tất cả không có giá trị gì thì coi như tôi viết chỉ để VUI LÀ CHÍNH. Còn nếu VUI cũng không được thì coi như bỏ”. (Igazsag )

    Nói về những nỗi đau, nói về hàng triệu những chết bi thảm do cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, cuộc chiến tranh 20 năm người Việt ta giết người Việt mình, để phục vụ cho tham vọng bành trướng chủ nghĩa cộng sản, để phục vụ cho tham vọng quyền lực bệnh hoạn của Hồ chí Minh & cộng sản, gây nên, mà Igazsag gọi là “viết chỉ để VUI LÀ CHÍNH” đuợc sao?

  6. Minh Đức says:

    Trích: “Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc. Tiếc thay lịch sử không có chữ “nếu” này nên bi kịch vẫn còn tiếp diễn.”

    Muốn hùng cường như nước Nhật có lẽ phải cần nhiều hơn là “hòa hợp hòa giải”. Kinh tế Nhật sau chiến tranh phát triển mạnh nhờ:

    - Nhật theo kinh tế thị trường.

    - Các tổng công ty khổng lồ được chính phủ hỗ trợ bị giải tán, để có sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.

    - Nhật có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Luật pháp rất cần để người dân làm ăn, giao dịch kinh tế với nhau.

    - Nhật thay đổi cả về văn hóa, trước đó Nhật theo tinh thần thượng võ, về sau Nhật coi trọng tinh thần kinh doanh. Trước đó coi trọng đánh nhau, xem thường bọn con buôn, về sau phải đổi không xem việc kiếm tiền, muốn làm giàu là thô bỉ, đáng khinh.

    Tất cả các điều trên, những người lãnh đạo đảng CSVN đều không chấp nhận vào thời điểm sau 1975. Những điểm trên bị xem là theo lối suy nghĩ của tư bản, là phản động. Làm cách nào “hòa hợp hòa giải” có thể giải quyết được tình trạng này khi những người lãnh đạo có cái nhìn sai lầm mà lại nắm trong tay công an, quân đội, ra lệnh bắt bất cứ ai nói khác với chính sách nhà nước? Những người lãnh đạo đảng CSVN lúc đó chỉ muốn xây dựng VN theo mô hình của Liên Xô . Cái gì không giống như Liên Xô làm đều không phải là XHCN, là phản động mà không cần xét xem việc đó có những ưu điểm gì hơn là làm theo lối Liên Xô.

  7. Igazsag says:

    TẠI SAO VNCH THUA?

    Đã có hàng trăm chuyên gia cấp Quốc tế, hàng nghìn chuyên gia cấp Quốc gia, và hàng triệu “còm sĩ” băm nát mọi dữ kiện để tìm (những) nguyên nhân TẠI SAO VNCH THUA. Vì thế chắc chắn sẽ chẳng có gì MỚI trong ý kiến của “còm sĩ “vô danh thứ một triệu linh một là tôi cả.

    Không MỚI, nhưng KHÁC so với ý kiến của nhiều người trên DCV, ít nhất là trong phạm vi bài của t/g TDBC. Vì vậy xin mạo muội post lên để mọi người tham khảo. Hy vọng SỰ KHÁC BIỆT có ý nghĩa tích cực là tạo ra SỰ ĐA DẠNG, điều bất cứ diễn đàn nào cũng nên có.

    Xin bắt đầu bằng số liệu về lực lượng tham chiến của hai bên tại miền Nam VN, năm 1967:
    - VNCH + US + Đồng Minh: 1.333.546 (Khoảng 1,3 triệu) [1].
    - Cộng sản: 323.000 người, trong đó có 130.000 chủ lực và 160.000 du kích [2]. (Bộ tư lệnh hành quân Mỹ (MACV) ước tính con số 330.000. CIA và Bộ ngoại giao Mỹ kết luận là lực lượng quân Giải phóng trong khoảng từ 435.000 đến 595.000. [3]).
    Đến cuối năm 1968, quân US và Đồng minh là United States: 536,100; Free World Forces: 65,000[4][5]. Cộng thêm Hạm Đội 6, Hạm Đội 7 làm chủ biển đông. Máy bay Mĩ ném bom miền Bắc, đường mòn Trường sơn.

    Từ 1965 đến 1972, VNCH và đồng minh không “bình định” được miền Nam.

    Sau Hiệp định Paris, Mĩ và Đồng Minh rút quân; viện trợ của miền Nam bị cắt giảm.
    Miền Bắc hoàn toàn tự do đưa quân vào Nam; vùng “giải phóng” mở rộng; lực lương du kích và bộ đội địa phương cs tăng lên.

    Dễ nhận thấy sự thua của VNCH chỉ còn là thời gian. Lý do: MĨ RÚT QUÂN (có người gọi là PHẢN BỘI); MĨ CÚP VIỆN TRỢ, VŨ KHÍ VNCH.
    Đây là nguyên nhân đúng, nhưng đó là SAU KHI MĨ RÚT QUÂN. Còn trước khi Mĩ rút thì sao?

    Tôi muốn tìm nguyên nhân khác, có từ TRƯỚC KHI MĨ RÚT QUÂN.

    Xin hãy lưu ý con số lực lượng quân cộng sản ở miền Nam NĂM 1967: 323.000 người, trong đó có 130.000 chủ lực và 160.000 du kích[2]

    Lực lượng du kích bắt buộc phải là dân địa phương – người Nam (160.000). Một phần nhỏ trong lực lượng chủ lực (130.000) cũng là người Nam. Như vậy về số lượng, PHẦN LỚN trong lực lượng quân cộng sản ở miền Nam là người Nam.
    Vậy là VNCH đã bị “MẤT DÂN”, có thể mất nhiều triệu người, là những người liên quan đến lực lượng du kích và chủ lực người Nam trên. Tạm gọi những người này là cs và thân cs người miền Nam.
    Lượng dân thứ hai VNCH bị MẤT là những người phản chiến, những người muốn thỏa hiệp. Số này chắc gấp nhiều lần số cs và thân cs người Nam.

    Vậy còn lại bao nhiêu phần trăm người miền Nam quyết tâm chiến đấu đến cùng?

    Tôi không thể đưa ra số liệu (vì không rõ), nhưng chắc chắn số này NHỎ HƠN toàn bộ miền Bắc + số cs và thân cs người Nam.
    - Dân số miền Bắc hơn dân số miền Nam;
    - số dân Nam theo cs ngày càng tăng;
    - số phản chiến ngày càng tăng.

    Và như vậy nếu có được trang bị vũ khí đầy đủ như cs miền Bắc thì sau năm 1973, VNCH cũng khó mà không thua.

    MẤT DÂN là (một trong) lý do giải thích “Tại sao VNCH thua”. Mầm mống thua đã bắt đầu từ trước khi Mĩ rút.
    (Còn tại sao bị MẤT DÂN thì không dám lạm bàn vì không biết rõ.)

    Ý “MẤT DÂN” chỉ chợt đến cách đây vài ngày trong khi tôi tìm dữ liệu về ngày 30/4/1975.
    Bị hạn chế trong comment ngắn, lại là kẻ hậu sinh ngoài cuộc, chắc chắn ý tứ, câu văn lủng củng và có nhiều sai sót. Mong được góp ý.

    Và nếu tất cả không có giá trị gì thì coi như tôi viết chỉ để VUI LÀ CHÍNH. Còn nếu VUI cũng không được thì coi như bỏ.

    Xin cảm ơn tất cả những ai đã đọc. Và đặc biệt cảm ơn những ai góp ý.

    1. ^ Tình hình quân sự năm 1967 của Võ Phòng, Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 16.105, phòng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.
    2. ^ Hoang Ngoc Lung, The General Offensives McLean VA: General Research Corporation, 1978, trang 10.
    3. ^ Clark Dougan & Stephen Weiss, Nineteen Sixty-Eight, Boston: Boston Publishing Compnay, 1983, trang 184.
    4. ^ “Vietnam War : US Troop Strength”. Historycentral.com.
    5. ^ “Facts about the Vietnam Veterans Memorial Collection”

    • Hai Phan says:

      Cần phải rõ ràng, lập lờ đi gạt đám con nít thì không ra cái gì cả. Thôi để tôi dùng cách của anh nhá. Số lượng thương binh và liệt sỉ đã hơn con số 300 ngàn ngoài ấy thì ma về mà đánh đấm hay sao. Râu ông này cắm cằm bà nọ thì không ra sao cả. Vâng, MTGPMN có khoãng 60 ngàn, tính luôn con nít 12 tuổi trở lên. Xe tăng t54 của các ông và dân nón cối vào Saigòn vào ngày 30/04/1975 ai ai cũng thấy ông ạ. Này, bảo với các ông Minh, Long, Vượng, Huy, người già ở Huế gì đấy chịu khó dùng tư duy một chút nhá. Không thể cứ đi bịp như vậy được từ diễn đàn này sang diễn đàn khác. À này, thế anh có biết sự khác biệt giửa combatants và non-combatants hay không. Về việc mất dân thì không phải như anh nghĩ. Bọn VC cứ ban đêm là mò về, dẫn thanh thiếu niên mang đi. Chống cự thì chỉ còn cái xác. Gia đình cũng không tha, nếu không hợp tác và còn nhiều mánh khoé khác nữa. Đó là khũng bố, không tin cứ hỏi dân miền nam. Anh là đám sinh sau đẻ muộn, lãnh lương làm việc không cần óc. Vui chơi với anh vậy thôi chứ anh đã biết tôi là ai bên Quanvan.net rồi, có đúng không???

    • Hai Yen says:

      Đây là những con số “biết nói”: Nguồn :
      R.J. Rummel- Wikipedia- casualties of Vietnam War

      According to the government in Hanoi, 1,100,000 North Vietnamese Army and Viet Cong military personnel died in the Vietnam War[4] Rummel reviewed the many casualty data sets, and this number is in keeping with his mid-level estimate of 1,011,000 North Vietnamese combatant deaths.[1] He further calculated a mid-level estimate of 251,000 Viet Cong military deaths.[5] Thus, Viet Cong forces accounted for about 22% of the total communist military deaths. What percentage of the 849,000 North Vietnamese Regulars died in South Vietnam is unknown, but a reasonable assumption is that the vast majority occurred in South Vietnam. If 80% of the North Vietnamese casualties died in South Vietnam, this equals 680,000 men, plus 251,000 Viet Cong for a total 931,000 deaths.

      The Army of the Republic of Vietnam ARVN suffered 266,000 killed from 1959 through 1975. R.J. Rummel’s range was 216,000 at the low end and 316,000 at the high end.[1] Lewy, from US Department of Defense’s document, report ARVN suffered 220,357 killed from 1965 through 1974. A PBS estimate was a quarter of a million men killed in action.[2]

      South Vietnamese military deaths

      US soldiers’ deaths: 58,245
      South vietnamese soldiers’deaths: 266,000
      NVa( North Vietnamese Army) deaths: 1,100,000
      VC’s deaths ( Viet Cong): 1,100,000 x .22 = 242,000

      Tôi cố tình bỏ qua con số tử thương của quân đồng minh bởi vì có đưa ra còn thêm “nhục” cho những cái máy. Nó đủ để chứng minh ai là chủ lực trong việc thôn tính miền nam ( bỏ qua những chuyện người miền nam chính mắt thấy ai thật sự đánh nhau với VNCH). Đi ngược lại bằng số thương vong để có một con số khái niệm về số lượng quân tham chiến của hai bên, ông sẽ có câu trả lời nào về con số 300 ngàn của ông đưa ra. Tôi biết trước ông lại sẽ vòng vo.

  8. Minh Đức says:

    Trích: “Và nặng nề nhất là cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn, nổi bật là cuộc chiến ngôn từ trên mạng thể hiện còn dữ dội hơn thời chiến ngày trước và mọi âm mưu thủ đoạn đối phó lẫn nhau vẫn đang tiếp diễn.”

    Ông TD Bảo Cự nói đúng là “cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn”. Cuộc chiến ngôn từ nếu dữ dội hơn thời trước đó là vì (hay là nhờ) Internet. Thời xưa, lúc còn chiến tranh người miền Nam không bao nhiêu người nghe ở ngoài Bắc nói gì về mình. Các báo nếu có bài chống cộng thì do các ký giả đã có kinh nghiệm với CS viết, còn đại chúng miền Nam phần lớn chưa nếm mùi CS. Sau 75, trong thập niên 80, những người vượt biên đi được ra hải ngoại đả kích CS dữ dội hơn thời trước 75 vì họ đã có kinh nghiệm sống với CS. Trong khi đó, nhiều người ở trong nước không biết các báo chí hải ngoại viết gì, nói gì về mình. Chỉ đến khi Internet trở thành phổ biến, những gì ở trong nước nói hay viết, ở hải ngoại biết được có phản ứng, và ngược lại, ở trong nước phản ứng lại những gì ở hải ngoại nói. Vì thế mà cuộc chiến ngôn từ có vẻ dữ dội hơn thời chiến tranh .

    Khi chế độ CS thay đổi chính sách thì những điều ở hải ngoại chỉ trích chế độ CS cũng thay đổi. Chẳng hạn, ở hảI ngoại vào thập niên 80 thường chỉ trích chính sách kinh tế của CS không dùng lợi nhuận khuyến khích nên mọi người làm việc uể oải, kinh tế kém hiệu quả . Ngày nay, lợi nhuận được dùng để khuyến khích người lao động, thì việc chỉ trích quay qua nhắm vào việc các công ty quốc doanh kém hiệu quả nhưng được ưu đãi. Trước đây, ở hải ngoại chỉ trích bài hát của CS chỉ toàn là hô hào đánh nhau và sản xuất, không cho hát nhạc tình cảm. Ngày nay lời chỉ trích này không còn nữa.

  9. Võ Hưng Thanh says:

    NGHE TIẾNG CHIM CA

    Nghe văng vẳng tiếng chim rừng vọng lại
    Mặt trời cao tỏa sáng khắp không gian
    Trong im ắng sao tiếng người chẳng thấy
    Giữa đồi nương bên tiếng gió bạt ngàn

    Tiếng chim hót líu lo nghe lạ quá
    Muôn sắc màu mà có hiểu gì đâu
    Cùng một điệu nhưng như chừng vạn điệu
    Trong gió ngàn trong tiếng lá lao xao

    Tiếng chim hót trong không gian rộng khắp
    Sao nghe ra như tiếng hót trong lồng
    Bao sắc thái mà nghe tuồng quen quá
    Cùng hát theo một tiếng hát màu hồng

    Kìa con sáo nhảy lên và nhảy xuống
    Vẫn chỉ nguyên trên một mẩu cành cây
    Mắt hồn nhiên nhìn vách lồng đóng kín
    Và hồn nhiên hót mãi tự tháng ngày

    Tiếng chim hót vì quen vui lồng nhỏ
    Hót càng cao càng được chủ nâng niu
    Chiếc lồng nhỏ sơn son và thiếp bạc
    Hót vòng quanh một tiếng hót sáng chiều

    Tiếng chim hót trong lồng hay ngoài nội
    Thì muôn đời chỉ vẫn một tiếng chim
    Gió đồng nội mãi ngàn đời vi vút
    Còn lồng son không khí chỉ im lìm

    Tiếng chim hót trong gió đời xào xạc
    Mãi quen rồi nhưng có hiểu gì đâu
    Dù tiếng hót có khi nghe rất lạ
    Nhưng nghe như vẫn có chút bồi hồi

    Tiếng chim hót mỗi con theo mỗi cách
    Nhưng như tuồng bè giọng chỉ quen thôi
    Nốt cao thấp vẫn không ngoài định trước
    Tràng thanh âm như đúc sẵn tuyệt vời

    Nhưng nghe mãi chỉ thấy càng nhàm chán
    Có gì hay muôn tiếng hót tựa nhau
    Tiếng chim sẻ tiếng sáo nhồng cũng thế
    Hay cao hơn một giọng hót sơn ca

    Tiếng chim hót nhưng cớ gì để hót
    Bắt chước nhau hay nhằm để gọi đàn
    Đùa với gió với mây và với lá
    Hay tưởng rằng tiếng hót vượt thời gian

    Giữa đồi núi mênh mong tràn tiếng hót
    Nghe buồn tênh đôi lúc chỉ vui tai
    Nên vẫn thấy thèm tiếng người nói quá
    Vì tiếng chim thật chẳng sánh được nào

    Tiếng chim hót gần thiên nhiên cây cỏ
    Còn nhân văn mới đúng giọng người ta
    Tiếng chim hót khiến cuộc đời xa lạ
    Chỉ tiếng người mới cảm thấy thân thương

    Tiếng chim hót chẳng cần bao trí óc
    Tập tành thôi luyện mãi cũng thành quen
    Riêng tiếng người phải mang nhiều ý nghĩa
    Điều đúng sai hay dở phải rõ ràng

    Ôi tiếng hót dầu muôn đời vẫn thể
    Dầu nơi đâu trên khắp chốn nhân gian
    Hót và hót thật vô cùng ngu ngốc
    Chốn trần gian mà cứ tưởng thiên đàng

    Bởi chim hót nhờ trời cho tiếng hót
    Đâu có gì để được gọi là sang
    Chỉ tiếng người đi theo cùng khối óc
    Và người thôi mới là chủ đàng hoàng

    Bài thơ ngẫu cảm
    Saigon, sáng 19/5/2010
    VÕ HƯNG THANH

    • Tập Làm Văn says:

      Bài thơ hay quá! Tôi thích đoạn này:

      Kìa con sáo nhảy lên và nhảy xuống
      Vẫn chỉ nguyên trên một mẩu cành cây
      Mắt hồn nhiên nhìn vách lồng đóng kín
      Và hồn nhiên hót mãi tự tháng ngày

      Tiếng chim hót vì quen vui lồng nhỏ
      Hót càng cao càng được chủ nâng niu
      Chiếc lồng nhỏ sơn son và thiếp bạc
      Hót vòng quanh một tiếng hót sáng chiều

      –> Cám ơn ông Võ Hưng Thanh, dù chỉ là ngẫu hứng nhưng lời thơ thật tuyệt vời! Nhất là câu dưới đây;

      Tiếng chim hót gần thiên nhiên cây cỏ
      Còn nhân văn mới đúng giọng người ta
      Tiếng chim hót khiến cuộc đời xa lạ
      Chỉ tiếng người mới cảm thấy thân thương

      Những lời thơ trên đây cho thấy, ông Võ Hưng Thanh hôm nay khác hẳn với VHT hôm trước, chẳng chỉ là “trùng tên”?

      Cám ơn ông VÕ HƯNG THANH

  10. nvtncs says:

    Ông Igazsag:

    Ông bảo tôi nói một đằng, làm một nẻo.

    Nay hãy ôn lại sự việc:

    1. Ông là người khởi đầu đi tìm ý kiến phân tích gia ngoại quốc về sự ô nhuc̣ của ngày 30/04/1975.

    2. Tôi nói với ông, không cần hỏi ngoại quốc, hãy hỏi ngừơi VN; người VN hiểu biết VN hơn ngoại quốc. Tại sao cái gì ngoại quốc nói, đối với ông có giá trị hơn?
    3. Tôi trích bài ngoại quốc, để chứng minh sự kiện ông không tìm ra ‘”bất cứ” một bài ngoại quốc nào, là lỗi tại ông. Vì thật sự có bài ngoaị quốc gọi ngày đó là ngày ô nhục.
    4. Ông trách tôi sao lại trích bài ngọai quốc. Tôi trích không phải vì kính trọng ý kiến NQ, như ông, mà để chứng minh rằng có bài phân tích NQ, trong khi ông tuyên bố ông không tìm được.

    Ông nói về cái “tốt” của sự chấm dứt nội chiến ngày 30/04/1975.

    Tại sao, sau hội nghị BaLê, khi CSVN đã ký kết hòa bình, lại còn có nội chiến?

    Mỹ đi rồi, các ông còn giải phóng chúng tôi với kẻ thù nào trong Nam?

    Ai gây ra cái mà ông gọi, tiện lợi cho ông, là “NỘI” chiến này?

    Tại sao, sau, hội nghị BaLê, có sự hiện diện của 140,000 bộ đội CS ở miền Nam VN?

    Việc ông dùng tính từ “NỘI” chiến, xin lỗi ông, là một sự lừa dối, vì rõ ràng quân đội chính qui CSBV lái xe tăng T54 của nga vào xâm chiếm VNCH, mà chính ông Đồng và VNDCCH đã chấp nhận sự chia đôi đất nước tại Genève năm 1954.

    • Igazsag says:

      Cảm ơn ông đã trả lời.

      Ông nói:

      3- ” …. Vì thật sự có bài ngoaị quốc gọi ngày đó là ngày ô nhục.”
      Bài nào vậy?

      4- ” … Ông nói về cái “tốt” của sự chấm dứt nội chiến ngày 30/04/1975.”
      Ông nvtncs có lẫn tôi với ông TDBC không?

      4- ” … Việc ông dùng tính từ “NỘI” chiến, xin lỗi ông, là một sự lừa dối …”
      Sau năm 1973, nếu không gọi là nội chiến thì là gì?

      (Đưa ra vài câu hỏi trên để gợi ý ông nghĩ lại. Ông không cần giải thích vì tôi đã có câu trả lời)

      Thưa ông nvtncs, những đánh giá (và kiến thức) cá nhân của ông là tự do.
      Tôi không bình luận gì thêm nữa để tránh lặp lại.

      Tôi còn “nợ” vụ TẠI SAO VNCH THUA?
      Sẽ post sớm.

      Hy vọng ông đọc và cho ý kiến.

      Thanks

Leave a Reply to ky lan