Bài học ở các phong trào biến động tại Trung Đông
Điều thật đáng mừng là phóng trào các biến động tại Trung Đông và Bắc Phi vẫn tiếp tục tuy cam go hơn. Trong thế kỷ văn minh thứ 21 này, nếu những đòi hỏi căn bản nhất của con người, những ước nguyện bình thường nhất của cuộc sống, và những điều kiện tối thiểu của môi trường xã hội thai mang cuộc sống về mặt tinh thần lẫn vật chất, không được bày tỏ một cách trung thực và không có cơ may thực hiện trong lúc này, thì tôi không biết nhân loại phải chờ đợi đến bao giờ.
Chúng ta không chống đối độc tài. Chúng ta không quan ngại người lãnh đạo tại chức bao lâu. Chúng ta đặc vấn đề rõ rệt: độc tài vì dân vì nước hay độc tài cho tư lợi bè phái. Tại vị càng lâu để hòan thành những kế hoạch lợi dân vinh nước hay tại vị để thụ hưởng tham quyền. Con dân của bất kỳ xứ sở nào cũng mong mõi người lãnh đạo vì dân vì nước, thực hiện những kế hoạch mang lại phồn vinh cho dân tộc. Trớ trêu thay, thực tế không luôn luôn được như thế. Đó là lý do xuất hiện những cuộc cách mạng, có khi rất đẫm máu, trong lịch sử loài người.
Trong một bài viết trước đây, tôi có nhận định rằng biến động tại Egypt ngày 25 tháng 01 2011 (25 01 11) là một cuộc cách mạng giả. Cuộc cách mạng thực đang diễn ra trong tháng Ba này và có thể sẽ còn nhiều cam go. Cái tội của Hosni Mubarak là quá nhu nhược đã để phe Quân Nhân tiếm đoạt hết uy quyền. Mubarak muốn có những cải tổ nhưng đã hoàn toàn bất lực trước sự phản đối của phe Quân Nhân. Rồi biến cố 25 01 11 đã đến và Mubarak phải ra đi. Nay thì Quân Nhân và Muslim Brotherhood đang nắm thế thương phong trong chính trường. Thành phần trẻ nhiệt tâm vì dân chủ vì đất nước đã bị gạt đi bằng những chiêu bài khôn ngoan tinh tế của hai phe có tổ chức và thế lực.
Đây là lý do của TÁI biến động tại Egypt mà thế giới gọi là Egypt Mới. Nếu tái biến động này thành công thì Egypt Mới mới thật sự là Egypt Mới. Ngay từ những ngày đầu của biến cố 25 01 11, thế giới đã nhìn thấy rõ nội tình của thành phần trẻ nhiệt tâm nhưng thiếu người sáng giá lãnh đão vạch đường. Và đây là yếu điểm gây tai hại mà chúng ta thấy hôm nay. Nhìn lại tình hình trước ngày ngày 25 tháng 01. Phe quân đội âm thầm muốn loại Mubarak vì Mubarak muốn thưc hiên những cải tổ cho dân chúng mà quân đội không đồng ý âm ỉ từ mấy năm qua. Thành phần trẻ yêu chuộng tự do dân chủ được khích động bởi biến cố ở Tunisia nổi dậy chống chính quyền Mubarak. Muslim Brotherhood có tổ chức nhảy vào để đục nước thì béo cò. Khi biến động xảy ra, Quân đội bất tuân lệnh của Mubarak, án binh bất động. Mubarak nhượng bộ và đề nghị thành lập mộ ủy ban lâm thời tổ chức bầu cử tự do vào cuối năm 2011 và Ông sẽ ra đi. Tiếng nói của phe trẻ đòi thực thi dân chủ lúc này rất có thế giá nhưng, vì thiếu lãnh đạo, họ đã bị xúi đẩy bác bỏ đề nghị này. Obama cũng nông nỗi đòi Mubarak phải chuyển quyền ngay. Obama đã không đóng đúng vai trò lãnh đạo chín chắn để chỉ đạo lúc cần.
Cũng cần nhắt lại rằng, Tổng Thống G. W. Bush đã sắp xếp kế hoạch cổ võ dân chủ cho vùng Trung Đông. Sau khi thực hiện thí điểm đầu tại Gaza, phe bạo động Hamas đã chiến thắng tại Gaza. Dân chủ lại trở thành hình thức hợp thức hóa cho các nhóm bạo động có tổ chức. Bush đã phải bãi bỏ kế hoạch cổ võ dân chủ tại thí điểm thứ hai: Egypt vì phe bạo động Muslim Brotherhood rất có tổ chức. Bây giờ chúng ta dùng chữ “nếu” và phân tích tình hình. Nếu đề nghị của Mubarak được chấp thuận, Mubarak sẽ thành lập ủy ban tổ chức bầu cử thì Mubarak và đảng National Democracy Party (NDP) của Ông sẽ liên kết với ai? Chắc chắn NDP sẽ không liên kết với phe Quân Nhân, chắc chắn sẽ không liến kết với Muslim Brotherhood, và chắc chắn NDP sẽ liên kết với thành phần trẻ nhiệt tình trong việc cải tổ đất nước. Thành phần trẻ đã có cái cơ hội tốt mà ngày nay họ mới ý thức rằng họ đã mất cơ hội đó vào tay phe Quân Nhân và phe Muslim Brotherhood. Đó là hậu quả của việc thiếu người sáng giá để vạch hướng đi cho phong trào, mà báo chí thế giới đã nêu ra trước đây.
Người Việt chúng ta rất bén nhạy và cảm nhận ngay điều này vì thành phần nhạy tin hiền hòa hiếu đạo đã bị lợi dụng vào cuộc đấu tranh tai hại cho dân tộc năm 1963, khơi mào cho ngày Quốc Tán Gia Vong 30 tháng 04 1975.
Hãy chờ xem những gì sẽ xảy đến cho dân tộc Egypt. Những biến động đòi thực thi dân chủ thành công là nguồng khích lệ vô biên cho những dân tộc khao khát dân chủ như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn. Khi tôi đang viết bài này thì Liên Hiệp Các Nước Phi Châu (LHPC)) đang thảo luận với người đại diện phe nổi dậy tại Benghazi, Libya, về đề nghị ngưng bắn do Liên Hiệp đề ra mà Moammar Gadhafy đã chấp thuận. Tin cũng cho biết vị cầm đầu Ủy Ban Quốc Gia Chuyển Tiếp của phe nổi dậy tại Benghazi, Ông Mustafa Abdul Jalil, đã bác bỏ đề nghị ngưng bắn này của LHPC. Thế giới theo dõi diễn biến tại Libya vì Nghị Quyết Libya 1973 là nghị quyết đầu tiên của Liên Hiệp Quốc trợ giúp các phong trào quần chúng nổi dậy đỏi thực thi dân chủ. Mục tiêu chính của Nghị Quyết Libya là loại trừ Gadhafy và thiết lập thể chế dân chủ tại Libya sau 42 năm trị vì của Gadhafy.
LHPC có chiều hướng nghiêng về Gadhafy vì chính Gadhafy đã có công trong việc tổ chức, tài trợ, duy trì tổ chức này. Lập trường của LHPC là một khích lệ cho Gadhafy, làm cho tình hình trở nên khó khăn hơn đối với phe nổi dậy, và nguy cơ của một cuộc nội chiến bắt đầu lởn vởn. Hãy nhìn lại một vài sự kiện ý nhị trong suốt thời kỳ Gadhafy cai trị Libya. Gadhafy đã có những hành động khiêu khích với Egypt năm 1977. Tổng Thống Anwar Sadat hồi đó đã đem quân đáng Gadhafy gần như tan nát. Các nước trong khối Ả Rập phản đối và buộc Sadat rút quân về để Gadhafy tiếp tục ngự trị tại Libya.
Tổng Thống R. Reagan, gọi Gadhafy là “con chó điên”, đã âm thầm ra lệnh một cuộc oanh kích vào dinh của Gadhafy, nhắm loại bỏ Gadhafy năm 1986. Được mật báo trước, Gadhafy trốn thoát. Cuộc oanh kích không đạt mục tiêu. Cuối cùng, Tổng Thống Reagan đã đình chỉ chiến dịch oanh kích Gadhafy. Gadhafy đã từng hổ trợ các nhà độc tài như Idi Amin của Uganda và Slobokan Milosevic trong cuộc chiến Balkan. Gadhafy dung túng và bảo trợ các kế hoạch khủng bố thế giới. Bộ hạ thân tín của Gadhafy là Al Megrahi, thủ phạm trong vụ không tặc Pam Am Flight 103, đã được phóng thích năm 2009 nhờ một hợp đồng $900 triệu Mỹ Kim ký với BP. Gadhafy hứa là sự phóng thích sẽ kín đáo và êm thắm, nhưng khi Al Megrahi về đến Libya thì Gadhafy cho trải thảm đỏ đón tiếp rầm rộ như một anh hùng của Libya. Lý do phóng thích là tình trạng sực khỏe nguy kịch chỉ còn độ ba tháng để sống. Khi về đến Libya thì Al Megrahi mạnh khỏe như thường và lái Lamborghini thong dong ngoải đường phố Tripoli.
Tổng Thống Obama rất bực tức về vấn đề này. Chúng ta biết để hiểu thế lực của đồng tiền và lương lẹo trong trường chính trị. Với kho dầu và khí đốt bao la, Gadhafi đã nhiều lần xữ dụng kho tài nguyên thiên nhiên này, thương lượng đổi chác, để thoát hiểm và tại vị.
Ngày 19 tháng 3, ngay sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị Quyết Libya 1973, Hoa Kỳ đã oanh kích hủy diệt tiềm năng quân sự của Libya giúp phe nổi dậy. Ngày 2 tháng 04, Hoa kỳ chấm dứt các cuộc oanh kích và tuyên bố trao toàn quyền điều động cho Khối NATO. Dư luận quan tâm đến sự kiện này như một dấu hiệu mời gọi hay mở ngỏ cho một sự thương lượng thầm kín. Gần đây, có tin về bức thư riêng Gadhafy gởi cho Obama, rồi cựu dân biểu Weldon bay sang Tripoli theo lời mời của Gadhafy. Obama có vì quá cần tiền để tạo công ăn việc làm cần thiết cho việc tranh cử nhiệm kỳ hai, mà đi đêm với Gadhafy không? Nhìn qua tình hình kinh tế. Tình hình kinh tế đến nay vẫn chưa khả quan. Chưa bao giở đất nước phải đối diện với một con số gần 2000 nhà băng và các cơ sở tài chánh phải khai phá sản như hiện nay. Con số 216,000 việc làm trong tháng Ba mà Obama quản cáo để minh chứng cho sự phục hồi kinh tế, được các kinh tế gia xem vẫn chỉ là “peanuts”. Chưa nói đến sự thật về con số này. Thêm một điểm nữa, tỷ lệ gia tăng kinh tế năm nay là giữa 2.5% và 2.9%. Obama đã từng nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay bằng hoặc tệ hại hơn thời “Great Depression” năm 1930. Hồi đó, khi nền kinh tế bắt đầu thực sự phục hồi, tỷ lệ gia tăng kinh tế là 7.7% năm 1934, 8% năm 1935, và 14.1% năm 1936. Như thế, để có thể gọi rằng chúng ta đang bước vào giai đoạn phục hồi, tỷ lệ gia tăng kinh tế phải trên 5% hoặc 6% tối thiểu.
Tình hình thế giới đang bước vào một tình trạng nặng nề, không mấy khả quan cho Hoa Kỳ. Bên cạnh những biến động tại các nước Trung Đông và Bắc Phi mà kẻ thù của Hoa Kỳ đang trên đà tiến lên, các nơi khác cũng toàn là bất lợi. Căng thẳng giữa Do Thái và các vùng lân bang như Gaza Strip, West Bank, Lebanon, trở nên dữ dội hơn. Pakistan đã yêu cầu Hoa Kỳ rút hết những toán CIA đang hoạt động về nước và không cho phép Hoa Kỳ thực hiện các cuộc không tập bằng phi cơ không người lái trong nội địa Pakistan. Sự kiện chứng tỏ mội bang giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan đang xuống đến mức thấp nhất từ trước đến nay. Taliban và Al Qaida hoành hành tại Afghanistan một cách công khai. Những sai lầm trong sách lược ngoại giao của Obama đã khá nhiều. Hoa Kỳ là hình ảnh bảo trợ của thế giới tự do. Mong rằng những vờn mây xám sẽ chóng qua đi.
© Phạm Quang Minh
© Đàn Chim Việt
Tôi không đồng ý với tác giả bài này về quan điểm “không chống độc tài …” trong đoạn văn hai của bài. Xin tác giả (và các đọc giả, nếu cùng quan điểm) hãy suy lại và bỏ đi quan niệm nguy hiểm này.
Hãy định nghĩa hai chữ “độc tài” là gì, nếu nó không là sự nắm hết tất cả quyền lực để quyết định đơn phương, bất chấp quyền lợi của kẻ bị trị hay ý kiến của người khác.
Trong các chính thể không có dân chủ pháp trị thực sự (thứ dân chủ chỉ có trên giấy tờ, lý thuyết mà người nắm quyền có thể bóp vặn tùy ý) và các chính thể phi dân chủ, kinh nghiệm của thế giới đã cho thấy là những chính thể này luôn luôn sẽ đi tới sự lạm dụng quyền lực cho ích lợi của nhóm cai trị mà thôi – không sớm thì chầy! Con người là một thể vật rất là yếu đuối và đầy sơ sót – đừng trông cậy vào cái “đức”, cái “tài” của người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo độc tài, để làm căn bản cho nền chính trị của cả một quốc gia, dân tộc. Hãy chỉ mong là người làm việc trong guồng máy của chính thể làm đúng và làm tốt việc được giao phó.
Những trường hợp thành công của Singapore, Đài Loan, hay Nam Hàn thực sự là ngoại lệ thôi dưới cái nhìn vấn đề lịch sử lâu dài: Đài Loan và Nam Hàn được yên ổn (không chiến tranh, vì Việt Nam là nơi sung khắc của hai khối CS/tự do tiếp diễn) để biến chuyển qua rất nhiều tranh đấu trong nước; còn Singapore thì một phần là quá nhỏ, và một phần là nhờ VNCH giữ được tới ‘75 đã cho họ được tự do phát triển hơn; nếu CSVN và CS quốc tế đã thành cônng ở VN ngay từ sau ’54, chắc chắn các nước láng giềng VN kể cả Singapore đã phải điên đầu với nạn CS trong nước của họ.
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông L.M.Cường và phải đóng góp thêm để nhấn mạnh ở đây là người Á Châu nói chung, nhất là Tàu và VN, cần phải bỏ cái thái độ của thời phong kiến để lại sâu và nặng trong văn hóa ta – đó là sự mong chờ ở cái “đức”, sự yêu dân, yêu nước, khéo léo của người cầm quyền: họ có hay không cần chứng tỏ qua việc làm trong pháp luật qui định, và không thể để họ giữ ngôi quá lâu dài! Quyền làm chính trị là của mọi người dân (sức đóng góp tùy theo khả năng), nếu người dân từ chối lãnh trách nhiệm này thì hậu quả chính họ phải chịu.
Ngày xưa, ta còn có thể bào chữa cho các chính thể sai lầm do thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Ngày nay là thế hệ của thông tin và ý thức toàn cầu; hãy tỉnh thức suy xét, đừng lập lại lỗi lầm cũ rich nữa.
Kính ông Phạm Quang Minh,
Xin ông cung cấp những bằng chứng cụ thể chứng minh là tình hình Ai Cập diễn ra như kịch bản ông đang tiên đoán. Thứ nhất, Mubarak muốn cải tổ nhưng phe quân nhân không chịu và tìm cách bứng Mubarak đi. Thứ hai, đám quân nhân lẫn tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo là hai kẻ được hưởng ưu thế từ cuộc cách mạng hoa Lài ở đó, còn thế hệ trẻ bị lợi dụng và đang bị gạt ra bên lề cuộc chơi.
Điểm quan trọng khác là, ông chủ trương KHÔNG CHỐNG ĐỘC TÀI, nếu như độc tài vì dân vì nước thật sự !
Tôi xin ngắn gọn ở điểm này, để mở rộng thảo luận ở điểm đầu tiên thôi nhé. Theo tôi, chả có anh độc tài nào gọi là vì dân vì nước, mà không vì cá nhân, gia đình và tập thể mình cả ông ạ. Cái gọi là độc tài sáng suốt kiểu Lý Quang Diệu ở Singapore thực chất là một thứ độc tài mang tính gia trưởng, rất đặc thù của Á châu, chịu ảnh hưởng Nho giáo Tàu ông ạ. Tương tự ở Taiwan thời cha con Tàu Tưởng (Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc) nắm quyền, cũng như Nam Hàn lúc đám quân phiệt cai trị cũng là hình thức biến thái của độc tài, nhưng lại được thiên hạ ca tụng là “độc tài sáng suốt”, vì dân vì nước. Họ lý luận (củ chuối) là do các nơi này cần một chính quyền trung ương mạnh, để thống lĩnh toàn dân vào công cuộc chống Cộng sao cho thật hữu hiệu !
Thực tế cho thấy, đó là những chế độ thối nát, tham nhũng, tìm mọi cách bóp chết dân chủ và mị dân qua chiêu bài phát triển kinh tế trước chính trị để làm tiền đề cho chính trị. Chúng tìm mọi cách thủ tiêu đối lập rất bẩn thỉu (như đám quân phiệt nhiều lần tìm cách giết Kim Đại Trọng; còn đám Quốc Dân đảng Taiwan tìm mọi cách đàn áp các đảng của dân điạ phương, áp đặt lên đầu toàn cõi Taiwan những giá trị của QDĐ Trung Hoa lúc còn làm chủ cả nước Tàu)
Nói thật ra, chúng đã nêu gương xấu cho bọn Tàu cộng và Việt Cộng bắt chước theo, tin chắc rằng “Đông Tây không bao giờ gặp nhau”, nhất là trên quan niệm về dân chủ, nhân quyền …..
Tại Ai Cập tôi đã tiên đoán rằng, cuộc cách mạng dân chủ dân sinh còn chơi vơi. Bởi chỉ mới diễn đến khúc “thay ngựa giữa dòng” ! Tập đoàn quân nhân, hay ngày xưa thời VNCH gọi là “Đàng Kaki”, còn đang nghễu nghện tại vị, lại được đánh bóng tô màu là có công lớn !
Cái chúng đang làm ta gọi là “chỉnh lý nội bộ”, chả khác nào đám tướng trẻ chỉnh lý tướng Khánh thời VNCH vậy ! Khánh lật Minh, đưa ra Hiến chương Vũng Tàu, rồi xé nó và cuối cùng bị nội bộ mời đi chỗ khác chơi. Kỳ đưa ra những trò rối, tự xưng chính phủ của dân nghèo, lập pháp trường cát xử bắn hạm gạo Tạ (?) Vinh, “hữu sản hóa đợt tự chủ” là bán xe Lam ba bánh cho đám phu xe xích lô máy, xích lô đạp v.v…, nhưng rồi rối loạn chỉ có tăng không giảm.
Tóm tắt, đảng Kaki (đkk) chỉ tìm mọi cách bảo vệ những đặc quyền đặc lợi chúng đang được hưởng xưa nay, nhưng do lệnh từ Nhà Trắng nên chúng tạm lui bước, thay đổi tuồng tích cho phù hợp với tình thế. Mỹ và đồng minh cũng như Israel vẫn đặt nặng ỔN ĐỊNH VÙNG hơn là dân chủ tự do như ta thấy rõ.
Tất cả những động thái lên tiếng ủng hộ phe cách mạng bla bla bla chỉ có mục đích xoa dịu tình hình, hơn là vì dân chủ tự do thật sự.
Kịch bản sẽ diễn ra như ở Nam Hàn, Taiwan thôi. Tức là sẽ tiếp tục có tranh đấu, nhất là từ giới sinh viên học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ …, sẽ còn đổ máu trước khi có dân chủ tự do. Đám này thành công thì đám Hồi giáo quá khích sẽ không có chỗ đứng, cũng như đkk phải lui về vị trí cũ là quân đội.
Diễn tiến kéo dài bao lâu, tôi không rõ, vì mình không nắm được tình hình cụ thể, cũng như các bí mật quốc gia liên hệ …
Lại Mạnh Cường.
Ngày Quốc Tán Gia Vong đã đến,
Thời độc tài đợi lệnh truy hồn.
Hoa Lài biến cố dập dồn,
Ðộc tài tham lại xão ngôn hết thời.
Thuyết Lê Mác ướm khơi thù hận,
Cờ buá liềm giúp vận hồng mao.
Hoàng Trường loang đỏ máu đào,
Dời non lấn biển kià sao phũ phàng.
Ngưạ Hồ lố ngố lú sang !!!