WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây

LTS: Cả 2 ông Giao Chỉ Vũ Văn LộcĐỗ Văn Minh đều là tác giả của Đàn Chim Việt. Về tác giả Giao Chỉ chắc nhiều bạn đọc nhất là bạn đọc ở Mỹ đã rõ. Ông viết khá nhiều về đủ các góc cạnh của cuộc sống. Ông nguyên là đại tá quân đội VNCH và hiện sống ở San Jose, phụ trách một bảo tàng quân đội VNCH. Bài viết gần đây nhất của ông đăng trên trang Đàn Chim Việt “Những người Tây Sơn” liên quan tới sự ra đi của ông Nguyễn Cao Kỳ đã nhận được khá nhiều tranh luận trong số đó có phản hồi của tác giả Đỗ Văn Minh.

Ông Đỗ văn Minh nguyên là học sinh trường Chu văn An, quê quán tỉnh Sơn Tây. Di cư vào Miền Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, động viên vào trường Võ Khoa Thủ Đức, phục vụ trong Quân chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, ngành Quân Báo. Di tản sang Hoa Kỳ cuối Tháng Tư năm 1975. Đỗ Văn Minh, tất nhiên, là tên thật của ông.

 

—————————————-

Đại tá Giao Chỉ- Vũ Văn Lộc

Ở thành phố San Jose miền Bắc Cali có ông, gọi là ‘nhà văn’, thường tự xưng là Giao Chỉ San Jose với cái tên cúng cơm là Vũ Văn Lộc. Ông nhà văn ‘nhớn’ này có cái tật, hễ có cơ hội nào là ông ta lại múa bút phun ra một bài văn để bàn bạc ra điều ta đây thông thái, lên mặt dạy đời, phê bình này nọ.

Xin đơn cử vài trường hợp về cái ông “cơ hội” này.

Năm 1997, nhân vụ tranh chấp trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, mặc dù không phải là hội viên Văn Bút, đã viết bài “Niềm đau chung gánh” để nhẩy vào trách cứ như một kẻ có thẩm quyền, với thái độ kẻ cả để đến nỗi nhà văn Sơn Tùng đã phải đặt câu hỏi “ông Giao Chỉ lấy ‘thẩm quyền’ gì để trách cứ những hội viên Văn Bút, một hội mà ông đã chọn đứng ngoài, không gia nhập? ‘Thẩm quyền’ của một cựu đại tá đào tẩu chăng? ‘Thẩm quyền’ của một người ‘khôn ngoan’ sống nhờ vào qũy xã hội của Mỹ?” (“Làm người, làm văn, làm loạn”, xuất bản năm 2000, trang 244-246)

Năm 2008, nhân dịp Đại Tướng Cao Văn Viên qua đời, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã viết một bài tưởng niệm để xưng tụng ông “Thầy” cũ. Không hiểu vì không tìm ra tiếng Việt nào đủ sức diễn tả hay đây là một trường hợp ngoại hạng nên ông phải dùng đến tiếng Pháp để đặt nhan đề cho bài viết là “Mon Général”. Đây có thể coi như một bài ai điếu cho nên ông Giao Chỉ có muốn suy tôn ‘Mon Général’ của ông tới đâu thì cũng còn có thể chấp nhận được. Nhưng trong bài còn có đoạn ông ‘bốc thơm’ đến cả bà vợ ông cố Đại Tướng là người “quán xuyến, can đảm, quyết liệt”. Bà Đại Tướng quán xuyến lắm, theo kiểu “gái ngoan làm quan cho chồng”, quyết liệt lắm, để khi chồng làm lớn thì giành quyền bổ nhiệm cấp dưới vào những vị trí hái ra bạc hầu thâu tiền lại qủa. Cho nên cái dư luận từ một số sỹ quan từng phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước kia cho hay ông Đại Tá họ Vũ này thuộc loại người có tiếng là ‘nâng bi, điếu đóm’ xem ra không hẳn là vô căn cứ, một người không những đã ‘Nâng’ Tướng Ông rồi lại ‘Đội’ cả Tướng Bà.

Năm 2009, nhân ngày “President’s Day” của Hoa Kỳ vào tháng 2, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại thừa cơ hội để viết bài “President’s Day – Ngày Tổng Thống Hoa Kỳ” trong đó ông lên giọng thống trách người Việt, tuy sống trên đất Mỹ đã mấy chục năm, nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ và không quan tâm gì tới cái đất nước đã cho họ được hưởng tự do no ấm. Rồi ông lên mặt dạy dỗ người Việt là phải thay đổi thái độ. Và muốn thay đổi thái độ ra sao cho hợp lý thì phải đọc bài viết về President’s Day của ông để học hỏi. Tóm lại, trên cương vị một kẻ cả, ông đã dạy cho người Việt trên đất Hoa Kỳ một bài học về lòng biết ơn. Vì cảm kích tấm lòng cao cả này nên đã có một bài viết vạch ra những cái “hay”, cái “đẹp” về kiến thức cùng trình độ viết lách trong bài văn của ông nhà văn ‘nhớn’ tăm tiếng lẫy lừng miền ‘thung lũng hoa vàng’. (“Nhân đọc bài President’s Day của Giao Chỉ San Jose” trên trang mạng TroiNam .net, tháng 2, 2009).

Rồi bây giờ đến tháng 7 năm 2011 này, trong dịp ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Mã Lai, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc cũng không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng qua bài “Những Người Sơn Tây”, với 3 nhân vật miền Nam mà ông gọi là người viết nhạc Phạm Đình Chương, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ, và chính khách Nguyễn Cao Kỳ, thêm vào đó là nhà thơ Quang Dũng miền Bắc. Giao Chỉ San Jose viết có bài bản lắm! Muốn hạ Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc phải ‘đội’, phải ‘nâng’ những nhân vật kia, được đưa ra để mà so sánh.

Xin có nhận xét sơ khởi. Trong khi Phạm Đình Chương chỉ thuần túy là người nhạc sĩ, Lê Nguyên Vỹ chỉ thuần túy là một quân nhân, thì Nguyễn Cao Kỳ, trước khi là một chính khách, đã là một quân nhân trong nhiều năm, từ 1951 đến 1965, khi ông ra làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Cố tình bỏ quên đoạn đời chiến sĩ của Nguyễn Cao Kỳ, Vũ Văn Lộc mới có dịp “nâng”, có dịp “đội” bằng cách ca tụng “ngưới nghệ sĩ làm cuộc sống thăng hoa, tướng công làm ta hãnh diện” để “hạ” bằng cách chê “chính khách làm ‘ta’ xấu hổ”. Vậy xin hỏi Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là quãng đời quân nhân của Nguyễn Cao Kỳ có làm “Ta” xấu hổ không mà không thấy đả động gì tới? Sao chưa chi ngay doạn đầu của bài viết đã tỏ rõ cái tâm tư thiên lệch vậy, hả ông Giao Chỉ họ Vũ? Thêm nữa, chữ “Ta” mà Giao Chỉ San Jose dùng phải thay bằng chữ “Tôi” thì mới đúng, tức là để xác định cho rõ là ở đây chỉ có Vũ Văn Lộc thôi chứ không phải tất cả mọi người đều đồng ý với cái nhận xét này đâu. Xin đừng có giở cái trò nhập nhèm mà Vũ Văn Lộc thường quen sử dụng.

Vậy có thể kết luận ràng Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc là một người không ngay thẳng.

Giao Chỉ San Jose kể tiếp đến chuyện Phòng Trà Đêm Màu Hồng trong chương trình ca nhạc phổ thơ Quang Dũng của ban hợp ca Thăng Long, tuy không nói ra nhưng phải được hiểu là trong khoảng các năm 1964-1965. Giao Chỉ mô tả là phòng trà “đầy khán giả”, “khán giả may mắn vào được ngay từ buổi chiều”. Rồi ông kể “Ông (tướng Kỳ) đang là tư lệnh Không Quân. Tư lệnh đi phòng trà, lính gác từ trong ra ngoài”, để ông so sánh “Cùng lúc đó, có một chàng trai Sơn Tây khác, chưa bao giờ nếm mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn, Trung Tá Lê Nguyên Vỹ, trung đoàn trưởng bộ binh đang dò bản đồ, gọi máy xem các đơn vị đã vào được vị trí chưa. Đất Sơn Tây, cùng một lúc sinh ra những người con khác biệt biết chừng nào”.

Chỉ một đoạn ngắn kể trên, tôi đã thấy rõ cái kiến thức của Giao Chỉ thấp kém đến như thế nào, đã thấy Vũ Văn Lộc bịa chuyện một cách tối dạ đến như thế nào.

Giao Chỉ ngồi trong một góc phòng trà đầy kín người, làm sao biết là có lính gác “từ trong ra ngoài”. Ông lẻn ra ngoài để quan sát thấy có lính gác bên ngoài sao? Tôi xin chỉ bảo cho Giao Chỉ Vũ Văn Lộc biết rằng khi tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ đi phòng trà thì nhiều lắm là có vài ba cận vệ đi tháp tùng là cùng chứ không bao giờ có lính.nào canh gác hết. Không Quân có truyền thống là không bao giờ xử dụng binh lính vào các việc phục vụ riêng tư cho cấp trên, dù là tư lệnh và binh sĩ Không Quân cũng không chấp nhận làm như vậy. Nhà văn KQ Thế Phong Đỗ Mạnh Tường đã kể câu chuyện có ông Đại Úy Bộ Binh mới được thuyên chuyển sang Không Quân, trong một đêm cấm trại phải vào trại ngủ, đã sai một anh lính sửa soạn giường ngủ. Anh lính Không Quân đã thẳng thừng từ chối (“Hồi Ký ngoài văn chương” xuất bản năm 1996, trang 81). Có lẽ ông Giao Chỉ nghĩ rằng ở Bộ Binh, khi một ông đại tá tiếp vận ghé chơi chốn lầu xanh thì phải có lính tráng bảo vệ ở bên ngoài, như thế ở Không Quân ắt cũng phải diễn ra cái cảnh tương tự. Ông có biết đâu rằng Không Quân khác với Bộ Binh Tiếp Vận là ở chỗ đó!

Mặt khác, trong lúc ông Giao Chỉ San Jose đang ngồi trong phòng trà thì làm sao ông biết là trong cùng lúc đó trung tá Lê Nguyên Vỹ đang làm những gì ở môt nơi cách xa hàng mấy trăm cây số để mô tả một cách rõ ràng như thế? Ông có phép phân thân như Tề Thiên Đại Thánh trong “Tây Du” chăng? Giao Chỉ San Jose đúng là đã viết theo trí tưởng tượng. Hơn nữa, bằng cách nào ông biết là Trung Tá Lê Nguyên Vỹ “chưa bao giờ biết mùi trà đình tửu điếm Sài Gòn”? Hoặc giả trước kia Giao Chỉ Vũ Văn Lộc có thời là “Tà-Lọt” ngày đêm theo chân phục vụ Trung Tá Vỹ nên mới biết rõ đến như thế?

Tôi xin hỏi thêm ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là khi Chỉ Huy Trưởng Liên Phi Đoàn Vận Tải Nguyễn Cao Kỳ đang bay phi vụ trong đêm tối ra Bắc để thả biệt kích thì lúc đó ông đang làm gì, khi Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ dẫn đầu đoàn phi cơ KLVNCH bay ra oanh tạc miền Bắc, ông đang ở đâu, ông có nhớ được không?

Thích hay không thích đến phòng trà thưởng thức ca nhạc, đó là tùy theo sở thích của từng cá nhân. Thích đi đâu phải là một cái tội. Chỉ trừ khi đi du hí trong giờ làm việc. Ngược lại, không thích đi đâu phải là một cái đức để ông Giao Chỉ hết lòng tâng bốc.

Giao Chỉ San Jose quả đã bịa đặt, mà bịa đặt một cách thiếu thông minh, đúng với hạng người mà dân gian thường gọi là “nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu”, nếu giả như ông được gọi là ‘một nhà văn’.

Cho nên tôi thực tình thương hại Giao Chỉ Vũ Văn Lộc khi ông thú nhận rằng “tôi ao ước được trở thành người hùng đất Sơn Tây như Kỳ”.  Tôi thương hại ở chỗ ông không tự biết mình, biết người: Thân phận là sâu bọ, kiến ruồi mà muốn trở thành con đại bàng bay bổng trên cao!!!

Ông kể cả đến chuyện tâm tình giữa ông và Ngọc “Toét” cùng Hùng “Xùi”, cả hai với Giao Chỉ San Jose đều xuất thân khóa 4 trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Ngọc “Toét” cùng ông Kỳ là dân ‘Càn’ ở Hà Nội thời đầu thập niên 1950, rồi vào Nam và sang Mỹ cả hai vẫn thân thiết với nhau. Hùng “Xùi” đi Nhảy Dù, rồi được làm Cảnh Sát Trưởng Quận 1 Sài Gòn, anh rể của “Minh Râu”, cận vệ cũ của Tướng Kỳ, hiện cũng ở San Jose, chắc ông Giao Chỉ cũng biết. Nhà văn Tạ Tỵ, trong Hồi Ký Đáy Địa Ngục trang 61, đã kể một giai thoại về nhân vật Nguyễn Mộng Hùng, bạn của Giao Chỉ, tôi xin miễn kể lại ở đây.

Có điều Giao Chỉ có một nhận xét đáng chú ý là khi qua Mỹ “ông Ngọc vẫn giữ lon thiếu tá và cũng là chuyện lạ”, như thế có ý so sánh là Nguyễn Cao Kỳ khóa 1, và Ngô Quang Trưởng khóa 4 đều đã lên tướng, sao Ngọc “Toét” cũng khóa 4 còn ở cấp thiếu tá. Một nhận xét mà tôi cho là hơi ‘Ngu’, nhất là với một người đã ở quân đội lâu năm và lên tới cấp bậc đại tá. Trong quân đội VNCH, thăng cấp nhanh thường bằng 2 cách: thứ nhất là do công trạng, chiến trận, thứ hai là do bè phái, phe đảng. Nguyễn Cao Kỳ và Ngô Quang Trưởng lên cấp tướng là do đường lối thứ nhất, không ai có thể phủ nhận. Ngọc “Toét” nằm ở cấp thiếu tá có thể vì đã không ở những vị thế để có cơ hội lập công nơi chiến trường, và lại không có bè cánh nào hết để dựa hơi đẩy lên. Như thế mà cũng không hiểu sao để coi là chuyện lạ? Nếu so sánh trường hợp Ngọc “Toét” với Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thì có phần hợp lý hơn. Cả hai đều thuộc khóa 4 Thủ Đức, mà sao Giao Chĩ Vũ Văn Lộc mau lên tới Đại Tá đến thế, thành ra phải đặt câu hỏi không biết ông có xông pha trận mạc gì hơn Ngọc “Toét” chăng? Nếu không thế thì bằng cách nào? Hỏi tức là trả lời đấy!

Tới đây, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lại nhắc tới chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ hô hào quyết tâm chiến đấu tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình và tại họ đạo Tân Sa Châu. Đúng vậy, có chuyện đó thực! Nhưng chỉ là một nửa sự thực, vì ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc chỉ kể có thế thôi, tức là có phần đầu mà không nói gì tới phần cuối. Toàn thể sự thực như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930- 2011)

Sau hai lần nói chuyện kể trên, ngày 23 tháng 4 ông Nguyễn Cao Kỳ đã gặp Tổng Thống Trần Văn Hương để xin được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng hầu có quyền, có quân để tổ chức lại chiến đấu. Nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương đã không chấp thuận với lý do ông Kỳ đã từng là thủ tướng, là phó tổng thống thì nay không thể chỉ là tổng tham mưu trưởng. (Cruel Avril của Oliver Todd, bản dịch của Phạm Kim Vinh trang 305-306). Nên nhớ từ mấy năm sau cho tới lúc này (4-1975), ông Nguyễn Cao Kỳ không giữ một chức vụ nào trong quân đội, kể cả Không Quân, cũng như ngoài dân sự.

Không có quyền để chỉ huy, không có quân để chiến đấu, ông Kỳ đánh nhau bằng hai tay không sao? Dầu vậy, sáng sớm ngày 29 tháng 4, sau cuộc pháo kích dữ dội của cộng quân vào căn cứ Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ đã lên trực thăng bay thám sát tình hình và đã chỉ điểm cho pháo binh và phi cơ oanh kích vào các vị trí pháo binh Cộng Sản. Sau đó ông đã sang Bộ Tổng Tham Mưu để toan tính những nỗ lực cuối cùng. Ông không gặp một giới chức thẩm quyền nào và trước khi từ giã, ông đã gặp và đưa được trung tướng Ngô Quang Trưởng đi cùng. (Cruel Avril, bản dịch trang 359 – Việt Nam Nhân Chứng của Trần Văn Đôn, trang 475). Đã chiến đấu tới giờ phút cuối cùng, thế cùng lực tận, ông Nguyễn Cao Kỳ lái trực thăng cùng một số sỹ quan, kể cả trung tướng Ngô Quang Trưởng, bay tới chiến hạm Mỹ khoảng 3 giờ chiều, trong khi Bộ Tư Lệnh Không Quân đã tan hàng rã ngũ từ lúc 10 giờ sáng.

Toàn thể sự thực là như vậy, cắt xén sự thực để giấu giếm, biết mà không nói ra, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đúng là một con người gian trá.

Trở lại đoạn đầu bài viết, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc đã chỉ trích ông Nguyễn Cao Kỳ là “chính khách làm ta xấu hổ”. Thật có khác gì tiếng sủa của một loài hay sùng sục ở cái chỗ mà người Pháp gọi là cabinet d’aisance! Ông Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đi vào chính trường từ giữa năm 1965, khi ông được các tướng lãnh đề cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, tức là chức vị Thủ Tướng. Trong hơn 2 năm, ông đã thực hiện được 3 thành tích rực rỡ:

1/ Thứ nhất là từ sau cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa cuối năm 1963 đến giữa năm 1965, tình hình bất an do xảy ra hết đảo chánh này đến đảo chánh khác. Ông Nguyễn Cao Kỳ đã ổn định tình hình, đem lại trật tự cho quốc gia, tổ chức thành công cuộc bầu cử năm 1967 mở màn cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.

2/ Thứ hai là cương quyết dẹp tan được vụ phiến loạn miền Trung giữa năm 1966 khiến cho Việt Nam Cộng Hoà tránh được một cuộc nội chiến tương tàn có thể đưa đến việc miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt thôn tính ngay lúc đó.

3/ Thứ ba là trong dịp Tết Mậu Thân đầu năm 1968, khi quân Cộng Sản mở trận tổng tấn công trên toàn quốc tại nhiều thị trấn, trong khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang ăn tết ở quê vợ tại Mỹ Tho, tướng Kỳ đã lập tức đứng lên nắm quyền chỉ huy để điều động quân đội chống cự rồi phản công tiêu diệt quân địch.

Trừ vị lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ngoài ra hỏi có nhà lãnh đạo Việt Nam nào khác đã tạo ra được những thành tích như thế không? Có ai, xin ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc hãy vạch mặt chỉ tên cho tôi hay?

Bằng không thì lời chỉ trích nhà chính khách Nguyễn Cao Kỳ của ông chứng tỏ là chính ông, Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mới thực là một người vô liêm sỉ.

Hết cách nói xấu ông Nguyễn Cao Kỳ, Giao Chỉ San Jose Vũ văn Lộc còn mượn đến cả chữ nghĩa của Stanley Karnow. Stanley Karnow là một tên thiên Cộng, điều này nhiều người đã biết. Giao Chỉ Vũ Văn Lộc thường khoe là người học rộng biết nhiều mà sao lại đi tin tưởng coi ngôn từ của một tên thiên Cộng là sự thực? Stanley Karnow năm 1983 đã viết cuốn “VietNam, A History”, trong đó miền Nam VN bị chê bai, chỉ trích  một cách bất công, trong khi Cộng Sản Bắc Việt lại được đề cao, ca ngợi. Dựa vào cuốn sách này đã có bộ phim “VietNam, A Television History’ nổi tiếng một thời những năm cuối thập niên 1980, nổi tiếng về tính cách thiên lệch khi trình bày một giai đoạn lịch sử.

Sao Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc lạị vô ý thức đến thế?

Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc mạnh mẽ tố cáo ông Nguyễn Cao Kỳ đã “tham gia phong trào vận động phục quốc, nhưng đánh trống bỏ dùi,…”. Rất tiếc ông Giao Chỉ San Jose không cho biết là phong trào phục quốc nào, có tên là gì, ông Nguyễn Cao Kỳ tham gia khi nào, với tư cách gì, rồi đánh trống bỏ dùi như thế nào? Nói một cách mơ hồ, tổng quát như thế thì không xác định được cái gì hết. Hay ông Giao Chỉ San Jose cho rằng ông Nguỳễn Cao Kỳ đã không còn trên cõi thế gian này thì ông muốn nói sao cũng được. Nếu ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc không giải thích để trả lời được các câu hỏi nêu ra bên trên thì ông chỉ là loài dối trá, điêu toa, là một kẻ ‘ngậm máu phun người’.  Còn nữa, ông Giao Chỉ lại viết “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, ông luôn leo lên đầu lên cổ anh em để múa gậy vườn hoang”. Cũng như trên, tôi chỉ xin ông đơn cử ra vài trường hợp cho thấy ‘trèo lên đầu lên cổ anh em nào’ để làm chứng cớ cho lời chê trách của ông. Nếu tôi cũng viết theo lối ‘múa gậy vườn hoang’ của ông rằng “Từ trong nước ra đến hải ngoại, trong hay ngoài quân đội, trước hay sau 1975, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc luôn bị người ta đè đầu cưỡi cổ mà không dám hó hé lên một lời một tiếng”, thì ông nghĩ sao?

Cuối cùng, ông Nguyễn Cao Kỳ nằm xuống, tang lễ chưa xong, tro cốt chưa đặt ấm chỗ, thế mà Giao Chỉ San Jose lại viết một bài sỉ nhục người quá cố thậm tệ. Thật là một hành động bỉ ổi của một kẻ vô giáo dục. Vũ Văn Lộc há không biết rằng theo nguyên tắc đạo đức chung thì đối với một người vừa mới qua đời, dù cho có thù oán tới đâu, người ta cũng không bao giờ có lời nói hoặc hành động nào xúc phạm tới người quá cố đó, ít ra là để tỏ lòng tôn trọng.

Vậy mà Giao Chỉ San Jose còn há miệng ra nói chữ “Nghĩa tử là Nghĩa sau cùng (nghĩa Tận) mà không biết thẹn cho cái tâm điạ bất nhân của mình sao?

Tôi xin nói thêm rằng người Sơn Tây hay trọng tình nghĩa. Ông Nguyễn Cao Kỳ khi ở những chức vụ cao nhất trong chính quyền miền Nam, vẫn đi lại thân thiết với các người bạn cũ từ thời học sinh ở Hà Nội, như thiếu tá Ngọc “Toét”, người bạn càn bạt thủa xưa, như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người bạn học từ thời trường Bưởi. Khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương tạ thế, ông Nguyễn Cao Kỳ đã tới dự đám tang và là một trong những người khiêng linh cữu anh bạn học cũ.

Tôi cũng là người Sơn Tây ở phố Lạc Sơn thuộc Hộ Đông (Thị xã Sơn Tây chia ra làm 4 Hộ: Đông, Tây, Nam, Bắc). Tôi học trường Groupe Scolaire de SonTay từ năm 1943 đến 1946. Bạn cùng phố với tôi có anh em Nguyễn Năng Tế, Nguyễn Chí Hiếu và Khuất Duy Trác. Bạn học củng trường, cùng lớp có Lê Nguyên Khánh, em Trung Tướng Lê Nguyên Khang, và Phạm Huy Sảnh tức Sảnh “Bệu”. Nói như thế để ông biết tôi là người Sơn Tây thực thụ.

Ở đầu bài viết, ông đã nói ông ước ao được là người Sơn Tây.

Nhân danh là một người Sơn Tây, tôi nói thẳng với ông rằng một con người bất nhân, không ngay thẳng, ưa bịa đặt, thiếu thông minh, vô giáo dục, vô liêm sỉ, vô ý thức, dối trá điêu ngoa, như ông Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc, cựu Đại Tá Tiếp Vận Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cựu Giám Đốc IRCC, người hàng năm chuyên ăn “phân” (phiên âm từ chữ “fund” của Mỹ), nhưng nay “phân” khô rồi nên ngồi nhà rung đùi viết lách theo trí tưởng tượng, một con người như thế mà là dân Sơn Tây thì thật ô uế cho cái nơi được cho là ‘địa linh nhân kiệt’ này.

Cho nên ở cuối bài, ông rút lại lời nói ước mong được là người Sơn Tây.

Thật là may cho những nguời Sơn Tây lắm lắm!

1 tháng 8, 2011

© Đỗ Văn Minh
© Đàn Chim Việt

177 Phản hồi cho “Giao Chỉ San Jose Vũ Văn Lộc và bài Những Người Sơn Tây”

  1. DâM TiêN says:

    Dại tá cạo giấy đào ngũ hận Tướng Kỳ lắm ru ? Chiện như ri rà :

    Hồi 1995, Tướng Kỳ họp mặt mấy anh em tại San Jose. Lộc không được mời,
    cũng lén tới, chắc là lấy tin viết tí ti trên một trang báo kia.
    Tướng Kỳ hỏi Lộc Cộc ; anh Lộc ơi,hồi trước tôi rất đồng ý v/vHoa Kỳ hủy bỏ
    cấm vận, và lập bang giao với VNCH; tôi đưa lý lẽ rằng, người dân mình sẽ
    có cơ hội sinh sống khá hơn, còn việc CS sẽ có trả lời nhân việc bang giao.
    Tôi nói thé, sao anh Lộc chửi tôi quá xá chừng, à sao. Tôi nói đúng chăng?

    Lộc ta ngồi thừ mặt lính văn phòng, lí nhí :
    – Thưa thiếu tướng, thưa đại niên trưởng, khi đó em n hìn gần quá, em
    lầm, xin niên trưởng bỏ qua cho em…

    Nếu có lòng ngay thẳng, thì Lộc phải lấy chuyện này mà học ỏi, nhưng Lộc
    là loại người quen vâng dạ nơi văn phòng, kiếm huy cương ăn giỗ
    mà lên lon…, thi nay dậu đã đổ, Lộc còn sợ ai, ngoài sợ mất …phân ?

  2. Ý-Thiêng says:

    Những người ti hí mắt lươn,
    Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.

    Thảo nào “anh Kỳ” lại thích câu thơ của QD:
    Đôi mắt người Sơn Tây, u uẩn chiều luân lạc…

  3. Du Tử Khoan says:

    Ông Vũ Văn Lộc ( Cộc) đủ nghề, trăm ngón,

    Nhảy phóc lên hàng đại tá, loanh quanh văn phòng…

    Chạy thoát thân khi CS chưa tới quanh Saigon.

    L àm IRCC có nhà trên núi, ngon ơ.

    Nhứt là thông gian với Đỗ Mười, ngon ơờ .Tài!

  4. Ý-Thiêng says:

    Kính cẩn cúi lạy xin hương hồn Thiếu Tướng chúc phúc lành cho tất cả con dân Việt hải ngoại và tám mươi triệu con dân Việt Nam…

    • Trung Kiên says:

      Thôi, đủ rồi!

      Hãy để cho “thiếu tướng” an giấc ngàn thu!
      Y-Thiêng “cần chúc phúc” của thiếu tướng, chứ không phải ai ai cũng thế đâu!

      Lão gia nay quá vãng rồi
      Hãy xin yên giấc để tôi yên lòng!

      • Ý Thiêng says:

        Cái ông nào đã chôm tên của YT đó.

        Nếu YT là Tướng Cao Kỳ, thì chỉ cần
        chúc lành cho người VN mình trong
        nước thôi.

        Người Vịt ngoài này, cơm no rửng mỡ
        rồi, khỏi cần! Ngườu Vẹt ngoài này
        đã thành John thành Jack, thành Leyna…
        cả rồi, dẹp! phí hơi!

      • Jason T. says:

        Nếu góp ý này là thành thật,không phải là cố tình đưa bài này ra để cho bọn nó lăng mạ các cựu lảnh đạo quốc gia,để minh chứng cho lời nói tuyên truyền của VC” tất cả đều là tay sai của ĐQ MỶ.,phản dân hại nước.Không có chính nghỉa,nên thua là phải.,không có kỷ cương nêngthua là phải,không có cái chuyên chính vô sản nên thua là phải”Quân lệnh vô hồi”,nên nay ai còn nể ai.Ai củng nhất.(ông dl/htn cón chê Mỷ học đổ trường nay lớp nọ mà còn NGU,bà tl thì chê ông tt Mỷ dân phi châubiết gì mà làm TT…Đọc”phồnhakinh”thì thấy ,nhân tài cón ẩn chưa ra giúp nước (vì nước là CS nên đọi chúng “tiêu đả”) và các lảnh đạo VN như CS nói đều là đồ bỏ hết, thua các lạnh đạo VC hay nói dúng hơn ,thua người vn hải ngoại ,khẩu khí “chưởi”lảnh tụ rát “thiên tài”.
        Làm sao biết là không ai cần lời chúc phúc của thiếu tướng,khi đó là chúc phúc lành chocả người hải ngoại và 80,000,000 người dân trong nước. Chúc PHÚC LÀNH cho dân củng “CẤM” nửa sao?
        Sao cựu lảnh đạo vnch yên giấc thì “tôi” mới yên lòng .?
        “Tôi” là AI ? Mà “yên lòng ” là sao ? Mà việcchi Ông ta an giấc ngàn thu thì trong lòng mới yên vậy ?

  5. nguyen says:

    Hinh Nhu ca ong linh gia VNCH khong con gi quan trong de noi nua thi it nhat nen co danh du :
    ” Old soldier never die, they just fade away” va im lang

  6. Ý-Thiêng says:

    “Lũ lợn (kể cả những thằng to đầu như Kỳ) ĐÃ TỪNG chửi rủa
    người Việt tị nạn cs là…đồ phản quốc v.v…” ( Mạc Phi Đăng)

    Ý Thiêng cải chánh giùm cố Tướng KỲ :

    Đúng ra, Tướng Cao Kỳ có nói một câu gồm hai nghĩa như sau :
    ” Đảng CS đã …thống nhất về mặt lãnh thổ; nhưng những kẻ
    nào không làm cho dân giàu nước mạch đều là kẻ phản bội.”

    Mạc Phi Đang đừng theo lối gian dối mà đấu tố của CS nhá.

  7. Mạc phi Đăng says:

    Việt cộng biết tẩy của loài két, khoác áo quân tử tàu…ê a…”Nghĩa tử là nghĩa tận” của mấy cha…nịnh, từ hồi tám hoánh nào rồi, các trự ngố nịnh Kỳ, ù ù cạc cạc ơi!

    Vc ĐÃ/ĐANG/SẼ đào mồ cuốc mả những người lính VNCH…

    Lũ lợn (kể cả những thằng to đầu như Kỳ) ĐÃ TỪNG chửi rủa người Việt tị nạn cs là…đồ phản quốc v.v…

    Dự án của Kỳ là xây những sân golf…đào bới xác người, trong đó có đồng đội của hắn…

    Thưa quý vị, tui cho đó là một hành động khốn nạn của NCKỳ cùng lũ đệ tử của y!

    • Trường Sa says:

      Lạm dụng nhà cháy hôi cướp của
      Giậu ngả rồi chó tha hồ ỉa vùi ỉa giập!
      Ông Lộc ông Minh sáng mắt chưa?

      • Đỗ Nịnh says:

        Tội nghiệp em lấy nick TS nhẩy?

        Đỗ Mậu…Đỗ Văn, Đỗ Minh, “Đỗ” Lộc…và Đỗ Nịnh…cúp bình thiếc hết trọi rồi em (nick TS) ơi, em khỏi lo cho các anh! hahahaaaa:)

      • Đỗ Nịnh says:

        Tội nghiệp 2 em lấy nick HA, TS nhẩy?

        Đỗ Mậu…Đỗ Văn, Đỗ Minh, “Đỗ” Lộc…và Đỗ Nịnh…cúp bình thiếc hết trọi rồi em (nick TS) ơi, em khỏi lo cho các anh! hahahaaaa:)

        Đỗ Nịnh

    • Hoài An says:

      “Bình luận” theo kiểu…dậu đổ bìm leo, chó nhảy bàn độc!
      Chửi bới và đấu tố ông Kỳ giống như csvn đấu tố “địa chủ” trong cuộc CCRĐ thời 1953-1955, và ông Cù Huy Hà Vũ trên truyền hình VTV1 hôm 4/8/2011!

    • Trúc Bạch says:

      Gởi bác Mạc phi Đăng

      Nếu bác là cán bô nhà nước mạo danh “nvtncs” dùng những lời lẽ trên để đánh phá ông Kỳ và mạt sát, miệt thị những người thuộc chế độ cũ thì em cũng thông cảm, vì đấy là nhiệm vụ và là bát cơm của gia đình bác.
      Còn nếu bác là nvtncs thật sự thì em xin bác; Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau!

  8. NghichNhĩ01 says:

    Nghịch Nhĩ says:
    06/08/2011 at 08:22 Kính ông Nghich-Nhĩ01

    Cám ơn Ông đã hồi âm!
    Thưa Ông, dĩ nhiên khi chọn bút hiệu “Nghịch Nhĩ” là tôi đã suy nghĩ kỹ và muốn giữ nó lâu dài với lý do đã trình bày. Chuyện “xung đột” nếu có (do hiểu lầm) đối với tôi không quan trọng! Nhưng vì Ông đã dùng nó từ lâu trên các mạng khác mà tôi không biết! Cách nay khoảng 3-4 năm cũng có người hỏi tôi có phải là “Nghịch Nhĩ” ở trang mạng nào đó (tôi quên tên mất rồi) không? Tôi trả lời là “có lẽ trùng tên thôi”, từ đó đến nay không thấy ai thắc mắc nữa!
    Nay Ông đã nói như vậy, mặc dù tôi rất yêu quí nick này, cũng đành phải từ giã nó, mong Ông nếu có thể được, thỉnh thoảng vào DCV này đóng góp ý kiến, thấy nó tôi cũng đỡ nhớ và nhắc nhở mình rằng “Nghịch Nhĩ” không còn thuộc về tôi nữa!
    Kính chúc Ông sức khoẻ, an lạc và nhiều may mắn trong cuộc sống. Kính

    Kính ông Nghịch Nhĩ .
    Rất cám ơn ông với lời trên .! Xuyên qua cách hành xử đó ,tôi cũng tự cảm thấy có sự tương đồng với Ông .Cho tôi gửi lời chào thân kính và cầu chúc ông được vạn sự lành Một lần nữa Rất cám ơn Ông . !

  9. Dân Giao Chỉ says:

    Ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc lôi kéo đời tư của ông Kỳ ra làm “thú tiêu khiển” khi ông vừa nằm xuống! Đối lại ông Đỗ Văn Minh “điểm mặt” ông Vũ Văn Lộc bằng những văn ngôn khá nặng lời, làm tôi bóp đầu suy nghĩ, quái gở thật, sao họ lại có thể đối xử với nhau tệ hại như thế này được nhì?

    Nghĩ vậy nhưng tôi cũng cố đọc bài viết “Những người Sơn Tây” của ông Giao Chỉ xem sao, trong đấy có đoạn;

    Quả thực cuộc đời là một hý trường, dù hay dù dở, dù xấu dù tốt, Kỳ vẫn luôn luôn là một ngôi sao sáng lên mọc từ đất Sơn Tây.
    Sinh năm 1930 thuở nhỏ theo kháng chiến rồi về Thành. Động viên vào lớp sĩ quan Nam Định, sang Pháp học bay. Về nước ông lần lượt bước dần lên bực thang danh vọng. Giữa cơn binh biến từ 63 đến 65, Nguyễn Cao Kỳ trở thành người hùng trong quân đội với chức tư lệnh không quân VNCH. Từ 65 đến 67. Từ giã quân đội, Nguyễn Cao Kỳ trở thành thủ tướng và sau cùng là phó tổng thống của đệ nhị Cộng Hòa.
    Sau 4 năm của nhiệm kỳ đầu, bị ông Thiệu bỏ rơi, Kỳ về làm nông trại tại Khánh Dương. Cùng thời đó ngoài Bắc thi sĩ Quang Dũng đất Sơn Tây đã chịu biết bao nhiêu trầm luân gian khổ từ sau vụ Nhân văn Giai phẩm.
    Tháng 4-1975 người chiến sĩ xuất thân đất Sơn Tây là Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ tự tử tại tổng hành dinh Sư đoàn 5 Bộ binh. Bài vị được đem về thờ tại làng cũ đất Sơn Tây ghi danh là tư lệnh binh đoàn Lai Khê

    Người Sơn Tây ở đất Bắc như thi sĩ Quang Dũng thì ba chìm bảy nổi, nhưng ở phưong Nam như ông Kỳ thì lại có thế phất lên như diều gặp gió, thăng quan tiến chức và bước lên đỉnh đài danh vọng, ông Kỳ từ chức tư lệnh không quân đã trở thành thủ tướng và sau cùng là phó tổng thống VNCH. Ông Lê Nguyên Vỹ cũng là người Sơn Tây sống ở miền Nam và mang chức thiếu tướng. Như vậy xem ra đất Sơn Tây đã sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt.

    Ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc chắc không phải là người Sơn Tây? Ông là người thông gia với Đỗ Mười, cựu tổng bí thư csvn?

  10. LinhVNCH says:

    Dù trực tiếp hay gián tiếp, người lính mà không bảo vệ được tổ quốc và dân mình là một điều rất đau khổ và đáng tủi hổ. Sống trong hang và che mặt mỗi khi đi ra ngoài. Mấy ông NCK, Vũ Văn Lộc và Đỗ Văn Minh có mặt dày mười mét.

    • haley t. says:

      “Tự nhân lực ,tri thiên mệnh”.,
      Người lính không phãi là supemen,có khi thăng có khi thua và mất nước vì nhiều lý do. Cho nên không “lấy thành bại luận anh hùng “. Tuy nhiên khi thắng thì không nói gì ,khi thua thì bị thăng lính chi chiết,mà quên rằng nó cũng là cái đinh trong đoàn quân thua trận đó.”Quân lệnh vô hồi” hay nói theo kiểu nhân gian,thấy chũ sa cơ thât thế là ném đá,thấy chũ nằm xuống là liếm mặt…Truyện kể một kẻ bị chũ băt nạt ,bị hành hạ đũ kiểu ,đên luc chủ bj sa cơ ,có người xúi nêm đá cho chết,nhưng kẻ đo lắc đầu ,bỏ đi :’Khi xưa người ta giàu có quyền thế ,ta chẳng dám làm gì ,nay người ta sa cơ thất thế,lại trã thù ư ? Nhu vậy thì ta là một thằng hèn sao ?’”Cố nhiên đay là chuyên xưa ,còn nay ,dưới thời cs thì các ong bà bần cố nông đấu tố người chủ mình cho bằng được ,cho quá đi dù phải bịa đặt…mặc dù dươi chuyên chính vô sản của cs,các ong trí phú địa hào không còn gì .
      Mà ngoài ra ngừơi linh nào không bảo vệ tổ quốc ,bão vệ dân mình. Nhưng vì hoàn cãnh mà đành phãi chịu thua thì đành chịu vây có gì đau khổ ,có gì xấu hổ. “Thua keo này bày keo khác” miễn là chí bền ,…”bại không nản” . Lính từ dân mà có nêu lính thua đau khổ xâu hổ thì dân cũng đau khổ xâu hổ và cùng nhau quyết tâm chống kẻ thù cướp nước. !000 năm bị tàu đô hộ mà cứ sống trong hang và che mặt mổi khỉ ra ngoài thì làm gì có giãi đất hình chữ S danh xưng VN.đẻ bây giờ chúng (bây) dâng cho tàu “khựa” chứ ?Vã lại,lich sữ chién tranh nào không có bên thắng ,bên thua.? Pháp thua Đức,Tàu thua Nhật…nhưng đâu phải cứ cưi mặt ,trốn hang ,che mặt mà có Pháp ,có Tàu ngày nay ?
      Cho nên Linh VNCH này có là VNCH không hay là lính (bộ đội) VNDCCH ?
      (htna)

Leave a Reply to Trung Kiên