WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà báo nước ngoài phân tích nội các mới của VN

Ảnh Reuters

 

 

Nội các mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm bốn Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Nhà báo Roger Mitton, một người từng làm việc nhiều năm ở Việt Nam, hồi đầu tuần có bài phân tích đăng trên tờ Phnom Penh Post nói rằng việc Chính phủ mới ra mắt chắc chắn đang mang lại hy vọng về một sự tiến bộ mới, nhất là trong bối cảnh có nhiều sai lầm về quản lý kinh tế trong thời gian qua.

Ông Mitton nhận định rằng các thay đổi lần này sẽ tăng ảnh hưởng của phe mà ông gọi là “bảo thủ” trong Đảng Cộng sản Việt Nam và các thành phần cải cách cấp tiến sẽ bị yếu thế.

“Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới.”

“Điều thứ hai, tích cực hơn, là cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ may sẽ được giải quyết.”

Nhà báo Roger Mitton giải thích điều này là vì phe thủ cựu thân cận với ‘các đồng chí Trung Quốc’ hơn là phe cải cách, bởi vậy có cơ hội đạt thỏa thuận nào đó, cho dù chỉ tạm thời.

Điều thứ ba, theo ông Mitton, một sự thật hiển hiện là sẽ không có thêm tự do dân chủ trong nền báo chí bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam.

Các gương mặt lãnh đạo

Nhà báo kỳ cựu này xem xét hai nhân vật lãnh đạo cao nhất ở Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

“Ông Trọng, người có mái tóc bạc và gương mặt hiền từ, là nhân vật lãnh đạo được chấp nhận một cách thỏa hiệp, giống như người công nhân đói bụng đành ăn cháo trắng.”

“Ấm bụng thật đấy, nhưng chưa chắc đã ngon.”

Ông Lê Hồng Anh là cựu Bộ trưởng Công an, mà nhiệm kỳ được đánh dấu bằng các hoạt động theo dõi kiểm soát chặt chẽ người dân, với hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù.

Dưới hai ông nói trên, trong hàng ngũ Đảng, là Chủ tịch Trương Tấn Sang, 62 tuổi, và Thủ tướng tái đắc cử Nguyễn Tấn Dũng, 61.

“Ông Sang không ưa ông Dũng,” nhà báo Roger Mitton nhận xét, “nhất là khi ông Dũng tái đắc cử sau khi đã có nhiệm kỳ đầu nhiều sai lầm như thế”.

Ông Mitton còn thẳng thắn nhận định rằng việc ông Dũng duy trì chức vụ có lẽ là chi tiết đáng thất vọng nhất trong việc bổ nhiệm nội các mới.

Đối lại, ông Trương Tấn Sang, theo nhà báo này, là một lãnh đạo có kinh nghiệm đã tiến thân lên vị trí hàng đầu cho dù bị vướng vào vụ bê bối liên quan thế giới ngầm khi ông làm Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh.

Nhiều nhà phân tích từng kỳ vọng rằng ông sẽ thành Thủ tướng và ông Dũng sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch nước, vị trí không có thực quyền, thế nhưng điều này đã không xảy ra.

Theo ông Roger Mitton, hai gương mặt mới đáng chú ý và có nhiều triển vọng là tân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 55 tuổi, và tân Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 52 tuổi.

Ông Phúc được nhiều người đánh giá là trong sạch, có khả năng và có cơ hội trở thành Thủ tướng một ngày trong tương lai.

Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.

“Nếu may mắn thì người con trai có tài ăn nói và thông minh của ông Thạch sẽ tại vị còn nhiều năm hơn thế.”

Chính sách kinh tế không đổi

Trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, các nhà báo nước ngoài dựng lên một bức tranh xấu tốt lẫn lộn.

Nhà báo Roger Mitton nhận định rằng tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, 54 tuổi, là nhân vật có tài năng và trong sạch, được biết tới vì khả năng xử lý các vấn đề hóc búa về tài chính.

Tân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ có bằng tiến sĩ về kế toán, kiểm toán và ngân sách nhà nước ở Slovakia, theo hãng tin Anh Reuters.

Hãng Reuters cũng trích lời Alan Phạm, kinh tế trưởng tại công ty môi giới chứng khoán Vina Securities, nói: “Với việc Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng tài chính, Thủ tướng Dũng muốn mọi người thấy rằng ông muốn tiếp tục kiểm soát các doanh nghiệp Nhà nước để tránh xảy ra một vụ sụp đổ như Vinashin”.

Nhà báo Roger Mitton trong bài báo của mình đã viết: “Đáng tiếc là ông Nguyễn Văn Bình, 55 tuổi, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lại không được như vậy.”

Theo nhiều nguồn tin, ông Bình thân cận với cựu Thống đốc Lê Đức Thúy, người đang bị báo nước ngoài cáo buộc tham nhũng.

Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có sự nghiệp gắn liền với Ngân hàng Trung ương. Ông được đào tạo ở Nga và là một trong năm Phó Thống đốc kể từ năm 2008, phụ trách quan hệ đối ngoại. Ông Bình cũng từng làm việc với ông Dũng thời kỳ ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.

Nhà báo Mitton nói đang có quan ngại rằng các chính sách tài chính của Việt Nam sẽ tiếp tục quay vòng trong các xáo trộn của đồng tiền mất giá, hạn chế tín dụng và mua bán ngoại tệ.

Trong khi đó, một nhà ngoại giao ở Hà Nội nói với hãng Reuters với điều kiện giấu tên rằng ông “không thấy bất cứ thay đổi đột ngột nào trong chính sách kinh tế cả.”

Matt Hildebrandt, nhà kinh tế của JP Morgan Chase ở Singapore, nói ông hy vọng nội các mới sẽ đem đến những chính sách kinh tế rõ ràng và nhất quán hơn giúp dẫn đến ổn định kinh tế trung hạn, điều mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không làm được kể từ năm 2007.

Nguồn: BBC tiếng Việt. Đàn Chim Việt tựa đề

14 Phản hồi cho “Nhà báo nước ngoài phân tích nội các mới của VN”

  1. Trung Hoàng says:

    CON ĐƯỜNG PHẢI CHỌN LƯẠ.

    Nhận định số đông các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới, đều có sự gần như thống nhất rất dễ trông thấy, quyền lực thực sự trong lảnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật nắm trong tay nhiều quyền lực vượt trội hơn Trương Tấn Sang, kể cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng; nhất là trên mặt ngoại giao bên ngoài, cũng như thành phần cốt cán công an quân đội bên trong Việt Nam.

    Với đường hướng mở rộng ngoại giao cấp thiết cần yếu, tư thế cuả người đứng đầu chính quyền, cần phải được nâng cao để phát triển nhiều mặt, nên càng ngày càng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành là một nhân tố có thực quyền nhất, để đáp ứng được tình thế chuyển biến cả trong lẫn ngoài với thời gian. Những cuộc đấu nhau để tranh giành quyền lực tất nhiên phải có, mà trong nội bộ cuả bất kỳ một đảng phái nào cũng không thể tránh khỏi. Từ mặt trận báo chí đến phong trào đấu tranh dân chủ trong nước, không thể bỏ qua sự lợi dụng bắt bớ giam cầm với động lực chính là tranh chấp quyền lực bên trong ĐCSVN.

    Thanh trừng nội bộ bên trong Bức Màn Sắt đẫm máu, từ thời Liên Bang Xô Viết đến Đại Hán Trung Cộng hiện nay, những thanh toán khốc liệt lẫn nhau giưả các đảng viên cầm quyền, có khi được diễn ra rất ti tiện và tàn bạo, hơn cả hành động đối với kẻ thù chung. ĐCSVN cũng là một thành tố trong thế giới cộng sản đó, chắc chắn trong lịch sử ĐCSVN cũng không bao giờ thiếu những cuộc thanh trừng bí ẩn rất kín đáo, nó như là những kỳ án mà người ngoài cuộc không thể nào có thể truy xét rõ ràng một cách dễ dàng. Chỉ riêng với tiểu sử cuả một Hồ Chí Minh thôi, e rằng sẽ còn nhiều thời gian nưã, người dân Việt cũng không thể nào thâm cứu chính xác được.

    Con đường phải chọn lưạ trong khôn ngoan và linh hoạt, thúc đẩy mạnh cho ĐCSVN TỰ CHUYỂN HOÁ từ bên trong bằng mọi phương cách. Liên tục luân phiên thay đổi tuần hành biểu tình, chống bá quyền bành trướng Đại Hán Trung Quốc khắp trong ngoài. Kêu gọi các đảng viên cộng sản còn có tinh thần yêu nước, trở về chung điểm đứng dân tộc với người Việt yêu nước trong ngoài, cùng một hướng chiến tuyến là chống bá quyền bành trướng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà cầm quyền CSVN hiện nay, đến với Hoa Kỳ và gắn bó thắt chặt hơn nưã. Hoa Kỳ và Việt Nam càng tiến đến gần nhau, chính là tách biệt được sự cấu kết luôn âm thầm bí mật giưả ĐCSVN và ĐCSTQ. Một sự tách biệt gần như là sự đoạn tuyệt cần phải có, đối với dân tộc và đất nước Việt Nam.

    Nếu quân đội và nhất là công an, không muốn có sự thay đổi tạo bất lợi cho dân tộc và đất nước, cả hai thành phần nầy sẽ không ủng hộ, dù họ biết thể chế độc tài toàn trị cộng sản không đáng được tồn tại, nhưng cho rằng họ có sự tin tưởng thành phần mới mang tính dân chủ thực sự, e rằng đó chỉ là một ảo tưởng rất ấu trĩ. Hãy hiểu là lực lượng an ninh nội bộ cuả ĐCSVN hay ĐCSTQ, lúc nào cũng là con số đông đảo nhất, kể cả lực lượng quân đội để bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ đất nước mình. Đó là chưa kể đến những thành phần chìm trong mọi tầng lớp xã hội, những thành phần mà thường được gọi là “nhân dân tự phát”.

    Thúc đẩy mạnh mẻ TỰ CHUYỂN HOÁ bên trong ĐCSVN cần phải linh hoạt trên mọi đường lối, xoá lằn ranh Quốc Cộng, thay vào đó là vạch đậm nét lằn ranh Chống Bá Quyền Bành Trướng Đại Hán Trung Quốc. Khi lằn ranh đó được rạch đường chiến tuyến rõ ràng, dân Việt yêu nước trong ngoài sẽ đứng chung một điểm duy nhất, chắc chắn ở đó không ít thành viên là đảng viên cộng sản trước kia. Không bắt buộc bắt kỳ một thành phần nào phải hoà hợp hoà giải theo mình, tự mỗi người dân Việt yêu nước trong ngoài thật sự sẽ biết điểm đứng cuả mình là ở đâu. Tiềm năng tiềm lực dân Việt trong ngoài ắt được nâng cao, theo gió xuôi cờ để kết hợp thành một khối vững chắc, với ngọn cờ chính nghiã dân tộc theo thời gian mà sẽ được hình thành. Đúng lúc cần thiết phải xuất hiện, thì ắt sẽ được xuất hiện để đáp ứng trọn vẹn là sự phải có.

    Người biết buông xuống tất cả, sẽ được tất cả những gì họ muốn, một chơn lý khó hiểu khó thấy rõ hết, nhưng lại là một chơn lý vĩnh hằng không bao giờ thay đổi được.

    Không chống lại bất kỳ một đảng viên cộng sản lảnh đạo nào trong giới cầm quyền hiện nay, nhưng cương quyết xoá bỏ chủ thuyết Mác Lê cộng sản lỗi thời cổ hủ, chuyển đổi chính thể độc tài toàn trị sang DÂN QUYỀN tự chủ. Đó chính là con đường sẽ được dân Việt yêu nước trong ngoài chọn lưạ, với sự đồng thuận có tình có lý nhất.

    Xin trân trọng.

  2. 1/86 tr. con chim says:

    Giả sử,
    Mình mà là người nước ngoài và phải nói-bình luận về tình hình sắp xếp nội các chính phủ, bộ chính trị VN thì tôi sẽ nói thế này: Chắc cái nước An Nam này họ hết người tài giỏi để lãnh đạo đất nước trong lúc nước sôi lửa bỏng rồi, bởi vậy họ không có chó… nên bắt mèo ăn cứt!
    (tôi không muốn ám chỉ 100%. nhỡ đâu đó có người tốt)

  3. Cửu Long says:

    Khi nghe Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố xây dưng chính phủ trong sạch, chông tham nhũng tôi vừa uống hớp nước và xuýt chết xặc vì cười. Nhiệm kỳ trước ông ta cũng hùng hồn tuyên bố như vậy làm tôi rưng rưng nước mắt vì cảm động, nghĩ rằng nước mình thế là đến hồi phát rồi. Ngờ đâu ông 10% bị thay bởi ông 15%. Tham nhũng dướithời ông trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Ông Dũng nhanh chóng trở thành người giàu nhất châu Á. Con cái ông, chị gái ông, đệ tử của ông thao túng gần như toàn bộ nền kinh tế đất nước. Ông che chắn cho VINASHIN làm bậy để bỏ túi cả trăm triệu đô và trút lên đầu mỗi người dân Việt hàng chục triệu đồng tiền nợ. Hàng chục vạn dân bị đệ tử của ông cướp sạch đất trồng trọt, hết kế sinh nhai. Theo lệnh ông hàng ngàn chiếc máy ủi đang mải miết san lấp bờ xôi, ruộng mật để làm sân golf hoặc công ty này nọ để kiếm lời trên sự khốn cùng của người dân mất đất. Ông ký bừa đề thành lập các trường đại học tư thục, trường chẳng ra trường miễn sao kiếm mỗi chữ ký mấy tỷ bạc. Làm tiếp khóa này chắc chắn ông sẽ vượt Bill Gate.

  4. conhi says:

    Những con sâu bự ghét hay thích nhau thì có lợi gì cho đám rau cải đâu ? Sâu nào xơi thì cải cũng chết đứ đừ cải ơi !

  5. QH says:

    Nguyễn Cơ Thạch không phải là họ thật của vị Bộ trưởng đáng kính. Thời chiến sự rất nhiều người sử dụng các tên, họ khác nhau.

    Muốn rõ hơn thì đọc lại hồi ký của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ !

  6. Nguyễn Việt Vinh says:

    Ông Bà mình thường nói :
    Trên đời có bốn thằng ngu
    sang, trọng, hùng, dũng gác cu cho tàu

  7. No-Ho says:

    “Ông Phạm Bình Minh không chỉ có lợi thế tuổi trẻ, mà còn có gốc gác gia đình thuận lợi vì ông là con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người từng lãnh đạo ngành ngoại giao Việt Nam hơn một thập niên.”

    Có ai làm ơn giả thích giùm…một bên họ Phạm ,một bên họ Nguyễn mà lại là cha con?? có phải như là Nguyễn Sinh Sắc và Hồ già đấy chăng? Thật khó hiểu mấy tay cộng sản .

  8. Diệt bầy sói lang says:

    Đúng ra 4 tên này là Bần, Tiện, Hèn, Nhát!
    Láo lừa, tráo trở là bản chất cố hữu của bọn cộng sản.

  9. vinh says:

    Chúng ta cứ ngồi mà chờ chúng thay đổi ư ? Chắc hết đời con cháu chúng ta thì mới may ra. Hãy xem chúng xử án cù Huy Hà Vũ thì rõ chúng thay đổi tới đâu. Hãy nghe những nhân chứng trong phiên toà thuật lại thì thấy chúng thay đổi tới đâu. Tên chuá đảng Nguyẽn T Dũng đời nào chịu bỏ cái ghế vả quyền lợi. Nhưng Nguyen Tan Dũng sẽ có ngày phải chịu hậu quả do những gì hắn đang làm. Hãy xem gương những kẻ độc tài. Tôi đang tự hỏi nếu như một ngày “đẹp trời” nào đó bọn TQ nổ súng ở biển Đông bất thình lình (đánh nhanh và tàn sát ) thì cái đám Nguyen T Dũng và đồng bọn “xoay xở” ra sao. Biết đâu đó lại là cái may cho nhân dân và đất nưóc VN. Lúc đó bọn trở cờ sẽ bán đứng Nguyen Tan Dũng ngay thôi. Cái kiểu “Dân Chủ” và “đồng minh” nưả vời cuả bọn CS bây giờ sẽ chính là nguyen nhân cho bọn TQ tấn công.

  10. Hoàng Huy says:

    Gớm! Việt Nam 2011-2016 sẽ Hùng Dũng Sang Trọng ra phết, hai anh Nam Kỳ cao hơn hai anh Bắc Kỳ, đây là ngẫu nhiên hay điềm gì đây?
    Hai ông Dũng Sang đều xuất thân miền sông nước Cữu Long Giang, và có ít nhiều thấy được cuộc sống ở miền Nam dưới thời Mỹ Ngụy như thế nào rồi, hy vọng lèo lái VN khá hơn.

Phản hồi