WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những cơn chấn động về tài chánh trong tuần vừa qua

Các chao đảo trong tuần lể bắt đầu từ thứ Hai 01 tháng 08-2011 sẽ là đề tài nghiên cứu chính trị kinh tế trong hàng chục năm tới.

Tựu trung nơi một câu hỏi: liệu Tây Phương và thế giới có sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng lần hai (theo mô hình chữ W) hay không? Câu trả lời lại tuỳ thuộc vào một câu hỏi khác – rằng liệu cơ cấu chính trị tại Hoa Kỳ và Âu Châu có năng lực để tìm ra các biện pháp đồng thuận giải quyết hay không?

Như vậy vấn nạn kinh tế đã phơi bày những nan đề chính trị và xã hội.

Lý do vì khác với năm 2007 nay vẫn còn nhiều thử thách nhưng các nước Âu-Mỹ đã chuẩn bị không còn bị bất ngờ và trong tay lại có nhiều biện pháp đối phó. Nhưng chính sự chia rẽ giữa các nước trong Liên Hiệp Châu Âu và giữa những khuynh hướng chính trị tại Hoa Kỳ đã gây nên hoang mang cho giới đầu tư và cơ hội cho nhóm kinh tài. Thị trường tài chánh là một quái vật phi chính trị – không quan tâm đến dân chủ, độc tài, tự do mà chỉ biết phản ứng co giật theo các cơn chấn động đó.

Để nhắc lại các tin tức dồn dập trong tuần:

- Từ nhiều tuần trước thị trường chứng khoáng đã bấp bênh vì các tranh cải giữa Hành Pháp và Quốc Hội Mỹ về mức trần nợ công; và vì các nước Âu Châu không có biện pháp dứt khoát để giải quyết tình trạng nợ nần tại Hy Lạp.

- Hôm thứ ba tổng thống Obama ký đạo luật thoả thuận giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ nâng mức nợ công lên tổng số 16.7 ngàn tỷ USD, nhưng đồng thời phải cắt giảm ngân sách 2.1 ngàn tỷ USD trong 10 năm tới đây.

- Nhưng thị trường chứng khoáng tiếp tục tuột dốc vì sau đó các chỉ số cho thấy kinh tế Mỹ chỉ tăng trường 1% (thay vì 4%) trong 6 tháng đầu năm 2011, khiến giới đầu tư lo rằng Hoa Kỳ đang bước vào cơn khủng hoảng lần 2.

- Thị trường chứng khoáng sụp 4% hôm thứ 5 vì cơn hốt hoảng rằng tình trạng nợ nần ở Nam Âu lan rộng sang Ý và Tây Ban Nha, và có nguy cơ thật sự làm sụp khối Euro.

- Ngày thứ 6 vô cùng ngoạn mục (và nghẹt thở): chứng khoáng tăng khi vừa mở cửa, vì con số công ăn việc làm ở Mỹ lên 0.1% đem lại hy vọng kinh tế không đến nổi suy sụp. Nhưng sau đó thị trường rớt xuống 1.4% vì mức tăng trưởng quá nhỏ nhoi so với các thử thách. Rồi lại vọt lên 30 phút trước giờ đóng cửa với tin đồn rằng Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu sẽ tung tiền mua lại nợ công của các nước Nam Âu – một cách gián tiếp để tài trợ cho các ngân hàng chủ nợ của Pháp và Đức không bị sập tiệm.

- Nhưng đáng nói nhất là hảng Standard & Poor’s sau giờ chứng khoáng đóng cửa, lần đầu tiên trong lịch sử hạ mức tín dụng của Hoa Kỳ từ AAA xuống còn AA+, với lập luận rằng dù Mỹ cần phải cắt giảm 4000 tỷ USD (thay vì 2100 tỷ USD) để giải quyết nợ nần nhưng chính quyền quá chia rẽ để tìm ra biện pháp hữu hiệu.

Không ai biết được thị trường tài chánh sẽ phản ứng ra sao vào ngày thứ Hai tới đây, cho dù quyết định của S&P đưa ra vào chiều thứ 6 chắc hẳn nhằm để giới kinh doanh có thời giờ suy ngẫm.

Một mặt, tình trạng nợ nần và chia rẽ của Hoa Kỳ và giữa các nước Âu Châu không có gì mới mà đã kéo dài từ nhiều năm nay, nên việc S&P hạ điểm tín dụng cũng chẳng đáng ngạc nhiên. Mặc khác các nước nhiều tiền mặt là Trung Quốc và Trung Đông cũng chẳng có chọn lựa nào khác hơn là cho tiếp tục cho Mỹ mượn tiền (với giá rẻ mạt) vì chính nội bộ của họ cũng bấp bênh còn đồng Euro lại không khả quan.

Nhưng ngược lại, Hoa Kỳ là chốn tin cậy và chổ dựa cuối cùng của hệ thống tư bản trong 100 năm nay (lender and loaner of last resort). Thị trường và giới đầu tư Mỹ đã giúp Âu Châu và Nhật Bản tái thiết sau thế chiến thứ 2; mở cửa để nền kinh tế Á Châu (trong đó có Trung Quốc) tăng trưởng từ thập niên 70; tài trợ cho Đông Á và Nam Mỹ qua nhiều lần khủng hoảng. Nhưng nay khi Âu Châu bị khủng hoảng mà Hoa Kỳ không có khả năng giúp đỡ, trong lúc nợ nần chồng chất sẽ khiến kinh tế và chính trị Mỹ còn bị chao đảo trong 5-10 năm nửa thì giới đầu tư không khỏi hoang mang.

(Cái hay của lý thuyết kinh tế là bàn kiểu nào cũng đúng, trong lúc thực tế đời sống là tiền đầu tư cứ thụt xuống vùn vụt còn công ăn việc làm tìm ra cũng khó!)

Trong ngắn hạn, các tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ phải tăng lải xuất vay nợ (vì dựa vào điểm tín dụng của Liên Bang) gây thêm khó khăn trong hoàn cảnh mức thuế thu bị hạ. Dân Mỹ cũng sẽ phải trả thêm khi mượn tiền mua sắm nhà xe thì sức mua sẽ kém. Nhiều quỹ hưu bổng khổng lồ bị luật pháp quy định phải đầu tư vào các khoản an toàn hạng AAA như công nợ của Hoa Kỳ, nay phải tìm nơi an toàn khác hay thay đổi luật chơi – tiền bạc di chuyển khiến thị trường sẽ xáo  động.

Khi sức mua của Âu-Mỹ-Nhật bị xuống thì áp lực bể bóng tại Trung Quốc sẽ tăng. Đồng thời Tây Phương phải tăng sản xuất để tạo công ăn việc làm lại sẽ va chạm với Hoa Lục trong lúc không mở thêm thị trường tiêu thụ mới. Tình huống tương tự đã xảy ra vào thập niên 1930 trong cuộc Đại Khủng Hoảng, các nước dựng ra hàng ra mậu dịch và rơi vào suy trầm mãi đến sau Thế Chiến Thứ Hai mới hồi phục.

Người viết bài ở Texas khi nhiệt độ bên ngoài sẽ vược kỷ lục nóng trên 1000F vào tuần tới – nhưng thị trường tài chánh và chứng khoán lại còn sôi sục hơn!

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Những cơn chấn động về tài chánh trong tuần vừa qua”

  1. Vo Tong says:

    Thực tế quan hệ kinh tế giữa Trung hoa và Hoa Kỳ thì hằng năm Trung hoa thu 1 số lượng ngoại tệ USD lợi nhuận khổng lồ đem lại từ mậu dịch, đầu tư và thuế má:

    1) Trung Hoa hằng năm được trả tiền lời khoảng trên 120 tỷ USD do số lượng trái phiếu Trung hoa đang nắm giữ ( trị giá 1.100 tỷ USD trái phiếu với lãi xuất thấp là 3,7% nhưng tính ra số lượng cao thì lãi xuất là con số trăm tỷ USD ).
    2) Trung bình thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung hoa khỏang 250 tỷ USD hằng năm, do hối xuất tiện tệ của 2 quốc gia quá chênh lệch như chúng ta đều biết rõ và giá lao động tại Trung hoa rất bèo. ( link tham khảo thêm con số thâm thủng mậu dịch giữa 2 nước http://useconomy.about.com/od/tradepolicy/p/us-china-trade.htm ).
    3) Mỗi 1 sản phẩm của Hoa Kỳ được sản xuất va lắp ráp tại Trung hoa va khi được đem ra khỏi nội địa thì Trung hoa đánh thuế 25% và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế nội địa Trung hoa.Thi du: 1 cái iPhone của công ty APPLE computers được sản xuất tại Trung Hoa va chở về Mỹ bán thì phai trả thuế cho Trung hoa la 25% của tri giá vốn của iPhone.

    Như thế nhìn vào 3 yếu tố làm ăn tốt, chúng ta có 1 kết luận và sẽ không ngạc nhiên lý do tại sao Trung hoa vẫn thích mua trái phiếu của Mỹ tuy không ưa gi khựa Mỹ này: nền tài chánh của Trung hoa hằng năm sẽ đem lại 1 số ngoai tệ USD khổng lồ cho Trung hoa mà không phải khốn đốn như ngân hàng trung ương Viet Nam thiếu hụt cán cân ngoại tệ USD thanh toán trong mậu dịch. Kế đến, Trung hoa luôn kiên cường bảo vệ tri giá hối xuất thấp của Yuan vs. USD để lợi cho mậu dịch Trung hoa .
    Dù không ưa nhau, hiềm khích nhau nhưng Trung Hoa va Hoa Kỳ sẽ luôn cần nhau trong kinh tế.
    Và thêm 1 yếu tố tối quan trọng cho mậu dich của Trung hoa với thế giới : 80% mậu dich của Trung hoa với thế giới đều PHẢI được thanh toán bằng USD (dầu thô Trung đông và Nga, vật liệu xây dựng kiến trúc, hàng hóa cho hạ tầng cơ sở, cơ khí và hoa chất phân bón nông nghiệp v.v…). Tóm lại Trung Hoa không thể thiếu nguồn vốn ngoại tệ trong điều kiện phát triễn kinh tế mạnh . Tuy rằng Trung hoa vẫn muốn thế giới có thêm 1 loại ngoai tệ mạnh như USD để họ không quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ nhưng muốn có 1 loại ngoai tệ khác thay thế USD thì quá khó. Thi dụ ngoại tệ EURO thì cạnh tranh được với USD nhưng nguy cớ sụp đỗ của EURO rất cao trong tinh hình tài chánh hiện nay và ECB ( Europe central bank ) không cho Trung Hoa thu mua nhiều EURO vì làm vậy tiền EURO sẽ quá cao, quá cao sẽ thiệt hại về lợi nhuận cho cac công ty của Chau au làm ăn tại nước ngoài .
    Nói chung anh chàng khổng lồ Trung Hoa nằm trong cái thế tiến thoai lưỡng nan với Hoa Kỳ và không có lựa chọn nào khác. Và đó cũng là 1 strategy trong chính sách kinh tế lâu dài của My với Trung hoa: kìm hãm Trung hoa và Hoa Kỳ luôn trên thế thượng phong trong kinh tế so với Trung Hoa lục đia. Và thị trường tiêu thụ va lao đông béo bở của Trung hoa đượcc Hoa Kỳ khai thac tối đa ( với trên 44 ngàn công ty lớn nhỏ cua Hoa Kỳ đang làm ăn tại Trung hoa, theo con số của Amcham- China. Trung hoa không thể nào làm bất cứ điều gì nguy hại đến kinh tế Hoa Kỳ vì nếu kinh tế Hoa Ky nguy cớ thì chủ nợ Trung Hoa cũng sẽ phải phá sản theo.

  2. Ngan Bich says:

    Thuc ra lam phat o Vn la do Nha nuoc bi thieu hut ngoai te , nen danh phai in khong tien ra de thu mua Ngoai te trong Nhan dan ( do lao dong nuoc ngoai gui ve cho than nhan ).Voi mot luong tien Viet nam dong qua lon duoc tung ra de thu mua ma khong thu hoi kip nen say ra Lam phat .Co vay thoi

  3. BÓ TAY says:

    hai ông kễnh lê thiện ý và trực ngôn đều là cóc ngối đáy giếng cả , hai ông biết taị sao o? cả một chính quyền cuả siêu cường ĐẾ QUỐC MỸ còn nát óc nghĩ chưa ra cách nào để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái trầm trọng , vậy mà hai ông bày đặt bình luận …

  4. Lê Thiện Ý says:

    Trung Quốc lúc nào cũng hằm hè, thù địch, muốn “vượt mặt” tên đế quốc sừng sỏ để dẫn đầu thế giới; nhưng TQ vẫn phải LỆ THUỘC MỸ VỀ KINH TẾ. Nếu Mỹ ngừng nhập cảng hàng hoá cuả TQ, chắc chắn kinh tế TQ sụp đổ, sẽ xảy ra bạo loạn xã hội; chính quyền chuyên-chính-vô-sản sụp đổ !
    Cái thế “TẾ NHỊ GỜM NHAU” LÀ Ở CHỖ ĐÓ !

    • Trực Ngôn says:

      Anh chàng này ngủ mê hay sao, Mỹ không nhập hàng Trung Quốc thì lấy gì mà ăn, mặc. Mẹ kiếp, chính Mỹ bây giờ là nước lệ thuộc Trung Cộng, nợ Trung Cộng # 2 ngàn tỷ Mỹ kim, hàng hoá tại Mỹ có >60% là hàng nhập của Trung Quốc. Mẹ kiếp, Trung Cộng mà đòi nợ và không bán hàng cho Mỹ, kinh tế Mỹ kềnh kiếng cang liền.

      Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần nhau, đó là mối quan hệ 2 chiều, tương tác. Hiểu chưa?

      Anh chàng này đúng là ếch ngồi đáy giếng, nói càn. Dù có ghét Trung Cộng, nhưng đừng có bẻ cong ngòi bút. Xấu lắm.

      • @ ĐỒNG CHẤY xạo ngôn !

        Hàng Trung Quốc gắn nhãn “made in Vietnam”
        by Đỗ Hiếu (RFA) — Cập nhật : 07/08/2011 22:24

        Gần đây giới tiêu dùng tại Việt Nam cho hay đã có vô số khách hàng bị lừa vì mua nhằm hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Viet Nam”.

        http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-goods-using-labels-made-in-vn-dhieu-08062011105503.html

        Nhiều hàng dán nhãn Made in Vietnam nhưng thực tế nguồn gốc hàng hóa lại là từ Trung Quốc! Sau khi đưa hàng về VN, nắm bắt được tâm lý “sợ” hàng TQ, nhiều đơn vị kinh doanh đã thay nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng.

        Một sản phẩm nhập lậu từ nước láng giềng khổng lồ này sẽ kiếm lời lớn, khi đính nhãn hiệu “làm tại Việt Nam” vào, để gạt gẩm những người mua sơ ý.
        Những sản phẩm xuất khẩu đều được gắn mảnh vải nhỏ “Made in Vietnam” mà ai cũng có thể tìm mua dễ dàng, tương tự như các hình thêu hàng hiệu nổi tiếng như “Cá Sấu”, “Jean Lewis”, “Louis Vuitton” hay “Versace” mà thực tế toàn là đồ giả, hàng nhái; chính vì thế mà các gian thương mua hàng từ Hoa Lục mang về Việt Nam, gắn mác vào, dễ tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
        Ham lợi, gạt gẩm khách hàng

        Trên thị trường Âu Mỹ, thời gian gần đây, hàng hóa do Việt Nam sản xuất được tiếng là rẻ, đẹp, bền, nhờ sự khéo tay và sáng tạo của chuyên viên, doanh nghiệp và công nhân Việt Nam. Lợi dụng yếu tố đó, các con buôn cho trà trộn sản phẩm đủ loại nhập từ Trung Quốc với giá rẻ, gắn hiệu “Made in Viet Nam” vào, rồi tung ra thị trường thu lợi gấp nhiều lần.
        Một quần hay áo do Việt Nam sản xuất thật sự, nếu được bán ra với giá 200 ngàn đồng, thì hàng nhái trông bề ngoài y như vậy, làm bên Trung Quốc, chỉ mong bán được chừng 100 ngàn đồng với mác “Made in China”, nhưng một khi đính nhãn “Made in Viet Nam” thì được tính với giá gấp mấy lần.

  5. Vo Tong says:

    Cám ơn tác giả có bài tổng kết chung tình hình tài chánh và kinh tế thế giới sôi sục trong vòng 1 tuần lễ qua . Tôi thiết nghĩ người Việt nam chúng ta trong cũng như hải ngoại nên chú tâm nhiều vào các tin tức và kiến thức tài chánh, kinh tế thay vì chú tâm vào mấy chuyện lẩm cẩm của quá khứ bóng ma cuộc chiến huynh đệ tương tàn, ai đúng ai sai . Thế giới toàn cầu hóa kinh tế đã mở cửa hơn 40 năm nay, tạo cớ hội cho rất nhiều các quốc gia chậm tiến, khép kín trở thành những con rồng, con hổ của kinh tế thế giới thi dụ như Trung Hoa lục địa, Ấn Độ va ` 1 số các nước tại Nam Mỹ ! Thì tại sao không là Việt nam của chúng ta ?
    Trước tiên Việt nam sẽ không còn bị các nước lớn ăn hiếp hay thừa cơ đột nhập thì Vietnam phải là 1 quốc có nền kinh tế, tài chánh phát triễn vững vàng và vị trí xứng đáng. Còn như bây giờ người Vietnam vẫn còn quan tâm về cái quá khứ ảo và ngũ quên trong cái chiến thắng không lấy gì làm vinh dự ( cuộc chiến huynh chém giết nhau ) thì Vietnam sẽ phải là 1 quốc gia nhược tiểu, yếu hèn muôn thuở .
    Người Vietnam nên am hiểu và tiếp cân nhiều về tài chánh, kinh tế, mậu dịch thế giới thì sẽ giúp ích nhiều cho việc xây dưng đất nước phú cường mai sau. Vì chỉ có kinh tế mạnh, tài chánh dồi giàu thì mới đưa Viet nam ra khỏi chốn u mê tăm tối, dốt nát và nghèo đói ! Dù ai thua hay ai thắng thì sự hùng mạnh phú cường của đất nước Vietnam vẫn là cốt lõi cho lịch sử .

Leave a Reply to Lê Thiện Ý