WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cách mạng Tháng Tám: Khi trí thức dấn thân

Cho đến nay, nhiều tài liệu lịch sử đã khẳng định liên minh công – nông – trí là nền tảng sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Nhưng nói như vậy có lẽ chưa đủ để xác nhận vai trò to lớn của lực lượng trí thức Việt Nam, đại diện cho trí tuệ và tinh thần dân tộc của nhân dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Khi tìm hiểu về “vai trò của trí thức trong Cách mạng Tháng Tám”, người viết bài này đã có dịp hỏi chuyện ông Nguyễn Trọng Xuất (tức Sáu Nhân) – nguyên Tổng Thư ký bộ phận biên tập “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”, một cán bộ kỳ cựu, tham gia cách mạng từ thời 1945-1946. Căn nhà của ông ở số 51/10/14 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, TP HCM nay là di tích lịch sử cách mạng “Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ”.

Xuất thân là một nhà giáo (từng làm Bí thư chi bộ Giáo viên TX Mỹ Tho), ông Xuất có cảm tình đặc biệt đối với trí thức mà theo ông là lực lượng góp mặt nổi bật trong lịch sử Việt Nam giai đoạn tiền khởi nghĩa và Cách mạng Tháng Tám.

Ông cho rằng, trí thức trong xã hội Việt Nam thời kỳ ấy có một số đặc trưng. Thứ nhất, về kiến thức, thì đứng trên mặt bằng thời đó, học sinh – sinh viên đã là trí thức rồi. Thứ hai, trí thức Việt Nam có tình cảm dân tộc rất sâu sắc. Thứ ba, các trí thức đều có tinh thần dám dấn thân, “không trùm mền” (từ dùng của ông Xuất). Theo ông Xuất, thậm chí ngay cả số “trùm mền” cũng là “vì giữ tiết tháo, không muốn hợp tác với Pháp”; hoặc nếu có quan hệ với thực dân Pháp thì cũng vì mong muốn vận động Pháp cải thiện đời sống và mở rộng tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Sôi sục trí thức trẻ…

Trí thức trẻ của ngày trước là các học sinh – sinh viên. Họ chính là nòng cốt của Thanh niên Tiền phong (TNTP) – tổ chức chính trị mạnh nhất và là lực lượng chủ yếu tham gia giành chính quyền ở Nam Bộ trong Cách mạng Tháng Tám. Ông Xuất, năm ấy mới 13 tuổi, là thành viên của Thiếu niên Tiền phong, một bộ phận thuộc TNTP.

Ấy là vào năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp. Nhật “gợi ý” chính quyền thành lập một đoàn thể quy tụ thanh niên để xây dựng một lực lượng thân Nhật, chống Pháp. Thống đốc Minoda bèn đề nghị bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (tức Tư Đá, đảng viên cộng sản) đứng ra tổ chức đoàn thể này. Ông Phạm Ngọc Thạch báo cáo lại Xứ ủy Nam Kỳ (đứng đầu là ông Trần Văn Giàu), Xứ ủy quyết định thành lập TNTP, phát động phong trào Cứu quốc.

Vậy là TNTP ra đời. Ông Xuất kể lại: “Do có danh nghĩa công khai nên tổ chức lớn mạnh nhanh, khí thế lớn lắm; trong không tới 3 tháng đã thu hút 1,2 triệu thanh niên ở khắp Sài Gòn, Long An, Mỹ Tho, Tây Ninh, Đồng Nai. Phần lớn thành viên là tiểu tư sản học sinh – sinh viên, tức là trí thức. Trái với mục đích của Nhật Bản là xây dựng lực lượng thân Nhật chống Pháp, ủng hộ chủ thuyết Đại Đông Á, mục đích của TNTP đã luôn chỉ là ‘đem tài ra cứu nước nhà trong cơn nguy biến’. Điều đó làm nên khí thế yêu nước rất mãnh liệt của thời kỳ tiền khởi nghĩa”.

Có những gương mặt sinh viên rất nổi tiếng: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Việt Nam, Võ Văn Khải, Mai Văn Bộ… Có các trí thức lớn: bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, nhà văn Thiếu Sơn, nhà nghiên cứu Lê Thọ Sơn, Thuần Phong, Huỳnh Xuân…

TNTP sôi nổi hoạt động: hội họp, mít tinh, cứu đói ở miền Bắc, cướp súng đạn của lính Pháp… Dần dần tổ chức mở rộng ra, có thêm TNTP Ban xí nghiệp (tức TNTP của công nhân), TNTP Phụ lão (tức Phụ lão Tiền phong), Thiếu niên TP, Phụ nữ TP.

Sau này nhớ lại, ông Nguyễn Trọng Xuất nhìn nhận: “TNTP là ngọn cờ mà người trí thức ở Nam Bộ giương lên. Quần chúng nhìn vào tổ chức, thấy có những trí thức như ông Phạm Ngọc Thạch, người ta mới tin tưởng. Trí thức là bộ phận tinh túy của dân tộc. Nói về trí thức thì đừng nên bị khuôn vào vấn đề giai cấp, mà hãy đánh giá họ cho thỏa đáng”.

Ở miền Bắc, trí thức trẻ cũng đã đóng vai trò lớn trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Một nhân chứng của thời đó, bà Lê Thi, con gái cố GS Dương Quảng Hàm, cho biết: “Lực lượng chính làm nên Cách mạng Tháng Tám ở thủ đô là tiểu tư sản học sinh – sinh viên. Không có lực lượng vũ trang vì khi đó quân của ông Võ Nguyên Giáp ở chiến khu chưa về kịp. Nhân dân Hà Nội đã tự đứng lên làm khởi nghĩa.

Khi tôi đi trong đoàn biểu tình, tôi thấy rất nhiều nữ sinh. Thời đó ở Hà Nội phụ nữ ăn mặc như vậy: Nữ sinh, con gái gia đình công chức luôn đóng bộ quần trắng, áo dài màu hoặc trắng. Tôi nhận thấy hôm đó rất đông các chị em quần trắng”.

Ảnh hưởng của các trí thức lớn

Ông Trần Văn Giàu đánh giá rằng trí thức Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn – Gia Định, luôn đoàn kết với quần chúng nhân dân: “Trong hàng ngũ của TNTP, của Mặt trận Việt Minh… rất đông trí thức có học vị cao, chức cao, lương cao ở chế độ thực dân, ruộng vườn đồn điền cả ngàn mẫu, cả trăm mẫu, xe hơi, nhà lầu, thế mà họ vẫn tham gia cách mạng và kháng chiến, họ vẫn đi đến “mút mùa” với những trí thức bình thường, với nhân dân lao khổ”.

TS Hồ Hữu Nhựt, chủ biên cuốn Trí thức Sài Gòn – Gia Định 1945 – 1975, cũng nhận định: “Trí thức Tây học sớm truyền bá cả tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vào Sài Gòn… Trong đấu tranh, trí thức có vai trò tập hợp, hiệu triệu quần chúng, họ đương đầu trực diện với kẻ thù”.

Và sức ảnh hưởng của trí thức thật to lớn. Trí thức đã sử dụng báo chí, văn nghệ để giáo dục lòng yêu nước, vận động đấu tranh giành độc lập. Những bài viết trên Đông Pháp thời báo của chủ bút Trần Huy Liệu, Thanh Niên của Huỳnh Văn Tiểng từng làm chấn động cả Sài Gòn.

Trước và trong Cách mạng Tháng Tám, những bài ca yêu nước của giới nhạc sĩ – trí thức Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi… như Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Người xưa đâu tá, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Diệt phát xít… đã cổ vũ không ngừng cho khí thế người dân tiến lên giành chính quyền.

Sau Cách mạng Tháng Tám, khi thực dân Pháp trở lại, bản tuyên ngôn tập hợp hơn 200 chữ ký của trí thức ủng hộ Chính phủ kháng chiến chống Pháp đã ảnh hưởng cả tới công luận thế giới, thu hút sự chú ý và phản đối của công luận quốc tế với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Nặng lòng với dân tộc

Trí thức Việt Nam đã đi theo cách mạng với tấm lòng và nhiệt huyết, thậm chí với cả một chút ngây thơ và nhát sợ khi mới bước vào cuộc chiến đấu. Ông Nguyễn Trọng Xuất cười kể lại: “Hồi đó, chúng tôi dũng khí thì có thừa đấy mà kinh nghiệm trận mạc, tổ chức đội ngũ chả có gì. Cướp được súng của Nhật, của Pháp, súng bự quá lại không biết cách tháo ra, cả chục người phải xúm lại khiêng một khẩu. Hồi đầu kháng chiến, nghe tiếng đạn đum đum cũng sợ. Đạn ngày đó, một viên bắn ra, lọt khỏi nòng nó nổ một lần, “cắc”, tới đích nó nổ lần thứ hai, “bòm”, nên gọi là đạn “cắc bòm” là vì vậy”.

Nhưng trí thức Việt Nam là thế, họ luôn gắn bó cùng đất nước trong một tinh thần dân tộc rất sâu nặng. Trọng nghĩa khinh tài, khí khái, dấn thân, đặc điểm đó nhiều ít ở mỗi người mỗi khác, nhưng cái chung của họ luôn là tình cảm đối với quốc gia và dân tộc. Chính điều này làm nên sĩ khí của họ. Trong lịch sử gần một thế kỷ chống Pháp, khởi đầu từ phong trào Cần vương của giới văn thân và sĩ phu yêu nước cho đến những nhóm chính trị đầu thế kỷ XX, trí thức luôn thể hiện tinh thần yêu nước của mình, dù ở những dạng khác nhau và theo những quan điểm khác nhau.

Tuy nhiên, cần phải nói là trong một thời gian dài, họ đã không có được một đường hướng đoàn kết và thống nhất, hoạt động của họ, lúc thì đi vào con đường bế tắc, lúc thì theo hướng trùm chăn “án binh bất động” chờ thời hoặc ngược lại, theo chủ trương bạo động mà chưa đặt trọng tâm vào vận động quần chúng nhân dân. Chỉ đến cuối năm 1944 và nhất là mùa xuân năm 1945, khi Mặt trận Việt Minh đưa ra những kêu gọi và đường hướng rõ ràng, cương quyết và mạch lạc cho cuộc cách mạng Việt Nam, thì giới trí thức mới thực sự đồng thanh dấn thân cho sự độc lập của dân tộc.

Tạm thời xếp lại một số bất đồng, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, sẵn sàng chiến đấu để giành và giữ độc lập cho đất nước dưới ngọn cờ của Việt Minh – ấy là một số nét cơ bản của đội ngũ trí thức tiêu biểu trong Cách mạng Tháng Tám, như lời tự thuật của nhà trí thức – nhà thơ Tú Mỡ:

Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô

Lên đường dẻo bước khoác ba lô

Mang theo ý chí người dân Việt

Thà chết không làm vong quốc nô.

© Đoan Trang

Nguồn: trangridiculous.blogspot

5 Phản hồi cho “Cách mạng Tháng Tám: Khi trí thức dấn thân”

  1. Lê trần Nguyễn says:

    TRí thức của cách mạng tháng tám hầu hết là một đám mù, bị thằng điếm dẫn đường đưa vào vòng nô lệ của Cộng sản Nga Tàu.
    Từ đó trí thức Việt Nam chỉ còn một số vị của Nhân văn Giai Phẩm, Ông Nguyễn Chí Thiện…còn lại là những tên mù được mang hia đội mão để theo tên Việt gian Hồ Chí Minh đưa cả nước vào vòng nô lệ.
    Cách mang lão thành hãy đi “mỗ mắt” hay gỡ miếng che hai bên mắt ra để nhìn đi. Chính các ông là những tội đồ của dân tộc đó, chớ chẳng hay ho gì đâu.
    Các công thần chế độ hãy sám hối đi cho con cháu bớt phần tủi nhục.

  2. Tien Ngu says:

    Các trí thức dấn thân cho đất nước, cho dân tộc, cự lại thực dân Pháp, đều đáng quí cả. Cho dẫu bị cs lừa, lợi dụng lòng yêu nước…

    Nhưng sau cái ngày cs…lòi mặt chuột, đấu tố, thủ tiêu dã man, mà còn dấn thân cho chúng, thì đúng là loại trí thức…thô bỉ, hèn mạt.

    Sau ngày 30 tháng tư, 1975, hầu hết các trí thức theo Cộng, đều…vỡ mộng, tan tành. Đa số bị…đá ra rìa. 100 anh, ngậm họng hết 99, cho đến lúc…qua đời.

    Nói ra thì…xấu hổ, hoặc sợ chúng…thủ tiêu, nếu chạy qua Tây không kịp…

    Đất nước, chỉ toàn là…thứ thiệt cở Lê Duẫn, Đổ Mười, Lê đức Anh, Phan văn Khải, Võ văn kiệt…i tờ rít, lên làm chủ. Trong thì chúng dùng AK bịt miệng dân, ngoài thì…chơi trò quỵt.

    Dân, AK bịt miệng, không dám ho. Bên ngoài chơi trò…quỵt, bị ra toà quốc tế, chúng…tỉnh rụi, không thèm hầu toà. Cứ tưởng thiên hạ không làm gì được. Đến khi tàu bè bị tịch thu, ngân khoảng nước ngoài bị phong toã, hết đường cựa quậy, mới chịu đóng phạt. Đóng phạt dĩ nhiên là bằng tiền thuế của dân, rút từ ngân sách nhà nước. Dân…è cổ ra chịu phạt thắt họng ví cái…ưu việt của nhà cầm quyền Việt Cộng, xài toàn cán bộ có trình độ….đỉnh cao trí tuệ của loài người…

    Nghe chúng khoe trí thức…dấn thân cho csVN, mà…muốn bịnh…

    Khoe chiến thắng, khoe năm châu nể mặt, khoe tiến bộ…om sòm,

    Còn mấy cái…cỡi truồng cho Nam Hàn tha hồ lựa, gái VN thích lấy chồng Đài Loan, trẽ em VN bị bán làm nô lệ tình dục, người Vn bán nhà bán của để được đưa đi lao động xứ người…, Trung…quốc chiếm lĩnh Hoàng Sa, Trưòng Sa, nam Quan, Bãn Giốc, Lão Sơn…
    Nga, Anh, Pháp, Tiệp…khinh người Việt ra mặt…

    Thì chúng…nín thinh…

    Mắc cười mấy anh Việt Cộng quá. Khoe láo được như các ảnh, quả…có một không hai…

  3. Nguyễn Tường Tâm says:

    Bài này nói hoàn toàn sai sự thật. Đảng ta từ 1945 đã chủ trương “Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” mà! Chủ trương này cho tới nay chưa bao giờ được nghe “đảng ta” ra lệnh chấm dứt. Xin các đồng chí “lão thành cách mạng” nào am tưòng vể các chủ trương của đảng xác nhận lại chủ trương tiêu diệt trí thức của đảng.

    • D.Nhật Lê says:

      Bác Tâm ơi !
      Toàn bài chỉ nói “trí thức” có khuynh hướng CS.trong đó nhóm nghiên cứu Mácxít chỉ có le ngoe
      vài mống so với đám dựa hơi giai cấp vô sản để…đoạt lợi quyền về tay mình (hay nói toạc ra là
      chiếm GHẾ) thì nhiều hơn ! Do đó,đám đông này chẳng biết gì mà làm cách mạng và dấn thân ở đây chỉ là 1 cách nói theo những tài liệu tuyên truyền của đảng CSVN.Sở dĩ tôi viết chẳng biết gì mà làm cách mạng vì cách mạng là giúp làm thay đổi cuộc sống nô lệ cũ nhưng rốt cuộc,dân ta đi vào XIỀNG XÍCH NÔ LỆ mới với thủ đoạn còn ranh ma quỷ quyệt tàn ác nhất !
      Trình độ dân trí thấp là điều kiện thuận lợi và yếu tố góp phần dẫn đến cách mạng của bọn ăn cướp chính quyền VN.và ngày nay thực tế đã chứng minh cách mạng tệ hại như thế nào !

  4. VHT says:

    TRÍ THỨC VÀ LIÊN MINH CÔNG NÔNG
    NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KHOA HỌC
    ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    Trí thức là người có học, có hiểu biết. Thời phong kiến Nho học, trí thức là người theo sự đào tạo kiểu khoa bảng xưa. Đến thời Pháp thuộc, trí thức được đào tạo theo hướng văn hóa Pháp, văn minh phương Tây. Sau thế chiến thứ hai, ở VN có cả hai loại trí thức này. Nhưng tinh thần yêu nước là tinh thần chung của mọi người Việt Nam, không cứ phải là trí thức. Điều này hoàn toàn đúng trong lịch sử dân tộc, từ hai bà Trưng, đến Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hoàng Hoa Thám … Vậy thì ý nghĩa của đấu tranh cách mạng chống Pháp trước kia, là tinh thần, ý thức, khát vọng nói chung của mọi người dân nhằm giải phóng đất nước, người trí thức chẳng qua là lực lượng tiên phong hàng đầu. Chỉ khi học thuyết Mác xít Lê nin nít được đưa vào VN từ những thời kỳ 1930, ý niệm gia cấp công nông, liên minh công nông mới được nói tới từ đó về sau, và cao trào lên cao nhất trong thời kỳ bao cấp cách đây nhiều thập kỷ và kéo dài nhiều thập kỷ. Như vậy, thực chất có hai quan niệm về cách mạng, về trí thức, là quan niệm mác xít hay cộng sản, và quan niệm phi mác xít hay không phải là cộng sản. Có nghĩa ý niệm liên minh công nông trong cách mạng là ý niệm của những người CS mà không phải ý niệm của những người không CS. Từ năm 1930 đến nay, ai cũng biết tên tuổi của những người làm cách mạng chống Pháp theo hướng CS nổi tiếng là những ai, và tên tuổi của những người làm cách mạng chống Pháp là những ai rồi. Nói rõ hơn, những người theo phương thức CS thì chỉ đề cao liên minh công nông, coi như lực lượng nòng cốt để mang lại thành công của cách mạng. Trong khi đó, những người không có tư tưởng hay mục đích CS, thì chỉ xem mọi phong trào cách mạng yêu nước, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc qua mọi thời đô hộ ngoại bang, đều là sự nghiệp của toàn dân, tức của mọi giai cấp, trong đó quan trọng nhất là những người trí thức và những người tài năng lèo lái, lãnh đạo. Học thuyết Mác khi mới du nhập vào VN và các thời kỳ sau đó, là ở trong bối cảnh trí thức VN trong thực tế xã hội về mọi phương diện khác nhau mà ai cũng rõ. Nhưng từ sau thế chiến thứ hai đến nay, trình độ trí thức đúng nghĩa của VN nơi quốc nội và trên thế giới đã hoàn toàn phát triển và đổi khác. Đó là ý nghĩa của mọi khía cạnh tranh chấp ý thức hệ CS và ý thức hệ CS trong bối cảnh lịch sử toàn bộ của VN từ giữa thế kỷ 20 mãi đến ngày nay mà ai cũng rõ. Cho nên cái nhìn về TRÍ THỨC VÀ LIÊN MINH CÔNG NÔNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KHOA HỌC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM, thật khó mà thống nhất được, khi quan điểm của người nhìn nhân, nếu là một người CS, hay không phải là một người CS, thế thôi. Đây cũng là cách nhìn về cuộc chiến tranh VN trong suốt hai thời kỳ đã qua, trở thành không phải chỉ là quan điểm của cá nhân nào, tập thể nào, lực lượng nào, mà chính là của lịch sử mãi mãi về sau này, trong toàn bộ tổng thể lịch sử của dân tộc và đất nước, mà phải cần một thời gian rất xa sau này, mới có thể được rõ ràng, xác định, và hoàn toàn có tính quyết định được.

    ĐẠI NGÀN

Phản hồi