Em ơi, Hà Nội khóc!
Tôi đã có những mùa thu buồn, và những vần thơ cũng rất buồn.
Đó là buổi chiều chia tay người yêu, lang thang trong công viên ở thủ đô Ba Lan, trước khi mạo hiểm lên đường đi Thụy Điển tìm tự do:
…Có ai mong cảnh đông tàn
Để rơi muôn cánh là vàng mùa Thu
Để tình thêm một tiễn đưa
Để đời thêm một nắng mưa dãi dầu?
… Vết giày gửi lại hôm sau
Cho nguyên vẹn nỗi tủi sầu, chia ly…
Một chiều Thu khác, ngày 2/9/1975, bước ra khỏi nhà tù Hoả Lò với mảnh giấy “Lệnh tạm tha”, đứng nhìn mây đen kéo về, những giọt mưa lác đác, không một xu dính túi, tôi ngơ ngác không biết về đâu, hỏi đường và cuốc bộ lên Hồ Gươm, nhảy tàu điện đi lậu xuống Thanh Xuân tìm người quen. May mắn không ai soát vé. Vừa lúc mưa đổ như cầm chĩnh. Trước mắt tôi là cả một tương lai vô định bị màu đen phủ kín…
Rồi một ngày thu vắng bóng người yêu:
Em đi rồi
Mùa thu không có nắng
Trời cũng âm u
Như lòng anh buồn lặng
Lang thang một mình
Trong cõi nhớ tìm em…
Nhưng mùa thu năm nay, nỗi buồn không riêng tư, mà chung với bao người khác, hướng về một miền đất xa, thật xa, cứ ám ảnh, buộc chặt lấy tôi suốt cả cuộc đời!
Tôi không phải là người Hà Nội, nhưng không thiếu những kỷ niệm đẹp của ngày tháng với “ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó, đêm nằm nghe tiếng sông Hồng thở than…”.
Hà Nội thời chiến tranh, thưở nghèo nàn ấy, đường phố chỉ toàn xe đạp, ngồi ở quán cóc trên hè phố đãi nhau chén trà Thái Nguyên, hút thuốc lá cuộn Lạng Sơn, sang hơn tý thì nhâm nhi vài thanh kẹo lạc… nhưng với tôi gần gũi, đằm thắm, bình yên, và mang tính nhân văn hơn rất nhiều Hà Nội hôm nay với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, những tấm panô quảng cáo các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, cùng với cảnh kẹt xe khủng khiếp, tiếng ồn ào bất tận, và đường phố biến thành con sông sau những cơn mưa.
Sau những ngày cắm mặt vào công việc, cùng với những lo toan của thời buổi kinh tế không mấy sáng sủa, với ai cũng vậy, ngày thứ Bảy và Chủ nhật thường là thời gian quý báu cho những cuộc hò hẹn, thăm thú, ăn nhậu, hoặc dành riêng cho gia đình.
Nhưng suốt 3 tháng nay, 11 tuần lễ liên tiếp, tính từ ngày 4 tháng 6, tôi đã phải bỏ đi thói quen này vào tối thứ Bảy, trừ đúng tối ngày16/7 đi dự đám cưới, nhưng tâm trạng thấp thỏm và rồi lặng lặng rút về sớm.
Thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, nơi tôi đang ở, chênh với giờ Hà Nội đúng 12 tiếng. Tối thứ Bảy bên tôi là sáng Chủ nhật bên nhà.
Từng giờ, từng phút nôn nao. Mong ngóng. Gọi điện thoại tứ tung. Chat. Lướt qua các blogs Dân Làm Báo, Nguyễn Xuân Diện, Ba Sàm. Rồi Facebook. Cứ thế, có khi tới sáng. Cả ngày hôm sau. Thấp thỏm chờ tin về những người bị bắt giữ. Chỉ vui và nhẹ nhõm được đúng hai lần trong các ngày 7/8 và 14/8, sau khi Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh tuyên bố “không có chủ trương đàn áp người biểu tình” và đúng là đã không có sự cố gì xảy ra với những người tham gia biểu tình yêu nước.
Con gái tôi có đêm ngạc nhiên hỏi tại sao ba phải khổ sở như thế. Thế mới hay, đâu cần phải quen thân, con người vẫn có thể đến với nhau, kết dính nhau bằng tình yêu thương, bằng một chất keo mặc nhiên của người Việt: có chung lòng yêu nước và khát vọng tự do!
Nhưng tối thứ bảy ngày 20/8, ở Minneapolis, tức sáng ngày 21/8 ở Hà Nội, là ngày đặc biệt.
Vì trước đó, nhiều đám sai nha thời đại mới đã tới tận nhà ở hoặc người thân của chị Đặng Phương Bích, Blogger Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Thị Công Nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Võ Thị Hảo, thậm chí cả lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, v.v… vừa “vận động” không được tham gia biểu tình, vừa cảnh báo và đe doạ. Bi kịch!
Tôi ý thức được một cuộc càn quét thô bạo sẽ xảy ra.
Buồn. Thất vọng. Thương vô cùng những anh chị em dưới mưa hôm Chủ nhật ngày 21/8. Chỉ xuất hiện sau 5-7 phút, tất cả đã bị hốt lên xe buýt.
Lòng tôi quặn đau chứng kiến trang sử của nước Việt bị vấy bẩn. Sau bao nhiêu việc làm đưa đất nước dấn sâu vào vòng lệ thuộc Đại Hán, vẫn chưa đủ, ngày 21/8 tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam công khai phản bội lại chính tuyên bố của mình và bằng văn bản, chính thức trở thành lực lượng thù địch với lòng yêu nước của những người con đất Việt.
Hãy cắt nghĩa cho thật rõ, những người biểu tình yêu nước đã làm gì nên nỗi gì mà bị quy kết “tội gây rối trật tự công cộng”?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài “Thư Sài Gòn 2” (Blog Quê Choa, 22/8), không kìm nổi uất ức trước nghịch cảnh lố bịch:
“Đối phó với tiếng thét khẳng định chủ quyền đất nước của người yêu nước thì những cánh tay mặt của Đảng nhảy tưng tưng trên sân khấu với công suất hết cỡ của những cái loa khủng đang hòa âm cùng những cái loa phường: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho mình… Hãy hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc…”. Đây chính là lúc cả nước nhìn về Hà Nội với tình cảm và cái nhìn khác hẳn những thói bẻ hoa, dẫm cỏ chẳng tí thanh lịch nào. Nhưng quả thật người Tràng An không chỉ thanh lịch, nó hào hùng đúng chất vùng đất dựng nên từ khói lửa lịch sử nghìn năm. Họ đang thể hiện đúng câu hát của “bầy vẹt xanh” đang hát “… Hãy hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc…” Thì đây! Những người yêu nước đang làm điều mọi tổ quốc đều cần khi bị ngoại xâm uy hiếp chứ còn gì nữa. Rõ như hai với hai là bốn còn gì.
Đối phó với họ thì ra chẳng có phương pháp nào xứng tầm bèn chơi hạ sách bất chấp kiểu phường tuồng. Những ca sĩ, diễn viên còn quá trẻ được dẫn dắt bởi những đàn anh cũng chưa già nhưng cái đầu giáo điều mông muội hóa họ trở thành những cô hề, chú hề đáng thương hơn đáng trách. Chắc chắn những người trẻ tuổi ấy với nền giáo dục này không bao giờ biết được câu thơ của Đỗ Mục “Thương nữ bất tri vong quốc hận. Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa…[Tạm dịch nghĩa: Những cô gái không biết cái hận mất nước… Bên kia sông vẫn ca hát khúc hậu đình hoa]. Hôm nay nước chưa mất, nước đang có nguy cơ sẽ mất nếu sự khiếp nhược và u mê ngày càng u mê và khiếp nhược. Nhảy cà tưng cứ việc nhảy cà tưng. Hát hò cứ hát hò. [Thành đoàn Thành phố HCM cũng từng làm một buổi ca hát tưng bừng “xuống đường”… trên sân khấu với chủ đề “Hát về biển-đảo” tháng 7/20011 vừa qua]. Bọn Đại Hán vẫn chẳng lui lại dù một gang tay trên vùng biển Việt Nam. Ngư dân Việt Nam vẫn bị bọn đuôi sam trấn lột, bắt đòi tiền chuộc như thường”.
Tôi trầm mặc sau khi đọc bài “Chân dung một người biểu tình bị bắt” của Vũ Ngọc Tiến (Blog Quê Choa, 24/8) nói về một đại tá công an về hưu tham gia biểu tình. Tôi nghĩ về nhân tình thế thái của cái thời mà các giá trị bị đảo lộn, bị đánh tráo, cái ác lên ngôi. Sự phản bội và bất nhân có mặt khắp nơi, với cả những người đã đổ xương máu và mồ hôi cho Việt Nam thống nhất hôm nay:
“Khoảng 18 giờ 30 ngày 19/8/2011, đang ngồi quán café Nhân ngắm nhìn trời mưa rả rích, tôi nghe được giọng anh qua điện thoại: “Ông đã đọc cái gọi là Thông báo cấm biểu tình của thành phố chưa, thấy thế nào?”. Tôi đáp gọn thỏm: “Đọc rồi. Không chính danh”. Anh đồng tình: “Đúng, danh đã không chính thì ngôn làm sao thuận, nên nó vô giá trị. Chủ nhật tới, dù trời mưa hay nắng tôi vẫn cứ đi, còn ông?”. Cảm động trước tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết của anh, tôi đáp một lèo không hề nghĩ ngợi: “Đi chứ! Là một công dân, tôi có trách nhiệm phải xuống đường, cùng mọi người thề giữ gìn chủ quyền biển đảo. Là thằng nhà văn, tôi có nhu cầu dấn thân vào đời sống xã hội để trang viết khỏi khô cứng, mờ nhạt. Là người ông trong gia đình, tôi không muốn sau này hổ thẹn với cháu nội, cháu ngoại của mình. Đơn giản thế thôi”. Đầu bên kia có tiếng anh cười ngả ngớn như muốn vỡ màng loa: “Nhà văn có khác. Tôi có phải ký giả phương Tây đến phỏng vấn đếch đâu mà ông nói hay như đang nhập đồng ngồi viết thế, haha!…”. Thế đấy, chúng tôi xuống đường bằng nhu cầu tự thân, tuệ giác mẫn tiệp và sự mách bảo của con tim mỗi người, chứ đâu cần ai tổ chức, càng không thể có thế lực thù địch nào lôi kéo, kích động nổi những mẫu người như anh (…)
Tôi nán lại nơi xảy ra biểu tình đến 10 giờ 30, thơ thẩn đi dưới những tán cây cổ thụ ven hồ, bồn chồn nghĩ về anh và hơn bốn chục người bị bắt đưa vào Mỹ Đình. Nhiều người đi biểu tình muộn nhận ra tôi vồ vập hỏi thăm hoặc xin cùng tôi chụp vài pô ảnh làm kỷ niệm. Thật lạ, có người từ Huế hoặc Nghệ An ra, từ Nam Định lên, từ Tuyên Quang xuống, chưa hề gặp mặt mà vẫn biết anh, hỏi thăm anh qua tôi và nói những lời tốt đẹp về anh – một Đại tá công an nghỉ hưu đi biểu tình, bị bắt lúc 9 giờ 12 ngày 21/8/2011”…
Một chính quyền thực sự do dân, vì dân, hiển nhiên sẽ tỏ thiện chí, thậm chí tạo điều kiện cho các cuộc xuống đường yêu nước, làm nên một nét sinh hoạt văn hoá sống động giữa thủ đô Ngàn năm Thăng Long, khi mỗi sáng chủ nhật có những dòng người trong trật tự, đi bên nhau cỗ vũ tinh thần bảo vệ Tổ quốc trước hiểm họa ngoại xâm.
Nhưng vì không công minh, chính đại nên chính quyền đã run sợ. Sợ Trung Nam Hải khiển trách không làm tròn bổn phận “định hướng dư luận”. Sợ bị ai đó lợi dụng, xúi dục, lật đổ, bởi vì xã hội đang có quá nhiều nguy cơ bùng nổ bởi bất công và quốc nạn tham nhũng làm xói mòn đất nước. Nhưng “ai đó” là ai, thế lực nào? Tên gọi, hình thù ra sao, thì không chỉ ra được. Kẻ dối trá thường phải sống trong suy tưởng bất an, phi thực tế. Các chế độ độc tài toàn trị luôn luôn cần có kẻ thù, và nếu không có, sẽ tạo ra kẻ thù.
Và em tôi đã bật khóc khi nhìn mọi người bị bắt lên xe buýt! Hà Nội cũng khóc!
Tôi không biết cô gái tên gì. Nước mắt xót xa, cay đắng trên khuôn mặt em là hình ảnh của thân phận bất hạnh và bất lực trước bạo quyền, làm rỉ máu lương tâm của tất cả những ai còn gắn bó với quê hương Việt Nam.
Những ngày tiếp theo, thao thức, ưu tư, có lúc mệt mỏi, bi quan, vì vẫn còn nhiều người bị giam giữ. Tôi đã biết cảnh tù đày, nên thương và lo lắng cho họ, những người vô tội mà tự dưng phải chịu cảnh giam cầm, đày đoạ, và vì chưa quen gian khổ rất có thể ai đó sẽ chùn lòng, đánh mất chính mình.
Cùng với tâm trạng buồn của tôi, chưa bao giờ trong cùng một thời gian có những bài viết của bạn bè mình buồn đến thế về Hà Nội. Hà Nội mùa Thu!
Nguyễn Hùng của BBC Việt ngữ, trong bài “Hà Nội: Biểu tình và những giọt nước mắt”, 23/8, viết:
“Cuộc biểu tình lần thứ 11 đã qua đi, đọng lại là hình ảnh những an ninh không đồng phục tung hoành ngang dọc giữa những người biểu tình mà hiện vẫn có người đang bị giam giữ và những giọt nước mắt bất lực của những cô gái trẻ. Người ta đã nhại cả những câu thơ đẹp đẽ để ghi lại những sự cố ở Hà Nội trong mùa hè 2011:
Những bàn chân dẫm xuống mặt dân
Những đôi mắt ếch nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này!”
Đoan Trang, cô gái sinh ra và lớn lên từ Hà Nội, tâm tình trong “Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”:
“Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày”…
“Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bót”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?”
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với bài “Viết cho mùa thu”:
“Những ngày cuối cùng của tháng Tám sắp đi qua, và Hà Nội đang vào thu (…) Mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều ký ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay ký ức đó không những đẹp mà còn buồn. Bởi hai người chị, và người bạn của tôi vẫn còn đang bị giam giữ vì bày tỏ lòng yêu nước của mình “không đúng cách”. Viết cho mùa thu năm nay, không mong gì hơn ngoài sự bình an, vững vàng và tinh thần kiên định của chị Hằng, chị Phượng và Dũng”.
Lời kết
Hà Nội khóc! Em tôi đã khóc! Nhưng Hà Nội cũng sẽ “không tin vào những giọt nước mắt”!
Vì Hà Nội còn nhiều, rất nhiều người yêu nước kiên định và hết mực thuỷ chung với bè bạn. Vẫn còn Kim Tiến ở tuổi đôi mươi viết trên trang Facebook: “Lúc nào cũng phải cười trên nỗi buồn… hé hé… tội gì khóc cho tụi nó vui… hờ hờ...”. Vẫn còn Blogger Người Buôn Gió hay Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện bất chấp những hệ luỵ lò mò tới đồn công an, hay vào tận trại giam tìm cách tiếp tế đồ ăn cho những người bị bắt. Và nhiều người bạn khác nữa. Họ đã đến cổng nhà tù Hoả Lò hôm trước chờ tới đêm, không thấy, rồi săn tin, và tới nữa. Chị Hằng, chị Bích và cậu Dũng được trả tự do vào chiều tối ngày 25 tháng 8, trong những vòng tay ôm xiết chặt, trong nụ cười…
Và trong cả nước mắt!
Em tôi lại khóc! Chị tôi khóc. Và Hà Nội khóc!
Vì niềm vui lại được bên nhau. Những người bạn không bỏ rơi mình trong hoạn nạn!
Tôi muốn lấy “Khúc không đề mùa thu” (trên trang Bauxite Việt Nam) của nhà giáo già Phạm Toàn sau khi đọc bài “Viết cho mùa thu” của Mẹ Nấm, thay cho lời kết:
“Hỡi những người cầm quyền, hãy hình dung Mẹ Nấm và lớp trẻ đó khi họ vẫn còn nhớ tới Tháng tám mùa Thu, và xin hãy đừng để hồn thơ của họ phải kết thúc các bài họ viết như thế này, Tháng Tám mùa Thu – Ngày thật buồn! Các vị sẽ phải chịu trách nhiệm về nỗi buồn của cả một thế hệ!”.
Thưa nhà giáo Phạm Toàn! Vâng, một ngày nào đó lớp trẻ không cần bất cứ bàn tay đạo diễn nào, cũng chẳng cần áo xiêm loè loẹt, hớ hênh, miễn cưỡng, họ mặc nhiên tự do, vui cười, nhảy múa, hát thật to những bài ca yêu nước với tâm hồn vô tư, trong sáng dưới ánh nắng của Hà Nội mùa Thu tháng Tám.
Hà Nội sẽ được trả về cho chính nó với thơ, ca, nhạc, hoạ, đầy ắp tình người, trong ngào ngạt mùi hương của hoàng lan và hoa sữa.
Và dưới những cây bàng lá đỏ “ai đó chờ ai tóc xoã vai mềm” sẽ tô đậm thêm nét kiêu sa, lãng mạn của Hà Nội mùa Thu! ■
© 2011 Lê Diễn Đức RFA Blog
HÀ NỘI CỰC KỲ KHẨN CẤP !
HÀ NỘI ĐẾN HẸN … LẠI LÊN !
HÀ NỘI NIỀM TIN VÀ HY VỌNG !
Các bạn ta ơi,
Đây là bài mới của blogger Mẹ Nấm, sau khi Mẹ xuất chinh từ Trung để Bắc để điếu phạt lũ rôbô không tim không óc Cộng Sản.
Mẹ Nấm gặp biết bao đồng chí thân thương trong những ngày đi làm lịch sử đất nước ở thủ đô !
[trich]
Những ngày cuối cùng của tháng Tám sắp đi qua, và Hà Nội đang vào thu.
Tôi không nhớ nhiều về những ngày đầu tháng rực rỡ, những ngày sôi nổi với bạn bè bằng một lần được ngồi trò chuyện với chị Bùi Thị Minh Hằng (Bùi Hằng), chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích) và anh Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk).
Khác hẳn với hình ảnh của một nữ quản ca đầy nhiệt huyết bên Bờ Hồ mỗi sáng Chủ Nhật, Bùi Hằng mà tôi gặp rất vui vẻ và “đanh đá” một cách dịu dàng. Chị khoác tay tôi nhìn từ đầu đến chân rồi bảo: “Ôi con bé này còn bé hơn mình nghĩ”. Còn tôi thì xin phép chị cho tôi rờ xem hàng chữ “Nợ nước – Thù nhà” trên vai là thật hay là dán.
Lúc chúng tôi đang cùng ngồi nói chuyện thì hình như có một anh an ninh gọi hỏi xem chị đang ở đâu, và chị trả lời anh ấy rất nhẹ nhàng: “Em đã ở ngoài đường rồi anh ạ. Hẹn gặp anh tại địa điểm của những người yêu nước nhé!”
Đứng cùng với chị trong đám đông những người tham gia biểu tình tại Hồ Gươm sáng Chủ Nhật ngày 07/08/2011 tôi thực sự thấy phục sức khỏe, và sự kiên trì của chị Hằng. Mọi người hô khẩu hiệu rất phấn khởi, chị giữ nhịp rất đều. Dường như chị không thấy mệt khi phải đi một vòng Bờ Hồ và hát hò cả hơn 3 tiếng.
Khi xem một loạt các tin nhắn hăm dọa chị trong điện thoại, tôi hỏi: “Chị không sợ à?”
Chị trả lời: “Chị đã đi quá nửa đời người rồi em ạ. Sung sướng, khổ nhục gì rồi cũng trải qua, ai cũng sợ, nhưng vượt qua nỗi sợ thì không còn sợ nữa. Chị nghĩ nếu có thể làm được điều gì có ý nghĩa cho đời mình thì chị sẽ làm, vì không thể để đời mình trở thành vô dụng.”
Ấn tượng chị để lại trong tôi, ngoài hình ảnh một người yêu nước nhiệt thành, một người phụ nữ luôn có đầy đủ lý lẽ và lập luận sắc bén để “đối thoại” với lực lượng an ninh còn là hình ảnh của một bà chị tốt bụng, chăm lo đến trạng thái sức khỏe và tinh thần của người khác đến nỗi quên cả bản thân mình.
Dòng cuối cùng tôi nhận được từ chị:
Bùi Hằng muốn làm bó sen – BH muốn làm ngọn đuốc
Ôi Tổ quốc khi cần Tôi chết
Cho mỗi căn nhà, ngọn núi, con sông
Nếu chúng dám tàn bạo với chúng ta, với đồng bào của chúng, cho BH này nguyện châm bó đuốc. Sẽ hãnh diện lắm nếu có thể chết cho lòng yêu Tổ quốc và con người
Trái ngược với sự sôi nổi của chị Hằng, chị Phương Bích (Đặng Bích Phượng) lại là người phụ nữ đối lập.
Gặp chị ở ngoài, tôi không thể tin được, bà chị 52 tuổi, nhẹ nhàng trầm tĩnh này lại có thể nói hàng giờ về bố mình. Chị nói chị đã đi qua thời sôi nổi của tuổi trẻ trong an bình, chị muốn dành hết thời gian của mình để chăm bố. Bố chị Phương Bích có vấn đề với dạ dày, nên hàng ngày ngoài giờ đi làm chị luôn về nhà giành phần nấu ăn cho bác.
Lúc tôi hỏi: “Thế mỗi buổi sáng chị đi tập thể dục ở Bờ Hồ, thì ai nấu cơm hả chị?” Chị bảo, lần nào đi chị cũng tranh thủ đi chợ sáng, rồi lúc “đi dạo” xong, phải về ngay chăm cụ.
Chị Phương Bích ở ngoài dịu dàng, nhẹ nhàng hơn một số bài chị viết trên báo. Chị nói: “không thể tin được là chị lại có thể vượt qua nhiều nỗi sợ hãi để xuống đường cùng mọi người thế này em ạ. Chỉ có thể giải thích điều này bắt nguồn từ tình yêu thiêng liêng đối với Tổ quốc, mà đến chừng tuổi này chị mới cảm nhận được.”
Hôm Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình tại Hồ Gươm, chị Phương Bích thông báo việc các cơ quan ban ngành địa phương đến yêu cầu, thuyết phục và làm áp lực với gia đình chị. Bố chị tăng huyết áp ngã bệnh, gia đình xào xáo.
Dòng cuối cùng chị thông báo trên Facebook của mình lúc 4:33 sáng Chủ Nhật ngày 21/08/2011:
Không ngủ được, dậy viết thư gửi ông NT Thảo. Có lẽ để chiến thắng được trò chia rẽ nội bộ này của chính quyền, ta phải chấp nhận sự hy sinh nào đó. Tôi bỏ nhà đi bụi đây
Người cuối cùng tôi muốn nhắc đến là Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk).
Dũng hơn tôi một tuổi, và chúng tôi thống nhất là gọi tên nhau cho thân mật. Quê Dũng ở tận Việt Trì – Phú Thọ. Mỗi sáng Chủ Nhật hàng tuần, Dũng lại đi xe xuống tận Hà Nội để bày tỏ lòng yêu nước của mình bên Hồ Gươm.
Tôi biết Dũng vì chúng tôi có cùng sở thích là đọc sách, và khi gặp nhau, tôi thực sự thấy phục anh bạn mình. Bạn đọc kỹ, nói chậm nhưng quyết liệt và dứt khoát. Nếu nhìn Dũng ở ngoài, bạn sẽ cho rằng đây là một chàng thư sinh trói gà không chặt. Nhưng có nói chuyện, có trao đổi mới thấy được ước mơ và khát vọng nhìn thấy sự tươi mới trên quê hương mình của anh.
Dũng nói với tôi: “Mình rất gàn, nhưng mình gàn vì mình có một sự thay đổi thực sự. Mình gàn vì muốn đem kiến thức mình biết để truyền lại cho các em” (Dũng có một quầy sách nhỏ trước cổng trường)
Tôi chỉ kịp xiết tay Dũng trong một lần hội ngộ bên Hồ Gươm.
Status cuối cùng trên Facebook của mình Dũng viết:
Không bán nước cho người yêu nước
Cứ thích nô với kẻ vong nô ;)
Tin cuối cùng mà tôi nhận được về Dũng từ bạn bè mình, anh Nguyễn Lân Thắng là thế này:
Lúc Binh Nhì giơ cho mình xem tổng tài sản của Dũng Aduku đưa cho Binh Nhì giữ trước khi tạm biệt để lên Hỏa Lò là 1 chiếc ví da cũ trong đó có 3 tờ 10.000đ. Binh Nhì bảo là Dũng nó có tất cả 80.000đ, đổ xăng xe hết 50.000 đ, ăn trưa 20.000đ còn 10.000 để đề phòng thủng săm xe. Khổ thân em quá, Dũng ơi!
Chúng tôi, nhiều người thấy cay mũi khi đọc những dòng này, xin gọi anh là “Chú lính chì dũng cảm!”
Mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều ký ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay ký ức đó không những đẹp mà còn buồn. Bởi hai người chị, và người bạn của tôi vẫn còn đang bị giam giữ vì bày tỏ lòng yêu nước của mình “không đúng cách.”
Viết cho mùa thu năm nay, không mong gì hơn ngoài sự bình an, vững vàng và tinh thần kiên định của chị Hằng, chị Phượng và Dũng.
[hết trích]
Tin giờ chót đã loan là, mọi người được trả tự do, nên đổi buồn làm dzui !
Lão Ngoan Đồng
Ơi các bạn ta ơi,
Cái anh Lê Diễn Đức mọi lần hung hăng con bọ gậy lắm mà.
Thế mà lần này ảnh viết bài cổ động ủy mị quá làm mình bức xúc
Phải post ngay liền loạt góp ý, tạm gọi là:
HÀ NỘI KHÔNG TIN VÀO NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT !
HÀ NỘI CỰC KỲ KHẨN CẤP ! HÀ NỘI ĐẾN HẸN LẠI LÊN !
1-
Bổ túc video clips phỏng vấn Nguyễn Chí Đức nhé.
Cực hay nhớ, cứ gọi là thấu tình đạt lý lắm cơ đấy.
Ông cộng sản phản tỉnh phản kháng này thuyết đã lỗ nhĩ:
[trích]
RFI đã phỏng vấn anh Nguyễn Chí Đức, làm việc tại Trung tâm dịch vụ khách hàng — Viễn thông Hà Nội, một người tham gia thường xuyên vào các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn tại Hà Nội.
Anh Đức cho biết các quan sát của anh về cuộc trấn áp biểu tình hôm nay và giải thích lý do vì sao anh lại tích cực tham gia vào các cuộc tuần hành Chủ nhật tại Hà Nội :
« Hôm nay, sau khoảng 5 đến 7 phút đầu (của cuộc biểu tình) họ đã cho lực lượng đeo băng đỏ đến áp chế và đưa mọi người lên xe buýt. Họ làm thực sự là rất dứt khoát, nhưng mà vẫn ôn tồn, tức là không nói gì nặng lời với những người biểu tình cả. Còn tôi, bản thân tôi lúc ấy họ cũng định bắt, nhưng tôi tự vệ, tôi co người lại, thế là họ không làm gì được. Một lúc như thế, thì tôi đi về. Tôi đi thẳng lên chỗ công an Mỹ Đình luôn, vì tôi biết thể nào cũng lên đấy mà. Lên đấy, một lúc sau thì rất đông. Đồng bào đi biểu tình và ủng hộ biểu tình rất đông.
Có một sự kiện mà tôi chứng kiến là, lúc anh Lã Việt Dũng ra nói gần như khóc là, khi anh ấy nói về chuyện đảo Gạc-Ma, nơi bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam bị chết (năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa — Việt Nam, khiến 64 binh sĩ Hải quân Việt Nam thiệt mạng), thì những người được hỏi, không biết đảo Gạc-Ma là gì.
Anh Lã Việt Dũng rất là buồn. Lúc ra, anh nói: đảo Gạc Ma bao nhiêu người anh hùng, bộ đội Việt Nam đã hy sinh ở đấy mà lực lượng công an thành phố, tức là các cán bộ chứ không phải những người lính, không biết được. Trong khi những người dân thường vô danh, như anh Lã Việt Dũng, chị Trịnh Kim Tiến, như tôi và rất nhiều đồng bào khác biết sự kiện đảo Gạc Ma đã bị giặc Tàu bắn xối xả như thế, mà các cán bộ của lực lượng vũ trang không biết thì thực sự rất đau lòng.
Khi anh Lã Việt Dũng ra khỏi đồn anh khóc, không chỉ anh khóc mà chính chúng tôi cũng buồn. Tại vì sao như thế, tại sao dân biết những sự kiện kinh hoàng như bắn giết ngư dân, bắt bớ ngư dân, bắn giết cả lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong khi đó, lực lượng công an thành phố, những người trong lực lượng vũ trang, những người phải sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc lại không biết sự kiện ấy. Họ thờ ơ hay họ bàng quang ?
Cho nên, tại sao lại có những cuộc biểu tình như thế này ? Để đánh động dư luận đã đành, mà còn đánh động trong hàng ngũ chính quyền, từ cao nhất là Bộ Chính trị, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, là : các anh phải hiểu rằng, bao nhiêu người xả thân cho chế độ này. Họ xả thân không phải vì lý thuyết cao xa, mà vì họ yêu nước. Họ đã theo đảng cộng sản, giống như rất nhiều anh hùng trong quá khứ, họ đã hy sinh vì Tổ quốc. Mà các anh, bây giờ đang nắm trọng trách, mà không nghĩ đến việc tuyên truyền cho nhân dân, thì có phải đau lòng không ?
Mai mốt, giặc Tàu nó nã súng, nó cướp đảo, thì bấy giờ mới ngã ngửa ra. Tục ngữ Việt Nam có câu, « đừng mất bò mới lo làm chuồng ». Đến lúc đó là quá muộn rồi.Cho nên, chúng tôi hầu hết là vô danh, bản thân tôi nếu không bị đạp cũng chỉ là người đi biểu tình bình thường như bao lần thôi, không có ảnh nào về tôi cả (Nguyễn Chí Đức là người bị khiêng và bị công an đạp vào mặt trong cuộc biểu tình 17/7/2011).
[hết trích]
(còn tiếp)
Ơi các bạn ta ơi,
Thế là cuối tuần này phe ta tự ý nghỉ xả hơi (tạm thời hay nghỉ vĩnh viễn).
Nghiã là hổng có đi biểu tình hay lên đàng xuống đàng, rồi dzô nhà đá đấu lý
với đám rô-bô tay sai hạ bộ Cộng đảng như tuần rồi dzui gần chết he ta ơi !
Thế là mình dzở cái cũ ra xem để cùng nhau rút kinh nghiệm chiến đấu kỳ tới.
1-
Này là YouTube với màn phỏng vấn của RFA đến nữ hoàng biểu tình Bùi Minh Hằng.
Ôi cô nàng tốt tướng tốt giọng nhờ bộ phổi thép, hô khẩu hiệu liên tục không hề lạc tông !
Thiệt đã lỗ nhĩ nghe Minh Hằng tươi cười đàm đạo với phóng viên.
Nào là khi cô phải đánh vật với bọn rôbô nhất định không cho lấy vân tay;
có lúc lại tự nhiên hỏi mượn bút chúng để viết những vần thơ chiến đấu như sau :
ÔI TỔ QUỐC NẾU CẦN TÔI CHẾT
CHO NHỮNG CON ĐƯỜNG, NGỌN NÚI, CON SÔNG
ÔI TỔ QUỐC NẾU CẦN TÔI SẼ CHẾT
CHO ĐỒNG BÀO TÔI, CHO MÁU THỊT CỦA TÔI
Cô nàng Hằng còn ní nuận với công an rằng, nếu bảo hô khẩu hiệu làm mất trật tự công cộng,
lần sau theo tinh thần câu nói của ông Nhanh nhẩu đoảng, xếp công an, cô sẽ dùng băng bịt miệng,
nhưng vẫn mang dải băng khẩu hiệu, cờ quạt xuống đường biểu tình chống Tàu theo qui định chung !
RFA phỏng vấn Bùi Thị Minh Hằng
http://www.youtube.com/watch?v=gV6wzeU_5n8&feature=related
2-
Phỏng vấn anh Nguyễn Chí Đức
http://www.youtube.com/watch?v=8MfoZDFs-Ys&feature=related
Cái nhà anh Chí Đức hay Trí Đức phải gió này nhờ đạp một cái vào ngực nên thông khí phổi sao í,
ăn nói cũng hay chả kém gì cái nhà cô Hằng. Nghe ảnh ní nuận mà thương cho đảng và nhà nước ta !
Tóm lại,
HÀ NỘI KHÔNG TIN VÀO NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT !
HÀ NỘI CỰC KỲ KHẨN CẤP ! HÀ NỘI ĐẾN HẸN LẠI LÊN !
Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng
Của núi sông hôm nay và mai sau
Chân ta bước lòng ung dung tự hào
Kià biểu ngữ ta nâng cao quá tầm tay !
Ôi Đông Đô, hồn thiêng núi sông còn ghi nơi đây
Ơi Thăng Long, ngày nay chiến công rạng danh núi sông
Hà Nội mến yêu của ta
Thủ đô mến yêu của ta
Là ngôi sao mai rạng rỡ
Sáng soi bóng đêm Trường Sơn
Lắng trong nước sông Cửu Long
Nhẹ nâng bước chân xuống đương
Át tiếng Cộng gào !
Lão Ngoan Đồng
Loa thành ơi, ai lường gạt Mỵ Châu
Áo lông ngỗng tình xưa còn trắng tóc
Tổ Quốc tôi đau mà không dám khóc
Hoa cau cười nhoè nhẹt áo nàng Bân
Trần Mạnh Hảo
Lường gạt được mình 1 cách hiệu quả nhất, thường là người “quen”!
Tháng Tám
Tháng Tám trên xứ người lặng lẽ
Chờ trông tin từ quê mẹ xa xôi
Mẹ Việt Nam, ôi thương quá đi thôi
Giòng lệ chảy của đứa con xa xứ
Tháng Tám
Thân Mẹ cắt
và con đang khóc
Đâu Hoàng sa, Trường Sa
đâu Bản Giốc quê ta
Con chưa đến
và sẽ không bao giờ được đến?
Nơi xứ người con nuốt hận mãi khôn nguôi
Tháng Tám
Trời thật buồn trên xứ sở của người
Con két phương nga lại kêu ” kẹt, kẹt ” .Rõ là “con kẹt”. Mới đây thôi, “con kẹt” này vừa la làng phản đối tàu cộng hợp tác với Pháp thăm dò dầu khí tại vùng biển bắc quần đảo Trường sa thuộc VN và việc bắt giữ ngư dân Quảng Bình ngay tại tọa độ thuộc lảnh hải VN và đòi tiền chuộc 6.000 đô – không khác gì bọn cướp biển Somali thời nay hay giặc Cờ đen( còn gọi là tàu-ô) năm xưa bị quân lính triều đình đánh đuổi. Vậy mà bộ đội “hãi quần” (hãi đái trong quần) -”bộ đội-cu hồ” từng nổi danh đánh tàu Ma-đốc của đế quốc mỹ – biến mất xác. Chắc là sau khi bị hải quân trung quốc bắn đạn thật giết chết 64 đồng đội đang tải hàng trên dãy đá đi vào đảo Gạc-Ma của VN năm 1988 – clip trên mạng Youtube còn nghe rõ tiếng cười man rợ, do giặc tàu tải lên – thì hải quân nhân dân VN bị “transformer” thành “hãi” quân nhăn răng hết (mẹ) nó rồi còn đâu !
Chúng tôi tiếc thượng cho xương máu đã đổ xuống Biển Đông VN của 64 chiến sĩ VN đã bị BỌN ĐỒNG THUẬN đem bán rẻ cho tàu cộng.
-HÀ NỘI BẮT GIỮ và ĐÀN ÁP những người biểu tình “Chống Bọn Xâm Lược Tàu trên Biển Đông đã giết hại hàng trăm ngư dân VN” LÀ ĐỒNG THUẬN với giặc – LÀ BÁN RẺ MÁU XƯƠNG của hơn 2 vạn rưởi đồng bào vừa dân vừa dân quân và bộ đội anh hùng Sư đoàn 337 chiến thắng quân trung quốc xâm lược – mà bia ghi công đã bị đục bỏ!
-Cộng đảng Ba đình đang ĐỒNG THUẬN vì sợ chết khiếp lời một mạt tướng tàu đe tát vào mặt, và dạy cho bài học thứ hai – sau bài học năm 1979 – cho nhớ lâu hơn !
-Người Dân biểu tình chống trung quốc xâm lược, giết hại ngư dân VN đã bị cho là PHÁ HOẠI tình hữu nghị 14 chữ “tàu” và bị bắt giữ – Còn tàu cộng bắt giữ 5 ngư dân và phương tiện đánh cá đòi tiền chuộc 6.000 đô-la thì KHÔNG !