WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [2]

7- NGUYỄN VĨNH TIẾN

(Gương mặt trẻ tiêu biểu 2005)

Giám đốc văn phòng Kiến trúc & Thương Mại Việt-Pháp (T-group)
Sinh năm 1974
- Tốt nghiệp loại giỏi, Cao học Pháp Ngữ (Master Francophone)
“ Toulouse-Hà nội 2001-2004 ”. Chuyên ngành :
“ Thiết Kế Đô Thị -Di Sản và Phát triển bền vững ”
- Học bổng Bộ văn hoá Pháp 2003, thực tập tại S.D.A.P-Toulouse về chuyên đề : “ Thiết kế đô thị, Di sản và phát triển bền vững. ”
- Tốt nghiệp Đại Học Kiến Trúc Hà nội năm 1996.
- Giải nhất Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC 1994.
- Giải nhất nghiên cứu khoa học Bộ Giáo Dục và Đào tạo 1994.
- Huy chương tuổi trẻ Sáng tạo 1994
- Bài hát tiêu biểu được giải bài hát Việt : Giọt sương bay lên

Địa chỉ : Số nhà 50, Ngõ Lương Sử C, Quốc Tử Giám, Hà Nội

Mời bạn nghe Ngọc Khuê hát Bà Tôi của Nguyễn Vĩnh Tiến

Ba Tôi – Ngọc Khuê

Nguyễn Vĩnh Tiến được mệnh danh là người “ bay giữa thơ, nhạc và kiến trúc “. Anh cho biết : “ Tôi thấy trong kiến trúc có nhạc tính, có nhịp điệu, có thi ca của vật liệu, có cảm xúc của không gian và ngược lại trong âm nhạc và thi ca có những kết cấu và biểu hiện của kiến trúc

Về nghệ thuật, anh nghiêng về tinh thần Hậu Hiện Đại. Anh thổ lộ : Tôi đang rất thích nghệ thuật hậu hiện đại, nói đúng hơn là tinh thần hậu hiện đại. Đó là những mảnh rời rạc không liên kết, không bị ràng buộc, vô cùng tự do.Cuộc sống đầy những lát cắt khác nhau, thậm chí là nhát cắt dở đột ngột bị nhát cắt khác cắt ngang, hoặc đổi hướng, hoặc bị tác động không ngừng, và đó chính là hậu hiện đại, nó là thứ tổng hợp, đầy cảm xúc (5)

Một cội nguồn sáng tạo khác nưã làm nên Nguyễn Vĩnh Tiến là gia đình và quê hương. Anh khẳng định : Ở thế hệ chúng tôi, chất dân gian rất tự nhiên, nó thấm thía vào trong người qua những chương trình trên radio và những đoàn văn công lưu diễn. Tôi sinh ra trên quê hương của hát xoan, hát ghẹo Phú Thọ – một kho tàng âm nhạc rất phong phú. Chú tôi là nhạc sĩ và ngay từ nhỏ, ông đã dạy tôi rất nhiều bài hát cổ.(6)Tuổi thơ của tôi phải xa mẹ nhiều vì mẹ tôi hết học ở Hà Nội lại đi công tác nước ngoài… Tôi đã sống một tuổi thơ của mình với bố, các em của mình, với bà ngoại. Một ấn tượng làm nên bài thơ cũng như chất liệu cho bài hát chính là bà luôn đưa các cháu của mình ra đến tận đầu làng và bà đứng ở đó rất lâu tới khi khuất bóng. Khi tôi đã đi xa 1, 2 cây số và quay đầu lại vẫn nhìn thấy một chấm đen giữa cánh đồng mênh mông ấy. ấn tượng đó rất mạnh mẽ và theo tôi suốt cuộc đời.

So sánh với các nhà thơ trẻ khác, Nguyễn Vĩnh Tiến có được một cuộc sống thành đạt, lại có đuợc những cội nguồn sáng tạo phong phú, nhưng những điều ấy có làm nên một diện mạo thơ ca đặc sắc cho riêng anh không ? Anh nổi tiếng ngẫu nhiên nhờ âm nhạc, chủ yếu nhờ công nghệ quảng cáo, bởi vì anh không phải là “dân chuyên nghiệp” trong làng nhạc. Anh làm thơ chưa nhiều. Tôi nghĩ rằng, anh chưa định hình được một khuôn mặt thơ với những nét riêng về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, dù rằng thơ anh ít nhiều đã có những dấu chỉ một khả năng có thể đi xa trên con đường sáng tạo

Những bài thơ có nét riêng cuả anh làm người đọc xúc động là những bài anh viết bằng ngôn ngữ biểu cảm, thể thơ truyền thống, diễn đạt tinh tế và mới lạ tình yêu gia đình như  Ông Tôi, Ba Hôm Nưã, Héo Mòn Một Xâu (bài này viết thành ca khúc Bà Tôi ).

Ông tôi vẫn chỉ lên trời
Bảo rằng nơi ấy có thời vàng son
Bao nhiêu những cái méo, tròn
Nếu đem cộng lại, chỉ còn số không
Bấy giờ tôi chẳng nghe ông
Toàn đem những thứ mênh mông về nhà
Tôi yêu dàn mướp của bà
Cái kim mẹ giữ, chậu hoa bố trồng
Yêu bài thơ mới viết xong
Dẫu bạn bè đọc, bảo: không hiểu gì

“Một cánh chuồn chuồn”
(bài thơ viết thời sinh viên)

Cười cười một chuỗi
Ta thử bụng ta
Có mùa thóc lép
Lợp trên mái nhà
Có mùa hoa cà
Tự nhiên tím tái

Bà ví lông gà
Vàng như vườn cải
Ông ví mặt trời
Như lời mối lái
Ta ví tình ta
Như trò nghịch dại
Ta lên kẻ chợ
Có buôn được đâu
Khi về lúc lắc
Héo mòn một xâu
Qua đò lộn túi
Anh lái gật đầu.
(Héo mòn một xâu)

Đó là những ký ức tuổi thơ được ghi nhận một cách tài hoa, nó khơi được nhiều tình tự trong lòng người đọc, nó gần gũi như ca dao, đồng dao. ( Bài Héo Mòn Một Xâu còn có hơi thơ Trần Đăng Khoa trong bài Hạt Gạo Làng Ta )

Những bài thơ anh viết bằng ngôn ngữ ẩn dụ chưa định hình một các viết, một khuôn mặt tư tưởng và một cốt cách nghệ thuật. Nhiều ẩn dụ cuả anh trở thành siêu thực, khiến cho người đọc khó lần ra những điền anh suy tưởng. Những câu chuyện anh kể như trong một giấc mơ hoang tưởng, mà giấc mơ thì không dễ gì giải mã, nó chập chờn mơ hồ, và đôi khi chỉ là do rối loạn tâm lý . Anh lung túng giưã hoang tưởng và hiện thực, giưã nghệ thuật và tư tưởng

Tôi gặp cái chết của tôi
Đó là cái que dài vô tận
Giữa một khu rừng trồng toàn những cánh tay người
Khi mặt trăng nhe ra một nụ cười

Tôi che thân bằng một tàu lá chuối
Rón rén đi theo cái chết của mình
Bỗng trên thân que ló một chùm gai bưởi
Máu của tôi từng giọt sáng lung linh

Đi hết khu rừng
Tôi chui vào một căn nhà tranh
Sưởi ấm cùng một người con gái
Bếp lửa bập bùng, suối tóc bập bùng
Bức tường lờ mờ, đôi mắt dại.

Không ai nói một lời
Giữa ngàn cánh tay vẫy
Tôi để riêng cho đôi mắt mình một đôi tay con gái

Khi trời hừng lên – vẫn một cái que dài
Dựng đứng lên bên những que dài khác
Tôi ngước nhìn lên tia nắng chiếu qua mình
Và tiếp tục vươn đôi bàn tay bỏng rát

Không thể kéo được mặt trời vào lòng
Không thể bám vào cái que dài – đi mãi
Không thể quay đầu với khu rừng tay vẫy
Tôi ngả người ra trên bãi cỏ xanh.
(Bãi cỏ xanh)

Anh kể rằng, trong một đêm, trăng nhe ra cười, anh gặp cái chết cuả anh,“ đó là cái que dài vô tận / Tôi che thân bằng một tàu lá chuối / Rón rén đi theo cái chết của mình . Đi hết khu rừng /Tôi chui vào một căn nhà tranh / Sưởi ấm cùng một người con gái. Khi trời hừng lên/ Tôi ngước nhìn lên tia nắng chiếu qua mình/ Tôi ngả người ra trên bãi cỏ xanh.”. Cái chết cuả anh là một cái que dài vô tận có nghiã là gì ? như một giấc mơ hoang tưởng trong đêm có nghiã gì ? Sau một đêm hoang tưởng, và bất lực với sự hoang tưởng ấy, anh trở về thực tại, ngả người ra trên bãi cỏ xanh.

Tôi nhận thấy sự lung túng tư tưởng cuả anh là ở chỗ,  anh định nói điều gì đó về nỗi chết hiện sinh trần trụi, che thân bằng lá chuối, trong một thế giới như một khu rừng trồng toàn bằng cánh tay người, và bất lực không thể giữ được gì, không thể bám víu được gì, không thể trở lại nơi xuất phát. Nhưng những suy tưởng ấy lại trên một bối cảnh rực rỡ, tươi vui. Có trăng cười, có trời hừng lên, tia nắng chiếu qua mình, có bãi cỏ xanh. Dường như anh an nhiên trong ánh sáng, sự sống , chứ không lạc mất trong hiện sinh quy tử, không thấy cuộc hiện sinh là phi lý là đáng buồn nôn

Cũng có khi anh run sợ trước hiện sinh, tất cả cứ trôi đi, con người trở nên xa lạ, trở nên đất đá hiện hữu nỗi chết

Những bầu trời đang mọc trên tường
Mây trôi đi
Người thấy mình một bức tranh thật buồn thảm

Không mọc nổi mật ngọt
Ngoài tường con chim hót líu lo chợt bay đi

Khách khứa mọc trên tường
Không ai biết hát ca trù
Không ai biết uống cạn giếng nước

Đất đá mọc trên tường
Tiểu sành và khói mộ

Còn ngươi
Hãy cứ đứng đó mà run sợ
(Mọc trên tường)

Có lúc anh cũng cảm nhận được cuộc sống nhàm chán, cả cái chết cũng nhàm chán, vô nghiã (Bản Tin Cuối Ngày), “thấy phi lý nhảy dựng lên” và tất cả đều phát điên lên trong những  giấc mơ loè loẹt, nhưng anh vẫn bình tĩnh châm thuốc hút, và cười giưã đống chăm buổi sáng(Phát Điên). Giưã những buồn, cô đơn và nhớ quên, anh vẫn nhớ , “Sực nhớ / Có một ngày xưa/ Có một ngày đung đưa /Có một ngày rất lưa thưa (Quên Bẩm Sinh). Bị lạc mất trong những mải mê cuộc đời, Tôi lao như mũi tên mê theo quả bàng chín ẩn hiện trong lá tim, anh vẫn còn những kỷ niệm quê hương và tuổi thơ giữ cho trái tim mình một sức sống tươi trẻ “… Sông Thao lẽo đẽo chảy trong người Trung du thở những cánh cung căng cứng.” (Trung Du). Anh  anh bị hiện sinh rượt đuổi, bị trôi đi trong dòng thời gian, nhưng anh đủ tỉnh táo để trở về hiện thực “Tôi không muốn trôi đi một cách miễn cưỡng nữa.. Tôi vừa quyết định một cách nghiêm túc/ Rằng tự tôi sẽ dừng lại…” ( Giưã Muà Động Vật Âm Vang)

Có thể cuộc sống thành đạt cuả anh chưa đủ cho anh trải nghiệm hiện sinh, vì thế trong thơ anh, mới chỉ là những chập chờn siêu thực về hiện sinh (Bàn tay Muá, Trong Căn Phòng, Bãi Cỏ Xanh), chưa định hình tư tưởng, có đôi khi  loé lên một chút ánh sáng (Những Ý Nghĩ Trên Đại Lộ Tư Duy), nhưng tất cả vẫn còn mơ hồ. Bài Con Chồn Hoang được Nguyễn Hữu Hồng Minh cho là một bài hay nhất, nổi tiếng nhất cuả Nguyễn Vĩnh Tiến thì tư tưởng thơ vẫn chưa hiện hình lên được ( nghiã là vẫn lúng túng giưã nghệ thuật thể hiện và tư tưởng chưa định hình )

Tôi nghĩ, nếu Nguyễn Vĩnh Tiến chuyên tâm làm thơ và biết phát huy cái tài hoa cuả mình, anh sẽ là một khuôn mặt thơ có nhiều nét duyên.

© Bùi Công Thuấn

Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [1]

1 Phản hồi cho “Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại [2]”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    THI CA VÀ CUỘC ĐỜI

    Cuộc đời như vườn hoa
    Thi ca là con bướm
    Đời bao nhiêu mật ngọt
    Bướm tha hồ rong chơi

    Đừng vẽ vời cuộc đời
    Giống như vườn trái cấm
    Bướm không lối bay vào
    Còn giá gì đôi cánh

    Nhà thơ như con ong
    Bay thung dung trước gió
    Gió nhẹ nhàng không bão
    Chuyện gì phải gò lưng

    Lời thơ như chim hát
    Chim chỉ hót vô tư
    Đời nhẹ nhàng gió thoảng
    Hì hục cốt làm chi

    Thơ giống hạt mưa bay
    Nhẹ nhàng mà lất phất
    Đâu như con bù nhìn
    Giả đò dọa chim chóc

    Thơ vốn chỉ trò chơi
    Người chơi luôn thong thả
    Cuộc đời giàu đam mê
    Cuộc đời không tất tả

    Thơ như lời nói thật
    Lời nói trong cuộc đời
    Giữa những người vốn thật
    Cần nói dóc mà chi

    Vậy nên thơ thoải mái
    Không dối trá cuộc đời
    Không làm duyên vô lý
    Không tỏ mình nhà thơ

    Võ Hưng Thanh
    (28/9/11)

Phản hồi