WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại

MỘT THẾ HỆ MỚI

Đó là một thế hệ có trình độ học vấn, đa tài và hoạt động ở nhiều lĩnh vực xã hội. Họ sáng tạo nghệ thuật và có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế. Họ khẳng định một thế hệ trẻ hôm nay của một đất nước mở cửa và hội nhập, hoàn toàn khác với thế hệ nhà thơ đi trước trưởng thành trong chiến tranh. Nguyễn Hữu Hồng Minh cho biết :“Có xu thế thăm dò và cổ vũ mọi tìm kiếm, mọi thể nghiệm trong nghệ thuật Thơ của người viết trẻ…Đó là thế hệ dò tìm, phác họa chân dung, gương mặt của chính mình sau chiến tranh. Nói cách khác, giả sử cha anh chúng tôi đã sinh trưởng vào thời điểm như chúng tôi, thế hệ của e-mail, chat, internet…, khi thông tin đang mở rộng và thu hẹp lại thế giới, thì chắc họ cũng phải trăn trở, cũng phải thể nghiệm như chúng tôi…Dò tìm gương mặt mới của thế hệ “(1).

Xin đơn cử một vài trường hợp:

Nguyễn Vĩnh Tiến, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, Cao học Pháp Ngữ (Master Francophone) “Toulouse – Hà Nội 2001 – 2004”. Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc & Thương Mại Việt Pháp (T-group), là người “bay giữa kiến trúc, nhạc và thơ” .Văn Cầm Hải, cử nhân Văn khoa, Cử nhân Luật khoa. Tu nghiệp báo chí tại Hà Lan 2002. Được mời tham gia chương trình Viết văn Quốc tế tại University Of Iowa (The University of Iowa, International Writing Program) Mỹ, 2005. Nguyễn Thúy Hằng, họa sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, học nâng cao về hội họa đương đại tại Mỹ. Lê Vĩnh Tài, Đại học Y Khoa Tây Nguyên Buôn Ma Thuột, làm nghề tự do. Phan Huyền Thư, tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Văn năm 1993, là biên kịch Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Nguyễn Vĩnh Nguyên khoa ngữ văn, Đại học Đà Lạt, 2001, là phóng viên văn hóa của báo Sài gòn Tiếp thị. Vi Thùy Linh, Đại học báo chí, Trần Ngọc Tuấn, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nhà thơ. Nhà văn. Nhà báo. Từng được trung tâm văn học Literaturwerkstatt (Berlin) và Viện Goethe Institut (Munich) tổ chức dịch tác phẩm và mời sang Đức nói chuyện, giao lưu, đọc thơ. Thơ anh được giới thiệu trên tạp chí Thi Bình (số 5.2005) của Hàn Quốc, được đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại.

Nguyễn Huy Thiệp đã từng nhận xét như thế này, và tôi tin rằng ông đã ngộ nhận. ” Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều…”vô học”, tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào “cảm hứng” để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự – số này đếm trên đầu ngón tay – là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả…(2)

Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp cận thơ trẻ ở ý thức sáng tạo của tác giả, ở thi pháp và phong cách (nếu có) để thử phác họa chân dung từng nhà thơ, định hình gương mặt của một thế hệ nhà thơ mới qua những tên tuổi ít nhiều đã tự khẳng định mình trong thơ ca…

NHỮNG GƯƠNG MẶT MỚI

1. NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

Nguyễn Hữu Hồng Minh là người được tạp chí Thi Bình (số 5.2005) Hàn Quốc, đánh giá là một trong số ít những nhà thơ trẻ triển vọng, có nhiều cách tân đột phá của thi ca Việt Nam hiện đại.

Thơ của anh là thơ tư tưởng. Anh suy tư sâu sắc những trải nghiệm.

” Sự sống thật là sự sống réo trên đầu sự chết”

(Sự Sống Thật)

Anh thấy sự chết hiển hiện trong tất cả tồn tại.

“ Tôi thấy cái chết ló dạng trong những câu thơ tôi vừa viết…

“Chúng ta người đã chết lại bàn cãi quá ồn ào về cái chết “

(Sự Vụ)

Hiện hữu đối với NHHM là hiện hữu thừa và dơ bẩn (Ghi Chép Rời), hiện hữu phân rã (Sóc Trăng, Lỗ Thủng Lịch Sử). Con người xa lạ với chính mình, xa lạ với tha nhân. ” Giữa chúng ta những bến không bờ / Những bờ không bến / Chúng ta nhị nguyên “ (Giữa Chúng Ta). “ Đôi khi tôi giật mình vì một tiếng nói xa lạ / như tôi tìm được thanh đới mình từ cổ họng những người đã chết” (Tiếng Nói Bội Trương). NHHM không thể hình dung nổi người yêu của mình Giữa một “ cuộc tồn tại không tình yêu, không em trơ vắng hoang điạ những ngón tay đồ tể khai quật hoa văn xác ướp “ (Mẫu Tự).Tất cả vui lấp trong cát, tuyệt vọng. “ Em ơi, hãi bới cát tìm cuống họng cho anh / để anh tập đánh vần lại chữ A / A!A!A! / Trước một đời sống cát “ (Bài Cát).

NHHM mất phương hướng trong cõi hiện sinh chỉ là những mảnh vỡ . Hắn là một kẻ không đầu, không tay chân, không cả dương vật, không tiếng nói. Một Ngày Tự Do cũng là tự do ý thức về cái chết , hiện sinh Chậm Như Thùng Thuốc Nổ.

“Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn

Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội

Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau

Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang

Dạng háng! Hãy dạng háng!

Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít…”

(Lỗ Thủng Lịch Sử)

“Y lang bang đâu khi không đầu ?”

(Ăn Hải cảng)

NHHM trăn trở nhiều về thơ ca, nhưng thơ ca cũng chết, anh bế tắc:

Mi không phải là thi sĩ!

Khốn nạn mi không phải là thi sĩ!

Đừng ảo tưởng!

Chữ nghĩa đã hoá gạch đá xây mồ táng mi…

Giã từ thôi, giã từ.

Trên bàn tay bại liệt của mi ngòi bút trơ cạn dòng suối máu…

( Giã từ )

Có thể nhận thấy NHHM còn đang trải nghiệm, anh chưa đạt tới ý thức về nỗi chết bằng Haller trong Sói Cô Đơn (Steppenwolf) của Hermann Hesse. Anh nhận ra một thế giới xa lạ nhưng chưa nhìn thấy cái xa lạ, phi lý như trong Kẻ Xa Lạ (L’étranger) và Ngộ Nhận (Le malentendu) của A.Camus. Anh vẫn còn hăm hở “ăn“ trong cuộc hiện sinh và “Không nghĩ mình có thể ăn nhiều thế “(Ăn Hải Cảng) mà chưa chưa trải nghiệm trạng thái buồn nôn của J.P.Sartre. Anh chưa vượt qua được hiện sinh như S.Kierkegaard hay Nietzsche. NHHM mới chỉ chạm tới tư tưởng về hiện sinh. Có thể anh sẽ còn đi tiếp hành trình tư tưởng của mình trong thơ ca.

Về nghệ thuật, thơ NHHM chưa vượt qua được những thành tựu của người đi trước.Thơ anh giàu chất suy tưởng, nhưng suy tưởng của anh không phong phú bằng Chế Lan Viên, anh thể hiện tư tưởng hiện sinh nhưng anh chưa tiếp cận được cách viết dòng ý thức như thơ Thanh Tâm Tuyền (bài thơ Phẫu Tích là một bài có cách viết gần như bài thơ Đen của Thanh Tâm Tuyền). Khi anh viết về những trải nghiệm ăn chơi, người đọc còn nhận thấy ảnh hưởng của Đỗ.Kh. Anh đem cái tục vào thơ chẳng khác gì những nhà thơ “hậu hiện đại“ nói tục như những kẻ đầu đường xó chợ.

“ Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết

Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản

(Lỗ Thủng Lịch Sử)

Đọc những dòng thơ trên, người đọc hẳn hoài nghi về ý thức sáng tạo của anh. Anh cho rằng: “Thực ra ngôn ngữ rất ít hoạt động. Nó “ngủ” là chính. Nó chỉ thức dậy và quậy tung náo loạn do ý thức điều khiển của bộ não và cảm giác. Nó cũng không có từ đẹp hay từ xấu. Từ đẹp hay xấu là do cảm quan cá nhân của người sử dụng và bối cảnh sử dụng…”. Nói về nhà thơ nhà văn, anh chủ trương: “Tại sao khi họ dám xây dựng, tạo ra được một nhân vật thì lại không dám để mình biến thành một nhân vật trong mắt kẻ khác?”, vì thế anh dùng từ “vô tư” và nêu đích danh những đồng nghiệp văn chương làm đối tượng chơi chữ của mình. Tôi nghĩ rằng, văn chương, ngôn ngữ không chỉ là con chữ trung tính, mà còn là văn hoá, tư tưởng, và thẩm mỹ . Anh đã lật đổ những “ đại tự sự “ để dùng cái ấy vỗ vào mặt đồng nghiệp của anh. Xin nhớ, họ là những người có nhân cách, là những nhân vị xã hội, một Con Người với tất cả giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống dân tộc. Anh đánh đồng họ với cái giống của anh và muốn đối xử với họ chỉ bằng cái giống bản năng sinh vật thì hẳn đó là một sự tha hoá, không còn là nghệ thuật nữa.

NHHM chưa định hình một khuôn mặt thơ với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của riêng anh…

2. VI THÙY LINH

Đối với Vi Thùy Linh, tình yêu và thơ là định mệnh. Nhà thơ tâm sự: “12 năm làm thơ, sống cho thơ, tôi ngày càng thấm thía thơ là định mệnh của tôi…Có 2 lĩnh vực trường tồn qua mọi thời đại, bởi sức mạnh thiêng liêng vượt qua mọi ranh giới, khác biệt, màu da, ngôn ngữ : đó là Tình yêu và Nghệ thuật. Sống cho thơ và vì thơ mà sống đẹp, tôi vẫn tiếp tục hành trình thơ, hành trình tình yêu của mình.”(Sống Thơ, 6.2007). Trước Vi Thùy Linh (VTL) đã có nhiều người làm thơ tình, VTL đã làm mới thơ tình như thế nào?

Thơ tình VTL là thơ tình của người đang yêu, đang đắm say hạnh phúc và hoan lạc. VTL miêu tả cuồng nhiệt hạnh phúc nhục thể hoà trong hạnh phúc tinh thần trong nhiều bài thơ như Âu Cơ, Tình Tự Ca, Trên Ngực Anh.

Hồi hộp đến cuối đường tơ lụa
Tây Tạng mê ảo cuồng hoa
Trứng nhộn nhịp thụ thai
Âu Cơ rũ váy rũ nghiệt ngã
Lại hứng hứng gió thốc
Thôi miên những cánh cửa chồi răng

Hoa Thùy Linh
Đàn đàn mũi tên bay từ giữa hai đùi
Bắn nát sự cam phận.

(Âu Cơ)

“Suốt đêm suốt đêm

Những khát khao được giải phóng “

(Bản Đồ Tình yêu)

Trong đam mê và say đắm nghiệm sinh tình yêu nhục thể, VTL đặt thành những tín niệm… Tình yêu làm nên nhân loại

“Trong lòng em, anh khai thị thế gian“ (Âu Cơ). Tình yêu là ánh sáng, là ngày mới là sự sống.

“Cả thế giới chật ních buồn phiền bỗng nhiên vắng lặng
Để loài người học yêu nhau trở lại
Để loài hoa không bao giờ mãn khai, hé mở “

(Đường Ong)

Tình yêu cứu rỗi nhân loại:

“Thế giới loạn ly vì lũ khủng bố cuồng man ngu muội cực đoan quá khích

Nắm lấy tay nhau, những bàn tay không biên giới!..

Những làn môi mọng đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ánh sáng

Nếu cả loài người đều yêu nghệ thuật và thơ hay, sẽ không còn cái ác”

(Hãy phủ thơ khắp thế giới của em!)

VTL kêu gọi giải phóng phụ nữ

“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi! Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi”

(Bản Đồ Tình yêu)

Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn

Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn

Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố

(Yêu Cùng George Sand)

VTL khai thác triệt để những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: Bàn Tay, Đôi mắt Anh, Trên Ngực Anh, môi hôn, làn da, ”lưng anh lưng em tự sóng”, “ anh hòa em vào máu”.

Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên

Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên

Trên lưng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng

Môi em trườn đêm căng

Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt

Vào lúc Anh lên em lên Anh

Thụ tạo giấc mơ ấp ủ

Em đạt khát khao làm Mẹ

(Nơi Ánh Sáng)

Yêu là liều, bất chấp ngặt nghèo ngăn cấm

Chẳng có gì trói buộc, hoãn, sợ run

Lúc 12 giờ đêm đến gần Anh đang đợi

Phòng ngủ biển xanh mây bay thiên thanh

Chiếc giường đàn hương – máy bay bằng gỗ

Dâng mình lên theo cơ thể ngụt ngàn

Dâng từng đợt mưa say đợt cắn

Anh trai tráng hệt như chưa lần nào

Em nữ tính nhiều mà sao vẫn thiếu

Đoá nhung đen nở mịn đường cỏ ấm

Còn nợ mùa thu vì em trắng quá

Suốt đời mải miết chạy theo tình yêu

(Tình Tự Ca)

Tuy say đắm nhục thể nhưng VTL vẫn đủ tỉnh táo để suy tư về tình yêu trong những tương quan nhân loạị, nhìn đời tươi xanh.

Anh dắt em đi mãi trong màu xanh thành phố, trên triền xanh của sóng, giữa không tận bầu trời

Chúng mình đã đi qua bao thế kỷ bất an, sao loài người yếu đuối đến thế ?!

Chúng mình đã đi qua ánh sáng bao nền văn minh huy hoàng, mà nhân gian vẫn tìm gì mãi thế ?!

Điều quan trọng nhất, bí mật hệ trọng nhất là biết yêu nhau trong sự sống tận cùng

Đi bộ qua những vòm trời, anh nằm bên em giữa thời đại mệt nhoài rạn bóng những thế kỷ

Nhắm mắt để chuỗi ánh nhìn vẹn nguyên phát hàng triệu tia bích ngọc

Máu anh truyền em truyền đời xanh thẳm

(Xanh)

Ta đi tìm thời gian đã mất trong thời gian đang trôi

Ta ước về tháng ngày chưa đến trong thời gian đang trôi

Thong thả yêu nhau bằng khí lực thanh xuân, giữa chớp nhoáng ngày đêm – tình huống nghiệt ngã của tạo hóa

Tận hưởng xuân ngưng lại mùa huyền bí

Làm như quên tình tiết trai gái hôn cháy cả giao thừa…

Trên da thịt đôi ta, theo hơi thở Anh, mưa xuân đang ấm

Gió lên tình, vờ không phân biệt nổi mùi nàng với ngàn hoa

(Ngưng lại mùa xuân)

VTL cũng có những bài thơ tạo được những xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, không chỉ về niềm hoan lạc và về cả nổi buồn (Nhật Thực, Phía Ngày Tắt Nắng).

Khi anh đẩy em bằng mắt
Trăng vừa tròn mười chín!
Em đã thả đi bao nỗi buồn
Buộc bằng tóc rụng,
Tóc đã rụng mùa mùa nhiều rồi
Mà chưa thấy nắng lên,
Em oà vỡ,
Những nỗi đau chèn nhau,
Em lầm lũi đến trước cổng nhà anh!
Nhặt xác nỗi buồn còn tươi nguyên,
Đốt lên thành lửa ném lên trời,
Đốt lên thành lửa ném lên trời
(Phía Ngày Tắt Nắng)

Nếu so sánh với thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, thơ tình Vi Thuỳ Linh đã mới hơn nhiều. Người đọc vẫn nhận thấy trong thơ VTL chất đắm say của Xuân Diệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thuỷ chung của Xuân Quỳnh, những tinh tế ngôn ngữ của Nguyên Sa, nhưng ở VTL, đúng như nhà thơ tự nhận định, thơ VTL được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằng giọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính.

“Trổ nhiều ô cửa bằng vòm chữ, ngôn ngữ là di sản văn hóa

Viết bằng tiếng Việt thật đẹp và cuốn hút, miệt mài quá mức”

(Yêu cùng George Sand)

Vì thế dù miêu tả tình dục, ngôn ngữ thơ VTL không trần tục thô thiển, mà vẫn giữ được sự chừng mực, vừa đủ bộc lộ tất cả những mê đắm, vừa đủ tỉnh táo giữ được cái đẹp của thơ ca trong cái đẹp cuộc sống tươi xanh để tạo nên những giá trị mới cho thơ tình. Tuy nhiên, về nghệ thuật, thơ VTL không mới.

Tôi nghĩ rằng tình yêu, tình dục, niềm hoan lạc trong tình yêu không phải là tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu vấn đề cần tiếng nói của thơ ca. Khi tuổi thanh xuân qua đi, khi những trách nhiệm xã hội chồng chất lên vai và khi tình yêu chỉ còn lại những giông bão sau những sắc màu của cầu vồng rực rỡ, thịt da chai lỳ nhục cảm, thay vào đó là những đớn đau thân xác (bệnh tật, sự tàn phai), không biết VTL có còn viết được những dòng thơ sung mãn như những gì chị đã viết. Không phải trong thơ chị đã ánh lên những nét nhăn muộn phiền rồi đó sao. Dù sao VTL vẫn còn đang rất trẻ.

Tự nhủ không thể yêu ai nữa
Người đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóng
Chị cố tránh con đường xưa…
Lại đêm…
Lại đêm…
(Thiếu Phụ và Con Đường)

Quả không vui chút nào khi bài viết này chưa kịp công bố thì tôi nhận được tin: “tháng 11 này VTL sẽ ngừng làm thơ. Ít nhất là 5 năm tới cô sẽ không làm thơ nữa. Vì cô không muốn mãi làm thiếu nữ trong thi ca. Cô muốn làm người đàn bà từng trải…” (Theo Thùy Vân – An Ninh Thế Giới – trích lại từ nguồn Phongdiep.net 23.10.08).

3. LÊ VĨNH TÀI

Thơ Lê Vĩnh Tài khó đọc. Anh chủ trương vậy. “ Thơ, theo tôi nghĩ, nên bí ẩn chứ không nên bày tỏ, nên lỏng lẻo chứ không bắt buộc…”, “ Thông điệp của thơ mang tính ẩn dụ và đôi khi khá kiên nhẫn (và lắm lúc khá tàn nhẫn), không thể “bày tỏ hàng ngày”. (Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng). Người đọc không đủ kiên nhẫn sẽ bỏ thơ anh mà đi. Nhưng thơ anh có sức ám ảnh. Chữ nghĩa của anh trùng trùng điệp điệp, chữ gọi chữ, lời tiếp lời, như không bến không bờ. Tôi không hình dung nổi anh lấy đâu ra chữ để làm phong phú thơ anh đến thế. Đó chính là phẩm chất thi sĩ ở anh, và hơn nữa, khả năng sáng tạo thật dồi dào. Anh không trau chuốt lời như nhà thơ Lãng Mạn, không dụng công chữ nghĩa như Lê Đạt , không sử dụng những kỹ thuật của thơ Hình Thức hay Hậu Hiện Đại. Làm thơ, với anh tự nhiên như sự sống. Anh cho biết: “Làm thơ là một việc tự nhiên và “tuôn chảy” vô cùng, nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc,..” Tiếng Việt trong thơ anh là tiếng Việt mộc mạc chân thực, tự nhiên, bởi thơ anh là thơ tâm sự, là lời chia xẻ những suy tư về cuộc sống. Tuy nhiên tư duy nghệ thuật của anh là từ hiện thực, qua so sánh liên tưởng trở thành ẩn dụ. Có những ẩn dụ gần gũi dễ nhận ra, nhưng có những liên tưởng đứt đoạn , nhảy vọt, tạo ra những ẩn dụ đứt lià với cái gốc hiện thực, thành ra khó hiểu. Đọc thơ anh vì thế có lúc mệt nhoài mà vẫn bất lực, bởi vì như anh nói “nhiều thứ cùng đến và cùng chồng mờ lên nhau cùng một lúc”, đành để cho những cảm giác mơ hồ, những ẩn nghĩa lãng đãng mãi trong hồn, chờ mong một lúc nào đó hiện hình trở lại trong cõi nhân sinh

Thơ của anh hay ở cách nhìn, cách thể hiện và cách đặt vấn đề , tất cả đều rất riêng, một kiểu tư duy nghệ thuật của riêng anh. Xin đọc :

Sự bình yên đã vắng bóng người

những tấn bê tông rơi như thiên thạch

vỡ đôi để lại bầu trời

xanh đến mức không làm sao tin nổi

máu của người lại có thể rơi

những giấc mơ chồng lên nhau lộn xộn

khi người từ 30 mét… ừ, thôi

không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh

từ nay mưa cũng thiếu hơi người

những tấn bê tông như mặt trời đang buồn và lặn

trong tưởng tượng của người

đêm đồng bằng những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ

cứ nhìn lên như mắt của người

còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được

vì bắt đầu thấm máu

dù muốn chìm xuống sông Hậu

thật sâu

Anh nói đến vụ sập cầu Cần Thơ. Đó là điều không làm sao tin nổi, một tai họa khủng khiếp như thiên thạch vỡ đôi để lại bầu trời. Máu, mồ hôi, bùn đất, ước mơ của bao nhiêu người đã bị vuì lấp, nhưng rồi người ta quên rất nhanh như ngày tàn ( mặt trời đang buồn và lặn ) Chỉ có gia đình những nạn nhân, và chính nạn nhân, những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ / cứ nhìn lên như mắt của người.Anh lên tiếng quyết liệt đòi phải có trách nhiệm. “còn khối bê tông trách nhiệm không rơi được/ vì bắt đầu thấm máu/ dù muốn chìm xuống sông Hậu / thật sâu . Bài thơ có sức lay động xâu xa lòng người bởi những hình ảnh cứ soi vào mắt người đọc . Những người đã chết, mắt cứ nhìn lên , trong khi những người có trách nhiệm lại muốn sự việc chìm xuống thật sâu. Những ngôi nhà đèn chong bên cửa sổ heó hắt biết là chừng nào. Tứ thơ rất lạ .” Những công nhân đã chết đột ngột, “…không kịp lau mồ hôi và bùn sau mấy ngày mưa dầm và lạnh / từ nay mưa cũng thiếu hơi người”. Họ đổ mồ hôi cả khi trong mưa dầm và lạnh , họ làm cho mưa nắng thấm mồ hôi và tình người.

Thơ Lê Vĩnh Tài là thơ của tình người thẳm sâu những kiếp nghèo , kiếp khổ, hun hút bóng đêm. Anh nói nhiều đến nước mắt. Thế giới thơ của anh là thế giới của bóng đêm. Anh xác nhận : “Vì xét cho cùng, “những điều chỉ tìm thấy trong thơ” chính là nước mắt, thiếu những điều tìm thấy đó thì cũng không còn đôi mắt nữa…“.

“nước mắt tràn trên mặt
tôi quên mất mình còn gương mặt
không biết mình còn là người hay không

(xa quá không sao biết được)

đêm ơi
ví dụ như ta đang bình minh
mặt trời trên trang giấy ngày xưa ta vẽ (*)
mỗi lúc một đỏ hơn
mỗi lúc một đớn đau hơn
đêm còn muốn một điều gì nữa?
(như một gợi nhớ của đêm)

Anh có những bài thơ xúc động về những thân phận của bóng đêm, những người chết ngoài biển, bị tàn phá trong giông bão (Những Căn Nhà Bây Giờ Nền Cát Trắng, nếu mỗi người dân sau cơn bão bị mua hoá giá một ngôi biệt thự). Người trồng bưởi lao đao vì tin đồn ăn bưởi ung thư (Trong Thời Đại Nguy Cơ ),nỗi khát khao tự do của nhân dân Tây Tạng (Ba Khúc Một Giấc mơ ), dân nghèo trong kinh tế thị trường (bài 8% , Bù Lỗ , Nằm Vạ), những đứa trẻ bị bỏ rơi (Một Mai Qua Cơn Mê) về những tương phản đau lòng (Thế là Chịu Thua, Đố Vui, Những Ngày Mưa Mưa Mãi Không Thôi, Viết Được 26 Câu) …nhất là những đoạn thơ viết về cha mẹ, về người yêu và bạn bè, trĩu nặng ưu tư xót thương. Bài Hay Là Gió Làm Em Nước Mắt, Đêm và Những Khúc Rời của Vũ là những bài một bài rất hay về tình yêu, tình bạn và những suy tư thân phận

“ đừng tìm môi trong môi

chỉ nước rơi trong mắt

chảy thương nhớ lên trời

nước ơi luân hồi sinh ra từ giấc ngủ

Vũ nghĩ gì khi cựa quậy trong áo quan …

… Vũ đã cố gắng ngủ

không còn hy vọng gì

cuộc đời này xanh xao màu xám

pha hai màu trắng và đen

như lá cờ màu cam

pha hai màu vàng đỏ

sự sống pha vào cái chết

Vũ mơ được nhiều không?

người chết không còn giấc mộng

người chết không còn yêu

Vũ yêu được nhiều không?

(Đêm và Những Khúc Rời của Vũ)

LVT ưu tư nhiều về hiện sinh, về thế sự. Anh tra hỏi “ sống để làm gỉ / sống sẽ làm gì / sống sẽ còn gì và một loạt câu hỏi tại sao, tại sao, tại sao ( Xa Quá Không Sao Biết Được ). Anh nhận ra sự phi lý vô nghĩa, nỗi bất lực hiện sinh, con người lạc mất trong một thế giới xa lạ ( Rồi Sớm Mai Im Lặng sương Mù ) con người phải sống giả dối, phải đeo mặt nạ, “ nói thật là một tội”. Tuy nhiên thơ anh không phải là thơ tư tưởng, anh nghiêng về nghiền ngẫm cuộc đời

“ những ngày mưa bốc khói không thôi

tàn tro đã bay như phù thuỷ

cái gì cũng phi lý

sự nghèo nàn tất tả thức khuya”

( những ngày mưa mưa mãi không thôi…)

Nỗi day dứt lớn nhất trong thơ LVT là nỗi day dứt về thơ, về chính sự tồn tại của nhà thơ. Thơ bất lực trước cuộc sống, còn nhà thơ bị cuộc sống tha hoá ( Những Câu Thơ Như Gió Rã Rời, Thi Sĩ, cãi Nhau Với T, Ngang qua festival thơ, 2008, hãy Nhìn Gần Hơn Nữa Hỡi Nhà Thơ..)

tại sao cứ nhìn thấy điều này thơ nói về điều khác

hay thơ không còn mắt để nhìn

hay nhàu nát đã thành ngơ ngác

thơ thật mềm trên trang báo bị mưa

nhiều nơi phố đã bắt đầu cúp điện

những hàng cây đổ gục tắc đường

bông hoa giấy giả vờ suy tưởng

cố thông minh hơn kẻ làm vườn

với chiếc kéo không xương

tỉa tót giam mình -> bốn bức tường tưởng tượng

tội nghiệp

không ai biết trái tim của chàng

thi sĩ đang vo tròn = nắm đấm

mưa ướt đẫm

một cái gì làm chàng khó thở

đám mây nằm bất động bãi đờm

( những câu thơ như gió rã rời)

Thơ đánh số ( 30 bài ) của LVT là sự tự phê bình về thơ và nhà thơ. LVT biến nỗi ưu tư day dứt thành nụ cười khôi hài tràn nước mắt về thực tại thơ. Anh có tài sáng tạo ra những câu chuyện mang ý nghĩa ẩn dụ, khả năng sáng tạo thật phong phú. Cái nhìn sắc xảo, phê phán mạnh mẽ nhưng hiền lành ( Khác với cái nhìn lật đổ của Xuân Sách trong Chân Dung Nhà Văn ) Anh vận dụng một vài thủ pháp Hậu Hiện Đại, nhưng vừa đủ chừng mực , như ta và quen gặp trong cái hài dân gian

“có một bài thơ vì quá trớn đã té nhào ra trang giấy, vỡ tung ra những tiếng kêu, khóc, chửi bới, đau đớn… nhưng không thấy văng ra một chữ nào một người tò mò lại xem, khen, chê… nhưng không nhìn kịp bài thơ (vì cũng không có chữ nào) mà tha hồ bình luận khi chỉ cầm trên tay mảnh vỡ một người nữa hùa theo cũng xem, khen, chê… và trên tay cũng là mảnh vỡ (nhưng vụn và nhỏ hơn mảnh vỡ hồi nãy) thêm người nữa, người nữa, người người nữa… mọi người vào hùa xúm lại xem, khen, chê… và lần này chỉ còn là những hạt bụi trên tay bài thơ quá chán (mệt) nên đã bốc hơi bay đi hết (thành mưa, rơi xuống một khu rừng nào đó… thành gió, cũng bay đến một đến một chỗ nào đó) không ai thấy trang giấy nằm khóc oà”( thơ 2)

4. PHAN HUYỀN THƯ

Nhìn Phan Huyền Thư cười, tôi không nghĩ được rằng tâm hồn chị lại hoang vu lạnh lẽo đến như vậy. PHT là nhà thơ “ tắm gội nỗi buồn “ trong băng giá cô đơn, “ chỉ có đêm hiểu / nỗi đau tôi..Tôi khóc/ trăng tà biết / giọt nước mắt vô nghĩa ..” (Chia sẻ)

Nếu chỉ đọc riêng lẻ từng bài, người đọc chỉ thấy những dòng thơ lạnh lẽo đến vô cảm, bởi vì những câu thơ ấy viết bằng cảm thức của một người đã cáo phó đời mình trong tình yêu, viết bởi trái tim rỗng ngực

Em thở dài

buốt mùa đông rỗng ngực

buồn xa xa thương cũng xa xa

Thoát xác vọt lên trần nhà

nhìn thi thể co ro

góc giường than khóc

( Rỗng Ngực )

Tôi muốn tự mình
lồng ảnh vào khung
“Đóng vào không
tìm nơi treo trang trọng ?”

Như đã qua đời

( Cáo Phó )

PHT đã trầm mình “ chèo thuyền vớt xác mình trên sông “ cô đơn .” nuốt vào những thì thầm / ghìm nén yếu đuối / nhếch môi/ Anh ở kia/ ở ngay đây/ khoảng cách ngàn tiếng gọi/ vô thanh ( Bi Ca ) Đó là những thảng thốt hiện sinh. PHT năm mơ thấy mình chết, có những người tình xếp hàng, những kẻ thù yêu, những bạn bè , tất cả tụ về đông đủ để tiễn đưa, PHT trong áo quan cười xúc động “duy một người cả đời tôi đơn phương yêu thầm nhớ trộm là đương nhiên chẳng thấy đâu ( Giấc Mơ ) Ta hiểu nỗi yêu ấy, nỗi cô đơn ấy, khát vọng ấy sâu thẳm đến thế nào

Rỗng Ngực, Nằm Nghiêng, Gió, Khắc Thạch, Sương, Tạ ơn.. là những bài thơ diễn tả rất hay nỗi cô đơn . Lý trí tỉnh táo sắc xảo nhưng con tim , phiá sau khối giá băng, chập chờn, ám ảnh nỗi yêu không rời

Dịu dàng nhé anh
mơ rất dễ tan,
sương rất dễ vỡ
gió rất dễ đổ

Tình thường hay tận
người vẫn thường đau
( Tạ Ơn )

Tay em
níu đám mây lang bạt
đòi bắt một hạt mưa
Cũ và thừa
Tay em
lúc quấn quít thành giường
lúc mỏi mòn ngậm miệng
Anh biết không
em vẫn chìa tay

Thế kỷ sau
biết đâu có một ngày

( Van Nài )

Niềm kiêu hãnh
đã ngủ vùi
bởi lời ru lâm li.
Em chỉ dám giữ anh bằng ánh mắt van nài
bàn tay do dự.
Góc vườn ngái ngủ
Biết thế nào cũng sẽ rụng
lá úa
liều mình
nhắm mắt chọn điểm rơi

( Liều )

Vách đá tôi nằm
còn chỉ hốc rêu cong

Đợi mưa xuống

( Khắc Thạch )

Không có tình yêu, PHT thấy mình là người thừa trong cõi thế gian ( Nằm vạ Tháng Giêng ), không yêu trong hiện thực, PHT yêu trong những phút lãng mạn (Lãng Mạn Giải lao, Rỗng Ngực ). Không giữ được tình yêu thì PHT sống độ lượng , lấy việc viết làm trải nghiệm sự sống:

Thôi chẳng chờ
lấp lánh hạnh phúc
dưới cát nóng buổi trưa

( Độ Lượng )

Viết
nỗi buồn của tôi thành tình yêu của anh
tình yêu vô sinh
nỗi buồn thụ tinh ý nghĩ …

Viết
viết
viết đi, chữ không còn là chữ …

Viết
nỗi sống buồn của tôi

( Viết )

PHT biết rõ trái tim mình trong biển đa đoan: “ Em u mê từ thuở / theo gió đi chăn mây”

Ngủ mê suốt mùa lũ
tỉnh dậy cũng sông
cột buồm đã gẫy
biển đa đoan cần lầm lỗi
để viện cớ trở về.

Em xanh xao từ thuở
không dạy bảo được tim.

( Nghĩ Lại )

PHT thả linh hồn mình theo những hoa đăng trên ngã ba sông Tiền Đường

Thêm chút hơi ấm

em sẽ được hong

sưng nằng nặng dìu nhau ngã ba Tiền Đường

chìa tay đi anh, cho em nắm…

… Em về phía dòng sông

Rất nhiều hoa đăng trầm hồn bình yên

yếu đuối

lập lờ trôi theo tiếng cầm hải

bập bùng

chập chùng

khơi.

( bài số 2 )

Thơ của PHT cũng không dễ đọc dễ cảm, đó là thơ của lý trí. PHT sử dụng cách nói ngụ ý , từ đó tứ thơ phát triển thành ẩn dụ. Những liên tưởng nhiều khi nhảy vọt, đứt đoạn, lắp ghép, khiến cho trí tưởng tượng của người đọc không theo kịp . Mỗi bài thơ là một mảnh của suy tư và tâm trạng , vì thế cần ghép nhiều mãnh lại với nhau mới có thể đọc được tiếng nói trái tim nhà thơ. Chỉ khi người đọc cùng nhà thơ thâm nhập sâu vào thế giới cảm thức đằng sau hình ảnh, ngôn từ, lúc ấy mới nhận ra ánh sáng rất riêng trong thơ PHT

5. LY HOÀNG LY

Ngôn ngữ là ký hiệu được mã hoá, nó chưá đựng những tín niệm của cộng đồng. Ngôn ngữ trong tay nhà thơ lại được mã hoá một lần nữa . Tuỳ theo kiểu tư duy nghệ thuật, mỗi nhà thơ có cách mã hoá ngôn ngữ khác nhau. Muốn đọc được thơ, người đọc phải tìm được cách giải mã , tức là cái chià phoá để mở cửa vào vườn thơ. Ly Hoàng Ly có cách mã hóa riêng, tạo nên khuôn mặt thơ riêng. Ly Hoàng Ly vừa là nhà thơ, vừa là hoạ sĩ , nghệ sĩ của nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn (Installation art và Performance art). LHL thổ lộ : “Installation, Performance art nó cũng ảnh hưởng và tạo cảm hứng rất nhiều khi Ly làm thơ …khi làm thơ thì dĩ nhiên nó xuất phát từ những con chữ, nhưng con người Ly lúc đó đầy hình ảnh về Installation, Performance art, những suy nghĩ về nó, chắc chắn không cần phải cố tình gì cả, tự nó bật ra thôi “ Như vậy muốn đọc được thơ LHL nhất thiết phải đọc trong tương quan nghệ thuật sắp đặt và trình diễn

Theo Như Huy(3), tác phẩm cuà Nghệ Thuật Sắp Đặt chỉ tạo nên một không gian giúp người xem thư giãn và thưởng thức , để rồi tự diễn giải, chứ không áp đặt một thông điệp hay quan điểm tư tưởng rõ rệt nào từ tác giả. Người xem hãy huy động tối đa trí tưởng tượng của bản thân và điều cốt yếu là phải tin vào chính mình, vào chính câu chuyện mà mình tìm thấy.

Nghệ Thuật Trình Diễn (Performance Art – P.A) là tác phẩm được trình bày bằng cơ thể nghệ sĩ trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, trong đó sự giao lưu tương tác giữa nghệ sĩ và khán giả là yếu tố chủ chốt. P.A là sự kết hợp của rất nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như sân khấu, âm nhạc, múa, đan xen nhiều phong cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau trong đó có nghệ thuật khái niệm, sắp đặt, video, âm nhạc, nhiếp ảnh…Nếu những yếu tố này tách riêng thì tác phẩm không được coi là P.A. (4)

Thử đọc Phòng trắng

Tôi trong phòng trắng

Tại sao to tiếng với tôi

Tại sao nhìn tôi hằn học

Tôi trong phòng trắng

Tại sao õng ẹo với tôi

Tại sao cầm tay tôi rồi giật giật

Tôi trong phòng trắng

Tại sao uống nước mắt tôi

Tại sao cài tóc tôi vào lược

Tôi trong phòng trắng

Tại sao bẹo má tôi

Tại sao rót đầy bia vào giày tôi

Tôi kêu gào

Không ai nghe thấy tôi

Không ai nhìn thấy môi tôi cử động

Tôi trong phòng trắng

Tại sao giận dữ với tôi

Tại sao ném rau xanh vãi khắp người tôi

Tôi trong phòng trắng

Tại sao đi ngang qua tôi mà không thèm nhìn

Tại sao làm cho tôi thương tổn

Tôi trong phòng trắng

Không ai nhìn thấy tôi

Không ai nhìn thấy

phòng trắng

Tôi cũng không nhìn thấy tôi

Tôi cũng trắng như phòng trắng

Tại sao tôi lại trắng và lại trong phòng trắng

Đó mới chính là câu hỏi phải được hỏi ngay từ đầu

Nhưng vì đầu tôi cũng trắng nên tôi không có câu trả lời.

Bài thơ như lời thoại của một màn kịch độc diễn. Không gian là một phòng trắng, không gian tù hãm.. Quay hướng nào cũng là phòng trắng . Nhân vật tôi độc thọai với chính mình, cũng là đối thoại với mọi người “Tại sao to tiếng với tôi / Tại sao nhìn tôi hằn học”.. “Tại sao đi ngang qua tôi mà không thèm nhìn / Tại sao làm cho tôi thương tổn “. Mỗi thời thoại đều có thể diễn thành một hành động kịch, có thể được nói lên bằng mọi cung bậc âm thanh và tâm trạng, có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt, có khi tủi thân, có khi van nài, có khi thất vọng:” Không ai nhìn thấy tôi / Tôi cũng không nhìn thấy tôi / Tôi cũng trắng như phòng trắng . Nỗi bi đát lên đỉnh điểm của cao trào kịch là khi nhân vật tôi nhận ra rằng : “… đầu tôi cũng trắng nên tôi không có câu trả lời.

Người đọc ( ngươì xem diễn ) có thể đọc thông điệp trực tiếp từ màn diễn, thông qua lời thoại và thái độ diễn. Thực tại của nhân vật tôi là thực vong thân , một thực tại bi đát không sao cứu giải.. Bắt đầu bằng sự bị đối xử tàn nhẫn, sự ruồng bỏ : bị to tiếng, bị hằn học, bẹo má, giận dữ, ném rau, rồi làm thương tổn , không thèm nhìn .. sau cùng tôi đánh mất mình trong mắt mọi người và cả với chính tôi : Tôi cũng không nhìn thấy tôi / Tôi cũng trắng như phòng trắng . Nỗi bi đát không kìm nén được là ở sự vong thân của chính ý thức về tồn tại . Tra hỏi về tồn tại nhưng lại đánh mất cả ý thức về sự tra hỏi. Nhưng vì đầu tôi cũng trắng nên tôi không có câu trả lời.

Cũng có thể có những cảm nhận theo góc nhìn của người xem, khác với thông điệp của nhân vật tôi. Người đọc có thể nghĩ rằng tôi là một nhân vật hoang tưởng, đang trong trạng thái tâm thần. Anh ta ở đó trong căn phòng, hiện diện sờ sờ ra đó, đang diễn trò hỉ nộ .. trước mặt mọi người, ai cũng thấy anh ta, chẳng ai làm tổn thương gì anh ta . Tình cảnh hoang tưởng của anh ta là đáng thương. Người xem có thể mủi lòng, nhìn anh , nghe anh ta hỏi Tại sao đi ngang qua tôi mà không thèm nhìn /Tại sao làm cho tôi thương tổn, rồi tự vấn rằng, mình có vô tâm không, có ác tâm với anh ta không.

Tuy nhiên cảnh diễn ấy không có trong đời thực, bài thơ chuyển hoá thành ý nghĩa tượng trưng hay một bức tranh ẩn dụ. Đó là tình trạng vong thân của con người trong thế giới tù hãm vô cảm. Maù trắng trong thơ Ly Hoàng Ly không phải là màu trắng , mà là sự trống không, sự đánh mất tất cả, là vong thân. Vì là một cảnh diễn được miêu tả trực tiếp, tự nó có nhiều ẩn nghĩa, cho phép người đọc tham gia vào để tự tìm lấy ý nghĩa nào đó cho mình. Không có sự áp đặt những thong điệp của tác giả.

Những bài thơ như Người Đàn Bà và Căn Nhà Cổ, Thuật Ướp Xác, Perfomance Ham bơ gơ, Ăn Xin Hạnh Phúc, Performance Trứng, Hành Xác và Thử Nghiệm, Performance Foto, Khắc Hoạ.. đều được viết và được đọc như xem Nghệ thuật Trình diễn . Tác giả đặt người đọc ( người xem ) trước những thực tại nghê thuật , từ đó tự mình nhận ra ý nghĩa thực tại đó. Chẳng hạn, bài thơ Người Đàn Bà và Căn Nhà Cổ là một bức tranh ẩn dụ, một sáng tạo nghệ thuật để thể hiện tư tưởng. Trong căn nhà cổ lạnh lẽo , hoen rỉ, ẩm mốc, đầy dán, người đàn bà mặc áo trắng ngồi bắt chéo chân, hút cạn đêm , nhà cổ ngập tiếng khóc, sau đó bà ta rã xác, hoài thai một đưá bé gái mặc áo trắng đi ra ngoài trong đêm mưa, đêm vụt tắt và nắng như mưa rơi rơi, rưả sạch bụi bặm . Căn nhà cổ là hình ảnh của thế giới thực tại rêu mốc lạnh ngắt, u uất, cáu đen, rỉ sét, chỉ có lũ gián tủa ra, chúng gặm nhấm những gì lành lặn cỏn lại , nhưng cái đẹp ( người đàn bà mặc áo trắng ) vẫn tồn tại trong tư thế ung dung và thách thức, cái đẹp hoài thai cái đẹp, làm hồi sinh ngôi nhà cổ, đem đến ánh sáng , rưả sạch bụi bặm của sự hoang vắng và tàn phai.

Bài Permormance Ham bơ gơ là cảnh diễn của một nhà ảo thuật ăn bánh hambơgơ cùng với đinh, trong trạng thái buồn. vui, chán, mệt, phiền bực, cáu, vứt.và hát lên rằng

- Ơi buồn ơi vui ơi mi là đinh hay là ham bơ gơ? – Ơi vui ơi buồn ơi mi ở trong bụng ta hay ghim vào mắt ta?. Nhìn cảnh diễn ấy, sau mười hai phút bất động / Khán giả vỗ tay ra về. Khán giả cũng buồn. vui, chán, mệt, phiền bực, cáu, vứt vui. Cảnh diễn ấy có ý nghĩa gì ? phải chăng là tình trạng buồn nôn ( J.P.Sartre ) trước thực tại.

Trong những bài được viết theo nghệ thuật trình diễn, nhà thơ vẽ lại cảnh diễn trực tiếp, trần trụi như nó đang diễn ra trước mắt người xem .Và có khi với tư cách người xem , tác giả thêm vào vài nhận xét, còn lại, cảnh diễn tự nó mang thông điệp tư tưởng và người đọc hoàn toàn tiếp nhận thông điệp ấy theo cảm nhận của mình. Ly Hoàng Ly đã tạo ra một cách thể hiện mới khác rất xa với thi pháp thơ Lãng mạn (1930-1945) và thơ Hiện thực XHCN (1945-1975 ), đồng thời cũng khác hẳn với những nhà thơ cùng thời như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài

Ly Hoàng Ly còn có những bài thơ viết theo nghệ thuật hội hoạ, có thể là ấn tượng hay tượng trưng . Điều này, khi sáng tác, Ly Hoàng Ly không bận tâm tới. Nhưng nếu người đọc không nắm được những đặc trưng của thi pháp thì không thể lĩnh hội điều Ly Hoàng Ly muốn nói. Xin đơn cử bài

Khúc Đêm

Quay lưng lại là đêm
Quay lưng lại là đêm
Quay lưng lại là đêm
Quay lưng lại là đêm
Quay lưng lại là đêm
Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm
Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm
Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm
Phía trước mặt là đêm
Phía trước mặt là đêm
Phía trước mặt là đêm
Phía trước mặt là đêm
Không muốn đêm cũng thấy đêm
Không muốn đêm cũng thấy đêm
Trên đầu là đêm
Dưới chân cũng là đêm
Có người nằm trong đêm
Có người ôm lấy đêm
Có người sống trong đêm
Có người chết trong đêm
Có người sinh trong đêm
Có người khóc trong đêm
Có người cười trong đêm
Có người cưới trong đêm
Có người điên trong đêm
Nhắm mắt
Trùm kín chăn
Nghe đêm cuộn quanh mình

Người đọc nhận ra ngay ĐÊM là một hình ảnh tượng trưng. Con người tồn tại trong Đêm, sống, chết, sinh nở, khóc cuời, cuới hỏi, điện trong Đêm, Quá khứ là đêm, tương lai cũng là đêm, không thể chạy trốn khỏi đêm dù có nhắm mắt lại trùm kín chăn, tuy nhiên con người lại không nhận ra tình trạng Đêm của mình trừ khi, Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm. Bài thơ thoát ra ý nghĩa tư tưởng. Nhưng Đêm là gì ?

Ly Hoàng Ly có nhiều bài thơ dẫn người đọc khám phá Đêm. Đêm của những kiếp người lam lũ đời này sang đời khác ( Ngưạ Đêm Bắc Hà ) Đêm của những con thiêu thân trong truỵ lạc trong những Discotheque. Đêm của những người đàn bà nghèo gói mưa, gói nắng vào lá chuối, tảo tần ngày, đêm mà vẫn trắng tay ( Mỏng Mòng Mong ), đêm tồn tại “ vì nỗi buồn của những cô gái thích ngủ ngày “ ( Lụt Đêm ) đêm của những tương phản gái điếm và chị lao công ( Ảo Giác ), Đêm là nỗi buồn trước thực tại ảo giác , “ tất cả tất cả tất cả/ chỉ là ảo giác rơi rơi” (Lô Lô ), nhưng Đêm còn là nỗi cô độc dày đặc của nhà thơ.

LHL cô độc trong tình yêu, trong những khát vọng lưả cháy nguội lạnh bất lực, một nỗi cô độc đen, đặc quánh thê thiết

Em không biết đến tình yêu nồng nàn
Rượu tình yêu có say những đêm không anh
Người phụ nữ tự trói mình
Bằng sự dửng dưng của anh

Em không biết đến mây quấn quýt trăng
Ồn ào đưa gió lên cây

Người phụ nữ tự làm lạnh mình
Bằng sự hời hợt của anh

Em không biết đến tiếng hót đắm say
Đôi chim sẻ rúc rích bên nhau

Người phụ nữ tự trầm cảm
Bằng giấc ngủ của anh.

( Trầm cảm )

… Thức được nữa không anh
Đem tình yêu
rọi nắng
Đêm là của chúng mình
Tình yêu thắp sáng đêm

Đêm là của chúng mình
Sao nỡ ngủ
hở anh

Em đành thức một mình
Những đêm đèn sáng trưng
Chiếc chăn bò trước ngực
Lạnh buốt
(Đêm là của chúng mình)

Đêm giật mình thức giấc
Không thấy anh bên cạnh …
Không hiểu sao lòng bàn tay đầy nước
Đêm rót lên mình những giọt lạnh

( Nưả Đêm )

Chầm chậm, mở một chiếc nút áo
Soi vào gương chầm chậm, mở hai chiếc nút áo …
…Mở mãi, muốn mở mãi
Mở bầu trời đêm trong lồng ngực

Mở mãi, muốn mở mãi
Bầu ngực này căng đêm
Soi vào gương
Bất lực và khóc

Trong vô vàn những giọt nước mắt
Một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng.
(Mở nút đêm)

Trầm cảm và bất lực, tâm hồn người phụ nữ tê liệt. Mắt quầng thâm. Không thể nhìn thấy anh bằng xúc giác, không thể nhìn thấy anh bằng vị giác, không thể nhìn thấy anh bằng thính giác ( Đêm và anh ). Đêm Trong Vườn, em lạnh buốt óc, buốt hơi thở, buốt ánh mắt. Em đi nhặt xác hoa, cũng là ôm lấy xác của mình trong đỉnh đêm cô độc , vong thân, chỉ còn lại trái tim khô. Tuy vậy, người phụ nữ vẫn nhìn lên

Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ
Khâu đêm lại bằng tóc …

Cắt ta ra từng mảnh nhỏ
Khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác
Cho đến khi trắng hếu đêm

( Cắt )

Em vượt qua nỗi buồn bằng chế ngự
Quả tim chứa những dòng chảy lặng lờ
Những dòng – đỏ – lặng – lờ
Không mùi vị
Và không ướt
Em vượt qua nỗi buồn bằng chế ngự
Nhìn đôi chim kia
chết
( Đôi Chim Sẻ )

Đêm về đi để sáng
Khuôn mặt người đàn bà ngước nhìn lên
Sáng bừng đêm
(Đêm về đi để sáng)

Ly Hoàng Ly ngước nhìn lên là sáng bừng đêm, muốn “ lau sạch nước mắt phụ nữ “, muốn cuộc sống nở hoa

Tôi muốn

Căn nhà tôi ở tỏa hương ngào ngạt

Những cành lá trong vườn giũ chất diệp lục lên da mặt

Để tôi lúc nào cũng xanh men mét tôi muốn

Biến thành thiên thần xanh trên cao bồng bềnh

Nhìn ổ trứng cuộc đời nở trên những người thân của tôi

Trong căn nhà ngộp hương hoa

(Tôi muốn )

Ly Hoàng Ly còn đang trải nghiệm hiện sinh, chị đã đi rất sâu vào Đêm của nghiệm sinh cô độc, tưởng như đã chạm đến cái chết, tồn tại là tồn tại chết. Trái tim đã khô, máu chỉ còn là dòng đỏ lặng lờ không mùi vị và không ướt, hiện hữu chỉ còn là xác người đàn bà trong bức tranh “ thấy mình rời ra từng mảnh / không đau đớn “( Người Trong Tranh ), và hơn thế, là sự vong thân trắng hếu.

Trong tư thế trói gô
Người phụ nữ không tìm thấy xác mình
Chỉ thấy rêu xanh lét chân tường
Chỉ thấy đêm đầm đìa nước mắt…

( Performance Foto )

Ly Hoàng Ly đã khắc hoạ được chân dung của mình vào thơ Việt Nam đương đại với những đường nét, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Chị đã vượt qua những nhà thơ nữ đi trước và mở ra một con đường mới của thơ ca.Thơ chị vẽ đậm nét hai màu đen trắng. Màu Đen của những bất hạnh và cô độc, màu Trắng của vong thân của nỗi chết. Những bài thơ viết theo Nghệ thuật trình diễn là những cảnh diễn đầy tư tưởng và thẩm mỹ, nó gọi mời người đọc tham dự vào cảnh diễn để cùng trải nghiệm hiện sinh. Năng lực sáng tạo của chị thật dồi đào và độc đáo. Chắc chắn chị sẽ làm được điều này

Hãy bắt đêm
Nhốt trong lon đựng dế
Để đêm gáy lên

Gáy lên
Cho đến khi trời xanh

( gáy )

6. NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Nguyễn Vĩnh Nguyên có cùng một cách viết như Lê Vĩnh Tài, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư. Anh cũng dùng nhiều ẩn dụ . Câu thơ gần với văn xuôi. Thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên (NVN) là tiếng nói trăn trở của người trẻ trong đời sống công nghiệp hiện đại. Dường như người trẻ mất hết niềm tin vào cuộc sống, bởi vì họ không thể tự khẳng định được mình trong những cơn lũ quét của thời đại. Họ không giữ được gì cho mình trong cuộc sống tràn ngập vật chất , nơi những giá trị tinh thần, kể cả tình yêu cũng chỉ là bong bóng bay

Hãy xem NVN phác thảo chân dung người trẻ

rời từ trường ẩm ướt của đất

chúng ta chưa kịp bay lên đã phải rúm lại trước dự cảm cơn mưa bão phía bên kia bán cầu

gió hồng hoang thổi chùng nỗi sợ!

… và nằm lại

như bầy thú nhìn nhau ngơ ngác

trên hoang mạc buồn!

những bài ca ký ức ru ngoan hiện thực trắng

những ý nghĩ hèn hạ khuyến dụ bước chân nhu nhược, cầu an!

… và nằm lại

chờ cơn lũ đến, cuốn trôi

không vết dấu sự ngụ cư tạm thời!

mặt đất tiếp tục mở ra những ảo ảnh khác

nơi linh hồn bệnh hoạn của chúng ta còn vật vờ

chưa miền trú ngụ

trong đêm xanh bần cùng, trong ngày hồng mê man…

những bài ca vẫn hào hùng cất lên

rồi chìm tan trong gió !

của trùng trùng thiên thu

… và trùng trùng thiên thu…

khi những bóng người hôm sau chưa kịp đến, gọi tên!

( Phác thảo 3 )

Người trẻ chưa kịp bay lên thì đã co rúm lại vì sợ và nằm lại ngơ ngác, nhu nhược chờ cơn lũ đến, cuốn trôi. Linh hồn người trẻ vật vờ không nơi trú ngụ bần cùng mê man. Thế giới là hoang mạc buồn , tương lai là những ảo ảnh …

NVN vẽ ra hình ảnh người trẻ thật thảm hại. Tôi không hiểu do những ám ảnh gì mà NVN lại hình dung ra người trẻ như vậy, trái hẳn với thực tế, rất nhiều người trẻ thành đạt , đi đông đi tây, làm việc ở những công ty đa quốc gia, có người còn đạt đến những vị trí quan trọng trong những tổ chức quốc tế.

Những ám ảnh ấy là gì ? có thể là một sự tuyệt vọng trong tình yêu, như Trương Chi tương tư Mỵ nương xưa

chân cầu Thị Nghè

Mỵ nương chết đuối

Trương Chi bỏ đò lên bờ đi ăn mày qua ngày chút cháo…

… nhưng giữa khuya, có khi chàng bật dây, gào lên:

- Mỵ nương ơi, bơi đi!
Và khóc…

( Thất Bát yêu )

Mỵ Nương không chết đuối , mà chạy theo những bong bóng bằng những bước chân Eva, ngả vào vòng tay kẻ khác, bỏ mặc xác Trương Chi, thân phận đàn ông rẻ rúng trong thế giới chỉ có tiền và thân xác đàn bà

Mặc xác tôi với bàn tay phung hủi, cơn sốt giữa trưa, cơn mưa giữa chiều…

bong bóng bay…

em mãi đuổi theo bong bóng bay… bằng bước chân Eva hoang dã địa đàng!

khi thế giới bùng nổ Adam!…

… em xỉu vào vòng tay hắn

rất đúng lễ nghi của giới thượng lưu!)

Và mây. Và mưa

đường phố dài mang khăn tang loài chim di trú

còn gì vui hơn thế không em?

( Mặc xác )

Thực tại đổ vỡ, chỉ còn trong mơ, nhưng cả trong mơ cũng đi lạc , cũng hư ảo, vô vọng

“… trước đó một ngày nàng ghì thơ tôi vào đôi bầu ngực căng non, và hát ru

khi những câu thơ bất lực như cuộc đời người sinh ra nó

trước đó ba đêm, trong giấc mơ tôi thấy nàng khỏa thân bất động bên lũ rắn phun nọc độc / trên sân thượng toà cao ốc / giữa lòng thành phố / rất xa mái đầu ổ chuột tôi…

… trứơc đó nhiều đêm nàng khóc vật vờ và âu yếm tôi qua mobile

tôi chạy quanh thành phố và huýt sáo tìm cơn mê đi lạc như đứa trẻ xưa chạy qua đồng hoang tìm cánh diều lỗi gió

không một điểm hẹn

không một môi hôn

không một bóng hình

cuộc tình chay tịnh ít nhất năm tuẫn lễ từ độ quen nhau và bảy cơn mưa từ thuở nói lời yêu nhau

trong cơ chế ẩn danh, trong cơn mê tàng hình phố thị

những câu thơ rời xa đôi bầu ngực nàng để nhường cho từng cơn bão lửa dã man khác chế ngự nhịp sinh học đương thì..”

( Ảo )

Ta nghe thấy tiếng kêu bi thương của một trái tim rạn vỡ không sao khâu vá lại được. Bi thương , tuyệt vọng đến nỗi NVN muốn xoá đi sự hiện hữu của chính mình

“…tôi xoá tên tôi

tôi xoá tên tôi

như đứa trẻ chơi trò nghịch cát

dưới mặt trời

dưới đám mây

dưới bóng cây

dưới mái nhà

trước dòng sông

tôi nhập liệu và kích hoạt phản ứng:

Delete! / Delete! / Delete!

để sau bài thơ này,

sau câu thơ này,

sau con chữ này là

những khoảng trắng

những khoảng trắng

những khoảng trắng

vô cùng

_ Không Save!

(Xoá)

Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng gặp bi kịch khi đối diện với những con chữ. Anh được lệnh tung hê những câu thơ rởm đời chết yểu, anh phải thoả hiệp trong những hội họp, báo cáo , rằng nói chung tình hình tốt đẹp. Dù có coi văn chương là trò chơi vớ vẩn, nhưng bi kịch là ở chỗ “ mang sự nghiệp vào đời mà cứ tưởng trò chơi”, cùng với “ cuộc áo cơm ghì hồn anh sát đất, tha lực kiệt cùng sau chuyến bay bồng bột vô phương “, anh lại phải tự phủ định mình vì bất lực.

…” Cuộc hành trình của chúng ta đi về phía lãng quên. Trái tim tôi chưa vỗ máu dấn thân. Tôi đấm ngực như một tội đồ ngoan đạo:

- Xin thề!

- Xin thề!

- Xin thề! Tôi yêu tôi hơn yêu một ai khác!

Những con chữ rạp xuống thân tôi.

Khép lại một cuộc chơi!”

(đối diện với những con chữ.)

NVN đã khóa lời, biết câm lặng, không muốn nghe giọng nói của mình. Người trẻ lâm vào bi kịch không sao thoát ra được, bi kịch tinh thần thời đại vật chất thống trị con người. Họ sống trong thế giới ảo, đồng hoá với vật chất, không còn điểm tựa tinh thần, chết đuối chới với…

người gọi nhau huyễn giọng

người chờ nhau huyễn bóng

những ánh mắt buông trôi trong chiều / như lá

mùa hoang di rộng mấy nẻo vườn

cơn gió nào ngủ quên trên cành/ mơ giấc

tàn sương

chiều hoang …/ chiều hoang …

(Chiều Đi)

Phải chăng bi kịch của người trẻ cũng là bi kịch của thơ trẻ? Nếu không thoát ra khỏi cái tôi đầy mặc cảm, nếu không hoà mình vào với cuộc sống của tha nhân , dù “ tha nhân là điạ ngục “ ( J.P.Sartre ) , thì chắc chắn NVN sẽ khoá lời vĩnh viễn, sẽ câm lặng vĩnh viễn trong bi thương, hoang lạnh. Thơ anh không thể bay lên được…

HẾT PHẦN 1

*TIỂU LUẬN NÀY ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN WEBSITE HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM, VĂN CHƯƠNG VIỆT (10.2008) VÀ IN TRONG TẬP PHÊ BÌNH TIỂU LUẬN “CHÚT TÌNH TRI ÂM” CỦA BÙI CÔNG THUẤN (NXB.HỘI NHÀ VĂN 2009)

© Bùi Công Thuấn

Nguồn : yume.vn

5 Phản hồi cho “Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    THƠ VỚI THẨN

    Thơ với thẩn, đọc lên nghe chán ngắt
    Thơ như mùn trong rừng núi hoang vu
    Thứ chữ nghĩa, như moi thùng rác cũ
    Đọc sao nghe như quến quyến tù mù

    Mười khuôn mặt trẻ thơ, hay thơ trẻ
    Được bơm lên như trí thức cuộc đời
    Trí thức trẻ và thơ thời đại mới
    Chỉ mơ hồ như một thứ ma trơi

    Thơ hủ nút, giống điệu đàng làm dáng
    Sao ngây ngô, và rất đỗi ngù ngờ
    Thật khó biết, chứa gì ngôn ngữ ấy
    Hay như tuồng cát sạn vãi tung chơi

    Tứ vô nghĩa, ngổn ngang bao gò đống
    Vũng nước đen, như tù đọng hãi hùng
    Thơ rời rã, kiểu linh hồn rời rạc
    Vần điệu gì, như sạn đá lung tung

    Thơ vô nghĩa, ngữ ngôn ôi kiệt quệ
    Lời khô khan, ý tứ chỉ vu vơ
    Như cơn rặn đẻ đau, mà vô sản
    Hay sinh ra, sao giống những quái thai

    Ôi văn học nước nhà, giờ sao vậy
    Cạn kiệt rồi, thơ nhảm nhí vu vơ
    Hồn dân tộc, qua non gần thế kỷ
    Thơ kia ư, hay đất cát phủ đầy

    Một dân tộc bốn ngàn năm văn hiến
    Nghĩa làm sao tới thế hệ hôm nay
    Thơ kiệt sức, như sau cơn việt dã
    Ai làm nên cớ sự nước non này !

    VHT
    (28/9/11)

  2. NGÀN KHƠI says:

    NHÀ THƠ

    Nhà thơ phải có tấm lòng
    Đừng đem chữ nghĩa ném vào hư không
    ………………………………………………………..
    Thơ là tứ và thi tài là chính
    Ngôn ngữ thơ khác sỏi đá ven đường

    Nên nhà thơ cần biết mình là chính
    Làm nhà thơ, không giống kiểu thợ thơ
    Bởi nhà thơ như trăng vàng phơi ánh
    Còn thợ thơ, giống cái kiến cành đa

    Thơ tinh túy, không gì hơn ngôn ngữ
    Ngôn ngữ luôn là hơi thở tâm hồn
    Hồn hóa thân thành thơ, thành ngôn ngữ
    Ngôn ngữ thơ trùm hết cả không gian

    Thơ bởi vậy như bức tranh tuyệt diệu
    Bức tranh thơ kiểu ngôn ngữ không màu
    Bởi màu sắc mãi luôn là tương đối
    Còn tứ thơ choáng ngợp cả thời gian

    Thơ là vậy, không hư mà chẳng thật
    Hư thì không xứng đáng giữa cuộc đời
    Thật thì quá ngô nghê, thơ mất ý
    Nên lời thơ, như tiếng nói vượt thanh âm

    Nhà triết học làm thơ thành triết học
    Đừng học theo kiểu triết lý bốc đồng
    Cái gì giả giống cành khô giữa nội
    Thơ thật luôn như cây chốn non ngàn

    Thơ chân thật có lời thơ lai láng
    Người làm thơ, như nghệ thuật vui chơi
    Không giống kiểu nhá vần, cùng ngậm chữ
    Bụng sình sôi, không thoải mái trên đời

    Thơ nhẹ nhàng như gió qua đồng nội
    Bao hương thơm ngào ngạt giữa chiều vàng
    Hay thơ nhẹ như hơi sương buổi sớm
    Ánh dương tràn hồng thắm khắp không gian

    Thơ là chơi, nhưng ý luôn vẫn thật
    Bởi thơ như ngôn ngữ đẹp trên đời
    Thơ bản chất vẫn luôn là vần điệu
    Vần điệu còn là chất nhạc trong thơ

    Võ Hưng Thanh
    (28/9/11)

  3. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    VIẾT RIÊNG CHO NGUYỄN HỮU VIỆN !

    hahahaaaa

    Viện ơi,

    Đã từng tiếp xúc trực tiếp với VĂN CẦM HẢI bao giờ chưa ?

    Đừng thấy cái gì lóng lánh đều là kim cương hết !

    VCH hồi ấy đang làm ở đài truyền hình Huế, được qua Hòa Lan tu nghiệp vài tháng, hình như do học bổng của phiá Hòa Lan cấp, vào khoảng năm 2002. Cuối khoá phải làm một tiểu luận để tốt nghiệp, nên VCH năn nỉ một số anh em hoạt động ở Hòa Lan chịu cho phỏng vấn bằng tiếng Anh. Qua giới thiệu của Nguyễn Hiền, chef nhóm Cái Đình (http://www.caidinh.com/). tôi phải trân mình chiụ trận giúp cho VCH qua truông, bởi VCH chẳng quen ai và anh Nguyễn Hiền cũng ngại giới thiệu môt người như VCH với bạn bè thân hữu khác.

    Sau đó hắn yêu cầu dắt đi khu Đèn Đỏ Amsterdam, rồi dắt vào coffeeshop để hút thử cần sa như từng nghe nói (Phạm Thị Hoài khi được nhóm Cái Đình mời qua HL nói chuyện, cũng đòi thử hút cần sa, và say thuộc đế tê tái chết rũ cả người ngoài đường xá …. Đơn giản là uống bia rượu rồi chơi nó là bị phê ngay. Đó là điều tôi học được khi dắt VCH trước đó ít lâu đi thử chơi như đã kể và một drug-tourist người Áo lúc vấn thuốc dùm cho đã khuyên chỉ nên uống nước trái cây hay nước khoáng khi phi ! Lần đó VCH chơi loại thuốc gì đó; mua đại bởi íu biết rõ cái nào vào cái nào, rồi nhờ người chỉ dẫn cách xử dụng ra sao. Tôi là ghét drug số một nên chả bao giờ thèm tìm hiểu cái của nợ đó. Hồi sinh viên tôi đã từng học sơ qua cai nghiện nơi một bác sĩ y tế ở bv Nguyễn Văn Học, dành một vài giường bệnh cho các công chức bị nghiện và xin được cai theo khuyến cáo của chính phủ)

    Sau này tôi nghe nói VCH viết bài trong số báo Xuân khi ở Hòa Lan, trong đó “ca” Cao Xuân Tứ khá kỹ. Lại thêm bài đi Đức gặp gỡ Việt kiều bên ấy, và cho hay là khi thấy người trong nước VK “mừng chảy nước mắt” ! Cứ y như kịch bản (scenario) cựu chiến binh Mỹ chiến đấu ở VN đang lang thang hát dạo trong hầm metro bên Mỹ hay ngoài đường phố, tình cờ vố được một ông Việt Cộng đang lớ ngớ trên đất Mọi. Thế là hai kẻ thù ngày xưa, bèn mần tình, wên mần hòa (reconcilition) búa xua, và màn trình diễn ấy trông thật là .. buồn ói !
    Nhiều văn nghệ sĩ CS đã diễn vở kịch này thật suất sắc khi được xuất ngoại qua Mỹ.

    Nhân về VN sau Tết 2003 tôi gọi điện thoại xin copie bài viết của VCH, thì hắn đáp ra sạp báo mua là có liền. Lúc đó sau Tết đã lâu làm sao tìm được để đọc xem hắn viết cái chi chi cho thoả chí tò mò. Nhưng thấy kiểu “ăn cháo đá bát” đó mình quên luôn hắn cho rồi. Bọn văn nghệ sĩ trong nước đa phần là như rứa. Lúc cần nhờ vả Việt kiều xuống nước năn nỉ thật thảm hại, và mời gọi khi về nước ghé chơi. Nhưng đừng tin vào bọn lẻo mép đó mà … mua lấy cái bực mình vào người.

    Thân ái,
    Lão Ngoan Đồng

  4. D.Nhật Lệ says:

    Bạn Nguyễn Hữu Viện,
    Tình cờ tôi có trong tay tập thơ Tân Hình Thức mà cũng tình cờ tôi biết anh bạn là 1 trong những
    nhà thơ có góp bài ở trong tuyển tập thơ này.Tôi không nhớ ra ai đã gửi tặng tôi từ lâu tuyển tập nói trên và trong dịp nào.
    Xin chào mừng thi sĩ NHV.Phải công nhận là dân QN.có nhiều nhà thơ nổi tiếng và nhà cách mạng
    lừng lẫy.Cũng lạ là với 2 tính cách khác hẳn nhau : mơ mộng và thực tế.

  5. D.Nhật Lệ says:

    Nếu tôi đoán không lầm thì BCT.là 1 người phê bình không chuyên nghiệp ! Càu tuyên bố của Nguyễn Huy
    Thiệp lâu rồi ông ơi,trước khi mấy người mà ông đề cập ở đây tốt nghiệp cơ mà !
    Mấy ngài thi sỉ này toàn thuộc trường phái VIỄN MƠ mà mới đây nhà phê bình chuyên nghiệp PXN.đã kêu
    gọi họ đừng có mơ….viễn vông nữa trước nguy cơ mất nước đến nơi rồi ! Thế nhưng cũng nên công bình
    ghi nhận sự quan tâm tình hình đất nước của 1 vị còn biết…tỉnh táo yêu nước thương dân là Văn Cầm Hải !
    Giả dụ nước mất thì than ôi,họ sẽ được Tàu ghi nhận rằng…. đây là một dòng VĂN HỌC dân tộc THIỂU SỐ của nền văn học Đại Hán ?

Phản hồi